1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Thương mại và Thị trường nội địa Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay. Thành tựu, tồn tại và giải pháp cho giai đoạn mới.

26 60 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thương mại và thị trường nội địa Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

b, Đặc điểm của thương mại nội địa - Đa dạng hóa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế và loại hình, hình thức kinh doanh.. Việc lưu thông hàng hóa đã được từng bước chuyển sang theo

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: NHŨNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN NAY 4

1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.1.1 Khái niệm Thương mại và Thương mại nội địa 4

1.1.2 Khái niệm Thị trường và Thị trường nội địa 4

1.2 Đặc điểm Thương mại và Thị trường nội địa giai đoạn 1986 đến nay 6

1.2.1 Thương mại nội địa giai đoạn 1986 đến nay 6

1.2.2 Thị trường nội địa giai đoạn 1986 đến nay 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN NAY 8

2.1 Những thành tựu đã đạt được của Thương mại và Thị trường nội địa giai đoạn 1986 đến nay 8

2.1.1 Thành tựu của Thương mại nội địa giai đoạn 1986 đến nay 8

Nguồn : Tính toán từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê 9

2.1.2 Thành tựu của Thị trường nội địa giai đoạn 1986 đến nay 13

2.2 Những tồn tại và hạn chế của Thương mại và Thị trường nội địa giai đoạn 1986 đến nay 16

2.2.1 Tồn tại và hạn chế của thương mại nội địa giai đoạn 1986 đến nay 16

2.2.2 Tồn tại và hạn chế của thị trường nội địa giai đoạn 1986 đến nay 17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN NAY 19

Trang 2

3.1 Giải pháp cho những tồn tại và hạn chế của Thương mại và Thị trường nội địa giai đoạn 1986 đến nay 19

3.1.1 Giải pháp cho những tồn tại và hạn chế của Thương mại nội địa giai đoạn

1986 đến nay 19 3.1.2 Giải pháp cho những tồn tại và hạn chế của Thị trường nội địa giai đoạn

1986 đến nay 20

3.2 Định hướng phát triển Thương mại và Thị trường nội địa thời kì mới 21

3.2.1 Định hướng phát triển Thương mại nội địa trong giai đoạn mới 21 3.2.2 Định hướng phát triển Thị trường nội địa trong giai đoạn mới 22

KẾT LUẬN 25

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Từ tháng 12/ 1986 Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế So với công cuộc cải cách và chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường ở các quốc gia khác, đổi mới ở Việt Nam có những nét đặc thù riêng Đổi mới ở Việt Nam diễn ra từ cả hai chiều “từ dưới lên” tức là các hợp tác xã, doanh nghiệp và “từ trên xuống” tức là các quyết định của Đảng và Nhà nước Mối quan hệ hai chiều ấy đã làm cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam diễn ra không có sự xung đột giữa “phía ” và “phía dưới” Cũng như không có các “cú sốc” quá mạnh được tạo ra bởi các chính sách và biện pháp điều chỉnh vĩ mô quá cứng rắn và duy ý trí của bộ máy lãnh đạo “phía trên”

Khác với các nước Đông Âu và Liên Xô trước đây, ở Việt Nam nhu cầu đổi mới các chính sách kinh tế đã xuất phát từ các lĩnh vực kinh tế chứ không phải là hệ quả của những biến động chính trị Trước khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế khép kín, quan hệ buôn bán chủ yếu với các nước xã hội chủ nghĩa Từ khi thực hiện chính sách đổi mới toàn diện Đảng và Nhà nước đã thay đổi tư duy thực hiện mở cửa nền kinh tế theo hướng “Việt Nam muốn làm bạn với tất

cả các nước ” Để thực hiện phương châm đổi mới đó trong gần 30 năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành và sửa đổi các chính sách kinh tế - xã hội cho phù hợp với tình hình mới Việt Nam đã đạt được những thành tựu về kinh tế và thương mại nội địa lẫn ngoại thương, xong vẫn gặp phải những hạn chế vướng mắc nhất định Một nền kinh

tế thực sự muốn phát triển và vươn xa ra thế giới điều trước tiên cần chú ý đến nội lực bên trong để củng cố cũng như chuẩn bị những bước đi tốt nhất Chính vì điều đó nhóm chúng tối đi nghiên cứu đề tài: “Thương mại và Thị trường nội địa Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay Thành tựu, tồn tại và giải pháp cho giai đoạn mới.”

Qua đó đưa ra những nhìn nhận về Thương mại và Thị trường nội địa trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay để có những giải pháp phát triển Thương mại và Thị trường nội địa vững chắc tiến tới phát triển ngoại thương

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHŨNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI VÀ

THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN NAY

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm Thương mại và Thương mại nội địa

a Khái niệm Thương mại

Thương mại là một phạm trù kinh tế ra đời và tồn tại gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Kinh tế hàng hóa Hoạt động kinh tế của những người thương gia thông qua mua bán để kiếm lời chính là hoạt động thương mại (T-H-T’)

Thông qua nghiên cứu Thương mại dưới các góc độ cơ bản: Hoạt động kinh tế, khâu của quá trình tái sản xuất xã hộ cũng như góc độ ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, chúng ta nhận thấy đặc trưng chung nhất của Thương mại là buôn bán, trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích sinh lợi nhuận

Từ đó rút ra Thương mại là: Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận

Theo Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005: Hoạt động Thương mại là hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác

b Khái niệm Thương mại nội địa

Thương mại nội địa phản ánh những quan hệ kinh tế thị trường của các chủ thể kinh tế của một quốc gia Các hoạt động thương mại nội địa về cơ bản diễn ra trong phạm vi biên giới của một quốc gia

Thương mại nội địa diễn ra trên thị trường nội địa, thương mại nội địa có thể được phân thành: Thương mại thành thị và Thương mại nông thôn, Thương mại vùng đặc biệt, thương mại biên, thương mại vùng sâu, vùng xa…

1.1.2 Khái niệm Thị trường và Thị trường nội địa

a Khái niệm Thị trường

Thị trường có thể được khái niệm theo nhiều cách khác nhau Chúng được xem xét từ nhiều gốc độ và được đưa ra vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá

Trang 5

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì thị trường chỉ địa điểm hay không gian của trao đổi hàng hoá, đó là nơi gặp gỡ giữa người bán, người mua, hàng và tiền và ở đó diễn ra các hoạt động mua bán Như vậy, phạm vi của thị trường được giới hạn thông qua việc xem xét bản chất hành vi tham gia thị trường, ở đâu có sự trao đổi, buôn bán, có

sự lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường Đây là cách hiểu thị trường gắn với yếu

tố địa lý của hành vi tham gia thị trường, đòi hỏi phải có sự hiệp hữu của đối tượng được đem ra trao đổi Nơi mua bán xảy ra đầu tiên là ở chợ, sau này mở rộng hơn về không gian thì khái niệm nơi mua bán cũng mở rộng hơn như ở cửa hàng, cửa hiệu cố định, siêu thị, Trung tâm thương mại…

Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thị trường là các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hoá cùng với các quan hệ kinh tế giữa người

và người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá và các dịch vụ

Thị trường là tổng thể những thoả thuận, cho phép những người bán và người mua trao đổi hàng hoá và dịch vụ Như vậy, thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể như cách hiểu theo nghĩa hẹp trên Người bán và người mua có thể không trực tiếp trao đổi, mà có thể qua các phương tiện khác để thiết lập nên thị trường

Xét theo mức độ khái quát thì thị trường còn được quan niệm là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó người mua, người bán bình đẳng cạnh tranh, số lượng người bán nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô của thị trường lớn hay nhỏ Sự cạnh tranh trên thị trường có thể do xảy ra giữa người bán, người mua hay giữa người bán

và người mua Việc xác định giá cả trên thị trường là do cung và cầu quyết định

Qua đó rút ra khái niệm chung nhất về Thị trường là: Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó

b Khái niệm Thị trường nội địa

Có nhiều cách tiếp cận về khái niệm Thị trường theo các góc dộ khác nhau Và khái niệm về Thị trường nội địa cũng được hiểu theo các khái niệm khác nhau xong nhìn chung vẫn đưa ra được đặc điểm chính Khái niệm về Thị trường nội địa là: Thị trường nội địa là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán trong phạm vi quốc gia

Trang 6

bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Thị trường này là thị phần của thị trường quốc tế chịu sự biến động cũng như chi phối của từng quốc gia Ngày nay hầu như không có thị trường quốc gia tồn tại độc lập, với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới các quốc gia tất yếu phải hội nhập

1.2 Đặc điểm Thương mại và Thị trường nội địa giai đoạn 1986 đến nay

1.2.1 Thương mại nội địa giai đoạn 1986 đến nay

a Các loại hình thương mại chủ yếu trên thị trường nội địa

- Các loại hình thương mại truyền thống: thương mại bán buôn, bán lẻ tại các cửa hàng, cửa hiệu; đại lý thương mại; thương mại chợ đô thị và nông thôn

- Các loại hình thương mại mới: Nhượng quyền thương mại; Thương mại trong các siêu thị, trung tâm thương mại, hội chợ thương mại, sàn giao dịch; Thương mại điện tử (qua mạng internet) và các loại phi truyền thống khác

b, Đặc điểm của thương mại nội địa

- Đa dạng hóa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế và loại hình, hình thức kinh doanh

- Thương mại liên tục phát triển về quy mô và tốc độ

- Cơ cấu thương mại biến đổi theo hướng tích cực, tạo ra thị trường ngày càng mang tính cạnh tranh

- Hệ thống phân phối có bước phát triển mới, mạng lưới kinh doanh được mở rộng

- Nguồn lực và hạ tầng thương mại được tăng cường và nâng cấp

1.2.2 Thị trường nội địa giai đoạn 1986 đến nay

a, Phân loại thị trường nội địa

- Thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ

-Thị trường bán buôn, bán lẻ

-Thị trường đô thị, nông thôn, miền núi và hải đảo, vùng biển

-Thị trường cả nước, thị trường địa phương và thị trường vùng lãnh thổ

-Thị trường theo cách phân loại khác ( thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, thị trường tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, thị trường sơ cấp và thứ cấp, thị trường đấu giá…)

Trang 7

b, Đặc điểm cơ bản của thị trường nội địa

- Nhiều thành phần và gia tăng sự xuất hiện các thể nhân, pháp nhân, người tiêu dùng nước ngoài

-Từ thị trường độc quyền của DNNN chuyển sang thị trường cạnh tranh của nhiều thành phần, nhiều chủ sở hữu và nhiều hình thức thương mại

-Vẫn đảm bảo sự gắn kết, tính thống nhất, không chia cắt giữa các địa phương, các vùng với thị trường cả nước, giữa thị trường trong nước và ngoài nước

-Đầy tiềm năng và hấp dẫn cho đầu tư phát triển

-Tăng trưởng nhanh về quy mô và thay đổi cơ cấu thị trường theo hướng hội nhập

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN NAY

2.1 Những thành tựu đã đạt được của Thương mại và Thị trường nội địa giai đoạn 1986 đến nay

2.1.1 Thành tựu của Thương mại nội địa giai đoạn 1986 đến nay

Sự phát triển của Thương mại hàng hóa, dịch vụ trong nước ở nước ta thời kỳ

1986 đến nay đã đạt được những thành tựu, thể hiện ở các mặt sau :

Thứ nhất, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trong nước liên tục tăng mạnh

qua các năm

Bảng 1 : Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thời kỳ 1991-2012 Năm Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng

Tốc độ tăng danh nghĩa

Trang 9

2011 24,2 4,7

Nguồn : Tính toán từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê

Trong thời kỳ 1991- 1995, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng bình quân trên 30%/năm Từ năm 1996 đến năm 2000, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chậm, ở mức 10 – 12% Thời kỳ 2001- 2005 , tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch

vụ có sự tăng trưởng trở lại với mức tăng bình quân 18%/năm Thời kỳ 2006-2008, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ vẫn duy trì ở mức cao, đạt bình quân 27%/năm Thời kỳ 2009- 2012, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ duy trì

ở mức trung bình, đạt bình quân 21%/năm Sự tăng trưởng này đã tạo ra sự sôi động

và những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, dịch vụ, góp phần

cơ cấu lại các khu vực và thị trường trong nước

Thứ hai, xóa bỏ cơ chế bao cấp về cơ bản và chuyển sang cơ chế thị trường

Việc lưu thông hàng hóa đã được từng bước chuyển sang theo cơ chế thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu, thương nhân được tự do hoạt động theo pháp luật và các quy luật của kinh tế thị trường Thị trường cạnh tranh bắt đầu xuất hiện với cường độ và quy mô ngày càng lớn Các loại độc quyền tạo ra từ

cơ chế cũ đã từng bước bị phá vỡ và xóa bỏ Các phương thức kinh doanh, phương thức mua bán ngày càng đổi mới, phong phú và linh hoạt hơn Hoạt động điều hòa cung cầu, điều tiết thị trường ngày càng tiến bộ và đã mang lại kết quả tích cực Sản xuất đã từng bước gắn với thị trường

Thứ ba, hình thành thị trường thống nhất, ổn định và thông suốt trên cả nước

Thị trường tự trạng thái chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính ‘‘ tự cung tự cấp’’ dần chuyển sang tự do lưu thông theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đã huy động được các tiềm năng về vốn, kỹ thuật vào lưu thông hàng hóa, làm cho thị trường trong nước sống động và phát triển, tổng mức lưu chuyển hàng hóa tăng nhanh

Thị trường thành thị, nhất là tại các thành phố và thị xã lớn từng bước tiếp cận với các hình thức tổ chức thương mại văn minh hiện đại, bước đầu đã thực hiện được vai trò trung tâm và đầu mối giao lưu kinh tế, phát luồng buôn bán

Thị trường nông thôn từng bước phát triển và mở rộng với sự đa dạng của loại hình thương nhận thuộc các thành phần kinh tế và đã cung cấp đủ hàng hóa cho nhu

Trang 10

cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, hàng chính sách cho đồng bào miền núi, tạo nhuồn hàng xuất khẩu ngày càng nhiều

Thị trường và hoạt động thương mại ở miền núi có sự phát triển khá rõ nét, góp phần chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế - xã hội miền núi Mặc dù có sự chênh lệch giữa các vùng, nhưng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ khu vực miền núi đã tăng lên rõ rệt Năm 1995, tỷ trọng lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của khu vực miền núi ở vùng Đông Bắc là 4,9%, vùng Tây Bắc 1,08%, vùng Tây Nguyên 2,5% thì đến năm

2000 đã lần lượt tăng lên là 5,3%, 2,4% và 3,56%

Thứ tư, hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều mặt hàng có

khả năng cạnh tranh khá

Từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên, Việt Nam đã vươn lên đáp ứng

đủ nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu ngày càng nhiều, với mức cao nhất là 5,3 triệu tấn và kim ngạch 1,3 tỷ USD năm 2005 Cơ cấu chủng loại hàng hóa có sự biến đổi phù hợp với sự tiến bộ về tiêu dùng : tỷ trọng hàng công nghiệp từ 44% tăng lên 45% trong khi tỷ trọng hàng lương thực, thực phẩm ừ 56% giảm xuống 55%

Thứ 5, từng bước hình thành các kênh lưu thông một số mặt hàng chủ yếu

Các mặt hàng quan trọng đối với nền kinh tế như xăng dầu, xi măng, phân bón, gạo, cà phê, cao su và một số mặt hàng nông sản, hàng công nghiệp tiêu dùng khác với sự tham gia đông đảo của các loại hình thương nhân thuộc các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, gắn sản xuất với tiêu dùng, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và đảm bảo các nhu cầu của sản xuất và đời sống trong nước Mạng lưới kinh doanh thương mại, dịch vụ tiếp tục được mở rộng trên cả ba địa bàn : thành thị, nông thôn và miền núi, thu hút sự tham gia của các chủ thể kinh doanh với nhiều qui mô, hình thức tổ chức và hình thức sở hữu khác nhau Tổ chức và phương thức kinh doanh, phương thức mua bán ngày càng phong phú và linh hoạt

Thứ sáu, phát triển được một đội ngũ thương nhân dông đảo và đa dạng

Thương mại tư nhân dưới hình thức công ty, cá nhân, hộ kinh doanh cá thể phát triển nhanh, nhất là từ khi Nhà nước ban hành Luật doanh nghiệp Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến tháng 12/1993, có 8334 xí nghiệp tư nhân, 3278 công ty trách nhiệm hữu hạn, 117 công ty cổ phần, thu hút gần nửa triệu lao động, tổng số vốn lên tới 3979 tỷ đồng Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2004, cả nước có 150000 doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, trong số đó doanh nghiệp hoạt

Trang 11

động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ chiếm tới 50-70% Ngoài ra còn 17000 chi nhánh, văn phòng đại diện và gần 3 triệu hộ kinh doanh cá thể trên phạm vi cả nước

Và có có 54.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên 1000 doanh nghiệp có cổ phần nhà nước, trên 15 doanh nghiệp FDI và 1,16 triệu hộ gia đình (trong tổng số 2,9 triệu

hộ gia đình của cả nước) chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại nội địa Ngoài

ra còn có trên 50 chi nhánh và trên 5000 văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động hỗ trợ như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại

Thứ bẩy, kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển theo hướng văn

minh, hiện đại

Hệ thống chợ truyền thống ngày một phát triển, chủ yếu khu vực nông thôn, nhất là khi có Nghị định 02/CP của Chính phủ và Quyết định 559/TTG của Thủ tướng Chính phủ Bên cạnh đó xuất hiện nhiều loại chợ mới: chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ văn hoá – du lịch, chợ ẩm thực

Hệ thống phân phối hiện đại bao gồm nhiều loại hình trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự phục vụ, hội trợ triển lãm thương mại, trung tâm giao dịch hàng hóa…đã và đang đang có xu hướng phát triển nhanh ở khu vực thành thị, nhất là ở vùng kinh tế trọng yếu Hạ tầng thương mại, hệ thống phân phối nói riêng mang tính chuyên nghiệp cao, ổn định, gắn kết chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi liên kết từ sản xuất, kinh doanh đến người tiêu dùng trên cơ sở phân chia thị trường theo khu vực địa

lý Các kho hàng bán buôn, các trung tâm logistics làm nhiệm vụ đặt hàng, phân loại, bao gói, chế biến và cung ứng hàng hóa cho mạng lưới bán lẻ, kèm theo những chương trình chăm sóc khách hàng, tiếp thị, phát triển thương hiệu liên tục được phát triển

Trước đây, các hoạt động xúc tiến thương mại qua những trung tâm hội chợ triển lãm chỉ do một số ít tổ chức của Chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu tham gia nhưng đến nay đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với tất cả doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước, kể cả những tổ chức nước ngoài tại Việt Nam Hiện nay, cả nước đã có 16 trung tâm hội chợ triển lãm tại 14 tỉnh, với tổng diện tích là 815.667m2

Những năm qua, ngoài các kho xây dựng từ thời kỳ kế hoạch hóa tập trung đã được nâng cấp, cải tạo hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng, đến nay đã hình thành hệ thống kho đa dạng cho các loại hình, gắn liền với các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và chợ đầu mối Năm 2007 cả nước có 1.958.643m² kho phục vụ thương mại,

Trang 12

đến năm 2011, cả nước có khoảng 3.153.427m² kho phục vụ thương mại, tăng 12,1%

so với năm 2010 và tăng 161% so với năm 2007

Từ năm 2003 đến năm 2007, cả nước xây dựng mới được 1.192 chợ, cải tạo nâng cấp 1.241 chợ, nâng tổng số chợ trên cả nước đến năm 2007 lên tới 8.173 chợ (trong đó chợ thành thị 1.772 chợ, chợ nông thôn 6.401 chợ; chợ hạng 1: 183 chợ, chợ hạng 2: 860 chợ, chợ hạng 3: 7.130 chợ) Từ năm 2008 đến năm 2011, cả nước xây mới được 804 chợ và cải tạo, nâng cấp được 1.747 chợ, nâng tổng số chợ cả nước năm

Các tập đoàn phân phối như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Lotte của Hàn Quốc đã và đang tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động với các mô hình phân phối hiện đại, quản lý tiên tiến, vừa tạo sức cạnh tranh, vừa góp phần phát triển hệ thống phân phối Việt Nam ngày càng văn minh, hiện đại

Hàng hóa được cung ứng tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân Đồng thời, gia tăng đầu tư đã giúp nâng cao tổng lượng vốn của Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn, trang thiết bị và hạ tầng cơ sở với số lượng và chất lượng tốt hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản xuất

Thứ tám, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế liên tục, không chỉ giải quyết

đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành mà tự thân thương mại nội địa cũng góp phần gia tăng GDP cho cả nước

Thương mại nội địa đóng góp một phần quan trọng trong tổng GDP của cả nước

Thứ chín, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nhất là lao động phổ

thông, góp phần giải quyết áp lực về mặt xã hội của một quốc gia đông dân như Việt Nam

Trang 13

Bình quân hàng năm tạo thêm hàng trăm nghìn công việc cho xã hội, tỉ trọng thương mại nội địa trong thương mại có xu hướng ngày càng tăng trong nền kinh tế quốc dân Nếu như tỉ lệ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 về việc làm của toàn nền kinh tế là 2,5%, thì tỉ lệ đó của thương mại nội địa là 4,25% năm 2001 và tăng dần, năm 2004 đạt 5,2%

Đến năm 2004, cả nước có 4.767.000 lao động làm việc trong thương mại nội địa, chiếm 11,5% tổng lao động xã hội

2.1.2 Thành tựu của Thị trường nội địa giai đoạn 1986 đến nay

Thị trường nội địa có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nhận thức rõ vị trí của thị trường nội địa trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và quyết sách lớn để phát triển thị trường lành mạnh, đúng hướng Sự thay đổi về quan điểm và chính sách kinh

tế đã đem lại những tác động tích cực trên thị trường hàng hoá dịch vụ Từ năm 1986, thị trường hàng hoá, dịch vụ nước ta có nhiều biến đổi lớn về chất và phát triển vượt bậc về lượng Qua 20 năm đổi mới, có thể đánh giá khái quát những thành tựu của thị trường nội địa như sau:

Thứ nhất, về cơ bản đã xoá bỏ cơ chế lưu thông cũ, chuyển sang cơ chế lưu

thông mới, khắc phục tình trạng “ngăn sông, cấm chợ”, hình thành thị trường thống nhất khá ổn định và thông suốt trong cả nước

Từng bước tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng trong môi trường hàng hoá được tự do mua bán, thương nhân được tự do hoạt động theo pháp luật và các yêu cầu của thị trường

Tự do hoá thương mại, tự do hoá lưu thông đã làm cho hàng hoá giao lưu thông suốt giữa các vùng trong cả nước, góp phần khai thác tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng doanh nghiệp, hình thành 3 cấp độ thị trường hàng hoá: cổ điển (sơ khai), phát triển và hiện đại

Tại thị trường thành thị (nhất là tại các thành phố và các thị xã lớn) các hình thức tổ chức thương mại văn minh, hiện đại, phát triển tương đối nhanh, làm cho thị trường thành thị trở thành trung tâm và đầu mối giao lưu kinh tế, phát luồng bán buôn

Thị trường nông thôn từng bước phát triển và mở rộng với sự đa dạng của loại hình thương nhân thuộc các thành phần kinh tế, đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong nước và tạo ra một nguồn hàng xuất khẩu ngày càng nhiều

Ngày đăng: 07/09/2021, 10:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 : Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thời kỳ 1991-2012  Năm  Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng - Thương mại và Thị trường nội địa Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay. Thành tựu, tồn tại và giải pháp cho giai đoạn mới.
Bảng 1 Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thời kỳ 1991-2012 Năm Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w