MỤC LỤC
Tôi cũng tuyên truyền cho phụ huynh hiểu nên có chế độ ăn hợp lý cho trẻ khi ở nhà nên ăn uống khoa học, sáng tạo hơn về hình thức các món ăn nhằm hấp dẫn trẻ và bổ sung đầy đủ các nhóm chất trong 1 bữa ăn cho trẻ như chất bột đường, chất béo, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và các thực phẩm nhiều chất xơ như ngô, khoai. Hạn chế sử dụng thức ăn chế biến sẵn, nước uống có ga… khuyên phụ huynh không nên nôn nóng nhanh chóng tăng cân hoặc bổ sung thuốc tăng chiều cao cho trẻ vì điều này thực hiện là cả một quá trình và sự kiên trì mới đạt kết quả. Thường xuyên phối hợp giáo viên chủ nhiệm, nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhẹ cân, thấp còi, khi ở nhà để giảm tỉ lệ SDD của trẻ đến mức thấp nhất có thể.
Từ nhiều năm nay, việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ đã được nhà trường lập kế hoạch hoạt động liên ngành giữa trạm y tế và nhà trường cụ thể đợt 1 cân đo khám sức khỏe cho trẻ vào thời điểm đầu năm khi trẻ tới trường, đợt 2 vào tháng 3 hàng năm. Năm nay với điều kiện thực tế của địa phương, đã giảm ảnh hưởng do dịch nên ngay từ đầu tháng 09 trẻ đã được đến trường do vậy lịch khám sức khỏe đợt 1 của năm học 2022-2023 đã được diễn ra theo đúng lịch. Qua kết quả cân đo và khám sức khỏe cho trẻ tôi đã được bác sỹ trực tiếp tư vấn về cách chăm sóc trẻ nhẹ cân, thấp còi để có một số biện pháp phòng chống, giảm tỷ lệ SDD cho trẻ trong lớp của mình xuống mức thấp nhất.
- Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục 1 ngày phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo quy chế chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ, phối hợp với nhân viên y tế cân, đo và chấm biểu đồ tăng trưởng cho học sinh trong lớp. Cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất..theo nhu cầu trẻ 4-5 tuổi, trang trí làm sinh động các món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng và hứng thú với việc ăn uống để trẻ tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Tôi luôn thực hiện theo quy tắc của mình là động viên trẻ từng ngày, cho trẻ tập ăn đa dạng các món ăn từng ngày chứ không bắt trẻ phải ăn quá nhiều làm trẻ cảm thấy sợ mỗi khi ăn.
- Đặc biệt là trao đổi với phụ huynh giảm đến mức tối đa về đồ ăn nhanh như mì tôm, xúc xích, bánh kẹo, nước ngọt…bởi đây là tác nhân gây ra trẻ không ăn đúng bữa và biếng ăn cơm và cũng là tác nhân dẫn đến trẻ bị SDD kể cả ở trẻ nhẹ cân và thấp còi. Ngoài ra tôi cũng phối hợp với phụ huynh có trẻ nhẹ cân, thấp còi bổ sung các bữa phụ nhằm giúp trẻ tăng cường phát triển chiều cao là những thức ăn giàu can xi, hoặc các chế phẩm từ sữa như yaourt, bánh flan. Trẻ đến lớp tự cất cặp, lấy ghế, biết trải thảm giờ ngủ hay cùng cô nhổ cỏ, chăm sóc cây cảnh, nhặt rác sân trường, lau rửa, sắp xếp giá đồ chơi, gấp chăn, chiếu, tự rửa mặt phơi khăn….
Trong các giờ hoạt động trên lớp, tôi luôn dành cho các trẻ SDD lớp tôi sự quan tâm đặc biệt bởi trẻ 4-5 tuổi B2 các cháu đã có sự tự ti và xấu hổ, thường chơi một mình, không hòa đồng và hay cáu giận vô cớ khi mình có thân hình nhỏ bé hơn so với các bạn cùng lớp hoặc to hơn so với các bạn, để trẻ luôn cảm nhận sự yêu thương từ cô giáo và các bạn nên tôi thường khích lệ, động viên, gần gũi, trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ nhiều cơ hội để trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể cùng các bạn như vậy trẻ cảm thấy được quan tâm và tự tin hơn về mặt tâm sinh lý. Trong các giờ, bản thân tôi không la mắng các trẻ nhẹ cân, thấp còi khi trẻ làm chưa nhanh, chậm so với các bạn, tôi thường xuyên ân cần và đưa ra những lời cổ vũ để trẻ cảm thấy yên tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra. Trẻ SDD không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ hiện tại của trẻ mà còn quyết định đến sự phát triển sau này khi trẻ trưởng thành trẻ khỏe mạnh mới có thể học tập, mới có sáng tạo, mới có những đam mê để tạo dựng một tương lai tươi sáng.
- Với mục tiêu trên sau tiết học trẻ lớp tôi đa phần để thực hiện tốt các kỹ năng như đi chạy theo hiệu lệnh đều đạt yêu cầu, riêng trẻ nhẹ cân, thấp còi của lớp tôi được giảm số lượng vận động so với các bạn sức khỏe bình thường thông qua hình thức trò chơi nhẹ nhàng để trẻ nhẹ cân, thấp còi lớp tôi cảm thấy không chán nản, thích tham gia vào hoạt động trên. Thông qua bài hát tôi giúp trẻ cảm nhận được âm điệu nhẹ nhàng của lời ca cùng với đó khuyến khích trẻ tham gia cùng các bạn trong lớp với các hình thức vận động theo tiết tấu chậm như vỗ tay, lắc mông, dậm chân, nhảy…tạo sự thoải mái cho trẻ hoạt động.