MỤC LỤC
- Theo Việt Nam: vay nợ nước ngoài là các khoản vay ngắn, trung hoặc dài hạn (có hoặc không có lãi) do Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hoặc doanh nghiệp là pháp nhân của Việt Nam ( kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vay của tổ chức tài chính quốc tế, của chính phủ, của ngân hàng nước ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác. - Nợ nước ngoài của khu vực công: Bao gồm nợ nước ngoài của chính phủ, nợ nước ngoài (nếu có) của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng nhà. Nếu các khoản thu thuế thông thường được sử dụng không hiệu quả thì quốc gia sẽ nghèo đi, nhưng các khoản vay sử dụng không hiệu quả, không những quốc gia nghèo đi mà gánh nặng nợ nần cho các thế hệ mai sau ngày càng chồng chất.
Bên cạnh đó ở các nước cho vay có thể không thu được cả tổng số nợ cho vay và cả phần lợi nhuận thu được từ việc cho vay đó sẽ làm ảnh hưởng tơi tổng thu ngân sách của nền kinh tế quốc dân. Theo cơ quan tài chính MBG có trụ sở tại Oasinhton D.C vừa cho biết nợ nước ngoài của Mỹ đã lên tới 3,1 ngàn tỷ USD chiếm gần 25% GDP của Mỹ.Cứ mỗi phút nợ nước ngoài của Mỹ tăng thêm 1,1 triệu USD. Đối với Trung Quốc theo số liệu của cơ quan quản lý ngoại hối quốc gia Trung Quốc cho biết nợ nước ngoài của nước Trung Quốc ( chưa tính Hồng Kông, Ma Cao) đã lên tới 281,04 tỷ USD trong năm ngoái tăng 13.56% so với năm 2004.
Trong bản báo cáo ra ngày 20/6 nói riêng về tình hình tiền VND của Việt Nam, HSBC nhận định rằng tình hình lạm phát và thâm hụt Việt Nam đang được cải thiện và việc tăng lãi suất sẽ làm thay đổi luồng tiền. Nợ của Việt Nam ở trên chủ yếu để đầu tư vào các dự án năng lượng và giao thông bao gồm các nhà máy điện, hệ thống đường xá và các nhà máy lọc dầu, sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong vài năm tới đây. Để làm được điều này, chúng ta phải đảm bảo thực hiện tốt các nguồn thu trong nước, có cơ chế huy động nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư và của doanh nghiệp, tránh thất thoát thuế, tránh tình trạng ào ạt trong tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước (để không bị giảm nguồn thu ngân sách một cách đột ngột), đa dạng hoá các nguồn thu….
Chính phủ phải tạo được sự ổn định chính trị, giảm tham ô, lãng phí, tạo sự an tâm tin tưởng cho người dân, điều này giúp cho việc huy động nguồn vốn trong nước thông qua phát hành trái phiếu…được hiệu quả. Các nguồn vốn nước ngoài (FDI, ODA, viện trợ, vay thương mại) chỉ là một nguồn bổ trợ quan trọng, phải thu hút nhưng không phải bằng mọi giá, đặc biệt đối với vay thương mại, chỉ vay khi không thể huy động nguồn vốn trong nước hiệu quả hơn. - Nõng cao năng lực giỏm sỏt tài chớnh – tiền tệ vĩ mụ: phải theo dừi chặt chẽ biến động của các dòng vốn, đặc biệt là các luồng vốn ngắn hạn, tạo hành lang an toàn tài chính – tiền tệ quốc gia dựa trên các ngưỡng an toàn (tài khoản vốn, tài khoản vãng lai, ngân sách nhà nước…), kiểm soát nợ nước ngoài cân đối với dự trữ ngoại tệ, thực hiện giám sát tài chính ngay từ quá trình soạn thảo, hoạch định các chính sách, cơ chế đến việc tổ chức thực hiện các chính sách quản lý tài chính – tiền tệ, theo dừi diễn biến và dự đoỏn xu hướng tài chớnh – tiền tệ trong nước, khu vực và thế giới, từ đó vận dụng vào Việt Nam.
- Chính phủ phải quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài trong khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là vay nợ của doanh nghiệp, hạn chế sự bảo lãnh của Chính phủ đối với khoản vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Rút bài học từ các vụ vỡ nợ ở các quốc gia, chúng ta cần phải tăng cường công tác theo dừi giỏm sỏt đảm bảo cho vốn vay được sử dụng đỳng mục đớch, hiệu quả, trỏnh thất thoát, lãng phí. Tham ô là một nguyên nhân hết sức bức xúc dẫn đến thất thoát vốn, làm giảm lòng tin của người dân trong nước cũng như các nhà tài trợ nước ngoài, do đó phải có hệ thống luật chặt chẽ, nghiêm khắc xử lý những cá nhân vi phạm.