MỤC LỤC
TPCP đấu thầu được giao dịch trên thị trường chứng khoán, có hai hình thức đấu thầu: Đấu thầu cạnh tranh lãi suất và kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không cạnh tranh lãi suất, nghĩa là người đặt thầu không đưa ra mức lãi suất mà lãi suất trái phiếu hình thành thông qua đấu thầu cạnh tranh đồng thời là lãi suất trúng thầu chung cho cả đấu thầu không cạnh tranh, ở đây người đặt thầu không cạnh tranh sẽ được ưu tiên trúng thầu. Thông qua phát hành TPCP ra thị trường sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư có nhiều cơ hội đầu tư; phát triển thị trường TPCP thông qua việc cung cấp các hàng hoá cho thị trường sẽ góp phần, tạo thói quen đầu tư, kinh doanh chứng khoán, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các định chế tài chính trung gian (các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư,..), thị trường TPCP là nơi khơi thông các nguồn vốn trong xã hội, tạo điều kiện tích tụ các nguồn vốn nhỏ thành nguồn vốn lớn, biến nguồn vốn ngắn hạn thành nguồn vốn dài hạn.
Về kỳ hạn của TPCP Nhật Bản phát hành chủ yếu tập trung vào các loại trái phiếu dài hạn và siêu dài hạn (15 năm , 20 năm và 30 năm) và giảm loại trái phiếu ngắn hạn; tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm nền kinh tế và mức độ phát triển của thị trường tài chính ở Nhật, bên cạnh việc phát hành TPCP với kỳ hạn trung và dài hạn, Chính phủ vẫn phát hành tín phiếu với mục đích đảm bảo hàng hoá cho thị trường tiền tệ hoạt động và để thực hiện chính sách tiền tệ; việc duy trì và đa dạng hoá các loại kỳ hạn TPCP góp phần tạo lập đường cong lãi suất chuẩn để các công cụ nợ khác trên thị trường tham chiếu, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các nhà đầu tư. Khi khách hàng muốn mua hoặc bán trái phiếu trên thị trường, nhà tạo lập thị trường có 3 khả năng lựa chọn sau: Thứ nhất, tìm kiếm một khách hàng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đó; thứ hai, mua hoặc bán trái phiếu nhưng để tránh rủi ro bằng cách mua, bán giao dịch với một nhà tạo lập thị trường khác; thứ ba, tiến hành giao dịch đó và giữ lại số trái phiếu làm tài sản của mình và thực hiện nghiệp vụ nắm giữ trái phiếu, gánh chịu rủi ro thông qua các phương thức khác nhau như một giao dịch Repo.
Bộ Tài chính chỉ định PDPDs từ các tổ chức đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn và đã tham gia vào thị trường trái phiếu với tư cách là PDPDs dự bị ít nhất 1 năm, cụ thể:(i) Về tài chính: Các công ty chứng khoán phải có tỷ suất tài sản hoạt động ròng là 150%; đối với ngân hàng thương mại phải có tỷ suất BIS (BIS ratio - chỉ số cho biết thực lực tài chính của một ngân hàng, chỉ số này do ngân hàng thanh toán quốc tế đề xuất và đang được nhiều quốc gia áp dụng) là 8%; (ii) Về nắm giữ TPCP: Bảo lãnh phát hành ít nhất 2% tổng giá trị phát hành TPCP mỗi năm; (iii) Về giao dịch TPCP: Giao dịch ít nhất 2%. Các đặc điểm chính của giao dịch OTC tại Hàn Quốc, cụ thể: (i) Không cố định đơn vị yết giá và giao dịch; (ii) Giao dịch thông qua môi giới, chức năng của các nhà kinh doanh trái phiếu tương đối mờ nhạt; (iii) Các nhà môi giới sử dụng điện thoại và tin nhắn qua Internet; (iv) Phí môi giới cố định (thường là 1 bp tính theo giá trị giao dịch); (v) Thời hạn thanh toán có thể thương lượng trong vòng 30 ngày làm việc, thông thường là T + 1; (vi) Phương thức thanh toán chuyển giao chứng khoán thông qua hệ thống SAFE của KSD (Korea Securities Depository - TTLKCK Hàn Quốc) và chuyển tiền qua hệ thống BOK-Wire (hệ thống thanh toán liên ngân hàng tại Hàn quốc); (vii) Chi tiết giao dịch phải báo cáo cho KSDA trong vòng 15 phút.
Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì việc cho lưu thông giữa hai thị trường tập trung và phi tập trung này đạt hiệu quả rất lớn nên hiện nay Trung Quốc đang nghiên cứu để áp dụng, với mục đích là tự do hoá thị trường và hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính. - Toàn bộ giao dịch TPCP niêm yết tại TTGDCK được thực hiện điện tử hoá (giao dịch qua mạng máy tính); tại SGDCK Thâm Quyến một ngày bình quân thực hiện trên 36 triệu giao dịch, các giao dịch thực hiện qua đường truyền phổ thông và hệ thống thông tin vệ tinh, mỗi SGDCK đều có hệ thống BackUp dự phòng đảm bảo cho các giao dịch trái phiếu không bị gián đoạn.
- Đối với các giao dịch Repos: Thực hiện theo cách thức tương tự như với giao dịch mua đứt bán đoạn trực tiếp trên hệ thống giao dịch nhưng trên một màn hình giao dịch riêng của hệ thống giao dịch thỏa thuận điện tử, chỉ có một số lựa chọn mặc định, hạn chế tối đa khả năng tùy biến; sử dụng qui định do Gretai đặt ra và đã được các chủ thể tham gia giao dịch trên hệ thống EBTS chấp thuận và đồng ý tuân thủ để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. - Thứ hai, Giao dịch trên hệ thống so khớp: Thành viên giao dịch là các nhà kinh doanh trái phiếu có giấy phép kinh doanh trái phiếu; hàng hoá là TPCP phát hành theo phương thức ghi sổ; loại hình giao dịch là giao dịch mua đứt bán đoạn; phương thức giao dịch là sử dụng điện thoại; phương thức thanh toán là bù trừ với các giao dịch mua đứt bán đoạn và các giao dịch Repo khác trên hệ thống EBTS; chu kỳ thanh toán là T+2; quản lý rủi ro thông qua hình thức ký quỹ tham gia hệ thống giao dịch; giờ giao dịch từ 13h30-16h00 cùng ngày.
Trên thị trường trái phiếu Malaysia là thiếu các nhà tạo lập thị trường do: (i) Chi phí để giữ trái phiếu khá cao và thiếu chính sách bảo hiểm đối với trái phiếu; (ii) Do tâm lý lo sợ rằng nếu nắm giữ trái phiếu sẽ bị rơi vào tính trạng ngắn hạn không ổn định; (iii) Không có cơ chế để giải quyết tình trạng trên, ví dụ như chương trình cho vay và đi vay bằng chứng khoán. Điều này có thể được giải quyết do có gần đây số lượng TPCP được phát hành tăng cao hơn so với số lượng trái phiếu công ty, điều này có thể hiểu được do sự đây là nỗ lực của Chính phủ trong việc khuyến khích, thúc đẩy phục hồi kinh tế và do khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong các nghĩa vụ trả nợ sau khi khủng hoảng tài chính Châu Á.
- Triển khai hệ thống thanh toán bù trừ: Triển khai thực hiện hệ thống thanh toán tổng theo thời gian thực (RTGS- Real Time Gross Settlement) được gọi là RENTAS. RENTAS là hệ thống thanh toán điện tử theo thời gian thực và là hệ thống thanh toán ngay khi giao hàng, hệ thống này giúp tăng tính hiệu quả của việc thanh toán đồng thời giúp loại bỏ các rủi ro khi thanh toán. - Triển khai hệ thống công bố thông tin trái phiếu: Hệ thống này được đưa ra nhằm cung cấp thông tin thị trường đầy đủ cho thị trường trái phiếu trong nước. chi tiêu của Chính quyền Liên bang phải được đáp ứng đầy đủ. Theo đó, FA được phép tham gia hoạt động trên thị trường tài chính thông qua việc phát hành TPCP, sử dụng các công cụ phái sinh và tham gia hoạt động trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán. Theo quy định, FA chỉ được mua tối đa 10 % doanh số TPCP đã phát hành. Riêng đối với TPCP phát hành theo “ Lô lớn ” sắp đến hạn thanh toán, FA có thể được mua lại một phần nhằm giảm sức ép phải thanh toán cho Chính phủ vào thời điểm đến hạn thanh toán. a) Xây dựng kế hoạch phát hành: Hằng nămHàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN được Bộ Tài chính giao, bao gồm huy động vốn cho đầu tư phát triển và thanh toán nợ cũ, FA xây dựng lịch biểu phát hành TPCP hàng quý, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và các thành viên của thị trường. b) Phương thức phát hành: TPCP được phát hành chủ yếu bằng phương thức đấu thầu qua Ngân hàng Trung ương. Về việc mua lại trái phiếu trước hạn: Để tránh rủi ro cho nhà phát hành và nhà đầu tư do khối lượng trái phiếu đến hạn thanh toán tại một thời điểm quá lớn, FA thực hiện việc mua lại trái phiếu trước thời điểm đến hạn thanh toán khoảng 1 năm.
- Giao dịch trái phiếu: Tại Hungary, các loại trái phiếu được giao dịch chủ yếu trên thị trường phi tập trung (OTC) thông qua hệ thống các nhà tạo lập thị trường (các đại lý cấp I). Lệnh giao dịch trên thị trường OTC được thực hiện trên cơ sở thương lượng giữa các bên và được chuyển vào hệ thống đường truyền kết nối giữa các thành viên với tTrung tâm tThanh toán bBù trừ gGiao dịch cChứng khoán (Keler). c) Phát hành TPCP theo “Lô lớn”: Tại Hungary, TPCP có thời hạn từ 3 năm trở lên được phát hành theo “lô lớn” để tạo thuận lợi cho công tác quản lý cũng như nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường.
Lựa chọn các ngân hàng, các tổ chức tài chính, công ty chứng khoán trong và ngoài nước hoạt động hợp pháp, có kết quả, thành tích, đóng góp và tham gia tích cực vào thị trường TPCP, có uy tín, tiềm năng, năng lực về vốn và có kết quả kinh doanh tốt làm thành viên đại lý cấp I trên thị trường TPCP để thực hiện chức năng: Tham gia thường xuyên vào các phiên đấu thầu TPCP với mức cam kết và đạt được khối lượng mua tối thiểu theo quy định để phân phối cho các nhà đầu tư, thực hiện yết giá hai chiều (mua, bán với biên độ xác định) và duy trì thực tế khối lượng giao dịch thường xuyên trên thị trường thứ cấp, cung cấp thông tin liên quan đến thị trường trái phiếu cho các nhà đầu tư. Cung cấp thông tin về thị trường thông qua Website, cung cấp thông tin chính thống từ tổ chức phát hành đến các tổ chức và cá nhân quan tâm, thông qua kênh thông tin này các nhà đầu tư sẽ nắm bắt kịp thời thông tin về: Kế hoạch phát hành, lịch biểu phát hành, kỳ hạn trái phiếu, phương thức phát hành, khối lượng,… để từ đó chủ động trong việc xây dựng danh mục đầu tư và sử dụng nguồn vốn khả dụng của mình để tham gia đầu tư vào TPCP.
Trình bầy lý luận cơ bản, tổng quan về trái phiếu Chính phủ và thị trường trái phiếu Chính phủ; làm sáng tỏ sự tồn tại tất yếu khách quan, chức năng và vai trò của thị trường TPCP trong nền kinh tế. Nghiên cứu thực trạng hoạt động thị trường TPCP của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 - 2008; đánh giá những kết quả đã đạt được, những điểm hạn chế, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của thị trường TPCP ở Việt Nam.
Tham khảo kinh nghiệm thị trường TPCP của một số nước phát triển trên thế giới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP. Trên cơ sở đó, nêu ra quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp, lộ trình phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP ở Việt Nam trong thời gian tới.
Đối với các loại trái phiếu do KBNN phát hành, nguồn vốn thanh toán được lấy từ nguồn vốn NSNN; còn đối với các loại trái phiếu do các cơ quan khác được Chính phủ cho phép phát hành nguồn vốn thanh toán được lấy trực tiếp từ nguồn thu của các chương trình, dự án đó mang lại; trong trường hợp nếu các cơ quan được Chính phủ cho phép phát hành không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ thì Chính phủ sẽ đứng ra trả nợ. Nếu phát hành theo phương thức bán lẻ thì lãi suất trái phiếu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở tình hình thực tế của thị trường tài chính và nhu cầu vốn của các tổ chức phát hành; nếu phát hành theo phương thức đấu thầu thì lãi suất hình thành theo kết quả đấu thầu trong giới hạn trần lãi suất đã được Bộ Tài chính quy định.
Các loại trái phiếu khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau; cụ thể, TPCP có mức độ rủi ro thấp nhất vì nguồn vốn thanh toán TPCP khi đến hạn được NSNN đảm bảo; trái phiếu chính quyền địa phương thì được đảm bảo bằng ngân sách của địa phương; trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp nhà phát hành không có khả năng trả nợ thì Chính phủ sẽ hỗ trợ; trong khi đó trái phiếu công ty thì có mức độ rủi ro cao hơn vì nguồn vốn đảm bảo thanh toán các khoản nợ phụ thuộc nhiều vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thể phát hành. Tín phiếu kho bạc là loại TPCP có tính thanh khoản cao nhất bởi vì kỳ hạn của nó ngắn (dưới 1 năm), nó là một trong những công cụ quan trọng của thị trường tiền tệ; tín phiếu kho bạc cũng là một yếu tố cấu thành khối lượng tiền trong lưu thông, nó được mua bán trên thị trường tiền tệ; trái phiếu kho bạc thường có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do vậy tín thanh khoản của TPKB thấp hơn tín phiếu kho bạc; TPKB đáp ứng đủ điều kiện thì được giao dịch trên thị trường thứ cấp, trong quá trình này NHTW cũng tham gia với vai trò là chiết khấu ngắn hạn các công cụ nợ dài hạn, vì thế mà TPKB cũng là một công cụ nợ có tính thanh khoản khá cao.
Trong những điều kiện nhất định khi áp dụng chính sách tài khoá nới lỏng dưới dạng bội chi chủ động, thì nhu cầu huy động vốn thông qua TPCP tăng lên, làm cho hoạt động của thị trường TPCP thêm sôi động; nếu thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, giảm bội chi NSNN thì nhu cầu huy động vốn qua phát hành TPCP sẽ giảm xuống, ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng trái phiếu phát hành, niêm yết và giao dịch trên thị trường. Tăng cường sự liên kết giữa thị trường TPCP với thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường trái phiếu chính quyền địa phương; thị trường TPCP phải là thị trường nợ chuẩn mực để các thị trường khác tham chiếu, đẩy nhanh vòng quay, luân chuyển của các luồng vốn trong xã hội; thông qua thị trường TPCP khuyến khích tiết kiệm và đầu tư của các tầng lớp dân cư trong xã hội; phát triển thị trường TPCP phải gắn với việc khắc phục những kiếm khuyết và tiến tới đồng bộ hoá thị trường tài chính trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, thực hiện chủ trương đa phương hoá và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để triển khai thuận lợi các dự án trọng điểm của nền kinh tế.