Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hóa nông thôn tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

Sự cần thiết phải chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn

Theo tác giả E.A.Klimov(1) thì: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của cong người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động xã hội mà có), nó tạo ra cho con người khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển”. Khi không có việc làm, không có thu nhập để tồn tại trong cuộc sống với nhiều cám dỗ như hiện nay thì một bộ phận người lao động nhất là lao động nông thôn do thời gian nhàn dỗi, thiếu việc làm cộng với trình độ lao động thấp không có khả năng tìm việc, chuyển đổi sang nghề phi nông nghiệp đã bị lôi kéo tham gia các hoạt động trái pháp luật, làm huỷ hoại bản thân và ảnh hưởng lợi ích của xã hội.

Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động

Tuy nhiên nếu như mọi người đều đổ dồn vào một nghề mà không xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định sẽ làm thị trường mất cân bằng thậm chí dư thừa, tức là cung lao động giờ lại lớn hơn cầu, việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động sẽ gặp khó khăn bởi số lượng lao động mà thị trường cần quá ít trong khi nhu cầu tìm việc cao. Nếu như người lao động quyết định và tìm mọi cách thực hiện thì việc chuyển sang một nghề mới sẽ có thể diễn ra, còn nếu họ không muốn và không buộc phải chuyển đổi thì dù thế nào đi chăng nữa việc chuyển đổi nghề nghiệp không tiến hành được.

Xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn

Một khi kinh tế phát triển tất nhiên sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ kéo theo là sự thay đổi nhu cầu về lao động. Lúc này muốn đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, người lao động phải nhận thức vấn đề là ở chỗ làm sao tìm được một nghề phù hợp với sự phát triển không ngừng của xã hội.

Kinh nghiệm thực tế về chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn

Chính phủ có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề, dạy nghề tích cực đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho khu vực ĐTH để tạo điều kiện cho lao động nông thôn chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các cụm kinh tế mở,…Vì vậy đào tạo cho lao động nông thôn để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong các ngành mới ở các vùng ĐTH nhanh được chính phủ và chính quyền các địa phương rất quan tâm. Ở Malaixia, chính phủ đã xây dựng quỹ phát triển nguồn nhân lực (HRDF) và dùng để trợ giúp đào tạo, dạy nghề đối với các ngành nghề có nhu cầu lớn về lao động kỹ thuật, đào tạo lao động nông thôn để chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp năng suất lao động thấp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ có năng suất lao động cao hơn trong quá trình ĐTH và đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề.

THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ

Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG

Đặc điểm tự nhiên - kinh tế- xã hội của huyện ảnh hưởng đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn

Hệ thống giao thông đường thuỷ dài 136 km, có các con sông lớn bao bọc như sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Đá Vách…là điều kiện tốt để huyện trao đổi hàng hoá với khu vực khác nhất là vận chuyển hàng hoá đầu vào và đầu ra như đá vôi và xi măng, đồng thời mở cho huyện hướng phát triển các ngành nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu tạo thêm lượng việc làm cho người lao động. Ngoài ra, huyện đã có 16,5 km đường giao thông có đèn cao áp chiếu sáng chủ yếu tập trung ở các thị trấn Kinh Môn, Phú Thứ, Minh Tân, khu công nghiệp xi măng Hoàng Thạch,…Một số xã cũng tự thắp sáng đường làng xóm, một số đoạn đường có lưu lượng lưu thông lớn. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện đang diễn ra theo hướng tích cực từ nông nghiệp chuyển dần sang công nghiêp - thương mại - dịch vụ dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động, người lao động có thể chuyển sang nhiều ngành, nghề khác với thu nhập cao hơn trước để đảm bảo nâng cao đời sống.

Bảng   2.2    : Tỷ lệ tăng dân số huyện Kinh Môn
Bảng 2.2 : Tỷ lệ tăng dân số huyện Kinh Môn

Khái quát quá trình đô thị hoá ở Kinh Môn 1. Diễn biến đô thị hoá ở Kinh Môn

Trước kia ngành công nghiệp huyện chỉ có một nhà máy xi măng Hoàng Thạch, một số doanh nghiệp nhỏ tham gia vào sản xuất xi măng và một số ít cơ sở đóng tàu nhỏ lẻ..Nhưng hiện nay Kinh Môn đã có tới 90 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất công nghiệp, trong đó có 2 HTX, 24 công ty trách nhiệm. Đặc biệt đến năm 2010 huyện sẽ xây dựng hoàn thiện 5 đến 6 cụm công nghiệp và một khu công nghiệp, phát triển các làng nghề tạo điều kiện tốt cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp đầu tư..Do đó triển công nghiệp góp phần giải quyết khó khăn đối với lao động nông thôn khi mà họ luôn mong muốn kiếm được việc mới tốt hơn hay chuyển đổi sang nghề nghiệp thích hợp cho bản thân và xã hội. Các loại hình dịch vụ vận tải, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ tư vấn,… đang có ưu thế phát triển mạnh đặc biệt là ở các thị trấn của huyện, các cụm, khu công nghiệp và một số xã như An Sinh, Phạm Mệnh, Tân Dân.Sự phát triển của các loại hình dịch vụ này góp phần giải quyết việc làm cho nguời lao động chủ yếu là lao động trẻ.

