MỤC LỤC
Phía Tây Bắc có một ít đồi núi thấp như: núi Gôi (Côi Sơn), núi Ngăm (Trang Nghiêm), núi Nề (Thanh Nê), núi Hồ (Hồ Sơn), núi Tiên Hương, núi Phương Nhi, núi Ngô Xá, núi Mai Sơn thuộc hai huyện Vụ Bản, Ý Yên. - Nguyên liệu sét: bao gồm sét làm gốm sứ phân bố tại núi Phương Nhi đã được khai thác phục vụ xí nghiệp gốm sứ Bảo Đài, sét gạch ngói nằm rải rác ở các bãi ven sông như Đồng Côi (Nam Trực), trữ lượng 2 triệu tấn, Sa Cao (Xuân Trường) trữ lượng 5 – 10 triệu tấn, Hoành Lâm (Giao Thuỷ)…, sét làm bột màu có ở Nam Hồng (Nam Trực).
Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy, các chính sách về ưu đãi hộ nghèo, vùng nghèo, được thực hiện tốt, hoàn thành chương trình hỗ trợ xây mới, sửa chữa và xóa nhà dột nát. Hoàn thành tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo, tổ chức bình xét tại cơ sở, tổng hợp kết quả đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc và công bằng, kịp thời tổng kết báo cáo số liệu về Trung ương phục vụ xây dựng chính sách giảm nghèo trong giai đoạn mới.
Năm 2010, Trung tâm giống hải sản, Trung tâm giống thủy đặc sản tỉnh cùng với các cơ sở sản xuất con giống thuỷ sản khác trên địa bàn tỉnh đã sản xuất được 212 triệu con tôm giống các loại; 172,5 triệu con ngao giống;. Hàng năm Trung tâm cung cấp ra thị trường trong tỉnh và một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa… hơn 100 triệu con cá bột, cá hương các loại.
Trong những năm qua, Trung tâm giống thủy đặc sản tỉnh Nam Định đã sản xuất ổn định giống của các đối tượng cá truyền thống và thuần dưỡng, cho sinh sản thành công các giống cá quý hiếm như cá Lăng chấm, cá Quế, cá Chình nước ngọt, cá Rô đầu vuông…. Cũng trong năm 2008, Trung tâm đã nuôi thử nghiệm thành công cá Chình trên bể, mang lại hiệu quả kinh tế khá, nuôi thuần dưỡng cá Chày mắt đỏ đang có nguy cơ bị tuyệt chủng để tiến tới cho sinh sản nhân tạo, nghiên cứu sản xuất giống cua đồng và sản xuất thành công 10 triệu con cá Rô đồng giống cung cấp cho số hộ nuôi đang được nhân rộng và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nuôi cá truyền thống.
Đặc biệt năm 2011, các loại giống đặc sản chất lượng được Trung tâm tập trung sản xuất lớn như cá rô đầu vuông Hậu Giang, cá Lăng chấm, cá chép lai 3 máu (V1). Mặc dù có sự quan tâm của Bộ thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định nhưng do kinh tế còn hạn chế nên cơ sở vật chất chưa được đầu tư hiện đại và thiếu đồng bộ, các đề tài của địa phương chưa thực sự phát triển.
Cao trình đáy ao cao hơn mực nước sông Hồng nên không bơm trực tiếp từ sông Hồng mà phải bơm cùng nước nông nghiệp.
Trong quá trình sinh sản nhân tạo cá Trắm đen tôi thấy kết quả sinh sản nhân tạo chưa được cao, mặc dù chất lượng trứng của cá cái tốt, trứng rời nhau, tròn và đều nhưng lượng tinh trùng thu được từ con đực không nhiều, còn một số con tinh trùng loãng nên ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ thụ tinh và năng suất của cá bột. Trong quá trình tham gia cho sinh sản nhân tạo cá Trôi tôi thấy số lượng cá bột thu được chưa thật sự cao (chỉ đạt 10-12 vạn bột/ 1kg cá cái) do chất lượng cá bố mẹ chưa tốt, chất lượng nước không cao, lượng thuốc tiêm cho cá chưa hợp lý nên kết quả đạt chưa cao.
- Địa điểm: Trung tâm giống thủy đặc sản xã Mỹ Tân - huyện Mỹ Lộc -tỉnh Nam Định.
+ Ao được lắp đặt 2 máy bơm có công suất 1,5 KW/chiếc để tạo dòng chảy nhân tạo trong ao, đồng thời lắp đặt 4 máy bơm nước có công suất 0,75KW/chiếc và dàn phun mưa đảm bảo nước phun đều khắp ao. * Công trình cho cá đẻ: Cá bố mẹ được nhốt trong hệ thống bể xi măng có diện tích 8m3, giữ ở mức nước 0,5m, cho nước thường xuyên chảy nhẹ kết hợp sục khí đảm bảo hàm lượng ôxi hòa tan luôn cao hơn 5,5 mg/l. Tiến hành mổ cá đực: dùng kéo nhọn rạch 1 vết dài 7 – 10 cm tại lườn bụng cách lỗ hậu môn 5 – 6 cm sau đó dùng ngón tay trỏ vén ruột và mỡ cá ra cho tới khi nhìn thấy tuyến sẹ là 2 dải dài hình lược nằm dưới thận, dùng panh gắp tuyến sẹ ra cho vào đĩa lồng.
Việc vuốt trứng cá và mổ cá đực lấy sẹ phải tiến hành đồng thời, thao tác thụ tinh phải làm hết sức nhanh chóng, phải chuẩn bị đầy đủ trước, không để thời gian chết gây ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở. Trong quá trình ấp trứng phải thường xuyên loại bỏ trứng hỏng và trứng không thụ tinh bằng ống hút, tránh hiện tượng nấm phát triển gây chết cả những trứng có chất lượng tốt. Để tính tỉ lệ thụ tinh cho cả đợt đẻ lấy mẫu như sau: Chuẩn bị 3 khay ấp, mỗi khay lấy ngẫu nhiên 100 trứng, trong điều kiện thay nước thường xuyên, vệ sinh khay ấp 1 lần/giờ.
Ngoài các chỉ tiêu sinh sản cần xác định ở trên trong quá trình cho đẻ và ấp trứng cho đến khi nở thành cá bột (hết noãn hoàng) phải thường xuyên theo dừi nhiệt độ nước, đảm bảo lưu tốc nước trong khay ấp, vệ sinh mạng tràn trong khay.
Theo Nguyễn Đức Tuân và cs (2004) [7] thì tỉ lệ thành thục của cá Lăng Chấm bố mẹ trung bình đạt trên 85% trong điều kiện ao nuôi, nhưng trong quá trình thực tập tôi nhận thấy tỉ lệ thành thục của cá Lăng trong năm nay ở chỉ đạt 54,17% và thấp hơn so với những năm trước (trung bình đạt 80 – 85%), do diều kiện thời tiết bất lợi, nhiệt độ diễn biến bất thường không chỉ ảnh hưởng đến tỉ lệ thành thục của cá Lăng mà còn ảnh hưởng đến hầu hết các loại cá trong ao nuôi vỗ. Tuy nhiên trong 4 đợt cho sinh sản cá Lăng Chấm ta thấy đợt 1 và đợt 2 có sức sinh sản thực tế và tỉ lệ đẻ cao hơn hẳn so với đợt 3 và đợt 4 do số cá tham gia sinh sản đợt 1 và đợt 2 là những cá được tuyển chọn tốt nhất, đã tham gia sinh sản ở những năm trước và được nuôi vỗ trong ao trong nhiều năm, còn cá tham gia sinh sản đợt 3 và đợt 4 là đàn cá hậu bị, tham gia sinh sản lần đầu tiên nên kích thước trứng còn nhỏ, tỉ lệ thành thục và tỉ lệ đẻ chưa cao. Như vậy quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của đàn cá bố mẹ, trong quá trình nuôi vỗ phải cho cá ăn thức ăn đủ về số lượng và chất lượng, khi nuôi vỗ tích cực nên bổ sung thêm tôm để chuyển hóa vào tuyến sinh dục, đồng thời trong quá trình nuôi vỗ phải có máy quạt nước để cung cấp lượng ôxi cần thiết cho cá.
Mặc dù trứng của đợt 1 và đợt 2 nhiều và chất lượng trứng rất tốt nhưng tỉ lệ thụ tinh lại thấp do: Nhiệt độ nước thấp (khoảng 23 – 24oC), cá rụng trứng ở những thời điểm xa nhau nên việc bảo quản tinh trùng còn hạn chế, tinh trùng để lâu trong tủ lạnh nên chất lượng tinh trùng kém làm trứng bị ung nhiều và làm ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ thụ tinh. Ở đợt 4, toàn bộ cá tham gia sinh sản đều là đàn cá hậu bị nên chất lượng trứng không tốt bằng đợt 1 và đợt 2, trứng đẻ ra có kích thước nhỏ, số lượng quả bị méo rất nhiều nhưng tỉ lệ thụ tinh lại cao nhất do: nhiệt độ môi trường nước thuận lợi (25,5 – 26,5oC) nên trứng rụng nhiều, cá đực có chất lượng sẹ tốt. Trong quá trình thụ tinh, trứng của cá đợt 4 đẻ ra không tốt, hạt nhỏ và rất nhiều quả bị dị hình, mặc dù tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở cao hơn hẳn so với đợt 1 và đợt 2, nhưng tỉ lệ dị hình lại cao hơn đợt 1 và đợt 2, trong quá trình ấp nhiệt độ môi trường giảm xuống nhanh còn 24 - 25oC nên cũng ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ dị hình.
Trong thời gian này cá bắt đầu tập làm quen và ăn thịt cá tươi băm nhỏ, cho cá ăn lượng thức ăn phải vừa và đủ, cần phải thường xuyên vệ sinh sạch đáy bể, tránh để lượng thức ăn thừa trong đáy bể quá lâu, làm ô nhiễm môi trường nước và gây ra bệnh cho cá, chất lượng nước trong bể phải đảm bảo sạch sẽ, phải xiphong bể thường xuyên để loại bỏ phân và thức ăn thừa, tạo điều kiện tốt nhất để cá sinh trưởng và phát triển nhanh.