Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cung cấp nước tưới, tiêu nông nghiệp của công ty TNHH MTV Sông Chu – chi nhánh thủy lợi Bái Thượng hành phát ra 250 phiếu cho các hộ nông dân thuộc hai huyện Thọ Xuân và Thường Xuân. Phương pháp chọn mẫu: để đảm bảo độ khái quát và tính đại diện cho mẫu nghiên cứu,dựa trên phương pháp chọn mẫu của Chu Nguyễn Mộng Ngọc, tác giả lựa chọn “Phương pháp chọn mẫu có chủ đích”. Ở mỗi địa phương sẽ lựa chọn ra một số hộ nhất định căn cứ vào số hộ của các địa phương đó. Người trả lời phiếu là lao động nông nghiệp chính trong hộ. Do số hộ sử dụng nước tưới tiêu ở huyện Thường Xuân gấp 1,8 lần ở huyện Thọ Xuân nên tác giả lựa chọn phát 160 phiếu tại Thường Xuân và 90 phiếu tại Thọ Xuân. Lượng phiếu ở mỗi huyện sẽ tiến hành khảo sát ở các thôn khác nhau (việc cung cấp nước tưới tiêu phụ thuộc rất lớn vào địa hình của mỗi thôn). Vì số lượng thôn khá lớn, để tiết kiệm thời gian và chi phí, tác giả lựa chọn ra một số thôn có những đặc trưng nhất định (thôn có nhiều hộ sử dụng nước tưới tiêu) như: tại Thường Xuân, tiến hành phát phiếu cho thôn Thống nhất 2 (20 phiếu), thôn Xuân Thịnh (20 phiếu), Thôn Thống Nhất 1 (20 phiếu), Thôn Hưng Long (15 phiếu), Thôn Xuân Lập (20 phiếu), Thôn 3 Thọ Thanh (20 phiếu), thôn Hồng Kỳ (20 phiếu); tại huyện Thọ Xuân, tác giả tiến hành phát phiếu cho thôn Đoàn Kết (20 phiếu), Thôn Hữu Lễ 3 (20 phiếu), Thôn 6 Xuân Bái (20 phiếu); những xã ít hộ sử dụng và địa hình khó khăn hơn như tại Thường Xuân có thôn Quyết Tiến (5 phiếu), thôn Hòa Lâm (10 phiếu) và Khu I thị trấn Thường Xuân (10 phiếu); tại Thọ Xuân có các thôn Luận Văn 2 (10 phiếu), thôn 1 Xuân Bái (10 phiếu), Thôn Quyết Thắng 2 (2 phiếu); Thôn Minh Thành 2 (3 phiếu) và thôn 3 Xuân Bái (5 phiếu). Sau khi phát ra, tác giả thu về được 189 phiếu, trong đó có 18 phiếu không hợp lệ do trả lời không đủ câu hỏi hoặc trả lời sai. Còn lại 171 phiếu hợp lệ. 5. Dự kiến kết quả đạt được Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cung cấp nước tưới, tiêu nông nghiệp của công ty TNHH MTV Sông Chu – chi nhánh thủy lợi Bái Thượng tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ của đơn vị. 6. Bố cục của đề tài nghiên cứu Nội dung đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ nông nghiệp và sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ cung cấp nước tưới tiêu nông nghiệp của Công ty TNHH MTV Sông Chu – Chi nhánh Bái Thượng. Chương 3: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ cung cấp nước tưới tiêu nông nghiệp của Công ty TNHH MTV Sông Chu – Chi nhánh Bái Thượng. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP 1.1. Dịch vụ nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm dich vụ Ở mỗi góc độ, khái niệm dịch vụ được định nghĩa khác nhau. Theo cách hiểu chung nhất, dịch vụ là bất kỳ hoạt động hoặc lợi ích mà một bên có thể cống hiến cho bên kia, có tính chất vô hình và không dẫn đến việc sở hữu bất kỳ món gì. Việc sản xuất ra nó có thể hoặc không hề bị ràng buộc với một sản phẩm vật chất 7. Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, dịch vụ được hiểu là tổng hợp các hoạt động như cung ứng lao động, khoa học kỹ thuật, vật tư hàng hóa, thông tin thị trường… nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyễn Văn Thanh cho rằng: “Dịch vụ là một hoạt động lao động sáng tạo nhằm bổ sung giá trị cho phần vật chất và làm đa dạng hoá, phong phú hoá, khác biệt hoá, nổi trội hoá… mà cao nhất trở thành những thương hiệu, những nét văn hoá kinh doanh và làm hài lòng cao cho người tiêu dùng để họ sẵn sàng trả tiền cao, nhờ đó kinh doanh có hiệu quả hơn” 15. Như vậy có thể hiểu “dịch vụ là hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình tạo ra các sản phẩm vô hình, mang lại chuỗi giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của thị trường” 1.1.1.2. Khái niệm dịch vụ nông nghiệp, nông thôn Dịch vụ nông nghiệp gắn liền với cơ thể sống mà sự tồn tại và phát triển của nó tuân theo các quá trình sinh học. Quá trình sản xuất nông nghiệp được phân chia thành nhiều khâu, trong đó có những khâu cần thiết phải có sự hợp tác lao động, phải sử dụng dịch vụ mới đạt hiệu quả cao. Dịch vụ nông thôn được hiểu là toàn bộ hoạt động phục vụ chuẩn bị các yếu tố đầu vào, sản xuất, thu gom, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nhằm tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp diễn ra nhanh chóng và hiệu quả 10. Dịch vụ, xét trong phạm vi toàn xã hội, gồm toàn bộ những hoạt động gián tiếp để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, bao gồm: + Những hoạt động phục vụ cho sản xuất. + Những hoạt động phục vụ cho đời sống. Xét trong phạm vi ngành nông nghiệp, dịch vụ được phân ra: + Những hoạt động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. + Những hoạt động phục vụ cho đời sống nông thôn. Dịch vụ nông nghiệp, bao gồm: + Những hoạt động cung ứng các loại vật tư “đầu vào” và vốn cho sản xuất nông nghiệp. + Những hoạt động bao tiêu các loại sản phẩm “đầu ra” từ sản xuất nông nghiệp của nông dân. + Những hoạt động tạo ra những điều kiện yếu tố thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp của các hộ (nếu để từng hộ tự làm thì hoặc họ không thể làm được hoặc làm thường bị lỗ do quy mô dịch vụ nhỏ hơn quy mô hòa vốn và chất lượng thấp do không chuyên). Dịch vụ nông thôn, bao gồm: + Những hoạt động cung ứng các vật phẩm tiêu dùng cho đời sống nông thôn. + Những hoạt động tạo ra những điều kiện yếu tố thuận lợi hơn cho đời sống nông thôn (mà nếu để từng hộ tự làm thì họ hoặc cũng không thể làm được hoặc làm thường bị lỗ và chất lượng thấp). Như vậy, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn gồm tất cả những hoạt động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (cung ứng vốn và các loại vật tư đầu vào, bao tiêu các sản phẩm đầu ra và tạo ra những điều kiện, yếu tố thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp) và đời sống nông thôn (cung ứng các vật phẩm tiêu dung và tạo ra những điều kiện, yếu tố thuận lợi cho đời sống nông thôn) để cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn không ngừng phát triển. 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ Dịch vụ nói chung có một số đặc điểm sau đây: Tính vô hình hay phi vật chất Các dịch vụ đều vô hình, không thể thấy, nếm, cẩm nhận… được trước khi mua chúng. Để củng cố niềm tin cho khách hàng, người cung cấp dịch vụ có thể sử dụng những biện pháp cụ thể như: + Tăng tính hữu hình của dịch vụ (thông qua tranh ảnh, bản vẽ…) + Nhấn mạnh đến các lợi ích của dịch vụ + Đặt tên cho các hoạt động dịch vụ để tăng sự tín nhiệm + Tạo bầu không khí tin cậy (không gian, trang trí nội thất…) Tính không thể phân chia Một dịch vụ được sản xuất ra và tiêu thụ đồng thời, trong khi sản phẩm vật chất có thể sản xuất ra, nhập kho rồi mới tiêu thụ. Sản phẩm dịch vụ không tách rời khỏi nguồn gốc cho dù là con người hay máy móc. Giữa người cung ứng dịch vụ và khách hàng có mối quan hệ đặc biệt, dựa trên niềm tin và chất lượng dịch vụ. Tính không ổn định và khó xác định chất lượng Các dịch vụ rất không ổn định vì nó phụ thuộc vào người cung ứng, thời gian, địa điểm thực hiện dịch vụ đó. Doanh nghiệp có thể kiểm tra chất lượng dịch vụ thông qua: + Đầu tư, đào tạo, tuyển chọn, những chuyên gia giỏi tương ứng với dịch vụ. + Tiêu chuẩn hóa quá trình thực hiện dịch vụ trong toàn bộ phạm vi tổ chức (các quy trình kỹ thuật, các chỉ tiêu khống chế…) + Thường xuyên theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng để sửa chữa sai lầm, hoặc nâng cao chất lượng những dịch vụ kém. Tính không lưu giữ được Không thể lưu giữ được dịch vụ. Đặc tính này sẽ gây khó khăn đối với một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nếu như nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng thay đổi hoặc bị dao động. Để hạn chế những khó khăn này, một số doanh nghiệp sử dụng chiến lược điều hòa cung cầu tốt nhất theo thời gian trong lĩnh vực dịch vụ. Cụ thể: + Về phía cầu: Việc định giá phân biệt sẽ chuyển một số nhu cầu ở lúc cao sang những lúc ngoài cao điểm. Có thể làm tăng nhu cầu ở thời kỳ suy giảm. Bổ sung dịch vụ môi giới ở thời gian nhu cầu cực đại. Áp dụng hệ thống đặt hàng trước + Về phía cung: Huy động thêm nhân viên phục vụ vào giờ cao điểm. Quy định chế độ làm việc vào giờ cao điểm. Khuyến khích khách hàng tự phục vụ. Xây dựng các chương trình phối hợp để cung ứng dịch vụ. Thi hành các biện pháp nâng cao năng lực hiện có 7. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài những đặc điểm chung ở trên, dịch vụ nông nghiệp (DVNN) còn có những đặc điểm riêng như: + Hoạt động dịch vụ có tính thời vụ. Vì hoạt động tiếp nhận dịch vụ có tính thời vụ nên bên cung cấp dịch vụ cũng phải cung cấp theo thời vụ. Do đó, nhu cầu dịch vụ tập trung tại những thời điểm nhất định, các đơn vị cung cấp dịch vụ phải huy động cao hơn mức bình thường của họ. Đặc điểm này yêu cầu các doanh nghiệp dịch vụ phải tiên lượng được sự thay đổi để có kế hoạch kinh doanh phù hợp. + Hoạt động dịch vụ có trình tự theo quá trình sản xuất hoạt động kinh doanh. Mỗi một giai đoạn sản xuất kinh doanh nông nghiệp sẽ có nhu cầu sử dụng những dịch vụ khác nhau. Kết quả của khâu dịch vụ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và kết quả của khâu dịch vụ sau. + Khó xác định chính xác lượng dịch vụ. Vì thế cũng sẽ gây khó khăn trong việc đánh giá kết quả và công bằng giữa các người tiếp nhận dịch vụ. Sau thu hoạch, thậm chí sau khi tiêu thụ sản phẩm mới có thể đánh giá khách quan, chính xác hiệu quả cuối cùng của dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Đặc điểm này yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phải dự đoán chính xác nhu cầu thị trường để hướng dẫn các hộ gia đình, các hợp tác xã sản xuất theo nhu cầu thị trường. + Mức độ huy động và sản xuất dịch vụ chịu tác động của các yếu tố tự nhiên 10. + Các dịch vụ nông nghiệp diễn ra từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất trong nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể sản xuất nông nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng trên thị trường. Đây cũng là yêu cầu đối với sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển cao và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc điểm này đòi hỏi doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nông nghiệp, một mặt, liên kết chuỗi các hoạt động tác nghiệp nhằm đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng, mặt khác quan trọng hơn là liên kết các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như đơn vị sản xuất, chế biến, tài chính ngân hàng, hải quan, cơ quan bảo hiểm, các doanh nghiệp kinh doanh logistics… nhằm đem lại sự thỏa mãn nhu cầu ở mức cao nhất. + Sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm thiết yếu đối với con người và dịch vụ nông nghiệp cũng không thể thiếu được đối với sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, để phát triển sản xuất nông nghiệp thì cần phải tổ chức tốt các dịch vụ phục vụ nông nghiệp như cung ứng yếu tố đầu vào cây giống, thuốc trừ sâu, nước tưới, dịch vụ thu hoạch sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm... Đây là các dịch vụ không thể thiếu để giúp cho sản xuất nông nghiệp tiến hành nhịp nhàng, hiệu quả 7. 1.1.3. Phân loại Phân loại dịch vụ nông nghiệp theo quá trình sản xuất nông nghiệp Theo quá trình sản xuất nông nghiệp, DVNN được phân ra: + Dịch vụ trước sản xuất nông nghiệp (dịch vụ vốn, vật tư, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học,…). + Dịch vụ trong quá trình sản xuất nông nghiệp (làm đất, gieo thẳng, bảo vệ thực vật, tưới tiêu, thú y,…). + Dịch vụ sau quá trình sản xuất nông nghiệp (vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ,…). Phân loại dịch vụ nông nghiệp theo tính chất kinh tế kĩ thuật Theo tính chất kinh tế kĩ thuật của dịch vụ, DVNN được phân ra: + Dịch vụ tài chính (tín dụng, cung ứng vốn) + Dịch vụ thương mại (cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm) + Dịch vụ kĩ thuật (làm đất, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, thú y, chế biến) + Dịch vụ khuyến nông (đào tạo tập huấn…) Phân loại dịch vụ nông nghiệp theo mức độ thu phí Theo mức độ thu phí, dịch vụ nông nghiệp được phân ra: + Dịch vụ miễn phí. + Dịch vụ thu phí. + Dịch vụ hỗ trợ (giảm giá…) Phân loại dịch vụ nông nghiệp theo sản phẩm vật chất cụ thể được mua bán Theo sản phẩm vật chất cụ thể được mua bán, DVNN được phân ra: + Dịch vụ có sản phẩm vật chất cụ thể được mua bán, gồm: Dịch vụ các loại vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, gia cầm và cá…); Các hợp tác xã nông nghiệp làm tương đối tốt. Dịch vụ bao tiêu các sản phẩm đầu ra từ sản xuất nông nghiệp; các hợp tác xã nông nghiệp làm rất kém. + Dịch vụ không có sản phẩm vật chất cụ thể được mua bán, gồm: Dịch vụ tạo ra những điều kiện – yếu tố thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp như dịch vụ dạy nghề, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, làm đất, gieo thẳng, bảo vệ thực vật, thủy nông, thú y, tuốt lúa, chế biến bảo quản nông sản... Các hợp tác xã nông nghiệp mới làm tương đối tốt mấy dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp 10. 1.1.4. Vai trò của dịch vụ nông nghiệp Với vai trò “hỗ trợ” cho kinh tế nông hộ phát triển, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn có mục tiêu hàng đầu là phục vụ cho kinh tế nông hộ đạt hiệu quả cao hơn, tăng nhanh thu nhập cho nông dân, sau đó mới là lợi nhuận của cơ sở làm dịch vụ. Tình hình chung hiện nay là những tổ chức làm dịch vụ nông nghiệp nào tuân thủ mục tiêu này với tất cả các mặt hànghoạt động dịch vụ (mặt hànghoạt động dịch vụ) của mình thì tổ chức đó ngày càng lâm vào khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản; nếu chỉ tuân thủ mục tiêu này với mấy mặt hànghoạt động dịch vụ “bắt buộc” , còn những mặt hànghoạt động dịch vụ còn lại đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu thì vẫn tồn tại và có cơ hội phát triển. Trong sản xuất nông nghiệp thì nguồn nước tưới tiêu đóng một vai trò hết sức quan trọng, có tác động trực tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất, sản lượng của cây trồng. Yêu cầu của dịch vụ nông nghiệp, nông thôn. Để mang lại hiệu quả cao cho cả người hưởng dịch vụ nông dân lẫn người làm dịch vụ (hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, tư nhân,…) thì người làm dịch vụ nông nghiệp, nông thôn cần quán triệt các yêu cầu sau đây: Cung cấp kịp thời các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp Các yếu tố “đầu vào” cho sản xuất nông nghiệp phải được cung ứng đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng địa điểm và thời điểm phát sinh các nhu cầu dịch vụ tương ứng, bởi sản xuất nông nghiệp có lịch thời vụ nghiêm ngặt. Yêu cầu này đòi hỏi mặc dù dịch vụ nông nghiệp mang tính tạm thời nhưng phải có chuyên môn rất cao và dịch vụ phải được tổ chức rất chặt chẽ; vật tư chỉ được phép mua về đúng thời điểm với số lượng cần thiết tránh ứ đọng lãng phí vốn; các nguồn lực dôi dư sau mùa vụ (khi nông nhàn) phải được sử dụng triệt để, hiệu quả nhất… Đảm bảo dịch vụ có chất lượng tốt, giá cả hợp lý Phải đảm bảo dịch vụ có chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý, ví dụ chất lượng giống quyết định năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp, theo đó quyết định hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, khi cung ứng giống mới bắt buộc phải tư vấn chu đáo mọi mặt loại giống mới đó cho người dân. Đáp ứng được yêu cầu của đời sống xã hội Những hoạt động phục vụ cho đời sống nông thôn không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu đời sống vật chất mà còn phải thoả mãn cả đời sống tinh thần ngày càng cao của người dân nông thôn. Yêu cầu này đòi hỏi người làm những hoạt động phục vụ cho đời sống nông thôn phải dự báo được loại những hoạt động phục vụ cho đời sống nông thôn để kịp thời chuyển đổi mặt hàng hoạt động dịch vụ và kinh doanh đón đầu, đồng thời phải định ra giá bán phi hợp với điều kiện của nông thôn khi mà khách h
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP
1.1.1.1 Khái niệm dich vụ Ở mỗi góc độ, khái niệm dịch vụ được định nghĩa khác nhau.
Dịch vụ được hiểu là hoạt động hoặc lợi ích mà một bên cung cấp cho bên kia, mang tính chất vô hình và không tạo ra quyền sở hữu đối với bất kỳ tài sản nào Sự sản xuất dịch vụ có thể không liên quan đến sản phẩm vật chất.
Trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ được định nghĩa là tổng hợp các hoạt động như cung ứng lao động, khoa học kỹ thuật, vật tư hàng hóa và thông tin thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh rằng dịch vụ là hoạt động lao động sáng tạo, nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm vật chất Điều này không chỉ giúp đa dạng hóa và làm phong phú thêm trải nghiệm tiêu dùng mà còn tạo ra sự khác biệt, nổi bật cho thương hiệu Mục tiêu cuối cùng là mang lại sự hài lòng cao cho khách hàng, khiến họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Dịch vụ được định nghĩa là hoạt động sáng tạo của con người nhằm sản xuất các sản phẩm vô hình, tạo ra chuỗi giá trị để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
1.1.1.2 Khái niệm dịch vụ nông nghiệp, nông thôn
Dịch vụ nông nghiệp liên quan chặt chẽ đến sự sống, với sự tồn tại và phát triển tuân theo các quy trình sinh học Quy trình sản xuất nông nghiệp được chia thành nhiều giai đoạn, trong đó một số giai đoạn yêu cầu sự hợp tác lao động và sử dụng dịch vụ để đạt hiệu quả cao hơn.
Dịch vụ nông thôn bao gồm các hoạt động hỗ trợ như chuẩn bị đầu vào, sản xuất, thu gom, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Dịch vụ là tổng hợp các hoạt động gián tiếp trong xã hội nhằm sản xuất ra của cải vật chất, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Những hoạt động phục vụ cho sản xuất
+ Những hoạt động phục vụ cho đời sống
- Xét trong phạm vi ngành nông nghiệp, dịch vụ được phân ra:
+ Những hoạt động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
+ Những hoạt động phục vụ cho đời sống nông thôn.
- Dịch vụ nông nghiệp, bao gồm:
+ Những hoạt động cung ứng các loại vật tư “đầu vào” và vốn cho sản xuất nông nghiệp.
+ Những hoạt động bao tiêu các loại sản phẩm “đầu ra” từ sản xuất nông nghiệp của nông dân
Các hoạt động tạo ra điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình rất quan trọng Nếu để từng hộ tự sản xuất, họ có thể gặp khó khăn trong việc đạt hiệu quả, thường dẫn đến thua lỗ do quy mô dịch vụ nhỏ hơn mức hòa vốn và chất lượng sản phẩm không đảm bảo do thiếu chuyên môn.
- Dịch vụ nông thôn, bao gồm:
+ Những hoạt động cung ứng các vật phẩm tiêu dùng cho đời sống nông thôn
Các hoạt động tạo ra điều kiện thuận lợi cho đời sống nông thôn là rất cần thiết, bởi nếu để từng hộ tự thực hiện, họ có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm.
Dịch vụ nông nghiệp và nông thôn bao gồm các hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như cung cấp vốn, vật tư đầu vào, và tiêu thụ sản phẩm đầu ra Đồng thời, dịch vụ này cũng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho đời sống nông thôn thông qua việc cung ứng vật phẩm tiêu dùng Mục tiêu chính là thúc đẩy sự phát triển bền vững cho sản xuất nông nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống tại khu vực nông thôn.
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ
Dịch vụ nói chung có một số đặc điểm sau đây:
- Tính vô hình hay phi vật chất
Các dịch vụ thường không thể nhìn thấy, nếm hay cảm nhận trước khi khách hàng quyết định mua Để tăng cường niềm tin cho khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ cần áp dụng các biện pháp cụ thể.
+ Tăng tính hữu hình của dịch vụ (thông qua tranh ảnh, bản vẽ…)
+ Nhấn mạnh đến các lợi ích của dịch vụ
+ Đặt tên cho các hoạt động dịch vụ để tăng sự tín nhiệm
+ Tạo bầu không khí tin cậy (không gian, trang trí nội thất…)
- Tính không thể phân chia
Dịch vụ là một loại hình sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ đồng thời, khác với sản phẩm vật chất có thể được sản xuất, lưu kho và tiêu thụ sau Sản phẩm dịch vụ luôn gắn liền với nguồn gốc, cho dù là từ con người hay máy móc.
Giữa người cung ứng dịch vụ và khách hàng có mối quan hệ đặc biệt, dựa trên niềm tin và chất lượng dịch vụ.
- Tính không ổn định và khó xác định chất lượng
Các dịch vụ thường không ổn định do phụ thuộc vào người cung ứng, thời gian và địa điểm thực hiện Doanh nghiệp có thể đánh giá chất lượng dịch vụ bằng cách kiểm tra các yếu tố này.
+ Đầu tư, đào tạo, tuyển chọn, những chuyên gia giỏi tương ứng với dịch vụ.
+ Tiêu chuẩn hóa quá trình thực hiện dịch vụ trong toàn bộ phạm vi tổ chức (các quy trình kỹ thuật, các chỉ tiêu khống chế…)
+ Thường xuyên theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng để sửa chữa sai lầm, hoặc nâng cao chất lượng những dịch vụ kém.
- Tính không lưu giữ được
Dịch vụ không thể lưu giữ, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi nhu cầu của khách hàng thay đổi Để giảm thiểu khó khăn, nhiều doanh nghiệp áp dụng chiến lược điều hòa cung cầu hiệu quả theo thời gian trong lĩnh vực dịch vụ.
Việc định giá phân biệt sẽ chuyển một số nhu cầu ở lúc cao sang những lúc ngoài cao điểm.
Có thể làm tăng nhu cầu ở thời kỳ suy giảm.
Bổ sung dịch vụ môi giới ở thời gian nhu cầu cực đại. Áp dụng hệ thống đặt hàng trước
Huy động thêm nhân viên phục vụ vào giờ cao điểm.
Quy định chế độ làm việc vào giờ cao điểm.
Khuyến khích khách hàng tự phục vụ.
Xây dựng các chương trình phối hợp để cung ứng dịch vụ.
Thi hành các biện pháp nâng cao năng lực hiện có [7].
Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài những đặc điểm chung ở trên, dịch vụ nông nghiệp (DVNN) còn có những đặc điểm riêng như:
Hoạt động dịch vụ thường mang tính thời vụ, dẫn đến nhu cầu dịch vụ tập trung vào những thời điểm nhất định Do đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ cần huy động nguồn lực cao hơn mức bình thường để đáp ứng nhu cầu này Đặc điểm này yêu cầu doanh nghiệp dịch vụ phải có khả năng tiên lượng sự thay đổi và xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp.