MỤC LỤC
Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho giáo dục, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặt ra cho sự ngiệp giáo dục theo định hướng chung của Nhà nước “đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục đào tạo. Theo phương pháp lập từ cơ sở lên, các cơ sở của ngành giáo dục là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách có trách nhiệm tổng hợp, xác định nhu cầu chi để lập dự toán chi năm kế hoạch cho đơn vị mình gửi lên cơ quan tài chính cùng cấp xét duyệt theo những căn cứ đã nêu ở trên.
Đời sống của nhân dân được từng bước cải thiện, lại được sự quan tâm của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân và các ban ngành, trong những năm gần đây huyện Từ Liêm đã thúc đẩy các hoạt động Văn hoá- Xã hội phát triển phong phú, đa dạng, hoạt động văn hoá, thể thao của Huyện thường xuyên giành được nhiều thành tích nổi trội và tạo được phong trào sôi động. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành Giáo dục trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và của huyện Từ Liêm nói riêng, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành Giáo dục trên địa bàn huyện vẫn không ngừng được sự quan tâm đầu tư, tạo điều kiện phát triển đồng bộ theo định hướng của Đảng - UBND và các ban ngành.
Mô hình quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục nếu hợp lý sẽ là một trong các nhân tố có vai trò mang tính chất quyết định góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách Nhà nước .Hệ thống ngân sách nước ta chia làm 4 cấp (ngân sách TW, ngân sách tỉnh, ngân sách. huyện, ngân sách xã) tương ứng với cơ chế phân cấp quản lý hành chính các đơn vị hành chính. Đối với khoản chi phí nghiệp vụ chuyên môn từng ngành (mục 119) bao gồm chi mua vật tư, hàng hoá dùng cho công tác chuyên môn; chi trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng; chi mua, in ấn chỉ dùng cho chuyên môn của ngành; chi đồng phục, trang phục; sách tài liệu dùng cho công tác chuyên môn…Đây là khoản chi lớn nhất trong tổng chi cho giảng dạy học tập (chiếm khoảng trên 30 % tổng chi nghiệp vụ chuyên môn). Sự nghiệp giáo dục cũng như mọi hoạt động sự nghiệp khác đều có nhu cầu về công tác quản lý Nhà nước, nó là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của giáo dục vì khoản này đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụ cho các hoạt động thuộc về các ngày lễ kỷ niệm, các khoản chi về phí, lệ phí; các khoản để trích lập quĩ phúc lợi… Khoản chi này cần chi đúng, chi đủ, chi kịp thời nhằm hạn chế tối đa việc lãng phí; đem lại hiệu quả kinh tế trong công tác quản lý Nhà nước.
Điều đó cho thấy mô hình tự chủ là phù hợp đối với các trường Tiểu học và THCS, nhất là ở nơi người dân có thu nhập tương đối cao, công tác xã hội hóa triển khai tốt, hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt động của nhà trường, tăng cương cơ sở vật chất thiết bị, chăm lo đời sống cho giáo viên … Đảm bảo chủ động được nguồn thanh toán lương, các khoản phụ cấp và nhất là chủ động được nguồn thanh toán trội giờ cho giáo viên. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy biên chế và tài chính theo Nghị định 43 là cần thiết, tuy nhiên quá trỡnh thực hiện cần thường xuyờn theo dừi thực tiễn để điều chỉnh cho phự hợp nhất, điều quan trọng là phải đảm bảo đủ kinh phí mới tạo được thế chủ động cho cơ sở, tạo được công bằng, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong tình hình mới.
Do việc tăng cường thực hiện nghị định 43/2006/NĐ_CP qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã làm cho các đơn vị chủ động hơn trong khâu lập dự toán và việc lập dự toán sát với yêu cầu, nhiệm vụ chi của từng cơ sở giáo dục. Thứ tư: Cấp phát theo phương thức rút dự toán tại kho bạc nhà nước (theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP) về qui trình điều hành, cấp phát ngân sách làm giảm hiệu lực của cơ quan tài chớnh trong quỏ trỡnh theo dừi, quản lý tỡnh hỡnh tài chính tại các cơ sở giáo dục. Một trong những nguyên nhân là do khi thực hiện cấp kinh phí định mức theo đầu học sinh, ở những trường có cơ sở vật chất mới xây dựng, ổn định, cộng với đội ngũ trẻ, hệ số lương bình quân thấp, dễ dàng thực hiện tăng thu nhập cho cỏn bộ giỏo viờn hơn những trường khỏc.công tác quản lý tài chính của cơ quan Tài chính đối với các trờng học gặp rất nhiều khó kh¨n.
Cần phải nâng cao số lượng học sinh Giỏi cấp Trường, Huyện, Thành phố so với các năm học trước.khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2010 có 50% trường đạt chuẩn. Thứ ba: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; tập trung đầu tư vào thư viện, thiết bị dạy và học. Để thực hiện những mục tiêu trên, phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện đòi hỏi ngành giáo dục phải luôn phấn đấu đảm bảo về chất lượng chuyên môn công tác giảng dạy, bên cạnh đó rất cần có sự hỗ trợ của thành phố và huyện để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, nâng cao đời sống cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý để giúp họ có điều kiện yên tâm công tác, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của huyện.
Để thể hiện giáo dục là mặt trận hàng đầu nhằm đưa đất nước phát triển một cách nhanh chóng và bền vững, cần tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho giáo dục, hàng năm huyện đã dành ra một nguồn lực khá lớn để đầu tư cho giáo dục song hiệu quả đạt được chưa cao, chất lượng giáo dục chưa có chuyển biến đáng kể, còn thiên về thành tích, cơ cấu chi còn bất hợp lý, chi ngân sách cho giáo dục chưa đưa vào trọng tâm, trọng điểm, chât lượng giáo dục không đồng đều giữa các vùng, các cấp học. Một là, Cơ quan tài chính sớm tổ chức tổng kết đánh giá kết quả của Nghị định 43/CP để có hướng sửa đổi cho phù hợp với thực tế như qui định mức thu học phí và các khoản thu sự nghiệp khác một cách hợp lý, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các trường có cơ hội phát triển trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước cấp cho đầu tư còn hạn chế, phần kinh phí này cho phép các trường dùng mua sắm trang thiết bị giảng dạy, thực hành, thực tập và tăng thêm thu nhập hơn nữa cho cán bộ, giáo viên. Bốn là, về phía các trường, cần tiếp tục đổi mới một cách toàn diện, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng, xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của từng cán bộ giáo viên, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có trình độ.
Song, để tạo dựng hình ảnh của nhà trường trước xã hội, khu vực và quốc tế, đòi hỏi Nhà nước và mỗi trường phải tiếp tục đổi mới cơ chế, cách thức hoạt động tài chính phù hợp với cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế về giáo dục. Đây là một yêu cầu cấp bách và lâu dài, đồng thời cũng là giải pháp hữu hiệu, quan trọng trong việc huy động tối đa các nguồn lực cho việc phát triển giáo dục đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập. - Bộ Tài Chính và Bộ Giáo Dục phải có hướng dẫn về việc quản lý thu chi và hạch toán tốt các nguồn vốn ngoài ngân sách cho giáo dục để phất huy hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng chỉ quan tâm đến nguồn vốn ngân sách nhà nước.