1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT

31 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 270 KB

Cấu trúc

  • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1. Lí do chọn đề tài:

    • Như chúng ta đã biết, những ai đã từng có thời gian ngồi trên ghế nhà trường đều còn lưu lại trong kí ức của mình ít nhiều hình ảnh về thầy cô giáo chủ nhiệm (GVCN). Thậm chí đối với một số người, những tác động của GVCN có ảnh hưởng quan trọng, làm thay đổi cuộc sống của họ. Vai trò của GVCN là rất quan trọng trong công tác dạy học và giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường. Được giao nhiệm vụ là người đại diện cho nhà trường để quản lí toàn diện một lớp học, GVCN có những ảnh hưởng to lớn đến quá trình rèn luyện đạo đức, hình thành nhân cách học sinh. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ thầy cô giáo làm GVCN phải thực sự có lòng yêu nghề, yêu người cùng với việc được trang bị đầy đủ về nhận thức và các kĩ năng cần thiết để làm tốt công tác giáo dục học sinh.

    • Để làm tốt được những trọng trách đó, mỗi GVCN không những chỉ cần có lòng yêu nghề, yêu trẻ mà còn cần có kiến thức và năng lực sư phạm tốt. Bên cạnh đó, việc đổi mới nội dung, phương thức tư vấn cá nhân, tham vấn nhóm lớn dành cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm là một vấn đề cực kì quan trọng, trong đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách có hiệu quả chính là một yếu tố không thể không đề cập đến trong công tác chủ nhiệm đối với xu hướng tất yếu của giáo dục hiện nay.

    • Để đảm bảo được nhiệm vụ trồng người thì mỗi giáo viên phải có nhiệm vụ giáo dục nên những con người có đức, có tài trong xã hội. Bởi thế không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà còn phải hình thành cho các em ý thức tự chủ, tinh thần trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ.

    • Trong hơn 10 năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy nếu không biết rèn luyện kỹ năng giao tiếp thì sẽ khó có thể có được hiệu quả cao nhất trong công tác chủ nhiệm. Từ những mong muốn ở trên và thực tế giáo dục tại nhà trường THPT Nguyễn Huệ khi làm công tác giáo viê chủ nhiệm, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT.

    • 1.2. Mục đích nghiên cứu:

    • Đề tài nghiên cứu hướng đến các mục đích sau:

    • - Tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng các kỹ năng giao tiếp trong công tác chủ nhiệm.

    • - Nâng cao hiệu quả kỹ năng giao tiếp.

    • - Xây dựng được một tập thể đoàn kết, thân thiện góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đề ra.

    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm:

    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu:

    • 1.5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:

  • 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

    • 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài:

    • 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

    • Hầu hết những xung đột, mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh trong suốt năm học vừa qua khiến dư luận bức xúc có nguyên nhân xuất phát từ khả năng giao tiếp và ứng xử chưa tốt của các thầy cô giáo. Để giải quyết triệt để vấn đề này trong tương lai, không cách gì tốt hơn là phải nhanh chóng nâng cao năng lực ứng xử sư phạm cho giáo viên bằng những giải pháp căn cơ.

      • Tại hội thảo về công tác “Bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên trong việc đổi mới nội dung và phương thức tư vấn cá nhân, tham vấn nhóm lớn cho giáo viên làm công tác GVCN” giai đoạn 2 ở Đà Nẵng vào tháng 11 năm 2019 cũng đã nhấn mạnh về những biện pháp đổi mới nội dung, phương thức tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm dành cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT, trong đó kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm là vấn đề được đề cập. Cùng với đó, thực tế tại trường THPT Nguyễn Huệ, hệ Công lập tự chủ nơi tôi công tác, chất lượng đầu vào còn thấp, học sinh nhìn chung vừa yếu cả về tri thức lẫn kỹ năng giao tiếp.

      • Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả, đầu các năm học 2018 – 2019 (Lớp 12A1 với sĩ số 41) và 2019 – 2020 (Lớp 10A5 với sĩ số 42) tôi có làm một cuộc khảo sát đánh giá về kỹ năng giao tiếp của một số giáo viên làm công tác chủ nhiệm và học sinh lớp tôi trước khi thực hiện đề tài.

    • 2.3. Những giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT.

      • 2.3.1. Khái niệm về kỹ năng giao tiếp sư phạm.

      • Giao tiếp là một quá trình phức tạp đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, cách thức khác nhau trong mỗi hoạt động cụ thể. Trong giao tiếp không chỉ đơn thuần là nhằm trao đổi cảm xúc, tình cảm hay nhận thức mà điều quan trọng là phải có quá trình trao đổi thông tin mà cả người phát và người nhận đều hiểu đúng nội dung thông tin đó.

      • 2.3.2. Những kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công tác chủ nhiệm.

        • 2.3.2.1. Áp dụng các kỹ năng lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo hướng tích cực.

      • Đây là một kỹ năng đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần nhận thức được: Tại sao phải biết lắng nghe tích cực? Phân tích được các yêu cầu của lắng nghe tích cực, làm thế nào để lắng nghe tích cực. Từ đó, biết vận dụng lắng nghe tích cực vào tình huống cụ thể trong thực tiễn giáo dục học sinh.

        • 2.3.2.1.1. Tại sao phải lăng nghe tích cực:

      • Lắng nghe tích cực là một cách thức để thầy cô hiểu học sinh mình, tôn trọng và quan tâm đến nhau, tăng cường mối quan hệ trong lớp học. Lắng nghe tích cực cũng giúp ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp học, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ thầy – trò gặp nhiều thách thức như hiện nay. Giao tiếp tích cực thầy cô có thể kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có những giải pháp khắc phục. Khó khăn của học sinh cũng được phát hiện và có giải pháp khắc phục sớm thì càng dễ giải quyết, càng ít tốn sức và hạn chế biện pháp trừng phạt.

      • Vậy ta hiểu lắng nghe tích cực là gì? Lắng nghe tích cực là một kỹ năng sống thành phần trong nhóm kỹ năng sống tương tác với người khác. Trong quan hệ giao tiếp với mọi người, quá trình đối thoại, tương tác giữa các chủ thể luôn được thể hiện dưới hình thức nghe và nói. Đôi khi, do không nắm được bản chất, nguyên tắc của quá trình giao tiếp, hoặc do thiếu tôn trọng người cùng giao tiếp, ai đó chỉ thích nói cho người khác ngh, mà không thích nghe, hoặc không biết nghe người khác nói dẫn đến giao tiếp kém hiệu quả, không hiểu hoặc hiểu lầm, dẫn đến bất hợp tác, thậm chí làm cho mâu thuẫn trở thành xung đột.

      • Lắng nghe tích cực là trạng thái lắng nghe có chú ý, kết hợp với tính kiên nhẫn, quan tâm, ân cần, có trách nhiệm với vấn đề mình được chia sẻ. Để hiểu rõ về lắng nghe tích cực, chúng ta hãy xem bảng so sánh giữa nghe không tích cực và nghe tích cực sau:

      • Nghe không tích cực

      • Nghe tích cực

      • - Bắt người khác theo lối của mình.

      • - Đưa ra quan điểm của mình, đưa ra lời khuyên, tranh thủ mọi lúc để nói về mình.

      • - Nếu phải giúp ai giải quyết vấn đề thì cố gắng thật nhiều, chắc chắn/quả quyết về những điều mình sẽ nói tiếp.

      • - Đưa ra chủ đề mới để thoát khỏi chủ đề mà mình cảm thấy không thoải mái.

      • - Không cho người nói biết là mình không hiểu họ đang nói về điều gì, giả vờ là mình hiểu để làm người khác thoải mái và khỏi cảm thấy mình “ngốc nghếch”.

      • - Không để cho người nói sửa sai cho mình, cố gắng đưa ra quan điểm của mình vào những gì người khác nói.

      • - Cố gắng làm cho người nói thoát khỏi tình trạng mê muội bằng cách cho người ta câu trả lời và lời khuyên.

      • - Trấn an bằng câu “Mọi chuyện không tệ thế đâu” hay ngăn cản người khác.

      • - Cố gắng sửa chữa, thay đổi hay cải thiện những gì người khác vừa nói, đặc biệt khi mình biết mình nói đúng.

      • - Đồng ý với những ý kiến chung chung “Đúng, tình thế thật là vô vọng” hay “minh chẳng thể làm gì cả”.

      • - Cố gắng lấp những lúc im lặng.

      • - Lặp lại cuộc hội thoại cho người nói nghe, bằng từ ngữ của mình và cách hiểu của mình đối với những điều người khác nói.

      • - Không nói về bản thân mình.

      • - Không thể hiện phản ứng của mình hay đưa ra những câu nhận xét đã được chuẩn bị trước.

      • - Để người nói dẫn dắt câu chuyện. Khuyến khích họ quay trở lại vấn đề khi họ chuyển hướng, không để người nói chuyện sang đề tài kém quan trọng hơn vì họ cảm thấy mình không hiểu họ.

      • - Hãy hỏi lại để làm rõ khi mình không hiểu.

      • - Hãy cố làm lại nếu những câu nói thể hiện khả năng nghe tích cực của mình không được tiếp nhận.

      • - Hãy để người nói sửa câu phản hồi của mình, điều này làm họ sắc sảo hơn.

      • - Hãy đề cho người nói tìm thấy câu trả lời cho bản thân, câu trả lời cho mình chưa chắc là câu trả lời cho họ, đừng khuyên họ.

      • - Thừa nhận cảm xúc của người nói, đừng chẩn đoán, khuyến khích, phê phán hay trêu chọc họ.

      • - Hỗ trợ cảm xúc của người nói: “Bây giờ em đang cảm thấy tuyệt vọng” hay “Bây giờ em chẳng biết phải làm thế nào”.

      • - Hãy cho phép được yên lặng, hãy thở thật sâu.

      • Trên cơ sở bảng so sánh đó, ta có thể thấy các loại nghe được phân loại theo chức năng với các mức độ của nó:

      • Nghe thông tin, nghĩa là nghe chỉ để nắm được thông tin những chưa hẳn đã hiểu được vấn đề.

      • Nghe phân tích, nghe có chủ định, có phân tích các chiều cạnh của vấn đề.

      • Nghe đồng cảm, có nghĩa là nghe có chủ định, phân tích, đồng cảm, thấu hiều vấn đề.

      • Các mức độ nghe: phớt lờ, giả vờ, chú ý, nghe từng phần, thấu cảm.

        • 2.3.2.1.2. Cách lắng nghe tích cực hiệu quả:

      • Từ những vấn đề trên, câu hỏi đặt ra làm sao để lắng nghe tích cực một cách có hiệu quả?

      • Trước hết chúng ta cần phải có kỹ năng nghe. Nghe không chỉ bằng tai mà bằng cả khả năng nhận thức; Vừa nghe vừa quan sát điệu bộ, cử chỉ, nét mặt của ngườ nói; Vừa nghe chi tiết vừa theo dõi ý tưởng tổng thể, cố gắng hiểu ý nghĩa và tình cảm phía sau lời nói, đặt lời người nói vào hoàn cảnh của họ.

      • Tiếp đó là kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Hay nói một cách khác, nghe xong hãy nói, gác tất cả các việc khác lại. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói một điều gì, thầy cô dù bận rộn cũng phải lắng nghe các em nói. Có như vậy, khi thầy cô nói các em mới chú ý nghe lại.

        • 2.3.2.1.3. Nguyên tắc để trở thành người biết lắng nghe:

      • Ngừng nói, đây là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc cuối cùng vì mọi nguyên tắc khác đều phụ thuộc vào nguyên tắc này. Con người không thể trở thành người biết lắng nghe nếu nói trong khi đang nghe người khác. Hãy luôn nhớ rằng, tạo hóa đã hai cái tai nhưng chỉ tạo ra một cái lưỡi.

      • Tạo cho người nói cảm giác thoải mái. Giúp cho người đối thoại cảm thấy được tự do khi nói, đó được gọi là tạo môi trường thoải mái.

      • Thể hiện cho người nói thấy rằng mình muốn nghe. Cách nhìn cũng như cử chỉ thể hiện sự quan tâm, lắng nghe để hiểu hơn là để đáp lại.

      • Tránh những việc làm gây mất tập trung. Không nên gõ tay xuống bàn, vẽ nguệch ngoạc hay xáo trộn giấy tờ. Có thể đóng cửa lại, hoặc tắt tivi, tắt đài.

      • Đồng cảm với người nói. Cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người nói và xem xét đến các quan điểm khác nhau.

      • Hãy kiên nhẫn, giữ bình tĩnh. Hãy dành đủ thời gian. Không cắt ngang. Nếu thời gian không cho phép thì các thông tin đưa ra phải rõ ràng. Hãy cố gắng giữ bình tình, một người tức giận không thể lắng nghe và thường hiểu sai vấn đề.

      • Đặt câu hỏi, điều này thể hiện là giáo viên lắng nghe và rất quan tâm đến vấn đề đang nói, điều này khuyến khích người nói.

        • 2.3.2.1.4. Yêu cầu đối với giáo viên khi lắng nghe học sinh:

      • Về mục đích nghe. Khi nghe học sinh, ngoài mục đích để tìm hiểu thông tin, giáo viên chủ nhiệm cần phải quan tâm tìm hiểu tâm trạng của người nói, thể hiện thái độ khích lệ và tôn trọng các em.

      • Về thái độ nghe. Nên ngồi xuống trước mặt, không nên lơ đễnh, không nghe hời hợt như vậy sẽ làm cho người nói tổn thương. Nếu giáo viên thấy còn thấp thỏm hay căng thẳng như đang ngồi trên đống lửa thì xin hẹn lại buổi khác, không nên miễn cưỡng. Ngoài ra, giáo viên phải thể hiện thiện chí muốn được lắng nghe. Sự thiện chí của giáo viên thể hiện ở thái độ và cách khuyến khích người nói, có thể bằng ánh mắt, lời nói động viên khuyến khích: Tôi đang nghe đây, em cứ tiếp tục đi...Không nên dùng mệnh lệnh.

      • Thể hiện sự cởi mở, không thành kiến. Nếu muốn biết học sinh đang nghĩ gì, muốn gì thì trong khi lắng nghe, giáo viên phải từ bỏ những thành kiến trước nay về học sinh đó, hay về chính sự kiện mà học sinh đó sắp xảy ra. Nên nghe tất cả những chia sẻ của học sinh, không nên vội cắt lời, phê bình cái này không đúng với sự thật cái kia không phù hợp với nguyên tắc. Khi hết lòng lắng nghe, giáo viên mới thấy rõ được vấn đề, nguyên nhân, hậu quả, tâm trạng học sinh và đưa ra lời tư vấn nếu cần thiết.

      • Thể hiện tình thương. Trong một số trường hợp, trong lời nói của học sinh có thể có sự trách móc, phán xét đối với giáo viên: tại sao thầy bênh vực bạn, thầy ghét em...Nếu người giáo viên không kiểm soát được cảm xúc bản thân, không có sự bao dung, độ lượng thì ngay lập tức giáo viên sẽ tự ái và mất đi khả năng lắng nghe. Những lúc như vậy, giáo viên nên tập lắng nghe hơi thở và dòng cảm xúc ở trong chính mình trước. Khi nhận thấy lòng tự ái của mình bị kích động thì nên nhắc nhở rằng mình đang muốn giúp người học sinh, đang muốn tạo cho học sinh nói lên những nỗi bức xúc thì không nên để cho cảm xúc của mình xen vào.

      • Tự ý thức về bản thân. Trước và trong khi nghe, người giáo viên phải thấy rõ tình trạng sức khỏe và tinh thần của bản thân. Nếu vì cả nể thì có thể chúng ta sẽ gây thêm điều đáng tiếc dù có thiện chí muốn giúp. Trường hợp học sinh không bình tĩnh, trong khi khả năng kiểm soát cảm xúc, lắng nghe của giáo viên còn yếu thì chắc chắn sẽ không thành công. Khi đó, giáo viên không nên tiếp tục, thay vào dịp khác. Không nên để mình rơi vào thói quen lắng nghe bằng hình thức, như vậy đã không giúp được học sinh mà còn tập dượt cho những hạt giống vô tình, thờ ơ phát triển.

        • 2.3.2.1.5. Những việc giáo viên cần làm để giúp học sinh biết lắng nghe tích cực:

      • Không chỉ giáo viên biết lắng nghe tích cực, mà giáo viên còn cần luyện cho học sinh cũng biết lắng nghe giáo viên và bạn bè một cách tích cực. Để học sinh lắng nghe tích cực, giáo viên chủ nhiệm cần phải có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. Khi nói cần nhìn thẳng vào học sinh, dùng câu từ dễ hiểu, biết lắng nghe học sinh nói.

      • Đồng thời, giáo viên cần biết các lí do học sinh lắng nghe và không lắng nghe dưới đây để có biện pháp phù hợp.

      • Các lí do để học sinh không lắng nghe: Học sinh nghĩ rằng học sinh có những điều hay hơn để nói; Học sinh đã có câu trả lời cho những vấn đề mà học sinh biết sẽ xảy ra; Người nói đã làm cho học sinh không có hứng thú hay lí do gì để nghe họ; Học sinh không thích người nói, hay không thích những gì mà người nói đại diện, hoặc cũng có thể không thích thông điệp của người nói; Từ những kinh nghiệm trong quá khứ, học sinh biết thông điệp được đưa ra sẽ quá phức tạp hay quá đơn giản, có thể liên quan đến học sinh nhưng học sinh đã biết rồi hay chẳng liên quan đến học sinh.

      • Các lí do để học sinh lắng nghe: Học sinh yêu thích và ngưỡng mộ người nói; Học sinh nghĩ rằng điều mà giáo viên sắp nói sẽ rất thú vị; Học sinh sợ rằng nếu không lắng nghe sẽ bị trừng phạt; Học sinh có nhu cầu thực sự về những thông tin sắp được chuyển tải; Học sinh có kinh nghiệm hay đã được học là nghe tích cực sẽ giúp cải thiện mối quan hệ cá nhân và giúp đạt được mục mục tiêu cá nhân hay mục tiêu tập thể.

        • 2.3.2.1.6. Lắng nghe tích cực trong các tình huống cụ thể:

      • Trước hết, lắng nghe tích cực giải quyết vấn đề cá nhân. Trình tự gồm bốn bước giáo viên thực hiện để giúp học sinh giải quyết vấn đề của mình:

      • Bước 1. Phản hồi để xác nhận thông tin bằng cách nhắc lại hoặc tóm tắt nội dung câu chuyện, cảm xúc của người nói. Học sinh cần hiểu rằng giáo viên đang lắng nghe và đang hiểu học sinh.

      • Ví dụ: Người nói: “Em rất sợ khi phải trình bày trước lớp”.

      • Phản hồi: “Em thấy sợ khi phải trình bày trước lớp, khi nói trước đông người ư?”

      • Bước 2. Xác nhận cảm xúc làm cho người nói thấy được cảm xúc của họ là bình thường, tự nhiên đối với con người. Những học sinh nhảy cảm cần thấy rằng các em không phải là người duy nhất có cảm xúc khó khăn như vậy.

      • Ví dụ: “Nhiều người cũng có cảm giác như vậy”. “Trước khi làm giáo viên thầy cũng có cảm giác như vậy khi phải đứng nói trước đám đông”.

      • Bước 3. Khích lệ người nghe có nhiệm vụ tìm ra những điểm tốt, điểm mạnh, những lần ứng phó khó khăn thành công trước đây của người nói để khích lệ. Học sinh cần được khích lệ để có thêm sức mạnh.

      • Ví dụ: “Em có nhớ đã tham gia hát tốp ca lần trước không? Lần đó, em đã rất tự tin trước đám đông người”.

      • Bước 4. Cùng học sinh tìm giải pháp sau khi lắng nghe và làm cho người nói cảm thấy cảm xúc của họ là bình thường (nhiều người khác trong hoàn cảnh đó cũng có cảm xúc tương tự) để họ có thể trở lại trạng thái bình tĩnh và làm cho họ cảm thấy được khích lệ và mạnh mẽ hơn, chúng ta có thể giúp người nói tìm ra cách giải quyết vấn đề của họ.

      • Ví dụ: Em sẽ chuẩn bị như thế nào?

      • Thứ hai, lắng nghe tích cực và giải quyết những vấn đề bất hòa. Bất hòa là một phần của cuộc sống. Nó có thể diễn ra ở mọi nơi. Trước hết, giáo viên hay coi bất hòa hay thậm chí là mâu thuẫn, xung đột không chỉ là vấn đề, là sự đe dọa mà còn là cơ hội để hiểu nhau hơn, là động lực thay đổi cho thầy cô và học sinh. Vì bất hòa là điều không thể tránh khỏi nên cách tốt nhất là học một số kỹ năng học sinh giải quyết vấn đề.

      • Lắng nghe tích cực là một kỹ năng rất có ích cho giải quyết bất hòa. Giáo viên và học sinh đều có thể học và áp dụng phương pháp này. Khi phải làm trung gian hòa giải cho học sinh, giáo viên cần phải làm như thế nào? Có hiệu quả không? Thường gặp khó khăn gì? Chúng ta có thể áp dụng lắng nghe tích cực vào quá trình giải quyết bất hòa mâu thuẫn giữa hai học sinh. Bản thân học sinh cũng có thể học và áp dụng cho nhau để giải quyết bất hòa.

      • Quy tắc giải quyết bất hòa dành cho người hòa giải:

      • Một, đặt ra các câu hỏi trong tiến trình giải quyết bất hòa.

      • Hai, lằng nghe cẩn thận và lắng nghe tích cực từng học sinh nói.

      • Ba, chỉ dẫn và khuyến khích học sinh lắng nghe nhau.

      • Bốn, khuyến khích học sinh nhắc lại những gì người xưa nói.

      • Năm, ghi nhận một cách trân trọng khả năng của học sinh trong việc lắng nghe và giao tiếp.

      • Sáu, tránh thiên vị đứng về một phía.

      • Quy tắc dành cho học sinh có bất hòa cần được giải quyết:

      • Một, sẵn sàng lắng nghe.

      • Hai, sẵn lòng cùng nhau tìm kiếm giải pháp.

      • Hãy nhớ lại các yếu tố gây rào cản khi lắng nghe tích cực. Đó là: buộc tội, quở mắng, trách cứ, xem thường, làm rối trí, cho giải pháp, phê phán, giảng giải đạo đức...Khi có bất hòa, học sinh thấy khó lắng nghe nhau. Việc khuyến khích học sinh lắng nghe, đặc biệt là việc phản hồi về mặt cảm xúc là khâu then chốt. Trong nhiều trường hợp, bất hòa được giải quyết ngay sau khi học sinh nói cho giáo viên biết chúng đang cảm thấy như thế nào. Dưới đây là trình tự bốn bước thầy cô giáo giúp hai học sinh đang có bất hòa giải quyết vấn đề bất hòa.

      • Bước 1. Khám phá vấn đề: Chuyện gì đã xảy ra?

      • Bước 2. Tìm hiểu cảm xúc: Cảm thấy thế nào?

      • Bước 3. Đề ra giải pháp và lựa chọn giải pháp: Muốn gì? Muốn như thế nào?

      • Bước 4. Cam kết thực hiện.

      • Đối với cả hai học sinh: “Các em có cam kết sẽ cố gắng cư xử theo cách mà cả hai đã đồng ý không?”

      • Nếu cả hai nói “có”, hãy khen ngợi và khích lệ học sinh đã lắng nghe nhau một cách tích cực và đã đưa ra giải pháp thỏa mãn cả hai bên. Nếu một trong hai học sinh nói “không”, hãy yêu cầu mỗi học sinh suy nghĩ tiếp về việc mà học sinh này muốn cả hai cùng làm để giải quyết vấn đề. Đề nghị các em suy nghĩ về những giải pháp có thể có cho tới khi cả hai đồng ý rằng họ đã chọn được một giải pháp phù hợp, thỏa mãn cả hai bên và họ có thể thực hiện giải pháp này.

      • Trong trường hợp hai học sinh đang tức giận thì người hòa giải phải giúp hai học sinh bình tĩnh trở lại trước khi bắt đầu. Khi đang “nóng”, lại có người lớn sẵn sàng nghe nên học sinh thường tranh nhau nói và có xu hướng chỉ nhìn vấn đề theo quan điểm của mình. Nếu vậy, giáo viên sẽ phải thiết lập một quy tắc (từng người nói một, lắng nghe người kia nói...) trước khi bắt đầu bước 1 (khám phá vấn đề).

        • 2.3.2.2. Áp dụng kỹ năng cảm thông, chia sẻ:

          • 2.3.2.2.1. Nghệ thuật khen chê học sinh (Nguyên tắc khen - chê).

      • Trong các buổi sinh hoạt lớp hiện nay, thầy cô thường chê học trò nhiều hơn là khen ngợi. “Thầy cô tiết kiệm lời khen, phung phí lời chê”. Về nguyên tắc, khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lý tích cực vì ai cũng thích khen. Thầy cô biết khen – chê đúng mực sẽ khiến cho học trò hứng thú trong học tập.

        • 2.3.2.2.2. Một vài quy tắc khen ngợi.

      • Thứ nhất, khen ngợi cụ thể, chúng có thể xác định được điều này là đúng. Ví dụ: “Em đã giúp bạn Thành khi bạn ấy thực sự cần em. Em đúng là một người bạn tốt” hoặc “Ô, nhóm này biết cách cộng tác tốt ghê!”. Khen ngợi cụ thể không nhất thiết phải là tán dương, ca tụng. Tác động tích cực có thể chuyển tải chỉ cần qua thái độ và giọng nói của người lớn, ngôn từ chỉ có tác dụng mô tả thêm.

      • Khen ngợi cụ thể có tác động tuyệt vời ở chỗ, nó có thể chỉ ra những điều quan trọng nhất trong việc hoàn thành tốt một công việc. Ví dụ: “Em đã nhớ được công thức phức tạp và quan trọng đó rồi!” hoặc “Thầy thích cách em trình bày tờ báo tập san của lớp”. Khen ngợi cụ thể được sử dụng để giúp học sinh phát huy năng lực của mình. Khi một bạn học sinh hỏi bạn điều gì đó có tốt hay không, và bạn biết em đó đã nhận được lời khen cụ thể - vì thế học sinh biết được những thông số then chốt, quan trọng trong công việc ấy – Hãy nhìn em đó và mỉm cười, ngầm nói rằng điều đó là tốt và nói: “Em hãy cho thầy biết những cái hay cái tốt của việc đó đi”.

      • Thứ hai, khen ngợi cụ thể và gọi tên các phẩm chất. Những lời khen ngợi đó có thể là: “Thầy thích cách em vừa giúp đỡ bạn A. Em đã mang lại cho bạn ấy niềm hạnh phúc”, “Em đã không đánh bạn khi bị bạn chế nhạo. Em vẫn giữ được lòng tự trọng và mạnh mẽ. Thật tốt cho em!” Hoặc “Thầy đánh giá cao sự tự nguyện giúp đỡ của em. Em rất có tinh thần hợp tác”.

      • Học sinh thường nhớ đến những phẩm chất nào mà giáo viên nói rằng chúng có. Sự công nhận của giáo viên đối với những phẩm chất của chúng có thể là rất quan trọng. Nó có thể mở ra cơ hội cho những ai cảm thấy thất vọng về mình thay đổi quan điểm của mình từ tiêu cực sang tích cực. Biết được những phẩm chất của chính mình là nền tảng quan trọng cho lòng tự trọng và quý trọng bản thân.

      • Thứ ba, khen ngợi chân thật. Con người chúng ta rất nhanh chóng đón bắt được những cảm xúc từ phía người khác. Lời nói có thể được phân thành những loại như chấp nhận, khích lệ hoặc tán thưởng, nhưng để có được hiệu quả tích cực, lời nói phải có tính chân thật Chính tình cảm và lòng yêu thương của chúng ta mới là điều quan trọng, vì những cảm xúc đó gieo vào lòng học sinh niềm vui khi được đánh giá đúng những nỗ lực của mình. Tình yêu thương, được công nhận và được tôn trọng là những điều mà mọi người đều muốn có. Biểu lộ sự thích thú với ai đó, giao tiếp bằng ánh nhìn trìu mến và trân trọng là những dấu hiệu nói lên sự chân thành. Đối với một học sinh, một cái nhìn trân trọng đã có thể thay thế cho ngàn lời thừa nhận rồi. Đôi khi, có những giáo viên thất vọng vì những hành vi của học sinh trong lớp, họ nói với cảm xúc giận dữ: “Tôi thích cái kiểu trật tự của những học sinh phía bên này đây” và cho rằng như vậy là họ đã nói lời khen. Nhớ rằng: tức giận chỉ khơi dậy thêm sự phẫn nộ và ác cảm. Không có gì có thể thay thế được sự trân trọng và tình yêu thương.

      • Thứ tư, khen ngợi khi một hành vi mới xuất hiện lần đầu tiên. Một hành vi tích cực mới xuất hiện rất cần nhận được lời phản hồi tức thì. Một số học sinh không chịu làm bài trừ khi có ai đó ngồi bên cạnh chúng. Do vậy, chúng thường học yếu. Hãy tập cho chúng tính tự giác bằng cách cùng với chúng giải quyết bài tập, rồi nói: “Em biết cách làm loại bài tập này rồi đấy. Tốt lắm! Khi em làm xong ba bài này, hãy giơ tay lên nhé!”. Cho điểm ngay sau bài tập thứ ba. Khi bạn tiếp tục củng cố tinh thần học sinh, hãy tăng số lượng bài tập các em phải làm trước khi trở lại. Trong một thời gian ngắn, đứa học trò ấy sẽ biết tự giác làm bài hơn và học khá hơn.

      • Chúng ta cần khen ngợi thường xuyên hơn để thiết lập một kiểu mẫu hành vi mới. Nhưng đến khi hành vi này đã trở thành thói quen, hãy giảm dần sự khen ngợi. Đôi khi bạn có thể khen cho những nỗ lực liên tục, ví dụ: vừa mỉm cười vừa nói “Em đã nhớ làm bài mỗi ngày rồi đấy”. Lời nói tiêu cực có thể làm tăng hành vi tiêu cực. Đã là con người, hầu hết chúng đều có lúc ứng xử tiêu cực với người khác, quát tháo, nạt nộ người này hay người kia về một câu chuyện nào đó. Là giáo viên, những ai hay sử dụng những lời lẽ tiêu cực hoặc thường xuyên quát mắng học sinh là những người có vấn đề thực sự - với con cái của họ và với lớp học.

      • 2.3.3. Thực nghiệm về kỹ năng nâng cao hiệu quả giao tiếp trong công tác chủ nhiệm: (kỹ năng cảm thông, chia sẻ)

      • Chúng ta ai cũng cần học cách đối mặt với những tổn thương do người khác gây ra cho mình. Điều quan trọng như việc giúp chúng ta cần nhận thức được rằng lời nói của mình cũng có thể gây tổn thương cho người khác. Giáo viên chủ nhiệm có thể thực hiện hoạt động sau để giúp học sinh thấy được việc dùng những lời nói thiếu suy nghĩ, thiếu tôn trọng, chê bai, giễu cợt có thể gây tổn thương đến những người khác.

      • Cách thực hiện:

      • Bước 1. Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi lớp một trái tim lớn cắt từ giấy màu đỏ.

      • Bước 2. Giáo viên nói với học sinh các em sẽ nghe câu chuyện về bé Thanh, chú ý lắng nghe và mỗi khi nhân vật trong câu chuyện (em Thanh) bị tổn thương bởi phải nghe một lời chê bai, một câu nhận xét tiêu cực của người khác thì hãy xé một mảnh của trái tim.

      • Bước 3. Giáo viên kể câu chuyện.

      • 2.3.4.Một số câu chuyện minh họa:

        • 2.3.4.1. Bài học về sự lắng nghe:

        • 2.3.4.2. Học cách lắng nghe:

    • 2.4. Kết quả thực hiện:

      • Để kỹ năng này thực sự có hiệu quả, thiết nghĩ mỗi giáo viên cần thay đổi nhận thức trong giai đoạn giáo dục hiện nay khi thay đổi từ người dạy làm trung tâm sang người học làm trung tâm. Trước một lớp học cụ thể, giáo viên chủ nhiệm cũng cần linh hoạt, khéo léo, không máy móc, cứng nhắc và đơn điệu. Cho nên khi vận dụng kỹ năng này không nên nóng vội, cần có sự kiên trì và tâm huyết với công tác quản lí lớp học của mình.

      • Nếu gặp một tập thể lớp ngoan ngoãn và chăm chỉ thì công tác chủ nhiệm của giáo viên là một công tác hết sức thú vị. Giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh sẽ có một quan hệ thân ái gắn bó. Giáo viên chủ nhiệm khi đó là người bạn tâm tình, người cố vấn tin cậy cho học sinh về vấn đề hóc búa của tuổi “muốn làm người lớn” và do vậy kỹ năng giao tiếp trong công tác chủ nhiệm sẽ có hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, thực tế chúng ta vẫn không ít khi gặp phải những trường hợp chủ nhiệm lớp chưa ngoan, phải dồn hết công sức để “đối phó” với những học sinh cá biệt, những học sinh đến trường để chơi chứ không phải để học. Hiện tượng nhiều giáo viên không kiềm chế được nên chửi mắng, thậm chí đánh cả học sinh, những lúc như vậy cần lắm những kỹ năng lắng nghe tích cực và đồng cảm với học sinh để công tác chủ nhiệm thực sự có hiệu quả.

      • Thiết nghĩ, mỗi sáng kiến với những biện pháp cụ thể được đưa ra cần được thực tiễn và thời gian kiểm chứng. Lý thuyết sẽ không còn là viển vông, không tưởng nếu như được thực hiện một cách nghiêm túc và có sự đầu tư xứng đáng.

      • Tôi đã vạn dụng nghiên cứu “Nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT” trong các năm học 2018 - 2019 và học kỳ I 2019 - 2020 và thu được những kết quả khả quan.

      • Cuối năm học 2018 – 2019, tôi có làm khảo sát điều tra về kỹ năng giao tiếp giống như đầu năm học với một số giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp tôi chủ nhiệm 12A1 đã qua thực nghiệm đề tài nghiên cứu, cụ thể.

      • Kết thúc học kỳ I, năm học 2019 – 2020, tôi có làm khảo sát điều tra về kỹ năng giao tiếp giống như khảo sát đầu năm học với một số giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp tôi chủ nhiệm 10A5 đã qua thực nghiệm đề tài nghiên cứu, cụ thể.

      • Thực tế kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, về quan điểm của giáo viên chủ nhiệm ở 3 mức độ tuy có giảm nhưng không nhiều trong 2 năm học 2018-2019 và 2019-2020 nhưng theo chiều tăng hướng tích cực bởi xét cho đến cùng thay đổi quan điểm, tư tưởng của một con người cần có thời gian trong xu thế thay đổi của nền giáo dục nước nhà. Riêng đối với học sinh, kết quả khảo sát ở hai năm học đã chứng minh hiệu quả trong giao tiếp, lắng nghe tích cực và cảm thông chia sẻ đang dần tạo ra một môi trường giáo dục mới đúng với quan điểm “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

      • Và điều quan trọng, khi áp dụng giải pháp của đề tài vào các lớp tôi chủ nhiệm, kết quả cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực: không còn học sinh đi trễ, hạn chế học sinh vắng, học sinh trung thực thẳng thắn, đoàn kết, không ỉ lại vào bạn bè, các em luôn giúp đỡ nhau trong học tập và đạt được kết quả đáng khích lệ. Do đó, phong trào thi đua của lớp đều đạt thứ hạng cao (luôn nằm trong tốp đầu hàng tuần).

      • Với giải pháp trên nếu tiến hành tốt thì chắc chắn rằng lớp sẽ không ngừng tiến bộ theo thời gian, cho dù đó là một môi trường công lập tự chủ.

  • 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

    • 3.1. Kết luận:

    • Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục trong giai đoạn hiện nay là một việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong mỗi tập thể nói riêng và các nhà trường nói chung. Để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, không thể không đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm, trong đó hiệu quả của hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên, để việc đổi mới thật sự có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm phải tâm huyết, nhiệt tình, luôn tìm tòi sáng tạo, dành nhiều thời gian, công sức cho công việc này.

    • 3.2. Đề xuất, khuyến nghị:

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Nội dung

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Cơ sở lí luận của đề tài

Đảng ta đã quyết tâm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, yêu cầu ngành giáo dục triển khai các phương pháp giảng dạy, quản lí và ứng dụng công nghệ thông tin Nhiều cuộc tập huấn đổi mới phương pháp đã được tổ chức, cùng với việc ban hành tài liệu lý luận về giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp Nội dung tập huấn cũng bao gồm công tác chủ nhiệm, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Chất lượng giáo dục học sinh không chỉ dựa vào kết quả học tập các môn văn hóa mà còn phụ thuộc vào nhiều hoạt động giáo dục khác như rèn luyện đạo đức và giáo dục kỹ năng sống Ngoài việc giảng dạy, giáo viên cần nâng cao kiến thức về các nhiệm vụ khác, đặc biệt là công tác chủ nhiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng, và việc nâng cao hiệu quả giao tiếp trong công tác này là một yêu cầu cấp thiết.

Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, góp phần phát triển phẩm chất nhân cách và tạo ra mối quan hệ giữa các chủ thể Nó được hiểu là quá trình thiết lập và duy trì các mối quan hệ tâm lý hai chiều, giúp truyền bá ý đồ tư tưởng và tình cảm, cũng như ảnh hưởng lẫn nhau trong các hoạt động chung.

Giao tiếp đã được nghiên cứu từ thời cổ đại, nhưng chỉ đến thế kỷ XIX, nó mới được xem xét một cách sâu sắc trong lĩnh vực tâm lý học Trước đó, giao tiếp chủ yếu được đề cập bởi một số nhà triết học như một phản ánh của mối quan hệ giữa con người Giữa thế kỷ XIX, Karl Marx, nhà tư tưởng và lãnh đạo cách mạng, đã đóng góp quan trọng vào việc hiểu rõ hơn về giao tiếp trong bối cảnh xã hội và chính trị.

Trong “Bản thảo kinh tế - triết học 1984”, Mác nhấn mạnh rằng mọi mối quan hệ của con người với chính bản thân chỉ có thể được thực hiện và thể hiện qua mối quan hệ với những người khác.

Vào thế kỷ XX, giao tiếp trở thành chủ đề được các nhà triết học, tâm lý học và xã hội học quan tâm sâu sắc, với nhiều công trình tiêu biểu như “Về bản chất giao tiếp nghề” của Xacophin (1973), “Giao tiếp sư phạm” của A.A.Leonchiev (1979) và “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” của A.V.Petropxki (1980) Tại Việt Nam, nghiên cứu về giao tiếp chỉ bắt đầu từ những năm 1970, chủ yếu tập trung tại khoa tâm lý giáo dục của Đại học Sư phạm Hà Nội I, với các bài nghiên cứu nổi bật như “Giao tiếp, tâm lý, nhân cách” của Trần Trọng Thủy (1981) và “Bàn về phạm trù giao tiếp” của Bùi Văn Huệ (1981).

Giao tiếp hiện nay là một yếu tố quan trọng trong giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học Các tài liệu như “Giáo trình giao tiếp sư phạm” của Lê Thanh Hùng và “Ứng xử sư phạm” của Trịnh Trúc Lâm đã đề cập đến khái niệm, chức năng và vai trò của giao tiếp trong giáo dục Những tài liệu này cung cấp cái nhìn hệ thống về nguyên tắc, quy trình ứng xử và các tình huống ứng xử trong giao tiếp sư phạm, giúp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong môi trường học tập.

Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Xung đột giữa giáo viên và học sinh trong năm học qua chủ yếu xuất phát từ khả năng giao tiếp và ứng xử chưa tốt của giáo viên Để giải quyết triệt để vấn đề này trong tương lai, cần nhanh chóng nâng cao năng lực ứng xử sư phạm cho giáo viên thông qua các giải pháp căn cơ.

Lắng nghe là một kỹ năng giao tiếp thiết yếu trong cuộc sống, đặc biệt trong môi trường sư phạm Việc thầy cô lắng nghe học sinh không chỉ tạo ra sự đồng cảm và chia sẻ mà còn thúc đẩy một môi trường học tập tích cực, giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy Những sự cố đáng tiếc gần đây trong trường học phản ánh sự thiếu hụt trong việc lắng nghe và tương tác giữa thầy và trò Một lời tâm sự hoặc cử chỉ yêu thương từ người thầy có thể giải quyết nhiều tình huống một cách êm đẹp và thuyết phục.

Kỹ năng lắng nghe của giáo viên cần được rèn luyện một cách tự giác và tích cực để hiểu rõ hơn về học sinh Thực tế, nhiều giáo viên vẫn có tâm lý coi thường học sinh, xem các em như "những đứa trẻ chưa biết gì", dẫn đến việc bỏ qua những bức xúc thể hiện qua ánh mắt, lời nói và cử chỉ của các em Điều này khiến cho giáo viên không nhận ra những điều học sinh muốn chia sẻ nhưng lại không biết cách thổ lộ.

Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Bích Hồng nhấn mạnh rằng dạy học là quá trình giao tiếp và tương tác giữa giáo viên và học sinh Hiệu quả của việc dạy học không chỉ dựa vào năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy, mà còn phụ thuộc vào phong cách và thái độ ứng xử của giáo viên Sự giáo dục của người thầy có sức ảnh hưởng lớn nhờ vào cách giao tiếp thuyết phục, công bằng và khéo léo trong từng tình huống Do đó, giao tiếp và ứng xử sư phạm là yếu tố quan trọng trong năng lực sư phạm của giáo viên.

Tại hội thảo diễn ra vào tháng 11 năm 2019 tại Đà Nẵng, các biện pháp đổi mới nội dung và phương thức tư vấn cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT đã được nhấn mạnh, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp hiệu quả Tại trường THPT Nguyễn Huệ, nơi tôi công tác, chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, với nhiều em yếu kém về tri thức và kỹ năng giao tiếp Để nghiên cứu đạt hiệu quả, tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá kỹ năng giao tiếp của một số giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp 12A1 (41 học sinh) vào năm học 2018 – 2019 và lớp 10A5 (42 học sinh) vào năm học 2019 – 2020 trước khi thực hiện đề tài.

Bảng 1 Kết quả khảo sát giáo viên, học sinh về vốn kỹ năng giao tiếp trước nghiên cứu(25 giáo viên chủ nhiệm và 83 học sinh)

Stt Nội dung Đối tượng

Mức độ % trên giáo viên/ học sinh

Bắt người khác theo lối của mình, đưa ra quan điểm của mình

2 Không để cho người nói sửa sai cho mình.

3 Đồng ý với những ý kiến chung chung

4 Ý thức hợp tác, chia sẻ HS 83 29 34.9

5 Mạnh dạn, tự tin HS 83 30 36.1

6 Kỹ năng thích khám phá học hỏi

7 Tâm lí thờ ơ, lạnh cảm HS 83 35 42.1

Theo bảng thống kê khảo sát, giáo viên chủ nhiệm thường có cái nhìn áp đặt, với 80% bắt người khác theo quan điểm của mình và 60% không cho phép người khác sửa sai Học sinh lại thiếu kỹ năng hợp tác (34.9%), tự tin (36.1%) và khả năng khám phá (49.3%), dẫn đến tâm lý thờ ơ, lạnh nhạt (42.1%).

Kỹ năng giao tiếp là yếu tố then chốt cho sự phát triển toàn diện của học sinh cấp 3, khi các em bắt đầu nhìn nhận và phân tích vấn đề ở góc độ trưởng thành hơn Điều này đặc biệt quan trọng khi các em chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học hoặc thị trường lao động Do đó, việc nâng cao kỹ năng giao tiếp sẽ giúp các em trang bị hành trang vững chắc cho tương lai Trước thực trạng này, tôi luôn tìm cách cải thiện hiệu quả giao tiếp của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Những giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông

2.3.1 Khái niệm về kỹ năng giao tiếp sư phạm

Giao tiếp là hoạt động có chủ đích của con người để tiếp nhận và trao đổi thông tin, đồng thời duy trì và thiết lập mối quan hệ xã hội Quá trình này diễn ra thông qua các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể.

Giao tiếp là một quá trình phức tạp, yêu cầu mỗi cá nhân sử dụng nhiều phương pháp và cách thức khác nhau trong từng hoạt động cụ thể Mục đích của giao tiếp không chỉ là trao đổi cảm xúc hay nhận thức, mà còn là quá trình truyền đạt thông tin mà cả người phát và người nhận đều phải hiểu đúng nội dung.

Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng tri thức và kinh nghiệm để thực hiện các hành động hiệu quả, nhằm trao đổi và tiếp nhận thông tin Điều này cũng giúp duy trì và thiết lập các mối quan hệ xã hội thông qua ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ, phục vụ cho mục đích cụ thể trong các tình huống và hoạt động khác nhau.

Để phát triển kỹ năng giao tiếp, cá nhân cần có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể Người có kỹ năng giao tiếp hiệu quả là người có khả năng dự đoán những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giao tiếp, cũng như biết cách linh hoạt áp dụng tri thức và kinh nghiệm trong từng tình huống Họ cần xác định đúng mục đích giao tiếp và hiểu các quy luật tâm lý liên quan, từ đó tìm ra phương pháp tiếp nhận và xử lý thông tin một cách chính xác và kịp thời nhằm đạt được mục tiêu giao tiếp.

2.3.2 Những kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công tác chủ nhiệm.

2.3.2.1 Áp dụng các kỹ năng lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo hướng tích cực. Đây là một kỹ năng đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần nhận thức được: Tại sao phải biết lắng nghe tích cực? Phân tích được các yêu cầu của lắng nghe tích cực, làm thế nào để lắng nghe tích cực Từ đó, biết vận dụng lắng nghe tích cực vào tình huống cụ thể trong thực tiễn giáo dục học sinh.

2.3.2.1.1 Tại sao phải lăng nghe tích cực:

Lắng nghe tích cực là phương pháp giúp thầy cô hiểu học sinh, tạo sự tôn trọng và quan tâm, từ đó tăng cường mối quan hệ trong lớp học Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề phát sinh, đặc biệt khi mối quan hệ thầy – trò đang gặp nhiều thách thức Thông qua giao tiếp tích cực, thầy cô có thể nhanh chóng nhận diện những khó khăn của học sinh và đưa ra giải pháp kịp thời Việc phát hiện sớm các vướng mắc của học sinh giúp việc giải quyết trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu áp lực và hạn chế các biện pháp trừng phạt.

Lắng nghe tích cực là một kỹ năng sống quan trọng trong giao tiếp, giúp cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân Kỹ năng này không chỉ bao gồm việc nghe mà còn thể hiện sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau trong quá trình đối thoại Khi một người chỉ thích nói mà không lắng nghe, điều này có thể dẫn đến giao tiếp kém hiệu quả, hiểu lầm và xung đột Do đó, việc nắm vững nguyên tắc lắng nghe tích cực là cần thiết để xây dựng mối quan hệ hợp tác và giảm thiểu mâu thuẫn.

Lắng nghe tích cực là quá trình lắng nghe với sự chú ý, kiên nhẫn, và trách nhiệm đối với thông tin được chia sẻ Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, chúng ta có thể so sánh giữa lắng nghe không tích cực và lắng nghe tích cực.

Nghe không tích cực Nghe tích cực

- Bắt người khác theo lối của mình - Lặp lại cuộc hội thoại cho người nói

- Đưa ra quan điểm của mình, đưa ra lời khuyên, tranh thủ mọi lúc để nói về mình.

- Nếu phải giúp ai giải quyết vấn đề thì cố gắng thật nhiều, chắc chắn/quả quyết về những điều mình sẽ nói tiếp.

- Đưa ra chủ đề mới để thoát khỏi chủ đề mà mình cảm thấy không thoải mái.

Để tạo sự thoải mái trong giao tiếp, hãy giả vờ hiểu những gì người khác đang nói, ngay cả khi bạn không nắm rõ nội dung Điều này giúp người nói không cảm thấy ngại ngùng hay "ngốc nghếch".

- Không để cho người nói sửa sai cho mình, cố gắng đưa ra quan điểm của mình vào những gì người khác nói.

- Cố gắng làm cho người nói thoát khỏi tình trạng mê muội bằng cách cho người ta câu trả lời và lời khuyên.

- Trấn an bằng câu “Mọi chuyện không tệ thế đâu” hay ngăn cản người khác.

- Cố gắng sửa chữa, thay đổi hay cải thiện những gì người khác vừa nói, đặc biệt khi mình biết mình nói đúng.

- Đồng ý với những ý kiến chung nghe, bằng từ ngữ của mình và cách hiểu của mình đối với những điều người khác nói.

- Không nói về bản thân mình.

- Không thể hiện phản ứng của mình hay đưa ra những câu nhận xét đã được chuẩn bị trước.

- Để người nói dẫn dắt câu chuyện.

Khuyến khích người đối diện quay trở lại vấn đề chính khi họ lạc hướng, tránh để cuộc trò chuyện chuyển sang những chủ đề kém quan trọng hơn, nhằm đảm bảo rằng họ không cảm thấy bị bỏ rơi hay không hiểu.

- Hãy hỏi lại để làm rõ khi mình không hiểu.

- Hãy cố làm lại nếu những câu nói thể hiện khả năng nghe tích cực của mình không được tiếp nhận.

- Hãy để người nói sửa câu phản hồi của mình, điều này làm họ sắc sảo hơn.

- Hãy đề cho người nói tìm thấy câu trả lời cho bản thân, câu trả lời cho mình chưa chắc là câu trả lời cho họ, đừng khuyên họ.

Thừa nhận cảm xúc của người nói là rất quan trọng; tránh chẩn đoán, khuyến khích, phê phán hay trêu chọc họ Hãy thể hiện sự đồng cảm bằng cách nói những câu như “Đúng, tình thế thật là vô vọng” hay “Mình chẳng thể làm gì cả”.

- Cố gắng lấp những lúc im lặng.

- Hỗ trợ cảm xúc của người nói: “Bây giờ em đang cảm thấy tuyệt vọng” hay

“Bây giờ em chẳng biết phải làm thế nào”.

- Hãy cho phép được yên lặng, hãy thở thật sâu.

Trên cơ sở bảng so sánh đó, ta có thể thấy các loại nghe được phân loại theo chức năng với các mức độ của nó:

Nghe thông tin, nghĩa là nghe chỉ để nắm được thông tin những chưa hẳn đã hiểu được vấn đề.

Nghe phân tích, nghe có chủ định, có phân tích các chiều cạnh của vấn đề.

Nghe đồng cảm, có nghĩa là nghe có chủ định, phân tích, đồng cảm, thấu hiều vấn đề.

Các mức độ nghe: phớt lờ, giả vờ, chú ý, nghe từng phần, thấu cảm.

2.3.2.1.2 Cách lắng nghe tích cực hiệu quả:

Từ những vấn đề trên, câu hỏi đặt ra làm sao để lắng nghe tích cực một cách có hiệu quả?

Kỹ năng nghe là yếu tố quan trọng đầu tiên mà chúng ta cần phát triển Nghe không chỉ đơn thuần là sử dụng thính giác mà còn bao gồm khả năng nhận thức sâu sắc; cần phải chú ý đến cử chỉ, điệu bộ và biểu cảm của người nói Đồng thời, chúng ta cũng cần lắng nghe từng chi tiết trong lời nói và theo dõi ý tưởng tổng thể, nhằm hiểu rõ ý nghĩa và cảm xúc ẩn sau lời nói, đồng thời đặt chúng vào bối cảnh cụ thể của người nói.

Kỹ năng lắng nghe hiệu quả rất quan trọng trong giao tiếp Điều này có nghĩa là khi học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên cần gác lại mọi công việc khác để lắng nghe Khi giáo viên chú ý lắng nghe, học sinh sẽ cảm thấy được tôn trọng và sẽ lắng nghe lại khi giáo viên nói.

2.3.2.1.3 Nguyên tắc để trở thành người biết lắng nghe:

Nguyên tắc đầu tiên và cuối cùng trong việc lắng nghe là ngừng nói, vì mọi nguyên tắc khác đều phụ thuộc vào điều này Con người không thể trở thành người lắng nghe hiệu quả nếu vẫn tiếp tục nói khi người khác đang chia sẻ Hãy ghi nhớ rằng, tạo hóa ban cho chúng ta hai cái tai để lắng nghe nhưng chỉ có một cái lưỡi để nói.

Tạo cho người nói cảm giác thoải mái Giúp cho người đối thoại cảm thấy được tự do khi nói, đó được gọi là tạo môi trường thoải mái.

Để thể hiện sự quan tâm và lắng nghe, người nói cần nhận thấy rằng bạn thực sự muốn nghe họ Cách nhìn và cử chỉ của bạn sẽ truyền tải thông điệp rằng bạn đang chú ý và mong muốn hiểu rõ hơn, thay vì chỉ đáp lại một cách hời hợt.

Kết quả thực hiện

Để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo viên cần thay đổi nhận thức từ vai trò người dạy trung tâm sang người học trung tâm Trong mỗi lớp học, giáo viên cần linh hoạt, khéo léo và tránh sự cứng nhắc, đơn điệu để đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Cho nên khi vận dụng kỹ năng này không nên nóng vội, cần có sự kiên trì và tâm huyết với công tác quản lí lớp học của mình.

Công tác chủ nhiệm lớp trở nên thú vị khi giáo viên làm việc với một tập thể lớp ngoan ngoãn và chăm chỉ, tạo nên mối quan hệ thân ái giữa giáo viên và học sinh Trong vai trò người bạn tâm tình và cố vấn tin cậy, giáo viên chủ nhiệm có thể hỗ trợ học sinh giải quyết những vấn đề khó khăn trong giai đoạn trưởng thành Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng thuận lợi, khi giáo viên phải đối mặt với những học sinh cá biệt, những em đến trường chỉ để chơi, đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ phía giáo viên để quản lý và định hướng.

Nhiều giáo viên hiện nay gặp khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc, dẫn đến việc chửi mắng và thậm chí đánh học sinh Trong những tình huống như vậy, kỹ năng lắng nghe tích cực và đồng cảm với học sinh trở nên vô cùng quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm.

Mỗi sáng kiến và biện pháp cụ thể cần được kiểm chứng qua thực tiễn và thời gian Lý thuyết sẽ trở nên thực tiễn và khả thi khi được thực hiện nghiêm túc và có sự đầu tư thích đáng.

Nghiên cứu về việc "Nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT" đã được thực hiện trong các năm học 2018 - 2019 và học kỳ I 2019 - 2020, mang lại những kết quả khả quan.

Cuối năm học 2018 – 2019, tôi đã tiến hành khảo sát về kỹ năng giao tiếp, tương tự như vào đầu năm học, với một số giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp 12A1 mà tôi phụ trách, nhằm thu thập dữ liệu cho đề tài nghiên cứu của mình.

Bảng 2 Kết quả khảo sát giáo viên, học sinh về vốn kỹ năng giao tiếp sau nghiên cứu(25 giáo viên chủ nhiệm và 41 học sinh)

Stt Nội dung Đối tượng

Mức độ % trên giáo viên/ học sinh

Bắt người khác theo lối của mình, đưa ra quan điểm của mình

2 Không để cho người nói sửa sai cho mình.

3 Đồng ý với những ý kiến chung chung

4 Ý thức hợp tác, chia sẻ HS 41 27 65.8

5 Mạnh dạn, tự tin HS 41 30 73.1

6 Kỹ năng thích khám phá học hỏi

7 Tâm lí thờ ơ, lạnh cảm HS 41 10 24.3

Cuối học kỳ I năm học 2019 – 2020, tôi đã tiến hành khảo sát về kỹ năng giao tiếp, tương tự như khảo sát đầu năm học, với một số giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp 10A5 mà tôi phụ trách, nhằm thu thập dữ liệu cho đề tài nghiên cứu đã thực nghiệm.

Bảng 3 Kết quả khảo sát giáo viên, học sinh về vốn kỹ năng giao tiếp sau nghiên cứu(25 giáo viên chủ nhiệm và 42 học sinh)

Stt Nội dung Đối tượng

Mức độ % trên giáo viên/ học sinh

Bắt người khác theo lối của mình, đưa ra quan điểm của mình

2 Không để cho người nói sửa sai cho mình.

3 Đồng ý với những ý kiến chung chung

4 Ý thức hợp tác, chia sẻ HS 42 27 64.2

5 Mạnh dạn, tự tin HS 42 28 66.6

6 Kỹ năng thích khám phá học hỏi

7 Tâm lí thờ ơ, lạnh cảm HS 42 11 26.1

Kết quả nghiên cứu cho thấy, quan điểm của giáo viên chủ nhiệm trong hai năm học 2018-2019 và 2019-2020 có sự giảm nhẹ nhưng vẫn theo chiều hướng tích cực Sự thay đổi quan điểm và tư tưởng của giáo viên cần thời gian trong bối cảnh đổi mới giáo dục Đối với học sinh, khảo sát cho thấy hiệu quả trong giao tiếp, lắng nghe tích cực và cảm thông đang dần hình thành một môi trường giáo dục mới, phù hợp với quan điểm hiện đại.

“trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Khi áp dụng giải pháp từ đề tài vào các lớp tôi chủ nhiệm, đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực Học sinh không còn đi trễ, tỷ lệ vắng mặt được hạn chế, và các em thể hiện sự trung thực, thẳng thắn, đoàn kết Học sinh không còn ỉ lại vào bạn bè mà luôn giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, dẫn đến những kết quả đáng khích lệ Nhờ đó, phong trào thi đua của lớp luôn đạt thứ hạng cao, thường xuyên nằm trong tốp đầu hàng tuần.

Nếu giải pháp này được triển khai hiệu quả, lớp học sẽ liên tục phát triển theo thời gian, ngay cả trong môi trường công lập tự chủ.

Ngày đăng: 21/11/2021, 15:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Đính (2002), Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch, Nxb Thống Kê Hà Nội Khác
2. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Nxb Hà Nội Khác
3. Nguyễn Bá Minh (2013), Giáo trình nhập môn giao tiếp, Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM Khác
4. Huỳnh Văn Sơn (2011), Giáo trình Tâm lý học giao tiếp, Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM Khác
5. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán đổi mới nội dung và phương thức tư vấn cá nhân và tham vấn nhóm lớn cho giáo viên THPT làm công tác chủ nhiệm, Hà Nội, 2019 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Kết quả khảo sát giáo viên, học sinh về vốn kỹ  năng giao tiếp trước nghiên cứu(25 giáo viên chủ nhiệm và 83 học sinh) - Nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
Bảng 1. Kết quả khảo sát giáo viên, học sinh về vốn kỹ năng giao tiếp trước nghiên cứu(25 giáo viên chủ nhiệm và 83 học sinh) (Trang 7)
Bảng 3. Kết quả khảo sát giáo viên, học sinh về vốn kỹ   năng - Nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
Bảng 3. Kết quả khảo sát giáo viên, học sinh về vốn kỹ năng (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w