- GV có thể dựa trên tình hình thực tế HS để mời HS khá, giỏi đọc thuộc toàn bài - GV chốt, CY: Vậy là, các con đã không những đọc tốt mà nhiều bạn còn thuộc khổ thơ mình thích và hi[r]
Trang 1Trường: Tiểu học Dịch Vọng A
Giáo viên: Nguyễn Lan Hương
Lớp: 1
Tuần: 27
Thứ ba ngày 24 tháng 7 năm 2018
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Tập đọc Quà của bố
TIẾT 1
I Mục tiêu dạy học:
1 Đọc:
- HS đọc trơn cả bài
- Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó, dễ nhầm lẫn như:
+ Các tiếng có âm đầu là l/n; các tiếng có vần ep/in;
+ Các từ ngữ: về phép, lần nào, luôn luôn.
- Biết ngắt/nghỉ hơi sau dấu phẩy, sau mỗi dòng thơ/khổ thơ
2 Hiểu:
- Hiểu nghĩa từ “về phép
3 Ôn các tiếng có vần oan, oat
- Tìm và đọc được những dòng thơ trong bài có tiếng chứa vần oan
- Nói được câu ngoài bài chứa tiếng có vần oan, oat
4 Năng lực
- Hướng tới phát triển cho HS các năng lực: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề,…
II Đồ dùng dạy học
GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử (có tranh ảnh minh họa bài đọc và phần luyện nói)
HS: Sách giáo khoa
III Tiến trình dạy học
2-3p 1 Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra 3 HS đọc thuộc khổ thơ em thích trong
bài Ngôi nhà và trả lời câu hỏi tương ứng với khổ thơ.
- GV khuyến khích HS đọc các khổ thơ khác nhau
Dự kiến câu hỏi tương ứng với mỗi khổ thơ như sau:
PP kiểm tra đánh giá
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét
Trang 214
-15p
+ CH1 – Khổ 1: Bạn nhỏ đã nhìn thấy gì ở ngôi nhà
của mình?
+ CH2 – Khổ 2: Bạn nhỏ đã nghe và ngửi thấy gì ở
ngôi nhà của mình?
+ CH3 – Khổ 3: Con hãy đọc những câu thơ nói về tình
yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước?
Cuối cùng, GV sẽ nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ
2 Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- H: (GV bấm slide hiện tranh) Cô có 1 hình ảnh sau,
cô mời các con cùng quan sát lên màn hình
- H: Trong tranh có những ai? Bạn nhỏ trong bức tranh
này đang làm gì nhé?
- H: À, bạn đang đọc thư đấy các con ạ Vậy các con dự
đoán xem bức thư này của ai gửi cho bạn nhỏ?
- GV: Bức thư này chính là của bố bạn nhỏ gửi cho bạn
ấy Bố bạn là bộ đội ở ngoài biển Vậy không biết bố
bạn ấy gửi cho bạn ấy thư và những gì nữa nhỉ? Tình
cảm của bố bạn nhỏ dành cho bạn nhỏ thế nào? Cô và
các con cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay nhé:
“Quà của bố”
- GV ghi tên bài lên bảng
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc
a GV đọc mẫu
- Giáo viên đọc mẫu lần 1
b Luyện đọc tiếng, từ
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm tiếng có:
+ âm đầu là l (là, lần, luôn luôn)
=> 2 – 3 HS đọc, lớp đọc ĐT
+ âm đầu là n (nào)
=> 2 – 3 HS đọc, lớp đọc ĐT
- GV lưu ý gọi những HS ngọng âm đầu l/n để rèn và
hướng dẫn HS phát âm
- Yêu cầu HS tìm tiếng:
+ có vần ep (phép)
=> GV yêu cầu HS phân tích cấu tạo tiếng “phép” kết
hợp giải nghĩa từ: Trong bài thơ của chúng ta có cụm từ
“về phép” “Về phép” có nghĩa là xin nghỉ làm việc
một vài ngày ở cơ quan để về thăm nhà hoặc giải quyết
các việc riêng các con ạ
+ có vần in (nghìn)
=> GV yêu cầu HS phân tích tiếng “nghìn”-> lưu ý về
quy tắc chính tả
PP quan sát, vấn đáp, thuyết trình
- Bạn nhỏ đang đọc sách, đọc truyện, đọc báo, đọc thư,…
- Chú, chú bộ đội, bố, ông,…
PP vấn đáp, PP luyện tập thực hành
- GV đọc, HS lắng nghe và theo dõi đọc thầm theo
- HS tìm, GV kích hiện hiệu ứng đổi màu những tiếng HS tìm đúng
- Tiếng “phép” có ầm đầu ph, vần ep, dấu sắc đặt trên đầu chữ e
- HS lắng nghe
Trang 39-10p
- Yêu cầu HS luyện đọc thêm một số từ khó đọc sau:
lần nào, về phép, luôn luôn
* Luyện đọc dòng thơ
- Bài thơ này có bao nhiêu dòng thơ?
- GV cho HS luyện đọc nối tiếp từng dòng thơ
* Luyện đọc đoạn bài (từng khổ thơ)
- H: Bài thơ được chia thành mấy khổ? Bạn nào xác
định cho cô khổ thơ thứ 1, thứ 2, thứ 3 (Hỏi 3 HS)
- GV cho HS luyện đọc khổ thơ
Khổ thơ thứ nhất: GV đọc mẫu
- GV lưu ý HS ngắt hơi sau mỗi dòng thơ
- 2,3 HS đọc khổ 1 + ĐT
Khổ thơ thứ hai:
- H: Với cách đọc như khổ thơ thứ nhất bạn nào giỏi
đọc cho cô khổ thơ thứ 2
Khổ thơ thứ ba:
- GV: Chúng mình chuyển sang khổ thơ thứ 3 Bạn nào
đọc cho cả lớp nghe cả khổ thơ 3
- GV: Cô mời 3 bạn đọc 3 khổ của bài Quà của bố
nhé.
- GV cho HS đánh giá, nhận xét sau mỗi HS đọc khổ
thơ
* Luyện đọc toàn bài:
- 2 – 3 HS đọc – đọc ĐT GV lưu ý HS ngắt, nghỉ
Nghỉ giải lao
2.3 Luyện tập
Bài tập 1:
- 1 HS đọc yêu cầu BT
- 1-2 HS trả lời: Ngoan
- GV cho HS phân tích tiếng Ngoan
- GV cho HS tìm những tiếng khác có chứa vần oan
Bài tập 2
- 1 HS nêu yêu cầu BT2
* Vần oan:
- GV chiếu tranh thứ nhất: Quan sát tranh cho cô biết
tranh vẽ gì?
- GV đưa câu mẫu, HS đọc câu mẫu
- Tìm cho cô trong câu bạn vừa nói tiếng nào chứa vần
- HS luyện đọc cá nhân - ĐT
- 12 dòng
- HS đọc, GV nhận xét
- Khổ 1: Từ Bố em là bộ đội đến Mà luôn luôn có quà
- Khổ 2: Tiếp theo đến Gửi
cả nghìn cái hôn
- Khổ 3: Khổ còn lại
- HS lắng nghe
- 2, 3 HS đọc + ĐT
- 2, 3 HS đọc + ĐT
- 2, 3 HS đọc + ĐT
- HS đọc theo yêu cầu
- HS đọc theo yêu cầu
PP luyện tập, thực hành
- GV đưa nội dung BT lên màn hình
- HS tìm, đọc, GV kích hiệu ứng gạch chân dưới từ
- GV nhận xét
- GV đưa nội dung BT lên màn hình
- Các bạn nhỏ đang phá cỗ trung thu, Các bạn nhỏ đang liên hoan,…
- Chúng em vui liên hoan
Trang 4oan? (hoan)
- Cùng là tiếng “hoan”, bạn nào nói cho cô nghe những
câu khác cũng có tiếng “hoan”
- Vậy bạn nào có thể nói cho cô và các bạn nghe câu
khác có tiếng chứa vần oan?
+ Cách 1: HS nêu tiếng -> nói câu
+ Cách 2: HS nói câu -> tìm trong câu tiếng chứa vần
“oan”
* Vần oat:
- GV đưa câu mẫu: Chúng em thích hoạt động GV cho
HS đọc câu mẫu
- GV chiếu tranh: Quan sát tranh cho cô biết các bạn
đang làm gì?
- Các bạn đang tham gia các hoạt động Vậy các con có
thích tham gia các hoạt động đó trong giờ ra chơi
không?
- Trong câu “Chúng em thích hoạt động”, tiếng nào
chứa vần oat?
- Cùng là tiếng “hoạt”, bạn nào có thể nói cho cô những
câu khác có chứa tiếng “hoạt”
- Vậy bạn nào có thể nói cho cô và các bạn nghe câu
khác có tiếng chứa vần oat?
+ Cách 1: HS nêu tiếng -> nói câu
+ Cách 2: HS nói câu -> tìm trong câu tiếng chứa vần
“oan”
* Tùy vào tình hình HS trên lớp, GV khuyến khích HS
nói 1 câu chứa cả vần “oan” và vần “oat”
- Các con đã nói được các câu chứa tiếng theo yêu cầu
rất tốt Cô khen cả lớp
3 Củng cố - dặn dò
- GV: Các con vừa được học bài tập đọc gì? (Quà của
bố)
- 1 HS đọc toàn bài
- GV: Qua tiết học, cô thấycác con đã đọc bài rất tốt và
nói được câu có tiếng chứa vần oan, oat Để tìm hiểu kĩ
nội dung bài và luyện nói theo SGK, cô và các con sẽ
cùng tìm hiểu ở tiết 2 nhé!
