Giám sát của Hội đồng nhân dân trong thời kỳ đổi mới: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

MỤC LỤC

Mục đích của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước từ xưa tới nay đều phải có những quy định của pháp luật, những thiết chế và tổ chức để đặt những cơ quan nhà nước luôn luôn nằm trong sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước và của nhân dân nhằm mục đích chống lại xu hướng lạm dụng quyền lực Nhà nước, chống lại những hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho những cơ quan nhà nước trong quá trình thực thi công vụ phải tuân theo những quy định của pháp luật. Những kết quả của hoạt động giám sát đặc biệt là những kết quả trong việc giám sát việc thi hành các văn bản pháp luật là một trong những nguồn thông tin quan trọng, cung cấp cơ sở thực tiễn của đời sống xã hội ở Việt Nam giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia làm công tác xây dựng pháp luật trong quá trình soạn thảo ở tất cả các khâu: từ xác định nhu cầu lập pháp tức là xác định sự cần thiết phải ban hành một văn bản luật đến việc xác định những mục đích cần đạt được của dự án và tính khả thi của dự án luật đó.

Khái quát về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong lịch sử lập pháp Việt Nam

Mặc dù khi xây dựng các văn bản luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác, các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia làm công tác xây dựng luật đã tuân theo quy trình rất nghiêm ngặt và khoa học, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn những dự tính đó mới được kiểm nghiệm và bộc lộ những điểm chưa phù hợp hoặc chưa đáp ứng đúng nhu cầu của đời sống xã hội cần phải được phát hiện và bổ sung kịp thời. Như vậy, giỏm sỏt khụng chỉ nhằm một mục đớch duy nhất là theo dừi giám sát, xem xét đánh giá tính hợp Hiến, hợp pháp trong hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát mà hoạt động giám sát cùng một lúc có thể đem lại nhiều kết quả phục vụ cho công tác hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật, phục vụ cho việc không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

Tuy nhiên, việc thêm Thường trực ở HĐND cấp tỉnh và cấp huyện cũng như thành lập Thường trực ở HĐND cấp xã là đương nhiên, hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng được nâng cao hiệu lực và hiệu quả. Thực tiễn đã chững minh ở đâu làm tốt công tác nhân sự Thường trực thì ở đó HĐND hoạt động có hiệu quả và hoạt động giám sát của Thường trực đối với UBND cùng cấp mới đúng với ý nghĩa của nó không bị coi là “chuyện nhỏ”. Giữa hai kỳ họp HĐND, các ban chuyên môn có nhiệm vụ giúp HĐND và Thường trực HĐND giám sát thường xuyên hoạt động của UBND, TAND, VKSND cùng cấp cũng như hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác, các tổ chức…ở địa phương trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

Mục đích của việc xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND,TAND, VKSND cùng cấp và các văn bản tài liệu khác được trình ra trong kỳ họp của HĐND trong đó có cả các dự thảo nghị quyết của HĐND là ở chỗ, đây là cơ sở để đại biểu HĐND tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của HĐND và sự thể hiện tập trung nhất của khâu này là việc đại biểu HĐND biểu quyết thông qua nghị quyết của HĐND trong kỳ họp. Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của HĐND được thực hiện theo trình tự sau: người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ về các nội dung mà đại biểu HĐND đó chất vấn và xỏc định rừ trỏch nhiệm, biện phỏp khắc phục, đại biểu HĐND có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời, sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị HĐND tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của HĐND hoặc kiến nghị HĐND xem xét trách nhiệm của người bị chất vấn. Việc giải tán đối với cả một tập thể cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho nhân dân địa phương là một việc hệ trọng, có ảnh hưởng chính trị rất lớn không chỉ đối với địa phương đó mà còn ảnh hưởng đến các địa phương khác.Vì vậy, trình tự thủ tục tiến hành cần phải thận trọng, chặt chẽ và phải được Luật hóa, tuy nhiên hiện nay vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ, do đó xét nghĩ cần phải được bổ sung trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

