MỤC LỤC
Enzim: ở động vật thủy sản có hoạt tính sinh học mạnh kết hợp với cơ thịt mềm, lỏng lẻo, chứa nhiều nước do đó làm tăng khả năng phân giải gây ra dễ hư hỏng, ươn thối sản phẩm và phát sinh các mùi độc hại. Nitơ: là một thành phần có trong chất chiết trong tổ chức cơ thịt các loại thủy sản, khi bị phân hủy sẽ tạo ra các sản phẩm có mùi tanh, hôi thối như: Trimetylamin, Amoniac, Ure, Sunfuahydro….
Lipit không tan trong nước, chứa nhiều axit béo không no, cấu tạo mạch dài, không đông đặc ở nhiệt độ thường và dễ bị oxy hóa gây nên hiện tượng ôi hóa tạo ra các mùi khó chịu. - Nước thải trong quá trình tiếp nhận nguyên liệu không ổn định, có tính gián đoạn và tập trung ở thời gian bắt đầu mỗi ca sản xuất, thường chiếm khoảng 10 – 15%.
Từ tải lượng ô nhiễm của một số nhà máy nêu trên, nhận thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thường không ổn định, phụ thuộc nhiều vào chủng loại nguyên liêu, đặc tính sản phẩm, trình độ công nghệ và thiết bị, kỹ thuật chế biến, nhu cầu sử dụng nước cũng như những đặc điểm riêng của từng cơ sở sản xuất. Với tỷ lệ BOD5/COD từ 0,6 – 0,7, cho thấy nước thải sản xuất tương đối thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật phân hủy các hợp chất hữu cơ.
Thay thế phương thức rửa nguyên liệu dưới vòi nước chảy liên tục trong quá trình xử lý chế biến bằng rửa trong các thùng, chậu, định kỳ thay nước rửa. Giáo dục nâng cao nhận thức của công nhân về vấn đề tiết kiệm nước.
• Song chắn rác, lưới lọc: dùng để chắn giữ tất cả các tạp chất có thể gây ra các sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải như làm tắc bơm đường ống hay kênh dẫn. • Bể điều hoà: được dùng để duy trì dòng thải vào gần như không đổi, khắc phục những vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượng nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình ở cuối dây chuyền xử lý.
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong luyện kim thu hồi khoáng sản quý và cũng được sử dụng trong xử lý nước thải tách các chất lơ lửng không tan hay một số chất keo…. • Hấp phụ: dùng để tách các chất hữu cơ và khí hoà tan ra khỏi nước bằng cách tập trung những chất đó trên bề mặt chất rắn, phương pháp hấp phụ được dùng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi các chất hữu cơ hoà tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi trong nước thải có nồng độ các chất đó rất nhỏ, những chất này không thể phân hủy bằng phương pháp sinh học và thường có độc tính cao.
Trong các phương pháp phân hủy sinh học hiếu khí trên thì việc áp dụng hồ sinh học hiện đang có xu hướng giảm do đòi hỏi mặt bằng lớn và hiệu quả xử lý thấp. Nói chung các loại cặn giữ lại ở trên các công trình xử lý nước thải đều có mùi hôi thối khó chịu (nhất là cặn tươi từ bể lắng đợt I) và nguy hiểm về mặt vệ sinh.
Một nhóm vi sinh vật tự nhiên có trong nước thải thủy phân các hợp chất hữu cơ phức tạp và lipit thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ như monosaccarit, aminoaxit, để tạo ra nguồn thức ăn và năng lượng cho vi sinh hoạt động. Nhóm vi khuẩn tạo men axit biến đổi các hợp chất hữu cơ đơn giản thành các axit hữu cơ phân tử lượng nhỏ hơn: CH3-(CH2)2-COOH, CH3-CH2-COOH, CH3-COOH, H-COOH.
Công đoạn này có nhiệm vụ khử các vật rắn nổi có kích thước lớn và các tạp chất rắn có thể lắng ra khỏi nước để bảo vệ bơm và các đường ống. Có nhiều loại bể lắng như bể lắng hai vỏ, hố ga, bể lắng ngang, bể lắng đứng…. Trong nhiều trường hợp, công đoạn này chỉ gồm một trong các công trình hoặc thiết bị trên kết hợp với lắng lần II.
Người ta có thể dùng các loại hình trang thiết bị kỵ khí đóng vai trò cơ bản cho công đoạn này đó là: bể phân hủy kỵ khí, lên men metan, hồ kỵ khí, hồ tùy tiện, lọc kỵ khí. Có nhiều trường hợp công đoạn này không phải là các quá trình sinh học mà theo quá trình hóa học hoặc hóa lý: keo tụ, hấp phụ, trao đổi ion….
- Xử lý hóa chất để ổn định chất lượng nước - Dùng hồ sinh học để xử lý thêm…. Tham khảo một số quy trình xử lý đã triển khai thực hiện đối với nước.
- Phù hợp cho các loại nước thải có hàm lượng COD từ thấp đến cao Phương pháp kết hợp quá trình yếm khí và hiếu khí được sử dụng rất phổ biến. - Trong một số trường hợp cần xử lý thứ cấp để giảm sự sinh mùi. - Không phù hợp với nước thải có hàm lượng SS cao - Dễ bị bít kín.
- Rất nhạy cảm với các chất gây ức chế - Thời gian vận hành khởi động dài.
Phương pháp tuyển nổi có khả năng khử được một lượng lớn các chất rắn lơ lửng, do đó có thể xử lý nước thải bằng phương pháp này trước khi vào hệ thống Aeroten. Từ cống nước thải qua song chắn rác thô để loại bỏ các rác có kích thước lớn, rồi sau đó đổ bể điều hòa kết hợp lắng sơ cấp, tại bể điều hòa, dòng nước thải được ổn định lưu lượng và nồng độ các chất bẩn tạo điều kiện vận hành tốt và giúp giảm thể tích cho các công trình xử lý nước thải phía sau, đồng thời tại bể điều hòa kết hợp lắng sơ cấp sẽ lắng được một phần chất rắn lơ lửng trong nước thải. Hàm lượng chất lơ lửng trong thành phần nước thải thủy sản khá cao, tiếp đó nước thải được bơm lên bể tuyển nổi và thực hiện quá trình tuyển nổi áp lực, các chất màu, máu, mỡ từ bể tuyển nổi được đưa đi xử lý ở các thiết bị xử lý bùn cặn.
Sau khi ra khỏi bể tuyển nổi, BOD5, COD, SS trong nước thải giảm một lượng đáng kể và được đi qua bể Aeroten để tiếp tục phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Một phần bùn dư từ đáy của bể lắng được bơm tuần hoàn hồi lưu trở lại bể Aeroten để đảm bảo hiệu quả xử lý, lượng bùn dư thừa được bơm bùn dẫn đến bể nén bùn.
Điều hòa lưu lượng dùng để duy trì dòng thải vào gần như không đổi, khắc phục những vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượng nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình ở cuối dây chuyền xử lý. Bùn cặn trong các nhà máy xử lý là hỗn hợp của nước và cặn lắng có chứa nhiều chất hữu cơ có khả năng phân hủy, dễ bị thối rữa và có các vi khuẩn có thể gây độc hại cho môi trường vì thế cần có các biện pháp xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. - Giảm khối lượng của hỗn hợp bùn cặn bằng cách tách một phần hay phần lớn lượng nước có trong hỗn hợp bùn cặn để giảm kích thước công trình xử lý và giảm thể tích cặn phải vận chuyển tới nơi tiếp nhận.
Trong bể đặt máy gạt cặn để gạt cặn quanh bể về hố thu trung tâm, để tạo ra các khe hở cho nước chuyển động lên trên, bề mặt trên tay đòn của máy gạt cặn gồm các thanh dọc, khi máy gạt cặn chuyển động quanh trục, hệ thanh dọc này khuấy nhẹ khối cặn, nước trào lên trên làm cho cặn đặc lại. Nguyên lý làm việc: hệ thống lọc ép cặn trên băng tải gồm máy bơm bùn từ bể cô đặc đến thùng hòa trộn hóa chất keo tụ và định lượng cặn, thùng này đặt trên đầu vào của băng tải, hệ thống băng tải và trục ép, thùng đựng và xe vận chuyển cặn khô, bơm nước sạch để ra băng tải, thùng thu nước lọc và bơm nước lọc về đầu khu xử lý. Đầu tiên cặn từ thùng định lượng và phân phối đi vào đoạn đầu của băng tải, ở đoạn này nước được lọc qua băng tải theo nguyên tắc lọc trọng lực, đi qua cần gạt để san đều cặn trên toàn chiều rộng băng, rồi đi qua trục ép có lực ép tăng dần.
Cao độ của từng công trình ảnh hưởng lớn đến sơ đồ cao trình của trạm xử lý, để nước thải tự chảy qua các công trình được thì mực nước ở công trình đầu tiên của trạm xử lý phải đạt cao độ đủ để khắc phục tổng tổn thất áp lực qua các công trình.