Vai trò của pháp luật trong quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam

MỤC LỤC

Khái niệm quản lý chất thải rắn thông thường

Khái niệm về quản lý chất thải được định nghĩa đầu tiên tại Thông tư số 1590/TTLT-BKHCN&MT ngày 17 tháng 10 năm 1997 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 199/TTg ngày 3 tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp: Quản lý chất thải là các hoạt động nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình từ khâu sản suất đến thu gom, vận chuyển, xử lý (tái xử dụng, tái chế), tiêu huỷ (thiêu đốt, chôn lấp…) chất thải và giám sát các địa điểm tiêu huỷ chất thải [16]. Tại Điều 3 Khoản 1 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn có đưa ra định nghĩa về hoạt động quản lý chất thải: Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.

Quan niệm và vai trò của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường

Quan niệm pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường So với các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trường là một lĩnh

Tại Điều 3 khoản 1 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP đưa ra định nghĩa về hoạt động quản lý chất thải rắn: “Hoạt động quả lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường sống và sức khoẻ con người”. Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể phát sinh chất thải rắn thông thường với cơ quan quản lý nhà nước và với nhau để thực hiện liện tục các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn thông thường nhằm bảo vệ, tái tạo môi trường và bảo đảm nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Vai trò của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường Thực tế đã chứng minh, pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các

- Cùng với sự phát triển của kinh tế, tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, cùng với đó là sự gia tăng dân số và nhu cầu sinh hoạt của con người nên hàng ngày con người thải vào môi trường các loại chất thải khác nhau trong đó có CTRTT, vì vậy pháp luật về quản lý CTRTT không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nó góp phần không nhỏ trong việc làm trong sạch môi trường, phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. CTRTT phải thực sự là công cụ phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ các hoạt động có liên quan đến quản lý CTRTT; quy định các quy tắc xử sự mà các chủ thể phải thực hiện khi tiến hành những hoạt động có liên quan đến phát thải chất thải vào môi trường với các chế tài cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện; quy định cụ thể thiết chế thực thi quản lý CTRTT bằng pháp luật, trong đó chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về CTRTT được xác lập.

Các yếu tố tác động tới pháp luật quản lý chất thải rắn thông thường Các yếu tố tác động tới pháp luật quản lý CTRTT rất nhiều, nhưng

Bên cạnh đó, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển bền vững đã được thể hiện trong đường lối và chính sách phát triển dài hạn, chẳng hạn Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững ở Việt Nam (VA21); lồng ghép phát triển bền vững vào các kế hoạch phát triển đất nước; thành lập hội đồng và văn phòng phát triển bền vững từ trung ương đến địa phương, thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo, bồi dưỡng về phát triển bền vững. Đối với các công đoạn của quá trình quản lý chất thải như phân loại chất thải tại nguồn nếu được áp dụng sẽ đạt hiệu quả cao; thu gom, vận chuyển chất thải nếu có công nghệ hiện đại sẽ giảm bớt nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do vương vãi chất thải trong khi vận chuyển; đối với xử lý chất thải nếu áp dụng công nghệ hiện đại sẽ tạo điều kiện cho việc chất thải được tái chế và sử dụng lại nhiều hơn, tạo điều kiện cho ngành kinh tế rác thải phát triển, tăng qũy đất, giảm nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và đảm bảo cho cuộc sống người dân xung quanh khu chôn lấp, xử lý chất thải.

Các quy định đối với chủ thể phát sinh chất thải rắn thông thường Để đưa ra những quy định áp dụng đối với chủ thể phát sinh CTRTT là

- Đối với hộ gia đình phải thực hiện đúng theo quy định tại Điều 22 khoản 1 Nghị định 59/NĐ-CP cụ thể : Phân loại chất thải rắn bằng các dụng cụ chứa hợp vệ sinh hoặc trong các túi có màu sắc phân biệt, đổ chất thải vào đúng nơi quy định; các hộ gia đình khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải thực hiện đăng ký với các công ty môi trường đô thị hoặc ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị được phép vận chuyển chất thải rắn xây dựng để đổ chất thải đúng nơi quy định; các hộ gia đình tại các đô thị, làng nghề có tổ chức sản xuất tại nơi ở phải có trách nhiệm phân loại chất thải, hợp đồng với các chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải. - Đối với các cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề phải thực hiện theo quy định tại Điều 22 khoản 2 Nghị định 59/NĐ-CP cụ thể: Thu gom, phân loại CTRTT tại nguồn bằng các dụng cụ hợp vệ sinh theo hướng dẫn của tổ chức thu gom, vận chuyển; phải ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; thanh toán toàn bộ kinh phí dịch vụ theo hợp đồng.

Các quy định về thu gom chất thải rắn thông thường

Theo quy định chủ thể thu gom chất thải ký kết hợp đồng với các chủ thể phát sinh chất thải để làm nhiệm vụ thu gom và tập hợp chất thải vào nơi quy định, ngoài những công ty dịch vụ, hợp tác xã dịch vụ thì còn rất nhiều những chủ thể thu gom khác như chủ thể là các cá nhân làm nghề nhặt rác, chủ thể thu gom rác dân lập…Tuy nhiên tại Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với CTRTT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh lại có quy định các chủ thể thu gom rác phải trích nộp 10%. Như vậy, trong trường hợp này cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp quản lý hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể phải thực hiện viêc lập danh sách thu các loại phí và gửi kèm bản hợp đồng cho các chủ thể thực hiện, tiến hành cập nhật phí cho dịch vụ thu gom chất thải trên mạng Internet để người dõn cú thể theo dừi, đồng thời thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ… Có như vậy thì mới đảm bảo được việc thực thi đúng pháp luật, để thực hiện tốt một công đoạn rất quan trọng trong hoạt động quản lý CTRTT đó là thu gom chất thải.

Các quy định về vận chuyển chất thải rắn thông thường

Theo đó, mỗi ngày toàn thành phố sẽ có khoảng 150 tấn CTNH từ các khu công nghiệp, khu chế xuất được vận chuyển qua 14 tuyến đường bắt buộc để tới các điểm lưu giữ, tái chế, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy và trên các xe phải gắn biển báo “Xe vận chuyển chất thải nguy hại” kèm theo tên, địa chỉ, số điện thoại công ty; đồng thời chỉ được đi trên tuyến đường nội ô từ 9 - 16 giờ và từ 21 - 6 giờ [43]. Đối với phương tiện vận chuyển CTRTT được quy định tại Điều 24 khoản 6 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP: “Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải là phương tiện chuyên dụng, bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành”.Và trong quá trình vận chuyển chất thải rắn, không được làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi.

Các quy định về lưu giữ chất thải rắn thông thường

Quy hoạch này phải đánh giá hiện trạng các nguồn và lượng CTR phát sinh; hiện trạng về tỷ lệ thu gom, phân loại CTR; phương tiện và phương thức thu gom; vị trí, quy mô các trạm trung chuyển và các cơ sở xử lý CTR; hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như đánh giá khả năng phân loại, tái chế và tái sử dụng CTR thông thường phát thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và dịch vụ; đánh giá công nghệ xử lý CTR… Bên cạnh đó, quy hoạch cũng phải đề xuất lựa chọn công. Trong quy hoạch xây dựng các công trình xử lý CTR, cụ thể đối với quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng cơ sở xử lý CTR, cần có biện pháp cách ly các khu vực có khả năng gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ cháy nổ (bãi chôn lấp, bể xử lý nước rác, nơi chứa tạm thời chất thải nguy hại sau khi phân loại và chờ đưa đi xử lý); bố trí vị trí các điểm quan trắc môi trường (nước, không khớ) nhằm theo dừi sự biến động về mụi trường trong quỏ trỡnh vận hành và sau khi đóng cửa cơ sở xử lý CTR.

Các quy định về xử lý chất thải rắn thông thường

Tại chương V Nghị định 59 còn đưa các quy định một cách cụ thể về vấn đề xử lý chất thải rắn, từ việc đưa ra các công nghệ xử lý chất thải rắn, đến lựa chọn công nghệ, trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình vận hành, trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn, quan trắc chất lượng môi trường tại cơ sở xử lý chất thải rắn, và phục hồi, tái sử dụng diện tích sau khi đóng bãi chôn lấp và chấm dứt hoạt động của các cơ sở xử lý chất thải rắn. Nhà máy có công nghệ chế biến rác thành phân vi sinh đưa ra sản phẩm mùn compost sản lượng 80 tấn/ngày từ 200 tấn rác thải/ngày [35]; hay nhà máy xử lý chất thải rắn Vĩnh Long có công suất 100 tấn/ngày đặt tại ấp Phú Hưng, xã Hòa Phú, huyện Long Hồ; nhà máy xử lý chất thải hầm cầu nằm trong khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn thuộc xã Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP.HCM); nhà máy xử lý chất thải rắn lớn nhất ở huyện Củ Chi - TP.

Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường

Đối với các cơ quan Nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội trước hết phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý chất thải bảo vệ môi trường, tiến hành tổ chức, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTRTT nói riêng trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình. Thông tư liên tich số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp có quy định cụ thể cho các cơ quan quản lý nhà nước như các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Uỷ ban Nhân dân Thành phố thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý chất thải theo các quy định tại Chỉ thị 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này.

