MỤC LỤC
Dự án “Tăng cường những tiếng nói để có sự lựa chọn tốt hơn” được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển các hình thức quản trị rừng có hiệu quả hơn tại Việt Nam và 5 quốc gia khác có rừng nhiệt đới. Mục tiêu tổng thể của Dự án là thúc đẩy việc thiết lập và thực hiện các hình thức quản trị rừng để có thể hỗ trợ và tăng cường bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng một cách bền vững và công bằng tại các vùng ưu tiên. Báo cáo này là một phần của nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ của Dự án. Mục đích của nghiên cứu là nhằm: 1) Xác định các yếu tố chính sách, pháp luật, thể chế và kinh tế có ảnh hưởng đến việc quản lý rừng một cách công bằng và bền vững ở địa phương và 2) Đưa ra các đề xuất cho các hoạt động tiếp theo của Dự án. Ngoài ra, nghiên cứu còn có sự đóng góp của ba nhóm chủ thể có liên quan khác nhau là: các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế và các cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân.
Trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu, phương pháp tiếp cận “ba bên” đã được áp dụng theo hai cách. Tham gia nghiên cứu gồm có ba tư vấn với ba chuyên ngành khác nhau, bao gồm luật, khoa học xã hội và kinh tế tài nguyên.
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN Mối quan hệ quyền lực và tham nhũng: Các mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng tạo ra tác động tiêu cực về cơ chế khuyến khích người dân tham gia quản lý rừng bền vững. Tuy nhiên các khó khăn vẫn còn ở phía trước, đặc biệt đối với Ngành Lâm nghiệp vì sự đóng góp của Ngành Lâm nghiệp cho xoá đói giảm nghèo vẫn chưa đạt được mức tiềm năng.
Hơn nữa, tình trạng tham nhũng trong ngành lâm nghiệp càng làm tình hình trở nên xấu hơn. Các chương trình xoá đói giảm nghèo: Trong thập kỷ qua, nhờ có sự nỗ lực lớn của Chính phủ, tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể.
ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG. Nhóm thứ 2 bao gồm các đối tượng trực tiếp tham gia vào công tác bảo vệ và sử dụng rừng.
Nghiên cứu điểm ở Việt Nam. ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN. Thu hoạch măng vầu, một loại lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm VQG Xuân Sơn, Phú Thọ. Quyền sử dụng. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 xác định các quyền sử dụng rừng như là các quyền của các chủ rừng trong việc khai thác và sử dụng các loại sản phẩm cũng như các lợi ích khác từ rừng; giao quyền sử dụng rừng thông qua các hợp đồng theo đúng các quy định của các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp chế dân sự”8. Quyền sử dụng đất và rừng thuộc về các chủ rừng. Các chủ rừng được phân loại thành 7 nhóm:9 bao gồm i) các Ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, ii) các tổ chức kinh tế, iii) các hộ gia đình và cá nhân trong nước, iv) các đơn vị quân đội, v) các tổ chức tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo hoặc dạy nghề liên quan đến lâm nghiệp, vi) người Việt Nam ở nước ngoài đầu từ vào Việt Nam, và vii) các tổ chức và cá nhân nước ngòai đầu tư ở Việt Nam. Thực tiễn triển khai giao đất giao rừng cho cộng đồng thôn bản đặt ra một câu hỏi: (i) liệu khái niệm cộng đồng là bao gồm các hộ gia đình và cá nhân sống trong thôn bản hay chỉ một nhóm hộ gia đình và cá nhân; (ii) liệu một cộng đồng dân cư thôn bản có thể được giao diện tích rừng khác ngoài diện tích rừng đã đáp ứng các điều kiện giao;11 (iii) hiện có cơ chế gì để giải quyết mâu thuẫn giữa sử dụng đất và rừng giữa cộng đồng và các bên liên quan khác; và d) hiện có cơ chế gì để đảm bảo chia sẻ lợi ích.
Thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (rừng), còn được biết đến như là sổ đỏ do tờ bìa của cuốn sổ này có màu đỏ, Nhà nước mong muốn đảm bảo an toàn quyền hưởng dụng cho người sử dụng đất. Ngoài ra, người phạm tội cũng có thể bị phạt hành chính, bị tịch thu tài sản hoặc bị miễn nhiệm trong khoảng thời gian 5 năm (xem phần: tuân thủ và thừa hành pháp luật ở phần dưới).
Ở Việt Nam, những hoạt động đó thường liên quan đến giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp đứng tên các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, người phạm tội cũng có thể bị phạt hành chính, bị tịch thu tài sản hoặc bị miễn nhiệm trong khoảng thời gian 5 năm (xem phần: tuân thủ và thừa hành pháp luật ở phần dưới). Các biện pháp thương mại ảnh hưởng đến. Nghiên cứu điểm ở Việt Nam. ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN. i) Đối với rừng đặc dụng giao cho hộ gia đình quản lý, bảo vệ và phát triển: lợi ích bao gồm kinh phí của Nhà nước và giấy phép tiến hành các họat động nghiên cứu khoa học, giáo dục, xã hội và du lịch sinh thái. ii) Đối với rừng phòng hộ giao cho hộ gia đình: lợi ích bao gồm kinh phí của Nhà nước để quản lý và bảo vệ, giấy phép khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ (bao gồm gỗ củi và tre nứa), giấy phép sử dụng không quá 20% diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và gỗ (85-90% giá trị sau thuế) thông qua chặt chọn đồng thời duy trì tỷ lệ che phủ rừng tối thiểu là 60%. iii) Rừng sản xuất giao cho các hộ gia đình: lợi ích bao gồm kinh phí của nhà nước để đầu tư; giấy phép trồng xen, Người dân xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn thực hành đánh giá nông thôn có sự tham gia. Ngoài ra, các chủ rừng còn có quyền chia sẻ (với Nhà nước) sản phẩm gỗ sau khi nộp thuế, như sau:. chăn thả gia súc, thu hái lâm sản ngoài gỗ để làm nhà;. được hưởng một phần giá trị sản phẩm gỗ sau thuế. Tỷ lệ chia sẻ lợi ích cụ thể dao động từ 75 – 100 % phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư hoặc trong trường hợp là rừng tự nhiên thì tùy thuộc vào thực trạng rừng tại thời điểm giao rừng).
Quyết định này áp dụng cho tất cả các khu rừng trồng có vối ngân sách (ví dụ như Chương trình 327, Chương trình quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng hoặc các dự án có vốn đầu tư của ngân sách địa phương, kinh phí của các tổ chức phi chính phủ hoặc của Chính phủ chưa có cơ chế ăn chia lợi ích cụ thể). Các cơ quan chuyên môn như lực lượng an ninh nhân dân, hải quan, cơ quan thuế vụ, cơ quan quản lý thị trường và thanh tra chuyên ngành sẽ phải phối hợp chặt chẽ với hệ thống kiểm lâm trong việc giám sát, thanh tra và ngăn chặn các vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sản xuất kinh doanh rừng.
Các cơ chế giải quyết tranh chấp trong quản trị rừng Một số tranh chấp có thể được giải quyết ở cấp Ủy Ban Nhân Dân nhưng phần lớn các tranh chấp liên quan tới rừng, kể cả tranh chấp pháp lý về đất đai đều thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân giải quyết. Pháp chế về bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam chưa đề cập đến vai trò của Mặt trận tổ quốc và các thành viên của mình, cũng như các tổ chức phi chính phủ khác trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ quyền hạn và lợi ích hợp pháp của chủ rừng trước các vi phạm lâm luật nói riêng.
Các nhà quản lý đất và rừng ở các cấp khác nhau không phải lúc nào cũng nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và vai trò của luật tục trong việc kiểm soát tài nguyên và đất đai, và kiến thức không đầy đủ của họ đã hạn chế ảnh hưởng tích cực trong việc lồng ghép các quy định của luật tục vào thực tiễn quản lý đất chính thức. Luật tục hiếm khi quy định các mức phí (tiền tệ hoặc phi tiền tệ) để được phép khai thác, trao đổi, chuyển giao hoặc cho vay giữa các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến sử dụng và khai thác tài nguyên rừng. Trên thực tế, luật tục có thể không quan tâm đến việc xem xét, lồng ghép quy định nộp phí. Cơ chế khuyến khích để tuân thủ các quy định của luật tục Quy định của luật tục thường được xây dựng dựa trên các cơ sở sau:. a) Hòa giải giữa các thành viên trong cộng đồng là ưu tiên số một để giải quyết các hành vi vi phạm luật tục. b) Thỏa thuận thống nhất chung và nhận thức của các bên liên quan phải được tôn trọng chứ không phải ép buộc. c) Tín ngưỡng tôn giáo có vai trò trong việc giám sát và kiểm soát các hoạt động của cá nhân và cộng đồng trong xã.
Luật tục ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở hoạt động kinh tế chính và hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng ở xã. Việc phán xét, phân xử các hành vi vi phạm luật tục thường linh hoạ và có mục đích chính là nâng cao nhận thức của đối tượng vi phạm đồng thời khuyến khích những hành vi ứng xử tốt đẹp hơn theo các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức.
Các loại hình sở hữu đất Đất thuộc quyền sở hữu chung của toàn dân trong đó nhà nước giữ vai trò là đại diện chủ sở hữu Rừng do nhà nước, tư nhân, hoặc tập thể quản lý. Quyền chuyển giao Tuỳ theo loại hình rừng và các hình thức sở hữu cụ thể, các chủ rừng có thể thế chấp, cho thuê, thừa kế và chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, đất rừng.
Luật tục cũng trao toàn quyền sở hữu diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong cộng đồng thuộc quyền kiểm soát của già làng, trưởng bản và đội ngũ bảo vệ rừng đồng thời trao quyền sở hữu, quyền sử dụng và tham gia, chia sẻ lợi ích và giải quyết tranh chấp cho các thành viên trong cộng đồng phù hợp với các cơ chế tuân thủ và thực hiện luật pháp. Hỗ trợ giao quyền quản lý rừng cho người dân: Mặc dù quá trình giao rừng đã được tiến hành khá nhanh chóng ở Việt Nam trong thập kỷ vừa qua, sở hữu của người dân đối với tài nguyên rừng vẫn còn khá hình thức do nhiều quy định hạn chế vẫn còn điều tiết người dân thực sự kiểm soát rừng.
(1994) Gia Dinh Va Hon Nhan O Cac Dan Toc Malayo - Polynsia Truong Son - Tay Nguyen (Family and Marriage of Malayo-Polynsia Ethnic Groups in Truong Son and Central Highlands). (1999) Luat Tuc Cua Cac Dan Toc Tay Nung Voi Van De Quan Ly Xa Hoi Va Nguon Tai Nguyen (Customary Laws of the Tay and Nung with Regard to Social Management and Natural Resources), In Luat Tuc Va Phat Trien Nong Thong Hien Nay O Viet Nam (Customary Law and Rural Development in Vietnam Today), pp.
Vien Van Hoa Dan Gian (1999) Luat Tuc Va Phat Trien Nong Thon Hien Nay O Viet Nam (Customary Law and Rural Development in Vietnam Today). Vu (2000) So Huu Va Su Dung Dat Dai O Cac Tinh Tay Nguyen (Land Ownership and Land Use in the Central Highlands Provinces).