ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm trùng đường tiểu là một thuật ngữ dùng để chỉ nhiễm trùng niệu thấp (từ bàng quang đến miệng sáo niệu đạo, tiền liệt tuyến) và nhiễm trung niệu cao (nhiễm khuẩn từ thận đến lỗ niệu quản, mà chủ yếu là thận). Các nhiễm trùng này thể đơn độc nhưng thường phối hợp với nhau trong cơ chế bệnh sinh [25]. Nhiễm khuẩn đường tiểu (nhiễm trùng tiết niệu) là bệnh lý rất thường gặp đặt biệt là ở nữ. Theo thống kê ở trong nước thì có khoảng 20% phụ nữ có những đợt nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng (40-50% phụ nữ ở tuổi trưởng thành có ít nhất 1 lần trong đời bị nhiễm khuẩn đường tiểu) [2]. Nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy có tới 60% phụ nữ có ít nhất một lần nhiễm trùng đường tiểu có triệu chứng trong suốt cuộc đời của họ. Khoảng 10% phụ nữ ở Hoa Kỳ có một hoặc nhiều đợt nhiễm trùng có triệu chứng mỗi năm. Phụ nữ trẻ, 18-24 tuổi có hoạt động tình dục có tỷ lệ nhiễm trùng tiểu cao nhất. Khoảng 25% những phụ nữ này có triệu chứng triệu chứng tự phát, và số lượng bằng nhau bị nhiễm. Tỷ lệ nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới thấp hơn đáng kể so với nữ giới, xảy ra chủ yếu ở nam giới có bất thường về cấu trúc tiết niệu và ở nam giới trưởng thành [51]. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn trong bàng quang hoặc thận đa phần trong nước tiểu. Nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mãn tính, mà có thể gây tổn hại vĩnh viễn đến thận và thậm chí dẫn đến suy thận [75]. Căn nguyên vi khuẩn trên bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu phức tạp, các loài vi khuẩn chủ yếu được đề cập là các vi khuẩn đường ruột như E.coli, Proteus, Klebsiella. Một số vấn đề được đặt ra khi đề cập đến nhiễm trùng đường tiểu là yếu tố độc lực, tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn [3], [57], [67]. Hơn nữa, hiện trạng phát triển sức đề kháng của vi khuẩn là đáng báo động. Việc sử dụng thuốc kháng sinh khác nhau giữa các quốc gia và các cộng đồng Châu Âu phản ánh sự gia tăng toàn cầu các dòng đề kháng. Rõ ràng có mối liên hệ giữa sử dụng kháng sinh và mức độ kháng thuốc trên cả cấp độ cá nhân và cộng đồng. Chủng vi khuẩn đa kháng được tìm thấy trong bệnh nhân với số lượng ngày càng tăng. Sự hiện diện của E-coli cho thấy gần như kháng với hầu hết các loại kháng sinh, ngày càng tăng trong dân số. Đặc biệt nghiêm trọng là sự đề kháng ngày càng tăng với kháng sinh phổ rộng như Quinolons và Cephalosporin [7], [22], [36], [71], [72]. Đến nay, sử dụng kháng sinh hợp lý vẫn đang là một thách thức lớn của toàn thế giới, thuật ngữ “đề kháng kháng sinh” đã trở nên quen thuộc trong điều trị nhiễm khuẩn. Nhiều nghiên cứu tiến hành trên thế giới và Việt Nam cho thấy đã xuất hiện nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc và tỷ lệ kháng đang tăng dần theo thời gian [12], [30], [52], [63]. Vì các kháng sinh mới ngày càng phát triển ít đi, việc sử dụng kháng sinh thận trọng là lựa chọn duy nhất để trì hoãn sự phát triển của sự đề kháng của vi khuẩn. Việc lựa chọn kháng sinh dựa trên kháng sinh đồ góp phần rất lớn cho điều trị ở bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu [76]. Chính vì những lý do trên mà chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị của bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu có cấy nước tiểu dương tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận”, với mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố thuận lợi nhiễm trùng đường tiểu có cấy nước tiểu dương tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị nhiễm trùng đường tiểu theo kháng sinh đồ.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào 64 bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên, được chẩn đoán mắc bệnh NTĐT (bao gồm VTBT, VBQ, VTLT, VNĐ, ) và đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận.
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng
Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán NTĐT (bao gồm VTBT, VBQ, VTLT, VNĐ, ), nhập viện, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận.
2.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh
- Tiêu chuẩn vàng: Cấy nước tiểu dương tính
- Hội chứng nhiễm trùng đường tiểu:
+ Môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi
- Xét nghiệm huyết học: Bạch cầu tăng chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT).
- Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu:
+ Bạch cầu niệu dương tính khi số lượng bạch cầu trong nước tiểu trên
10 4 con/ml (hoặc > 10 con/mm 3 )
+ Vi khuẩn niệu ≥ 10 5 khuẩn lạc/1ml nước tiểu cấy.
+ Nitrit (+) và bạch cầu niệu
- Yếu tố thuận lợi: sỏi, u bàng quang, ĐTĐ, đặt sonde niệu đạo - bàng quang.
- Các nguyên nhân gây vi khuẩn niệu từ 10 3 đến 10 5 /ml và bạch cầu niệu trên 10 4 /ml có triệu chứng của viêm bàng quang hay viêm thận bể thận.
- Hội chứng rối loạn tiểu tiện:
Tiểu buốt rát, tiểu khó, tiểu láu, tiểu đau, bí tiểu.
- Hội chứng thay đổi thành phần nước tiểu:
Tiểu máu, tiểu mủ, tiểu ra protein, đái tháo đường
- Hội chứng thay đổi số lượng nước tiểu:
+ Cơn đau quặn thận, đau tức vùng hạ vị.
+ Đau mạn tính vùng thận, đau mạn tính vùng hạ vị, đau chói cấp tính vùng tầng sinh môn, đau âm ỉ mạn tính vùng tầng sinh môn.
+ Đau cấp tính vùng bìu, đau cấp tính niệu đạo, đau mạn tính niệu đạo
- Bệnh nhân không hợp tác
- Bệnh nhân thiểu năng trí tuệ, bệnh nhân có bệnh lý tâm thần
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu thập được 64 bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu có kết quả cấy nước tiểu dương tính.
Gồm 64 bệnh nhân là những người có độ tuổi từ 16 trở lên được chẩn đoán là nhiễm trùng đường tiểu nhập viện và điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận.
2.2.2.2 Phương pháp chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu
Dựa theo triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tiền sử.
2.2.2.3 Phương pháp xác định một số yếu tố thuận lợi
Để chẩn đoán chính xác, cần thực hiện khám toàn diện và khám lâm sàng kỹ lưỡng, bao gồm việc khai thác tiền sử bệnh, xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu và nước tiểu, cũng như vi sinh nước tiểu Ngoài ra, các phương pháp hình ảnh như chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị, chụp UIV, siêu âm thận tiết niệu và chụp XQ niệu quản - bể thận ngược dòng sẽ được áp dụng tùy vào từng trường hợp nhằm phát hiện các yếu tố thuận lợi.
- Xét nghiệm máu phát hiện ĐTĐ.
- Cấy máu khi có sốt cao, rét run.
- Siêu âm thận: tìm sỏi, thận đa nang, thận ứ nước, di dạng thận tiết niệu, u xơ tiền liệt tuyến
- XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị: tìm sỏi
Chỉ định: sốt kéo dài, VTBT tái phát, tìm bất thường hệ tiết niệu, khi nghi ngờ áp xe thận
- Chụp bàng quang - niệu quản ngược dòng: để tìm trào ngược bẩm sinh bàng quang- niệu quản (nếu cần).
Chụp UIV được thực hiện trong giai đoạn cấp khi có nghi ngờ về nguyên nhân gây tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu, đặc biệt là tắc nghẽn niệu quản, khi các phương pháp chẩn đoán khác không cho kết quả rõ ràng.
2.2.2.4 Phương pháp lấy nước tiểu và những phương pháp xét nghiệm nước tiểu
- Phương pháp lấy nước tiểu:
Tuân thủ theo các quy định sau:
Vệ sinh thật sạch và lau khô bộ phận sinh dục ngoài
Lấy nước tiểu giữa dòng (CCMS): tránh nhiễm bẩn các vi khuẩn ký sinh ở niệu đạo.
Để thu thập mẫu nước tiểu chính xác, nên lấy nước tiểu buổi sáng ngay sau khi thức dậy, vì lần đi tiểu đầu tiên thường có nồng độ cao nhất Nếu cần lấy nước tiểu trong suốt cả ngày, bệnh nhân cần nhịn uống nước và không đi tiểu ít nhất trong 4 giờ trước khi lấy mẫu.
Tốt nhất là phải lấy nước tiểu trước khi dùng kháng sinh Yêu cầu bệnh nhân cố nhịn tiểu cho đến khi lấy mẫu.
Mẫu nước tiểu phải gửi ngay đến phòng xét nghiệm Nếu không xét nghiệm ngay được thì bảo quản trong tủ lạnh ở 4°C.
Trong viêm bàng quang, tế bào-vi trùng niệu không cần thiết phải kiểm tra trong lần đầu tiên Tuy nhiên, việc xét nghiệm này trở nên quan trọng trong các trường hợp lâm sàng không đáp ứng điều trị hoặc khi bệnh tái phát nhiều lần, đặc biệt là sau lần thứ hai trở đi.
- Xét nghiệm trực tiếp mẫu nước tiểu không hoặc ly tâm
- Thử nước tiểu bằng que thử.
2.2.2.5 Cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ
Chỉ định: Có triệu chứng cơ năng, thực thể của NTĐT
Theo dõi kết quả điều trị của NTĐT
Khi rút thông tiểu lui, trước khi tiến hành các thủ thuật trên bệnh nhân có bệnh thận tắc nghẽn
Màu sắc, độ trong - đục, có máu và ghi sổ
Nhuộm Gram nước tiểu không ly tâm: nếu có > 1 VK/vi trường 100X thì kết luận số lượng vi khuẩn > 10 5 CFU/ ml.
- Thạch máu để cấy đếm nước tiểu không ly tâm.
- Thạch UriSelect 4 cấy đếm, đồng thời định danh sơ bộ vi khuẩn gây bệnh.
- Cấy đếm bằng que cấy định lượng 1ml.
Ngày 1 - đếm số lượng khuẩn lạc:
- Nhận định hình dạng, màu sắc từng loại khuẩn lạc.
- Đếm số lượng vi khuẩn/ lml nước tiểu Nếu số lượng >10 5 VK/ ml thì chắc chắn có nhiễm khuẩn tiết niệu.
Sơ đồ 2.1 Nhận định kết quả kháng sinh đồ
+ Nhận định hình thái khuẩn lạc của từng loại vi khuẩn:
- Bờ đều hay không đều.
+ Nhuộm Gram để xác định hình thể, cách sắp xếp, tính chất bắt màu của vi khuẩn
+ Xác định các tính chất hóa sinh của vi khuẩn bằng các giá đường ngắn, máy định danh vi khuẩn tự động hoặc bộ API20.