Cơ sở để đưa kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải rắn thông thường

    Tuy nhiên, các thể chế, chính sách đảm bảo tính bền vững của sự phát triển ở Việt Nam đã phát huy tác dụng, làm cho quá trình phát triển kinh tế diễn ra nhanh, tốc độ tăng trưởng cao, thời gian duy trì tăng trưởng cao kéo dài, đồng bộ với sự phát triển bền vững về môi trường, dấu hiệu suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên bước đầu được ngăn chặn. Bên cạnh đó, trong thực tế việc phân loại chất thải sinh hoạt mới chỉ được thí điểm thực hiện ở một số thành phố, nhưng dụng cụ để phân loại (chưa được chuẩn hoá) lại chính là các túi nilon, vật dụng cần hạn chế sử dụng vì túi nylon là chất thải có hại cho môi trường mà hiện nay nhiều nước trên thế giới như ở Canada, Trung Quốc….đã cấm sử dụng, một số nước dẫn đầu là các nước Châu âu: Đức, Hà Lan, Pháp.., đang thực hiện việc thay thế túi ni lông thông thường bằng cách dùng túi chế tạo từ tinh bột khoai tây hoặc giấy.

    Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường

    Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường

    + Từ kinh nghiệm quốc tế, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý CTRTT ở Việt Nam cần phải được sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước và các cấp có thẩm quyền như quan tâm đến việc đầu tư cho hoạt động xử lý chất thải trong đó có CTRTT, đầu tư phương tiện để đáp ứng như cầu thu gom và vận chuyển chất thải. Từ các phân tích trên ta có thể thấy đây là thiếu sót của pháp luật vì thế cần thiết phải quy định thêm một số chủ thể khác có thẩm quyền xác định một vật chất là chất thải khi có đầy đủ cơ sở chứng minh vật chất đó ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khoẻ con người – đó là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Giải pháp hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc quản lý chất thải rắn thông thường

    + Đối với chủ thể phân loại CTRTT cần: Hướng dẫn, tổ chức và thực hiện hoạt động phân loại CTRTT tại nguồn; quy định trách nhiệm và quyền lợi của các chủ nguồn thải khi thực hiện phân loại CTRTT tại nguồn; quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước khi triển khai chương trình phân loại chất thải tại nguồn. + Đối với chủ thể thu gom, vận chuyển cần: Khuyến khích thành lập các HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTRTT.

    Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực pháp luật quản lý chất thải rắn thông thường

    Ban hành văn bản riêng về giải quyết tranh chấp môi trường, trong đó có giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực pháp luật quản lý CTRTT bởi hiện tại theo quy định tại Điều 129 khoản 3 Luật BVMT 2005 thì việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tuy nhiờn, khi ban hành văn bản này cần thể hiện rừ quan điểm chủ yếu là ngăn chặn tranh chấp xảy ra bởi nếu tranh chấp cứ xảy ra với mức độ ngày càng nhiều thỡ mụi trường sẽ ngày càng bị ụ nhiễm; văn bản phải ghi rừ cơ quan tiếp nhận, thụ lý hồ sơ và giải quyết tranh chấp ở các cấp khác nhau.

    Các giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường

    Hoàn thiện sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường

    Trên cơ sở đó, sắp xếp lại về tổ chức bộ máy cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng loại cơ quan này nhằm thực hiện Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007của Chính phủ “Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước". - Tăng cường hệ thống thanh tra môi trường cả về nhân lực và trình độ chuyên môn, tổ chức đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cũng như pháp luật để đội ngũ cán bộ thanh tra môi trường có đủ năng lực, trình độ thực thi hiệu quả công tác kiểm soát việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất thải;.

    Tăng cường cơ sở vật chất, kinh tế, kỹ thuật để quản lý chất thải rắn thông thường

    Đối với vấn đề phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc hoàn thiện pháp luật về quản lý CTRTT cần xác định trách nhiệm và phân công hợp lý nhiệm vụ quản lý chất thải nói riêng và bảo vệ môi trường núi chung giữa cỏc ngành, cỏc cấp. + Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi, học tập kinh nghiệm của các quốc gia và tổ chức có uy tín trên thế giới trong lĩnh vực hoàn thịên BVMT và pháp luật quản lý CTRTT để từ đó rút kinh nghiệp áp dụng vào Việt Nam.

    Các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật cho cộng đồng dân cư

    Thứ ba: Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; tăng đầu tư và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn chi cho công tác bảo vệ môi trường của địa phương. Thứ tư: Cần phối hợp một cách có hiệu quả với Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đẩy mạnh hơn quá trình đưa giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân.