1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Môi trường ĐỘC QUYỀN: Đánh giá tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Thuận An và giải pháp đề xuất

104 36 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 911,85 KB
File đính kèm TÁC ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THUẬN AN.rar (2 MB)

Cấu trúc

  • CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG VIỆN TRƯỞNG

  • LỜI CẢM ƠN

  • TÓM TẮT

  • ABSTRACT

  • LỜI CAM ĐOAN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • CHƯƠNG MỞ ĐẦU

    • 1. GIỚI THIỆU

    • 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

      • 2.1. Mục tiêu tổng quát

      • 2.2. Mục tiêu cụ thể

    • 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

    • 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

      • 4.1. Ý nghĩa khoa học

      • 4.2. Ý nghĩa thực tiễn

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM NƯỚC MẶT

    • 1.2. CÁC TÁC ĐỘNG GÂY SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC

      • 1.2.1. Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước.

      • 1.2.2. Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người

      • 1.2.3. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp

      • 1.2.4. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ

      • 1.2.5. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác

    • 1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

    • 1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

      • 1.4.1. Một số nghiên cứu của các tác giả ngoài nước

      • 1.4.2. Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước

    • 1.5. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

      • 1.5.1. Điều kiện tự nhiên

        • 1.5.1.1. Vị trí địa lý

        • Hình 1.1. Sơ đồ hành chính thị xã Thuận An

        • 1.5.1.2. Địa hình

        • Hình 1.2. Diễn biến nhiệt độ tại trạm Sở Sao từ năm 1980-2010

        • 1.5.1.4. Thủy văn

        • 1.5.1.5. Tài nguyên đất

        • Bảng 1.1. Diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Thuận An

        • 1.5.1.6. Tài nguyên nước

        • b. Nguồn nước ngầm

        • 1.5.1.7. Tài nguyên khoáng sản

      • 1.5.2. Kinh tế-xã hội

      • 1.5.3. Các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn nghiên cứu

        • 1.5.3.1. Sông Sài Gòn.

        • Hình 1. 3. Toàn cảnh lưu vực sông Sài Gòn và các vùng lân cận

        • Hình 1.4. Đường quá trình mực nước, lưu lượng sông Sài Gòn- trạm Thủ Dầu Một

        • 1.5.3.2. Hệ thống kênh rạch tại thị xã Thuận An.

        • b. Hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn

        • c. Rạch Búng

        • d. Suối Cát

        • e. Rạch Bà Lụa

        • f. Kênh D

        • g. Kênh Bình Hòa

        • h. Rạch Lái Thiêu

        • k. Rạch Vĩnh Bình

  • CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

      • 2.2.2. Phương pháp điều tra các nguồn xả thải ngoài KCN

      • 2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước thải

      • 2.2.4. Phương pháp bản đồ và GIS

      • 2.2.5. Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI)

      • a. Tính toán WQI thông số

        • Bảng 2.1. Quy định các giá trị qi, BPi

        • * Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO)

        • Bảng 2.2: Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa.

        • * Tính giá trị WQI đối với thông số pH

      • b. Tính toán WQI

      • c. So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá

      • 2.2.6. Phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm

      • Ltđ = (Qs + Qt) x Ctc x 86,4

      • * Tính toán tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước tiếp

      • * Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải

  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    • 3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG CÁC NGUỒN NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN

      • 3.1.1. Kết quả hiện trạng các nguồn xả thải nằm ngoài KCN

        • 3.1.1.1. Số lượng phiếu điều tra thu được phân chia theo đơn vị hành chính

        • Hình 3.1. Số lượng phiếu điều tra thu được phân chia theo ngành sản xuất Nhận xét:

        • 3.1.1.2. Kết quả công tác điều tra về các nguồn xả thải ngoài khu KCN

        • 3.1.1.3. Tải lượng nước thải của các cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN

        • Bảng 3.2. Nhu cầu sử dụng nước của các cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN

        • Bảng 3.3. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các ngành nghề khác nhau

        • 3.1.1.4. Các nguồn nước thải phi công nghiệp trên địa bàn thị xã Thuận An

        • Bảng 3.4. Tải lượng các chất ô nhiễm từ nước thải phi công nghiệp

        • Bảng 3.5. Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã Thuận An

      • 3.1.2. Các nguồn thải từ các Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thị xã Thuận An

        • 3.1.2.1. Tình hình các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn xã Thuận An

        • Bảng 3.7. Tình hình thu hút đầu tư của các KCN tính trên địa bàn thị xã Thuận An tính đến tháng 9/2015

        • 3.1.2.2. Hiện trạng thoát nước và xử l nước thải các khu công nghiệp

        • Lưu lượng thải

        • Bảng 3.8. Lưu lượng nước thải các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An

        • 3.1.2.3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

        • 3.1.2.4. Tải lượng thải tại các KCN thị xã Thuận An

        • Bảng 3.8. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải trong các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An trong năm 2015

      • 3.1.3. Tổng hợp tải lượng các nguồn thải trên địa bàn thị xã Thuận An

        • Bảng 3.9. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các ngành nghề khác nhau

    • 3.2. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT THEO WQI TẠI CÁC SÔNG, SUỐI, KÊNH, RẠCH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN

      • 3.2.1. Chất lượng nước mặt tại sông Sài Gòn thuộc thị xã Thuận An

        • Hình 3.5. WQI của sông Sài Gòn tại Thị xã Thuận An giai đoạn 2011 – 2015 Nhận xét:

      • 3.2.2. Chất lượng nước mặt tại các kênh rạch chính

        • 3.2.2.1. Rạch Bình Nhâm

        • Hình 3.6. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Bình Nhâm Nhận xét:

        • 3.2.2.2. Hệ thống kênh rạch Chòm Sao – Suối Đờn

        • Hình 3.7. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn tại cầu Bà Hai

        • 3.2.2.3. Rạch Búng

        • Hình 3.8. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại rạch Búng Nhận xét:

        • 3.2.2.4. Suối Cát

        • Hình 3.9. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại suối Cát Nhận xét:

        • 3.2.2.5. Rạch Bà Lụa

        • Hình 3.10. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại rạch Bà Lụa

        • 3.2.2.6. Kênh D

        • Hình 3.12. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại kênh Bình Hòa Nhận xét:

        • 3.2.2.8. Rạch Lái Thiêu

        • Hình 3.13. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Lái Thiêu Nhận xét:

        • 3.2.2.9. Rạch Vĩnh Bình

        • Hình 3.14. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Vĩnh Bình

      • 3.2.3. So sánh chất lượng nước mặt được đánh giá theo năm

        • Hình 3.15. Diễn biến chất lượng nước (WQI) rạch theo năm từ 2012 đến 2015 Nhận xét:

        • Hình 3.16. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch năm 2015 của các kênh khảo sát trên địa bàn khảo sát

    • 3.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC NGUỒN THẢI

      • 3.3.1. Cơ sở hạ tâng kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An

      • 3.3.2. Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An

      • 3.3.3. Hiện trạng hạ tầng thoát nước mưa và nước thải khu vực thị xã Thuận An

      • 3.3.4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu môi trường giai đoạn 2011 -2015

        • 3.3.4.1. Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu

        • 3.3.4.2. Công tác thanh, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường, xử l các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, đô thị

        • 3.3.4.3. Tình hình thực hiện các dự án khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An

        • Bảng 3.10. Kết quả thực hiện các dự án khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An giai đoạn 2011 – 2015

    • 3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN CÁC NGUỒN THẢI CỦA CÁC SÔNG RẠCH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN

      • 3.4.1. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải từ các KCN

        • Bảng 3.11. Hiện trạng sử dụng đất của các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An

        • Bảng 3.12. Hiện trạng xử l nước thải của các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An

        • Bảng 3.13. Tải lượng ô nhiễm do nước thải từ các KCN hiện hữu

        • a) Khả năng tiếp nhận nước thải từ KCN Việt Hương 1:

        • Bảng 3.14. Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Chòm Sao

        • b) Khả năng tiếp nhận nước thải từ KCN VSIP:

        • Bảng 3.15. Khả năng tiếp nhận nước thải của kênh Bình Hòa

        • c) Khả năng tiếp nhận nước thải từ KCN Đồng An 1

        • Bảng 3.16. Khả năng tiếp nhận nước thải của kênh D

      • 3.4.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải từ các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN

        • Bảng 3.17. Thống kế số lượng các nguồn thải ra các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An

      • 3.4.3. Đánh giá khả năng tiếp nhận của Suối Cát

        • Bảng 3.18. Hiện trạng xử l nước thải của các cơ sở xả thải ra suối Cát

        • Bảng 3.19. Tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải ra suối Cát

        • Bảng 3.20. Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Cát

      • 3.4.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận của Suối Bưng Cù

        • Bảng 3.21. Hiện trạng xử l nước thải của các nguồn thải ra suối Bưng Cù

        • Bảng 3.22. Tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải ra suối Bưng Cù

        • Bảng 3.23. Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Bưng Cù

      • 3.4.5. Đánh giá khả năng tiếp nhận của Rạch Chòm Sao

        • Bảng 3.24. Hiện trạng xử l nước thải của các nguồn xả thải ra rạch Chòm Sao

        • Bảng 3.25. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải ra rạch Chòm Sao

        • Bảng 3.26. Khả năng tiếp nước thải của rạch chòm Sao

      • 3.4.6. Đánh giá khả năng tiếp nhận của Kênh Bình Hòa và rạch Vĩnh Bình

        • Bảng 3.27. Hiện trạng xử l nước thải của các nguồn xả thải ra kênh Bình Hòa

        • Bảng 3.28. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải ra rạch Vĩnh Bình

        • Bảng 3.29. Khả năng chịu tải của rạch Vĩnh Bình

    • 3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CÁC SUỐI, KÊNH, RẠCH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ

      • 3.5.1. Định hướng một số giải pháp tổng thể

      • 3.5.2. Các giải pháp kỹ thuật

      • 3.5.3. Các giải pháp quản lý

        • 3.5.3.1. Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra và kiểm soát ô nhiễm

        • 3.5.3.2. Tăng cường năng lực quản lý các nguồn thải

        • 3.5.3.3. Tăng cường phối hợp giữa các cấp quản lý

        • 3.5.3.4. Xây dựng hệ thống WebGis quản lý dữ liệu các nguồn thải và chất lượng nước mặt

        • 3.5.3.5. Tuyên truyền nâng cao nhận thức

        • 3.5.3.6. Phát huy vai trò của phương tiện truyền thông

        • 3.5.3.7. Phát huy vai trò của cảnh sát môi trường

  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • Tài liệu tiếng Việt:

    • Tài liệu tiếng anh:

  • PHỤ LỤC

    • Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

    • I. Thông tin chung

    • II. Thông tin về cơ sở sản xuất

    • III. Thông tin về môi trường

    • Phụ lục 2: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN CHỦ ĐẦU TƯ KHU DÂN CƯ, KHU ĐÔ THỊ

    • I. THÔNG TIN CHUNG:

    • II. THÔNG TIN VỀ NGUỒN THẢI:

    • III. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

    • IV. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

    • V. CÁC GIẤY PHÉP VỀ MÔI TRƯỜNG

    • VI. KIẾN NGHỊ

      • Phụ lục 3: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN HỘ KINH DOANH NHÀ TRỌ

    • I. THÔNG TIN CHUNG

    • II. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

    • III. CÁC GIẤY PHÉP VỀ MÔI TRƯỜNG

    • IV. KIẾN NGHỊ

    • PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

    • QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

    • QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Nội dung

Dịch vụ thành lập Thay đổi Giấy phép kinh doanh cty Việt Nam cty vốn FDI Tuyển Cộng tác viên (CK 15% gói Dịch vụ) 0899315716 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i TÓM TẮT ii ABSTRACT iii LỜI CAM ĐOAN iv MỤC LỤC v DANH MỤC BẢNG viii DANH MỤC HÌNH x CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1 1. GIỚI THIỆU 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 2.1. Mục tiêu tổng quát 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 4.1. Ý nghĩa khoa học 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM NƯỚC MẶT 4 1.2. CÁC TÁC ĐỘNG GÂY SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC 4 1.2.1. Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. 4 1.2.2. Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người 5 1.2.3. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp 6 1.2.4. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ 6 1.2.5. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác 7 1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 7 1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 8 1.4.1. Một số nghiên cứu của các tác giả ngoài nước 8 1.4.2. Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước 10 1.5. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 11 1.5.1. Điều kiện tự nhiên 11 1.5.2. Kinh tếxã hội 16 1.5.3. Các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn nghiên cứu 16 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 21 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 21 2.2.2. Phương pháp điều tra các nguồn xả thải ngoài KCN 21 2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước thải 22 2.2.4. Phương pháp bản đồ và GIS 22 2.2.5. Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) 23 2.2.6. Phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm 26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 3.1. Kết quả điều tra VÀ TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG các ngUồn NƯỚC thải trên địa bàn thị xã thuận an 29 3.1.1. Kết quả hiện trạng các nguồn xả thải nằm ngoài KCN 29 3.1.2. Các nguồn thải từ các Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thị xã Thuận An 35 3.1.3. Tổng hợp tải lượng các nguồn thải trên địa bàn thị xã Thuận An 41 3.2. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT THEO WQI TẠI CÁC SÔNG, SUỐI, KÊNH, RẠCH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN 42 3.2.1. Chất lượng nước mặt tại sông Sài Gòn thuộc thị xã Thuận An 42 3.2.2. Chất lượng nước mặt tại các kênh rạch chính 43 3.2.3. So sánh chất lượng nước mặt được đánh giá theo năm 50 3.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC NGUỒN THẢI 52 3.3.1. Cơ sở hạ tâng kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An 52 3.3.2. Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An 52 3.3.3. Hiện trạng hạ tầng thoát nước mưa và nước thải khu vực thị xã Thuận An 52 3.3.4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu môi trường giai đoạn 2011 2015 53 3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN CÁC NGUỒN THẢI CỦA CÁC SÔNG RẠCH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN 56 3.4.1. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải từ các KCN 56 3.4.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải từ các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN ...................................................................................................................................60 3.4.3. Đánh giá khả năng tiếp nhận của Suối Cát 61 3.4.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận của Suối Bưng Cù 63 3.4.5. Đánh giá khả năng tiếp nhận của Rạch Chòm Sao 65 3.4.6. Đánh giá khả năng tiếp nhận của Kênh Bình Hòa và rạch Vĩnh Bình 68 3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CÁC SUỐI, KÊNH, RẠCH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ 71 3.5.1. Định hướng một số giải pháp tổng thể 71 3.5.2. Các giải pháp kỹ thuật 72 3.5.3. Các giải pháp quản lý 73 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 80 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Thuận An 14 Bảng 2.1. Quy định các giá trị qi, BPi 24 Bảng 2.2: Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa 25 Bảng 2.3. Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH 25 Bảng 2.4. Xác định mức chất lượng nước 26 Bảng 3.2. Nhu cầu sử dụng nước của các cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN 31 Bảng 3.3. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các ngành nghề khác nhau 32 Bảng 3.4. Tải lượng các chất ô nhiễm từ nước thải phi công nghiệp 34 Bảng 3.5. Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã Thuận An 34 Bảng 3.6. Tải lượng các chất ô nhiễm từ chăn nuôi 35 Bảng 3.7. Tình hình thu hút đầu tư của các KCN tính trên địa bàn thị xã Thuận An tính đến tháng 92015 36 Bảng 3.8. Lưu lượng nước thải các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An 37 Bảng 3.8. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải trong các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An trong năm 2015 40 Bảng 3.9. Tải lượng ô nhiễm trong các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An 40 Bảng 3.9. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các ngành nghề khác nhau 41 Bảng 3.10. Kết quả thực hiện các dự án khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An giai đoạn 2011 – 2015 55 Bảng 3.11. Hiện trạng sử dụng đất của các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An 57 Bảng 3.12. Hiện trạng xử lý nước thải của các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An 57 Bảng 3.13. Tải lượng ô nhiễm do nước thải từ các KCN hiện hữu 58 Bảng 3.14. Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Chòm Sao 59 Bảng 3.15. Khả năng tiếp nhận nước thải của kênh Bình Hòa 59 Bảng 3.16. Khả năng tiếp nhận nước thải của kênh D 60 Bảng 3.17. Thống kế số lượng các nguồn thải ra các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An 61 Bảng 3.18. Hiện trạng xử lý nước thải của các cơ sở xả thải ra suối Cát 61 Bảng 3.19. Tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải ra suối Cát 62 Bảng 3.20. Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Cát 63 Bảng 3.21. Hiện trạng xử lý nước thải của các nguồn thải ra suối Bưng Cù 63 Bảng 3.22. Tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải ra suối Bưng Cù 64 Bảng 3.23. Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Bưng Cù 65 Bảng 3.24. Hiện trạng xử lý nước thải của các nguồn xả thải ra rạch Chòm Sao 66 Bảng 3.25. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải ra rạch Chòm Sao 67 Bảng 3.26. Khả năng tiếp nước thải của rạch chòm Sao 68 Bảng 3.27. Hiện trạng xử lý nước thải của các nguồn xả thải ra kênh Bình Hòa 69 Bảng 3.28. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải ra rạch Vĩnh Bình 70 Bảng 3.29. Khả năng chịu tải của rạch Vĩnh Bình 70 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ hành chính thị xã Thuận An 11 Hình 1.2. Diễn biến nhiệt độ tại trạm Sở Sao từ năm 19802010 13 Hình 1.3. Toàn cảnh lưu vực sông Sài Gòn và các vùng lân cận 17 Hình 1.4. Đường quá trình mực nước, lưu lượng sông Sài Gòn trạm Thủ Dầu Một 18 Hình 3.1. Số lượng phiếu điều tra thu được phân chia theo ngành sản xuất 29 Hình 3.2. Phân bố số lượng phiếu thu nhập thông tin theo đơn vị hành chính 30 Hình 3.3. Diễn biến nồng độ COD trong nước thải các KCN trong năm 2014 2015 38 Hình 3.4. Diễn biến nồng độ TSS trong nước thải các KCN 2 năm 20142015 38 Hình 3.5. WQI của sông Sài Gòn tại Thị xã Thuận An giai đoạn 2011 – 2015 . 42 Hình 3.6. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Bình Nhâm 43 Hình 3.7. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn tại cầu Bà Hai 44 Hình 3.8. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại rạch Búng 45 Hình 3.9. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại suối Cát 46 Hình 3.10. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại rạch Bà Lụa 46 Hình 3.11. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại kênh D 47 Hình 3.12. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại kênh Bình Hòa 48 Hình 3.13. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Lái Thiêu 49 Hình 3.14. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Vĩnh Bình 49 Hình 3.15. Diễn biến chất lượng nước (WQI) rạch theo năm từ 2012 đến 201550 Hình 3.16. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch năm 2015 của các kênh khảo sát trên địa bàn khảo sát 51 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU Thuận An là một thị xã công nghiệp có diện tích tự nhiên 8.426 ha, nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Dương; phía Đông giáp thị xã Dĩ An, phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; phía Tây giáp Quận 12, phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Toàn thị xã hiện có 03 khu công nghiệp và 02 cụm công nghiệp tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong những năm qua, thị xã Thuận An luôn là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương. Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa xã hội đều có những chuyển biến tích cực, hài hòa với phát triển kinh tế. Công tác xã hội hóa trên lĩnh vục giáo dục, y tế được thực hiện có hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của nhân dân. Các sông, suối trên địa bàn thị xã vừa là nguồn nước phục vụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp vừa là nguồn tiếp nhận nước thải và nước mưa chảy tràn trên địa bàn thị xã và một phần thị xã Dĩ An (khu vực phường Dĩ An, Tân Đông Hiệp), phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Thuận An có lợi thế về vị trí địa lý cũng như tiềm năng nguồn nhân lực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 18,5 %năm. Lĩnh vực kinh tế chuyển biến tích cực theo cơ cấu công nghiệp, dịch vụ thương mại, nông nghiệp; năm 2014, tỷ lệ công nghiệp 71,4%, dịch vụ 28,3% và nông lâm nghiệp 0,3%. Hiện nay, dân số thị xã gần 453.390 người, tỉ lệ đô thị hoá đạt 82%. Cùng với quá trình phát kinh tế xã hội thì các thành phần môi trường thị xã Thuận An đang bị đe doạ ô nhiễm, nhất là ô nhiễm các kênh, rạch trên địa bàn thị xã. Theo kết quả quan trắc chất lượng nước năm 2014 của thị xã tại 15 vị trí quan trắc trên tất cả các kênh rạch nhỏ trên địa bàn thị xã thì có 06 điểm nước mặt bị ô nhiễm nặng và cần phải có các biện pháp xử lý; có 03 điểm nước dùng được cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác; có 05 điểm sử dụng được cho tưới tiêu và các mục đích tương đương khác và 01 điểm nước mặt sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý thích hợp (vị trí tại rạch Bình Nhâm). Ngoài ra theo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Sài Gòn và các kênh, rạch chính trên địa bàn thị xã Thuận An của Sở Tài nguyên và Môi trường từ năm 2010 đến tháng 3 năm 2015 cho thấy chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã hiện nay đang bị ô nhiễm hữu cơ (hàm lượng BOD5 vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1 đến 2,6 lần, hàm lượng NH3N vượt quy chuẩn cho phép từ 1,15 đến 4,2 lần). Xuất phát từ những lý do trên việc triển khai nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Thuận An và giải pháp đề xuất” giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu có cách nhìn bao quát hơn về nguy cơ ô nhiễm các nguồn thải có tác động đến chất lượng nước mặt thị xã Thuận An, từ đó đưa ra các quyết sách hợp lý nhằm thích ứng và đối phó với vấn đề này phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhận định được các vấn đề về nguồn thải, chất lượng nước mặt, khả năng chịu tải của các nguồn tiếp nhận làm cơ sở đưa ra giải pháp tổng thể giúp các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát các nguồn thải, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã Thuận An. 2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định được hiện trạng các nguồn thải trên địa bàn thị xã, Xác định các vấn đề về chất lượng nước mặt các kênh rạch Đánh giá được các tác động của các nguồn thải và tính toán được sức chịu tải của các nguồn tiếp nhận đối với các nguồn thải này. Đề xuất được các giải pháp tổng thể nhằm kiểm soát các nguồn thải, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước tại các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các nguồn nước thải thải ra sông và kênh rạch tại thị xã Thuận An, Bình Dương. Chất lượng nước mặt tại các kênh rạch ở thị xã Thuận An, Bình Dương. Khả năng tiếp nhận nước thải của hệ thống sông rạch trên địa bàn thị xã Thuận an, tỉnh Bình Dương. Công tác quản lý môi trường tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được giới hạn chủ yếu là các sông, suối chính thuộc điạ bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, học viên, sinh viên… tham khảo cách tiếp cận đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt trên cơ sở điều tra các nguồn thải, tính toán khả năng tiếp nhận theo từng vùng tiếp nhận. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được ứng dụng để triển khai vào lĩnh vực bảo vệ, quản lý môi trường nước mặt tại thị xã Thuận An. Kết quả của luận văn là cơ sở thực tiễn xác định những biến đổi, tác động và áp lực do quá trình phát triển kinh tế xã hội đến các nguồn nước mặt cũng như khả năng tiếp nhận. Ngoài ra, kết quả của đề tài có thể hổ trợ cơ quan quản lý đưa ra những quyết định, chính sách, kế hoạch, sự điều chỉnh hợp lý trong phát triển KTXH và bảo vệ môi trường. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM NƯỚC MẶT Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước. Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và động vật..., hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp tạo nên các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ lại ở những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất. Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan các muối khoáng trong các nham thạch nơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo dòng chảy và bồi lắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển sau một thời gian dài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng trở nên mặn. Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước mặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các lục địa. 1.2. CÁC TÁC ĐỘNG GÂY SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC 1.2.1. Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lương thực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ… 1.2.2. Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người Các dòng nước mặt (sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội. Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn… Nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (Kết cấu giếng không tốt, giếng gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư không được trám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày, rò rỉ nước từ van hư củ. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phí nước. Giữa nước mặn và nước nhạt có một ranh giới, khi họat động khai thác nước dưới đất quá mức đường ranh giới này sẽ tiến dần đến công trình khai thác, mực nước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm mặn các công trình khai thác trong khu vực. Mặt khác do nước biển tràn vào hoặc do con người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối, dẫn đến xâm nhập mặn vào tầng chứa nước. Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, sang ruộng cất nhà làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không được thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài ra còn gây ngập lụt, trược lỡ đất. 1.2.3. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm. Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch đã làm ô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt. Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu … Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng. Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt. 1.2.4. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất. Các chất thải công nghiệp như khối, bụi…tạo nên mưa axít không những làm thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái. Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất. 1.2.5. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát của dòng nước. Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch. Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển. Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng. 1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC Đánh giá chất lượng nước là công việc bao gồm các bước: thu thập, tập hợp số liệu quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong một khoảng thời gian xác định đối với quan trắc liên tục; Các thông số được sử dụng để tính Chỉ số Chất lượng nước (Water quality index – WQI) thường bao gồm các thông số: DO, nhiệt độ, BOD5, COD, NNH4, PPO4, TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH; hoặc một số thông số khác. Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chất lượng số liệu. Sau khi tính toán và thống kê các số liệu quan trắc thì sử dụng để đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hay tính toán theo WQI. 1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.4.1. Một số nghiên cứu của các tác giả ngoài nước Một số công trình nghiên cứu về chất lượng nước mặt trên thế giới như sau: Công trình nghiên cứu về CLN mặt sông Tùng Hoa, Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc (2011), thực hiện bởi nhóm tác giả:Yi Wang, Peng Wang, Yujun Bai, Zaixing Tian, Jingweng Li, Xue Shao, Laura F. Mustavich, Bai Lian Li Khoa đô thị và kỹ thuật môi trường, Học Viện Kỹ Thuật Cáp Nhĩ Tân, Tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc 3. Nghiên cứu này tập trung vào sông Tùng Hoa (tên quốc tế: Songhua). Diện tích lưu vực sông là 556, 800 km2 với chiều dài 2214.3 km trải dài trên địa bàn các tỉnh Liêu Ninh, Hắc Long Giang, Cát Lâm và Nội Mông. Nhánh sông chính của sông Tùng Hoa là nguồn nước quan trọng cho việc sinh hoạt và công nghiệp của thành phố Cáp Nhĩ Tân do đó bị ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt của sông Tùng Hoa cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân bao gồm: ô nhiễm hữu cơ và dưỡng chất (chăn nuôi, hoạt động nông nghiệp), nhiệt độ (nguyên nhân tự nhiên), ô nhiễm kim loại và ô nhiễm hóa dầu (các ngành công nghiệp), ô nhiễm độc chất (các nhà máy dược phẩm) v.v… Nghiên cứu này cũng được dùng để đánh giá các tác động tiêu cực của việc xây dựng các đập nước trên dòng sông Tùng Hoa. Đồng thời, các kết quả thu được cũng có tác dụng tham khảo để giúp nhà quản lý có thể tìm cách khắc phục hậu quả tốt hơn trong trường hợp xảy ra các thảm họa môi trường như trường hợp tràn benzene trên sông Tùng Hoa vào năm 2005. Đề tài “ Đánh giá chất lượng nước và xác định các nguồn gây ô nhiễm ở dòng sông Axios Vardar ở Đông Nam châu Âu” của tác giả Mimoza Milovanovic. Nghiên cứu này dựa trên những số liệu NNO3, nitrit (NNO2), amoniac, tổng phosphor, BOD5, Cd, Cr, Zn, Pb của nước xả từ các trạm lấy mẫu dọc theo dòng sông AxiosVardar được thu thập định kỳ hàng tháng. Nghiên cứu cho thấy CLN sông bị ô nhiễm do các ngành công nghiệp nằm trong khu vực. Nước thải nông nghiệp từ các khu vực canh tác ở Tetovo, Veles và Koufalia là nguồn gây ô nhiễm các chất dinh dưỡng. CLN sông bị ô nhiễm là do nước thải trong khu vực không được vử lý mà thải trực tiếp vào sông AxiosVardar là nguồn gốc chính ô nhiễm. Bên cạnh đó các bãi rác bất hợp pháp cũng làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Đề tài “Mô phỏng tác động của chất lượng nước mặt từ quá trình đô thị hóa ở Tây An, Trung Quốc” của Hongming He, Jie Zhoua, Yongjao Wub, Wanchang Zangd, Xiuping Xie. Nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở Tây An, Trung Quốc đến chất lượng nước mặt. Phân tích hiện trạng của môi trường nước mặt và xây dựng mô hình mô phỏng ảnh hưởng của môi trường khi đô thị hóa mở rộng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thay đổi mục đích sử dụng đất, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có môi tương quan với biến động về CLN. Kết quả mô phỏng cho thấy quá trình đô thị hóa nên dừng lại khi đến khả năng chịu tải của môi trường, dựa trên cân bằng lợi ích của đô thị hóa và chi phí biên của ô nhiễm. Từ lâu trên thế giới, đã áp dụng hệ thống quản lý tổng hợp lưu vực sông cho phát triển lâu bền trên lưu vực, với bốn thành phần: quy hoạch lưu vực; quản lý hoạt động phát triển trên lưu vực; xây dựng khung thể chế, chính sách và công cụ phân tích, trợ giúp xây dựng quy hoạch và ra quyết định quản lý. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đáp ứng nhu cầu hiện tại và phân phối cho các mục đích sử dụng khác nhau, với việc áp dụng ngày càng nhiều các giải pháp phi công trình (thể chế, cơ chế, chính sách, giải pháp,...) về quy hoạch lưu vực sông, cân đối hài hòa quan điểm và lợi ích của các ngành, địa phương trong việc quyết định, lưu tâm thích đáng đến quan hệ thượng lưu hạ lưu. Quản lý và bảo vệ chất lượng nguồn nước lưu vực sông nhằm duy trì chất lượng nước đạt quy chuẩn cho các mục đích sử dụng khác nhau. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã phát triển cách tiếp cận ―Bảo vệ lưu vực sông để quản lý chất lượng nước‖ (WPA – Watershed Protection Approach), với các đặc trưng của mô hình quản lý chất lượng nước sông gồm: (a) xác định các vấn đề ưu tiên; (b) sự đồng thuận của các bên có liên quan; (c) những giải pháp tổng hợp để giải quyết vấn đề và (d) đo lường sự thành công qua quan trắc và thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, các mô hình nghiên cứu của thế giới rất khó có thể áp dụng cho điều kiện cụ thể ở Việt Nam do sự khác nhau về nhiều mặt KTXH, thể chế, chính sách, cơ sở dữ liệu,… mà chỉ có thể học tập phương pháp nghiên cứu để sử dụng linh hoạt cho từng trường hợp cụ thể ở Việt Nam. 1.4.2. Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước Trong những năm gần đây, các nghiên cứu trong nước, các nhiệm vụ, đề tài, dự án của địa phương nhằm bảo vệ nguồn nước mặt nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng tương đối nhiều. Tuy nhiên, chủ yếu là các nghiêu cứu chuyên đề mang tính điều tra, khảo sát về hiện trạng chất lượng nước mặt. Một số ít các nghiên cứu tiếp cận vấn đề và đối tượng nghiên cứu mang tính riêng lẻ, rời rạc hoặc chủ yếu nhấn mạnh những khía cạnh đặt ra của từng đề tài. Đề tài “Nghiên cứu giải pháp công nghệ cải tiến và thích hợp để xử lý nước thải các Khu công nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” của Cáp Trương Quốc Tiến (năm 2008). Đề tài đã mô tả được thực trạng xả nước thải của các Khu công nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đánh giá hiện trạng các giải pháp công nghệ xử lý nước thải, từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp công nghệ cải tiến và thích hợp để xử lý nước thải. Đề tài “Đánh giá khả năng chịu tải của các dòng sông trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, năm 2012 của Viện Khí tượng Thủy văn, Hải văn và Môi trường chưa đi sâu nghiên cứu xác định nguồn thải mà chủ yếu nghiên cứu theo hướng đánh giá khả năng chịu tải hơn là đánh giá tác động và quản lý các đối tượng chủ nguồn thải; mặt khác đối tượng là một số sông, rạch chính chứ không đánh giá một cách tổng thể; Đề án “Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng nguồn nước mặt, đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, năm 2013 của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam chủ yếu khảo sát về hiện trạng nguồn nước mặt. Các nghiên cứu khác lại chọn đối tượng là một con sông, suối chảy qua địa phận nghiên cứu, chẳng hạn như: Đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp tổng hợp quản lý chất lượng nước lưu vực sông Thị Tính tỉnh Bình Dương”, năm 2009, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương. Các nghiên cứu phần lớn chưa có một bức tranh tổng thể về chất lượng nước mặt và kịch bản phản ánh toàn diện những vấn đề cần xem xét cho toàn bộ hệ thống sông rạch trên một địa bàn nghiên cứu cụ thể. Theo đó, các giải pháp đề xuất không mang tính toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. Hàng năm, Chương trình quan trắc của các Sở TNMT thực hiện quan trắc đánh giá chất lượng nước mặt, song chưa đề xuất được các giải pháp quản lý thống nhất, tổng hợp nguồn nước mặt và còn ở dạng số liệu hiện trạng chất lượng nói chung, do đó hiệu quả sử dụng còn thấp. Bên cạnh đó, hệ thống dữ liệu hiện tại liên quan đến chất lượng nước mặt và tác động của các nguồn thải lên hệ thống sông rạch trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Thuận An nói riêng còn tương đối hạn chế. Kết quả nghiên cứu của Đề tài ―Đánh giá tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Thuận An và giải pháp đề xuất‖ là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý Nhà nước có những quyết sách đúng đắn phục vụ phát triển bền vững. 1.5. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.5.1. Điều kiện tự nhiên 1.5.1.1. Vị trí địa lý Thị xã Thuận An là một trong bảy đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương, nằm về phía Tây Nam của tỉnh Bình Dương. Hình 1.1. Sơ đồ hành chính thị xã Thuận An Ranh giới được xác định cụ thể như sau: + Phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên; + Phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; + Phía Đông giáp thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương; + Phía Tây giáp quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Tổng diện tích tự nhiên của thị xã Thuận An là 8.369 ha, chiếm 3,11% diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Dương. Có 10 đơn vị hành chính trực thuộc (trong đó có 9 phường và 1 xã) (theo niên giám thống kê năm 2014). Thị xã Thuận An nằm ở vị trí cửa ngõ nối tỉnh Bình Dương với Thành phố Hồ Chí Minh qua tuyến Quốc lộ 13 (Đại lộ Bình Dương), tạo cho Thuận An các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý trong việc thu hút đầu tư cho công nghiệp và thương mại dịch vụ. 1.5.1.2. Địa hình Địa hình của Thuận An có độ cao trung bình so với mặt nước biển 145m, cao nhất ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc (thuộc các phường Bình Chuẩn, An Phú và Thuận Giao) và thấp dần xuống Tây và Tây Nam (thuộc các phườngxã An Thạnh, An Sơn, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Vĩnh Phú). Nhiều khu vực thuộc An Thạnh, An Sơn, Vĩnh Phú thấp hơn đỉnh triều cường (1,5m) nên thường bị ngập khi triều cường, do vậy trong sử dụng đất cần chú ý vấn đề ngập nước. Sự khác biệt về địa hình giữa 2 khu vực đã gây ảnh hưởng đáng kể đến phát triển kinh tế xã hội của thị xã Thuận An, đặc biệt đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn như, tại khu vực có địa hình cao, điều kiện địa chất có kết cấu tốt và có khả năng thoát nước mưa thuận lợi, nên suất đầu tư xây dựng cơ bản thấp. Ngược lại, tại khu vực có địa hình thấp, thường bị ngập do ảnh hưởng của thủy triều và xả lũ của hồ Dầu Tiếng, nên suất đầu tư xây dựng cao. 1.5.1.3. Khí hậu Thuận An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gần xích đạo, có 2 mùa mưa và khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô có số giờ nắng bình quân: 810 giờngày và mùa mưa có số giờ nắng trung bình 46 giờngày. Độ ẩm không khí bình quân thấp nhất khoảng 6065% vào các tháng mùa khô và cao nhất khoảng 80% vào các tháng mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm ở trạm Sở Sao phổ biến ở mức từ 26,50C đến 270C, năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 2010 (27,50C) vượt so với trung bình nhiều năm 0,80C, và năm có nhiệt độ thấp nhất là năm 1996 (26,40C) thấp hơn trung bình nhiều năm 0,40C. Nhiệt độ trung bình năm từ 1980 đến 2010 xu thế tăng tuy nhiên tốc độ tăng rất nhỏ, khoảng 0,0090Cnăm. Theo Phân viện Khí tượng Thuỷ văn (92013), phân bố nhiệt độ trong tương lai ở Bình Dương: nhiệt độ cao có xu hướng tăng ở phía Nam của tỉnh, thuộc Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An. Hình 1.2. Diễn biến nhiệt độ tại trạm Sở Sao từ năm 19802010 Chế độ bức xạ hàng năm dồi dào, tương đối ổn định và ít biến động giữa các mùa. Bức xạ tổng cộng hàng tháng đạt: 10,214,2 Kcalcm2năm. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.850 mm và chủ yếu phân bố vào mùa mưa, chiếm khoảng 8595% tổng lượng mưa trong năm; mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 10, đã gây nên tình trạng ngập úng. Đặc biệt, trong thời gian tới, biến đổi khí hậu ảnh hưởng sâu sắc hơn, theo kịch bản phát thải trung bình (B2), vào cuối thế kỷ 21 lượng mưa trung bình năm ở Nam Bộ tăng khoảng từ 23%, lượng mưa của tháng cao điểm sẽ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 19801999. 1.5.1.4. Thủy văn Sông Sài Gòn, đoạn chảy qua Thị xã Thuận An dài 20 km, với chiều rộng trung bình khoảng trên 100 m và độ dốc nhỏ (0,7%), khá thuận lợi cho phát triển giao thông thủy. Hồ Dầu Tiếng nằm ở phía Tây Bắc huyện Dầu Tiếng, có dung tích thiết kế khoảng 1,5 tỷ m3 nước. Hoạt động điều tiết nước ở hồ Dầu Tiếng có ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng nước trên sông Sài Gòn và thông qua sông Sài Gòn sẽ tác động đến chế độ thủy văn trên địa bàn thị xã Thuận An. Mạng lưới sông rạch trên địa bàn thị xã Thuận An có mật độ 0,40,5 kmkm2, khá thuận lợi cho tiêu thoát nước vào mùa mưa. Hiện nay có một số kênh rạch bị bồi lắng hoặc bị san lấp nên ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước mưa, nhất là thời gian triều cường (1,5m) cùng lúc với mưa, gây ngập một số khu vực ven sông Sài Gòn và phường Vĩnh Phú. Ngoài ra, việc xả nước trong mùa lũ của hồ Dầu Tiếng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các khu vực đất trũng ven sông Sài Gòn. Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện Khí tượng Thuỷ Văn (92013), mực nước tại trạm Thủ Dầu Một từ năm 1960 2010, tăng trung bình 0,30cmnăm, mực nước tối cao tăng 0,36cmnăm, trong khi đó mực nước tối thấp giảm 0,11cmnăm. 1.5.1.5. Tài nguyên đất Theo kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Bình Dương (tỷ lệ 150.000), do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện, địa bàn Thị xã Thuận An có các nhóm đất được đưa ra trong Bảng 1.1. Bảng 1.1. Diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Thuận An TT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất phèn tiềm tàng sâu Sp2 2.166,69 25,89 2 Đất xám Gley Xg 208,21 5,49 3 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 5.602,59 66,94 4 Đất sông, MNCD MN 391,72 4,68 TỔNG DIỆN TÍCH 8.369,21 100,00 (Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2013) Nhóm đất phèn: Toàn bộ là đất phèn tiềm tàng sâu (Sp2), có diện tích 2.166,69 ha, chiếm 25,89% diện tích tự nhiên của thị xã Thuận An, phân bố chủ yếu ở vùng trũng của các xã, phường ven sông Sài Gòn như Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Bình Nhâm, An Thạnh và An Sơn. Loại đất này khá thích hợp trồng các loại cây lâu năm và cây ăn trái. Nhóm đất xám: Bao gồm toàn bộ là đất xám trên phù sa cổ (Xg), có diện tích 208,21 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên của thị xã, phân bố về phía Tây Bắc của thị xã Thuận An, gồm các phường Thuận Giao, Bình Chuẩn. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất, có phản ứng chua và giữ nước kém, do vậy ít thích hợp cho sản xuất nông nghiệp Nhóm đất đỏ vàng: Bao gồm toàn bộ là đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trên địa bàn Thị xã, với 5.602,59 ha, chiếm 66,94 diện tích tự nhiên toàn thị xã. Hiện nay, ở các khu vực này hầu hết là đất phi nông nghiệp, phân bố trên địa hình cao, cùng với nền móng khá kiên cố, thích hợp cho phát triển các công trình xây dựng. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Có diện tích 391,72ha, chiếm 4,68% diện tích tự nhiên toàn thị xã và 0,14% diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng của toàn Tỉnh. 1.5.1.6. Tài nguyên nước a. Nguồn nước mặt Nguồn nước mặt cung cấp cho địa bàn thị xã Thuận An chủ yếu từ sông Sài Gòn, có tổng lượng nước bình quân hàng năm đo tại trạm Thủ Dầu Một là 2,8 tỷ m3năm. Đảm bảo cung cấp nước ngọt cho phát triển kinh tế xã hội cho khu vực ven sông Sài Gòn, trong đó có địa bàn của thị xã Thuận An. b. Nguồn nước ngầm Nguồn nước dưới đất trên địa bàn thị xã Thuận An tương đối phong phú và được phân bố trong 2 tầng chứa nước: Tầng nước ngầm nông: Phân bố gần mặt đất, không chịu tác động bởi áp lực nhưng trữ lượng phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa. Tầng nước ngầm sâu: Độ sâu chứa nước khoảng: 3039 m và chiều dày tầng chứa nước: 2030 m. Chất lượng nước ở tầng này tốt, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nên có vai trò rất lớn trong cung cấp nước cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất trên địa bàn thị xã. 1.5.1.7. Tài nguyên khoáng sản Theo tài liệu của tổng cục địa chất, khoáng sản phi kim loại của thị xã Thuận An khá phong phú với các loại sau đây: + Đất sét: Có ở tất cả các xã, phường trên địa bàn Thị xã. + Cát: Phân bố tại phường An Thạnh và có quy mô nhỏ. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp khoáng sản tỉnh Bình Dương, các nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thị xã Thuận An tuy phong phú nhưng không nên khai thác, do so sánh hiệu quả kinh tế giữa việc khác thác khoáng sản và cho thuê đất thì việc cho thuê đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 1.5.2. Kinh tếxã hội Theo báo cáo Tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thị xã Thuận An, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của thị xã Thuận An trên các lĩnh vực cụ thể như sau: Cơ cấu kinh tế công nghiệp – thương mại dịch vụ – nông nghiệp tương ứng: 70,5% 29,2% 0,3%. Giá trị sản xuất công nghiệp: 164.645 tỷ đồng tăng 9% so với năm 2014. Giá trị thương mại dịch vụ: 28.900 tỷ đồng, tăng 22% với năm 2014. Giá trị sản xuất nông nghiệp: 285 tỷ đồng tăng 0,7% so với năm 2014. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 2.712 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước: 1.136,707 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 415 tỷ đồng. Tỷ suất sinh giảm 0,34‰. Giảm 464835 hộ nghèo, còn lại 371 hộ nghèo đạt tỷ lệ 0,85%tổng số hộ dân. 1.5.3. Các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn nghiên cứu 1.5.3.1. Sông Sài Gòn. Sông Sài Gòn dài 256 km, diện tích lưu vực trên 5.000 km². Đoạn đầu nguồn có hồ thủy lợi Dầu Tiếng, thuộc tỉnh Tây Ninh, chảy qua Bình Dương và đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ huyện Nhà Bè nhập chung thành sông Nhà Bè. Ra tới mũi Nhà Bè lại tách làm hai nhánh là Lòng Tàu và Soài Rạp chảy ra biển Đông. Hình 1. 3. Toàn cảnh lưu vực sông Sài Gòn và các vùng lân cận Từ lâu nay, sông Sài Gòn là một trong những nguồn cấp nước quan trọng cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và đặc biệt là thành phố HồChí Minh chiếm 68% dân số trong lưu vực. Theo quy hoạch đến năm 2015 và 2025 tổng lượng nước khai thác từ sông Sài Gòn cấp nước cho riêng thành phố Hồ Chí Minh là 900.000 m3ngđ và cho tỉnh Bình Dương là 21.000 m3ngđ. Theo kết quả điều tra, khảo sát, đo đạc của đề án ‖Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng nguồn nước mặt, đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Dương‖, sông Sài Gòn chảy qua địa phận Bình Dương thuộc vùng đồng bằng, lòng sông rộng dưới 50 m đoạn dưới đập hồ Dầu Tiếng và mở rộng dần đến khoảng 250 m khu vực gần cầu Bình Phước, sông đơn không có cù lao giữa dòng. Đoạn km 23 ngay sau đập đến Cần Nôm chiều rộng sông thay đổi từ 40 m đến 60 m. Nhưng ngay sau đó đến trạm bơm Bến Trống, chiều rộng thay đổi nhanh, sông rộng đến 100 m. Đoạn từ 30 km đến 75 km cách đập Dầu Tiếng, chiều rộng lòng sông lớn hơn 100 m đến 150 m. Đoạn sau ngã ba với sông Thị Tính, thuộc thành phố Thủ Dầu Một và Thuận An, chiều rộng lòng sông phổ biến từ 165 m đến khoảng 200 m. Trên mặt bằng, hệ số uốn khúc bằng 1,64 nhỏ hơn sông Đồng Nai và sông Bé. Theo kết quả đo thuỷ văn sông Sài Gòn Trạm Thủ Dầu Một (cảng Bà Lụa) trong 5 ngày đêm vào tháng 3 năm 2013 cho thấy: Chế độ dòng chảy sông Sài Gòn thuộc Bình Dương thể hiện rất rõ chịu ảnh hưởng của triều Biển Đông. Lưu lượng lớn nhất khi triều xuống là khoảng 1580 m3s, lớn nhất khi triều lên là 1460 m3s, mực nước giữa chân triều và đỉnh triều chênh nhau khoảng 2m. Mặt khác sông Sài Gòn còn nhận một lượng nước lớn từ sông Thị Tính, lưu lượng trên Thị Tính lớn nhất khi triều lên là 197 m3s và khi triều xuống là 232 m3s, tương ứng gần 15% lưu lượng nước sông Sài Gòn tại tuyến đo cảng Bà Lụa – Thủ Dầu Một. Hình 1.4. Đường quá trình mực nước, lưu lượng sông Sài Gòn trạm Thủ Dầu Một Tổng lượng nước đo tại trạm Thủ Dầu Một trong thời gian từ 12 giờ ngày 14 đến 11 giờ ngày 1932013 là W = 4,99 triệu m3 trong đó tổng lượng khi triều lên = 190,2 triệu m3; tổng lượng khi triều xuống = 195,1 triệu m3; vậy lượng nước lưu thông qua trạm đo Q = 12,67 m3s. Theo kết quả quan trắc tại trạm thủy văn Thủ Dầu Một từ năm 1988 đến năm 2010 cho thấy mực nước sông Sài Gòn có xu hướng dâng cao dần với tốc độ trung bình khoảng 0,359 cmnăm, mực nước lớn nhất: 1,39m và nhỏ nhất: 2,58m (theo tài liệu thống kê từ đề án Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu đã được UBND tỉnh phê duyệt). Tuy nhiên, mực nước cao nhất đã xác định được là 1,47 m vào tháng 10 năm 2013. Như vậy, chế độ dòng chảy của sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng của thủy triều Biển Đông và ngày càng có có xu hướng dâng cao do ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu. 1.5.3.2. Hệ thống kênh rạch tại thị xã Thuận An. a. Rạch Bình Nhâm Rạch Bình Nhâm nằm trong địa phận phường Bình Nhâm, với chiều dài 1860 m rộng 40 m và đổ ra sông Sài Gòn. Rạch Bình Nhâm tiếp nhận nước thải từ các hộ dân và khu vực chăn nuôi 2 bên bờ trước khi đổ vào sông Sài Gòn. Chế độ thủy văn của rạch Bình Nhâm chịu ảnh hưởng của thủy triều với chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. b. Hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn Hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn nằm chủ yếu trên địa bàn phường Hưng Định, có chức năng tiêu thoát nước mưa và nước thải cho lưu vực khoảng 1.702 ha. Rạch là nơi tiếp nhận nước thải từ các KCN (Việt Hương), các cơ sở sản xuất công nghiệp (gốm sứ Cường Phát, Minh Long 1, Minh Long 2....) và các hộ dân chủ yếu trong khu vực phường Thuận Giao, Hưng Định. Suối Chòm Sao chảy ra rạch Vàm Búng tại khu vực cầu Bà Hai. c. Rạch Búng Rạch Búng dài khoảng 5,5km, rộng khoảng 3040m với diện tích lưu vực khoảng 1.200ha. Rạch Búng đi qua đia phận phường Hưng Định trước khi đổ ra sông Sài Gòn. Trước đây, rạch Búng là nơi cung cấp nước tưới cho nhu cầu nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay rạch đã bị ô nhiễm khá nặng do tiếp nhận một lượng thải lớn từ nước thải công nghiệp và các khu dân cư trong khu vực thông qua hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn. Chế độ thủy văn của rạch Búng chịu ảnh hưởng của thủy triều với chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. d. Suối Cát Suối cát đi qua địa phận phường Phú Hòa (Thủ Dầu Một) chảy ra rạch Bà Lụa và đổ ra sông Sài Gòn, nằm ranh giới giữa thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một. Suối có chiều dài khoảng 8,5km, bề rộng 45 mét và diện tích lưu vực 2.100ha. Suối Cát nằm tiếp nhận nước thải từ Cụm công nghiệp An Thạnh và khu dân cư trên địa bàn. Bên cạnh đó, suối Cát đang bị ảnh hưởng của bồi lắng và sạt lử cục bộ tại một số điểm nên hiện đang được ưu tiên nạo vét và khơi thông như dự án ‖Nạo vét Bưng Biệp – Suối Cát‖ hiện nay đang được tiến hành. e. Rạch Bà Lụa Rạch Bà Lụa là phần nối tiếp từ suối Cát đổ ra sông Sài Gòn nằm ở ranh giới giữa thị xã Thủ Dầu Một và phường An Sơn, rạch có bề rộng khoảng 3040m và chiều dài khoảng 2,8m với diện tích lưu vực là khoảng 950ha. Trước kia, rạch Bà Lụa bị ô nhiễm khá nặng do chất thải trong quá trình hoạt động của nhà máy đường Bình Dương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với nổ lực cải thiện môi trường nước của cả chính quyền và người dân trong khu vực thì chất lượng nước tại rạch Bà Lụa đã được cải thiện rất nhiều. f. Kênh D Kênh D là kênh nằm trên địa bàn phường Bình Hòa, có chiều dài khoảng 880m rộng 4m. Kênh D thuộc hệ thống kênh tiêu Bình Hòa với nhiệm vụ thoát nước cho KCN Đồng An và vùng phụ cận, sau đó chuyển tiếp vào kênh Bình Hòa. g. Kênh Bình Hòa Kênh Bình Hòa (rạch Ông Bố) nằm trên địa bàn phường Bình Hòa, kênh Bình Hòa thuộc hệ thống kênh tiêu Bình Hòa, đảm nhận nhiệm vụ tiêu thoát nước từ KCN VSIP và vùng phụ cận với diện tích lưu vực khoảng 2.127 ha. Kênh Bình Hòa dài khoảng 2.838m rộng 8m. Kênh Bình Hòa hợp lưu với kênh D trước khi ra rạch Vĩnh Bình tại Cầu Ông Bố. h. Rạch Lái Thiêu Rạch Lái Thiêu nằm trên địa phận phường Lái Thiêu, với chiều dài 1,7 km, rộng khoảng 2030m, diện tích lưu vực khoảng 1.000ha. Rạch Lái Thiêu thuộc hệ thống kênh tiêu thoát nước Bình Hòa với chức năng tiêu thoát nước khu vực phường Lái Thiêu và vùng phụ cận. Rạch Lái Thiêu chịu ảnh hưởng của thủy triều với chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. k. Rạch Vĩnh Bình Rạch Vĩnh Bình thuộc địa phận phường Vĩnh Phú dài khoảng 1,5 km và rộng từ 3040m với diện tích lưu vực là 820 ha. Rạch là khu vực tiếp nối của nhiều hệ thống kênh tiêu thoát nước như kênh Ba Bò, kênh tiêu Bình Hòa, kênh D...giúp tiêu thoát nước vùng phụ cận trước khi đổ vào sông Sài Gòn. Chế độ thủy văn của rạch Vĩnh Bình chịu ảnh hưởng của thủy triều. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khảo sát, điều tra các nguồn thải tại vùng nghiên cứu. Thu thập số liệu, lấy mẫu phân tích bổ sung và đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại các sông, suối, kênh, rạch chính trên địa bàn thị xã Thuận An. Tính toán, phân tích, đánh giá tác động các nguồn thải đối với chất lượng môi trường nước mặt và khả năng tiếp nhận nước thải tại thị xã Thuận An. Thu thập số liệu, khảo sát bổ sung, đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường các nguồn thải và hiện trạng cơ sở hạ tầng thoát nước mưa, nước thải. Đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm cải thiện chất lượng môi trường các suối, kênh, rạch chính trên địa bàn thị xã. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện luận văn, tác giả đã dùng nhiều phương pháp phổ biến như: Phương pháp thống kê; phương pháp kế thừa; phương pháp khảo sát phân tích lấy mẫu; phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia và kỹ thuật tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của các nguồn nước mặt. Những phương pháp đặc trưng để đạt những kết quả quan trọng của đề tài cụ thể như sau. 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu Thu thập và xử lý số liệu điều kiện tự nhiên, KTXH, các số liệu về nguồn thải và số liệu thuỷ văn, địa chất thuỷ văn của các kênh, rạch trong vùng nghiên cứu từ các dự án, đề tài nghiên cứu trước đây và từ quá trình thanh kiểm tra các nguồn thải trong thời gian gần đây. Đặc biệt số liệu quan trắc các kênh được thừa kế từ tài liệu từ Ban quản lý khu công nghiệp trên địa bàn, thể hiện trong phần Phụ Lục. 2.2.2. Phương pháp điều tra các nguồn xả thải ngoài KCN Theo kết quả thống kê của Phòng Thống kê Thị xã Thuận An, tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ kinh doanh cá thể nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp đến cuối năm 2015 là 12.540 cơ sở. Trong đó loại hình có phát sinh nước thải chính khoảng 1.075 cơ sở. Áp dụng công thức của Yamane (Dlem D1992) để tính số mẫu cần điều tra với độ tin cậy 98% như sau: N n = 1+ N(e)2 Trong đó: n là số mẫu cần điều tra N: Tổng số cơ sở (1.075 cơ sở) e: Sai số chấp nhận được (trong trường hợp độ tin cậy 98% lấy e=0,02) Kết quả tính được n = 751,7 mẫu điều tra (lấy 750 phiếu). Tiến hành thiết kế phiếu điều tra và triển khai điều tra vào tháng 12 năm 2015 với 750 phiếu phát ra và tập trung các cơ sở sản xuất kinh doanh chính ngoài các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thị xã Thuận An. Tổng số phiếu thu về là 637 phiếu. Trong đó, phường Thuận Giao có 166 phiếu (67 DN, 99 Nhà trọ), phường Bình Hòa 46 phiếu (26 DN, 20 Nhà trọ), phường Bình Chuẩn 164 phiếu (87 DN, 86 Nhà trọ), phường Vĩnh phú 9 phiếu (5 DN, 4 Nhà trọ), phường Hưng Định 15 phiếu (11 DN, 4 Nhà trọ), phường An Thạnh 24 phiếu (13 DN, 11 Nhà trọ), phường An Phú 189 phiếu (74 DN, 115 Nhà trọ), phường Lái Thiêu 24 phiếu (13 DN, 11 Nhà trọ). 2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước thải Trong tổng số 750 DN được điều tra, đề tài tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng thải tại các doanh nghiệp điển hình với số lượng 36 mẫu. Các chỉ tiêu phân tích: pH, BOD5, COD, NH4+, tổng sắt, Cd, Dầu mở, Coliform. Phương pháp lấy mẫu và phân tích theo Tiêu chuẩn Việt Nam. 2.2.4. Phương pháp bản đồ và GIS Phương pháp bản đồ và GIS được sử dụng để phân chia tiểu lưu vực phục vụ tính toán khả năng tiếp nhận nước thải theo từng tiểu lưu vực. Trong đề tài này, tác giả kế thừa kết quả phân chia tiểu lưu vực của Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương. 2.2.5. Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) Đề tài kế thừa kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương trên địa bàn Thị xã Thuận An trong giai đoạn 2012 – 2015. Xử lý các thông số chất lượng nước mặt, tính toán chỉ số chất lượng nước WQI Lựa chọn phương pháp tính WQI theo Quyết định số 879QĐTCMT. a. Tính toán WQI thông số WQISI (WQI thông số) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, NNH4, PPO4, TSS, độ đục và tổng Coliform theo công thức như sau: WQI  qi  qi 1 BP  C  q BPi 1  BPi i 1 p i 1 (công thức 1) Trong đó: BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số đo được quy định trong bảng 2.1 tương ứng với mức i. BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số đo được quy định trong bảng 2.1 tương ứng với mức i+1. qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi. qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1. Cp: Giá trị của thông số được đưa vào tính toán. Bảng 2.1. Quy định các giá trị qi, BPi i qi Giá trị BPi quy định đối với từng thông số BOD5 (mgl) COD (mgl) NNH4 (mgl) PPO4 (mgl) Độ đục (NTU) TSS (mgl) Tổng Coliform (MPN100ml) 1 100 ≤4 ≤10 ≤0.1 ≤0.1 ≤5 ≤20 ≤2500 2 75 6 15 0.2 0.2 20 30 5000 3 50 15 30 0.5 0.3 30 50 7500 4 25 25 50 1 0.5 70 100 10.000 5 1 ≥50 ≥80 ≥5 ≥6 ≥100 >100 >10.000 Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho trong bảng thì WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng. Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO) Tính toán thông qua giá trị DO % bão hòa: Bước 1: Với T là nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C), thì giá trị DO bão hòa được tính theo công thức: DObão hòa  14.652  0.41022T  0.0079910T 2  0.000077774T 3 Giá trị DO % bão hòa: Cp: DO%bão hòa= DOhòa tan DObão hòa100 Bước 2: Tính giá trị WQIDO: WQI  qi 1  qi C  BP  q (công thức 2) BPi 1  BPi Trong đó: Cp: giá trị DO % bão hòa BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 2.2 Bảng 2.2: Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa. I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 BPi ≤20 20 50 75 88 112 125 150 200 ≥200 qi 1 25 50 75 100 100 75 50 25 1 Giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1. 20 < giá trị DO% bão hòa< 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 2.2. 88 ≤ giá trị DO% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100. 112 < giá trị DO% bão hòa < 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 2.2. Nếu giá trị DO% bão hòa ≥200 thì WQIDO bằng 1. Tính giá trị WQI đối với thông số pH Bảng 2.3. Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH I 1 2 3 4 5 6 BPi ≤5.5 5.5 6 8.5 9 ≥9 qi 1 50 100 100 50 1 Nếu giá trị pH ≤ 5.5 thì WQIpH bằng 1. Nếu 5,5 < giá trị pH < 6 thì WQIpH được