Nguyên nhân của những thay đổi này là do UBND phải gánh vác một khối lượng không nhỏ các công việc liên quan đến hoạt động hành chính nhà nước mà không có điều kiện tổ chức, điều hòa hoạt động của HĐND, thực hiện chức năng thường vụ, Thường trực được phân giao, hơn nữa để phát huy dân chủ, tăng cường hiệu lực của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương nên tại kỳ họp thứ 5 ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội khóa VIII của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1989 với đổi mới là thành lập Thường trực HĐND ở cấp tỉnh và cấp huyện. Để hai bên cùng đạt được mục đích của việc tiếp xúc thì đại biểu HĐND phải cung cấp cho cử tri đầy đủ những thông tin về hoạt động chủ yếu của HĐND trong năm, phổ biến những chính sách phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương được thể hiện trong các nghị quyết của HĐND và giải đáp các thắc mắc của cử tri về nội dung của những nghị quyết đó trên cơ sở hoạt động này nâng cao trình độ dân trí, giáo dục và động viên nhân dân tự giác tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết của HĐND đã đặt ra.

Nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đông nhân dân

 “Do xuất phát từ quan hệ lao động nhỏ, họ hàng gia đình, đặc trưng của nông thôn Việt nam, nên trong khi giám sát vẫn còn tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm, dĩ hòa vi quý, chín bỏ làm mười, dễ anh, dễ tôi…” Như lời phê phán của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An tại Hội nghị triển khai thực hiện chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2005. Đối tượng giám sát của HĐND tỉnh rất rộng, nội dung giám sát cũng đa dạng và phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng…Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII đã ra Nghị quyết số 26/2008 ngày 15 tháng 11 năm 2008 về việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường Theo đó, sẽ có 67 huyện, 32 quận và 483 phường của 7 tỉnh: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Nam Định, Quảng Trị, Phú Yên, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu và ba thành phố: Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng sẽ thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân ở cấp huyện, quận, phường. Nhận thức được những hạn chế trên, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 không những bổ sung thêm Uỷ viên thường trực mà còn quy định cho Thường trực HĐND có thêm chức năng giám sát và những quyền hạn nhất định (Điều 53 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003), bước đầu đã có những đóng góp đáng kể nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG GIAI

    Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải chú trọng yếu tố kỷ luật lập pháp đảm bảo tính cụ thể và mức độ khái quát hợp lý của các quy phạm pháp luật nhằm làm cho các quy định về giỏm sỏt của HĐND dễ hiểu, dễ ỏp dụng, rừ ràng, minh bạch, không phải chờ đợi những văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn hướng dẫn, giải thích. Lênin từng phân tích trách nhiệm trong hành động của Nghị sĩ ở cơ quan đại diện Nhà nước XHCN như sau: “các nghị sĩ phải tự mình làm công tác, tự mình thực hiện những pháp luật của mình, tự mình kiểm tra lấy tác dụng của những luật pháp ấy, tự mình phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước cử tri của mình” [1, tr.33]. Do đó, đại biểu HĐND không những chỉ có trình độ, kỹ năng giám sát mà còn phải có quan điểm bản lĩnh vững vàng, dám nói thẳng, nói thật không nể nang, né tránh, nghĩa là trong khi làm nhiệm vụ đại biểu họ phải vì lợi ích của nhân dân, của Nhà nước để ‘vượt qua chính mình”.

    Có như vậy, khi thực hiện chức năng giám sát của HĐND, Thường trực HĐND vừa đảm bảo là chủ thể giám sát, trực tiếp giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền giám sát của mình, vừa là người điều hòa phối hợp hoạt động giám sát của các ban một cách có chất lượng và hiệu quả. • Trong chất vấn, vấn đề đặt ra hiện nay người trả lời chất vấn không chỉ dừng lại ở việc phải trả lời trực tiếp, đầy đủ các nội dung mà đại biểu HĐND đã chất vấn, điều quan trọng hơn là người bị chất vấn phải xỏc định rừ trỏch nhiệm và các biện pháp khắc phục sai phạm của mình.