MỤC LỤC
Mặc dù luận án phân tích một số tỉnh, nhưng phạm vi luận án đề cập đến sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước của cả nước nói chung. Luận án đã hệ thống hoá, phân tích các khái niệm lãnh đạo, đảng lãnh đạo, lý luận về đảng cầm quyền; phản ánh và phân tích thực trạng sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước; gúp phần luận giải rừ thờm lý luận về sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với các cơ quan nhà nước cấp tỉnh; đưa ra ý kiến mới về nội dung, mô hình lãnh đạo toàn diện nhưng không can thiệp trực tiếp, xây dựng uy tín lãnh đạo, khắc phục tập trung quyền lực tuyệt đối và dự báo các xu hướng lớn cần tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị ở địa phương.
Phần lớn các nghiên cứu cũng chỉ chú trọng vào hiệu quả lãnh đạo và do đó, tập trung giải thích về năng lực, hành vi, phẩm chất và những yếu tố liên quan (tính mục đích, ý chí kiên cường, lòng can đảm, lòng nhân ái và lòng tốt, chính trực và lương thiện, tính khiêm nhường, công bằng và bình đẳng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, phát triển đội ngũ lãnh đạo…) xác định khả năng của người lãnh đạo ảnh hưởng tới người khác nhằm đạt tới các mục tiêu của tổ chức. Một số tác giải luận giải khái niệm này xuất phát từ mục đích của tổ chức: “Đảng chính trị được hiểu là một nhóm người được tổ chức để giành và thực thi quyền lực” [1, tr.304]; “Chính đảng như một nhóm người cùng chung một lý tưởng chính trị, kết hợp lại thành một tổ chức để chinh phục chính quyền hay để tham gia vào chính quyền… Ảnh hưởng của chính đảng trên các cơ cấu chánh phủ là rất dễ hiểu vì, các chính đảng đảm nhiệm việc cán bộ hóa không những những cử tri và ứng cử viên mà còn cả các nghị sĩ và tổng, bộ nữa”.
Với quan điểm khoa học lịch sử, C.Mác đã chứng minh quyền lãnh đạo lịch sử đã chuyển sang tay giai cấp vô sản bởi những lực lượng sản xuất xã hội, đã phát triển lên đến mức mà giai cấp tư sản không có thể chế ngự được nữa, chỉ còn đợi đến lúc giai cấp vô sản đoàn kết lại, đoạt lấy những lực lượng sản xuất đó để thiết lập nên một chế độ đem lại cho mỗi thành viên của xã hội khả năng tham gia không những vào công việc sản xuất, mà cả vào việc phân phối và quản lý của cải xã hội và nhờ đó tổ chức kế hoạch toàn bộ nền sản xuất, làm tăng thêm những lực lượng sản xuất và những sản phẩm do lực lượng sản xuất đó tạo ra đến mức đảm bảo thoả mãn được những nhu cầu hợp lý ngày càng tăng của mỗi người. Đảng cộng sản Việt Nam cho rằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước; xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân; xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; bộ máy nhà nước, các thiết chế khác trong hệ thống chính trị có nhiệm vụ đề xuất ý kiến với Đảng trong quá trình xây dựng, hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.
Thẩm quyền chủ yếu của ban thường vụ tỉnh uỷ là: Tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và tỉnh uỷ; lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát toàn diện về tổ chức và hoạt động của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong hệ thống chính trị ở địa phương, tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn; thảo luận và quyết định những vấn đề cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng-an ninh, phòng chống thiên tai; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; công tác xây dựng Đảng;. Theo đó, bí thư tỉnh uỷ là người chủ trì các công việc của ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp uỷ; chủ trì và kết luận các hội nghị cấp uỷ; chủ động đề xuất, trao đổi trong thường trực cấp uỷ những vấn đề lớn, quan trọng để đưa ra ban thường vụ, ban chấp hành; chỉ đạo tổ chức quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo và định hướng chuẩn bị những đề án quan trọng nhằm cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu và lĩnh vực công tác phức tạp nhất; trực tiếp nắm và chỉ đạo những vấn đề cơ mật về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, về công tác bảo vệ Đảng; chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt; chủ động đề xuất chủ trương, biện pháp đổi mới phương thức lãnh đạo; chỉ đạo sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo các phó bí thư thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của tỉnh uỷ và phụ trách một số mặt công việc theo quy chế.
Thực hiện các nghị quyết, kết luận của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân Tỉnh và Ban cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân Tỉnh căn cứ vào quy định của Nhà nước lãnh đạo Hội đồng nhân dân Tỉnh, Uỷ ban nhân dân Tỉnh thảo luận, thể chế hoá thành văn bản của Hội đồng nhân dân Tỉnh, của Uỷ ban nhân dân để tổ chức thực hiện bằng hệ thống các cơ quan Nhà nước [5]. Cho dù chúng là bảo thủ hay cách mạng, là hiệp hội của các tinh hoa hay tổ chức quần chúng, dù vận hành trong nền dân chủ đa nguyên hay nhất nguyên, các đảng chính trị đều tham gia ở phạm vi nào đó vào quá trình thực thi quyền lực chính trị, bằng việc thành lập chính phủ hay thực thi chức năng của lực lượng đối lập, một chức năng mà thường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định chính sách quốc gia.
Tổng thống là nhân vật trung tâm trong đời sống chính trị, là Tổng chỉ huy các lực lương quân đội, có quyền bổ nhiệm các thành viên của chính phủ, giải tán quốc hội, bác bỏ luật…Dù thực hiện thiết chế nào, các cơ quan nhà nước có vai trò quyết định đối với đời sống xã hội và vì vậy, các đảng tìm mọi cách cử người của mình ứng cử để chiếm giữ các vị trí quan trọng trong cơ quan nhà nước, trước hết là cơ quan lập pháp và hành pháp. Trong giai đoạn hiện nay, sự quan tâm của các đảng là đề cao vai trò quản lý xã hội bằng pháp luật; thúc đẩy sự phát triển nền dân chủ tư sản, khai thác tối đa những thành tựu của khoa học – công nghệ hiện đại để hoàn thiện “công nghệ cai trị”; xây dựng nền giáo dục hiện đại; phát triển nền kinh tế mềm dẻo, năng động, có sức cạnh tranh cao; thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở khu vực và quốc tế vì lợi ích quốc gia.
Thực tiễn xây dựng đảng cầm quyền ở Trung Quốc chỉ ra sáu vấn đề chủ yếu: tuân theo đường lối cơ bản của đảng, nắm chắc nhiệm vụ trung tâm của đảng, kết hợp chặt chẽ với thực tiễn vĩ đại xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc nhằm đẩy mạnh công trình vĩ đại mới về xây dựng Đảng; đặt lên vị trí hàng đầu việc kiên trì tăng cường xây dựng tư tưởng lý luận, không ngừng đẩy mạnh sáng tạo lý luận, dùng chủ nghĩa Mác đang phát triển để chỉ đạo xây dựng đảng; luôn luôn nắm chắc khâu quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ tố chất cao, coi trọng cao độ việc xây dựng đội ngũ nhân tài, ra sức tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng. Bảo đảm một cách hài hòa việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với việc phát huy đầy đủ nền dân chủ, nghiêm chỉnh làm việc theo pháp luật, không ngừng cải tiến và hoàn thiện thể chế lãnh đạo của Đảng và căn cứ theo nguyên tắc bao quát toàn cục, điều hòa các mặt, kiên trì tập trung sức lực tính toán toàn cục, nắm chắc phương hướng, chăm lo việc lớn, giải quyết tốt quan hệ giữa đảng uỷ với Đại hội đại biểu nhân dân (tức Hội đồng nhân dân), Chính hiệp (Mặt trận) và đoàn thể nhân dân cùng cấp, vừa không ngừng tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo công tác đối với đảng đoàn và ban cán sự đảng của Đại hội đại biểu nhân dân, Chính quyền và Chính hiệp, vừa tích cực ủng hộ họ thực hiện chức năng theo pháp luật, ủng hộ các mặt triển khai công tác một cách tích cực, chủ động, độc lập, làm hết trách nhiệm và nhịp nhàng, thực hiện bao quát toàn cục mà không bao biện, điều hòa mà không làm thay.
Ông cha ta quản lý dân cư và dân số ở các tỉnh, huyện khá sát sao, biết những tỉnh đông dân, giàu của để huy động nhân lực, tài lực, biết những tỉnh thừa dân, giàu tài nguyên để điều động dân cư tới khai khẩn, nhất là ở các tỉnh phía Nam và các tỉnh biên giới, biết được các tỉnh khó khăn về an ninh, như các tỉnh biên viễn để tăng cường trách nhiệm trị an [95, tr.30]. Tóm lại, mặc dù những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội luôn luôn vận động và biến đổi; yêu cầu lãnh đạo chính trị của các đảng chính trị trong thể chế chính trị khác nhau cũng như mỗi thời kỳ mỗi khác, song những di sản, những kinh nghiệm lãnh đạo của các thể chế chính trị, các đảng chính trị cả trong và ngoài nước luôn luôn là những di sản, những kinh nghiệm quý báu, giúp ích cho công tác lãnh đạo của Đảng ta nói chung và lãnh đạo của tỉnh ủy đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở nước ta hiện nay.
Thế nhưng, với sự khuyến khớch của Trung ương mà trực tiếp là đồng chớ Vừ Văn Kiệt (Ông nguyên là Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cho lãnh đạo Đảng bộ:. “Các đồng chí phải mạnh dạn tiến công vào Đồng Tháp Mười bằng mọi sáng tạo mới, kết hợp khoa học với thực tiễn ở địa phương để vận dụng cho phù hợp. Nếu có mất thì chỉ mất một phần của 3 tỉnh. Nếu được thì được cho cả nước), Đảng bộ Đồng Tháp đã huy động hàng triệu ngày công lao động đào kênh, rửa phèn, vỡ đất khai hoang. Qua việc thực hiện công tác kiểm tra,giám sát, tiến hành xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên đã có tác dụng giáo dục, răn đe, ngăn ngừa việc vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chức trách nhiệm vụ được giao nhằm từng bước xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Kiểm điểm hoạt động công tác tư pháp trong năm 2006, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Tháp nhận thấy, các hoạt động lãnh đạo có những tiến bộ đáng kể như: chỉ đạo giải quyết những vụ việc phức tạp; tổ chức Hội nghị tổng kết 04 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX, hội nghị triển khai Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020; xây dựng Chương trình hành động thực hiện. Một cuộc hội nghị chuyên đề về công tác lãnh đạo cấp uỷ có đánh giá rằng: Ở nhiều địa phương, cấp uỷ thường thảo luận, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội như: chiến lược kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch 5 năm, kế hoạch và ngân sách hàng năm, các chuyên đề cơ cấu sản xuất, quan hệ sản xuất, các dự án lớn liên doanh với nước ngoài, các vấn đề xã hội, vấn đề quy hoạch và quản lý đô thị..Dựa trên nghị quyết của Trung ương, chiến lược và quy hoạch tổng thể phát.
Việc bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh của Hội đồng nhân dân như chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân, chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, trưởng ban và các thành viên khác của các ban Hội đồng nhân dân, Hội Thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp … đã được quyết định sẵn và phần lớn những con người đó tiến hành biểu quyết lần thứ hai (một lần, với tư cách của cấp uỷ viên; lần khác, với tư cách là đại biểu Hội đồng nhân dân). Tơng tự nh vậy, việc thực hiện nghị quyết về phát triển kinh tế tập thể đã bộc lộ nhiều hạn chế nh: cán bộ thiếu am hiểu nội dung hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác; việc giao chỉ tiêu cụ thể cho các huyện, thị xã, thành phố đã làm cho một số địa phơng nóng vội nên có hiện tợng gò ép, bỏ qua nguyên tắc khi thành lập hợp tác xã; chủ trơng tăng cờng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà nguyên nhân “tr… ớc hết thuộc về Ban Thờng vụ Tỉnh ủy thiếu kiểm tra thờng xuyên để uốn nắn và chỉ.
Các cấp uỷ thảo luận và quyết định (dĩ nhiên phải sử dụng các biện pháp để thực hiện cho bằng được): chủ trương, biện pháp, thi hành nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; chủ trương, biện pháp, kế hoạch thi hành nghị quyết đại hội của cấp mình, những vấn đề quan trọng về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh… Ngoài ra, sự chỉ đạo quá chi tiết, cụ thể của cấp trên (phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống tai nạn giao thông…) và thói quen chờ mệnh lệnh từ cấp uỷ của các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng này. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Tháp chỉ ra những thiếu sót trong hoạt động lãnh đạo của mình và cấp uỷ cấp dưới thể hiện ở việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các nghị quyết của Tỉnh uỷ có mặt chưa sâu; còn lúng túng trong việc cải tiến nội dung, phương pháp làm việc với các tổ chức đảng trực thuộc, nhất là đối với các Đảng đoàn, Ban cán sự đảng; chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan tham mưu, giúp việc có mặt chưa kịp thời, chưa tạo sự đồng đều giữa các cơ quan.
Chủ trương, biện pháp thi hành các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương; Chủ trương, biện pháp, kế hoạch thi hành Nghị quyết của Đại hội VIII Đảng bộ Tỉnh; Những vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng – an ninh công tác vận động quần chúng và công tác xây dựng Đảng; Chương trình hoạt động toàn khoá và chương trình hành động năm của Tỉnh uỷ… [4]. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã nhận thấy điều đó nên có đề nghị: Các nghị quyết của cấp uỷ về nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội hằng năm không cần quá chi tiết dẫn đến việc ban hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân mang tính thụ động, hình thức, quyết lại các nội dung nghị quyết của cấp uỷ đã thảo luận và quyết định.
Báo cáo này cho rằng, ở đâu cấp uỷ, trước hết là ban thường vụ và đồng chí bí thư cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát thì ở đó tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong Nghị quyết đúng đắn, kịp thời, bảo đảm kỷ cương và trật tự. Đằng sau việc đề cao vai trò lãnh đạo của tỉnh uỷ, tình trạng này tự nó nói lên rằng, tỉnh uỷ không trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động bị đình đốn, các tổ chức trong hệ thống chính trị không tham gia, cơ quan nhà nước vô hiệu.
Gần đây, có tỉnh đã xây dựng những công trình, dự án nhằm chiếm dụng đất vì lợi ích của một số ít người, hoặc ban hành các chính sách sai với các quy định của pháp luật. Một nhà báo có ghi lại câu chuyện xét xử sơ thẩm một số cán bộ, công chức ở thị xã Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng) lợi dụng chức quyền chia chác đất của dân sai chính sách.
Tinh thần cơ bản của việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói riêng làm thế nào để: “Đảng thật sự là lực lượng lãnh đạo ở tầm chiến lược, bao quát toàn diện nhưng không rơi vào bao biện, làm thay Nhà nước, phải làm cho Nhà nước mạnh lên, quản lý có hiệu lực, hiệu quả, đồng thời Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội” [50]. Trong việc lãnh đạo cơ quan nhà nước ở địa phương, Tỉnh uỷ phải nghiên cứu để tiếp tục đổi mới về tổ chức (xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của ban cán sự đảng cơ quan nhà nước; mối quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan với Ban cán sự đảng, Đảng đoàn) theo hướng giảm bỏ những tổ chức không cần thiết và giao quyền rộng cho tập thể thủ trưởng đơn vị trong việc thực thi nhiệm vụ, trong công tác cán bộ; xây dựng quy chế để xác lập mối quan hệ làm việc sao cho cơ quan nhà nước tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở luật pháp và nghị quyết cấp uỷ; cấp uỷ ít ra nghị quyết và nếu cú ra nghị quyết thỡ phải rừ ràng và cỏc văn bản chỉ đạo phải cụ thể.
Bí thư tỉnh uỷ có “sứ mạng” lớn là người chịu trách nhiệm cao nhất trước ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực tỉnh uỷ; cùng ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp uỷ chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trước đảng bộ và nhân dân địa phương về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực ở địa phương và chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn vừa qua, các cơ quan có tính chất vừa tham mưu, vừa tác nghiệp nên giữ ổn định là: văn phòng (chủ yếu là tham mưu giúp cấp uỷ điều hành công việc, thông tin tổng hợp và nghiệp vụ văn phòng, nên tách chức năng nghiên cứu kinh tế, nội chinh), ban tổ chức, uỷ ban kiểm tra, ban tuyên giáo (có thể gọi tên là ban tư tưởng, ban tuyên truyền hoặc ban tuyên huấn.. nên tách chức năng khoa giáo), báo, trường chính trị.
Để bảo dảm cho hoạt động kiểm tra, giám sát có hiệu lực, hiệu quả, ngoài việc tỉnh uỷ xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình hằng năm, cần tổ chức thực hiện nền nếp, đúng quy trình và tiến hành nghiên cứu thiết kế tổ chức, xây dựng cơ chế về công tác kiểm tra theo dạng “đối trọng”, độc lập (giống như Kiểm toán nhà nước kiểm toán hoạt động tài chính của các cơ quan). Để khắc phục những hiện tượng trên, tỉnh uỷ mà chủ yếu là ban thường vụ và thường trực tỉnh uỷ cần lịch trình hóa các cuộc họp trong năm, xác định những cuộc họp phải tham dự (đại hội ngành, tổng kết năm những đơn vị trọng yếu, tổng kết 5 năm trở lên với các đơn vị khác), ghi nhận các cuộc họp uỷ nhiệm cho các uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ hoặc tỉnh uỷ viên dự.
Liên quan đến nội dung này, tiến hành điều chỉnh lại luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân để có đại biểu chuyên trách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thẩm quyền thực của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ chế trách nhiệm của tập thể, của cá nhân đối với công việc phụ trách. Theo đó, việc đổi mới sự lãnh đạo của cấp uỷ đối với cơ quan nhà nước phải thực hiện đồng bộ trên cả lĩnh vực nhận thức, hoạt động lãnh đạo về mặt xác lập chủ trương, xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ, thực hiện công tác kiểm tra và điều hành cộng việc cụ thể.