GIỚI THIỆU

Thị xã Thuận An, với diện tích 8.426 ha, tọa lạc tại phía Nam tỉnh Bình Dương Khu vực này giáp ranh với thị xã Dĩ An ở phía Đông, thành phố Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên ở phía Bắc, Quận 12 ở phía Tây, và quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ở phía Nam Hiện tại, Thuận An có 03 khu công nghiệp và 02 cụm công nghiệp tập trung, thu hút tổng cộng 2.368 doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.

Trong những năm qua, thị xã Thuận An đã tiên phong trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại tỉnh Bình Dương Các hoạt động văn hóa xã hội diễn ra tích cực, hài hòa với sự phát triển kinh tế Công tác xã hội hóa trong giáo dục và y tế được thực hiện hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của người dân.

Các sông, suối tại thị xã không chỉ cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp mà còn tiếp nhận nước thải và nước mưa chảy tràn từ khu vực thị xã và một phần thị xã Dĩ An, bao gồm phường Dĩ An, Tân Đông Hiệp, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Thị xã Thuận An nổi bật với vị trí địa lý thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng với GDP bình quân khoảng 18,5% mỗi năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với tỷ lệ công nghiệp chiếm 71,4%, dịch vụ 28,3% và nông lâm nghiệp 0,3% vào năm 2014 Dân số thị xã hiện gần 453.390 người, với tỷ lệ đô thị hóa đạt 82% Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng kéo theo mối đe dọa ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm các kênh, rạch trong khu vực.

Theo quan trắc chất lượng nước năm 2014 tại thị xã, 15 vị trí cho thấy có 6 điểm nước mặt bị ô nhiễm nặng, cần xử lý; 3 điểm sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương; 5 điểm cho tưới tiêu; và 1 điểm (rạch Bình Nhâm) sử dụng cho cấp nước sinh hoạt nhưng cần biện pháp xử lý Từ năm 2010 đến tháng 3 năm 2015, chất lượng nước mặt sông Sài Gòn và các kênh, rạch chính tại thị xã Thuận An bị ô nhiễm hữu cơ, với hàm lượng BOD5 vượt quy chuẩn từ 1,1 đến 2,6 lần và NH3-N vượt từ 1,15 đến 4,2 lần.

Nghiên cứu "Đánh giá tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Thuận An" nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về nguy cơ ô nhiễm nước, giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách đưa ra quyết sách hợp lý Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó với tình trạng ô nhiễm, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của thị xã Thuận An.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá các vấn đề liên quan đến nguồn thải, chất lượng nước mặt và khả năng tiếp nhận của các nguồn nước Qua đó, đề xuất giải pháp tổng thể nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát nguồn thải, giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường nước mặt tại thị xã Thuận An.

Mục tiêu cụ thể

- Xác định được hiện trạng các nguồn thải trên địa bàn thị xã,

- Xác định các vấn đề về chất lượng nước mặt các kênh rạch

- Đánh giá được các tác động của các nguồn thải và tính toán được sức chịu tải của các nguồn tiếp nhận đối với các nguồn thải này.

Đề xuất giải pháp tổng thể nhằm kiểm soát nguồn thải và giảm thiểu ô nhiễm nước là cần thiết để cải thiện chất lượng nước tại các kênh rạch ở thị xã Thuận An Những biện pháp này sẽ góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu từ luận văn sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, nhà khoa học, học viên và sinh viên trong việc tham khảo cách tiếp cận nhằm đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc điều tra các nguồn thải và tính toán khả năng tiếp nhận nước theo từng vùng tiếp nhận.

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể ứng dụng vào việc bảo vệ và quản lý môi trường nước mặt tại thị xã Thuận An, cung cấp cơ sở thực tiễn để xác định biến đổi, tác động và áp lực từ phát triển kinh tế xã hội đến các nguồn nước Ngoài ra, kết quả này hỗ trợ cơ quan quản lý trong việc đưa ra quyết định, chính sách và kế hoạch hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

MỘT SỐ KHÁI NIỆM NƯỚC MẶT

Nước mặt là nguồn nước tự nhiên trong sông, hồ và vùng đất ngập nước, được bổ sung bởi giáng thủy và mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi hoặc thấm xuống đất Lượng nước trong hệ thống này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khả năng chứa của hồ, vùng đất ngập nước và hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất, đặc điểm dòng chảy mặt và các điều kiện khí hậu như thời gian giáng thủy và tốc độ bốc hơi Những yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ mất nước trong môi trường.

Quá trình bốc hơi nước từ đất, ao, hồ, sông và biển, cùng với sự thoát hơi nước từ thực vật và động vật, tạo ra hơi nước trong không khí Hơi nước này sau đó ngưng tụ thành dạng lỏng, rơi xuống đất và hình thành mưa Nước mưa chảy từ những vùng cao xuống thấp, tạo ra các dòng chảy, thác, ghềnh, suối và sông Cuối cùng, nước được tích tụ ở những vùng thấp trên lục địa, hình thành hồ hoặc chảy thẳng ra biển, tạo nên lớp nước trên bề mặt trái đất.

Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan muối khoáng từ nham thạch, cuốn theo vật liệu nhẹ không hòa tan và bồi lắng ở nơi thấp hơn Qua thời gian dài, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển khiến nước biển trở nên mặn hơn Có hai loại nước mặt chính: nước ngọt trong sông, ao, hồ và nước mặn trong biển, đại dương và hồ nước mặn trên lục địa.

CÁC TÁC ĐỘNG GÂY SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC

1.2.1 Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước.

Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao đã khiến con người bỏ qua các tác động tiêu cực đến môi trường và các yếu tố tự nhiên Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển và các nước nghèo, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng hơn.

Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước.

Nhu cầu nước là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp, gia tăng sản xuất lương thực thực phẩm, cũng như thúc đẩy công nghiệp và mở rộng các hình thức dịch vụ.

1.2.2 Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người

Các dòng nước mặt ở khu vực đô thị đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải và nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư chưa qua xử lý Tình trạng lấn chiếm lòng và bờ sông để sinh sống, cũng như xả rác và nước thải trực tiếp vào kênh rạch, đã dẫn đến ô nhiễm nước, cản trở dòng chảy và gây tắc nghẽn cống rãnh Sự gia tăng môi trường yếm khí đã làm phân hủy các hợp chất hữu cơ, tạo ra mùi hôi thối và ô nhiễm nguồn nước, đồng thời gây khó khăn trong việc xử lý nước mặt thành nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu xã hội.

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và ăn uống ngày càng tăng cao, dẫn đến việc khai thác nước ngầm một cách bừa bãi, gây cạn kiệt nguồn nước và tác động tiêu cực đến môi trường như sụp lún và nhiễm mặn Hơn nữa, nhiều giếng khoan được thi công không đúng kỹ thuật, với kết cấu kém và vị trí gần khu vực nhà vệ sinh hoặc hệ thống xử lý nước thải, khiến cho giếng khoan hư hỏng không được trám lấp trở thành nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước.

Nhiều sự cố gây thất thoát nước xảy ra do đường ống dẫn nước cũ gãy vỡ lâu ngày và rò rỉ từ van hư hỏng Ngoài ra, việc lười biếng hoặc quên tắt van cũng góp phần làm lãng phí nguồn nước quý giá.

Khi hoạt động khai thác nước dưới đất diễn ra quá mức, ranh giới giữa nước mặn và nước ngọt sẽ bị đẩy lùi, khiến mực nước mặn xâm nhập vào khu vực khai thác và làm nhiễm mặn nguồn nước ngọt Ngoài ra, việc nước biển tràn vào hoặc con người dẫn nước biển vào ruộng để sản xuất muối cũng góp phần làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn vào tầng chứa nước.

Việc con người phá rừng, lấp đất và chuyển đổi ruộng để xây dựng nhà cửa, làm đường đã làm giảm khả năng giữ nước của đất Hệ quả là lượng nước bề mặt không được thấm vào nguồn nước ngầm mà chảy thẳng ra sông rạch và biển, dẫn đến tình trạng ngập lụt và sạt lở đất ngày càng gia tăng.

1.2.3 Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp

Việc chăn nuôi gia súc gia cầm tại các hộ gia đình vùng nông thôn hiện nay thiếu ý thức về việc tiết kiệm nguồn nước, đặc biệt trong công tác vệ sinh chuồng trại Hệ thống xử lý chất thải và nước thải chưa được triển khai, dẫn đến tình trạng xả thải trực tiếp vào ao hồ và bể tự hoại, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm.

Nuôi cá và tôm trên các dòng nước sông rạch đang gây ô nhiễm nguồn nước do nhiều nguyên nhân, bao gồm thức ăn thừa cho cá, sự khuấy động của nguồn nước và cản trở lưu thông dòng chảy.

- Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu …

Sự lạm dụng hóa chất trong phân bón và thuốc kích thích phát triển cây đã dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước trong các hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng.

- Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.

1.2.4 Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ

Sự gia tăng số lượng nhà máy và xí nghiệp, từ quy mô nhỏ đến lớn, đã tạo ra nhu cầu nước cao hơn cho sản xuất và sinh hoạt của một lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở những khu vực chưa có hệ thống cấp nước, dẫn đến việc khai thác nước dưới đất gia tăng nhanh chóng, gây ra tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất.

Chất thải công nghiệp, bao gồm khối và bụi, gây ra hiện tượng mưa axít, làm suy giảm chất lượng nước ngọt và ảnh hưởng tiêu cực đến đất đai cũng như môi trường sinh thái.

Việc xả nước thải sản xuất chưa qua xử lý từ các nhà máy và khu chế xuất vào sông, rạch, ao hồ đang gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước mặt và nước ngầm Nhiều nơi còn cho phép nước thải chảy tràn trên mặt đất hoặc đào hố để xả thải, dẫn đến ảnh hưởng xấu đến các tầng nước dưới đất.

1.2.5 Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác

Hệ thống kênh rạch chưa được nạo vét dẫn đến sự tích tụ lớn các chất hữu cơ từ nước thải và rác thải, gây ra hiện tượng bồi lắng và ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu thoát của dòng nước.

Các bãi chôn rác không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật có thể gây ô nhiễm nguồn nước, khi nước rỉ ra từ rác thải thấm vào mạch nước ngầm hoặc chảy tràn ra ngoài, ảnh hưởng đến các kênh rạch xung quanh.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

Đánh giá chất lượng nước bao gồm các bước thu thập và tổng hợp số liệu quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình trong một khoảng thời gian xác định Các thông số chính để tính Chỉ số Chất lượng nước (WQI) thường bao gồm DO, nhiệt độ, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4, TSS, độ đục, Tổng Coliform và pH Dữ liệu quan trắc cần được xử lý để loại bỏ các giá trị sai lệch, đảm bảo tuân thủ quy trình quy phạm về kiểm soát chất lượng số liệu Sau khi tính toán và thống kê, các số liệu này sẽ được đối chiếu với các tiêu chuẩn và quy chuẩn liên quan hoặc tính toán theo WQI.

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.4.1 Một số nghiên cứu của các tác giả ngoài nước

Một số công trình nghiên cứu về chất lượng nước mặt trên thế giới như sau:

Công trình nghiên cứu về CLN mặt sông Tùng Hoa, Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc

(2011), thực hiện bởi nhóm tác giả:Yi Wang, Peng Wang, Yujun Bai, Zaixing Tian,

Nghiên cứu của Jingweng Li và các cộng sự tại Học Viện Kỹ Thuật Cáp Nhĩ Tân tập trung vào sông Tùng Hoa, với diện tích lưu vực 556,800 km² và chiều dài 2214.3 km, cung cấp nguồn nước quan trọng cho thành phố Cáp Nhĩ Tân Tuy nhiên, sông này đang bị ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm ô nhiễm hữu cơ, kim loại, hóa dầu và độc chất từ các ngành công nghiệp Nghiên cứu cũng đánh giá tác động tiêu cực của việc xây dựng đập trên sông và cung cấp thông tin hữu ích cho quản lý môi trường, nhằm khắc phục hậu quả từ các thảm họa như tràn benzene năm 2005 Tương tự, nghiên cứu của Mimoza Milovanovic về sông Axios/Vardar ở Đông Nam châu Âu cho thấy chất lượng nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải công nghiệp và nông nghiệp không được xử lý, cùng với các bãi rác bất hợp pháp, gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực.

Tây An, Trung Quốc” của Hongming He, Jie Zhoua, Yongjao Wub, Wanchang Zangd,

Xiuping Xie đã tiến hành nghiên cứu để điều tra ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở Tây An, Trung Quốc đến chất lượng nước mặt Nghiên cứu phân tích hiện trạng môi trường nước mặt và xây dựng mô hình mô phỏng tác động của đô thị hóa mở rộng Kết quả cho thấy sự thay đổi mục đích sử dụng đất và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có mối tương quan với biến động chất lượng nước Mô phỏng chỉ ra rằng quá trình đô thị hóa nên dừng lại khi đạt đến khả năng chịu tải của môi trường, dựa trên sự cân bằng giữa lợi ích của đô thị hóa và chi phí biên của ô nhiễm.

Hệ thống quản lý tổng hợp lưu vực sông đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhằm phát triển bền vững các lưu vực Hệ thống này bao gồm bốn thành phần chính: quy hoạch lưu vực, quản lý hoạt động phát triển, xây dựng khung thể chế và chính sách, cùng với các công cụ phân tích hỗ trợ quy hoạch và ra quyết định quản lý hiệu quả.

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông là cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đáp ứng nhu cầu hiện tại và phân phối cho các mục đích khác nhau Việc áp dụng các giải pháp phi công trình như thể chế, cơ chế, chính sách và quy hoạch lưu vực sông giúp cân đối lợi ích của các ngành và địa phương Đồng thời, cần lưu ý đến mối quan hệ giữa thượng lưu và hạ lưu để đảm bảo sự hài hòa trong quyết định sử dụng tài nguyên nước.

Quản lý và bảo vệ chất lượng nguồn nước lưu vực sông là cần thiết để đảm bảo nước đạt tiêu chuẩn cho các mục đích sử dụng khác nhau Cơ quan bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện chất lượng nước.

Mỹ đã phát triển phương pháp "Bảo vệ lưu vực sông để quản lý chất lượng nước" (WPA), bao gồm các yếu tố chính như xác định vấn đề ưu tiên, sự đồng thuận giữa các bên liên quan, giải pháp tổng hợp để giải quyết vấn đề và đo lường thành công thông qua quan trắc và thu thập dữ liệu Tuy nhiên, việc áp dụng các mô hình nghiên cứu quốc tế cho điều kiện Việt Nam gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về kinh tế, xã hội, thể chế, chính sách và cơ sở dữ liệu, do đó cần linh hoạt trong việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu cho từng trường hợp cụ thể.

1.4.2 Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước

Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu và dự án tại tỉnh Bình Dương đã được thực hiện nhằm bảo vệ nguồn nước mặt, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào việc khảo sát chất lượng nước mà thiếu sự liên kết và tiếp cận toàn diện Một ví dụ điển hình là đề tài “Nghiên cứu giải pháp công nghệ cải tiến và thích hợp để xử lý nước thải các Khu công nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải” của Cáp Trương Quốc Tiến (2008), đã mô tả thực trạng xả thải và đánh giá các công nghệ xử lý hiện có, từ đó đề xuất giải pháp cải tiến Đồng thời, việc đánh giá khả năng chịu tải của các dòng sông tại Bình Dương cũng là một hướng nghiên cứu quan trọng cần được chú trọng hơn để bảo vệ và quản lý nguồn nước hiệu quả.

Năm 2012, Viện Khí tượng Thủy văn, Hải văn và Môi trường đã thực hiện nghiên cứu về khả năng chịu tải của nguồn nước, nhưng chưa đi sâu vào việc xác định nguồn thải và quản lý các đối tượng chủ nguồn thải Nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số sông, rạch chính mà không đánh giá tổng thể tình trạng nguồn nước Đến năm 2013, Viện tiếp tục triển khai đề án “Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng nguồn nước mặt, đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt” tại tỉnh Bình Dương.

Khoa học Thủy lợi Miền Nam chủ yếu khảo sát về hiện trạng nguồn nước mặt.

Nghiên cứu về môi trường nước thường tập trung vào các nguồn nước tự nhiên, như sông và suối Một ví dụ điển hình là đề tài "Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp tổng hợp quản lý chất lượng nước lưu vực sông Thị Tính - tỉnh Bình Dương" được thực hiện vào năm 2009 bởi Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương Nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng nước và đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả cho khu vực.

Nhiều nghiên cứu hiện nay thiếu cái nhìn tổng quát về chất lượng nước mặt và chưa phản ánh đầy đủ các vấn đề cần xem xét cho toàn bộ hệ thống sông rạch tại các khu vực nghiên cứu cụ thể Do đó, các giải pháp được đề xuất thường không mang tính toàn diện, đồng bộ và hiệu quả.

Hàng năm, các Sở TN&MT thực hiện chương trình quan trắc chất lượng nước mặt, nhưng chưa đưa ra giải pháp quản lý thống nhất cho nguồn nước này Việc chỉ cung cấp số liệu hiện trạng chất lượng nước một cách chung chung dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn nước còn thấp.

Hệ thống dữ liệu về chất lượng nước mặt và ảnh hưởng của các nguồn thải tại tỉnh Bình Dương, đặc biệt là thị xã Thuận An, còn hạn chế Nghiên cứu "Đánh giá tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Thuận An và giải pháp đề xuất" cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý Nhà nước, giúp đưa ra quyết sách đúng đắn nhằm phát triển bền vững.

GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Thị xã Thuận An là một trong bảy đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương, nằm về phía Tây Nam của tỉnh Bình Dương.

Hình 1.1 Sơ đồ hành chính thị xã Thuận An

Ranh giới được xác định cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên;

+ Phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh;

+ Phía Đông giáp thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương;

+ Phía Tây giáp quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

Thị xã Thuận An có tổng diện tích tự nhiên là 8.369 ha, tương đương 3,11% diện tích của tỉnh Bình Dương Khu vực này bao gồm 10 đơn vị hành chính, trong đó có 9 phường và 1 xã, theo số liệu niên giám thống kê năm 2014.

Thị xã Thuận An, nằm ở cửa ngõ giữa tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh qua Quốc lộ 13, sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, góp phần thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại dịch vụ.

Địa hình Thuận An có độ cao trung bình từ 1-45m so với mặt nước biển, với khu vực cao nhất nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (các phường Bình Chuẩn, An Phú và Thuận Giao) Độ cao giảm dần về phía Tây và Tây Nam (các phường/xã An Thạnh, An Sơn, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Vĩnh Phú) Nhiều khu vực như An Thạnh, An Sơn, Vĩnh Phú có độ cao thấp hơn đỉnh triều cường (1,5m), dẫn đến tình trạng ngập nước thường xuyên khi triều cường lên, do đó cần chú ý đến vấn đề ngập nước trong quy hoạch sử dụng đất.

Sự khác biệt về địa hình giữa hai khu vực đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Thuận An, đặc biệt trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng Khu vực có địa hình cao với điều kiện địa chất tốt và khả năng thoát nước mưa thuận lợi dẫn đến suất đầu tư xây dựng thấp Ngược lại, khu vực địa hình thấp thường xuyên bị ngập do thủy triều và xả lũ từ hồ Dầu Tiếng, khiến suất đầu tư xây dựng cao hơn.

Thuận An có khí hậu nhiệt đới gần xích đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Trong mùa khô, khu vực này nhận được trung bình từ 8 đến 10 giờ nắng mỗi ngày, trong khi mùa mưa chỉ có khoảng 4 đến 6 giờ nắng hàng ngày.

- Độ ẩm không khí bình quân thấp nhất khoảng 60-65% vào các tháng mùa khô và cao nhất khoảng 80% vào các tháng mùa mưa.

Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Sở Sao dao động từ 26,5°C đến 27°C, với năm 2010 ghi nhận nhiệt độ cao nhất là 27,5°C, vượt 0,8°C so với trung bình nhiều năm, trong khi năm 1996 là năm có nhiệt độ thấp nhất với 26,4°C, thấp hơn 0,4°C so với trung bình Từ năm 1980 đến 2010, nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng chậm, khoảng 0,009°C/năm Theo dự báo của Phân viện Khí tượng Thủy văn (9/2013), nhiệt độ cao trong tương lai ở Bình Dương sẽ có xu hướng tăng, đặc biệt ở phía Nam tỉnh, bao gồm Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An.

Hình 1.2 Diễn biến nhiệt độ tại trạm Sở Sao từ năm 1980-2010

- Chế độ bức xạ hàng năm dồi dào, tương đối ổn định và ít biến động giữa các mùa Bức xạ tổng cộng hàng tháng đạt: 10,2-14,2 Kcal/cm 2 /năm.

Lượng mưa trung bình hàng năm ở Nam Bộ khoảng 1.850 mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 85-95% tổng lượng mưa trong năm, dẫn đến tình trạng ngập úng Dự báo, biến đổi khí hậu sẽ làm lượng mưa tăng thêm 2-3% vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải trung bình (B2), với lượng mưa trong tháng cao điểm dự kiến tăng khoảng 1% so với giai đoạn 1980-1999.

Sông Sài Gòn chảy qua Thị xã Thuận An dài 20 km, với chiều rộng trung bình trên 100 m và độ dốc nhỏ (0,7%), tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông thủy Hồ Dầu Tiếng, nằm ở phía Tây Bắc huyện Dầu Tiếng, có dung tích thiết kế khoảng 1,5 tỷ m³ nước Hoạt động điều tiết nước tại hồ Dầu Tiếng ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng nước trên sông Sài Gòn, từ đó tác động đến chế độ thủy văn tại Thị xã Thuận An.

Mạng lưới sông rạch tại thị xã Thuận An có mật độ 0,4-0,5 km/km², tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thoát nước trong mùa mưa Tuy nhiên, một số kênh rạch hiện đang bị bồi lắng hoặc san lấp, gây khó khăn cho việc thoát nước, đặc biệt trong thời điểm triều cường đạt 1,5m kết hợp với mưa, dẫn đến tình trạng ngập ở một số khu vực ven sông Sài Gòn và phường Vĩnh Phú Bên cạnh đó, việc xả nước từ hồ Dầu Tiếng trong mùa lũ cũng ảnh hưởng đáng kể đến các khu vực đất trũng ven sông Sài Gòn.

Theo nghiên cứu của Phân viện Khí tượng Thủy Văn vào tháng 9/2013, từ năm 1960 đến 2010, mực nước tại trạm Thủ Dầu Một đã tăng trung bình 0,30 cm/năm Cụ thể, mực nước tối cao ghi nhận mức tăng 0,36 cm/năm, trong khi mực nước tối thấp lại giảm 0,11 cm/năm.

Theo nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Bình Dương (tỷ lệ 1/50.000) của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Thị xã Thuận An có các nhóm đất được liệt kê trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1 Diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Thuận An

TT Tên đất Ký hiệu

1 Đất phèn tiềm tàng sâu Sp2 2.166,69 25,89

3 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 5.602,59 66,94

(Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2013)

Nhóm đất phèn tại thị xã Thuận An bao gồm 2.166,69 ha đất phèn tiềm tàng sâu (Sp2), chiếm 25,89% tổng diện tích tự nhiên Đất phèn này chủ yếu phân bố ở các vùng trũng của các xã, phường ven sông Sài Gòn như Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Bình Nhâm và An.

Thạnh và An Sơn Loại đất này khá thích hợp trồng các loại cây lâu năm và cây ăn trái.

Nhóm đất xám, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên của thị xã Thuận An, bao gồm 208,21 ha đất xám trên phù sa cổ (Xg), phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc, tại các phường Thuận Giao và Bình Chuẩn Đất này có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất, phản ứng chua và khả năng giữ nước kém, do đó không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

Nhóm đất đỏ vàng chiếm ưu thế tại Thị xã với diện tích 5.602,59 ha, tương đương 66,94% tổng diện tích tự nhiên Đây là loại đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), chủ yếu là đất phi nông nghiệp, nằm ở các khu vực địa hình cao với nền móng vững chắc, rất phù hợp cho việc phát triển các công trình xây dựng.

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tại thị xã có tổng diện tích 391,72ha, chiếm 4,68% tổng diện tích tự nhiên của khu vực và 0,14% tổng diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng của toàn tỉnh.

1.5.1.6 Tài nguyên nước a Nguồn nước mặt

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khảo sát, điều tra các nguồn thải tại vùng nghiên cứu.

Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu và lấy mẫu phân tích bổ sung để đánh giá chất lượng nước mặt tại các sông, suối, kênh, rạch chính trên địa bàn thị xã Thuận An.

Tính toán và phân tích tác động của các nguồn thải đến chất lượng môi trường nước mặt tại thị xã Thuận An là rất quan trọng Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải giúp xác định mức độ ô nhiễm và đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả Chất lượng nước mặt cần được theo dõi thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái.

Thu thập số liệu và khảo sát bổ sung là cần thiết để đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường đối với các nguồn thải Đồng thời, việc xem xét hiện trạng cơ sở hạ tầng thoát nước mưa và nước thải cũng rất quan trọng để cải thiện hiệu quả quản lý môi trường.

- Đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm cải thiện chất lượng môi trường các suối, kênh, rạch chính trên địa bàn thị xã.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện luận văn, tác giả đã áp dụng nhiều phương pháp phổ biến, bao gồm phương pháp thống kê, kế thừa, khảo sát phân tích lấy mẫu, so sánh, và phương pháp chuyên gia Đồng thời, kỹ thuật tính toán khả năng tiếp nhận nước thải từ các nguồn nước mặt cũng được sử dụng Những phương pháp này giúp đạt được những kết quả quan trọng cho đề tài nghiên cứu.

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thu thập và xử lý số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, bao gồm thông tin về nguồn thải và số liệu thủy văn, địa chất thủy văn của các kênh, rạch trong khu vực Những số liệu này được lấy từ các dự án và đề tài nghiên cứu trước đây, cũng như từ quá trình thanh kiểm tra nguồn thải gần đây Đặc biệt, số liệu quan trắc các kênh được kế thừa từ tài liệu của Ban quản lý khu công nghiệp địa phương, được trình bày trong phần Phụ Lục.

2.2.2 Phương pháp điều tra các nguồn xả thải ngoài KCN

Theo thống kê của Phòng Thống kê Thị xã Thuận An, đến cuối năm 2015, tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ kinh doanh cá thể ngoài các khu, cụm công nghiệp là 12.540 cơ sở, trong đó có khoảng 1.075 cơ sở phát sinh nước thải Để tính số mẫu cần điều tra với độ tin cậy 98%, áp dụng công thức của Yamane (Dlem D-1992).

N n 1+ N(e) 2 Trong đó: n là số mẫu cần điều tra

N: Tổng số cơ sở (1.075 cơ sở) e: Sai số chấp nhận được (trong trường hợp độ tin cậy 98% lấy e=0,02) Kết quả tính được n = 751,7 mẫu điều tra (lấy 750 phiếu).

Vào tháng 12 năm 2015, chúng tôi đã tiến hành thiết kế và triển khai phiếu điều tra với 750 phiếu được phát ra, tập trung vào các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp tại Thị xã Thuận An.

Tổng số phiếu thu về là 637 phiếu Trong đó, phường Thuận Giao có 166 phiếu

Trong các phường, phường Bình Hòa có 46 phiếu (26 DN, 20 Nhà trọ), phường Bình Chuẩn có 164 phiếu (87 DN, 86 Nhà trọ), phường Vĩnh Phú có 9 phiếu (5 DN, 4 Nhà trọ), phường Hưng Định có 15 phiếu (11 DN, 4 Nhà trọ), và phường An Thạnh có 24 phiếu (13 DN).

11 Nhà trọ), phường An Phú 189 phiếu (74 DN, 115 Nhà trọ), phường Lái Thiêu 24 phiếu (13 DN, 11 Nhà trọ).

2.2.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước thải

Trong tổng số 750 DN được điều tra, đề tài tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng thải tại các doanh nghiệp điển hình với số lượng 36 mẫu.

Các chỉ tiêu phân tích: pH, BOD5, COD, NH4 +, tổng sắt, Cd, Dầu mở, Coliform. Phương pháp lấy mẫu và phân tích theo Tiêu chuẩn Việt Nam.

2.2.4 Phương pháp bản đồ và GIS

Phương pháp sử dụng bản đồ và GIS là công cụ hiệu quả trong việc phân chia các tiểu lưu vực, nhằm tính toán khả năng tiếp nhận nước thải cho từng tiểu lưu vực cụ thể.

Trong bài viết này, tác giả sử dụng kết quả phân chia tiểu lưu vực từ Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương để phát triển nội dung nghiên cứu.

2.2.5 Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) Đề tài kế thừa kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương trên địa bàn Thị xã Thuận An trong giai đoạn 2012 – 2015.

Để xử lý các thông số chất lượng nước mặt, chúng ta cần tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT Việc lựa chọn phương pháp tính WQI là rất quan trọng, giúp đánh giá chính xác tình trạng chất lượng nước Các thông số cần tính toán sẽ được xác định để đảm bảo kết quả phản ánh đúng thực tế.

* WQISI (WQI thông số) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, N-NH4, P-PO4, TSS, độ đục và tổng Coliform theo công thức như sau:

BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số đo được quy định trong bảng 2.1 tương ứng với mức i.

Giá trị BPi+1 đại diện cho nồng độ giới hạn trên của thông số đo, được quy định trong bảng 2.1 tương ứng với mức i+1 Trong khi đó, qi là giá trị WQI tại mức i, được cung cấp trong bảng tương ứng với giá trị BPi, và qi+1 là giá trị WQI tại mức i+1, cũng được nêu trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1.

Cp: Giá trị của thông số được đưa vào tính toán.

Bảng 2.1 Quy định các giá trị q i , BP i i q i

Giá trị BP i quy định đối với từng thông số

Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho trong bảng thì WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng.

* Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQI DO )

Tính toán thông qua giá trị DO % bão hòa:

Bước 1: Với T là nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0 C), thì giá trị DO bão hòa được tính theo công thức:

- Giá trị DO % bão hòa:

Cp: DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100 Bước 2: Tính giá trị WQIDO:

Cp: giá trị DO % bão hòa

BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 2.2

Bảng 2.2: Quy định các giá trị BP i và qi đối với DO % bão hòa

- Giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1.

- 20 < giá trị DO% bão hòa< 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 2.2.

- 88 ≤ giá trị DO% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100.

- 112 < giá trị DO% bão hòa < 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 2.2.

- Nếu giá trị DO% bão hòa ≥200 thì WQIDO bằng 1.

* Tính giá trị WQI đối với thông số pH

Bảng 2.3 Quy định các giá trị BP i và q i đối với thông số pH

- Nếu giá trị pH ≤ 5.5 thì WQIpH bằng 1.

- Nếu 5,5 < giá trị pH < 6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 2.3.

- Nếu 6 ≤ giá trị pH ≤ 8,5 thì WQIpH bằng 100.

- Nếu 8.5 < giá trị pH < 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 2.3.

- Nếu giá trị pH ≥ 9 thì WQIpH bằng 1. b Tính toán WQI

Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được áp dụng theo công thức sau:

- WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4

- WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục

- WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số tổng Coliform

- WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH. c So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá

Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá.

Bảng 2.4 Xác định mức chất lượng nước

WQI Mức đánh giá chất lượng nước Màu

91 – 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển

76 – 90 Sử dụng cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Xanh lá cây

51 – 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Vàng

26 – 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác Da cam

0 – 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai Đỏ

2.2.6 Phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm

Tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà nguồn nước có thể tiếp nhận đối với một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:

L tđ (kg/ngày) là tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô nhiễm đang xem xét;

Lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải được ký hiệu là Q s (m³/s) và được xác định theo hướng dẫn tại điểm 3.1 trong Phụ lục 3.

Q t (m 3 /s) là lưu lượng nước thải lớn nhất, được xác định theo hướng dẫn tại điểm 3.2 Phụ lục 3;

C tc (mg/l) là giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm quy định trong tiêu chuẩn chất lượng nước, nhằm đảm bảo mục đích sử dụng của nguồn nước đang được đánh giá, theo hướng dẫn tại điểm 3.2 Phụ lục 3.

86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m 3 /s)*(mg/l) sang (kg/ngày).

* Tính toán tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận

Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận đối với một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:

L n (kg/ngày) là tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận;

Q s (m 3 /s) là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải

C s (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nguồn nước trước khi tiếp nhận nước thải;

86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m 3 /s)*(mg/l) sang (kg/ngày).

* Tính toán tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước tiếp nhận

Tải lượng ô nhiễm của một chất ô nhiễm cụ thể từ nguồn xả thải đưa vào nguồn nước tiếp nhận được tính theo công thức:

L t (kg/ngày) là tải lượng chất ô nhiễm trong nguồn thải;

Q t (m 3 /s) là lưu lượng nước thải lớn nhất, được xác định theo hướng dẫn tại điểm 3.2 Phụ lục 3;

C t (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nước thải, được xác định theo hướng dẫn tại điểm 3.2 Phụ lục 3.

* Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải

Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với một chất ô nhiễm cụ thể từ một điểm xả thải đơn lẻ được tính theo công thức:

F s là hệ số an toàn, giá trị của hệ số

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả điều tra VÀ TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG các ngUồn NƯỚC thải trên địa bàn thị xã thuận an

3.1.1 Kết quả hiện trạng các nguồn xả thải nằm ngoài KCN

3.1.1.1 Số lượng phiếu điều tra thu được phân chia theo đơn vị hành chính

Nhóm ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ dẫn đầu với 64 phiếu, chiếm 22% tổng số phiếu, tiếp theo là nhóm sản xuất và gia công hàng may mặc với 38 phiếu, tương đương 13% Nhóm sản xuất phân bón ghi nhận số phiếu thấp nhất với chỉ 2 phiếu Số lượng phiếu thu thập theo các nhóm ngành được thể hiện rõ trong Hình 3.1.

Hình 3.1 Số lượng phiếu điều tra thu được phân chia theo ngành sản xuất Nhận xét:

Trong cuộc khảo sát 637 doanh nghiệp, tổng số lao động được ghi nhận là 137.911 người, trong đó có 101.593 người làm việc tại các doanh nghiệp và 36.318 người ở tại nhà trọ, chiếm tỷ lệ 26,3% Ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ có số lượng lao động cao nhất với 46.878 người, tương đương 34%, tiếp theo là ngành sản xuất trang phục.

Số lƣợng phiếu thu nhập thông tin theo đơn vị hành chính

ThuậnBình HòaBìnhVĩnh PhúHưngAn Thạnh An Phú Lái Thiêu GiaoChuẩnĐịnh

Doanh nghiệp Nhà Trọ và hàng may mặc 21.167 người chiếm 15,3% Ngành Sản xuất hóa chất, phân bón ít nhất là 210 người.

3.1.1.2 Kết quả công tác điều tra về các nguồn xả thải ngoài khu KCN

Hình 3.2 Phân bố số lượng phiếu thu nhập thông tin theo đơn vị hành chính Nhận xét:

Theo thống kê, trong số 350 cơ sở kinh doanh nhà trọ, có 15 nhóm ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu, bao gồm: chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, sản xuất kim loại, xây dựng và dịch vụ liên quan, sản xuất trang phục và hàng may mặc, sản xuất cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất nước uống, sản xuất cao su và nhựa, sản xuất hóa chất và phân bón, kho và nhà xưởng, kinh doanh thương mại dịch vụ, keo sơn mực in, cùng với dịch vụ y tế.

3.1.1.3 Tải lượng nước thải của các cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN

Tổng nhu cầu sử dụng nước của 637 doanh nghiệp được khảo sát là 90.850,8 m³/ngày Trong đó, ngành sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống tiêu thụ lượng nước lớn nhất với 12.552 m³/ngày, chiếm 19% tổng nhu cầu Ngược lại, nhóm sản xuất hóa chất và phân bón có nhu cầu nước thấp nhất, chỉ khoảng 39 m³/ngày, chiếm 0,001%.

Nhu cầu sử dụng nước của các cơ sở sản xuất kinh doanh theo ngành nghề được thể hiện trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2 Nhu cầu sử dụng nước của các cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN

Stt Ngành nghề sản xuất kinh doanh

Số cán bộ, công nhân viên (người)

Nhu cầu sử dụng nước (m 3 /ngày)

01 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ 64 46.878 8.278

03 Xây dựng, dịch vụ liên quan 3 968 445,9

04 Sản xuất trang phục và hàng may mặc 38 21.167 6.785

06 Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống 17 7.767 12.552

07 Sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa 17 1.356 2.896

08 Sản xuất hóa chất, phân bón 2 180 39

09 Cho thuê kho bãi, nhà xưởng 4 127 39,6

11 Sản xuất bao bì, carton, giấy 21 3.268 11.486

12 Gốm sứ, thủ công mỹ nghệ 19 5.576 5.436

13 Sản xuất và gia công Giày, dép 20 7.140 6.728

Nguồn: Kết quả điều tra, thu thập thông tin 637 cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN trên địa bàn thị xã Thuận An

Theo thống kê, nồng độ năm thông số ô nhiễm chính trong nước thải bao gồm BOD5, COD, TSS, tổng N và tổng N từ 637 doanh nghiệp được phân tích Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau được trình bày trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3 Tải lượng các chất ô nhiễm từ các ngành nghề khác nhau

Stt Ngành nghề sản xuất kinh doanh

BOD 5 COD TSS Tổng N Tổng P

01 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ 198,67 430,46 256,62 2,90 2,98

03 Xây dựng, dịch vụ liên quan 9,36 19,17 7,58 0,14 0,05

04 Sản xuất trang phục và hàng may mặc 88,21 257,83 115,35 2,92 3,39

06 Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống 200,83 426,77 138,07 7,53 10,04

07 Sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa 81,09 153,49 43,44 1,88 1,16

08 Sản xuất hóa chất, phân bón 0,59 1,25 0,47 0,02 0,01

09 Cho thuê kho bãi, nhà xưởng 0,63 1,31 0,48 0,02 0,01

11 Sản xuất bao bì, carton, giấy 275,66 574,3 137,83 5,17 3,79

12 Gốm sứ, thủ công mỹ nghệ 76,1 168,52 70,67 1,30 3,26

Stt Ngành nghề sản xuất kinh doanh

BOD 5 COD TSS Tổng N Tổng P

13 Sản xuất và gia công

Tổng cộng 4725,5 2207,8 4725,5 201,69 169,44 b) Nồng độ ô nhiễm trong nước thải

Trong số 637 cơ sở sản xuất được điều tra, có 258 đơn vị áp dụng hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT), chiếm 40,5% Đáng chú ý, các cơ sở chưa trang bị HTXLNT chủ yếu là những cơ sở kinh doanh nhà trọ.

Kết quả phân tích 36 mẫu nước thải sau xử lý tại các doanh nghiệp cho thấy sự so sánh với QCVN 40:2011/BTMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cho thấy mức độ tuân thủ quy định về chất lượng nước thải.

- Đối với thông số pH: có 2/ 36 mẫu nước thải có không đạt quy chuẩn cho phép.

- Đối với thông số COD: có 6/36 mẫu nước thải vượt quy chuẩn từ 0,01 đến 4 lần.

- Đối với thông số BOD5: có 6/36 mẫu nước thải vượt quy chuẩn từ 1 đến 4,77 lần.

- Đối với thông số NH4 +: có 7/36 mẫu nước thải vượt quy chuẩn từ 1 đến 2,04 lần.

- Đối với thông số tổng Fe: có 5/36 mẫu nước thải vượt quy chuẩn 1,4 lần.

- Đối với thông số dầu mỡ, Cd, Coliform các mẫu đều đạt quy chuẩn môi trường cho phép.

Nguyên nhân chính khiến các hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) không đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam bao gồm việc xây dựng đối phó, công suất xử lý không đủ, thiết kế không đảm bảo, cũng như việc vận hành và bảo dưỡng không đúng kỹ thuật và không thường xuyên Thêm vào đó, sự quá tải của hệ thống do không nâng cấp trạm xử lý khi nhà máy tăng công suất cũng là một yếu tố quan trọng.

3.1.1.4 Các nguồn nước thải phi công nghiệp trên địa bàn thị xã Thuận An

Hiện nay, nước thải sinh hoạt của các hộ dân chủ yếu được xử lý bằng bể tự hoại, sau đó thấm ra khu đất xung quanh Một phần nhỏ nước thải này cũng thoát ra các kênh, rạch và sông suối, nhưng tỷ lệ này không đáng kể.

Tính đến cuối tháng 12/2014, dân số thị xã Thuận An là 453.389 người Dựa trên Quyết định số 88/QĐ-UBND của tỉnh Bình Dương ban hành ngày 13/01/2014, lưu lượng và tải lượng sinh hoạt của thị xã Thuận An được tính toán và trình bày chi tiết trong Bảng 3.4.

Bảng 3.4 Tải lượng các chất ô nhiễm từ nước thải phi công nghiệp

Stt Nguồn thải Lưu lượng

3.1.1.5 Các nguồn nước thải từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn thị xã Thuận An

Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã Thuận An được đưa ra trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5 Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã Thuận An

STT LOẠI SỐ LƯỢNG (CON)

Tải lượng chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn thị xã Thuận

Chỉ số An được xác định theo Quyết định số 88/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương, hướng dẫn thu thập và tính toán chỉ thị môi trường trong giai đoạn 2013 – 2020 tại địa phương này.

Bảng 3.6 Tải lượng các chất ô nhiễm từ chăn nuôi

Stt Nguồn thải Lưu lượng

Tải lượng (Kg/ngày) BOD COD Tổng N Tổng P

3.1.2 Các nguồn thải từ các Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thị xã Thuận An

3.1.2.1 Tình hình các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn xã Thuận An

Trên địa bàn thị xã Thuận An có 3 KCN bao gồm:

Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) tọa lạc tại ba phường Bình Hòa, An Phú và Thuận Giao, được thành lập từ năm 1997 Nơi đây tập trung vào các loại hình công nghiệp sạch và công nghệ cao, cam kết không gây ô nhiễm môi trường.

Khu công nghiệp Đồng An, được thành lập từ năm 1996, có tổng diện tích 138,7 ha và tọa lạc tại phường Bình Hòa Hiện tại, toàn bộ diện tích đất của khu công nghiệp đã được cho thuê, phục vụ cho nhiều loại hình sản xuất công nghiệp đa dạng.

+ Khu công nghiệp Việt Hương: Đây là khu công nghiệp được xây dựng đầu tiên tại Bình Dương, có diện tích 36,064 ha, nằm tại địa phận phường Thuận Giao.

Tổng diện tích của 3 khu công nghiệp là 674,674 ha Đến tháng 9/2015, đã cho thuê 617,91 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 100%, với 377 doanh nghiệp đang hoạt động.

Tình hình thu hút đầu tư của các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An được trình bày ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7 Tình hình thu hút đầu tư của các KCN tính trên địa bàn thị xã Thuận An tính đến tháng 9/2015

Diện tích đã qui hoạch (ha)

Diện tích đã cho thuê (ha)

Tỷ lệ lấp đầy diện tích (%)

Số doanh nghiệp đang hoạt động

2 Khu công nghiệp Đồng An 138,7 92,84/92,84 100 103

Nguồn: Tổng hợp từ các mẫu phiếu điều tra do Đề tài thực hiện và Ban Quản lý các

KCN Bình Dương (05/2015) Nhận xét:

Thị xã Thuận An có ba khu công nghiệp lớn là VN-Singapore (VSIP), Đồng An và Việt Hương, với tổng diện tích quy hoạch lên tới 674,674 ha và 377 doanh nghiệp đang hoạt động Khu vực này có nguy cơ ô nhiễm cao hơn so với các xã khác Ngoài ra, thị xã còn có hai cụm công nghiệp là An Thạnh và Bình Chuẩn, với diện tích lần lượt là 31,97 ha và 69,43 ha.

3.1.2.2 Hiện trạng thoát nước và xử l nước thải các khu công nghiệp

Hiện nay, KCN Đồng An 1 và Việt Hương 1 đã thực hiện đấu nối 100 % các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN về HTXLNT của KCN KCN VISIP, ngoài

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT THEO WQI TẠI CÁC SÔNG, SUỐI, KÊNH, RẠCH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN 42

3.2.1 Chất lượng nước mặt tại sông Sài Gòn thuộc thị xã Thuận An Để đánh giá chất lượng nước mặt sông Sài Gòn trên địa bàn thị xã Thuận An, báo cáo tham khảo số liệu quan trắc nước mặt sông Sài Gòn tại vị trí các hợp lưu sông Sài Gòn và rạch Vĩnh Bình 50 m về phía hạ lưu của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015.

Hình 3.5 WQI của sông Sài Gòn tại Thị xã Thuận An giai đoạn 2011 – 2015 Nhận xét:

Kết quả tính chỉ số chất lượng nước (WQI) cho sông Sài Gòn tại hợp lưu với rạch Vĩnh Bình trong giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy rằng chất lượng nước vẫn ở mức khá tốt Điều này cho phép sông Sài Gòn có thể được sử dụng cho mục đích sinh hoạt, miễn là có các biện pháp xử lý phù hợp được thực hiện.

Chất lượng nước mặt (WQI) rạch Bình Nhâm

3.2.2 Chất lượng nước mặt tại các kênh rạch chính

Kết quả quan trắc nước mặt tại rạch Bình Nhâm cho thấy các chỉ tiêu dinh dưỡng như amoni, nitrit và phosphate đều vượt quá quy chuẩn QCVN 08:2015/BTMNT cột B1 Đặc biệt, chỉ tiêu amoni vượt mức cho phép từ 1,1 đến 8,9 lần, cho thấy tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại khu vực này.

Trên cơ sở đó, tác giả đã tính toán giá trị WQI từ năm 2012 đến năm 2015 cho rạch Bình Nhâm và thể hiện qua đồ thị như sau:

Hình 3.6 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Bình

Chất lượng nước mặt rạch Bình Nhâm đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, hiện chỉ phù hợp cho mục đích tưới tiêu Nguyên nhân chính là do rạch tiếp nhận nước thải từ khu dân cư, chủ yếu là nước thải phi công nghiệp chưa được xử lý.

Chất lượng nước mặt (WQI) hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn tại cầu

3.2.2.2 Hệ thống kênh rạch Chòm Sao – Suối Đờn

Kết quả quan trắc nước mặt tại hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn cho thấy các chỉ tiêu dinh dưỡng như amoni, nitrit và phosphate đều vượt mức quy chuẩn QCVN 08:2015/BTMNT cột A2 Đặc biệt, chỉ tiêu amoni có mức vượt cao nhất, lên đến 63,7 lần so với quy định cho phép.

Tác giả đã tiến hành tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) cho rạch Chòm Sao – Suối Đờn tại cầu Bà Hai trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, và kết quả được trình bày qua đồ thị dưới đây.

Hình 3.7 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) hệ thống rạch Chòm Sao –

Suối Đờn tại cầu Bà Hai Nhận xét:

Chất lượng nước mặt của hệ thống Chòm Sao – Suối Đờn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu do tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý từ khu dân cư và nước thải công nghiệp trong lưu vực.

Chất lượng nước mặt (WQI) tại rạch Búng

Kết quả quan trắc nước mặt rạch Búng cho thấy các chỉ tiêu dinh dưỡng như amoni, nitrit và phosphate đều vượt quá quy chuẩn QCVN 08:2015/BTMNT cột A2 Đặc biệt, chỉ tiêu nitrit vượt mức cho phép cao nhất, lên đến 62,5 lần.

Trên cơ sở đó, tác giả đã tính toán giá trị WQI từ năm 2012 đến năm 2015 cho rạch Búng và thể hiện qua đồ thị như sau:

Hình 3.8 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại rạch

Lượng nước mặt của rạch đã bị suy giảm do đây là nơi tiếp nhận nước từ hệ thống rạch Chòm Sao - Suối Đờn.

Kết quả quan trắc nước mặt suối Cát cho thấy các chỉ tiêu dinh dưỡng như amoni, nitrit và phosphate đều vượt quá quy chuẩn QCVN 08:2015/BTMNT cột A2, với chỉ tiêu nitrit vượt cao nhất lên tới 116 lần so với mức cho phép.

Trên cơ sở đó, tác giả đã tính toán giá trị WQI từ năm 2012 đến năm 2015 cho rạch Suối Cát và thể hiện qua đồ thị như sau:

Chất lượng nước mặt (WQI) tại suối Cát

Chất lượng nước mặt (WQI) tại rạch Bà Lụa

Hình 3.9 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại suối

Chất lượng nước mặt của suối Cát đã suy giảm đáng kể do tiếp nhận nước thải phi công nghiệp chưa qua xử lý và nước thải công nghiệp từ phía thượng nguồn.

Kết quả quan trắc nước mặt rạch Bà Lụa cho thấy chất lượng nước tương đối tốt, với hầu hết các chỉ tiêu đạt và vượt quy chuẩn QCVN 08:2015/BTMNT cột A2 Đặc biệt, chỉ tiêu amoni vượt quy chuẩn cao nhất là 11,7 lần.

Trên cơ sở đó, tác giả đã tính toán giá trị WQI từ năm 2012 đến năm 2015 cho rạch Bà Lụa và thể hiện qua đồ thị như sau:

Hình 3.10 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại rạch Bà Lụa

Chất lượng nước mặt (WQI) tại kênh D

Chất lượng nước mặt của rạch Bà Lụa đang có dấu hiệu phục hồi tích cực nhờ vào những nỗ lực cải thiện môi trường nước từ chính quyền và cộng đồng địa phương Sự cải thiện này cho thấy sự quan tâm và hành động của cả chính quyền và người dân trong việc bảo vệ nguồn nước.

Kết quả quan trắc nước mặt tại kênh D cho thấy các chỉ tiêu dinh dưỡng như amoni, nitrit và phosphate đều vượt quá quy chuẩn QCVN 08:2015/BTMNT cột B1 Đặc biệt, chỉ tiêu nitrit vượt mức cho phép cao nhất, lên đến 80,3 lần.

Trên cơ sở đó, tác giả đã tính toán giá trị WQI từ năm 2012 đến năm 2015 cho rạch Kênh D và thể hiện qua đồ thị như sau:

Hình 3.11 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại kênh

Kênh D đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ ô nhiễm nước mặt, chủ yếu do tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý từ khu dân cư và nước thải công nghiệp trong khu vực.

Chất lượng nước mặt (WQI) tại kênh Bình Hòa

Kết quả quan trắc nước mặt tại kênh Bình Hòa cho thấy các chỉ tiêu dinh dưỡng như amoni, nitrit và phosphate đều vượt quá quy chuẩn QCVN 08:2015/BTMNT cột B1 Đặc biệt, chỉ tiêu amoni vượt mức cho phép cao nhất, lên đến 118 lần.

Trên cơ sở đó, tác giả đã tính toán giá trị WQI từ năm 2012 đến năm 2015 cho kênh Bình Hòa và thể hiện qua đồ thị như sau:

Hình 3.12 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại kênh Bình

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC NGUỒN THẢI 52

3.3.1 Cơ sở hạ tâng kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An

Để cải thiện quản lý môi trường tại địa phương, Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường triển khai dự án xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu quan trắc và công tác bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong khu vực.

Phần mềm đã được triển khai và thu thập dữ liệu môi trường toàn thị xã một cách có hệ thống, bao gồm thông tin về chất lượng môi trường và sự tuân thủ quy định của các nguồn thải Tất cả dữ liệu này được tổ chức và lưu trữ dưới dạng tập tin trên hệ thống tin học.

Phần mềm không chỉ lưu trữ thông tin số mà còn cung cấp công cụ quản lý và phân tích môi trường, hỗ trợ công tác quản lý môi trường tại thị xã Điều này phù hợp với yêu cầu của Kế hoạch Bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015.

3.3.2 Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An

Thị xã Thuận An hiện có 18 cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường, trong đó Phòng Tài nguyên và Môi trường có 8 người, bao gồm 2 biên chế và 6 hợp đồng.

Tất cả 10 xã/phường đều có cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường và đã được đào tạo chuyên môn về quản lý môi trường trong 06 hợp đồng.

Ủy ban nhân dân thị xã đã thành lập Đội công tác liên ngành với sự tham gia của các cơ quan như Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an thị xã, Phòng Kinh tế, và Đội Quản lý thị trường số 2 Đội có nhiệm vụ kiểm tra đột xuất hoạt động bảo vệ môi trường và thương mại của các doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời xử lý kịp thời các phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp gây ra.

3.3.3 Hiện trạng hạ tầng thoát nước mưa và nước thải khu vực thị xã Thuận An

- Hệ thống thoát nước thải trên địa bàn thị xã Thuận An:

Hệ thống cống thoát nước mưa trên địa bàn thị xã Thuận An còn rất hạn chế tập trung chủ yếu tại các khu vực sau:

+ Dọc theo các tuyến đường chính như đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đường ĐT 743A, đường ĐT 743C;

+ Trong các KCN, kết nối với các tuyến thoát nước dọc các tuyến được chính và các kênh rạch trên địa bàn như KCN VSIP, KCN Đồng An;

+ Trong các Khu đô thị, khu dân cư mới được đầu tư như Khu đô thị Lái Thiêu, Khu dân cư Việt Sing,

- Hệ thống thu gom nước thải trên địa bàn thị xã Thuận An:

Nước thải phi công nghiệp từ các hộ gia đình cần được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi được xả ra các kênh, rạch trong khu vực.

+ Nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh sau xử lý được thải ra hệ thống thoát nước mưa của khu vực.

Trên địa bàn thị xã chưa có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt.

3.3.4 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu môi trường giai đoạn 2011 -2015

Qua 5 năm thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn thị xã Thuận An đã được các chỉ tiêu đề ra cụ thể như:

- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 95,9% (mục tiêu đặt ra 90%);

- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn y tế đạt 95% (mục tiêu đề ra 100%).

- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,8%.

- Tỷ lệ hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 98%.

- 100% các dự án đầu tư mới được bố trí phù hợp với quy hoạch;

- Không thực hiện được chỉ tiêu xử lý 50% nước thải phi công nghiệp đô thị.

- Mật độ cây xanh đô thị đạt 5,6m 2 /người (mục tiêu đặt ra 5 – 10 m 2 /người);

3.3.4.1 Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu

Qua 05 năm thực hiện Kế hoạch Bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận

Các ngành, đoàn thể, xã, phường đã tham gia tích cực và hiệu quả vào công tác bảo vệ môi trường, đúng theo tiến độ kế hoạch đề ra Nhờ đó, công tác này đã dần đi vào nề nếp và đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào sự phát triển ổn định của địa phương.

Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đã được tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường Sự chuyển biến này đã tạo ra những phong trào quần chúng tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong mọi tầng lớp nhân dân.

Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được tổ chức một cách hoàn chỉnh, với việc phân cấp và ủy quyền trong quản lý môi trường bước đầu mang lại hiệu quả Điều này đã tăng cường tính chủ động trong công tác bảo vệ môi trường tại các phường, xã.

Công tác thanh kiểm tra bảo vệ môi trường tại thị xã được thực hiện đồng bộ, giúp xử lý kịp thời các khiếu kiện và điểm nóng ô nhiễm Việc chế tài và xử lý vi phạm môi trường đã được tăng cường, đồng thời công tác xử lý chất thải của các cơ sở đã đạt được kết quả tương đối tốt.

Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực với sự phân công trách nhiệm rõ ràng, giúp tình trạng ùn ứ chất thải rắn không còn xảy ra và giảm đáng kể số lượng các điểm rác tự phát.

3.3.4.2 Công tác thanh, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường, xử l các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, đô thị

Qua 5 năm thực hiện Kế hoạch Bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân thị xã đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiến hành thanh kiểm tra được tất cả là 845 trường hợp, qua đó đã ban hành và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tổng cộng 305 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với tổng số tiền phạt là 5,294 tỷ đồng, đồng thời buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong thời gian quy định, trong đó có 255 trường hợp đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu của nội dung quyết định (83,6%), 30 trường hợp chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu của quyết định (9,8%) và có 20 quyết định không thực hiện tất cả các nội dung của quyết định (6,6%).

Trong quá trình thanh kiểm tra, UBND thị xã đã xác định các điểm nóng về môi trường, bao gồm Suối Cát, rạch Chòm Sao, kênh D, kênh tiêu Phú Hội, các hộ chăn nuôi heo tại phường Bình Nhâm, và lò gốm tại phường Thuận Giao và Bình Chuẩn Cử tri thường xuyên phản ánh về những vấn đề môi trường này UBND thị xã đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, yêu cầu khắc phục những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường, hoặc yêu cầu ngưng hoạt động và chuyển đổi ngành nghề đối với những trường hợp không thể khắc phục.

3.3.4.3 Tình hình thực hiện các dự án khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An

Trong giai đoạn 2011 – 2015, trên địa bàn thị xã đã triển khai một số dự án khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, cụ thể như sau:

Bảng 3.10 Kết quả thực hiện các dự án khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An giai đoạn 2011 – 2015

STT Tên dự án Mục tiêu của dự án Đơn vị thực hiện

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN CÁC NGUỒN THẢI CỦA CÁC SÔNG RẠCH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN 56

3.4.1 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải từ các KCN

Hiện tại, thị xã Thuận An có 3 khu công nghiệp (KCN) và 2 cụm công nghiệp (CCN) đang hoạt động, tất cả đều có hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) tập trung Sau khi xử lý, nước thải được thải ra các nguồn tiếp nhận trong khu vực Cụ thể, KCN Việt Hương 1 xả nước thải đã xử lý ra suối Chòm Sao và rạch Búng, cuối cùng đổ vào sông Sài Gòn KCN VSIP xả nước thải ra kênh Bình Hòa và rạch Vĩnh Bình, cũng dẫn đến sông Sài Gòn KCN Đồng An 1 xả nước thải đã xử lý ra kênh D, kết thúc tại sông Sài Gòn.

Hiện trạng sử dụng đất các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An được thể hiện troang bảng 3.11.

Bảng 3.11 Hiện trạng sử dụng đất của các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An

Nguồn thải Diện tích 2014 (ha) Hệ số lấp đầy (%)

Nguồn: Cổng thông tin điện tử BQL các KCN

Hiện trạng xử lý nước thải tại các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An được thể hiện trong bảng 3.12.

Bảng 3.12 Hiện trạng xử l nước thải của các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An

Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT)

Hiện trạng nước thải đầu ra

Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT)

Hiện trạng nước thải đầu ra

Hương 1.500 669 Đạt tiêu chuẩn môi trường (QCVN

An 2.500 2.209 Đạt tiêu chuẩn môi trường đa số các chỉ tiêu, còn lại một số chỉ tiêu vượt (QCVN 40:2011/BTNMT-B)

Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường của các KCN

Tổng lượng nước thải từ các khu công nghiệp (KCN) và doanh nghiệp (DN) trong KCN tại thị xã Thuận An đạt 19.624 m³/ngày, với tải lượng các chất ô nhiễm đáng lưu ý.

Bảng 3.13 Tải lượng ô nhiễm do nước thải từ các KCN hiện hữu

Stt Tên KCN Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày-đêm)

COD BOD 5 SS Tổng N Tổng P

Theo Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 03 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khả năng tiếp nhận nước thải của các suối và kênh đối với các khu công nghiệp đã được đánh giá Cụ thể, với lưu lượng xả thải 669 m³/ngày từ KCN Việt Hương 1, khả năng tiếp nhận nước thải của suối Chòm Sao được tính toán và ghi nhận là 1065,24 m³/ngày Các kết quả chi tiết về khả năng tiếp nhận nước thải từ các nguồn khác cũng được trình bày trong báo cáo.

Bảng 3.14 Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Chòm Sao

Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm trên suối Chòm Sao theo QCVN 08:20015/BTNMT, cột A2 cho thấy suối này không còn khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm Đối với KCN VSIP, với lưu lượng xả thải 16.746 m³/ngày, khả năng tiếp nhận nước thải vào kênh Bình Hòa cần được xem xét kỹ lưỡng.

Bảng 3.15 Khả năng tiếp nhận nước thải của kênh Bình Hòa

Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm theo QCVN 08:20015/BTNMT, cột A2 cho thấy kênh Bình Hòa không còn khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm Đối với KCN Đồng An 1, với lưu lượng xả thải 2.209 m³/ngày, khả năng tiếp nhận nước thải vào nguồn tiếp nhận là kênh D cần được xem xét kỹ lưỡng.

Bảng 3.16 Khả năng tiếp nhận nước thải của kênh D

Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận ô nhiễm trên đoạn suối theo QCVN 08:20015/BTNMT, cột A2 cho thấy rằng đoạn kênh D hiện đã vượt quá khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm.

3.4.2 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải từ các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN

Theo khảo sát từ 637 doanh nghiệp và nhà trọ tại thị xã Thuận An, số lượng doanh nghiệp xả thải ra các nguồn khác nhau đã được ghi nhận.

Bảng 3.17 Thống kế số lượng các nguồn thải ra các kênh rạch trên địa bàn thị xã

Kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu xả thải vào các nguồn nước như suối Cát, Suối Bưng Cù, Rạch Vĩnh Bình, Rạch Lái Thiêu, Rạch Chòm Sao, Rạch Cầu Mới và Kênh Bình Hòa.

3.4.3 Đánh giá khả năng tiếp nhận của Suối Cát

Suối Cát đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước thải phi công nghiệp, nước sản xuất và nước mưa tại phường Bình Chuẩn và phường An Thạnh Theo khảo sát, có 17 doanh nghiệp đang xả thải ra môi trường, với nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm cho suối Cát.

Bảng 3.18 Hiện trạng xử l nước thải của các cơ sở xả thải ra suối Cát

Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT)

Công suất (m 3 /ngđ) Năm vận hành Hiện trạng nước thải đầu ra (08/2015)

Công ty TNHH Shyang Hung

Cheng 590 1998 Đạt quy chuẩn môi trường (QCVN

Công ty TNHH Chung Lương

Việt Nam 1800 2000 Đạt quy chuẩn môi trường (QCVN

Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT)

Hiện trạng nước thải đầu ra (08/2015)

Công ty TNHH Hài Mỹ 600 2000

Không đạt quy chuẩn môi trường (QCVN 40:2011/BTNMT-A) do

Công ty cổ phần thép Nam Kim 35 2003 Đạt quy chuẩn môi trường (QCVN

DNTN Ông Đức 60 2004 Đạt tiêu chuẩn môi trường (QCVN

Tổng lưu lượng nước thải phát sinh hiện nay khoảng 3.085 m 3 /ng.đ với tải lượng ô nhiễm các thành phần ô nhiễm chính như sau:

Bảng 3.19 Tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải ra suối Cát

Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

Công ty TNHH Hài Mỹ 600 9,6 21 6,54 1,11

Công ty cổ phần thép

Đánh giá khả năng tiếp nhận của suối Cát được thực hiện theo phụ lục 1 của thông tư số 02/2009/TT-BTNMT, ban hành ngày 19 tháng 03 năm 2009 bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường, với tổng số liệu là 3085, 63,135, 139,765, 39,3984 và 1,39355.

Bảng 3.20 Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Cát

Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận ô nhiễm trên suối Cát theo QCVN 08:20015/BTNMT, cột A2 cho thấy đoạn suối này không còn khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô nhiễm Tuy nhiên, vẫn có khả năng tiếp nhận đối với NO3 —N.

3.4.4 Đánh giá khả năng tiếp nhận của Suối Bưng Cù

Suối Bưng Cù, nằm tại phường Bình Chuẩn giáp thị xã Tân Uyên, chủ yếu đảm nhận chức năng tiêu thoát nước sinh hoạt và nước mưa cho phường Bình Chuẩn và phường An Phú, trước khi chảy ra sông Đồng Nai Hiện tại, trên địa bàn phường có 36 doanh nghiệp xả thải ra cống thoát nước dọc theo đường ĐT 743, dẫn đến suối Bưng Cù Một số doanh nghiệp tiêu biểu trong số này đã thải trực tiếp ra suối Bưng Cù.

Bảng 3.21 Hiện trạng xử l nước thải của các nguồn thải ra suối Bưng Cù

Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT)

Hiện trạng nước thải đầu ra

Không đạt quy chuẩn môi trường (QCVN 40:2011/BTNMT-A) do pH, NH4 vượt chuẩn

Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT)

Hiện trạng nước thải đầu ra

Hoshin Precision 10 2003 Không đạt quy chuẩn môi trường

(QCVN 40:2011/BTNMT-A) do pH vượt chuẩn

Không đạt quy chuẩn môi trường (QCVN 14:2008/BTNMT-A) do COD, BOD5, SS, NH4, Coliform vượt chuẩn

Không đạt quy chuẩn môi trường (QCVN 40:2011/BTNMT-A) do chỉ tiêu Tổng P vượt chuẩn

Tổng lưu lượng nước thải phát sinh hiện nay khoảng 310 m 3 /ng.đ với tải lượng ô nhiễm các thành phần ô nhiễm chính như sau:

Bảng 3.22 Tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải ra suối Bưng Cù

Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

Công ty TNHH Hoshin Precision 10 0,4 0,9 0,014 0,0035

Công Ty TNHH Một Thành Viên Hoàng

Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu 110 1,43 3,41 0,2464 1,232

Theo phụ lục 1 – thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 03 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khả năng tiếp nhận của suối Bưng Cù được đánh giá với tổng số 310, chỉ số 25,22, 54,17, 6,536 và 1,8385.

Bảng 3.23 Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Bưng

Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của đoạn suối Bưng Cù theo QCVN 08:20015/BTNMT, cột A2, cho thấy đoạn suối này đã không còn khả năng tiếp nhận các chất ô nhiễm Tuy nhiên, trong số các thông số được xem xét, đoạn suối vẫn có khả năng tiếp nhận tải lượng đối với NO3—N.

3.4.5 Đánh giá khả năng tiếp nhận của Rạch Chòm Sao

Rạch Chòm Sao, nằm trên địa bàn phường An Phú và phường Thuận Giao, tiếp nhận nước mưa và nước thải từ KCN Việt Hương cùng các doanh nghiệp trong khu vực Rạch này chảy ra Rạch Búng và cuối cùng đổ vào sông Sài Gòn Hiện tại, có 25 doanh nghiệp thải nước ra cống thoát nước dọc đường 22/12, dẫn đến Rạch Chòm Sao Một số doanh nghiệp tiêu biểu thải nước ra rạch này.

Bảng 3.24 Hiện trạng xử l nước thải của các nguồn xả thải ra rạch Chòm Sao

Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT)

Công suất (m 3 /ngđ) Năm vận hành Hiện trạng nước thải đầu ra (08/2015)

Công ty TNHH Minh Long I 390 1999

Không đạt quy chuẩn môi trường (QCVN

Công ty TNHH Gốm sứ

Cường Phát 188 1999 Đạt quy chuẩn môi trường

TEXTILE VN 4 2005 Đạt quy chuẩn môi trường (QCVN 40:2011/BTNMT- A)

CÔNG TY TNHH UNIQUE 28 2006 Đạt quy chuẩn môi trường

Không đạt quy chuẩn môi trường (QCVN

Không đạt quy chuẩn môi trường (QCVN

28:2010/BTNMT-A) do pH vượt chuẩn

Công Ty TNHH May Mặc

Không đạt quy chuẩn môi trường (QCVN

Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ

Thuận An 23 2001 Đạt quy chuẩn môi trường

Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT)

Hiện trạng nước thải đầu ra (08/2015)

Công ty TNHH TM-DV-Chế biến gỗ Khoa Lâm 20 2010 Đạt quy chuẩn môi trường

Công ty TNHH Mai Co 58 1999

Không đạt quy chuẩn môi trường (QCVN

40:2011/BTNMT-A) do chỉ tiêu COD, BOD5, SS vượt

Tổng lưu lượng nước thải phát sinh hiện nay khoảng 1505 m 3 /ng.đ với tải lượng ô nhiễm các thành phần ô nhiễm chính như sau:

Bảng 3.25 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải ra rạch Chòm Sao

Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

Công ty TNHH Minh Long I 390 3,51 7,8 5,46 0,351

Công ty TNHH Gốm sứ Cường Phát 188 2,632 5,64 0,0282 0,00564 Công ty TNHH G & I TEXTILE VN 4 0,26 0,57 0,21 0,031

Cty TNHH Columbia Asia Bình

Công Ty TNHH May Mặc Happy

Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ

Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

Công ty TNHH TM-DV-Chế biến gỗKhoa Lâm 20 0,14 0,36 0,0896 0,0082

Công ty TNHH Mai Co 58 2,378 5,104 0,19488 0,406

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CÁC SUỐI, KÊNH, RẠCH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ

3.5.1 Định hướng một số giải pháp tổng thể

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cần được rà soát và điều chỉnh để phân bố chức năng phát triển phù hợp với môi trường từng khu vực Cần hạn chế các hoạt động gia tăng nước thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Để phát triển công nghiệp bền vững, cần điều chỉnh không gian phát triển theo các tiểu lưu vực phù hợp với khả năng chịu tải Hạn chế và tiến tới ngừng thu hút các dự án có lưu lượng và tải lượng nước thải lớn, đồng thời ưu tiên đầu tư vào các ngành nghề ít gây ô nhiễm nước.

Để phát triển các khu dân cư bền vững, cần hạn chế sự gia tăng dân số cơ học và triển khai các dự án xây dựng khu dân cư xanh, thân thiện với môi trường tại các tiểu lưu vực có khả năng tiếp nhận nước thải Đồng thời, tăng cường các dự án nhà ở xã hội tập trung nhằm giải quyết tình trạng đông dân cư ở những khu vực gần kênh, rạch, nơi thường tiếp nhận nước thải.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng môi trường là ưu tiên hàng đầu tại Thị xã, bao gồm việc tìm kiếm nguồn vốn để nạo vét và khơi thông các kênh rạch Mục tiêu là xây dựng hệ thống thu gom nước thải theo từng tiểu lưu vực và xử lý nước thải một cách tập trung, nhằm cải thiện chất lượng môi trường sống.

3.5.2 Các giải pháp kỹ thuật

Bổ sung các điểm quan trắc nước mặt trên các tiểu lưu vực nhằm theo dõi diễn biến chất lượng nước và giám sát tác động của các nguồn thải đến môi trường nước.

Cải tạo và nâng cấp các tuyến thu gom nhằm giảm thiểu tác động môi trường; đánh giá công nghệ xử lý nước thải hiện tại của doanh nghiệp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả; đầu tư xây dựng và kết nối hệ thống thoát nước mưa và nước thải, đảm bảo thu gom và xử lý toàn bộ lượng nước thải phi công nghiệp phát sinh.

Nạo vét, khơi thông dòng chảy một số tuyến thu gom nước mưa và nước thải trên địa bàn;

Nghiên cứu, đầu tư xây dựng các hồ điều tiết, đảm bảo trên địa bàn không có khu vực ngập úng ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư.

Tiếp tục đầu tư xây dựng Nhà máy Xử lý nước thải Thuận An, bao gồm Tiểu dự án 2 và Tiểu dự án 3 tại thị xã Dĩ An và khu vực miếu Ông Cù, nhằm kiểm soát và thu gom nước thải sinh hoạt cũng như nước thải từ gia súc, gia cầm Dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ để đưa các nguồn nước thải vào hệ thống chung, đảm bảo xử lý hiệu quả, tránh thải trực tiếp ra môi trường, góp phần bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm.

Tiếp tục đầu tư vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải phi công nghiệp tại các khu đô thị, đặc biệt là những khu vực có nguồn nước mặt bị ô nhiễm.

3.5.3 Các giải pháp quản lý

3.5.3.1 Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra và kiểm soát ô nhiễm

Để nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường, cần tăng cường công tác kiểm tra và cấp phép liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước cũng như việc xả nước thải vào nguồn nước Điều này phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ và Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực xử lý môi trường, yêu cầu doanh nghiệp xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường Đồng thời, cần xử lý kiên quyết các vi phạm phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra, đồng thời chú trọng giám sát và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khắc phục sai phạm sau thanh tra.

3.5.3.2 Tăng cường năng lực quản lý các nguồn thải

Công tác quản lý nguồn thải hiện nay còn mang tính thủ công và thiếu sự đồng bộ, dẫn đến việc tốn thời gian và khó khăn trong việc kiểm soát các nguồn thải Do đó, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ là rất cần thiết Giải pháp này cần được thực hiện một cách thường xuyên để cải thiện hiệu quả quản lý.

Để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thải, cần thường xuyên tổ chức đào tạo cập nhật các văn bản pháp lý liên quan Đồng thời, mở lớp đào tạo nhằm nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, giúp quản lý hiệu quả cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và nguồn thải trên địa bàn.

Chương trình quan trắc chất lượng nước mặt sẽ được tiếp tục triển khai nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng nước tại thị xã, giúp kịp thời phát hiện và xử lý các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước.

Tăng cường nguồn nhân lực, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên nước và môi cấp xã, phường.

3.5.3.3 Tăng cường phối hợp giữa các cấp quản lý

Công tác phối hợp quản lý giữa các cấp hiện còn lỏng lẻo, với dữ liệu thiếu thống nhất và phân tán, chưa được cập nhật kịp thời Để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, việc thực hiện giải pháp này là cần thiết và phải được triển khai sớm Cần thiết lập chế độ báo cáo và cập nhật dữ liệu thường xuyên về tình hình phát sinh các nguồn thải, đồng thời tăng cường sự phối hợp trong quản lý các nguồn thải giữa các cán bộ quản lý môi trường ở các cấp trên địa bàn thị xã.

3.5.3.4 Xây dựng hệ thống WebGis quản lý dữ liệu các nguồn thải và chất lượng nước mặt

Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu chất lượng nước sông thông qua bản đồ số giúp cập nhật và chia sẻ thông tin nhanh chóng qua internet Phần mềm bao gồm các lớp dữ liệu như bản đồ địa chất, địa hình, hành chính, phát triển kinh tế - xã hội, vị trí tọa độ, đặc trưng nguồn thải, và diễn biến nồng độ các thông số cơ bản Việc này rất cần thiết để quản lý chất lượng nước mặt và kiểm soát ô nhiễm từ nước thải của khu đô thị, nhà máy và khu công nghiệp Giải pháp này có thể được triển khai song song hoặc sau khi hoàn thành mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt và nước thải.

3.5.3.5 Tuyên truyền nâng cao nhận thức

Ngày đăng: 08/09/2021, 13:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] UBND thị xã Thuận An, 2011. Đề tài ―Điều tra, khảo sát, đánh giá và phân loại các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn Thuận An đợt 2‖ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, khảo sát, đánh giá và phân loạicác cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bànThuận An đợt 2
[2] UBND thị xã Thuận An, 2013. Đề tài ―Nghiên cứu tác động do phát triển kinh tế - xã hội đến chất lượng nước rạch Vàm Bún và đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp bảo vệ nguồn nước‖ Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND thị xã Thuận An, 2013. Đề tài ―"Nghiên cứu tác động do phát triển kinh tế- xã hội đến chất lượng nước rạch Vàm Bún và đề xuất các biện pháp quản lý tổnghợp bảo vệ nguồn nước
[3] Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bình Dương, 2009. Đề tài ―Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn dòng chảy thủy văn đô thị phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị và chống ngập Vùng ven sông Sài Gòn - Tỉnh Bình Dương‖ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoahọc và thực tiễn dòng chảy thủy văn đô thị phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnhtrang đô thị và chống ngập Vùng ven sông Sài Gòn - Tỉnh Bình Dương
[4] Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bình Dương, 2010. Báo cáo khoa học tổng kết thực hiện đề tài ―Đất và đánh giá đất tỉnh Bình Dương‖ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất và đánh giá đất tỉnh Bình Dương
[5] Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bình Dương, 2012. Đề tài ―Đánh giá khả năng chịu tải của các dòng sông trên địa bàn tỉnh Bình Dương đê phục vụ cấp phép xả thải‖ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng chịutải của các dòng sông trên địa bàn tỉnh Bình Dương đê phục vụ cấp phép xả thải
[6] UBND tỉnh Bình Dương, 2011- 2014, 3 tháng đầu năm 2015. Báo cáo―Hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương‖ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương
[8] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Dương, 2005 - ―Quy hoạch tổng thể thủy lợi và cấp thoát nước tỉnh Bình Dương‖ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổngthể thủy lợi và cấp thoát nước tỉnh Bình Dương
[10] Lê Huy Bá, 2003. Đại cương quản trị môi trường - NXB. ĐHQG Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương quản trị môi trường
Nhà XB: NXB. ĐHQG Tp.HCM
[11] Lương Văn Việt, 2013. Quản lý Tài nguyên nước và Lưu vực Sông - Viện KHCN&amp;QLMT, ĐHCN Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Tài nguyên nước và Lưu vực Sông
[12] Nguyễn Thanh Sơn, 2005. Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam - NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo Dục
[13] Phùng Chí Sỹ, Nguyễn Thế Tiến (2014). Quy hoạch môi trường - NXB. Đại học Quốc gia Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch môi trường
Tác giả: Phùng Chí Sỹ, Nguyễn Thế Tiến
Nhà XB: NXB. Đại họcQuốc gia Tp.HCM
Năm: 2014
[15] Nguyễn Thị Phương Loan, 2005. Giáo trình tài nguyên nước - NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài nguyên nước
Nhà XB: NXB. Đại họcQuốc gia Hà Nội
[16] Lâm Minh Triết, 2006. Kỹ thuật môi trường - NXB. ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật môi trường
Nhà XB: NXB. ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh
[20] Tổng cục môi trường, 2011. Quyết định số 879/QĐ-TCMT Về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước. Hà Nội, 01/07/2011.Tài liệu tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc ban hành sổtay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước". Hà Nội, 01/07/2011
[7] Các kết quả thanh, kiểm tra các cơ sở về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An, 2011- 2014, 6 tháng đầu năm 2015 do các cơ quan chức năng thực hiện Khác
[9] Cục thông kê tỉnh Bình Dương, 2013. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương Khác
[14] Nguyễn Võ Ngân Châu, 2003. Giáo trình Tài nguyên nước Lục địa Khác
[17] Tổng cục môi trường, 2011 - Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) áp dụng cho các lưu vực sông Việt Nam - Hà Nội Khác
[18] Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2009. Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT: Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước Khác
[19] Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2008. QCVN 08:20015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w