MỤC LỤC
Những di tích này không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần (Tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn ở Pháp, khu đền Angkor Wat Campuchia, Kim tự tháp Ai Cập..). c) Lễ hội: Là nét độc đáo đặc trưng cho mỗi dân tộc. Nhìn bề ngoài có thể lễ hội mang tính chất cổ không phù hợp với tính hiện đại trong thời kỳ thông tin bùng nổ hiện nay, nhưng nếu thực sự để tâm nghiên cứu sẽ thấy được những nét hết sức độc đáo và không khỏi kinh ngạc về giá trị phi thời gian, đồng thời thông qua đú cú thể hiểu rừ hơn về sinh hoạt về nhu cầu tõm linh của người xưa được minh họa rừ nột cho từng giai đoạn lịch sử của dõn tộc. Điều đú chớnh là điều du khách mong muốn khám phá. Mong muốn của du khách không chỉ đơn thuần chỉ ngắm nhìn thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, những danh lam thắng cảnh, những di tích cổ xưa, nghe những huyền thoại về đất nước con người mà còn có nhu cầu hiểu biết phong tục tập quán, nét sinh hoạt văn hóa truyền thống dân gian cũng như đời sống hiện đại. Chính lễ hội là nguồn cung cấp những nhu cầu đó cho du khách. Do đó lễ hội tạo nên sức hấp dẫn du khách một cách mãnh liệt. d) Các loại hình nghệ thuật ca múa, nhạc, sân khấu: Các loại hình nghệ thuật ca múa nhạc sân khấu cũng là một di sản của con người có khả năng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Có thể nói trong sinh hoạt văn hóa có tính đặc trưng của mỗi địa phương mỗi vùng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong chuyến du ngoạn trờn những dũng kờnh rạch len lừi trong miệt vườn đầy hoa trỏi, bờn cạnh vẻ đẹp thiên nhiên nếu được nghe những điệu lý, lời ca vọng cổ, bay bổng giữa trời đất mênh mông, cỏ cây sông nước thì tính hấp dẫn sẽ tăng lên gấp bội lần. Nếu bạn đến Angkor Wat có kèm theo những điệu múa dân gian, những trang phục của vua chúa cổ xưa hẳn sẽ làm du khách thú vị hơn gấp nhiều lần. Những đội ca nhạc. của chùa, nhà thờ, những ngày tết tát nước, những ngày hội đua thuyền trên sông.. sẽ phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởng ngoạn của khách. e) Nghề và làng nghề truyền thống: Nghề thủ công truyền thống cũng là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách thông qua những sản phẩm thủ công độc đáo, đắc sắc. Đấy cũng chính là những đặc tính riêng của các nền văn hóa và là sức hấp dẫn của các nghề và làng thủ công truyền thống. Những các nghề thủ công truyền thống bao gồm: nghề chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề dệt – thêu ren truyền thống, nghề sơn mài và khảm. f) Các sự kiện văn hóa, thể thao: Những hoạt động mang tính sự kiện như các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm các thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc tế hay dân tộc, các lễ hội điển hình. Thông thường những đối tượng văn hóa này thường tập trung ở những thành phố lớn, và những thành phố này là những hạt nhân của các trung tâm du lịch quốc gia, vùng và khu vực.
- Du lịch là cầu nối giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, nhờ có du lịch mà quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tình thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc các tri thức về tự nhiên, hình thành quan niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên, góp phần giáo dục cho khách du lịch về mặt sinh thái học.
Hiện nay Chính phủ và các công ty du lịch Trung Quốc đang khắc phục tình trạng này với một số chương trình quảng bá để thế giới biết là nơi an toàn sức khỏe nhằm thu hút du khách lại như: Hội chợ du lịch quốc tế Trung Quốc vừa diễn ra tại thành phố Côn Minh từ 20-24/11/2003 với sự tham gia gần 10 nghìn quan chức và doanh nghiệp du lịch đến từ 49 quốc gia nhằm tăng cường trao đổi và hợp tác giữa ngành du lịch Trung Quốc với thế giới. Sau đại dịch SARS, để phục hồi ngành du lịch Chính phủ Malaysia đã đưa ra chiến dịch mới, được sự hỗ trợ trị giá một tỷ RM từ Quỹ hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và Chính phủ cũng đã cam kết: Giảm 5% tiền điện cho các khách sạn trong vòng 6 tháng, Giảm 50% thuế cầu đường trong vòng 6 tháng cho Taxi, Giảm thuế dịch vụ cho các khách sạn và nhà hàng trong vòng 6 tháng, xoá bỏ thuế dịch vụ tại các phòng ngủ, hoãn thanh toán thuế thu nhập cho các hãng lữ hành trong vòng 6 tháng.
Những bài học rút ra từ thực tế phát triển du lịch tại một số quốc gia.
Các lễ hội truyền thống ở tỉnh Preah Vihear cũng giống như những tỉnh khác ở Campuchia đó là lễ “Bonn Chaul Chhnam” mừng năm mới diễn ra từ ngày 14-16 tháng 4 hàng năm, lễ “Bonn Chroat Preah Nongkoal” mừng thu hoạch mùa màng diễn ra vào ngày 19 tháng 5 hàng năm, lễ “Bonn Dak Ben & Pchum Ben” là lễ cúng bái ông bà tổ tiên diễn ra vào ngày 25 tháng 9 hàng năm, lễ “Bonn Om Touk” là lễ hội nước đua thuyền diễn ra vào ngày 7-9 tháng 11 hàng năm. Kể từ năm 1995, Chính phủ và Bộ Du lịch Campuchia bắt đầu thúc đẩy phát triển du lịch bằng việc chủ trương xây dựng ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời triển khai các chính sách phát triển như chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tại các khu du lịch trọng điểm như: thủ đô Phnom Penh, thành phố Siem Reap và Sihanouk Ville.
Trong những năm vừa qua, ngành du lịch tỉnh không ngừng nỗ lực trong việc quy, đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm như 3 khu đền tháp chính là Preah Vihear, Koh Ker và Preah Khan, hệ thống đường sá đến các điểm du lịch dần được cải thiện, đã đầu tư cải thiện và xây dựng đường sá từ tỉnh Kampong Thom đến tỉnh Preah Vihear, đặc biệt là mở đường từ khu đền tháp Angkor Wat ở tỉnh Siem Reap đến khu đền tháp Preah Vihear. Tỉnh Preah Vihear cũng đã chú trọng rất nhiều đến vấn đề môi trường được thể hiện qua việc tỉnh Preah Vihear thành lập Sở môi trường và Sở này hiện nay đang thực hiện các dự án về bảo vệ môi trường nước như sông suối, bảo vệ tài nguyên rừng, sắp xếp lại trật tự sinh sống và cải thiện các bãi rác công cộng.
Trong khi đó sở du lịch và chính quyền tỉnh chỉ cử một số lượng cán bộ đi đào tạo là rất ít chỉ độ 15 người, không đủ đáp ứng nhu cầu điều hành, quản lý và thực hiện nghiệp vụ chuyên môn hiện nay, hơn nữa việc cử đi đào tạo này chỉ trong thời gian ngắn hạn, không có các khoá đào tạo dài hạn trong và ngoài nước. Các dịch vụ hỗ trợ cho ngành du lịch còn hạn chế như các chương trình ca múa nhạc, lễ hội, các cửa hàng lưu niệm, các chương trình vui chơi giải trí,… Ngoài ra, trong tỉnh cũng chưa thực hiện tổ chức các chương trình như trưng bày đồ cổ, hội chợ, triễn lãm, viện bảo tàng,….
Công tác tổ chức quản lý và điều hành của Chính phủ, Bộ du lịch, và sở du lịch trong thời gian qua còn quá cồng kềnh và nặng nề, việc điều hành cũng như quản lý công việc của các sở, ban ngành còn chồng chéo gây ách tắc trong việc triển khai các dự án đầu tư cũng như các dự án phát triển du lịch. Vậy mà trong thời gian qua, ngành du lịch tỉnh lại không hề quan tâm đến việc triển khai và áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt biệt là công nghệ thông tin, internet, du lịch điện tử,… Chính vì lý do này đã không truyền tải được thông tin về tiềm năng du lịch của tỉnh đến cộng đồng quốc tế.
- Du lịch phát triển nhanh, vững chắc khi các lĩnh vực kinh tế – xã hội phát triển đồng bộ, đặc biệt là các lĩnh vực văn hoá, thương mại, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, đối ngoại, quốc phòng, an ninh… Mặt khác, mọi phương án phát triển du lịch cần có sự phối kết chặt chẽ với các ngành, các cấp trong một kế hoạch tổng thể cho từng giai đoạn, phù hợp với khả năng đầu tư, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trước mắt và lâu dài. - Song song với phát triển du lịch quốc tế cần đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa, nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tái sản xuất sức lao động xã hội, tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết về truyền thống văn hoá, lịch sử, môi trường cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương và tăng cường hiệu quả kinh doanh du lịch.
T1: Tỡnh hỡnh baỏt oồn veà moõi trường thiên trong khu vực và quốc tế ngày càng tăng như động động đất, sóng thần, thieân tai,…. Ngoài ra việc xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Campuchia còn được tác giả sử dụng đến khả năng tác động biện chứng của môi trường trong và ngoài nước.
Để thực hiện được giải pháp này cần điều tra về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trong toàn tỉnh và đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch tỉnh Preah Vihear hiện nay, trong mối quan hệ với nguồn tài nguyên hiện có, nhằm khai thác thế mạnh của Preah Vihear về rừng thiên nhiên, phong cảnh đẹp, núi cao, do đó đặc biệt phát triển các loại hình du lịch: (1) “Du lịch leo núi”; (2) “Du lịch tham quan rừng nguyên sinh”; (3) “Du lịch tham quan sông nước, nghĩ dưỡng không khí mát dịu quanh năm”. * Mục tiêu: Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển, nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu từ vào cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Preah Vihear, đồng thời kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào việc đánh giá, phát hiện và trùng tu các điểm du lịch, đặc biệt là 7 khu đền tháp lớn như đã nói ở trên.
Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chính sách cán bộ từ việc quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng đến đãi ngộ,… đặc biệt chú trọng từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa. Triển khai và thực hiện các chính sách đặc biệt ưu đãi như chính sách miễn giảm thuế, cho thuê đất đai, dành ngân sách thu được của tỉnh được để lại để đầu tư các công trình phúc lợi công cộng như bệnh viện,trường học, mạng lưới điện,….
Ban hành và thực hiện chính sách khuyến khích cơ sở hạ tầng, đặc biệt là chính sách khuyến khích xây dựng hệ thống giao thông theo phương thức BOT được sự ưu đãi từ chính phủ,….