+ Đếm số lượng từng loại khuẩn lạc
Nếu số lượng >10 5 CFU/1 ml thì chắc chắn là vi khuẩn gây bệnh.
Nếu số lượng 1 VK/1 vi trường thì kết luận số lượng > 10 5 CPU/ ml.
Nếu có > 1 BC/1 vi trường là có nhiễm trùng.
Nếu có > 5 BC/1 vi trường là chắc chắn nhiễm trùng.
+ Lấy lại bệnh phẩm: nếu > 3 loại vi khuẩn thì coi là nhiễm bẩn.
+ Không cần đến số lượng
Lấy qua ống thông và chọc hút qua bàng quang.
Thạch máu chỉ bắt những khuẩn lạc nhỏ có hoặc không dung huyết.
+ Vi sinh vật cư trú thông thường
Staphylococci không đông huyết tương.
Trực khuẩn Gram dương không có nha bào.
+ Vi khuẩn kỵ khí (cầu khuẩn, Propionibacterium, cầu khuẩn và trực khuẩn Gram âm).
+ Vi sinh vật gây bệnh thường gặp
Enterobacteriaceae (E coli, Klebsiella, Proteus, Salmonella, Enterobacter, Seratia ) Enterococci.
+ Vi sinh vật gây bệnh ít gặp
Các vi khuẩn Gram dương
Các vi khuẩn kỵ khí
- Ký sinh trùng: Sán máng (Schistosoma)
- Nhận định nhiễm trùng tiết niệu theo triệu chứng lâm sàng
Sơ đồ 2.2 Nhận định nhiễm trùng tiết niệu theo triệu chứng lâm sàng
- Một số nguyên tắc điều trị - theo dõi điều trị
+ Trước khi có kết quả cấy nước tiểu và kháng sinh đồ:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và kinh nghiệm lâm sàng để điều trị cho bệnh nhân.
Dự đoán chủng vi khuẩn để có phương án sử dụng kháng sinh phù hợp.
Khi điều trị nhiễm trùng đường tiểu trên thận, cần sử dụng kháng sinh ít độc hại cho thận và tránh các loại kháng sinh có thể gây tổn thương cho cơ quan này Đối với thận, một cơ quan đặc, nên chọn kháng sinh có khả năng thẩm thấu tốt vào nhu mô thận, chẳng hạn như nhóm Quinolon, với Ciprofloxacin là một ví dụ điển hình.
Trong các trường hợp cấp tính, việc lựa chọn kháng sinh phù hợp phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và kinh nghiệm lâm sàng để xác định chủng vi khuẩn.
Cần thận trọng đối với người cao tuổi: nên giảm liều thuốc
+ Sau khi có kết quả kháng sinh đồ:
Thời gian dùng kháng sinh
Xem người bệnh có chịu được thuốc không
Sự xuất hiện của những tác dụng phụ
Kết quả trên lâm sàng như thế nào: theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu,
2.2.3 Các thông số nghiên cứu
Bệnh nhân gồm hai giới nam và nữ, tuổi từ 16 trở lên được sắp xếp nhóm theo từng 10 năm:
- Phân bố theo địa dư
Vùng đồng bằng trung du
- Phân bố nhóm nghiên cứu theo nghề nghiệp
Già hoặc không có nghề nghiệp
- BMI (chỉ số khối của cơ thể)
Chỉ số khối của cơ thể được gọi là chỉ số Quetelet được tính theo công thức sau:
- Đặc điểm tiền sử bệnh
+ Bệnh thận: Thận đa nang, sỏi thận, suy thận…
- Đặc điểm lý do vào viện
2.2.3.2 Triệu chứng lâm sàng NTĐT
- Môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi
- Đái buốt, đái rát, bí đái, đái khó…
- Đái máu, đái ra mủ, đái ra protein.
- Đau mạn tính vùng thận, đau mạn tính vùng hạ vị, đau âm ỉ mạn tính vùng tầng sinh môn, đau mạn tính niệu đạo
- Đau chói cấp tính vùng tầng sinh môn,
- Đau cấp tính vùng bìu, đau cấp tính niệu đạo
- Hội chứng thay đổi số lượng nước tiểu:
- Dấu hiệu sinh tồn: Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp
- Thăm khám: vùng hố thận căng to, căng gồ, da vùng hố thận sưng nề đỏ.
Sờ vùng hố thận đau, theo phương pháp Guyon
Rung thận, thận đau: đau trong VTBT cấp, thận ứ mủ.
Sinh hóa nước tiểu (10 thông số): Tỷ trọng, pH, bạch cầu, hồng cầu, nitrit, protein, glucose, cetonic, bilirubin, urobilinogene.
Tế bào vi trùng- tiêu chuẩn đái mủ: có trên 5 BC/vi trường ở vật kính 40 hay >10 BC/mm 3
Cấy nước tiểu: >10 5 khuẩn lạc/ml: chắc chắn nhiễm trùng.
10 4 - 10 5 khuẩn lạc/ml: nghi ngờ nhiễm trùng, cấy lại lần 2 < 10 4 khuẩn lạc/ml: nhiễm bẩn.
- Siêu âm hệ tiêt niệu
+ Bệnh lý chủ mô thận mạn
- Nuôi cấy, làm kháng sinh đồ
Nuôi cấy phân lập vi khuẩn theo quy trình xét nghiệm vi sinh vật của Khoa Vi Sinh bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận.
Thường dùng môi trường canh thang hoặc thạch thường
Môi trường Loweinstein và Dubes, đặc biệt là môi trường Pryce, rất hiệu quả trong việc nuôi cấy trực khuẩn Koch Sau 48 giờ, trực khuẩn bắt đầu mọc, sau 7 ngày số lượng tăng lên đáng kể Tuy nhiên, nếu sau 15 ngày không thấy sự phát triển của trực khuẩn, kết quả sẽ được xem là âm tính.
Môi trường thạch - nước báng: màng não cầu khuẩn.
Môi trường thạch - máu: lậu cầu khuẩn, vi khuẩn Ducrey.
Cũng cần chú ý những yếu tố kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn (thuốc kháng sinh )
+ Kết quả nuôi cấy vi khuẩn ái khí.
+ Số loại vi khuẩn phân lập được trên một mẫu bệnh phẩm nuôi cấy dương tính: 1 loại, 2 loại, > 2 loại.
+ Các chủng vi khuẩn phân lập được:
Số lượng và tên các chủng loại vi khuẩn phân lập được.
Kháng sinh đồ của các chủng loại khuẩn ái khí phân lập được.
Thử nghiệm tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn.
Phương pháp khoanh giấy khuyếch tán trên thạch của Kirby-Bauer sử dụng khoanh giấy kháng sinh để xác định tính nhạy cảm của vi khuẩn Sau 24 - 48 giờ, trên bề mặt đĩa thạch sẽ xuất hiện các vòng vô khuẩn, không có vi khuẩn phát triển xung quanh mỗi đĩa kháng sinh Đường kính của vòng vô trùng được đo để đánh giá tính nhạy cảm: nếu đường kính nhỏ hơn 11 mm, vi khuẩn được coi là đề kháng; từ 12-15 mm là trung bình; và lớn hơn 16 mm là nhạy cảm với kháng sinh.
Chúng tôi điều trị theo phác đồ điều trị của Bộ Y Tế [6]:
*Đối với viêm thận, bể thận cấp
- Amoxicilin: 500 mg x 3 lần/ngày, tối đa 6g/ngày
- Amoxicilin-clavulanat: 500/62,5 mg x 3 viên/ ngày, chia 3 lần
- Cephalosporin (thế hệ 2, thế hệ 3): Cefuroxim 250mg x 2 viên/ ngày, chia 2 lần cách nhau 12 giờ
- Trimethoprim - sulfamethoxazol: 80/400 mg x 4 viên chia 2 lần cách nhau 12 giờ
Fluoroquinolon là nhóm thuốc cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, cũng như không được chỉ định cho trẻ em dưới 15 tuổi Đối với bệnh nhân suy thận, cần giảm liều thuốc, và cần cẩn trọng hơn khi điều trị cho những người có vấn đề về gan.
+ Ciprofloxacin 250mg - 500 mg x 2 viên, chia 2 lần hoặc
+ Norfloxacin 400mg x 2 viên chia 2 lần hoặc
+ Ofloxacin 200mg x 2 viên chia 2 lần
- Kết hợp giảm đau chống co thắt: drotaverin, hyoscin, metamizol.
- Amoxicilin hoặc ampicilin 1 g x 4 lọ/ ngày chia 4 lần tiêm tĩnh mạch x 10 - 14 ngày
- Hoặc Amoxicilin - clavulanat 875/125 mg x 2 lần/ngày tiêm tĩnh mạch (TM)
- Hoặc Ampicilin-sulbactam 1500 mg x 4 lần/ ngày tiêm TM
- Hoặc Cephalosporin (thế hệ 2, thế hệ 3): 10 - 14 ngày
- Cefuroxim 750 mg x 3 lần/ngày tiêm TM
- Hoặc Cefotaxim 1g x 3 lần/ ngày tiêm TM
- Hoặc Ceftriaxon 1g - 2g / ngày tiêm TM
- Hoặc Cefoperazon 1 - 2g x 2 lần/ngày tiêm TM
- Imipenem-cilastatin 250 - 500 mg x 4 - 3 lần/ngày
- Hoặc Meropenem 500 mg x 3 lần/ngày
- Hoặc Ertapenem 1000 mg x 1 lần/ngày.
*Đối với sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng
- Amoxicilin hoặc Ampicilin 1 g x 4 lọ/ ngày chia 4 lần tiêm tĩnh mạch x 10 - 14 ngày
- Hoặc Cephalosporin (thế hệ 2, thế hệ 3): 10 - 14 ngày
+ Cefuroxim 250mg x 2 lần/ngày đường uống, hoặc Cefuroxim đường tiêm TM
+ Hoặc Cefotaxim 1g x 3 lần/ngày tiêm TM
+ Hoặc Ceftriaxon 1g /ngày tiêm TM
- Fluoroquinolon đường uống: trong 3 - 7 ngày, có thể tới 10 ngày + Ciprofloxacin 250mg - 500 mg x 2 lần/ngày
+ Hoặc Norfloxacin 400 mg x 2 lần/ngày
+ Hoặc Ofloxacin 200mg x 2 lần/ngày
*Đối với viêm bàng quang cấp
- Trimethoprim - sulfamethoxazol: viên 80/400 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ trong 3 - 5 ngày
- Cephalexin: viên 500 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ trong 5 ngày
- Nitrofurantoin: viên 100 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày cách nhau
- Amoxicilin-clavulanat: viên 500/125 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ trong 5 ngày
Nhóm Fluoroquinolon không phải là lựa chọn đầu tay trừ khi các kháng sinh khác không hiệu quả Norfloxacin 400 mg thường được sử dụng, uống 1 viên mỗi 12 giờ trong 3 - 5 ngày.
Chúng tôi theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân từ khi nhập viện cho đến khi xuất viện Bệnh nhân được coi là lành bệnh khi không còn triệu chứng liên quan đến nguyên nhân nhập viện, bao gồm không có đau quặn thắt, tiểu buốt, tiểu rát hay tiểu đỏ Ngoài ra, bệnh nhân cũng hết sốt và các xét nghiệm bạch cầu máu cùng bạch cầu trong nước tiểu trở về mức bình thường.
2.2.4 Thống kê, xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học qua chương trình SPSS 22.0
Số liệu trình bày dưới dạng tổng (n); tỷ lệ phần trăm(%); trung bình (X) ± độ lệch chuẩn (SD) Kiểm định có ý nghĩa thống kê với p 0,05).
3.4.7 Đặc điểm đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được
Bảng 3.17 Số loại kháng sinh đề kháng
Số loại kháng sinh đề kháng thuốc n %
Nhận xét: Số loại kháng sinh đề kháng trung bình là 6,88 ± 3,45 loại.
Số loại kháng sinh đề kháng từ 6 - 10 loại chiếm tỷ lệ cao nhất (63,1%).
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa số loại kháng sinh đề kháng với tuổi, giới và BMI
Thông số Trị trung bình p
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số loại kháng sinh đề kháng theo giới, tuổi và BMI (p > 0,05).
Bảng 3.19 Đặc điểm mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn
Số loại kháng sinh đề kháng trung bình p
Số kháng sinh đề kháng trung bình ở bệnh nhân có kết quả cấy vi khuẩn E.Coli là 7,36 ± 3,25 loại, cao hơn đáng kể so với Enterococcus spp với 1,50 ± 1,29 loại, có ý nghĩa thống kê (p 0,05, cho thấy mức độ tương quan này không có ý nghĩa thống kê Phương trình tương quan được xác định là y = -0.168x + 10.229.
Tỷ lệ kháng sinh đề kháng (%)
T ổn g số n gà y nằ m v iệ n (n gà y)
Biểu đồ 3.11 cho thấy mối tương quan giữa số ngày nằm viện và tỷ lệ kháng sinh đề kháng Kết quả cho thấy có mối tương quan thuận yếu nhưng có ý nghĩa thống kê với hệ số r = 0,266 và p < 0,05 Phương trình tương quan được xác định là y = 0.0433x + 7.0473.
Tỷ lệ kháng sinh nhạy cảm (%)
T ổn g số n gà y nằ m v iệ n (n gà y)
Biểu đồ 3.12 cho thấy mối tương quan nghịch giữa số ngày nằm viện và tỷ lệ kháng sinh nhạy cảm, với hệ số tương quan r = 0,259 và p < 0,05, cho thấy sự liên kết này có ý nghĩa thống kê Phương trình tương quan được xác định là y = -0.0416x + 11.133.
3.4.9 Đặc điểm công thức máu trước và sau điều trị
Bảng 3.20 Đặc điểm công thức máu trước và sau điều trị
Khi nhập viện Sau điều trị
Trung vị p (khoảng tứ vị)
Trung vị (khoảng tứ vị)
12,60 (12,45 - 12,80) 39°C là 31,2% và sốt < 39°C là 16,7% Các triệu chứng lâm sàng bao gồm đái buốt (45,6%), đái rắt (60,9%), đái khó và đái không hết bãi (70,2%), đái đục (17,0%), đái máu (2,1%), bí đái (12,8%), đau tức trên khớp vệ (56,5%), dấu hiệu vỗ hông lưng (+) (14,9%) và dấu hiệu chạm thận dương tính (4,3%).
Nghiên cứu của Phan Thị Bích Hồng trên 107 bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu cho thấy rằng 47,7% bệnh nhân có triệu chứng sốt, 55,1% gặp phải tình trạng đái buốt, 64,5% bị đái dắt, 21,5% gặp khó khăn khi đi tiểu, 31,8% có hiện tượng đái máu, 63,6% đái đục, 5,6% cảm thấy đau tức ở khớp vệ, 31,8% có dấu hiệu vỗ hông lưng (+), và 8,4% trải qua cơn đau quặn thận.
Nghiên cứu của Dửkmetaş I cho thấy tỷ lệ sốt ở bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu khi nhập viện là 83,3% đối với nhóm dùng Carbapenem và 87,2% đối với nhóm dùng Ceftriaxone Bên cạnh đó, tỷ lệ tiểu khó ở hai nhóm này lần lượt là 38,9% và 29,8%.
Nhiễm trùng đường tiểu có nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm sỏi thận, mang thai và đặt sonde tiểu Theo Mạng lưới hướng dẫn liên đại học quốc gia Scotland, các yếu tố nguy cơ chính bao gồm giới tính nữ, đái tháo đường, độ tuổi và việc sử dụng catheter Đặc biệt, đái tháo đường là một yếu tố quan trọng góp phần vào nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh kèm cao nhất là tăng huyết áp (37,5%), tiếp theo là suy thận (15,6%) và đái tháo đường (10,9%) Ngoài ra, có 4,7% bệnh nhân có thai, 4,7% mắc sỏi thận, 4,7% bị thận ứ nước, và 3,1% có đặt sonde tiểu Đặc biệt, trong nghiên cứu có 1 trường hợp sonde tiểu và 1 trường hợp dẫn lưu bàng quang trên xương mu.
Nghiên cứu của Lê Thị Bình trên 34 bệnh nhân đặt thông tiểu, tỷ lệ nhiễm trùng đường tiểu là 23,54% [2].
Nghiên cứu của Phan Thị Bích Hồng trên 46 bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu cho thấy các yếu tố thuận lợi bao gồm sỏi tiết niệu chiếm 30,4%, có thai 4,3%, và đái tháo đường 2,2%.
Nghiên cứu của Võ Tam trên 35 bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu cấy vi khuẩn dương tính cho thấy: 48,6% có sỏi thận, đái tháo đường là 5,7%, thai nghén 2,9% [29].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà trên 61 bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu sau sinh chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa nhiễm trùng đường tiểu và bí tiểu với các yếu tố như sinh can thiệp, cân nặng của con lớn hơn 3000 gram, và vòng đầu lớn hơn.
Nghiên cứu của Rozario D (2018) chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm trùng đường tiểu do đặt dẫn lưu là 2,4% Để giảm tỷ lệ này xuống còn 0,7%, tác giả khuyến nghị nên rút dẫn lưu sớm.
Nghiên cứu của Tenney J và cộng sự (2018) chỉ ra rằng nguy cơ đa đề kháng kháng sinh ở nhóm bệnh nhân đặt sonde tiểu lên tới 95,1%, trong khi ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường là 58,1% Đồng thời, nghiên cứu của Dửkmetaş I cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu khi vào viện là 2,2% ở nhóm sử dụng Carbapenem và 29,8% ở nhóm sử dụng Ceftriaxone.
Theo nghiên cứu, khoảng 25% - 40% bệnh nhân nhập viện cần đặt ống thông tiểu, với thời gian lưu từ vài giờ đến nhiều ngày Nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm 25% ca nhiễm khuẩn bệnh viện, trong đó 80% liên quan đến ống thông tiểu Mặc dù tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn tiết niệu thấp, nhưng chúng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và tăng chi phí điều trị Nhiều trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng, đặc biệt ở bệnh nhân sau phẫu thuật, khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn Hàng năm, hàng trăm ngàn ca phẫu thuật tại Việt Nam yêu cầu đặt ống thông tiểu, với tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu khoảng 15% - 25% So với Mỹ, nơi nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm 2,4% tổng số bệnh nhân nằm viện và 40% trong tổng số ca nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ ở Việt Nam vẫn cao hơn.
Theo hướng dẫn quốc gia của Hoa Kỳ về bệnh nhiễm trùng, việc rút ống thông tiểu ngay khi không cần thiết là rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn Cần thiết lập hệ thống nhắc nhở tự động hoặc dựa vào điều dưỡng để thực hiện việc này, đồng thời xem xét việc kẹp ống thông tiểu nhằm hỗ trợ hồi phục tiểu chủ động.
4.2.5 Đặc điểm thời gian điều trị
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian điều trị trung bình là 9,31 ± 3,77 ngày, với 15,6% bệnh nhân điều trị trong 05 ngày, 48,4% trong khoảng 6 - 10 ngày, và 31,3% trong 11 - 15 ngày Chỉ có 4,7% bệnh nhân điều trị lâu hơn 15 ngày.
Nghiên cứu của Rüden H và cs cho thấy thời gian nằm viện từ 0 - 2 ngày ở các bệnh nhân nhiễm trùng chiếm 22,8%, 3 - 6 ngày chiếm 23,6%, 7 -
14 ngày chiếm tỷ lệ 27,4%, > 14 ngày chiếm 26,2% [66].
Kết quả nghiên cứu của Veninga C.C và cs cho thấy thời gian điều trị ở Thụy Điển là 7.6 ± 0,7 ngày, ở Hà Lan là 5,9 ± 1,4 ngày, ở Na Uy là 6,6 ± 1,2 ngày [76].
Sự khác biệt về thời gian điều trị giữa ba quốc gia ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc điều trị ban đầu Kiến thức và thái độ của bác sĩ về thuốc điều trị ban đầu thường phù hợp với khuyến nghị quốc gia, nhưng có sự khác biệt trong cách họ nhìn nhận thời gian điều trị Tại Na Uy, bác sĩ gia đình chủ yếu kê đơn thuốc theo khuyến cáo quốc gia, mặc dù các tiêu chí về độ tuổi và giới tính của bệnh nhân không được đáp ứng Trong khi đó, bác sĩ gia đình ở Hà Lan chọn thuốc đầu tiên trong hơn 80% trường hợp Ngược lại, bác sĩ Thụy Điển thường lệch hướng khỏi khuyến nghị quốc gia và sử dụng nhiều fluoroquinolones, loại thuốc không phải là lựa chọn đầu tiên ở bất kỳ quốc gia nào.
Đặc điểm cận lâm sàng nhiễm trùng đường tiểu
Siêu âm là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn hiệu quả, giúp khảo sát hình thái và chức năng của đường tiết niệu, đặc biệt trong các bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy triệu chứng siêu âm thận phổ biến nhất là sỏi thận và thận ứ nước, mỗi loại chiếm 4,7% Tiếp theo là bệnh chủ mô thận mạn với tỷ lệ 3,1% và nang thận với 1,6% Đối với siêu âm bàng quang, triệu chứng dày vách bàng quang chiếm tỷ lệ cao nhất là 9,4%.
Nghiên cứu của Petersen K.L và cộng sự (2018) đã phân tích 181 bệnh nhân có van niệu đạo sau, trong đó 60,2% mắc nhiễm trùng đường tiểu Đáng chú ý, kết quả siêu âm tiết niệu cho thấy bình thường ở 10,9% bệnh nhân.
4.3.2 Đặc điểm công thức máu nhóm nghiên cứu
Trong nhiễm trùng đường tiểu, công thức máu thường có biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng với bạch cầu máu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
Trị trung bình bạch cầu máu là 13,47 ± 7,87, và số lượng bạch cầu trung tính đạt 10,15 ± 6,85, đều cao hơn mức bình thường Ngược lại, số lượng hồng cầu giảm xuống còn 3,86 ± 1,59, trong khi nồng độ Hb vẫn nằm trong giới hạn bình thường với giá trị 11,43 ± 5,67 g/dl.
Nghiên cứu của Dửkmetaş I cho thấy sự khác biệt về số lượng bạch cầu giữa các bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu khi nhập viện Cụ thể, nhóm bệnh nhân sử dụng Carbapenem có số lượng bạch cầu trung bình là 15,977 /dl, trong khi nhóm dùng Ceftriaxone là 14,454 /dl Bạch cầu đa nhân trung tính lần lượt là 13,696 /dl và 12,523 /dl Ngoài ra, mức Hemoglobin ở hai nhóm bệnh nhân này lần lượt là 11,8 g/dl và 11,1 g/dl.
4.3.3 Đặc điểm 10 thông số nước tiểu nhóm nghiên cứu khi nhập viện
Khoảng 93,8% bệnh nhân có bạch cầu trong nước tiểu, trong khi tỷ lệ hồng cầu cũng cao với 85,9% Ngoài ra, 25% bệnh nhân có nitrit dương tính và 65,6% có protein trong nước tiểu pH trung bình của nước tiểu được ghi nhận là 6,03 ± 0,70, và có 17,2% trường hợp phát hiện đường trong nước tiểu.
Nghiên cứu của Phan Thị Bích Hồng trên 46 bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu cho thấy tỷ lệ bạch cầu niệu dương tính đạt 100%, trong khi tỷ lệ hồng cầu niệu dương tính là 41,3% và protein niệu dương tính là 63,1%.
Nghiên cứu của Liu F trên 100 bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu cho thấy pH nước tiểu trung bình ở nhóm lớn tuổi là 5,83 ± 0,68, trong khi ở nhóm nhỏ tuổi là 5,94 ± 0,58 Tỷ lệ bệnh nhân có đường trong nước tiểu lần lượt là 10% và 12%.
Đánh giá hiệu quả điều trị nhiễm trùng đường tiểu theo kháng sinh đồ
4.4.1 Đặc điểm vi khuẩn phân lập được trong nước tiểu
Hầu hết các nhiễm trùng đường tiểu không biến chứng chủ yếu do E coli gây ra, chiếm từ 75% đến 95% các trường hợp Khoảng 5% đến 15% còn lại do Staphylococcus saprophyticus, thường liên quan đến viêm bàng quang không biến chứng Các nhiễm trùng đường tiểu phức tạp có nguyên nhân đa dạng hơn, với khả năng nhiễm trùng hỗn hợp xảy ra Mặc dù E coli vẫn là mầm bệnh phổ biến trong nhiễm trùng đường tiểu phức tạp, nhưng chỉ được tìm thấy trong 50% các trường hợp, trong khi các vi khuẩn kháng thuốc như Proteus, Klebsiella, Enterococci, Pseudomonas aeruginosa, và nấm men cũng có thể được phân lập.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vi khuẩn E Coli chiếm tỷ lệ cao nhất với 73,4%, trong khi các vi khuẩn khác có tỷ lệ rất thấp, cụ thể là Enterococcus spp và Klebsiella spp đều chiếm 6,3%.
4,7%, Pseudomonas aeruginosae (3,16%), các vi khuẩn khác là Acinetobacter spp, Proteus vulgaris, Proteus mirabilis và Streptococci chỉ có 1,6%.
Nghiên cứu của Trần Quang Bính và Trần Thị Thanh Nga tại bệnh viện Chợ Rẫy đã khảo sát 16.106 mẫu nước tiểu trong 5 năm (2007 - 2011) và ghi nhận tỉ lệ cấy nước tiểu dương tính trung bình là 20,05% (3229/16106) Các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu phổ biến tại bệnh viện bao gồm E coli, Enterococcus spp., Klebsiella sp, Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumanii Đặc biệt, mức độ đề kháng kháng sinh của các tác nhân gây nhiễm trùng tiểu đang gia tăng đáng kể với các loại kháng sinh hiện tại.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thục Hiền trên 48 bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân ĐTĐ, tỷ lệ cấy nước tiểu có E.coli là 54,8%,
Enterococcus là 12,9%, Streptococcus dung huyết beta là 3,2%, Streptococcus dung huyết gamma là 3,23% [14].
Nghiên cứu của Phan Thị Bích Hồng trên 46 bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu cho thấy: tỷ lệ có E.coli là 60,9%, Enterococci là 15,2%,
Nghiên cứu của Võ Tam trên 35 bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli chiếm 54,3%, Pseudomonas aeruginosa 17,1%, và Proteus mirabilus 2,9%.
Nghiên cứu của Nguyễn Gia Truyền cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của chúng tôi: tỷ lệ phân lập được vi khuẩn E.coli là 62,5% [33].
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sáng và cộng sự (2007) tại bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng đã phân tích 354 mẫu nước tiểu của bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu, cho thấy vi khuẩn chủ yếu là họ đường ruột, với E coli chiếm 29,38%, Enterococcus 5,37%, Proteus 3,11%, Pseudomonas aeruginosa 14,12% và Klebsiella 2,54%.
Nghiên cứu của Lý Ngọc Kính và cs cho thấy tỷ lệ chủng vi khuẩn hay
Klepsiella phân lập được ở các bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu là 45%, Acinetobacter hay Pseudomonas là 24%, các vi khuẩn khác là 31% [18].
Nghiên cứu của Trần Thị Thủy Trinh và cộng sự (2014) chỉ ra rằng nhiễm khuẩn đường tiểu chiếm 19,7% tổng số bệnh lý nhiễm khuẩn, với vi khuẩn Gram âm là nguyên nhân chủ yếu, chiếm 78% Trong số đó, trực khuẩn Gram âm đường ruột chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 45,6% 8 loại vi khuẩn thường gặp nhất đã được xác định trong nghiên cứu này.
E coli (21,2%), Klebsiella spp (13,9%), M catarrhalis (9,9%), S aureus
Acinetobacter spp là một trong những vi sinh vật gây nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến, với tỷ lệ nhiễm cao và khả năng kháng lại hầu hết các kháng sinh thế hệ mới, bao gồm cả Imipenem/Cilastatin và Meropenem Theo các nghiên cứu của Bộ Y Tế năm 2004 và Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009, tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp lần lượt là 10,3% và 15,5%, với hầu hết các chủng vi khuẩn này kháng lại tất cả các kháng sinh thông dụng Việc nghiên cứu sự phân bố và tính kháng kháng sinh của Acinetobacter spp trong nhiễm trùng bệnh viện là cần thiết để hỗ trợ công tác phòng chống nhiễm khuẩn và lập kế hoạch sử dụng kháng sinh hợp lý trong lâm sàng.
Acinetobacter spp là 15,41% trong đó, Acinetobacter baumannii chiếm tỷ lệ cao nhất (99,39%), Acinetobacter khác chỉ chiếm tỷ lệ 0,61% [20]
Nghiên cứu của Azargun R và cộng sự (2018) trên 219 bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu cho thấy E.coli là nguyên nhân chủ yếu, chiếm 80,8% (177/219), trong khi tỷ lệ nhiễm Proteus mirabilis chỉ là 0,9% (2/219) và Proteus vulgaris là 0,5% (1/219).
Nghiên cứu của Yamaji R và cs cho thấy thịt gia cầm là nguồn lây truyền vi khuẩn E.coli gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu Nghiên cứu phân lập
233 mẫu vi khuẩn E.coli trên 1087 mẫu nước tiểu, trong đó 21% số vi khuẩn
E.coli phân lập được có nguồn gốc từ các loại gia cầm [77].
Nghiên cứu của Sohail M (2015) đã phân tích 1429 mẫu nước tiểu nuôi cấy và phát hiện có vi khuẩn trong 392 mẫu Trong số này, vi khuẩn E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất với 62%, tiếp theo là Klebsiella spp và Proteus mỗi loại chiếm 1%, và Pseudomonas chiếm 6%.
Nghiên cứu của Matthew P.C và cộng sự trên 75 bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu cho thấy E.coli là vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nước tiểu, đạt 69,3%, trong khi tỷ lệ Pseudomonas chỉ là 1,3% [56].
Nghiên cứu của Saeed A và cs cho thấy: tỷ lệ nuôi cấy được E.coli trong nước tiểu là 54%, Proteus mirabilis là 4,0% [67].
E.coli là vi khuẩn gây bệnh thường gặp có nguyên nhân từ các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày Nghiên cứu của Trần Thị Thùy Giang và cs
Nghiên cứu năm 2014 cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn E.coli trong thực phẩm đạt 14,1%, trong khi tỷ lệ kháng với ít nhất một loại kháng sinh là 76,7% Đặc biệt, 65% các chủng E.coli kháng với hai loại kháng sinh trở lên, và có đến 63,3% số chủng sản xuất men beta-lactamase.
4.4.2 Đặc điểm kháng sinh đồ của các vi khuẩn nuôi cấy được
Sự gia tăng đề kháng kháng sinh tại Việt Nam đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng do việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách tràn lan Nghiên cứu của Trần Quang Bính và Trần Thị Thanh Nga tại bệnh viện Chợ Rẫy, khảo sát 16.106 mẫu nước tiểu trong giai đoạn từ 2007 đến 2011, đã chỉ ra rằng mức độ đề kháng của các tác nhân gây nhiễm trùng tiểu đối với các kháng sinh đang được sử dụng ngày càng tăng cao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các vi khuẩn nuôi cấy có độ nhạy cao với Amikacine (95,8%), Imipenem (93,0%) và Piperacillin/tazobactam (93,2%) Ngược lại, chúng thể hiện sự kháng cao với Ampicilin (90%) và Bactrim (86%) Đối với các kháng sinh nhóm beta-lactame, tỷ lệ kháng là 73,7% với Cefotaxime, 83,0% với Cefuroxime, 73,6% với Ceftriaxone, và 52,8% với Ceftazidime Ngoài ra, tỷ lệ kháng với Tetracyclin là 72,1% và Tobramycin là 58,7%.
Nghiên cứu của Cao Minh Nga cho thấy kết quả kháng sinh đồ tại khoa
Từ tháng 8 năm 2005 đến tháng 7 năm 2007, Vi sinh bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện nghiên cứu và ghi nhận tỉ lệ cấy nước tiểu có vi khuẩn mọc là 25,4% Trong số đó, E coli chiếm ưu thế với 46,85%, tiếp theo là E faecalis với 16,33%, P aeruginosa 12,17%, và Klebsiella spp.
9,89%, S saprophyticus 2,72%, S aureus và P mirabilis cùng chiếm 2,44%,
Acinetobacter spp 2,86% Loại kháng sinh có tỉ lệ kháng cao nhất trong từng chủng vi khuẩn E coli kháng Trimethoprim/sulfamethoxazole (69,55%), E. faecalis kháng Nalidixic acid (96,16%), P aeruginosa kháng Nitrofurantoin