Qua nội dung chuyên đề 2: “Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo” tôi đã tiếp thu được các vấn đề cơ bản sau: Cùng với sự phát triển chung của các lĩnh vực trong toàn x[r]
Trang 1Phần I
1 Phân tích xu thế phát triển của giáo dục trong khu vực và thế giới Từ đó phân tích bối cảnh đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay.
Qua nội dung chuyên đề 2: “Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo”
tôi đã tiếp thu được các vấn đề cơ bản sau:
Cùng với sự phát triển chung của các lĩnh vực trong toàn xã hội trước tác động của toàn cầu hóa, lĩnh vực giáo dục chịu ảnh hưởng trực tiếp của các tác động quá trình trên, do đó nền giáo dục trong khu vực và thế giới đang phát triển theo định hướng:
Thứ nhất giáo dục chú trọng tới việc phát triển năng lực của người học, đặc biệt
là năng lực vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và tạo
ra năng lực học tập suốt đời
Thứ hai giáo dục quan tâm đúng mức đến dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp cho từng đối tượng học sinh, quán triệt quan điểm tích hợp cao ở cấp tiểu học và thấp dần ở trung học và phân hoá sâu dần từ tiểu học lên trung học gắn bó chặt chẽ với định hướng nghề nghiệp trong tương lai
Thứ ba xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển năng lực người học đã tạo ra sự chuyển biến thực sự trong cách dạy và cách học
Thứ tư xu thế đổi mới phương pháp và hình thức đánh giá kết quả học tập phù hợp yêu cầu phát triển năng lực người học, cho phép xác định/giám sát được việc đạt được năng lực dựa vào hệ thống tiêu chí của chuẩn đánh giá
Thứ năm Quan niệm đa dạng hóa theo hướng mở về nguồn tài liệu dạy học cung cấp thông tin cho việc dạy của giáo viên và học của học sinh
Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực
để phát triển kinh tế - xã hội
Trong Văn kiện Nghị quyết 29NQ/TƯ ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
với các điểm cụ thể sau:
1-Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp,
cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học
Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn
Trang 2chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp
3- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo
vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan
Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng
5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục
và đào tạo
6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo
7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước
Phần II 2.Trình bày quan điểm tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục trung học cơ sở Xây dựng 01 bản kế hoạch giáo dục ở trường trung học cơ sở nơi các thầy/cô đang công tác theo một trong những quan điểm tiếp cận trên.
Trong khoa học giáo dục “tiếp cận” được hiểu là sự định hướng chỉ đạo cho một hoạt động giáo dục Thực chất là quan điểm chỉ đạo, định hướng cho xây dựng, thực hiện
và đánh giá, điều chỉnh, trên cơ sở đó mà chương trình được phát triển liên tục Một
số quan điểm tiếp cận sau đây thường được dùng trong phát triển chương trình giáo dục nhà trường
- Tiếp cận phát triển: Coi giáo dục là quá trình hình thành năng lực của người
học
- Tiếp cận mục tiêu: Coi giáo dục là quá trình thực hiện hóa mục tiêu giáo dục
đặt ra Mục tiêu giáo dục là kết quả mong muốn cần phải đạt được
- Tiếp cận nội dung: Coi giáo dục là quá trình truyền thụ tri thức cho người học.
Nội dung là hệ thống tri thức của nhân loại, được lựa chọn một cách khoa học
để phù hợp với trẻ và đem thực hiện ở các hoạt động giáo dục
- Tiếp cận tích hợp: Là sự lồng ghép đan xen các thành phần, thành tố để tạo nên
một chỉnh thể thống nhất, qua đó đảm bảo chất lượng giáo dục
Hiện nay giáo dục trung học nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan
tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc
Trang 3chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục
Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức,
kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó
Năng lực của người học là khả năng làm chủ hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho họ trong cuộc sống
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Dạy học định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của người học
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng Có nhiều loại năng lực khác nhau Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực
xã hội, năng lực cá thể
Năng lực trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông Các năng lực chung: Năng lực tự chủ; Năng lực hợp tác; Năng lực sáng tạo Các năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán; Năng lực Tin học; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất
Mô hình giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh gồm có:
Thuyết kiến tạo: Con người chủ động tự xây dựng kiến thức cho bản thân Người
học kết nối thông tin mới với thông tin hiện tại để kiến thức mới có ý nghĩa với cá nhân người đó Con người xây dựng kiến thức của riêng mình và thể hiện kiến thức
từ trải nghiệm của mình Mỗi người học tự xây dựng hiểu biết hợp lý mang tính cá nhân của riêng mình Kiến thức được hình thành thông qua tương tác xã hội Học tập không phải bị động thu nhận mà do người học chủ động kiến tạo thông qua trải nghiệm và suy ngẫm
Phương pháp giảng dạy thuyết kiến tạo: Học tập tích cực, học bằng việc làm, lấy
học sinh làm trung tâm, học tập qua vấn đề, học tập qua dự án, học tập qua trải nghiệm, học tập qua khám phá, học tập gợi mở, học tập theo nhóm
Trang 4Dạy học phân hóa: là một tiến trình dạy học vận dụng đa dạng các phương tiện, thiết
bị giảng dạy và học tập cho phép học sinh có lứa tuổi khác nhau, nguồn gốc khác nhau, năng lực, kĩ năng khác nhau nhưng cùng tiến bộ và thành công trong học tập Tiến trình dạy học gồm đa dạng các phương tiện, thiết bị và phương pháp giảng dạy, học tập nhằm cho phép học sinh có các năng lực, kĩ năng, kiến thức, lứa tuổi, hành vi, thái độ khác nhau đều đạt đến mục tiêu chung của học tập, giáo dục nhưng bằng các con đường khác nhau
Phá vỡ hình thức dạy học trực diện, giáo dục với giáo viên là chủ đạo, cả lớp chỉ học một cách, cùng một bài học cho tất cả học sinh
Tổ chức học tập, hoạt động, làm việc sao cho mỗi học sinh đều có tình huống học tập tối ưu
Dạy học tích hợp: Tập trung trên việc học của học sinh; Quan tâm đến sự khác biệt
của các học sinh; Tích hợp kiểm tra, đánh giá việc dạy và học; Điều chỉnh nội dung, quá trình và sản phẩm học tập theo định hướng tăng hiệu quả học tập cho học sinh và phát huy được ưu điểm và phong cách học tập của từng cá nhân; Xây dựng không khí học tập mà ở đó học sinh làm việc cởi mở và tôn trọng mọi người Hợp tác với học sinh để tối đa hóa hiệu suất học tập Hướng đến tối ưu hóa sự tiến bộ và thành công của cá nhân học sinh trong học tập; Luôn mềm dẻo, động viên tích cực với học sinh
Phương pháp bàn tay nặn bột: Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu
Những nguyên tắc cơ bản của dạy học dựa trên cơ sở tìm tòi - nghiên cứu: Học sinh cần phải hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đề trọng tâm của bài học; Tự làm thí nghiệm
là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa học; Tìm tòi nghiên cứu khoa học đòi hỏi học sinh nhiều kĩ năng Một trong các kĩ năng cơ bản đó là thực hiện một quan sát có chủ đích; Học khoa học không chỉ là hành động với các đồ vật, dụng cụ thí nghiệm
mà học sinh còn cần phải biết lập luận, trao đổi với các học sinh khác, biết viết cho mình và cho người khác hiểu; Dùng tài liệu khoa học để kết thúc quá trình tìm tòi -nghiên cứu; Khoa học là một công việc cần sự hợp tác
Dạy học theo trạm: là cách thức tổ chức dạy học đặt dấu nhấn vào việc tổ chức nội
dung dạy học thành từng nhiệm vụ nhận thức độc lập của các nhóm HS khác nhau
HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo cặp, theo nhóm hoặc hoạt động cá nhân theo một thứ tự linh hoạt
Bước 1: Lựa chọn nội dung hệ thống trạm học tập
Bước 2: Xây dựng nội dung các trạm
Bước 3 Tổ chức dạy học theo trạm
Dạy học theo dự án: là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và
giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được
Học tập trải nghiệm: là một cách học thông qua làm, với quan niệm việc học là quá
trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có Kinh nghiệm đóng vai trò trung tâm trong quá trình học tập Sự kết hợp đầy đủ các yếu tố trải nghiệm, tiếp thu, nhận thức
và hành vi Trải qua từ thế giới biểu tượng cụ thể đến kiến tạo trừu tượng tương tác giữa cá nhân và môi trường Học tập được tiếp nhận tốt nhất trong quá trình, không phải ở kết quả Học tập là quá trình liên lục khởi nguồn từ kinh nghiệm
Giáo án kế hoạch tiết dạy minh họa giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Phương pháp bàn tay nặn bột.
Trang 5BÀI 32 CÁC LOẠI QUẢ (Chương trình SGK Sinh học lớp 6)
I Mục tiêu:
1 Kiến thức:
- Biết được các bộ phận của quả
- Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau
- Biết chia quả thành 2 nhóm khác nhau dựa vào các đặc điểm hình thái của phần vỏ quả (nhóm quả khô: Quả khô nẻ và quả khô không nẻ; nhóm quả thịt: Quả mọng và quả hạch);
2 Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, trình bày kiến thức khoa học
- Vận dụng kiến thức để biết cách bảo quản, chế biến, tận dụng các loại quả và hạt sau khi thu hoạch, góp phần hình thành tư duy kinh tế, có ý thức giúp đỡ gia đình trong lao động sản xuất
3 Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, cải tạo môi trường sống.
4 Năng lực:
a Các năng lực chung:
+ Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
- Năng lực tự học: HS nghiên cứu tài liệu, tìm thực tế địa phương thông qua các kênh thông tin như: SGK, báo, mạng, phát thanh, truyền hình địa phương
- Năng lực tự quản lý: Biết quản lý hành vi, hành xử của bản thân đối với thực vật
HS biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm
+ Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:
- Năng lực giao tiếp: Lắng nghe và diễn đạt ý tưởng của mình
- Năng lực hợp tác: Phân chia công việc trong việc tìm tòi và nghiên cứu tài liệu; chia
sẻ thông tin kiến thức thu nhận
+ Nhóm năng lực sử dụng công cụ:
- Sử dụng CNTT và truyền thông để tìm tài liệu, thu nhận kiến thức và tuyên truyền, giáo dục bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng
- Sử dụng ngôn ngữ: trình bày giải thích, phát hiện kiến thức theo chủ đề
b Các năng lực chuyên biệt:
- Quan sát: Quan sát và xác định các loại quả
- Kỹ năng tiên đoán: Dự đoán được các hiện trạng sẽ xảy ra
- Sưu tầm và phân loại: Các loại quả
II Chuẩn bị:
Trang 61 Chuẩn bị của GV:
- Mẫu vật thật và tranh ảnh, hình các loại quả và hạt, trong đó có: quả đậu, bông, bồ kết, thóc, ngô, hạt tiêu, củ lạc, quả sen các loại quả ăn được và quả cây dại ở địa phương
- Phiếu học tập
- Máy chiếu, máy vi tính, bài soạn
2 Chuẩn bị của HS:
- Các loại quả phổ biến nhất có bán ở chợ và có trong tự nhiên ở địa phương
- Nghiên cứu trước nội dung bài học
III Hoạt động dạy – học:
1 Ổn định lớp- Kiểm diện-Kiểm tra bài cũ Không (1’)
2 Bài mới.(theo 5 bước)
Các
Hoạt động I: 1 Cấu tạo quả.(15’) Mục tiêu: Biết được các bộ phận của quả.
(1)
Đưa
tình
huống
xuất
phát
- GV đưa ra một số loại quả đã chuẩn bị, đồng thời đề nghị HS đặt mẫu vật và tranh ảnh các loại quả lên bàn theo nhóm
- Theo em quả có vai trò gì đối với cây, con người và động vật?
- Gv: nên rất cần thiết phải tìm hiểu
về quả, biết phân loại quả để có thể bảo quản và thu hoạch tốt
+ Quả có chứa hạt có thực hiện chức năng sinh sản duy trì nòi giống của cây
+ Quả cung cấp chất dinh dưỡng cho người và động vật
(2)
Hình
thành
biểu
tượng
ban
đầu
Các em hãy dùng dao cắt đôi 1 số quả và quan sát kỹ các bộ phận của chúng
-Viết ra giấy nháp các bộ phận của quả mà nhóm em quan sát được
- HS vẽ vào giấy A4 theo suy nghĩ
cá nhân của mình về các bộ phân của quả
-HS trình bày hình vẽ lên bảng
(3)
Đề
-GV tập hợp ý kiến HS thành các nhóm biểu tượng Mặc dù các hình
vẽ khác nhau nhưng GV có thể gợi ý
HS so sánh, phân nhóm để thấy những điểm chung trong quan niệm ban đầu của các em
-HS có thể đề xuất các phương án:
-Dựa vào kiến thức của bài 31: Sau khi thụ tinh noãn phát triển thành hạt chứa phôi Bầu phát
Trang 7giả
thuyết
và
phươn
g án
kiểm
chứng
Các em hãy đưa ra các phương án để
giải thích cho sự kết luận của nhóm
mình
-GV yêu cầu HS đề xuất hoạt động
thực nghiệm tìm tòi- nghiên cứu
kiểm chứng các biểu tượng về quả
triển thành quả chứa hạt
- Bổ quả ra thấy có vỏ qủa bao bọc hạt bên trong
(4)
Tìm tòi
nghiên
cứu
-GV nhận xét các ý kiến các em đều
có lý nhưng cả lớp chúng ta sẽ thực
hiện phương án bổ quả ra để quan
sát
- Giáo viên hưỡng dẫn HS tách các
phần của vỏ quả và hạt, nêu kết luận
HS tiến hành thực hành bổ một số quả mẫu để quan sát xác định các
bộ phận của quả
(5)
Kết
luận,
hệ
thống
hóa
kiến
thức
-Sau khi cả lớp thực hiện quan sát
xong, GV chiếu slide về tranh
phóng to khoa học các phần của quả
H: Hãy nêu các bộ phận chính
của quả?
- GV chiếu slide về nội dung các bộ
phận chính của quả, HS ghi bài
1.Cấu tạo quả
- Quả gồm các bộ phận: +Vỏ quả (chứa thịt quả)
+Hạt.
Hoạt động II: 2 Các loại quả chính
Mục tiêu: Biết cách phân chia các quả thành nhóm
(1)Đưa tình
huống xuất
phát
- Hãy xếp các quả có nhiều điểm giống nhau vào một nhóm
(2)Hình thành
biểu tượng
ban đầu
-Em có thể phân chia các quả đó thành mấy nhóm?
Mỗi nhóm ghi tên quả mà mình biết vào một trong hai cột của bảng sau: (phiếu học tập)
(3)
Đề xuất giả
thuyết và
phương án
kiểm chứng
Hãy viết lại những đặc điểm mà em đã dùng để phân chia chúng
- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất phương án kiểm chứng cách phân chia của nhóm:
Căn cứ vào các đặc điểm để phân chia các loại quả
+ Hình dạng quả + Màu sắc quả
+ Số lượng hạt
T
T Nhóm 1: Nhóm 2: …
Trang 8Muốn phân chia các loại quả thành 2 nhóm khác nhau cần tiến hành như thế nào? (HS
có thể đề xuất nhiều phương pháp khác nhau:
bổ qủa để nếm, quan sát, ngửi…)
- GV phân tích chọn phương pháp quan sát đặc điểm hình thái của phần vỏ quả của mẫu vật, tranh ảnh hiện có
GV có thể hướng dẫn HS tập trung chú ý tìm điểm giống nhau về hình thái của phần vỏ quả với những quả có trong tay
+ Ăn được hay không ăn được + Quả khô hay quả mọng nước + Đặc điểm vỏ quả
(4)
Tìm tòi nghiên
cứu
GV hướng dẫn HS hoàn thành phiếu học tập trên
- GV đề nghị các nhóm
HS dựa trên mẫu vật, tranh ảnh hiện có thực hiện phân chia qủa theo 2 cách (cách 1 theo ý kiến ban đầu và cách 2 dựa vào vỏ quả), yêu cầu: tìm các đặc điểm có thể dựa vào đó mà phân chia nhóm quả, chỉ ra được đặc điểm chung của mỗi nhóm quả mà ở nhóm quả khác không có, nêu được thuận lợi và khó khăn của cách phân chia
mà nhóm đã lựa chọn tiến hành
Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày
Các câu hỏi liên quan như: Làm thế nào để phân chia các loại quả? Đặc điểm đặc trưng của 2 nhóm qủa? Điểm khác nhau giữa 2 nhóm quả? Cách phân chia như vậy có dễ dàng không? Có gặp khó khăn gì không?
Có thể chia phân chia tiếp mỗi nhóm quả thành 2 nhóm nữa được không? Viết những đặc điểm dùng để phân chia nhóm quả?
(5)
Kết luận, hệ
thống hóa
kiến thức
- Tuỳ vào mục đích và tiêu chuẩn khác nhau mà
có các cách phân chia khác nhau
- Dựa vào số lượng hạt: với những loại quả mà vỏ dày, thịt nhiều rất khó trong việc xác định số lượng hạt (do phải bổ quả ra)…
- Dựa vào mùi, vị: Có nhiều quả vừa chua vừa ngọt, có quả không rõ là thơm hay không thơm, phải bổ quả để
Trang 9- Cách phân chia dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả là cách phân chia khoa học nhằm mục đích nghiên cứu mà các nhà khoa học đã tiến hành, ứng dụng nhiều trong thu hoạch, bảo quản chế biến các loại quả
- HS ghi bài
nếm, mỗi người khác nhau có cảm nhận về mùi và vị khác nhau (định tính)…
- Dựa vào màu sắc và hình dạng: khó phân chia vì có rất nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau, màu sắc 1 loại quả khi xanh và chín khác nhau…
- Dựa vào vỏ quả: ít khó khăn hơn
2 Các loại quả.(15’) Dựa vào đặc điểm hình thái vỏ quả
chia thành:
- Qủa khô: Khi chín vỏ quả cứng,
mỏng, khô
+Qủa khô nẻ: Khi chín khô vỏ quả
có khả năng tự tách ra
+ Qủa khô không nẻ: Khi chín khô
vỏ quả không tự tách ra
- Qủa thịt: Khi chín vỏ quả mềm,
nhiều thịt quả
+Quả mọng: Quả khi chín gồm toàn
thịt quả
+Quả hạch: Quả có hạch cứng bọc
lấy hạt
3.Củng cố (5’) GV đưa ra sơ đồ tư duy và các câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến
thức
4.Vận dụng: (5’)
Câu 1 : Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?
Người ta phải thu hoạch các loại đỗ ( xanh , đen …) trước khi quả chín khô vì nếu để đợi đến lúc chín khô quả tự nẻ , hạt sẽ rơi hết xuống ruộng không thể thu hoạch được
Câu 2: Người ta đã có cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt ?
Có nhiều cách để bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilong
để ở nhiệt độ lạnh , phơi khô , đóng hộp, ép lấy nước , chế tinh dầu…
Câu 3 Trồng cây ăn quả mang lại lợi ích gì? Em hãy kể một số loại cây ăn quả có giá
trị cao ở địa phương mà em biết?
- Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
Trang 10- Một loại cây ăn quả có giá trị cao ở đại phương em: xoài, nhãn, mít, na, bưởi, thanh long,…
5 Mở rộng: (3’)
GV giải thích ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết cổ truyền ở Việt nam
6 Dặn dò(1’)
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 Sgk
- Đọc mục ‘.em có biết”
- Hướng dẫn ngâm hạt đỗ và hạt ngô cho bài sau
* Rút kinh nghệm:
Kết luận: Để dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh có hiệu quả thì
mỗi giáo viên phải tự học tự rèn luyện và phải học hỏi các đồng nghiệp khi tham gia
dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm, tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn Để khắc phục dần những khó khăn khi thực hiện việc dạy học theo định hướng năng lực học sinh theo tôi cần làm một số việc sau:
Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực bắt buộc cả giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo, học sinh phải chủ động và tích cực hợp tác trong mọi hoạt động
Yêu cầu giáo viên phải có sự thay đổi về quan điểm, về cách tiếp cận trong việc lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học cũng như thay đổi cách đánh giá học sinh – dạy học gắn với phát triển năng lực Muốn làm được điều đó trước hết người giáo viên phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận, phải giúp cho học sinh làm chủ quá trình học tập
Kết hợp tốt các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực Xác định các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống cần chú ý các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp trực quan, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp đóng vai…
Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lý hỗ trợ dạy học
Đánh giá kết quả :
Thanh Lạc, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Người viết tiểu luận:
Nguyễn Thị Nhung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II của trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
2 Nghị quyết 29 NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục