Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực sản xuất kinh tế để đảm bảo an toàn vệ sinh lao độn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 2
1 Một số khái niệm cơ bản 2
2 Nội dung về quản lý nhà nước về an toan vệ sinh lao động 3
3 Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động: 3
4 Sơ đồ bộ máy quản lý 5 CHƯƠNG II : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI TỈNH HÀ GIANG 6 2.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Hà Giang 6 2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn lao động tại tỉnh Hà Giang 7 2.3 Kết quả quản lý 11 CHƯƠNG III KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI TỈNH HÀ GIANG 13 3.1 Khó khăn 13 3.2 Nguyên nhân 13 3.3 Giải pháp nâng cao quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động 14 CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN 15 Danh mục tham khảo 15
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa một cách nhanh chóng Do đó việc xây dựng môi trường lao động an toàn lành mạnh cho người lao động là một ưu tiên trong chương trình hành động quốc gia
Sự phát triển thịnh vượng của một tổ chức hay quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào yêu
tố con người trong hệ thống tổ chức hay quốc gia đó Chính vì vậy vấn đề an toàn
vệ sinh lao động là vấn đề đang là vấn đề được xã hội quan tâm
Trên thực tế tại nhiều tỉnh thành phố trong nước ta còn tồn tại nhiều doanh nghiệp không đảm bảo điều kiện tối thiểu về an toàn lao động điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng cũng như tài sản của người lao động và người thân
Chính vì vậy việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động làm việc an toàn, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phát huy toàn bộ năng lực của người lao động để đảm bảo phát triển bền vững nên kinh tế của tình thành phố đó , cũng như đóng góp vào nên kinh tế Việt Nam
Nắm được tầm quan trọng đó , em đã quyết định nghiên cứu đề tài “ Thực trạng việc quản lý an toàn vệ sinh lao động tại tỉnh Hà Giang “.
Nội dung bài luận gồm 3 chương như sau :
Chương I : Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
Chương II : Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động tại tỉnh Hà Giang
Trang 3Chương III: Một số kiến nghị giúp nâng cao quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
1 Một số khái niệm cơ bản
a) An toàn lao động
Khái niệm :
An toàn lao động là giải pháp phòng chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động
Các yêu tố nguy hiểm trong sản xuất :
Yêu tố gây nguy hiểm trong sản xuất là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gât tử vong cho con người trong qua trình lao động ( Điều 3, luật an toàn vệ sinh lao động)
b) Vệ sinh lao động:
Khái niệm:
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động c) Công tác an toàn vệ sinh lao động:
Là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý , kinh tế
xã hội , khoa học công nghệ (chủ yếu là công nghệ sinh học, y học ) nhằm cải thiện điều kiện lao động , đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng
d) Văn hóa an toàn
Là văn hóa mà trong đó quyền được hưởng một môi trường làm việc an toàn
và vệ sinh của người lao động được các cấp tôn trọng “ Phải đảm bảo an toàn lao động vì người lao động là vốn quý nhất”
e) Tai nạn lao động
Trang 4Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận , chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình lao động , gắn liền với việc thực hiện công việc , nhiệm vụ lao động
f) Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
Quản lý nhà nước an toàn vệ sinh lao động là dạng quản lý mà trong đó, chủ thể quản lý chính là nhà nước Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực sản xuất kinh tế để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động,
phòng chống tai nạn lao động và bênh nghề nghiệp nhằm bỏa đảm sức khỏe
cho người lao động
2 Nội dung về quản lý nhà nước về an toan vệ sinh lao động
Ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết bị nơi làm việc và các tác nhân có liên quan đến điều kiện lao động, tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân
Ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.: tiêu chuẩn sức khỏe đối với các nghề, các công việc
Ban hành và quản lý thống nhất các quy phạm an toàn, quy phạm vệ sinh lao động
Quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và sử dụng lao động
Nội dung huấn luyện, đào tạo về an toàn-vệ sinh lao động
Thanh tra kiểm tra an toàn-vệ sinh lao động
Điều tra, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Thông tin về an toàn-vệ sinh lao động
Xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn-vệ sinh lao động
3 Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động:
Bộ Lao động thương binh và xã hội có trách nhiệm:
Trang 5· Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách chế độ về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động
· xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm nhà nước
về an toàn lao động, tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động
· Hướng dẫn chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện về an toàn lao động
· Thanh tra an toàn lao động, tổ chức thông tin huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
· Hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực an toàn lao động
Bộ Y tế có trách nhiệm:
· Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sức khỏe đối với các nghề, các công việc
· Hướng dẫn chỉ đọa các ngành, các cấp thực hiện về vệ sinh lao động
· Thanh tra vệ sinh lao động, tổ chức khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp
· Hợp tác vớ nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực vệ sinh lao động
Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường có trách nhiệm:
· Quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
· Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
· Phối hợp với Bộ Lao động thương binh và Xã hội xạy dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật nhà nước về an toàn lao động,
vệ sinh lao động
Bộ giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm
- Chỉ đạo việc đưa nội dung an toàn lao động, vệ sinh lao động vào chương trình giảng dạy trong cac trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
và dạy nghề
Trang 6Các Bộ, Ngành liên quan có trách nhiệm:
· Ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động cấp ngành sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế
· Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị cơ sở thuộc Bộ, Ngành mình trong việc thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động
Ủy Ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
· Thực hiện quản lý Nhà nước vệ an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương mình quản lý
· Phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc tất cả các thành phần kinh tế ( Kể cả các cơ
sở sản xuất của Trung ương, các cơ sở liên doanh, tư doanh do người nước ngoài quản lý) đóng trên địa bàn của địa phương thực hiện luật lệ, chế độ bảo
hộ lao động, tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước
· Xây dựng các chương trình về bảo hộ lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách của địa phương, xây dựng, trình Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành chủ trương
· Thanh tra việc thực hiện các luật lệ, chế độ bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của nhà nước và các quy định của địa phương trong các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn
· Thẩm tra, xem xét các giải pháp về an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các đề án thiết kế của các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo,
mở rông cơ sở sản xuất kinh doanh của các đơn vị, cá nhân trước khi trình Ủy ban nhân dân quyết định
Trang 74 Sơ đồ bộ máy quản lý
Như vậy, mô hình quản lí trên thể hiện rõ sự phân cấp trong quản lí ATVSLĐ rõ rệt Đó là, Chính phủ thực hiện chức năng quản lí các Bộ, ngành (Bộ LĐTBXH,
Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Công thương,…); Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm QLNN về ATVSLĐ theo ngành, lĩnh vực được giao phụ trách; UBND cấp tỉnh QLNN về ATVSLĐ trên địa bàn địa phương của mình
CHƯƠNG II : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI TỈNH HÀ GIANG
2.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Hà Giang
Tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 20/8/1891 và tái thành lập ngày 1/10/1991 Diện tích tự nhiên là 7.884,37km 2
Trang 8a) Lịch sử hình thành và phát triển :
- Từ năm 1075 (đời nhà Lý) Miền đất Hà Giang lúc đó thuộc về châu Bình Nguyên
- Vào đầu đời Trần, khu vực Hà Giang, Tuyên Quang lúc đó gọi là châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang
- Năm 1858, sau khi đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ, năm
1887, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cách thiết lập các đạo quan binh
- Ngày 20/8/1891, tỉnh Hà Giang được thành lập, bao gồm phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang)
- Trước cách mạng tháng tám năm 1945, Hà Giang có 4 châu và 0 1 thị xã (Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, thị xã Hà Giang)
Ngày 23/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán Khu Lao Hà -Yên, sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc
- Ngày 27/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
35/NQ-CP về việc thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang
b) Vị trí địa lý
- Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái
- Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884, 37 km 2 ,
- Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn
và 177 xã
c) Lợi thế về kinh tế
- Hà Giang là tỉnh có tài nguyên đa dạng nhưng chưa được khai thác có hiệu quả Hà Giang có điều kiện phát triển công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là ăngtimon và cao lanh, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản
- Hà Giang có điều kiện khí hậu tốt và nhiều cảnh đẹp, suối nước nóng,… để phát triển du lịch quá cảnh Đây là ngành then chốt trong phát triển kinh tế của tỉnh nhưng trong những năm vừa qua chưa thực sự giữ vị trí quan trọng
Trang 92.2Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn lao động tại tỉnh Hà Giang
Cơ quan quản lý
Vị trí và chức năng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang ( sau đây gọi tắt là Sở)
là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm
xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trên địa bàn Tỉnh Thực hiện một số nhiệm
vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của Pháp luật
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang chịu sự chỉ đạo, quản
lý về tổ chức, biên chế và điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản giao dịch theo quy định củ pháp luật
Nhiệm vụ cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
1 Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án, cải cách hành chính nhà nước về lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở
b) Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Dự thảo các văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng , Phó các đơn vị thuộc Sở
2.Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
Trang 10b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, tổ chức lại các đơn vị của Sở theo quy định của pháp luật
3 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án và các vấn đề khác về lĩnh vực lao đông, người có công và xã hội sau khi được phê duyêt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao
.4 Về lĩnh vực an toàn lao động
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh;
b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh;
c) Hướng dẫn và triển khai công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an tào lao động trên địa bàn tỉnh;
d) Hướng dẫn về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiếp nhận tài liệu và xác nhận việc khai báo, sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trên địa bàn tỉnh;
đ) Chủ trì, phối hợp tổ chức điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên; điều tra lại tai nạn, sự cố nghiêm trọng đã được người sử dụng lao động điều tra nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết;
e) Tiếp nhận tài liệu thông báo việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh
.5 Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
.6 Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh lao động, người có công và xã hội theo phân cấp
27 Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh