1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh vtv1 hiện nay (khảo sát từ tháng 62014 đến tháng 62015)

181 102 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu Quả Xã Hội Của Chương Trình Truyền Hình Từ Thiện Nhân Đạo Trên Kênh VTV1 Hiện Nay (Khảo Sát Từ Tháng 6/2014 Đến Tháng 6/2015)
Tác giả Nguyễn Tôn Nam
Người hướng dẫn TS. Đinh Thị Xuân Hòa
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 1,88 MB

Cấu trúc

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • CP : Cổ phần

  • Đài THVN : Đài Truyền hình Việt Nam

  • Đài PT-TH : Đài Phát thanh- Truyền hình

  • ĐH : Đại học

  • QTLV : Quỹ Tấm lòng Việt

  • THCS : Trung học cơ sở

  • THPT : Trung học phổ thông

  • TNCS HCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

  • TCSX : Tổ chức sản xuất

  • UBTƯMTTQVN : Ủy Ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 2: Thực trạng hiệu quả xã hội của chương trình từ thiện nhân đạo trên kênh VTV1

  • Chương 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ

  • CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH TỪ THIỆN NHÂN ĐẠO

  • TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH

  • 1.1. Một số khái niệm

  • 1.1.1. Từ thiện, nhân đạo

  • 1.2. Vai trò, mục đích của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo

  • 1.2.1. Truyền hình góp phần cung cấp thông tin, nâng cao ý thức, lòng cảm thông, chia sẻ của công chúng với những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội

  • 1.3. Thế mạnh và hạn chế của truyền hình trong tuyên truyền nội dung từ thiện nhân đạo

  • 1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo

  • - Số lượng người xem và mức độ xem chương trình

  • Đây là thước đo đầu tiên về hiệu quả của chương trình truyền hình nói chung và chương trình truyền hình từ thiện, nhân đạo nói riêng. Và thước đo này là hiệu quả tiếp nhận. Chương trình truyền hình từ thiện, nhân đạo phát sóng chỉ có hiệu quả khi được công chúng đón xem. Và số lượng công chúng càng lớn càng chứng tỏ sức hấp dẫn của chương trình. Bên cạnh đó, một thước đo khác, nhiều người xem như thời lượng xem - hay mức độ xem nhiều hay ít cũng là dấu hiệu đánh giá mức độ quan tâm của khán giả với chương trình đó. Khán giả xem thường xuyên chương trình với thời lượng lớn và nếu hết cả chương trình đó thì chương trình thật sự hiệu quả.

  • - Sự thay đổi thái độ, nhận thức và hành vi của những người liên quan đến chương trình cũng như người xem chương trình

  • * Sự thay đổi về thái độ, nhận thức

  • + Sự thay đổi thái độ, nhận thức ở người xem

  • Sự thay đổi thái độ, nhận thức ở người xem là thước đo đánh giá hiệu ứng xã hội của các chương trình truyền hình từ thiện, nhân đạo. Các chương trình truyền hình từ thiện, nhân đạo chỉ thực sự đạt được hiệu quả xã hội cao khi thái độ, nhận thức của công chúng theo dõi có sự chuyển biến lớn và tích cực. Cụ thể, trong các chương trình từ thiện, nhân đạo trên sóng VTV1, thái độ, nhận thức của khán giả đó là sự lo lắng, chia sẻ, buồn vui cùng nhân vật, tôn trọng và cảm phục nghị lực của họ,... Sự thay đổi này phải thường xuyên và là những rung động, biến chuyển mạnh mẽ trong nhận thức, suy nghĩ.

  • Ngoài ra, hiệu quả xã hội của các chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo còn được đánh giá thông qua việc hình thành dư luận xã hội tích cực bảo vệ và giúp đỡ những số phận lâm vào tình cảnh éo le có nghị lực nhưng do ngoại cảnh mà không được phát triển.

  • +Sự thay đổi thái độ, nhận thức ở nhân vật trong chương trình

  • Làm nên các chương trình nhân đạo không thể thiếu các nhân vật. Nhân vật trong câu chuyện đó là những người có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ, nhưng cũng có thể, nhân vật là những cá nhân, tổ chức có tấm lòng thiện nguyện đã thường xuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn - họ được tôn vinh.

  • Sự thay đổi thái độ, nhận thức của các nhân vật trong chương trình sau khi nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của xã hội (người khó khăn) hay người đi giúp đỡ xã hội cũng là tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội của các chương trình truyền hình nhân đạo. Để hiệu quả xã hội cao, các chương trình truyền hình nhân đạo phải khiến nhân vật cảm nhận được sự quan tâm, sẻ chia của mọi người, từ đó có niềm tin vào con người, tình người, những điều tốt đẹp trong cuộc sống này. Nhân vật được tiếp thêm niềm tin và nghị lực, không mặc cảm với số phận thậm chí tự tin hòa nhập với mọi người, tự mình vượt lên trên hoàn cảnh thì chương trình mới đạt hiệu quả cao.

  • + Sự thay đổi thái độ nhận thức ở người làm chương trình

  • Những người làm chương trình là cầu nối gắn kết công chúng với nhân vật, họ là người hiểu rõ nhân vật nhất. Chính họ không ai khác là nhân tố quyết định đến hiệu quả của chương trình. Vì vậy bản thân họ cần phải có sự thay đổi trước tiên về nhận thức. Sự thay đổi nhận thức của họ biểu hiện ở sự lo lắng, chia sẻ cùng nhân vật...Chính thái độ, nhận thức của họ phần nào được thể hiện trong tác phẩm và truyền xúc cảm đó cho khán giả. Sự thay đổi nhận thức của họ càng nhiều, càng thường xuyên thì chương trình nhân đạo càng đạt hiệu quả cao. Thái độ của những người làm chương trình nhân đạo luôn luôn phải biết cảm thông, biết chia sẻ với những nhân vật mà mình cần phản ánh, họ phải cảm nhận nỗi đau của nhân vật nhưng là nỗi đau của mình, từ đó họ mới có cảm xúc, có tâm trạng để phản ánh, keo gọi sự giúp sức của xã hội với nhân vật của mình.

  • * Sự thay đổi về hành động, hành vi

  • Hành động ”là toàn thể những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể, phương tiện cụ thể tại một địa điểm cụ thể nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới”[31; tr.211]. Trong khi đó hành vi“là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại”[31; tr.211]. Khi công chúng có sự biến chuyển nhiều và thường xuyên về thái độ, nhận thức theo hướng tích cực, họ xót thương, đồng cảm với số phận của nhân vật thì lúc đấy lòng trắc ẩn sẽ thôi thúc họ thực hiện một bước cao hơn ở nhận thức đó là hành động giúp đỡ, chia sẻ.Và đã là “hiệu quả” thì hành động, hành vi đó phải tích cực. Hành động tích cực biểu hiện ở việc công chúng quyên góp tiền bạc, đồ dùng, gửi tin nhắn ủng hộ... cho những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Hành động tích cực còn thể hiện không chỉ là một lần mà có thể là giúp đỡ nhiều lần nó trở thành thói quen và trở thành hành vi tự giác biểu hiện bất cứ khi nào họ có điều kiện thực hiện.

  • - Đem lại những giá trị về kinh tế

  • Giá trị kinh tế đối với các chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo được đánh giá dựa trên những thông số nhất định. Cụ thể, một chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo được đánh giá là đạt giá trị kinh tế khi giúp đỡ được nhiều số phận, hoàn cảnh khó khăn có cơ sở vật chất, tư liệu sản xuất, có việc làm hay vượt qua bệnh tật; kêu gọi sự giúp đỡ của nhiều nhà tài trợ với số tiền hỗ trợ lớn....Ngoài ra, hiệu quả xã hội ở góc độ kinh tế của chương trình còn được đo đếm bởi sự thu hút được nhiều nhà đầu tư tài trợ cho chương trình, đảm bảo được an sinh xã hội.

  • 1.5. Yếu tố góp phần tạo nên hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo

  • Trong chương 1 này, tác giả đã khái quát và trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn. Đó là các khái niệm như: Chương trình truyền hình, chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo, hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo,... Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày, phân tích, đánh giá vai trò, mục đích của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo; thế mạnh và hạn chế của truyền hình trong thông tin nội dung nhân đạo; … Đặc biệt, tác giả chú trọng phân tích các tiêu chí đánh giá hiệu quả các chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo, đây là nội dung được cho là cốt lõi, trọng tâm nhất ở chương 1. Các tiêu chí thể hiện hiệu quả của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo đó bao gồm: (1) Số lượng người xem và mức độ xem chương trình; (2) Sự thay đổi thái độ, nhận thức và hành vi của những người liên quan đến chương trình cũng như người xem chương trình; (3) Đem lại những giá trị về kinh tế. Trong đó nó được xếp thành các bậc khác nhau cụ thể số lượng người xem và mức độ xem chương trình là tiêu chí đầu tiên để đánh giá hiệu quả tiếp nhận của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo; sau đó là các tiêu chí về sự thay đổi thái độ, nhận thức và hành vi của những người liên quan đến chương trình cũng như người xem chương trình và những giá trị về kinh tế mà chương trình đem lại.

  • Chương 2

  • THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA CHƯƠNG TRÌNH

  • TRUYỀN HÌNH TỪ THIỆN NHÂN ĐẠO TRÊN KÊNH VTV1

  • 2.1. Khái quát các chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh VTV1 và một số chương trình khảo sát

  • 2.2. Khảo sát thực trạng hiệu quả xã hội của các chương trình từ thiện nhân đạo trên truyền hình Việt Nam

  • Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ xem các chương trình truyền hình nhân đạo phát sóng trên kênh VTV1

  • 

  • Biểu đồ2.2: Mức độ xem các chương trình truyền hình nhân đạo phát sóng trên VTV1

  • 

  • Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ khán giả (theo độ tuổi và giới tình) có sự thay đổi

  • về nhận thức sau khi xem các chương trình nhân đạo

  • 

  • Sự thay đổi nhận thức của những người làm chương trình còn thể hiện ở việc họ cảm thấy có trách nhiệm hơn, họ đầu tư, cân nhắc trong từng khâu sản xuất từ lựa chọn nhân vật đến xây dựng kịch bản, ghi hình làm thế nào để mang hiệu quả tối ưu cho chương trình, cho nhân vật.

  • Phóng viên Vũ Thanh Huyền, Sản xuất các chương trình nhân đạo, Trung tâm phim Tài liệu và phóng sự chia sẻ: “Khi nhân vật trong chương trình của chúng tôi sản xuất nhận được sự động viên, trợ giúp của mọi người, chúng tôi vui mừng thậm chí phát khóc. Rất nhiều nhân vật của chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Sự thành công ấy khiến đoàn chúng tôi đi đến đâu cũng bà con quý mến tin tưởng. Sự tin tưởng của họ khiến chúng tôi luôn trăn trở trong những tác phẩm, làm thế nào để có thể kể câu chuyện về nhân vật một cách sinh động, chân thực và có thể tác động đến trái tim, khơi gợi lòng trắc ẩn của mọi người.”

  • Biểu đồ 2.4: Cách thức chia sẻ vật chất của khán giả đối với các nhân vật được phản ánh trong các chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên VTV1

  • 

  • 2.3. Đánh giá chung về hiệu quả xã hội của các chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo phát sóng trên kênh VTV1

  • Việc theo dõi thường xuyên chương trình - đó là nấc thang đầu tiên đánh giá hiệu quả của bất cứ chương trình truyền hình nào nói chung và chương trình truyền hình nhân đạo nói riêng. Các chương trình truyền hình nhân đạo phát sóng trên kênh VTV1 thu hút đông đảo công chúng. Mặc dù so với các nhóm chương trình khác số lượng người xem có ít hơn (ví dụ so với mức độ, tần xuất xem chương trình thời sự, chương trình phim truyện) thì chương trình truyền hình nhân đạo xếp vị trí lựa chọn thứ ba của khán giả với 56,6 % tổng số khán giả được hỏi. Điều này cho thấy công chúng bước đầu khá quan tâm đến nhóm các chương trình truyền hình nhân đạo này.

  • Biểu đồ2.5: Tỷ lệ khán giả theo dõi các chương trình truyền hình trên kênh VTV1

  • 

  • Nguồn: Phụ lục 4

  • Đặc biệt, nhóm chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo ngày càng nhận được sự quan tâm, theo dõi của khán giả. Cụ thể, theo khảo sát của Ban biên tập các chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên VTV1 so với năm 2012 và 2013, các chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo có số lượng quan tâm chỉ ở mức thấp hoặc trung bình, thì từ giữa năm 2014 đến giữa năm 2015, số lượng khán giả theo dõi tăng cao, đưa các chương trình từ thiện nhân đạo vào nhóm các chương trình có rating cao của VTV1.

  • Tỷ lệ xem các chương trình từ thiện nhân đạo ở mức rất thường xuyên đạt 60,4%, thường xuyên là 35,8%. Đây là tỷ lệ rất cao đối với các chương trình mang mục đích nhân văn, nhân đạo. Đặc biệt, theo khảo sát, không có khán giả nào chưa bao giờ xem chương trình, tỷ lệ thỉnh thoảng theo dõi cũng rất thấp chỉ chiếm 3,8% trên tổng số khảo sát. Điều này cho thấy mức độ quan tâm, theo dõi của khán giả đối với nhóm chương trình này là rất cao.

  • Ông Nguyễn Quang Phóng, giám đốc Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự - đơn vị sản xuất các chương trình truyền hình nhân đạo cho rằng: “Các chương trình truyền hình nhân đạo trên VTV1 luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của khán giả, mỗi chương trình được phát sóng đều được khán giả ở mọi miền tổ quốc, đủ các tầng lớp, lứa tuổi theo dõi. Mỗi tuần chương trình phát sóng có rất nhiều các ý kiến khán giả, các cuộc điện thoại gọi đến để ủng hộ, giúp đỡ nhân vật . Đó là một thành công lớn của chương trình, thành công này là tiền đề mang lại những hiệu quả xã hội và kinh tế lớn cho nhóm chương trình này.” [Phụ lục 1; 1.2]

  • Mỗi chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo phát sóng, ngay lập tức có hàng ngàn người ở khắp mọi nơi trong và ngoài nước theo dõi. Chẳng hạn như chương trình Cùng em đến trường số phát sóng tháng 7/2014 phản ánh về hoàn cảnh cuả em Trần Thị Dung, Xuân Trường, Nam Định gia cảnh khó khăn em đỗ vào trường Học viện Tài chính nhưng không có điều kiện để tiếp tục đến trường. Ngay khi phát sóng chương trình đã nhận được gần 5.000 lượt khán giả theo dõi trực tiếp, hàng chục khán giả đã gọi điện ủng hộ, giúp đỡ em để được đi học. Em Dung đã nhận được 200 triệu đồng từ khán giả ủng hộ, và 01 gia đình ở Hà Nội nhân giúp em cho ở nhờ để đi học.....

  • Sau khi phát sóng xong, chương trình tiếp tục nhận được sự quan tâm của khán giả với hàng nghìn lượt xem thông qua trang fanpage Chương trình Từ thiện nhân đạo- VTV và trên youtube. Sự quan tâm, theo dõi của khán giả khiến trường hợp khó khăn của em được nhiều cá nhân, tổ chức hảo tâm biết đến điều này góp phần tạo ra hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội to lớn.

    • Không chỉ thu hút cá nhân, tổ chức trong nước, mà nhiều chương trình còn là nơi chia sẻ của các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài, những người con xa quê hương lâu ngày mới có dịp trở về địa phương giúp đỡ, hỗ trợ cho quê hương. Đại diện công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Manulife Việt Nam, ông Paul George Nguyễn chia sẻ: “Chương trình Về quê có mục đích và ý nghĩa rất thiết thực, giúp gắn kết và phát huy tinh thần “Bầu ơi thương lấy Bí cùng” của dân tộc Việt Nam ta. Đây là địa chỉ uy tín để chúng tôi trao gửi tấm lòng đến những hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi mong muốn sẽ có những địa chỉ tin cậy như vậy để bà con xa xứ hoặc những doanh nghiệp nước ngoài như chúng tôi có thể giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn, mang lại niềm vui và tương lai cho nhiều người để đất nước Việt Nam phát triển bền vững.”

  • Bên cạnh sự tác động to lớn làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức và hành động của công chúng, các chương trình từ thiện nhân đạo vẫn chưa thực sự tác động hết vào trái tim khán giả, khơi gợi lòng trắc ẩn của họ;

  • Biểu đồ 2.6: Mức độ tác động của các chương trình

  • truyền hình từ thiện nhân đạo vào nhận thức, tình cảm của khán giả

  • Biểu đồ 2.7: Mức độ tham gia đóng góp của công chúng

  • cho các nhân vật có hoàn cảnh khó khăn

  • 

  • Nguồn: Phụ lục 4

  • Chương 3

  • MỘT SỐ GIẢI PHÁP, NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA

  • CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TỪ THIỆN NHÂN ĐẠO

  • TRÊN KÊNH VTV1 THỜI GIAN TỚI

  • 3.1. Những vấn đề đặt ra

  • 3.1.1.Vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của chương trình

  • Từ thiện nhân đạo là gốc rễ trong đạo lý làm người, vì vậy việc phát huy truyền thống này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đài THVN với sứ mệnh là Đài Truyền hình Quốc gia, cơ quan truyền hình lớn nhất, chuyên nghiệp nhất của cả nước vì vậy Đài có trách nhiệm cao cả trong việc tuyên truyền nhân rộng các giá trị đạo đức của con người. Hiện nay, ngoài việc đẩy nhanh tốc độ số hóa truyền hình, phát triển hệ thống kỹ thuật, việc mở rộng, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình nói chung, các chương trình truyền hình nhân đạo nói riêng đang tạo dựng sự bền vững cho thương hiệu Đài quốc gia.

  • 3.2. Giải pháp và kiến nghị

  • 3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống từ thiện nhân đạo trong xã hội.

  • 3.3.2. Học hỏi kinh nghiệm tổ chức sản xuất từ các chương trình từ thiện nhân đạo của các đài khác hay các tổ chức khác

  • Hiệu quả mà truyền hình từ thiện nhân đạo mang lại là vô cùng to lớn tuy nhiên bên cạnh đó còn không ít những tồn tại làm “án ngữ” hiệu quả của các chương trình này. Trong phạm vi chương 3, tác giả luận văn đã đưa những yêu cầu từ thực tiễn về việc đòi hỏi cấp thiết trong đổi mới nội dung và hình thức các chương trình nhân đạo trên VTV1 đồng thời đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình từ thiện nhân đạo cũng như một số kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể trong tổ chức sản xuất chương trình từ thiện nhân đạo trên sóng Đài THVN.

  • Việc áp dụng đồng bộ và hiệu quả các giải pháp trên, các chương trình truyền hình này mới có như thể mới thu hút được sự quan tâm theo dõi của công chúng từ đó đạt được hiệu quả cũng như mục tiêu mà các chương trình đặt ra.

  • KẾT LUẬN

  • Đồng thời để nâng cao hơn nữa hiệu quả của các chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo phát sóng trên kênh VTV1, tác giả cũng đề xuất một số kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể trong tổ chức sản xuất chương trình từ thiện nhân đạo trên sóng Đài THVN. Trong đó, việc học hỏi kinh nghiệm tổ chức sản xuất từ những chương trình của các Đài và các tổ chức trong và ngoài nước là hết sức cần thiết. Ngoài ra cần chú trọng nâng cao hơn nữa khả năng tương tác với khán giả thì các chương trình truyền hình này có như thể mới thu hút được sự quan tâm theo dõi của công chúng từ đó đạt được hiệu quả cũng như mục tiêu mà các chương trình đặt ra.

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

  • PHỤ LỤC 1

  • Các chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên VTV1 luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của khán giả, mỗi chương trình được phát sóng đều được khán giả ở mọi miền tổ quốc, đủ các tầng lớp, lứa tuổi theo dõi. Mỗi tuần chương trình phát sóng có rất nhiều các ý kiến khán giả, các cuộc điện thoại gọi đến để ủng hộ, giúp đỡ nhân vật . Đó là một thành công lớn của chương trình, thành công này là tiền đề mang lại những hiệu quả xã hội và kinh tế lớn cho nhóm chương trình này.

  • - Là đơn vị trực tiếp giao nhiệm vụ sản xuất các chương trình: Trái tim cho em, về quê, cùng em đến trường và Trái tim cho em, xin ông cho biết mục tiêu và kế hoạch sản xuất các chương trình này trong năm a.

  • Được lãnh đạo Đài THVN giao nhiệm vụ sản xuất các chương trình từ thiện nhân đạo này, chúng tôi đã chỉ đạo bộ phận sản xuất lên kế hoạch và mục tiêu ngay từ đầu năm. Mỗi chương trình sản xuất 52 số.1 năm. Mỗi số phóng sự là một câu chuyện về tình yêu thương giữa con người với con người, về những học sinh nghèo vượt khó, về những trái tim trẻ em đang gặp khó khăn, đang cần được mổ để tìm lại cuộc sống mới. Chúng tôi đã có những kế hoạch ngày từ đầu làm sao không bị động. Các chương trình phát sóng phải chạm đến lòng cảm thông, thương cảm của xã hội. Chúng tôi luôn có những thay đổi rõ rệt qua những phóng sự. Đặc biệt là cách thể hiện các phóng sự sao cho không bị nhàm chán, không bị dập khuôn theo mẫu.

  • - Thưa ông, xin ông cho biết mục tiêu và những đối tượng hướng để của các chương trình từ thiện nhân đạo a?

Nội dung

Một số khái niệm

Thuật ngữ “Từ thiện” là một từ Hán Việt Theo từ điển Hán Việt

“Từ thiện” là sự kết hợp giữa lòng thương yêu và hành động tốt, mang ý nghĩa thực hiện việc tốt xuất phát từ tình yêu thương con người Những hành vi không xuất phát từ lòng thương không được coi là “Từ thiện” Từ xưa, từ thiện đã được coi là nền tảng của đạo đức và tình nhân đạo, cũng như là một đức tính cần thiết trong nhiều tôn giáo Các tín đồ trong Kitô giáo, Do Thái giáo, Phật giáo và Hồi giáo đều được khuyến khích thực hiện các hoạt động từ thiện.

Từ thiện là hành động giúp đỡ những người yếu kém thông qua quyên góp tiền, vật phẩm, thời gian, cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo và chăm sóc sức khỏe Nó có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc tập thể, cộng đồng thông qua các tổ chức từ thiện Thuật ngữ “Nhân đạo” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Humannus”, phản ánh tinh thần chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong xã hội.

2008) “Humannus có nghĩa là nói về con người, về tính người, có học thức

Thuật ngữ "nhân đạo" được hiểu theo hai nghĩa: hẹp và rộng Theo nghĩa hẹp, nó là một trào lưu tư tưởng thế tục của thời đại Phục Hưng, liên quan đến việc nghiên cứu di sản cổ đại trong triết học, luân lý học và nghệ thuật, đồng thời phản ánh đặc điểm văn hóa của thời kỳ này Ngược lại, theo nghĩa rộng, "nhân đạo" đại diện cho một trào lưu tiến bộ, tập hợp các quan điểm bảo vệ phẩm giá và quyền con người, chú trọng vào hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người Do đó, nội hàm cơ bản của nhân đạo là một chủ nghĩa tiến bộ nhằm bảo vệ và chăm lo cho hạnh phúc của con người.

Trong Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh (NXB Khoa học xã hội, 2002), từ "nhân đạo" được phân tích theo nghĩa chiết tự, bao gồm hai thành phần chính là "nhân" và "đạo".

Khái niệm "nhân đạo" được hiểu là đường lối làm người, thể hiện mối quan hệ luân lý trong xã hội và tôn trọng quyền lợi, nhân tính, sinh mạng con người Việc chiết tự từ "nhân" (người) và "đạo" (đường đi) giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về khái niệm này Tuy nhiên, để hiểu rõ "nhân đạo", cần phải nắm bắt một số khái niệm liên quan khác, vì nó vẫn mang tính khái quát.

Trong Từ điển Tiếng Việt, "nhân đạo" được định nghĩa là đạo đức thể hiện qua tình yêu thương, sự quý trọng và bảo vệ con người, cũng như tôn trọng giá trị và phẩm chất của con người Định nghĩa này mang tính rõ ràng và dễ hiểu, không phức tạp hay vòng vo.

Khái niệm “từ thiện” và “nhân đạo” thể hiện những hành vi gắn liền với con người, phản ánh đạo đức và nhân cách tốt đẹp Tác giả luận văn tiếp thu các quan điểm của các bậc tiền bối và đưa ra định nghĩa riêng về “từ thiện, nhân đạo” là đạo lý làm người, thể hiện sự yêu thương, sẻ chia và tôn trọng giá trị của con người, đặc biệt là với những người gặp khó khăn Lòng từ thiện chỉ xuất hiện trong mối quan hệ giữa con người với nhau, thể hiện rõ nét khi giúp đỡ trẻ em, phụ nữ và những người lương thiện trong hoạn nạn Nhân đạo còn hướng tới khát vọng sống và hạnh phúc Tại Việt Nam, truyền thống nhân đạo đã được gìn giữ và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử, trở thành một phần quan trọng trong văn hóa và lối sống của dân tộc.

Theo Trần Bảo Khánh trong cuốn “Sản xuất chương trình truyền hình”, “chương trình truyền hình” được xem là “kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công chúng” Điều này cho thấy rằng, chương trình không chỉ đơn thuần là phương tiện kỹ thuật truyền bá thông tin, mà còn là sự sắp xếp hợp lý các tin tức và nội dung để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin, gọi đáp và hướng dẫn công chúng Đây là một cách tiếp cận mang tính chất nghề nghiệp, phản ánh sự nghiên cứu và tương tác với xã hội, đồng thời thể hiện mối quan hệ giữa thông tin truyền hình và công chúng.

Nếu xem xét khái niệm này từ góc độ giao tiếp, một nhà nghiên cứu khác lại định nghĩa thuật ngữ "chương trình" như là phương thức truyền tải các sự kiện và hiện tượng trong cuộc sống.

Chương trình truyền hình là hình thức hiện thực hóa sự tồn tại của truyền hình trong đời sống xã hội, nhằm truyền tải thông tin đến công chúng Giống như các sản phẩm khác, truyền hình có người sản xuất và người tiêu dùng, tạo thành chu kỳ khép kín trong chuỗi giao tiếp.

Chương trình truyền hình có thể được hiểu dưới hai góc độ: khái quát và cụ thể Ở mức độ khái quát, chương trình truyền hình bao gồm toàn bộ nội dung thông tin phát sóng trong ngày, tuần hoặc tháng của mỗi kênh Còn ở mức độ cụ thể, nó là một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh, kết hợp với các thông tin tài liệu khác, tổ chức theo một chủ đề nhất quán, có thời lượng ổn định và phát định kỳ Từ góc độ tổ chức sản xuất, chương trình truyền hình được định nghĩa là sản phẩm lao động của tập thể nhà báo và kỹ thuật viên, thể hiện quá trình giao tiếp giữa người làm truyền hình và công chúng Điều này cho thấy sự khác biệt trong nhân sự sản xuất chương trình truyền hình so với báo in hay báo điện tử, nơi mà yếu tố độc lập của phóng viên và biên tập viên cao hơn, trong khi sản xuất truyền hình luôn cần đến một êkip làm việc chung.

Theo "Giáo trình báo chí truyền hình" của Dương Xuân Sơn (2009), chương trình truyền hình được định nghĩa là sự kết hợp và tổ chức hợp lý các tin tức, tài liệu, hình ảnh và âm thanh trong một khoảng thời gian nhất định Mỗi chương trình bắt đầu bằng lời giới thiệu và nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình, từ đó mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả.

Theo quan niệm này, chương trình truyền hình được xem như một sản phẩm hoàn chỉnh, được tạo ra từ sự sắp xếp các yếu tố khác nhau như tin tức, phóng sự, phỏng vấn và hình ảnh cắt ghép Chương trình không chỉ bao gồm nội dung mà còn thể hiện qua hình thức, nhắm đến đối tượng cụ thể và đạt được những kết quả nhất định.

Chương trình truyền hình có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng mục tiêu chung là cung cấp thông tin và hình thành thế giới quan xã hội, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn Đây là sản phẩm lao động của một tập thể gồm phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên, trải qua nhiều công đoạn sáng tạo khác nhau Chương trình truyền hình là sự kết hợp giữa nhu cầu và thị hiếu của công chúng với ý tưởng sáng tạo của các nhà truyền thông.

Dựa trên các khái niệm đã nêu và phân tích nội dung cũng như hình thức của các chương trình truyền hình, tác giả đã chọn khái niệm của Dương Xuân Sơn trong cuốn “Giáo trình báo chí truyền hình” làm nền tảng cho nghiên cứu Thực tế cho thấy, một chương trình truyền hình được hình thành từ việc “lắp ráp” nhiều “linh kiện” riêng lẻ như tin tức, bài viết, phóng sự, cùng với các dữ liệu khác như hình hiệu và hình cắt Việc sản xuất một chương trình truyền hình phức tạp đòi hỏi nhiều công đoạn và sự hợp tác của nhiều thành viên khác nhau.

1.1.3 Chương trình truyền hình từ thiện thiện nhân đạo

Vai trò, mục đích của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo

1.2.1 Truyền hình góp phần cung cấp thông tin, nâng cao ý thức, lòng cảm thông, chia sẻ của công chúng với những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội

Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong việc khơi dậy lòng trắc ẩn của cộng đồng thông qua việc phản ánh những hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ Việc này không chỉ giúp công chúng có cái nhìn đa diện hơn về cuộc sống mà còn nâng cao ý thức về những mảnh đời khốn khó và số phận éo le xung quanh Nhờ đó, mọi người trân trọng giá trị lao động và cuộc sống hơn, từ đó hình thành những hành động thiết thực, tránh suy nghĩ tiêu cực và lãng phí Sự hiểu biết về hoàn cảnh và phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật cũng tạo nên sự cảm thông và thiện cảm, giúp họ có thêm niềm tin và động lực để vượt qua khó khăn.

Việc phản ánh những nhân vật có hoàn cảnh khó khăn nhưng đầy quyết tâm và nghị lực vượt lên số phận không chỉ là tấm gương cho những ai đang trải qua hoàn cảnh tương tự, mà còn là nguồn động lực mạnh mẽ cho những người có điều kiện thuận lợi nhưng chưa nỗ lực Điều này góp phần thay đổi suy nghĩ và hành động của công chúng, khẳng định rằng hoàn cảnh không quyết định số phận.

Truyền hình giúp công chúng tiếp cận những mảnh đời khó khăn, xóa nhòa khoảng cách địa lý và sự phân cách giàu nghèo, tạo ra sự cảm thông và tôn trọng lẫn nhau Những câu chuyện chân thực và sinh động được phản ánh trên màn ảnh không chỉ chạm đến trái tim người xem mà còn khơi gợi tình yêu thương, lòng bác ái và tinh thần sẻ chia trong cộng đồng Truyền hình trở thành cầu nối tin cậy cho các nhà hảo tâm, giúp họ kết nối với những người bất hạnh, đồng thời mang đến cho những mảnh đời khó khăn cảm nhận về tình yêu thương và sự hỗ trợ từ cộng đồng, từ đó tiếp thêm niềm tin và động lực để vượt qua thử thách.

1.2.2 Truyền hình góp phần kêu gọi, giúp đỡ các mảnh đời khó khăn trong xã hội

Khó khăn, khổ đau và bệnh tật là những điều mà không ai mong muốn trong cuộc sống Mọi người đều hy vọng có một cuộc sống sung túc và đủ đầy, nhưng thực tế lại không như vậy Theo số liệu từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhiều người vẫn phải đối mặt với những thách thức này hàng ngày.

Xã hội đến cuối năm 2014, cả nước có 61 huyện (gồm 797 xã và thị trấn) thuộc

Việt Nam hiện có 20 tỉnh với tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, gần 33 triệu người dân (chiếm gần 1/3 tổng dân số) đang sống trong cảnh nghèo đói Khoảng 40% người Việt Nam có nguy cơ tái nghèo sau các cú sốc kinh tế hoặc thiên tai Nhiều khu vực như miền núi, vùng sâu, hải đảo và ngay cả các thành phố lớn vẫn tồn tại nhiều hộ nghèo cần sự hỗ trợ Việc xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo là rất cần thiết, và Đảng, Nhà nước luôn chú trọng công tác này Ngày 17/10 hàng năm được chọn là “Ngày Vì người nghèo”, cùng với “Tháng hành động cao điểm Vì Người nghèo” từ 17/10 đến 17/11 và “Ngày Tết Vì người nghèo” vào 31/12 Các chính sách được đề ra nhằm giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo cũng được thực hiện.

Chương trình 135/QĐ - TTg nhằm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, cùng các thôn, bản đặc biệt khó khăn Đề án 135 và Nghị quyết 30A/2008/NQ - CP của Chính phủ tập trung vào việc giảm nghèo nhanh chóng và bền vững cho 61 huyện nghèo.

Chương trình 167 là chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo do Chính phủ Việt Nam thực hiện theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 Mục tiêu của chương trình là giúp các hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn, từ đó nâng cao mức sống và góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững Đối tượng hưởng lợi là hộ nghèo ở nông thôn chưa có nhà hoặc đang ở nhà tạm bợ, không thuộc diện đối tượng của Chương trình 134 Hỗ trợ từ Chính phủ sẽ được cấp theo thứ tự ưu tiên quy định trong Quyết định Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, và hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà có diện tích tối thiểu 24m² với tuổi thọ từ 10 năm trở lên.

Ngoài các đề án và dự án giảm nghèo của Chính phủ, các Bộ, Ngành, Cơ quan đoàn thể, cá nhân và doanh nghiệp, còn nhiều chương trình hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phương trên cả nước Một số chương trình tiêu biểu bao gồm “Mái ấm tình thương” của Trung ương Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam và “Ngôi nhà đại đoàn kết” của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Mô hình sinh kế cho người khuyết tật nghèo của Trung tâm Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo Để các chính sách của Đảng và Nhà nước phát huy hiệu quả, báo chí, đặc biệt là truyền hình, cần cụ thể hóa và tuyên truyền các chủ trương, đồng thời hướng dẫn và giải thích các chính sách quốc gia Truyền hình không chỉ nhanh chóng và sinh động truyền đạt thông tin đến công chúng mà còn có khả năng thuyết phục và kêu gọi mọi người cùng tham gia hiện thực hóa những chủ trương đó.

Truyền hình, với những câu chuyện cảm động và nhân vật đầy ý nghĩa, đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của cá nhân và tổ chức, khơi dậy lòng trắc ẩn và sự đồng cảm với những người nghèo khổ Nó không chỉ giúp mọi người hiểu rõ hơn về hoàn cảnh khó khăn mà còn hướng dẫn họ cách thực hiện các chính sách giảm nghèo thông qua việc ủng hộ tài chính, gửi tin nhắn hỗ trợ, hoặc tham gia vào các hoạt động từ thiện Bằng cách truyền tải sinh động và chân thực các chủ trương của Đảng và Nhà nước, truyền hình đã đóng vai trò quan trọng trong việc kêu gọi sự chung tay của cộng đồng giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trong xã hội.

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình trong tuyên truyền nội dung từ thiện nhân đạo

- Truyền hình có ưu thế phản ánh hiện thực bằng âm thanh và hình ảnh

So với các loại truyền thông đại chúng khác, truyền hình tích hợp nhiều hình thức thông tin từ báo chí, phát thanh và điện ảnh Đặc trưng nổi bật của truyền hình là hình ảnh động phản ánh thực tế, kết hợp với âm thanh như lời nói, nhạc nền và tiếng động từ hiện trường.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa hình ảnh động và âm thanh giúp truyền hình tạo ra những thước phim chân thực, sống động, phản ánh đa dạng và phong phú về những mảnh đời và số phận khốn khổ, bất hạnh.

Truyền hình sử dụng kỹ thuật dựng phim và sắp xếp cảnh quay một cách logic, tạo ra những điểm nhấn thu hút người xem Điều này không chỉ giúp khán giả dễ dàng tiếp cận và đồng cảm với số phận nhân vật, mà còn khơi dậy tình yêu thương và sự sẻ chia, khuyến khích họ quyên góp giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

- Thông tin truyền hình mang tính khách quan, tái hiện cuộc sống hiện thực trong trạng thái sống

Truyền hình thu hút khán giả nhờ khả năng giao tiếp bằng cả thị giác và thính giác, hai giác quan quan trọng nhất Mặc dù phim ảnh cũng giao tiếp với công chúng, nhưng bị giới hạn bởi không gian và độ phổ biến Nhờ vào kỹ thuật xử lý ánh sáng và dựng hình, truyền hình mang đến một cái nhìn rõ nét và đẹp hơn về cuộc sống thực, giúp khán giả cảm nhận được những chi tiết và trạng thái của cuộc sống đang diễn ra ngay trước mắt họ Điều này tạo cảm giác cho khán giả như thể họ đang trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia vào cuộc sống của các nhân vật.

Truyền hình với hình ảnh chân thực giúp công chúng tin tưởng hơn vào sự thật của tác phẩm Khác với các thể loại báo chí khác, truyền hình cho phép khán giả tận mắt chứng kiến và lắng nghe, từ đó tạo ra yếu tố khách quan và độ tin cậy cao hơn về số phận và hoàn cảnh của nhân vật.

Truyền hình có sức ảnh hưởng rộng rãi và khả năng thuyết phục cao nhờ hình ảnh và âm thanh, giúp mọi người từ mọi lứa tuổi và nền tảng ngôn ngữ dễ dàng tiếp cận và hiểu nội dung Sự phát triển của công nghệ hiện đại, như cáp quang và vệ tinh, đã mở rộng khả năng truyền hình xâm nhập vào mọi ngóc ngách trên thế giới, phá vỡ ranh giới địa chính trị và thu hẹp không gian truyền thông Điều này giúp truyền hình truyền tải những câu chuyện về những hoàn cảnh khó khăn đến với công chúng, từ đó thu hút nguồn tài trợ và tạo ra những tác động xã hội tích cực.

Mặc dù truyền hình mang lại nhiều lợi thế trong việc cung cấp thông tin nhân đạo, nhưng cũng không thể phủ nhận những hạn chế của nó Sức mạnh và ưu thế của truyền hình trong một khía cạnh có thể trở thành nguyên nhân gây ra những khiếm khuyết trong khía cạnh khác.

Âm thanh và hình ảnh là ưu thế nhưng cũng là hạn chế của truyền hình, đặc biệt trong quá trình sản xuất Khác với các thể loại báo chí khác chỉ cần thiết bị đơn giản như bút và giấy, truyền hình yêu cầu một êkip lớn với các thiết bị hiện đại như máy quay, mic và đèn Ngoài ra, trong khi các thể loại báo chí khác có thể sáng tạo tác phẩm từ thông tin cộng tác viên, truyền hình bắt buộc phải xuống hiện trường để khảo sát và ghi hình, điều này gây khó khăn trong việc tác nghiệp ở vùng sâu, vùng xa và địa hình hiểm trở.

Tín hiệu hình ảnh động và âm thanh tuyến tính của truyền hình khiến khán giả trở nên thụ động trong việc tiếp nhận thông tin, với tốc độ và trình tự bị kiểm soát Những chi tiết đã qua không thể lặp lại, dẫn đến việc thông tin có thể bị thiếu sót hoặc hiểu sai lệch Khi xem truyền hình, người xem thường tập trung toàn bộ giác quan vào màn hình, điều này cản trở khả năng kết hợp thông tin từ truyền hình với các hoạt động sống khác, từ đó giới hạn đối tượng khán giả.

Truyền hình nhân đạo, với tính chất tuyên truyền chủ yếu và ít mang tính giải trí, gặp khó khăn trong việc thu hút người xem và nhận tài trợ so với các gameshow giải trí Do đó, các đài truyền hình thường ưu tiên phát sóng các chương trình giải trí "ăn khách" vào khung giờ vàng, trong khi truyền hình nhân đạo thường chỉ được phát sóng vào những khung giờ có lượng người xem thấp hoặc trung bình Điều này không chỉ thu hẹp phạm vi khán giả mà còn hạn chế sự ủng hộ và đóng góp từ các nhà hảo tâm.

Việc sản xuất các chương trình truyền hình nhân đạo gặp nhiều thách thức, đặc biệt trong việc tìm kiếm nhân vật và đánh giá hoàn cảnh Nước ta vẫn còn nhiều hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, dẫn đến phạm vi đối tượng cần hỗ trợ rất rộng lớn Sản xuất tại các địa phương này gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ đội ngũ thực hiện.

Nội dung tuyên truyền nhân đạo thường gặp tình trạng trùng lặp về đề tài và cách thể hiện Do đó, việc sáng tạo trong cách thể hiện tác phẩm là rất quan trọng, yêu cầu đội ngũ phóng viên và biên tập viên cần không ngừng đổi mới và tìm kiếm những phương pháp thể hiện độc đáo, khéo léo mà không phô trương.

1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo

Số lượng người xem và mức độ xem chương trình là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả của chương trình truyền hình, đặc biệt là chương trình từ thiện, nhân đạo Chương trình chỉ thực sự có hiệu quả khi được công chúng đón nhận, và số lượng người xem lớn chứng tỏ sức hấp dẫn của nó Thời gian xem cũng là một chỉ số quan trọng, cho thấy mức độ quan tâm của khán giả Nếu khán giả thường xuyên xem và theo dõi hết chương trình, điều đó chứng tỏ chương trình đã đạt được hiệu quả cao.

- Sự thay đổi thái độ, nhận thức và hành vi của những người liên quan đến chương trình cũng như người xem chương trình

* Sự thay đổi về thái độ, nhận thức

+ Sự thay đổi thái độ, nhận thức ở người xem

Sự thay đổi thái độ và nhận thức của khán giả là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả xã hội của các chương trình truyền hình từ thiện, nhân đạo Các chương trình này chỉ thực sự mang lại tác động tích cực khi công chúng có sự chuyển biến rõ rệt về cảm xúc, như lo lắng, chia sẻ, và tôn trọng nghị lực của nhân vật Ngoài ra, hiệu quả xã hội còn được thể hiện qua việc hình thành dư luận tích cực nhằm bảo vệ và hỗ trợ những số phận khó khăn, giúp họ vượt qua hoàn cảnh éo le.

+Sự thay đổi thái độ, nhận thức ở nhân vật trong chương trình

Các chương trình nhân đạo không thể thiếu những nhân vật quan trọng Những nhân vật này bao gồm những người có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ, cũng như những cá nhân và tổ chức có tấm lòng thiện nguyện, thường xuyên hỗ trợ họ Những người này xứng đáng được tôn vinh vì những đóng góp của mình.

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TỪ THIỆN NHÂN ĐẠO TRÊN KÊNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TỪ THIỆN NHÂN ĐẠO TRÊN KÊNH VTV1 THỜI GIAN TỚI

Ngày đăng: 11/11/2021, 18:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2002), Từ điển Hán - Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán - Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2002
2. Đào Tấn Anh(2004), Báo chí truyền hình, (Tập 1 và 2), NXB Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyền hình
Tác giả: Đào Tấn Anh
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2004
3. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội
Tác giả: Lê Thanh Bình
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
4. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình Kỹ năng sống, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2007
5. Hoàng Đình Cúc - Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề của báo chí hiện đại
Tác giả: Hoàng Đình Cúc - Đức Dũng
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
Năm: 2007
6. Vũ Dũng (2005), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tâm lý học
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2005
7. Nguyễn Văn Dững (2007), Cơ chế tác động của báo chí, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế tác động của báo chí
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Năm: 2007
8. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2008), Tác phẩm báo chí tập 2, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm báo chí tập 2
Tác giả: Nguyễn Văn Dững (chủ biên)
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2008
9. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2010) – Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
10. Nguyễn Văn Dững (2011), “Báo chí và dư luận xã hội”, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí và dư luận xã hội
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2011
11. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại Từ hàn lâm đến đời thường, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyền thông hiện đại Từ hàn lâm đến đời thường
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2011
12. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2012
13. Hà Thị Đức (1995), Giáo dục học đại cương 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương 1
Tác giả: Hà Thị Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
14. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp nhà báo, NXB Chính trị Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức nghề nghiệp nhà báo
Tác giả: Nguyễn Thị Trường Giang
Nhà XB: NXB Chính trị Hành chính
Năm: 2011
15. Đinh Thị Thúy Hằng(2008), Xu hướng phát triển của báo chí thế giới, NXB Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng phát triển của báo chí thế giới
Tác giả: Đinh Thị Thúy Hằng
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2008
16. Đỗ Thị Thu Hằng (2010) - PR công chúng phát triển đào tạo báo chí - NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: - PR công chúng phát triển đào tạo báo chí
Nhà XB: NXB Trẻ
17. Lê Thị Minh Huyền (2014) Vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ em trên truyền hình BiBi, Tạp chí Gia đình & Trẻ em, số 21, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ em trên truyền hình BiBi
18. Nguyễn Thị Hằng (2012), Chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ báo chí, Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Năm: 2012
19. Nguyễn Thị Lệ Hồng (2013), Tuyên truyền An ninh xã hội trên kênh truyền hình Công An nhân dân, Tạp chí Người làm báo, số 7, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên truyền An ninh xã hội trên kênh truyền hình Công An nhân dân
Tác giả: Nguyễn Thị Lệ Hồng
Năm: 2013
20. Vũ Đình Hòe (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý
Tác giả: Vũ Đình Hòe
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình hiệu chương trình “Trái tim cho em” phát sóng trên kênh VTV1  Trái  tim  cho  em  được  đánh  giá  là  chương  trình  truyền  hình  từ  thiện  thành công nhất, thành công về ý nghĩa nhân văn bởi chương trình góp phần  giải quyết các vấn đề xã hội, gâ - Hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh vtv1 hiện nay (khảo sát từ tháng 62014 đến tháng 62015)
Hình hi ệu chương trình “Trái tim cho em” phát sóng trên kênh VTV1 Trái tim cho em được đánh giá là chương trình truyền hình từ thiện thành công nhất, thành công về ý nghĩa nhân văn bởi chương trình góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, gâ (Trang 52)
Hình hiệu chương trình “Biển đảo quê hương” phát sóng trên kênh VTV1 - Hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh vtv1 hiện nay (khảo sát từ tháng 62014 đến tháng 62015)
Hình hi ệu chương trình “Biển đảo quê hương” phát sóng trên kênh VTV1 (Trang 55)
Hình hiệu chương trình “Cùng em đến trường” phát sóng trên kênh VTV1 - Hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh vtv1 hiện nay (khảo sát từ tháng 62014 đến tháng 62015)
Hình hi ệu chương trình “Cùng em đến trường” phát sóng trên kênh VTV1 (Trang 56)
2. Bảng 2: Tỷ lệ khán giả theo dõi các chương trình trên kênh VTV1. - Hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh vtv1 hiện nay (khảo sát từ tháng 62014 đến tháng 62015)
2. Bảng 2: Tỷ lệ khán giả theo dõi các chương trình trên kênh VTV1 (Trang 159)
4. Bảng 4: Mức độ theo dõi của khán giả đối với các chương trình truyền hình từ  thiện nhân đạo này trên kênh VTV1 - Hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh vtv1 hiện nay (khảo sát từ tháng 62014 đến tháng 62015)
4. Bảng 4: Mức độ theo dõi của khán giả đối với các chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo này trên kênh VTV1 (Trang 159)
7. Bảng 7:  Tỷ kệ khán giả chia sẻ, giúp đỡ các nhân vật trong các chương trình  truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh VTV1 - Hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh vtv1 hiện nay (khảo sát từ tháng 62014 đến tháng 62015)
7. Bảng 7: Tỷ kệ khán giả chia sẻ, giúp đỡ các nhân vật trong các chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh VTV1 (Trang 160)
16. Bảng 16: Tỷ lệ khán giả có sự thay đổi về nhận thức sau khi xem các chương  trình từ thiện nhân đạo theo độ tuổi và giới - Hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh vtv1 hiện nay (khảo sát từ tháng 62014 đến tháng 62015)
16. Bảng 16: Tỷ lệ khán giả có sự thay đổi về nhận thức sau khi xem các chương trình từ thiện nhân đạo theo độ tuổi và giới (Trang 164)
Hình ảnh  Âm thanh  Nội dung - Hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh vtv1 hiện nay (khảo sát từ tháng 62014 đến tháng 62015)
nh ảnh Âm thanh Nội dung (Trang 168)
BẢNG CHỮ CUỐI - Hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh vtv1 hiện nay (khảo sát từ tháng 62014 đến tháng 62015)
BẢNG CHỮ CUỐI (Trang 170)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w