1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý xã hội về khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường

149 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 15,84 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN BẢO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYEN KHOA NHÀ NƯỚC — PHAP LUAT

DE TAI

‘QUAN LY XA HOI VE KHOA HQC, CONG NGHE,

Trang 2

A106

LỜI NÓI ĐẦU

Để đáp ứng yêu cẩu nghiên cứu và học tập của sinh viên ngành Chính trị học chuyên ngành Quản lý xã hội và Khoa học Quản lý nhà nước và các ngành học khác có liên quan tại Học viện Bao chí và Tuyên truyện Khoa Nhà nước — Pháp luật triển khai nghiên cứu đê tài cấp cơ sở “Quản lý xã hội về khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường ” nhằm trang bị cho sinh viên thuộc các ngành học trên những kiến thức cơ bản của quản lý xã hội về khoa học, công nghệ, tài nguyên và mdi truong

Triển khai nghiên cứu đề tài này tác giả tham khảo nhiễu tài liệu, công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo có liên quan về quản lý khoa học, công nghệ, tai nguyén va moi truong

Do tinh chat phite tap va pham vi réng lon cua quan ly xa hdi vé khoa hoc, công nghệ, tài nguyên và môi trường cũng như về nội dung khoa học của nó, mặc dù tác gia da có nhiễu có găng trong nghiên cứu, biên soạn, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót Khoa Nhà nước — Pháp luật xin trán trọng giới

thiệu kết quả nghiên cứu của đề tài và mong nhận được nhiêu ý kiến đóng góp

Trang 3

MUC LUC

PHAN THU NHAT

QUAN LY XA HOI VE KHOA HOC, CONG NGHE

CHUONG I

NHUNG VAN DE CHUNG VE KHOA HOC, CONG NGHE

I Khai niệm về khoa học, công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ

Il Vai trò của khoa học và công nghệ trong đời sống xã hội II Thực trạng khoa học và công nghệ ở Việt Nam

IV Quan điểm, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam

CHƯƠNG 2

NOI DUNG QUAN LY XA HOI VE KHOA HOC VA CONG NGHE

I Yêu cầu khách quan của quản ly xã hội về khoa học và công nghệ II Nguyên tắc, phương pháp quản lý xã hội về khoa học và công nghệ

Trang 4

PHAN THU HAI

QUAN LY XA HOI VE TAI NGUYEN VA MOI TRUONG

CHUONG 3

NHUNG VAN DE CHUNG VE TAI NGUYEN VA MOI TRUONG

I Khai niệm, phân loại tài nguyên và môi trường

II Vai trò của tài nguyên và môi trường đối với đời sống xã hội II Phát triển bền vững

IV Khái quát tài nguyên và môi trường Việt Nam V Quan điểm, chiên lược bảo vệ môi trường Việt Nam

CHƯƠNG 4

NOI DUNG QUAN LY XA HOI

VE TAI NGUYEN VA MOI TRUONG

I Yêu cầu khách quan, mục tiêu, nhiệm vụ và nguyên tac quan ly xã hội về tài nguyên và môi trường

II Céng cụ quản lý xã hội về tài nguyên và môi trường III Chủ thể quản lý xã hội về tài nguyên và môi trường

Trang 5

PHAN THU NHAT

QUAN LY XA HOI VE KHOA HOC, CONG NGHE

-CHUONG ]

NHUNG VAN DE CHUNG VE KHOA HOC, CONG NGHE

I KHAI NIEM VE KHOA HOC, CONG NGHE, HOAT DONG KHOA

HOC VA CONG NGHE

1 Khai niém khoa hoc

Khoa hoc la hé thong tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự

nhiên, xã hội va tư duy |

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy được tích luỹ trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thé hién bang những khái niệm, phán đoán, học thuyết

Hệ khoa học theo cách phân chia truyền thống thường được chia thành ba

nhánh cơ bản là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kỹ thuật Ở nước ta, hệ khoa học chia thành khoa học tự nhiên và công nghệ; khoa học xã

hội và nhân văn; khoa học kỹ thuật và công nghệ Mỗi khoa học đều có phần cơ bản và ứng dụng Khoa học cơ bản là hệ thống tri thức lý thuyết phản ánh các

thuộc tính, quan hệ, quy luật khách quan của lĩnh vực, hiện tượng được nghiên

cứu Khoa học ứng dụng là hệ thống tri thức đưa ra những con đường, những biện pháp, hình thức ứng dụng tri thức khách quan vào thực tiễn phục vụ cho lợi ích con người Ranh giới giữa khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng là tương đối, vì bất kỳ một khoa học cơ bản nào cũng có nội dung thực tiễn và bất kỷ một khoa học ứng dụng nảo cũng có ý nghĩa lý thuyết khách quan ˆ

2 Khái niệm công nghệ

Thuật ngữ “công nghệ” xuất phát từ tiếng Hy Lạp “Techne” có nghĩa là

một nghệ thuật hay một kỹ năng, và “logia” có nghĩa là một khoa học hay sự

' Luật Khoa học và Công nghệ Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 trổ

Trang 6

nghién ctru Gan đây, thuật ngữ này đã trở thành một cụm từ được nhiều người

thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm

Công nghệ được hiểu tổng quát là tập hợp công cụ - phương tiện nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm hàng hố Cơng nghệ làm tăng khả năng cơ bắp và trí tuệ của con người, làm cho thiên nhiên trở nên có ích cho cộng đồng Vì vậy, công nghệ được coi là chìa khoá quan trọng cho phát triển

kinh tế, tạo lập một xã hội phén vinh

Công nghệ cũng được hiểu cụ thể là kỹ năng và các thủ tục nhằm chế tạo, sử dụng những sản phẩm Ở đây công nghệ bao gồm hai dạng công nghệ quy trình và công nghệ sản phẩm Ngồi ra, cơng nghệ cịn bao hàm cả kỹ năng

quản lý, tổ chức, tài chính, tiếp thị

Ở Việt Nam hiện nay cách hiểu phô biến nhất, phù hợp với các quan điểm, chính sách phát triển và quản lý công nghệ đó là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đối các nguồn lực

thành sản phẩm

Theo quan điểm hiện đại, công nghệ là tổ hợp của bốn thành phần có tác

động qua lại lẫn nhau, đó là:

- Phần thiết bị, bao gdm may móc dụng cụ, kết cấu xã hội, nhà xưởng Day

là “phần cứng” của công nghệ, giúp tăng năng lực cơ bắp hoặc trí lực của con người Thiếu thiết bị thì không có công nghệ, nhưng cũng sẽ lầm lẫn khi đồng nhất công nghệ với thiết bị

- Phân con người, bao gom đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển và

quản lý dây chuyên thiết bị Phần này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn,

tay nghé, kỹ năng, kỹ xảo kinh nghiệm

-_ Phần thông tin bao gồm tư liệu, dữ kiện, bản thuyết minh, mô tả sáng chế, bí quyết, quy trình, các phương pháp, tài liệu chỉ dẫn, đặc tính kỹ thuật

Phan này có thể được trao đối một cách công khai, đơn giản trong dạng mô tả kỹ thuật hoặc được cung cấp có điều kiện trong dạng bí quyết

Trang 7

- Phần quản lý - tổ chức bao gồm các hoạt động, các liên hệ về phân bố nguồn lực, tạo lập mạng lưới sản xuất, tuyển dụng nhân lực, trả lương, chế độ phúc lợi với phần này công nghệ được hiện thân trong thế chế và khoa học

quản lý và trở thành nguồn lực

Như vậy, công nghệ là sự thế hiện các tri thức của con người trong quá

trình sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội Công nghệ không

chỉ tồn tại dưới dạng vật chất mà là tổng thể các yếu té con người có thể biết

được, đạt được, năm bắt được ở dạng tri thức

3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ

Giữa khoa học và công nghệ có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong đó

khoa học là tiền đề, là cơ sở của công nghệ Con người khi đã hiểu được bản chất của các hiện tượng sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, lúc đó

con người mới nghĩ được việc biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm

Mặt khác, công nghệ là điều kiện thúc đây, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, nhận thức thế giới Nhờ có các thiết bị nghiên cứu khoa học, khoa học hiện đại ngày nay người ta dễ dàng, nhanh chóng hơn trước trong việc đo

đạc, trắc nghiệm các vận động của tế bào, của trái đất Những nghiên cứu này

đến lượt nó lại giúp cho con người chỉnh phục các vì sao, ngăn chặn các hiểm

hoạ cho vận động của trái đất

Khoa học và công nghệ có mỗi quan hệ với nhau như vậy nên các nước

phải cân đối trong việc tiễn hành nghiên cứu cơ bản (khoa học) và nghiên cứu ứng dụng (công nghệ) Ở nước ta, trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng ta luôn nhắn mạnh việc kết hợp nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng

4 Hoạt động khoa học công nghệ

4.1 Khải niệm

Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, lý giải về các hiện tượng sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy cũng

Trang 8

Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm: Nghiên cứu khoa học, nghiên

cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát

huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác

nhằm phát triển khoa học và công nghệ ' Trong hoạt động khoa học và công nghệ thì hoạt động nghiên cứu khoa học và nghiên cứu phát triển công nghệ có vị trí quan trọng nhất

Nghiên cứu khoa học từ trước đến nay vẫn được quen dùng để chỉ các hoạt

động nhằm nghiên cứu tìm tòi bản chất, quy luật, tác dụng của các đối tượng,

hiện tượng trong tự nhiên, kỹ thuật và xã hội Nhưng giai đoạn đầu, nghiên cứu khoa học được nhắn mạnh nhiều hơn về các yêu cầu nghiên cứu cơ bản Ở nước

ta hiện nay nghiên cứu khoa học được hiểu là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải

pháp nhằm ứng dụng vảo thực tiễn Nghiên cứu khoa học gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng Hoạt động nghiên cứu khoa học được tổ chức thực hiện dưới những hình thức khác nhau, tuỳ theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu

cụ thể Thực tế hoạt động này thường được tổ chức theo các hình thức đề tài

nghiên cứu khoa học, chương trình nghiên cứu khoa học và dự án

Nghiên cứu và phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện

công nghệ mới, sản phẩm mới Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng

kết quả nghiên cứu khoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới Sản xuất thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai

thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hồn thiện cơng nghệ mới, sản

phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sông

Dịch vụ khoa học và công nghệ thực chất là các hoạt động phục vụ việc

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ vẻ thông tin, tư vấn, đào tạo,

bồi dưỡng, phố biến, ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ, kinh nghiệm

thực tiễn

Trang 9

4.2 Chủ thể của hoạt động khoa học và công nghệ

4.2.1 Tổ chức khoa học và công nghệ

* Tổ chức khoa học và công nghệ là các tổ chức được thành lập để thực

hiện hoạt động khoa học và công nghệ Các tổ chức khoa học và công nghệ bao

gồm:

Một là, Tô chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và

phát triển công nghệ (gọi chung là tổ chức nghiên cứu và phát triển)

Các tổ chức nghiên cứu và phát triển được tổ chức dưới các hình thức: Viện nghiên cứu và phát triển, trung tâm nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và cơ sở nghiên cứu

và phát triển khác Căn cứ vào mục tiêu, quy mô tổ chức và phạm vi hoạt động,

các tô chức nghiên cứu và phát triển được phân thành: - Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc gia;

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển của Bộ (tương đương); cấp tỉnh (tương đương); của các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tÔ chức chính tri

- xã hội ở trung ương

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp cơ sở

Thẩm quyền thành lập các tổ chức nghiên cứu và phát triển được quy định

cụ thể như sau:

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp quốc gia do Chính phủ quyết định

thành lập

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp bộ, cấp tỉnh (tương đương) do Thủ

tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc uỷ quyền quyết định thành lập

Tổ chức nghiên cứu và phát triển của các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương do cơ quan, tổ chức đó

quyết định thành lập

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp cơ sở được thành lập và hoạt động

theo quy định của pháp luật

Cấp nào có thắm quyên thành lập thì cấp đó có thâm quyền quyết định việc sáp

Trang 10

Tổ chức nghiên cứu và phát triển có các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp quốc gia chủ yếu thực hiện các

nhiệm vụ khoa học và công nghệ ưu tiên trọng diém của Nhà nước nhằm cung

cấp luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật; tạo ra

“các kết quả khoa học và công nghệ mới, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp bộ, cấp tỉnh chủ yêu thực hiện các

nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

của ngành, địa phương; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ

Tổ chức nghiên cứu và phát triển của cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương chủ yếu thực hiện hoạt động khoa học vả công nghệ theo chức năng, nhiệm vụ và quyên hạn của cơ quan mình Tổ chức nghiên cứu và phát triển của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương chủ yếu thực hiện các

hoạt động khoa học và công nghệ theo mục tiêu, điều lệ của tổ chức mình

- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp cơ sở chủ yếu thực hiện các hoạt

động khoa học và công nghệ theo mục tiêu, nhiệm vụ do tô chức, cá nhân thành lập xác định

Hai là, Trường đại học, học viện, trường cao đăng (gọi chung là trường đại

học)

Trường đại học có nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa

học và công nghệ theo quy định của pháp luật

Trường đại học thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nhiệm vụ khoa

học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước và nghiên cứu khoa học về giáo dục

Ba là, Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ

Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ có nhiệm vụ tiến hành các hoạt

Trang 11

liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phố biến và ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ

và kinh nghiệm thực tiến

Chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế — xã hội, bảo đảm quốc

phòng, an ninh và kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của từng thời kỳ

quy hoạch hệ thông các tô chức khoa học và công nghệ trong cả nước để bảo đảm phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ, thực hiện có hiệu

quả các hoạt động khoa học và công nghệ

* Tổ chức khoa học và công nghệ có các quyền sau:

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tiến hành hoạt động khoa học và

công nghệ đã đăng ký; ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ; đăng ký tham gia tuyển chọn

thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

- Thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ khoa học và

công nghệ, doanh nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật

- Hợp tác, liên doanh, nhận tải trợ của tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền,

tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành hoạt động khoa học và công

nghệ và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật

- Được bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ, chuyến giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật

- Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật

* Tổ chức khoa học và công nghệ có các nghĩa vụ sau:

- Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết, nhiệm vụ khoa học

và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thầm quyền giao; sử dụng có hiệu quả kinh

phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, chuyển giao kết quả nghiên cứu

khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước

- Góp phần xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất

Trang 12

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật

- Thực hiện dân chủ, bình đăng, công khai trong việc bồ trí và thực hiện

các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

4.2.2 Cá nhân hoạt động khoa học công nghệ

* Cá nhân là chủ thể hoạt động khoa học và công nghệ có các quyền Sau: - Cá nhân có thể tự mình hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân tiễn hành hoạt

động khoa học và công nghệ; ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ: thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực theo quy định của Chính phủ; đăng ký tham gia tuyên chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; bình đẳng, tự do, sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ; chuyển giao, chuyén nhuong két qua hoat dong

khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật

- Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của

pháp luật

- Tham gia tổ chức khoa học và công nghệ, hội khoa học và công nghệ;

tham gia hoạt động đảo tạo, tư vẫn, hội nghị khoa học và công nghệ; góp vốn bằng tiền, tài sản, gia tri quyén sở hữu trí tuệ vào hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh; nhận tài trợ để hoạt động khoa học và công nghệ

theo quy định của pháp luật

- Đề xuất ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước với cơ quan có thấm quyên; kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình là thành viên và

tham gia giám sát việc thực hiện |

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật

* Nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ

- Đóng góp trí tuệ, tài năng của mình vào sự nghiệp phát triển khoa học và

Trang 13

- Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết, nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tô chức có thấm quyền giao; chuyên giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước

theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyên

- Giữ bí mật khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật 4.3 Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vẫn đề khoa học và công nghệ cần giải quyết Trên cơ sở chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội bảo đảm an ninh, quốc phòng của Nhà nước, Chính phủ xác định mục tiêu, quyết

định kế hoạch phát triển khoa học vả công nghệ, các hướng ưu tiên và các

nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào mục tiêu kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ theo sự phân công của Chính phủ xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào mục

tiêu, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ và sự phân cấp của Chính phủ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để xác định nhiệm vụ khoa

học và công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Ngoài các cơ quan tổ chức trên, các cơ quan, tổ chức khác căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch khoa học và công nghệ của Chính phủ và yêu cầu thực tiễn để

xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ của cơ quan, tổ chức mình

Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải được xác định trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học và công nghệ Hội đồng khoa học và công nghệ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức các cấp quyết định thành lập, quy định nhiệm vụ và quyền hạn Thành phần Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhả quản lý có uy tín và trình độ phù hợp với nhiệm vụ và Hội đồng phải chịu trách

Trang 14

Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà

nước được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự án và các hình thức

khác được thực hiện theo phương thức sau: Một là, Tuyến chọn

Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thấm quyên các cấp phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh

mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo phương thức tuyển chọn, bảo đảm để mọi tổ chức, cá nhân có điều kiện đăng ký, tham gia tuyến chọn

Việc tuyên chọn phải bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; kết quả tuyển chọn phải được công bồ rộng rãi

Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ các

cấp thành lập Hội đồng tuyên chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa

học và công nghệ và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng này Hội

đồng có nhiệm vụ tư vấn và phải chịu trách nhiệm về việc tư vấn của mình

Thành viên Hội đồng phải có năng lực, phẩm chất trình độ chuyên môn phù hợp

với nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Hai là, Giao trực tiếp

Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thâm quyền lựa

chọn tô chức, cá nhân có năng lực, phẩm chất, điều kiện và chuyên môn phù hợp để trực tiếp giao thực hiện những nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc thù và phải chịu trách nhiệm về việc giao nhiệm vụ của mình

Ba là, Do quỹ phát triền khoa học và công nghệ tài trợ

Tổ chức, cá nhân có quyền để xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ để

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ xét tải trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ đó Việc xét tài trợ được thực hiện theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ

phát triển khoa học và công nghệ

Trang 15

Il VAI TRO CUA KHOA HOC VA CONG NGHE TRONG DOI SONG

XÃ HỘI

Khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội Vai trò này được thể hiện ở các mặt sau:

1 Khoa học và công nghệ là phương tiện để con người khám phá,

chỉnh phục và cải tạo tự nhiên

Mọi của cải vật chất mà con người sử dụng đều có nguồn gốc vật chất từ giới tự nhiên nhưng khả năng trực tiếp của con người là có hạn Do vậy, con

người đã vận dụng khoa học và công nghệ để khắc phục những hạn chế của mình, nhằm khám phá, chinh phục và cải tạo tự nhiên Khoa học giúp con người phát hiện ra bản chất, tính quy luật của các hiện tượng, sự vật, quá trình, từ đó dự báo về sự vận động, phát triển của chúng để định hướng cho hoạt động của

mình Những thành tựu khoa học và công nghệ được ứng dụng giúp con người

khai thác các lợi thế sẵn có trong tự nhiên, tạo ra các sản phâm thoả mãn nhu

cầu về vật chất và tinh thần, cũng như hạn chế các điều kiện bất lợi mà giới tự

nhiên có thê gây ra cho cuộc sống con người

2 Khoa học và công nghệ là biện pháp căn bản để con người tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất

Ý nghĩa của tăng năng suất lao động đã được V.I.Lênin nói đến bằng câu

nói nỗi tiếng: “Năng suất lao động suy cho cùng là cái quan trọng, căn bản nhất,

quyết định mọi trật tự xã hội”

Tăng năng suất lao động thực chất là tăng kết quả sáng tạo ra của cải vật chất của mỗi đơn vị sức lao động tiêu hao Có nhiều nhân tố làm cho tăng năng

suất lao động song có hai nhân tố chính, đó là: Hợp lý hoá, khoa học hoá tổ

chức lao động và hiện đại hoá phương tiện, phương pháp lao động hoặc hiện đại hoá khoa học và công nghệ trong đó khoa học vả công nghệ là nhân tố có khả năng rất lớn trong việc tăng năng suất lao động

Trang 16

khoa học và công nghệ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất Điều

đó vừa thúc đây đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, vừa thúc đây quá trình sản xuất phát triển không ngừng để tạo ra các sản phẩm và

dịch vụ có “hàm lượng” khoa học và công nghệ cao

3 Khoa học và công nghệ là nhân tố cúng cố từng bước tiến bộ của tổ chức lao động xã hội

Tổ chức tốt quá trình lao động xã hội là biện pháp tạo ra năng suất lao động cao; các ứng dụng khoa học và công nghệ trong tô chức lao động sản xuất đã giải phóng sức lao động của con người, tạo ra sự đổi mới căn bản của lực lượng sản xuất xã hội Tuy vậy, thành công về tổ chức sẽ không giữ được nếu không có “then” kỹ thuật “chốt” lại Trong thực tiễn, mỗi bước đổi mới về tổ chức lao động thường được củng cố bằng sự đổi mới nào đó của khoa học và công nghệ

4 Vai trò động lực của khoa học và công nghệ thúc đấy phát triển

kinh tế - xã hội

Khoa học và công nghệ là động lực thúc đây nhiều quá trình phát triển xã

hội khác như nâng cao dân trí, tạo nên sự đổi mới căn bản của lực lượng sản

xuất xã hội, thúc đây con người phải xã hội hoá lao động, xã hội hoá sở hữu,

xoá bỏ kiểu quan hệ sản xuất tư hữu - nguồn gốc của bất công và bóc lột, xây

dựng quan hệ sản xuất mới, tạo nên những tiền đề căn bản để xoá bỏ sự cách

biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa nông thôn và thành thị, miễn xuôi và miền núi, xoá bỏ nguồn gốc của bất bình đẳng trong xã hội

5 Sử dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý xã hội

Sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý giúp năng suất lao động quản lý tăng lên Đó là giải pháp cơ bản đề tỉnh giảm bộ máy quản lý, giảm chỉ phí quản lý mà không làm giảm khả năng quản lý

Loại hình lao động khoa học và công nghệ là loại hình lao động đặc biệt

Trang 17

lý xã hội một cách có hiệu quả Những đặc điểm của lao động khoa học và công

nghệ là:

- Lao động khoa học và công nghệ là hoạt động trí óc mang tính sáng tạo

nhằm tìm kiếm, phát hiện, ứng dụng những tri thức mới Đây là điểm khác biệt cơ bản để phân biệt lao động khoa học với lao động sản xuất bình thường tức

lao động sản xuất mang tính lặp đi, lặp lại

- Lao động khoa học và công nghệ là loại hình lao động có tính rủi ro Vì nghiên cứu khoa học là loại lao động mang tính sáng tạo, tìm kiếm tri thức mới, cái chưa biết, do đó cũng có thể thành công và cũng có thể thất bại; tri thức mới có thể được tìm ra, được ứng dụng có kết quả hoặc không có kết quả trong thực tiến |

- Lao động khoa học và công nghệ là loại hình lao động có tính kế thừa và tích luỹ Khi làm sáng tỏ quan hệ giữa khoa học hiện đại với khoa học cô Hy Lạp, Ph Ăngghen đã từng nói: Bất cứ sự phát triển nào của khoa học và công nghệ hiện đại cũng đều tìm thấy hình ảnh của nó thu nhỏ trong manh nha khoa học thời cỗ đại Hy Lạp Hiểu cách khác, mỗi hoạt động nghiên cứu khoa học hiện đại đều là sự kế thừa thành quả lao động khoa học và công nghệ của người đi trước, đều được tiễn hành trên cơ sở sang tạo của người khác hoặc người di trước, những tri thức mới mà các nhà khoa học ngảy nay sáng tạo ra tất nhiên cũng sẽ được người khác hoặc người đời sau kế thừa và phát triển

Tích luỹ của khoa học và công nghệ biêu hiện ở chỗ sự phát triển của bất

kỳ hoạt động khoa học nào đều phải qua thời gian thai nghén, thu thập và tích luỹ với lượng thông tin lớn có liên quan đến phương pháp, thủ pháp và hướng tư duy của công việc nghiên cứu ấy, đồng thời với chúng tiến hành phân tích, đánh giá, chỉnh lý, gia công một cách toàn diện mới có thể cung cấp những

điều kiện khả thi và cơ sở cho sự xuất hiện nghiên cứu mới Ở mỗi khâu, mỗi

bước nghiên cứu, tính tích luỹ này cũng được biêu hiện đầy đủ từ đầu đến cuối Cho nên, những người làm công tác khoa học và công nghệ đều phải chú ý kế

Trang 18

Những đặc điểm trên của hoạt động khoa học và công nghệ có mối liên hệ

hữu cơ với nhau Trên cơ sở nhận thức đầy đủ những đặc điểm đó, hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ mới đem lại kết quả Ngày nay, hầu

hết các quốc gia trên thế giới đều dành sự quan tâm đặc biệt cho quản lý nhà

nước về khoa học và công nghệ Tuy mức độ, hình thức tổ chức bộ máy có khác

nhau nhưng đều chung bản chất là nhân danh Nhà nước thực thi quyền lực Nhà nước bằng công cụ của Nhà nước

II THỰC TRẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

1 Thành tựu

Thời gian vừa qua Đảng ta đã có một số Nghị quyết về khoa học và công nghệ Thể chế hoá đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta đã

ban hành nhiều văn bản pháp luật, đáng chú ý nhất là Luật Khoa học và Công nghệ đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỷ

họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000 Việc thực hiện các văn bản trên

đã bước đầu nâng cao tiêm lực khoa học và công nghệ của đất nước, thúc đây việc đưa các tiễn bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phân

đưa nước ta ra khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề

cần thiết để bước vào thời kỳ đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

Khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần bổ sung, lý giải và làm rõ thêm những quan điểm của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;

làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hỗ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng Các vẫn đề về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, tăng trưởng kinh tế và công băng xã hội, văn hoá và phát triển.v.v cũng đã được nghiên cứu sâu sắc hơn Việc nghiên

cứu các dị sản lịch sử, văn hoá, văn minh và con người Việt Nam tiếp tục có

những phát hiện mới Việc tổng kết kinh nghiệm chiến tranh và phát triển lý

luận nghệ thuật quân sự Việt Nam đã đạt được một số kết quả

Nhiều kết luận khoa học đã được dùng làm cơ sở để soạn thảo các nghị

quyết, hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần

Trang 19

Khoa học tự nhiên có những thành tựu trong nghiên cứu, điều tra điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, góp phẩần tạo luận cứ cho việc

xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ sở cho quá

trình tiếp thu và làm chủ công nghệ mới Một số ngành nghiên cứu cơ bản đã

xây dựng được đội ngũ các cán bộ khoa học có khả năng tiếp cận trình độ hiện

đại trên thế giới

Các ngành khoa học và công nghệ gắn bó hơn với sản xuất và đời sống Nhiều thành tựu khoa học và công nghệ mới đã được ứng dụng, góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành sản xuất nông nghiệp, y tế, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, xây dựng, năng lượng, dầu khí, hàng tiêu dùng, hàng xuất khâu , xây dựng và củng cố quốc phòng - an ninh

Việc nghiên cứu về chính sách, biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường

bước đầu được quan tâm, Luật môi trường đã được ban hành Đội ngũ cán bộ

khoa học và công nghệ có bước trưởng thành, được tập hợp, có thêm điều kiện

để phát huy khả năng và cống hiến cho sự nghiệp chung Đây là một yếu tổ

quan trọng cho sự phát triển của đất nước

Có được những thành tựu trên đây, trước hết là do đường lối đúng đắn của

Đảng, do nhu cầu phát triển kinh tế đòi hỏi đưa tiến bộ khoa học và công nghệ

vào sản xuất, nhờ sự đôi mới cơ chế quản lý kinh tế, khoa học và công nghệ

Mặt khác, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đã trướng thành một bước và

có nhiều cô gắng thích nghi với cơ chế mới; quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế

về kinh tế, khoa học và công nghệ được mở rộng

2 Yếu kém

Nền khoa học và công nghệ nước ta phát triển chậm, chưa tương xứng với tiêm năng sẵn có, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, còn thua kém so với nhiều nước trong khu vực

Trang 20

Tình trạng nhập khẩu các thiết bị, công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, kém hiệu

quả ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động và môi trường sinh thái

Nhiều vấn đề nảy sinh trong công cuộc đối mới chưa được làm sáng tỏ về

phương diện lý luận Nhiều vấn đề kinh tế — xã hội thiếu những dự báo khoa

học Việc tổng kết thực tiễn bị coi nhẹ Tình trạng chậm trễ trong một số lĩnh vực lý luận vả khoa học xã hội chưa được khắc phục

Môi trường ở một số cơ sở sản xuất - kinh doanh, khu công nghiệp, khu

dân cư đô thị và nông thôn bị ô nhiễm nặng né Tinh trạng chặt phá rừng, khai

thác bừa bãi tài nguyên khoáng sản, đánh bắt thuỷ hải sản bằng các phương tiện _có tính huỷ diệt đang diễn ra rất nghiêm trọng

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tuy tăng về số lượng, chất lượng chưa cao, còn thiếu nhiều cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ Số đông các cán bộ có trình độ cao đều đã lớn tuổi, đang có nguy cơ hãng hụt cán bộ Không ít cán bộ khoa học và công nghệ chuyên đi làm việc khác hoặc bỏ nghề, gây nên sự lãng phí chất xám nghiêm

trọng

Cơ cấu và việc phân bố cán bộ khoa học và công nghệ chưa cân đối, còn

nhiều bất hợp lý Nông thôn và miền núi còn thiểu nhiều cán bộ khoa học và

công nghệ

Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu khoa học quá nghèo nàn, lạc hậu; thông tin khoa học và công nghệ quá thiếu và không kịp thời

Hệ thống tô chức các cơ quan nghiên cứu - triển khai tuy đã được sắp xếp một bước, nhưng vẫn còn trùng lắp, chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu, giảng dạy với thực tiễn sản xuất - kinh doanh và quốc phòng — an ninh; giữa các ngành khoa học, giữa khoa học tự nhiên và khoa học và công nghệ với khoa học xã hội và nhân văn Tỉnh thần hợp tác giữa các nhà khoa học, giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học còn yếu

Nguyên nhân của những yếu kém trên đây là:

Trang 21

cho sự lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động khoa học và công nghệ Nhiều chủ

trương đúng đắn về khoa học và công nghệ trong các Văn kiện của Dang chậm

được thể chế hoá về mặt Nhà nước và chưa được thực hiện nghiêm túc

- Chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính

sách xuất nhập khẩu chưa được khuyến khích và buộc các doanh nghiệp, nhất là

doanh nghiệp nhà nước tích cực ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ Môi trường đầu tư và cạnh tranh chưa thuận lợi, chưa tạo được động lực

cho việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất — kinh doanh

- Chưa nhận thức đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát

triển Đầu tư tài chính của Nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ còn

thấp Từ Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị (khoá VI) quy định mức đầu tư tối

thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ nhưng không được chấp hành nghiêm chỉnh (trong nhiều năm tỷ lệ này chỉ dưới 1%) Việc phân bổ và sử dụng ngân sách cho khoa học và công nghệ chưa hợp lý, chưa có hiệu quả Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển khoa học và công nghệ

- Thiếu chiến lược quy hoạch đào tạo, bôi dưỡng cán bộ nên còn mat can

đối về đào tạo và sử dụng Nhiều chính sách cán bộ chưa thoả đáng và không kịp thời đổi mới Chế độ tiền lương mang nặng tính bình quân Lao động trí óc chưa được đãi ngộ xứng đáng

- Việc quản lý sản xuất, xuất nhập khâu còn nhiều sơ hở, quy chế giám

định công nghệ chưa chặt chế nên nhiều thiết bị công nghệ lạc hậu được nhập

vào nước ta, gây tốn thất lớn cho nền kinh tế và gây tác hại xâu đến môi trường Hai là, quản lý khoa học và công nghệ trong cơ chế thị trường còn lúng túng, bất cập Việc tô chức phân bổ lực lượng còn phân tán Việc quản lý các chương trình nghiên cứu còn mang nặng tính hành chính, còn dàn trải; chưa gắn chương trình nghiên cứu với chức năng và nhiệm vụ của cơ sở nghiên cứu, chưa

để cao tỉnh thần trách nhiệm và phát huy tính chủ động của cơ sở; thiếu sự kết

Trang 22

Nhiéu co quan khoa hoc chua gan với sản xuất, chưa chủ động phối hợp với địa phương để ứng dụng các tiễn bộ khoa học và công nghệ

Ba là, công tác Đảng, công tác chính trị - tư tưởng trong một số viện

nghiên cứu, trường đại học còn yếu Tác dụng lãnh đạo của tổ chức đảng ở

những nơi này còn rất hạn chế Việc phát triển đảng trong trí thức vẫn chưa được quan tâm đây đủ

IV QUAN DIEM, CHIEN LUGC PHÁT TRIEN KHOA HOC VA CONG NGHE O VIET NAM

1 Quan diém

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Các quan điểm của Đảng về khoa học và công nghệ được thể hiện cụ thể và phát kiến qua mỗi thời kỳ, nhằm giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng, đồng thời xây dựng tiềm lực khoa học cho những bước phát triển kế tiếp của đất nước Đặc biệt từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đến nay những quan điểm đúng đắn của Dang

về phát triển khoa học và công nghệ đã tạo động lực cho kinh tế — xã hội đất

nước ngày một phát triển

Sau hơn 10 năm thống nhất đất nước, nên kinh tế — xã hội gặp nhiều khó khăn do cơ chế quản lý tập trung bao cấp Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra một bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng của nước ta, đề ra đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới trong nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường,

có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đại hội khăng

định khoa học và công nghệ là động lực thúc đây cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước và chỉ rõ phương hướng hành động “nhằm trước hết phục vụ cho ba chương trình mục tiêu”: Lương thực — thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất

khẩu Mục tiêu được xác định và một số cơ chế quản lý được tháo gỡ dan tao diéu kién thuận lợi cho các tổ chức khoa học chủ động hoạt động phục vụ các

Trang 23

mở rộng, việc giao lưu thông tin và phát triển nhiều hình thức hợp tác đã và đang làm cho hoạt động của khoa học và công nghệ thêm phong phú

Tháng 6 năm 1991, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI khăng định quan điểm: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phải được xem là

quốc sách hàng đầu”; khoa học và công nghệ và giáo dục - đảo tạo đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc,

“là một động lực của đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình

độ tiên tiễn của thế giới” Đảng còn chỉ ra phương hướng cụ thể cho khoa học

và công nghệ: “Hoạt động khoa học và công nghệ phải đảm bảo cơ sở khoa học

cho các quyết định quan trọng của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, là công cụ chủ yếu dé nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho mọi hoạt động kinh tế — xã hội, góp phần xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, thúc đây công cuộc đổi mới toàn diện đất nước” Nghị quyết Đại hội còn đề ra cho khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ nhiệm vụ trọng điểm riêng, đồng thời nhắn mạnh việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Trước Đại hội VII, Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (30-3-1991): “Về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đối mới” đã khăng định rõ quan điểm của

Đảng ta về vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong việc đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, ôn định tình hình kinh tế — xã hội Đảng thừa nhận đội ngũ cán bộ khoa học là lực lượng nòng cốt của công cuộc đổi mới và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta Nghị quyết quán triệt quan điểm xây dựng, phát triển nền khoa học và công nghệ nước ta, thể hiện trong 3 nội dung sau:

+ Xây dựng luận cứ khoa học cho con đường di lên chủ nghĩa xã hội, cho các quyết định lớn của Đảng và Nhà nước

+ Là công cụ để đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, phát triển lực lượng

sản xuất nhằm đây mạnh quá trình hiện đại hoá đất nước

+ Nâng cao dân trí, đảo tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, giáo dục thế giới

quan khoa học, phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam,

Trang 24

Để thực hiện được 3 nội dung trên, Nghị quyết còn chỉ rõ những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa cơ bản cho khoa học và công nghệ trong những năm trước mắt và xác định khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật cần phối

hợp chặt chẽ với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp trong việc giải quyết những

nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế — xã hội

Hơn hai năm thực hiện Nghị quyết cua Dai hoi VII, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng Những thành tựu đó đã và đang tạo ra những

tiền đề đưa đất nước chuyên dần sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đây

tới một bước cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Hội nghị Đại biểu toàn

quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (tháng I năm 1994) khăng định “cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa so với các nước xung

quanh, giữ được ôn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và

định hướng xã hội chủ nghĩa”

Đối với khoa học và công nghệ, Hội nghị đã xác định rõ phương hướng

hoạt động là “tập trung nghiên cứu ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật

vào sản xuất kinh doanh, phục vụ yêu cầu chuyên dịch cơ cầu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, đây mạnh công tác nghiên cứu một cách thiết thực,

tiếp tục làm sáng tỏ những vấn dé chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Đến Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ IX, kết luận của Hội nghị trung ương 6 khoa IX, Van kiện đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ X, XI, một lần nữa Đảng ta tiếp tục thể hiện quyết tâm đưa

khoa học và công nghệ vượt lên trên một bước tạo nền tảng đề phát triển toàn

diện nền kinh tế — xã hội, với những quan điêm chỉ đạo sau đây:

Trang 25

- Khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng có quốc phòng, an ninh

Khoa học và công nghệ gắn với giáo dục và đào tạo, khoa học tự nhiên và

kỹ thuật gắn với khoa học xã hội và nhân văn

- Phát triển khoa học và công nghệ là sự nghiệp cách mạng của toản dân

Phát huy cao độ khả năng sáng tạo của quần chúng, của các tập thể khoa học và công nghệ, của các doanh nghiệp, các thành phân kinh tế, các tổ chức chính trị — xã hội và của mỗi công dân trong hoạt động khoa học và công nghệ

- Phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hợp với tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ trên thé giới

- Phát triển khoa học và công nghệ gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi

trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội nhanh và bên vững

Nhìn lại chặng đường lịch sử lãnh đạo cách mạng và đặc biệt từ năm 1986 đến nay Đảng ta luôn nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của khoa học và

công nghệ trong việc thúc đây kinh tế phat triển và nâng cao trình độ văn minh xã hội Bởi lẽ đó, ở mỗi giai đoạn cách mạng cụ thể, Đảng có quan điểm thích

hợp để huy động mức cao nhất năng lực cách mạng, đồng thời cũng chủ trương chuẩn bị đào tạo một đội ngũ cho giai đoạn sau, vì con người là yếu tổ quyết định, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển

2 Chiến lược

Nhận thức rõ tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với sự phát

triển kinh tế — xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn dành sự quan tâm và [anh

đạo sát sao đối với hoạt động khoa học và công nghệ Chiến lược phát triển

khoa học và công nghệ đã được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng va được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Cụ thể, định hướng chung của chiến lược khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2020 là:

- Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa

Trang 26

trình đổi mới đất nước Xây dựng, không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ

thống lý luận về con đường ởi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; cung cấp

luận cứ khoa học cho việc tiếp tục bỗ sung, hoàn thiện đường lỗi, chủ trương,

chính sách của Đảng và nhà nước nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

- Đây mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý và quốc phòng — an ninh, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của đất nước Coi trọng nghiên cứu cơ bản, làm chủ và cải tiễn các công nghệ nhập từ bên ngoài, tiễn tới sáng tạo ngày càng nhiều công nghệ mới ở những khâu quyết định đối với sự phát triển của đất nước trong thế kỷ XXI

Nâng cao năng lực nội sinh, xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của nước nhà: đảo tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân lành nghề, trẻ hoá và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có đủ đức, tải, kiện toản hệ thông tổ chức, tăng cường cơ sở vật chất — kỹ

thuật, mở rộng các nguồn cung cấp thông tin, từng bước hình thành một nên khoa học và công nghệ hiện đại của Việt Nam có khả năng giải quyết phân lớn những vấn đề then chốt được đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Nhiệm vụ của các lĩnh vực khoa học và công nghệ: - Khoa học xã hội và nhân văn

+ Vận dung sáng tạo lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học, nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa tư bản hiện đại, những biến đối trong các quan hệ quốc tế, dự báo xu hướng phát triển của thế giới, khu vực và đất nước Xây

dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

+ Nghiên cứu sự biến đối cơ cấu xã hội — giai cấp, nghiên cứu lý luận và

chính sách quản lý kinh tế — xã hội trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại

Trang 27

dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; nghiên cứu vấn đề đảng cam quyền và xây dựng đáng trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần cơ chế thị trường theo con đường xã hội chủ nghĩa

+ Tổng kết thực tiễn sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tham khảo kinh

nghiệm phát triển của thế giới, đề xuất luận cứ khoa học về mô hình và các giải

pháp của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta

+ Nghiên cứu các vẫn đẻ lịch sử, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, văn học,

nghệ thuật, tư tưởng, triết học và đặc điểm con người Việt Nam qua các thời

đại, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu những tỉnh hoa văn hoá thế giới, hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, làm chỗ dựa cho việc giáo dục và bồi dưỡng truyền thống cách mạng, lòng yêu nước

và tỉnh thần quốc tế chân chính, ý chí tự lực, tự cường của nhân dân ta Xây dựng nên văn hoá tiên tiễn đậm đà bản sắc dân tộc

+ Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm các cuộc chiến tranh cứu nước, giữ nước trong lịch sử dân tộc; xây dựng, phát triển khoa học và nghệ

thuật quân sự Việt Nam trong điều kiện mới

+ Nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, kinh tế, chính trị, quân sự của các nước, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình

Dương

- Khoa học tự nhiên

Nghiên cứu cơ bản có định hướng, có trọng điểm các lĩnh vực khoa học tự

nhiên (toán học, tin học, cơ học, vật lý, hoá học, sinh học, các khoa học về trái

đất và biển ) nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và báo vệ tải

nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống, hạn chế hậu quả

thiên tai và nhằm xây dựng năng lực khoa học cho việc làm chủ các công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ nước ngoài và sáng tạo ra công nghệ mới Chú

trọng đúng mức những nghiên cứu lý thuyết hiện đại cần thiết để đón đầu sự

Trang 28

Đến năm 2020 đạt trình độ công nghệ tiên tiễn trong khu vực ở các ngành

kinh tế trọng điểm như công nghệ sinh học, sản xuất lương thực, chế biến nông

lâm — hai san, co khí, điện tử, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, khai

thác chế biến dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, vật liệu cơ bản, sản xuất và sử dụng năng lượng, y dược Phát triển một số ngành công nghiệp biển Ứng

dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học hiện đại nhằm tiếp cận với trình độ thé

giới trong một số lĩnh vực quan trọng, làm cơ sở vững chắc cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại |

- Tiềm lực khoa học và công nghệ

Nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ để có khả năng tiếp thu các tri thức mới của thế giới, thích nghi, làm chủ các công nghệ tiên tiễn từ nước ngoài; nghiên cứu giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ do thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển; bảo đảm căn cứ khoa học cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển

Đến năm 2020 có một số phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, trường đại học đạt trình độ quốc tế Đạt mức độ tiên tiễn trong khu vực về các chỉ tiêu đặc

Trang 29

CHUONG 2

NOI DUNG QUAN LY XA HOI VE KHOA HOC VA CONG NGHE

I YEU CAU KHACH QUAN CUA QUAN LY XA HOI VE KHOA HOC VA CONG NGHE

Ở nước ta, có thể hiểu quản lý xã hội về khoa học và công nghệ chủ yếu được thực hiện bởi chủ thể quản lý là Nhà nước Quản lý xã hội về khoa học và

công nghệ là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều khiển,

hướng dẫn, kiểm tra của chủ thê quản lý tới các quá trình xã hội, hoạt động của

con người, tới sự phát triển của khoa học và công nghệ; nhằm buộc chúng phát

triển phù hợp với quy luật, đúng ý chí của chủ thể quản lý, với chi phi thấp nhất

Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ là sự thực thi quyền hành

pháp của Nhà nước, của dân đối với sự phát triển của khoa học và công nghệ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng , dân chủ, văn minh

Nói đến quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ chúng ta cần chú ý đó

là một hệ thống bao gồm cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, tố chức bộ

máy quản lý khoa học và công nghệ và đội ngũ cán bộ, công chức quản ly khoa học và công nghệ Ba bộ phận này có tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ, có thể thúc đây hoặc kìm hãm nhau trong quá trình quản lý cũng như trong công cuộc đổi mới quản lý

Hoạt động khoa học và công nghệ là một loại hình lao động có tính đặc thù Do vậy, cần phải được Nhà nước điều chỉnh, quản lý ở mức độ nhất định

Cụ thể xuất phát tự những lý do sau:

1 Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động có tính xã hội cao, thiếu sự can thiệp của Nhà nước hoạt động này khó thành công

Trang 30

Một là, nó đòi hỏi sự tham gia của đông đảo các ngành, các lĩnh vực, các

tầng lớp người, các bộ phận xã hội có những hoạt động chủ đạo nào đó rất xa

biệt nhau, nhưng lại cần sự đồng bộ, đồng hướng ở mức độ cao

Ở tầm nhìn chung nhất chúng ta có thể dễ thấy, sự tiến bộ khoa học và

công nghệ của một quốc gia phụ thuộc vào sự nỗ lực và sự thành đạt cao của ít

nhất bốn bộ phận xã hội sau đây: Ngành giáo dục quốc gia, với lực lượng cụ thể là hệ thống nhà trường và đội ngũ giáo viên; đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa

học và hệ thống các cơ sở, viện, trung tâm, trạm, v.v nghiên cứu của họ; Hệ

thống các cơ sở công nghiệp chế tạo máy móc, nơi biến các ý tưởng khoa học và công nghệ hiện đại thành các phương tiện vật chất đề từ đó trang bị cho các ngành sản xuất của xã hội và cho chính đời sống của mỗi gia đình hoặc các cộng đồng sinh sống đủ mọi quy mô; và cuối cùng là chính những con người, với tư cách “người sử dụng” các thành quả vật chất nói trên của khoa học và công nghệ mới vào sản xuất hoặc đời sống Có đồng bộ hoá sự phát triển của cả

bốn lực lượng mới có khả năng tiến xa hơn

Hai là, nó đòi hỏi sự nói tiếp liên tục các hoạt động nghiên cứu của nhiều

thể hệ, như một cuộc chạy tiếp SỨC giữa các thể hệ

Do tính xã hội cao như trên của hoạt động khoa học và công nghệ nếu không có sự can thiệp của Nhà nước sẽ không thể đồng bộ hoá hành động của các lực lượng, các thế hệ trong hoạt động phát triển khoa học và công nghệ

Mỗi khâu, mỗi thời đại sẽ vì lợi ích trực tiếp của mình mà hành động, chứ

không tính được đầy đủ lợi ích toàn cục hoặc lợi ích mai sau

Nhà nước, với vai trò, vị trí, quyền uy của mình, mới có thể giải quyết được các vấn đề nhằm xã hội hoá cao sự nghiệp phát triển khoa học và công

nghệ Mà không chỉ xã hội hoá, trong một số lĩnh vực còn cần quốc tế hoá hoạt

động này Vấn để quốc tế hoá hoạt động khoa học và công nghệ đã và đang xảy ra trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ, trái đất, trong khoa học về đấu tranh giai

cấp, vì hoà bình và chủ nghĩa xã hội

2 Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động cần vốn lớn, nhiều

Trang 31

Không phải nhu cầu về vốn trong chương trình nghiên cứu khoa học nào cũng lớn, nhưng ai cũng biết, trong nghiên cứu khoa học có những chương trình

nghiên cứu mà bản thân các nhà khoa học không thể đủ khả năng tài chính để

tiến hành Ngoài ra, còn có những chương trình nghiên cứu mà họ đầu tư kéo

dài đến mức, đời sống của một con người chưa đủ để đón nhận kết quả

Trong nghiên cứu khoa học còn có sự rủi ro Sự rủi ro trong nghiên cứu khoa học thường xảy ra dưới hai dạng:

- Kết luận thu được không có giá trị sử dụng, do đó không sinh lợi cho

người nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu không được ứng dụng, mặc dù kết quả đó không thuộc loại trên Đó chính là số phận của các phát minh đi quá sớm so với các yêu tố khác, khiến nó trở nên “cô độc” Đó cũng là số phận của các phát minh qua cham, ra đời không kịp thời, mặc dù khi lập chương trình nghiên cứu, đề tài đó có tính thời sự Do việc nghiên cứu quá dải, nhu cầu qua đi, kết quả nghiên cứu trở nên lỗi thời

Vì các khó khăn trên mà có những lĩnh vực tri thức của nhân loại bị bỏ

trỗng ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội Nhưng các nhà khoa học không

có khả năng chịu được các tốn thất trên nên cần phải có Nhà nước quản lý, lả “nhà tài trợ”, người “đỡ đầu”, “bảo hiểm” Các vai trò đó cũng đã từng do tư

nhân đóng, như “các ông bầu”, các nhà đầu tư, v.v Tuy vậy, đó không thể là giải pháp căn bản Ngoài ra, các giải pháp đó cũng phát sinh nhiều quan hệ xã hội phức tạp, khiến nhà nước phải tham gia điều chỉnh

3 Lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ chứa đựng nhiều quan hệ lợi ích phức tạp, có thể dẫn tới các tranh chấp mà chỉ có Nhà nước mới có the dàn hoà, bảo vệ lợi ích chính đáng, xử lý công bằng với các bên quan hệ

- Trong hoạt động khoa học và phát triển công nghệ có một số quan hệ lợi

ích điển hình sau đây:

Trang 32

Khách thê điển hình của quan hệ này là các kết quả, mà các nhà nghiên cứu

có thê tranh giành nhau một cách vô tình hoặc hữu ý Có thể có trường hợp song

trùng kết quả nghiên cứu từ các hoạt động độc lập của các nhà khoa học với

nhau Tranh chấp phát sinh, Nhà nước cần can thiệp để điều chỉnh quan hệ nói

trên, sao cho xác định được công minh công lao, thành tích của họ, loại trừ không chỉ hành vi gian tra

Hai là, quan hệ giữa các nhà khoa học trong cùng một chương trình, hoạt động nghiên cứu, có thành quả nghiên cứu chung Khách thể trong quan hệ này chính là tên tuổi và thu nhập, gắn liền với kết quả nghiên cứu mà họ chung sức

tạo ra Các bất công có thể xảy ra là sự phân chia lợi ích vật chất và quyền tác

gia gitta những người cùng nghiên cứu

Ba là, quan hệ giữa các nhà khoa học trong hệ thống các bậc thang danh giá khoa học Ở đây không phải là sự tranh chấp lợi ích mà là sự thiết lập một

trật tự danh vi khoa học, thể hiện sự thừa nhận và tôn trọng của cộng đồng đối

với những người có công khai sáng văn minh cho cộng đồng Cần phải giải quyết vẫn đề sao cho có sự tương đồng giữa “Danh” và “Thực”, giữa “Thế” và

“Lực”, tránh tỉnh trạng hữu danh, vô thực

Bốn là, quan hệ giữa các bên có sự hợp tác chuyên giao kết quả nghiên cứu, triển khai, ứng dụng Trong mối quan hệ chung, loại này có các quan hệ cụ thể như, quan hệ giữa các nghiên cứu viên làm thuê cho các “ông chủ”, giữa các nhà công nghiệp, chuyên chế tạo máy móc, thiết bị theo các sáng chế, phát sinh của các nhà kỹ thuật, với các tác giả của các sáng chế, phát minh đó, quan hệ giữa các nhà công nghiệp nói trên với nhau trong việc cùng thực hiện các thiết kế, từ đó có thể có sự gian lận kiểu dáng công nghiệp của nhau, v.v

4 Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có liên quan trực tiếp và rất hệ trọng đến khả năng quốc phòng của mỗi quốc gia

Trước hết, vấn đề quốc phòng được nói đến ở đây không thuân tuý là van dé quan su, mà nói tới khả năng chung của quốc gia trong việc bảo vệ đất nước

Với tầm nhìn đó, hoạt động khoa học và công nghệ cần phải được bảo vệ

Trang 33

_=Nó là nơi sản sinh ra các bí quyết cho sức mạnh quân sự từ yếu tố con

người

- Nó là nơi chứa đựng các bí quyết tạo ra sức mạnh kinh tế, một yếu tô cũng được coi là trực tiếp của sức mạnh quốc gia nói chung, sức mạnh quân sự

nÓI riêng

Điều cần nói là các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại là sản phẩm

vừa thuộc quyền sở hữu trí tuệ của các tác giả của nó, vừa liên quan đến tiềm năng kinh tế, quốc phòng của quốc gia Cần phải lý giải như thế nào về thẩm

quyền của cộng đồng đối với các vật sở hữu, vốn là của cá nhân công dân, nhưng lại liên quan đến vận mệnh của cả cộng đồng, thậm chí cả dân tộc

Nghiêng về một phía nào đều không đúng Dù sao, Nhà nước nhất thiết phải quan tâm quản lý các sản phẩm trí tuệ này, coi nó như là tài sản quốc gia, dù

nguồn pốc đích thực của nó thuộc về ai

5 Sản phẩm khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội, có tính chất chính

trị, giai cấp rõ rệt

- Khoa học xã hội là khoa học nghiên cứu các quy luật phát triển xã hội, từ

đó rút ra các kết luận cho hành động đấu tranh cải tạo xã hội Với tính chất là vũ

khí lý luận cho cuộc đấu tranh cải tạo xã hội, khoa học xã hội không thế không

mang “tinh dang” Ma Đảng và Nhà nước có mỗi quan hệ hữu cơ với nhau qua mối quan hệ ba vế: Dang — giai cấp — Nhà nước

- Do mối quan hệ như thế Nhà nước nào cũng, một mặt phải năm vững lực lượng các nhà khoa học xã hội, coi họ như là đội ngũ những người lính tiên

phong trên mặt trận lý luận chính trị — xã hội, phục vụ quá trình thống trị của Nhà nước Mặt khác, Nhà nước đó phải lãnh đạo đội ngũ các nhà khoa học xã

hội tiến hành giải quyết các vấn đề lý luận chính trị - xã hội sao cho tạo được môi trường dân trí phù hợp và thích ứng với đường lối chính trị - pháp lý mà Nhà nước đó chủ trương Chính vì những lý do như trên, Nhà nước nào cũng

phải xây dựng cho mình một đội ngũ các nhà khoa học, trước hết là các khoa học phục vụ trực tiếp cho sự tổn tại và hưng thịnh của chế độ chính trị - nhà

Trang 34

6 Hoat dong khoa hoc va phat triển công nghệ cần có những điều kiện tiền đề mà chí có Nhà nước mới có thể tạo ra được

Những lý do đã nêu ở trên trong chừng mực nào đó đã là những điều kiện

tiền dé, mà thiếu nó thì sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ không thé

tiến triển được Tuy vậy, cũng cần làm rõ thêm một số điều kiện tiền đề cho sự phát triển khoa học và công nghệ mà chỉ có Nhà nước tác động vào thì chúng

mới có thể tạo ra được Cụ thể là:

- Một quan hệ sản xuất phù hợp và thích ứng với trình độ và tính chất của

lực lượng sản xuất

Điều kiện này có ý nghĩa về hai mặt:

Một là, đối với chính lực lượng làm khoa học Nếu không có một chế độ

dân chủ đúng mức trong việc làm khoa học, nếu đưa hoạt động này thuần tuý

trở thành hoạt động hành chính sẽ triệt tiêu mọi động lực nghiên cứu khoa học

Hai là, đối với môi trường kinh tế, nơi khoa học và công nghệ có thể tìm được đất sống của nó, thị trường của nó Chúng ta đều biết, hoạt động khoa học không có mục đích tự thân khoa học phải vì đời sống Đời sống mà khoa học

phục vụ chính là nền sản xuất xã hội Nếu nên sản xuất xã hội không có được sự tự do phát triên, không coi khoa học và công nghệ hiện đại là phương tiện quan trọng cho sự phát trién, thì hoạt động khoa học sẽ không có được một thị trường đầy tính tự chủ, hấp dẫn, thúc đây nó tiến tới Nền kinh tế bao cấp với việc làm

cho các danh nhân không cần quan tâm đến hiệu quả, chính là đã làm cho sự

tiến bộ khoa học và công nghệ trở nên vô ích đối với các nhà sản xuất — kinh

doanh thời bao cấp Nhưng khi người sản xuất kinh doanh tự chịu trách nhiệm và có chủ quyền nhất định đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh thì chính họ sẽ tìm đến các thành tựu mới của khoa học và công nghệ hiện đại

- Sự thông nhất cao trong ý chí, phương hướng phát triển khoa học và công nghệ giữa các bộ phận cấu thành lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp phát

triển khoa học và công nghệ của đất nước

Bác Hỗ đã từng căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích

Trang 35

học và công nghệ hiện đại: phải trồng người Do đó cần có tầm nhìn xa xác định

rõ ý chí và định hướng của cả dân tộc trong sự phát triển khoa học và công

nghệ, làm nền cho việc phát triển nên giáo dục quốc gia, cho việc xây dựng các chương trình nghiên cứu cơ bản của đất nước, cho sự đầu tư xây dựng ngành

công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc thiết bị, cho sự định hướng tích luỹ và tiêu

dùng một cách văn hoá của dân cư

- Sự hợp tác thường xuyên và ngày càng mở rộng trên phạm vi quốc tế

Hơn mọi lĩnh vực, lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

cân có sự giao lưu quốc tế Sự hợp tác quốc tế sẽ đem lại hiệu quả vô cùng lớn lao, vì nó tiết kiệm chỉ phí, rút ngăn sự đi vòng, sự mò mẫm

- Dân trí cao cũng là một trong những diéu kiện tiền đề để phát triển khoa

học và công nghệ Đó là nên tảng đề sinh ra lực lượng các nhà khoa học và công

nghệ hiện đại, đồng thời là động lực thúc đẩy sự hoạt động của lực lượng làm

công tác khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân - Vốn lớn là điều kiện không thể thiêu được dé phat triển khoa học và công

nghệ một cách bền vững Như đã trình bày ở các phần trên, sự phát triển bền

vững của khoa học và công nghệ phải là sự phát triển toàn diện, đồng bộ, từ

khâu giao duc va dao tao đến khâu cuối cùng, trực tiếp là dân trí của cả cộng

đồng Đó là một sự nghiệp phải đầu tư, trong đó có những việc do cá nhân công

dân phải làm, có nhiều việc phải do Nhà nước thay mặt nhân dân thực hiện

Il NGUYEN TAC, PHUONG PHAP QUAN LY XA HOI VE KHOA

HOC VA CONG NGHE

1 Nguyén tac

Giống như quản lý kinh tế, quản lý khoa học và công nghệ có những nguyên tắc nhất định Những nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm của đối tượng quản lý là hoạt động khoa học vả công nghệ Mỗi nguyên tắc trên thực tế không vận dụng riêng rẽ mà phối hợp nhuần nhuyễn với các nguyên tắc khác mới có thể phát huy tác dụng trong thực tế

Trang 36

Đây là nguyên tắc có tính bao trùm, người làm quản lý khoa học và công

nghệ phải luôn luôn tạo ra điều kiện để tự gắn mình một cách có ý thức với các hoạt động kinh tế Sự thống nhất này phải thé hiện trên tất cả các mặt kế hoạch,

đầu tư, tổ chức thực hiện Trong đó các văn bản quy phạm pháp luật phải được

lồng ghép trong các văn bản hành chính Chính sách, pháp luật, kế hoạch, biện

pháp, tô chức, đầu tư đều phải găn bó với kinh tế nêu không thì không thê thực

hiện được hoặc có thể thực hiện được nhưng hiệu quả tác dụng phát triển kinh tế - xã hội kém

1.2 Nguyên tắc kết hợp lực day khoa học với swe kéo thi truong

Nội dung nguyên tắc này là mọi chủ trương, biện pháp quản lý khoa học và công nghệ để ra phải căn cứ nhu cầu thị trường, làm gì cũng cần bám sát nhu câu thị trường, chính thị trường tự nó có sức hút các kết quả nghiên cứu một cách mạnh mẽ; mặt khác sự chủ động và sáng tạo từ phía các tập thể khoa học có tác dụng thúc đây, gợi ý, mở đường cho sản xuất kinh doanh Nhưng nếu sự chủ động này không căn cứ vào thực tế sẽ dẫn đến chủ quan duy ý chí, đưa ra

những giải pháp mà thực tế khó chấp nhận, kém hiệu quả

1.3 Nguyên tắc kết hợp tập trung chỉ đạo của Chính phủ với dân chủ sáng tạo của toàn dân

Trong bắt kỳ nền kinh tế nào, sự tập trung nguồn lực, nỗ lực vào một đích

là nhân tố quyết định thành công giải quyết vân đề, dù đó là kinh tế hay khoa

học, công nghệ Sự chỉ đạo của Chính phủ hay các cơ quan chính phủ một cách tập trung trong từng thời gian giải quyết đứt điểm từng vấn đề có ý nghĩa quyết định, nhất là trong hoàn cảnh nội lực còn hạn chế Trong khi đó, giải quyết các bài tốn kỹ thuật, cơng nghệ thì đòi hỏi sáng tạo, lĩnh hoạt cao độ Phát huy

sáng tạo của mọi thành viên, đa dạng hoá các phương án, biện pháp sẽ tạo điều

kiện có được những biện pháp hữu hiệu nhất có thể Người làm quản lý khoa

học công nghệ cần năm vững nguyên tắc này 1.4 Nguyên tắc phân công, phân cấp

Trang 37

vào một loại việc, trên cơ sở đó phối hợp với nhau phát huy sức mạnh tổng hợp

của toàn bộ hệ thống Trung ương không làm thay công việc của địa phương Địa phương không dập khuôn tổ chức của trung ương, kế hoạch của trung ương

1.5 Nguyên tắc tham gia rộng rãi của toàn thể cộng đẳng

Tiến bộ khoa học và công nghệ vẻ bản chất, là một quá trình xã hội Mỗi thành viên của cộng đồng dân cư đều có vai trò nhất định trong quá trình đó theo cơ chế hút - đây nói trên Các quyết định trong quản lý nên cho dân biết,

dan ban, dan lam, dân kiểm tra Hiệu quả sẽ được nâng cao vÌ cơ chế đó có tác

dụng kiểm soát xã hội, phát huy sáng kiến cộng đồng cho các hoạt động khoa học công nghệ Nguyên tắc đấu thầu trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công _

nghệ là một trong những cơ chế đề thực hiện dân chủ trong khoa học AI ai

cũng có quyển tham gia, từ đó chọn người giỏi nhất, hiệu quả nhất Trên tầm vĩ mô, công việc quản lý khoa học công nghệ không thê khoán trắng cho một Bộ,

một ngành chịu trách nhiệm, mà phải được các bộ các ngành tham gia, để xuất,

thực hiện Mỗi đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội đều phải quan tâm đến

nội dung khoa học trong đó, phải nghiên cứu nếu cần thiết, phải đầu tư cho công tác khoa học đề phục vụ lại chính mình Nguyên tắc xã hội hoá trong quản lý khoa học công nghệ rất thời sự đối với nước ta

1.6 Nguyễn tắc kế thừa và phát triển, tuần tự kết hợp với nhảy vọt

Sự phát triển của công nghệ luôn luôn có tính kế thừa Chỉ lĩnh hội được

thành tựu của thế hệ trước, những nước đi trước ta mới làm ra được kết quả

thực sự có ý nghĩa mới, sáng tạo Sự sáng tạo có kế thừa là sáng tạo gấp đôi,

gấp ba cái đáng ra có thể làm được, và do vậy nâng hiệu quả lên gấp bội phần

tương ứng Trong quản lý cần có biện pháp tránh trùng lắp những cái đã được người khác, nước khác nghiên cứu, mà phải kế thừa những cái đó Trên tầm vĩ mô cũng tương tự, nước ta lấy nhập công nghệ là chính, sở dĩ cũng là để tiết

kiệm nguồn lực quá ít ỏi, nhằm vào thích nghỉ, sáng tạo công nghệ Chiến lược

“làm một số, mua một số” là thể hiện cụ thể của nguyên tắc kế thừa và phát triển trên bình diện hợp tác quốc tế Chính qua chiến lược này một nước nghèo

Trang 38

2 Phuong phap

Trong qua trinh quan ly hoat dong khoa hoc va céng nghé cting nhu nhiéu

lĩnh vực quản lý khác, có mấy nhóm phương pháp chính sau đây:

2.1 Phương pháp điều tiết bằng pháp luật

Đây là phương pháp quan trọng nhất trong quản lý nhà nước đối với khoa học và công nghệ Mọi chủ trương, đường lối chiến lược, định hướng của Chính phủ đều được thực hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, có giá trị

bắt buộc đối với đối tượng cần quản lý Việc chậm hoặc khơng được thể chế

hố các chủ trương này là biểu hiện của sự bất cập lớn trong phương pháp quản lý Phương pháp nảy quan trọng tới mức đã trở thành chức năng thường xuyên của bộ máy quản lý nhà nước

2.2 Phương pháp vận dụng các công cụ hành chính

Tương tự như biện pháp kinh tế, công cụ hành chính trong tay các cơ quan quản lý là quyền hạn đặc biệt chỉ các cơ quan hành chính mới có nhằm điều hành hoạt động Phương pháp này phát huy tác dụng trực tiếp và nhanh chóng

khi thực hiện các quyết định quản lý Nhưng do tính chất trễ nhịp và tính không thé tách rời của nhiều hoạt động khoa học khỏi các hoạt động kinh tế - xã hội

khác nên biện pháp hành chính có giới hạn nhất định Việc lạm dụng các biện pháp hành chính sẽ gây tác động tiêu cực đến phát triển lâu dài của khoa học nếu không cân nhắc kỹ

2.3 Phương pháp vận dụng các biện pháp kinh tế

Biện pháp kinh tế rất có hiệu quả, tác dụng lâu dài, nhưng do tính không

tách bạch của khoa học và công nghệ với sản xuất nên khó áp dụng Ngoại trừ

Trang 39

Ill BO MAY, NHIEM VU QUAN LY XA HOI VE KHOA HOC VÀ

CONG NGHE

1 BO may

Quan lý về khoa học và công nghệ ở nước ta bắt đầu từ khi chính quyền nhân dân ra đời, đánh dấu bằng việc ban hành Sắc lệnh số 16/SL ngày 04 tháng

3 năm 1959 của Chủ tịch nước về việc thành lập Uỷ ban khoa học nhà nước

Việc ra đời của cơ quan này đặt dưới sự quản lý của Chính phủ và quản lý toàn bộ hoạt động khoa học và công nghệ của quốc gia Uỷ ban khoa học nhà nước

sau nhiều lần thay đổi tên gọi và cơ cấu đã trở thành Bộ Khoa học và Công

nghệ, một cơ quan nhà nước chun mơn hố về quản lý tách khỏi chức năng

nghiên cứu khoa học, là cơ quan thành viên của Chính phú và hình thành bộ máy chân rết ngành dọc tới các tỉnh, thành phó, các bộ ngành của nền kinh tế quốc dân Tại 64 tỉnh, thành phố đều có các Sở Khoa học và Công nghệ Các bộ, ngành mỗi bộ đều có các Vụ quản lý khoa học và công nghệ và chất lượng

sản phẩm chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong ngành mình Đây là hệ thong chuyên quản, công cụ đắc lực thực thi quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

Hiện nay, theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, bộ máy quản ly

nhà nước về khoa học và công nghệ bao gồm: * Chính phủ

Chính phú thống nhất quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ Hang năm Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc thực hiện các chính sách, biện pháp đề phát triên khoa học và công nghệ; việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư phát triển khoa học vả công nghệ; kết quả hoạt động khoa học và công nghệ

* Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

Trang 40

phát triển thị trường khoa học và công nghệ, thúc đây việc hình thành các

ngành, lĩnh vực kinh tế — kỹ thuật trên cơ sở công nghệ mới và công nghệ cao - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng và trình Chính phủ đề án về quy hoạch mạng lưới các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong phạm vi cả nước Xây dựng và trình Thủ tướng

Chính phủ về điều kiện thành lập và cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp

khoa học và công nghệ, cơ chế đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, biện pháp thực hiện chính sách xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Nhà nước, sử dụng, phát triển

nhân lực khoa học và công nghệ;

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và trình

Chính phủ dự toán ngân sách hàng năm cho lĩnh vực khoa học và công nghệ phù hợp với sự phát triển kinh tế — xã hội và đặc thù riêng của hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

- Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bó kết quả nghiên

cứu khoa học và phát triển công nghệ;

- Quy định cụ thể điều kiện thành lập đối với từng loại hình tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ Thống nhất quản lý việc đăng ký hoạt động đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức

dịch vụ khoa học và công nghệ

- Chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia theo quy định của Chính phủ;

- Tổ chức thâm định, giám định nhà nước về công nghệ đối với các dự án đầu tư nhóm A, các chương trình phát triển kinh tế — xã hội; thông nhất quản lý hoạt động đánh giá, thâm định, giám định, tư vấn về chuyển giao công nghệ;

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin khoa học và

công nghệ;

- Thường trực Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ Quốc gia; Hội

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w