Bảng 2.4: Cơ cấu đất đai của huyện Kinh Môn trong tiến trình ĐTH
Bảng 2.4: Cơ cấu đất đai của huyện Kinh Môn trong tiến trình ĐTH

Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn ở huyện Kinh Môn

Thứ ba, Trong tiến trình CNH -HĐH như hiện nay ở Kinh Môn thì nhu cầu nâng cao năng suất lao động tăng mạnh mẽ, dẫn đến việc đào thải một lượng lao động không có kỹ năng và chất lượng thấp là điều không thể tránh khỏi, đã tạo ra thêm nhiều lao động bị thất nghiệp cao. Cùng với đó là khả năng đào tạo, bổ túc kỹ năng cho hàng loạt người lao động hiện tại ở huyện vẫn gặp nhiều khó khăn, số lượng lao động qua đào tạo và tìm được việc làm sau khi được đào tạo chưa nhiều. Xét riêng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng thì lao động chủ yếu phân bổ vào ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến còn xây dựng cơ bản ít hơn nhưng đã tăng mạnh vào mấy năm gần đây.

Lao động nông nghiệp 1. Nông, lâm nghiệp

Thuận lợi là lực lượng lao động nông nghiệp này khi không có việc làm mà trình độ còn thấp nên họ dễ chấp nhận những công việc dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp đa dạng với mức thu nhập hợp lý. Nhưng khó khăn ở chỗ số lượng lao động đông vượt quá khả năng bố trí công ăn việc làm cho họ trong một thời gian nhất định, cộng thêm lao động này cần phải được đào tạo, hướng dẫn hay tập huấn ở mức độ cần thiết mới có thể tham gia vào các công việc khác nhau mà trước đây họ chưa từng được làm. Trên khắp huyện các ngành nghề chủ yếu phát triển mạnh hiện nay trên qui mô hộ gia đình như: dịch vụ vận tải, hộ sửa chữa và gia công kim loại, internet, nhà hàng với qui mô nhỏ đến lớn,…Khi chưa có các cụm công nghiệp thì ngành nghề trên góp phần chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ và TTCN, khi công nghiệp phát triển những ngành nghề này lại có điều kiện tốt để phát triển, giúp người lao động có thể chuyển đổi nghề nghiệp cho cả hộ gia đình.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

TỈNH HẢI DƯƠNG

Quan điểm và định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá

Cho nên để chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm theo hướng trên cần phải có sự quan tâm, hỗ trợ và có những chính sách khuyến khích sản xuất để duy trì, phát triển được các ngành nghề truyền thống này nhằm tạo ra thêm khối lượng việc làm tại chỗ cho người lao động giúp họ nâng cao đời sống. Một khi quá trình đô thị hoá nông thôn diễn ra làm chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động công nghiệp, dịch vụ và giảm lao động nông nghiệp thì khi chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động cũng phải xem xét hướng chuyển đổi sang ngành nghề phi nông nghiệp. Cần thực hiện công tác điều tra lao động việc làm nhằm nắm được thông tin về biến động lao động, việc làm, cơ cấu, tỷ lệ lao động,… để đánh giá thực trạng lao động việc làm, chất lượng, số lượng nguồn lao động và kết quả đạt được của công tác giải quyết việc làm hàng năm.

Giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá

Công bố quy hoạch tổng thể và kế hoạch sử dụng lao động của các cụm công nghiệp đến cơ quan chức năng, các xã, thị trấn nằm trong qui hoạch và các cơ sở đào tạo nghề để cơ quan sử dụng lao động, người lao động và chính quyền địa phương, cơ sở đào tạo nghề có các giải pháp giải quyết việc làm, đào tạo nghề, chuẩn bị nguồn nhân lực đủ điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp vào làm việc trong các cụm công nghiệp để người lao động không bị hẫng hụt khi bị thu hồi đất. Tuy nhiên để phát triển các làng nghề truyền thống ở huyện Kinh Môn cần phải tập trung hơn nữa vào huy động vốn hỗ trợ cho làng nghề truyền thống phát triển, triển khai thực hiện tốt các chính sách phát triển nghề và xây dựng làng nghề như chính sách đất đai, chính sách tài chính, chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề,…cho phù hợp với điều kiện thuận lợi vốn có trên địa bàn. Để góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm chỗ làm việc mới tạo điều kiện người lao động chuyển đổi nghề nghiệp cần phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh là điều cần thiết để có thể phát triển sản xuất và dịch vụ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp; hình thành nhiều khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN