MỤC LỤC
Ở thông tin vô tuyến điểm đến điểm do anten đặt cao, mật độ công suất thu tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa (d) giữa anten thu và anten phát (d2) hay cũng có thể nói công suất thu tỉ lệ nghịch với bình phương tần số phát. Do vậy mã khối thường được sử dụng khi có báo hiệu định hướng theo khối chẳng hạn ở vô tuyến di động mặt đất tương tự khi có số liệu được phát đi theo khối nó thường được sử dụng để phát hiện lỗi khi thực hiện (ARQ) yêu cầu lặp lại tự động.
* FDMA/TDD: Trong phương pháp này cả máy phát và máy thu sử dụng chung tần số nhưng phân chia theo thời gian, lúc này băng thông chỉ là một và mỗi kênh có thể chon một tần số bất kỳ trong băng. Kênh vô tuyến giữa MS và BTS chỉ sử một tần số fi cho cả phát và thu tuy nhiên phải thu phát luân phiên theo thời gian, ví dụ BTS phát cho MS ở khe thời gian Tx, sau đó ngừng phát và thu tín hiệu ở khe thời gian Rx, sau đó lại phát ở Tx….
* TDMA/TDD: Trong phương pháp này cả hai đường lên và đường xuống đều sử dụng chung một tần số, tuy nhiên để phân chia đường phát và đường thu các khe thời gian phát và thu được phát đi ở các khe thời gian khác nhau - minh hoạ như hình 1.6. - Hệ thống TDMA có ưu điểm là có thể cấp số lượng khe thời gian khác nhau trên một khung cho những người sử dụng khác nhau do vậy, băng thông có thể cung cấp theo yêu cầu đối với những người sử dụng khác nhau theo mức ưu tiên.
Trong kỹ thuật CDMA, tín hiệu mang tin (Ví dụ như tiếng nói) được biến đổi thành tín hiệu digital, sau đó được trộn với một mã giống như mã ngẫu nhiên. Không giống FDMA hay TDMA, CDMA sử dụng mỗi kênh sóng mang có giải thông tương đối rộng thường là 1,23 MHz (Nhờ kỹ thuật trải phổ từ 30khz ), do vậy số lượng thuê bao trên một kênh sóng mang tăng gấp nhiều lần (Khoảng 20 lần) mà FDMA có thể có trong một dải thông như nhau - minh hoạ như hình 1.7.
Bao gồm 125 kênh đánh số từ 0 đến 124, kênh 0 dành cho khoảng bảo vệ nên không được sử dụng, trong đó: fL là tần số ở bán băng tần thấp dành cho đường lên (từ trạm di động đến trạm BTS), fU là tần số ở bán băng tần cao dành cho đường xuống (từ BTS đến trạm di động). - Kênh điều khiển liên kết nhanh - FACCH: Kênh này liên kết với một TCH cho trước và làm việc ở chế độ lấy cắp nghĩa là trong khi truyền dẫn bỗng nhiên cần trao đổi thông tin báo hiệu với hệ thống ở tốc độ cao hơn nhiều so với khả năng của SACCH, khi đó các cụm 20ms tiếng (số liệu) được lấy cắp cho mục đích báo hiệu. Ở đoạn này nếu TRAU đặt xa (đặt ở BSC chẳng hạn) sẽ có thêm báo hiệu bổ sung vào tiếng (báo hiệu trong băng) để truyền các thông tin điều khiển TRAU từ bộ điều khiển chuyển đổi mã từ xa RTH (Remote Transcoder Handler) đặt ở BTS đến TRAU ở BSC.
Chính hiệu suất sử dụng độ rộng băng tần cao và các khả năng đa thâm nhập làm cho công nghệ CDMA trở thành công nghệ hàng đầu trong việc giảm nhẹ tắc nghẽn gây ra do sự bùng nổ các máy điện thoại vô tuyến di động và cố định cũng như các đầu cuối số liệu vô tuyến. Khởi đầu tất cả các phần tử flip-flop của thanh ghi được lập 1, các chuyển mạch CM1 và CM2 được đặt vào vị trí dưới và lần lươt các bit của khối thông tin 20 ms được dịch vào thanh ghi để tính toán các bit chỉ thị chất lượng và đồng thời đưa ra ngoài bộ mã hoá khối tuyến tính. Một khi trạm di động đã bắt được chuỗi PN hoa tiêu, thì đồng bộ kênh đồng bộ cũng sẽ được biết, vì kênh đồng bộ (và tất cả các kênh khác) đều được trải phổ bởi cùng một chuỗi PN hoa tiêu và vì khung cũng như đan xen đều được đồng bộ theo chuỗi PN hoa tiêu.
SCI=0 chỉ thị rằng khởi đầu khung không là khởi đầu bản tin đồng bộ và nó có thể chứa bản tin (có hoặc không có đệm), chỉ đệm hoặc cuối của một bản tin hoặc đầu bản tin khác. Kênh tìm gọi được chia thành các khe thời gian kênh tìm gọi, mỗi khe có độ dài. khung KTG có độ dài 20 ms, mỗi khung KTG được chia thành hai bán khung với độ dài 10 ms). Một số bản tin lệnh có thể được phát trên kênh tìm gọi như: cảnh báo ngắn, khẳng định tra hỏi BS, sắp xếp lại, kiểm tra, công nhận của BS, khoá, bảo dưỡng, mở khoá, giải phóng (có hoặc không có nguyên nhân), chấp nhận đăng ký, yêu cầu đăng ký từ chối đăng ký và điều khiển địa phương.
Lớp con MAC đảm bảo chức năng điều khiển và quản lý các tài nguyên do lớp vật lý cung cấp (chẳng hạn: các kênh mã vật lý để thông tin ở giao diện vô tuyến) và điều phối việc sử dụng các tài nguyên theo yêu cầu của các phần tử dịch vụ LAC khác nhau. Lớp con MAC cũng chịu trách nhiệm để cung cấp mức chất lượng dịch vụ (QoS) theo yêu cầu dịch vụ LAC (chẳng hạn: dành trước các tài nguyên giao diện vô tuyến hay phân giải ưu tiên giữa các phần tử dịch vụ LAC cạnh tranh). Các dịch vụ số liệu gói phù hợp với số liệu gói định hướng theo nối thông và không theo nối thông bao gồm cả giao thức trên cơ sở IP (giao thức điều khiển truyền dẫn (TCP) và giao thức số liệu người sử dụng (UDP) và giao thức tương tác không nối thông ISO/OSI (CLIP: Connectionless Interworking Protocol)).
Các dịch vụ bổ sung có thể được cung cấp cho người sử dụng ở hệ thống tổ ong hay PCS thường trú nhưng không nhất thiết phải được cung cấp cho người sử dụng ở các hệ thống khác vì không có các tập thủ tục và giao thức chung được định nghĩa để cung cấp các dịch vụ khác. * Chuyển hướng cuộc gọi- không trả lời cho phép một thuê bao PCS bị gọi buộc hệ thống chuyển cuộc gọi và đến một số cá nhân của thuê bao này trong hệ thống PCS sang một đầu cuối cá nhân khác hoặc một số thoại khác khi thuê bao PCS này không thể trả lời hay không trả lời tìm gọi. * Cuộc gọi thay đổi tính năng từ xa (Remote Feature Call) cho phép một thuê bao di động gọi đến một số thoại đặc biệt (di động hay cố định) và sau khi nhập chính xác thông tin về mã thanh toán (Account Code) và PIN (Personal Identity Number) có thể thay đổi hoạt động của một hay nhiều tính năng của dịch vụ.
Với công nghệ tiên tiến nhất như: Hệ thống hỗ trợ hệ điều hành(OSS), các cổng đa giao thức, mạng báo hiệu IP, hệ thống I-PAS có thể đáp ứng được các yêu cầu đang gia tăng về dịch vụ thông tin đa dạng, đồng thời cung cấp một đường phù hợp với mạng thông tin tương lai. Hệ thống I-PAS sử dụng một số máy chủ để chuyển mạch phần mềm logic thời gian thực (như: Chuyển giao, xác lập, cấp phép, định tuyến, tính cước thời gian thực…) và cung cấp các chức năng quản lý thuê bao, quản lý mạng, quản lý doanh nghiệp, tự chăm sóc khách hàng. Mỗi cổng đa giao thức của I-PAS được nối với cả chuyển mạch cục bộ và bộ điều khiển cổng vô tuyến (RPC) thông qua chuẩn giao diện E1 đóng vai trò như một nút biến đổi tín hiệu chuẩn nhằm hỗ trợ các giao thức SS7, Q931 và V5.x và biến đổi giữa chúng.
Điện áp V.BAT cấp nguồn trực tiếp vào ba IC đó là IC nguồn, IC rung chuông Led.
- FLASH đây là bộ nhớ có tốc độ truy cập nhanh và có dung lượng khá lớn dùng để nạp các chương trình phần mềm như hệ điều hành và các chương trình ứng dụng trên điện thoại, khi hoạt động CPU sẽ truy cập vào FLASH để lấy ra phần mềm điều khiển máy hoạt động. - Mạch điều chế theo nguyên lý điều chế pha ⇒ tạo ra tín hiệu cao tần trong khoảng tần số từ 890MHz đến 915MHz ⇒ tín hiệu cao tần được đưa qua mạch ghép hỗ cảm ⇒ đưa qua mạch lọc phát ⇒ khuếch đại qua tầng tiền khuếch đại ⇒ đưa đến IC khuếch đại công suất khuếch đại rồi đưa qua bộ cảm ứng phát ⇒ qua chuyển mạch Anten ⇒ đi qua Anten phát sóng về trạm BTS. + Trong một số trường hợp máy của bạn vẫn có sóng nhưng bạn không thể gọi hay không thể nhận cuộc gọi, bạn hãy sử dụng các mã đặc biệt để trả về cài đặt gốc của nhà sản xuất, nếu không được bạn mới quyết định chạy lại phần mềm.