- Chúng em hân hoan tới trường/ Em vỗ tay hoan hô các bạn
- Em thích học môn Toán/
Em vỗ tay hoan hô
- Các bạn nhảy dây, Các bạn đang tham gia hoạt động,…
- Hoạt
- Em thích hoạt động/ Em thích xem phim hoạt hình
- Em soát bài cho bạn,…
- Bạn Toàn bị toát mồ hôi/Bạn Loan thích xem phim hoạt hình
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS đọc lại bài
- HS lắng nghe
Trang 5TIẾT 2
I Mục tiêu dạy học:
1 Đọc:
- HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng, đọc với tốc độ nhanh hơn
2 Hiểu:
- Hiểu được các từ ngữ: vững vàng, đảo xa
- Hiểu được nội dung bài thơ: Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đảo xa Bố rất yêu bạn nhỏ
3 Nói:
- HS nói được những hiểu biết của mình về nghề nghiệp của bố
4 Năng lực
- Hướng tới phát triển cho HS các năng lực: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tổ chức và điều khiển hoạt động,…
II Đồ dùng dạy học
GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử (có tranh ảnh minh họa bài đọc và phần luyện nói)
HS: Sách giáo khoa
III Tiến trình dạy học
2-3p
1p
7-8p
I Khởi động
- GV cho HS lên điều hành lớp, tổ chức cho các bạn
đọc lại 3 khổ thơ bài “Quà của bố”, nhận xét các bạn
đọc theo ý kiến cá nhân và mời các bạn nhận xét
- GV nhận xét chung, khen ngợi, khích lệ động viên
tinh thần HS
II Bài mới
1 Giới thiệu bài
Ở tiết 2, chúng mình sẽ tiếp tục luyện đọc để đọc tốt
hơn, cùng nhau tìm hiểu nội dung bài thơ, học thuộc
lòng và luyện nói theo chủ điểm nhé!
2 Tìm hiểu nội dung bài
a Khổ 1
- 1 HS đọc khổ thơ thứ nhất, cả lớp đọc thầm theo bạn
- H: Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu?
PP kiểm tra đánh giá
- HS thực hiện yêu cầu
PP thuyết trình
PP vấn đáp, thuyết trình…
- 1 HS đọc
- HS trả lời, HS khác nhận
Trang 64-5p
- GV: Bố bạn nhỏ là bộ đội ở ngoài vùng đảo xa.
- GV cho HS quan sát tranh và hình ảnh đảo xa để học
sinh giải nghĩa từ đảo xa
- GV chốt: Đảo là phần đất nhô lên trên mặt biển và
nằm ở rất xa đất liền nên người ta gọi là đảo xa ->
Giáo dục Biển đảo cho HS
Chuyển: Bố bạn nhỏ đang làm nhiệm vụ ở vùng đảo xa
xôi đã lâu không được về thăm bạn nhỏ, nhưng lại luôn
luôn có quà cho bạn nhỏ.
Vậy quà của bố bạn nhỏ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu
ở khổ thơ thứ 2 nhé
b Khổ 2
- Yêu cầu 1 HS đọc khổ 2
- H: Bố gửi cho bạn nhỏ những quà gì?
- GV chốt: Nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời
chúc, nghìn cái hôn chính là rất nhiều yêu thương của
người cha dành cho bạn nhỏ
=> Có thể đối với mỗi bạn nhỏ chúng ta, có thể các con
sẽ được bố tặng quà là đồ chơi, những quyển truyện, đồ
dùng học tập, những món ăn ngon Nhưng đối với bạn
nhỏ trong bài, món quà quý giá mà bố bạn ấy tặng
chính là tình yêu thương và nỗi nhớ,… Vậy các con có
biết vì sao bạn nhỏ lại được nhận nhiều quà của bố thế
không nhỉ? HS có thể trả lời: Vì bạn nhỏ rất ngoan GV
tiếp lời: Bạn nhỏ không chỉ ngoan mà bạn nhỏ còn giúp
được bố rất nhiều việc Để biết bạn nhỏ còn giúp bố
làm gì, cô mời 1 bạn đọc cho cô khổ thơ thứ 3
c Khổ 3
- 1 HS đọc khổ thơ 3
- H: Vậy bạn nhỏ giúp gì được cho bố?
- GV: Vững vàng ở đây có thể hiểu là yên tâm các con
ạ! Và vì bạn nhỏ ở nhà rất ngoan nên đã giúp bố yên
tâm ở nơi đảo xa nắm chắc tay súng, canh giữ vùng
biển của Tổ quốc
Nghỉ giải lao
3 Luyện đọc SGK:
- GV lưu ý cho học sinh đọc với giọng nhẹ nhàng, tình
cảm; chú ý ngắt nghỉ, cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- GV mời 3HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ trong bài và trả
lời lại câu hỏi:
xét, bổ sung – GV bấm máy chiếu hình ảnh đảo xa
- 1 HS đọc
- HS trả lời, HS khác nhận xét (nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn)
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Bạn nhỏ giúp bố tay súng luôn vững vàng
PP luyện tập, thực hành
- HS lắng nghe
- 3HS đọc
Trang 76-7 p
+ Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu?
+ Bố bạn nhỏ gửi những gì cho bạn nhỏ?
+ Vì sao bố bạn nhỏ yên tâm công tác ngoài đảo xa?
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 bài Quà của bố:
Mỗi HS đọc 1 khổ (Thời gian 3 phút)
- GV kiểm tra hoạt động nhóm của HS
- GV gọi 2 – 3 nhóm đọc - GV nhận xét, đọc ĐT
4 Học thuộc lòng
- GV: Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang phần HTL.
Yêu cầu của bài là các con phải thuộc 1 khổ thơ mà
mình thích Cô sẽ dành cho các con thời gian là 2 phút
để các con đọc nhẩm lại toàn bài
- GV: Giúp HS HTL theo hình thức xóa dần Dự kiến
xóa:
+ Lần 1:xóa :bộ đội, vùng, về phép, luôn luôn, cái
nhớ…
+ Lần 2,3: xóa tiếp một số từ
+ Lần 4: chỉ để lại những chữ đầu dòng,
+ Lần 5: xóa hết
- Sau mỗi lần xóa, GV gọi 3 HS đọc nối tiếp, mỗi HS 1
khổ thơ, những HS dưới lớp nhẩm đọc theo bạn
- Sau lần xóa 5, gọi 2 – 3 HS đọc thuộc cả bài
- Gọi HS đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích (3-4 HS)
- GV có thể dựa trên tình hình thực tế HS để mời HS
khá, giỏi đọc thuộc toàn bài
- GV chốt, CY: Vậy là, các con đã không những đọc
tốt mà nhiều bạn còn thuộc khổ thơ mình thích và hiểu
được nội dung của bài thơ rồi đấy Các con ạ, dù cho
bố mẹ các con có làm việc ở ngành nghề gì, bận rộn ra
sao thì tình yêu thương mà cha mẹ dành cho các con
là tình cảm thiêng liêng, quý giá nhất trên đời, không
gì có thể so sánh được Vậy, nếu bố của bạn nhỏ trong
bài thơ là bộ đội ở đảo xa thì bố của các con làm nghề
gì? Hãy chia sẻ với cô giáo và các bạn qua phần luyện
nói nhé.
5 Hướng dẫn HS luyện nói
- 1 bạn đọc CHỦ ĐỀ luyện nói
- GV chiếu tranh SGK, cho HS làm việc nhóm đôi để
trao đổi và trả lời câu hỏi: “Những nhân vật trong tranh
làm nghề gì?”
- GV: Cho HS làm việc theo nhóm đôi trong thời gian 2
phút để cùng hỏi nhau và giới thiệu cho nhau nghe về
nghề nghiệp của bố mình nhé!
- 3-4 nhóm lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố
- HS luyện đọc nhóm 3, GV bao quát các nhóm làm việc
- Nhóm đọc, lớp đọc ĐT
- GV bấm máy hiện toàn bài thơ
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
- Gv bấm máy hiện nội dung phần luyện nói
- HS thực hiện yêu cầu GV
- HS lắng nghe
Trang 82-3 p
- GV chốt lại: Vừa rồi chúng ta đã được nghe các bạn
nói về nghề nghiệp của bố mình Các con ạ, dù cho bố
chúng ta làm nghề gì, kể cả như nghề lái xe ôm, hay
công nhân quét rác thì đó cũng đều là những công việc
vất vả và đáng quý Vì vậy, các con hãy thêm thương
yêu người bố của mình, vì bố đã hy sinh rất nhiều để
dành những điều tốt nhất cho các con Nếu được nói 1
câu với bố, con sẽ nói gì?
=> GV định hướng cho HS viết thư gửi bố vào tiết
HDH buổi chiều
III Củng cố- dặn dò:
- Các con ạ! Tình yêu thương vô bờ bến của bố dành
cho các con không thể nào kể hết, cũng không thể nào
đếm được Dù cho có vất vả, khó nhọc đến đâu, bố
cũng sẽ luôn làm tất cả những điều tốt nhất cho các
con, sẽ luôn mong muốn mình là người có thể dắt tay
các con đi đến mọi nơi mà các con muốn đến
- GV cho HS nghe bài hát: “Bố ơi mình đi đâu thế?”
- Dặn dò bài sau
- HS lắng nghe