LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, chăm sóc về sức khỏe lẫn tinh thần cho người cao tuổi đang là mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển ở khu vực châu á, trong
Trang 1BỘ MÔN KIẾN TRÚC
KHU NGHỈ DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NGƯỜI CAO TUỔI
GVHD: TS.KTS LÊ THỊ HỒNG NA
SVTH: LA THỊ XUAN VY
MSSV: 81304948 LỚP : XD13KT
THÁNG 06- 2018
Trang 2SVTH: LA THỊ XUÂN VY 2
LỜI CẢM ƠN
Đồ án “B’Lao House” được bắt nguồn từ những trăn trở của người thầy dạy tôi
những năm cấp 3 Thầy tôi mong ước về một viện dưỡng lão giữa những đồi chè Bảo Lộc xanh ngút ngàn
Từ câu chuyện khi đấy đến sản phẩm đầu tay của tôi là cả một hành trình gian nan
và thử thách Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ, thầy cô, anh chị đi trước, các em khóa dưới và bạn bè cùng lớp, tôi cũng đã thực hiện được một phần mong muốn của minh về dự
án chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi
Tôi mong muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến ba mẹ và em gái vì đã động viên tôi trên chặng đường suốt 5 năm Đại học
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Lê Thị Hồng Na vì những hy sinh, nỗ lực và vất
vả dạy bảo cho tôi những kiến thức chuyên môn cũng như cách sống Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn Kiến trúc đã truyền dạy tri thức và kinh nghiệm cho tôi trong thời gian qua
Tôi xin cảm ơn các bạn lớp XD13KT đã cho tôi những ký niệm khó phai dưới mái trường Bách Khoa này
Sinh viên thực hiện : La Thị Xuân Vy
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, chăm sóc về sức khỏe lẫn tinh thần cho người cao tuổi đang là mối quan
tâm của nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển ở khu vực châu
á, trong đó có việt nam Dựa vào tháp dân số dự báo của tổng cục thống kê năm 2014
– 2049 có thể thấy được xu hướng già hóa trong tương lai, với tỉ lệ người cao tuổităng
đáng kể Tuy nhiên, với văn hóa phương đông, các mô hình chăm sóc người cao tuổi
chưa được quan tâm và phát triển Đặc biệt ở vùng ngoại ô, những người trẻ vào độ
tuổi lao thường di chuyển đến những thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, còn lại
phần những người cao tuổi sinh sống khá lớn Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất mô
hình công trình mới đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và phù hợp
truyền thống của văn hóa người việt nam Thông qua giải pháp thiết kế, có thể tăng
khả năng kết nối cộng đồng, tạo điều kiện để người cao tuổi có thể truyền đạt các giá
trị truyền thống về lịch sử, văn hóa, đạo đức và kinh nghiệm sống cho các thế hệ sau
Người cao tuổi có thể thấy rõ giá trị, trách nhiệm của mình trong gia đình và xã hội
Bên cạnh đó, những tiềm năng của địa phương sẽ được khai thác, kết hợp nhằm phát
triển loại hình đô thị nông nghiệp với các loại rau sạch, dược liệu quý và nông sản trà
bảo lộc
Trang 52.3.4 Thách thức 20Chương 3 : Cơ sở nghiên cứu và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 21
Trang 6tỉ lệ người cao tuổităng đáng kể Tuy nhiên, với văn hóa phương Đông, các mô hình chăm sóc người cao tuổi chưa được quan tâm và phát triển Đặc biệt ở vùng ngoại ô, những người trẻ vào độ tuổi lao thường di chuyển đến những thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, còn lại phần những người cao tuổi sinh sống khá lớn
Hình 1.1 Tháp dân số năm 2014 và 2049 phương án thấp (trái) và phương án cao (phải)
(Nguồn: Tổng cục thống kê Dự báo dân số Việt Nam 2014 – 2049)
Tính khả thi
Mô hình trung tâm nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam đang được nhà nước quan tâm và có các chính sách hỗ trợ trong việc thực hiện Các doanh nghiệp đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản đang triển khai các dự án xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam Không chỉ thế các đơn vị tư nhân trong nước cũng đang chú trọng vào thị trường này
Tính cộng đồng
Khi xã hội càng phát triển thì giáo dục đồng thời cũng được chú trọng nhiều hơn, đặc biệt là đối với đối tượng giới trẻ, thế hệ của tương lại Và người ta dần quên mất
Trang 7vai trò của người già trong xã hội, chính họ là nhân chứng sống cho một quá trình phát triển lịch sử, là một kho tàng tri thức sống Đề tài đề cập đến đối tượng người cao tuổi nhằm tạo ra một xã hội cân bằng trong đó nguồn tri thức sẽ được chuyển tiếp
từ thế hệ này sang thế hệ khác như một vòng tuần hoàn Sự kết nối cộng đồng giữa người già và người trẻ, giữa những người già với nhau, sự kết nối càng chặt chẽ thì
xã hội càng bền vững
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất mô hình công trình mới đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và phù hợp truyền thống của văn hóa người Việt Nam Thông qua giải pháp thiết kế, có thể tăng khả năng kết nối cộng đồng, tạo điều kiện
để người cao tuổi có thể truyền đạt các giá trị truyền thống về lịch sử, văn hóa, đạo đức và kinh nghiệm sống cho các thế hệ sau Người cao tuổi có thể thấy rõ giá trị, trách nhiệm của mình trong gia đình và xã hội Bên cạnh đó, những tiềm năng của địa phương sẽ được khai thác, kết hợp nhằm phát triển loại hình đô thị nông nghiệp với các loại dược liệu quý và nông sản trà Bảo Lộc
Trang 8SVTH: LA THỊ XUÂN VY 8
Đối tượng nghiên cứu: Kiến trúc trung tâm nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi ở khu vực thành phố Bảo Lộc, và các thị thành lân cận Phạm vi giới hạn nghiên cứu: Trung tâm nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi với các chức năng chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần cho người cao tuổi được tập trung nghiên cứu Các công trình được chú trọng là khu ở cho người cao tuổi, các công trình phục vụ, nội dung quy hoạch ở mức độ quy hoạch sử dụng đất
Trang 9Chương 2 : Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
2.1 Kiến trúc :
2.1.1 Vị trí, quy mô khu đất:
Vị trí : Khu đất thuộc phường B’Lao, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Quy mô khu đất : 6 ha
Tiếp giáp :
- Phía Bắc: Ủy ban nhân dân phường B’Lao
- Phía Nam: Khu dân cư kết hợp nông nghiệp
- Phía Đông: Bệnh viện II tỉnh Lâm Đồng( Đang trong giai đoạn hoàn thiện)
- Phía Tây : Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Dựa vào khoảng cách từ khu đất thiết kế cho đến các thành phố lân cận như thành phố Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Buôn Mê Thuột, thành phố Phan Thiết ta nhận thấy được địa điểm có nhiều tiềm năng để phát triển về dịch vụ (Hình 2.1) Ngoài ra những tiện ích xung quanh địa điểm nghiên cứu cũng là nguồn hỗ trợ dồi dào cho đề tài dự kiến thực hiện (Hình 2.2)
Hình 2.1.Sơ đồ mối liên hệ vùng khu vực ( Nguồn: Tác giả)
Trang 10SVTH: LA THỊ XUÂN VY 10
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa điểm nghiên cứu thuộc ranh giới thành phố Bảo Lộc có những đặc điểm tự nhiên như sau:
Địa hình: Thành phố Bảo Lộc gồm 3 dạng chính là núi cao, đồi dốc và thung lũng:
● Núi cao: Tập trung ở khu vực phía Tây Nam, có các ngọn núi cao từ 800m-1000m
so với mặt nước biển, có độ dốc lớn và diện tích khoảng 2.500 ha, chiếm 11% tổng diện tích của toàn thành phố
● Đồi dốc: Gồm các khối bazan bị chia cắt, tạo nên các ngọn đồi và các dải đồi dốc
có phần đỉnh tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 800 đến 850 m Độ dốc sườn đồi lớn, dễ bị xói mòn, là khu vực sản xuất loạt cây lâu năm như chè, cà phê, dâu
● Thung lũng: Tập trung chủ yếu ở xã Lộc Châu và Đại Lào, chiếm 9,2% tổng diện tích của toàn thành phố Có khu vực đất tương đối bằng phẳng, dễ thích hợp để phát triển loạt cây cà phê, chè và cây ngắn ngày
Khí hậu: Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở nhiệt độ cao trên 800m và tác động của địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo với những đặc trưng chính như sau:
● Nhiệt độ trung bình cả năm 21-22 °C, nhiệt độ cao nhất trong năm 27,4 °C, nhiệt
độ thấp nhất trong năm 16,6 °C
● Số giờ nắng trung bình 1.680 giờ/năm, bình quân 4,6 giờ/ngày (tháng mùa mưa: 2-3 giờ/ngày, các tháng mùa khô: 6-7 giờ/ngày), mùa khô nắng nhiều nhưng nhiệt
độ trung bình thấp tạo nên nét đặc trưng độc đáo của khí hậu Bảo Lộc
● Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm 2.513 mm, số ngày mưa trung bình cả năm 190 ngày, mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9
Trang 11● Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao từ 80-90%
● Gió: gió chủ đạo theo hai hướng chính:
-Gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng 1 đến tháng 4
-Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9
● Nắng trung bình, độ ẩm không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ mưa lớn tạo nên những nét đặc trưng riêng cho vùng đất Bảo Lộc
Hệ thống mặt nước đa dạng nhờ có hệ thống sông La Ngà và suối Đạ Bình, có lợi thế trong việc khai thác nước ngầm
Nắng ít, độ ẩm không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ mưa lớn tạo nên những nét đặc trưng riêng cho vùng đất Bảo Lộc Bảo Lộc có khí hậu ôn hòa, phù hợp với việc phát triển du lịch nghỉ dường Khí hậu và đất đai tại Bảo Lộc rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày
2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Bảo Lộc nằm trên luồng giao thông, trao đổi hàng hóa giữa các vùng kinh tế trọng điểm và giữa tỉnh Lâm Đồng với miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và nhất là thành phố Hồ Chí Minh Đó là những điều kiện thuận lợi để Bảo Lộc phát triển nhanh kinh tế hàng hóa, tiếp nhận nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ Bảo Lộc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, công nghiệp xếp vào vị thứ hai của tỉnh Lâm Đồng sau thành phố Đà Lạt.Bảo Lộc đã được người Pháp đặt vấn đề khai thác khá sớm cùng một lúc với việc xây dựng đô thị Đà Lạt
Trang 12SVTH: LA THỊ XUÂN VY 12
2.1.4 Hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ 1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 thành phố Bảo Lộc (Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường thành phố Bảo Lộc)
Trang 13Hiện trạng sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu khảo sát toàn bộ là đất nông nghiệp,
hiện đang trồng hai loại cây chủ yếu ở khu vực là cà phê và chè
Hình 2.2.Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu(Nguồn: Tác giả)
Hình 2.3.Hình ảnh hiện trạng địa điểm nghiên cứu và khu vực xung quanh( Nguồn: Tác giả)
Trang 14SVTH: LA THỊ XUÂN VY 14
2.1.5 Giao thông tiếp cận
- Hướng tiếp cận chính từ đường Trần Quốc Toản, nối trực tiếp với quốc lộ 20 ( tuyến đường chính di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh tới thành phố Đà Lạt) (Hình 2.5)
Hình 2.4.Giao thông tiếp cận địa điểm nghiên cứu( Nguồn: Tác giả)
2.2 Quy hoạch:
2.2.1 Môi trường sinh học
Hệ thống động thực vật đa dạng, đặc biệt là các loài động thực vật phục vụ cho ngành dược phẩm Từ năm 1976 đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành nhiều đợt điều tra dược liệu Đặc biệt là đợt điều tra dược liệu năm 1979 - 1981 Sở y tế Lâm Đồng kết hợp với Viện dược liệu Bộ y tế và các ngành hữu quan đã điều tra cơ bản hầu hết các vùng trong tỉnh, sau đó hàng năm tiến hành điều tra bổ sung Tính đến đã tổng hợp được 176 họ thực vật gồm 881 loài cây thuốc và 43 động vật làm thuốc Những
họ thực vật có nhiều cây làm thuốc là họ Cúc (62 loài), họ Cánh bướm (40 loài), họ Thầu dầu (39 loài), họ Cà phê (29 loài), họ Hoa môi (23 loài), họ Cà (22 loài) Một số cây thuốc quan trọng là Đảng sâm, hạt Ươi, Thiên niên kiện, Vàng đẳng cẩu tích, Hoàng liên ô rô , các loại cây cho tinh dầu như: Bạc hà, Màng tang, Sả
Trang 15Một số cây thuốc chỉ có tại Lâm Đồng như Canhkina, Actisô, Thông đỏ, Nấm linh chi, Lan gấm
Các cây thuốc có công dụng chính xếp theo nhóm chữa bệnh : Chữa cảm sốt, chữa lỵ, chữa trị giun sán, chữa ho hen, chữa đau dạ dày, chữa huyết áp, tim, chữa tai mũi họng, chữa về bộ máy tiêu hóa, chữa mụn nhọt, chữa phong thấp, thuốc nhuận tràng, tẩy, thuốc thông tiểu, thông mật, an thần, bổ dưỡng
Cây thuốc có tại các địa phương trong tỉnh được phân bố như sau:
Đà Lạt, Lạc Dương: 471 loài; Đức Trọng, Lâm Hà: 439 loài; Đơn Dương: 366 loài; Bảo Lộc, Bảo Lâm: 455 loài; Di Linh: 372 loài; 3 huyện phía Nam 315 loài Loài cây thuốc mọc tự nhiên chiếm 75%, cây trồng 25%, trong đó cây thuốc làm cảnh: 63 loài, cây thuốc ăn quả: 46 loài, cây thuốc làm rau ăn: 61 loài
Động vật dùng làm thuốc có 43 loài, phân ra động vật sống trên cạn 37 loài, sống dưới nước 6 loài, hoang dã 38 loài, nuôi 5 loài Xếp theo nhóm chữa bệnh động vật dùng chữa đau nhức 7 loài, chữa ho sốt chóng mặt 5 loài, chống tụ máu 2 loài, chữa hen xuyễn 3 loài, bồi dưỡng 12 loài, dùng ngoài 6 loài
Bên cạnh sự đang dạng của môi trường sinh học về lĩnh vực dược phẩm thì trà xanh cũng là một loại hình nông sản đặc trưng của khu vực là trà xanh: một trong 3 khu vực có sản lượng trồng chè cao nhất cả nước Hiện tỉnh Lâm Đồng có diện tích chè 24.000 ha, chiếm 20% diện tích chè toàn quốc và chiếm 90% toàn vùng phía nam[5] Đây là một thế mạnh để kết hợp và phát triển loại hình chức năng bổ sung cho đề tài Diện tích trồng chè đến tháng 9 năm 2017 là 6.917 ha.[6]
2.2.2 Môi trường vật lý:
Địa hình ở khu vực nhiên cứu có độ dốc tương đối nhỏ, chủ yếu là đất bazan
Trang 16SVTH: LA THỊ XUÂN VY 16
Hình 2.8 Địa hình địa điểm nghiên cứu(Nguồn: Tác giả)
Trang 172.2.3 Môi trường đô thị
Bản đồ 2: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 phường B’lao( Nguồn: phòng tài nguyên và
môi trường thành phố Bảo Lộc)
Trang 18SVTH: LA THỊ XUÂN VY 18
Hình 2.9 Mối liên hệ giữa các công trình lân cận(Nguồn: Tác giả)
Hình 2.10.Hình ảnh bệnh viện II Lâm Đồng và ủy ban nhân dân phường B'Lao tiếp giáp với địa
điểm nghiên cứu( Nguồn: Tác giả)
Địa điểm nghiên cứu có đầy đủ các dịch vụ tiện tích ở lận cận, đặc biệt là các công trình hỗ trợ cho đề tài lựa chọn như bệnh viện Hệ thống hạ tầng đang trong quá trình hoàn thiện(Hình 2.10)
Trang 19Hình 2.11 Hệ thống đường ở khu vực nghiên cứu đang dần được hoàn thiện(Nguồn: Tác giả )
2.2.4 Môi trường xã hội
Thành phố Bảo Lộc được thành lập theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 8/4/2010 của Chính phủ là đô thị loại III thuộc tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bảo Lộc trước đây Dân
số thành phố Bảo Lộc đến cuối năm 2016 là 160.389 người.Dân số thành phố 150.006 người, đồng bào dân tộc thiểu số 3.982 người Chiếm tỉ lệ 2,67% tổng dân số toàn thành phố
2.3 Phân tích SWOT hiện trạng Kiến trúc và quy hoạch
2.3.1 Điểm mạnh
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi
- Địa hình đa dạng về cao độ và địa chất
- Khu đất xây dựng dễ tiếp cận từ tuyến đường giao thông chính
- Nằm không quá xa cũng không quá gần trung tâm thành phố
- Các công trình xung quanh hỗ trợ tốt cho dự án thiết kế
Trang 20- Thuyết phục được chính quyền trong việc đề xuất chức năng mới ở khu vực
đã được quy hoạch
- Loại hình dự án còn khá mới tại Việt Nam
Trang 21Chương 3 : Cơ sở nghiên cứu và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
3.1 Cơ sở pháp lý :
Theo kết quả phân tích sâu về cấu trúc tuổi và giới tính, Việt Nam đã bước vào
thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” có nghĩa là cứ hai hoặc hơn hai người trong độ tuổi
15-64 gánh một người trong độ tuổi phụ thuộc Thời kỳ này bắt đầu vào khoảng năm
2007 và theo dự báo thì sẽ kết thúc vào năm 2041 Thời kỳ này chỉ xảy ra duy nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu học của mỗi quốc gia và sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nếu Chính phủ có những chính sách phát triển nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm phù hợp, đặc biệt chú trọng đến lực lượng lao động trẻ Bên cạnh đó, Việt Nam cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hoá dân số Chỉ
số già hóa được tính bằng số người từ 60 tuổi trở lên trên 100 trẻ em dưới 15 tuổi -
đã tăng từ 16,6 vào năm 1979 lên 35,5 vào năm 2009 Theo dự báo, chỉ số này sẽ tăng nhanh hơn trong vài thập kỷ tới và sẽ lên đến khoảng 100 khi mà cứ một trẻ em thì
có một người già vào khoảng năm 2035, và vào năm 2049 chỉ số này sẽ là 141 tức là
cứ 100 trẻ em thì có 141 người già Như vậy, cùng với cơ hội cơ cấu dân số vàng, Việt Nam cũng cần có những ứng phó với già hoá dân số để đảm bảo an sinh xã hội
và chăm sóc y tế cho người già, đặc biệt người già trong nhóm hộ nghèo, người già tàn tật ở các vùng nông thôn [1]
Nhu cầu của loại hình viện dưỡng lão đang là vấn đề được nhắc đến nhiều trong quá trình phát triển của nước ta hiện nay Điển hình là dự án SNKT [2]: Dự án Thiết
kế điển hình nhà ở xã hội và trung tâm dưỡng lão nằm trong tổng thể chương trình của Bộ Xây dựng nhằm hiện thực hóa các chủ trương, định hướng phát triển nhà ở xã hội trên cả nước
Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển không gian quy hoạch đô thị TP Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050” được tổ chức vào tháng
3 năm 2017 định hướng hai mục tiêu quan trọng của việc phát triển đô thị tại thành phố Bảo Lộc trong tương lai là: Mở rộng đô thị xanh và phát triển đô thị sinh thái nông nghiệp hiện đại.“Với diện tích đất tự nhiên thấp nhất trong toàn tỉnh, hơn 230
Trang 22SVTH: LA THỊ XUÂN VY 22
km 2, việc mở rộng không gian đô thị (dự kiến 500 km2) ra các đơn vị hành chính lân cận sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình tái cấu trúc thành phố về không gian đô thị lẫn hệ thống cơ sở hạ tầng và kiến trúc đô thị theo hướng đô thị xanh, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đề xuất, trong quy hoạch có thể mở rộng Bảo Lộc với các khu vực chuyên biệt, xây dựng các “Làng đô thị xanh” tại một số xã, phường như Lộc Phát, Lộc Thanh, Đam Bri, Lộc Châu Ngoài ra, Bảo Lộc có thể xây dựng một vườn thực vật quy mô lớn nhất Việt Nam tại khu vực xã Đại Lào để giãn khu dân cư hướng Nam thành phố, xây dựng vườn dược liệu quy mô lớn để bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu quý tại khu vực hồ Nam Phương II nhằm thu hút khách tham quan và mua sản phẩm tại chỗ Do vậy, vấn đề nghiên cứu cấu trúc hình thái không gian đô thị Bảo Lộc hướng đến mô hình đô thị sinh thái nông nghiệp hiện đại sẽ là nền tảng căn bản để phát huy lợi thế vùng trong vòng 50 năm tới Khi đó, đô thị Bảo Lộc sẽ trở thành thành phố có môi trường sống lý tưởng, phù hợp với người dân địa phương và cả du khách trong và ngoài nước” [3]
Định hướng quy hoạch của thành phố Bảo Lộc theo quy hoạch chi tiết đến năm
2020, địa điểm thiết kế có chức năng là khu nghĩ dưỡng 23/08
Trang 233.2 Cơ sở thực tiễn :
Hiện tại, hầu hết các mô nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam đều được Nhà nước bảo trợ và được phân bổ theo địa giới hành chính, mỗi tỉnh
từ 1-3 trung tâm Tuy nhiên, các trung tâm này chỉ nhận nuôi người già neo đơn, bị
bỏ rơi hay người thuộc diện chính sách Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh có 6
Trang 24SVTH: LA THỊ XUÂN VY 24
trung tâm bảo trợ xã hội có chức năng chăm sóc người cao tuổi thuộc diện bảo trợ xã hội, và 11 cơ sở ngoài công lập, trong đó có 2 trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi có thu phí là Làng Ba Thương Và Trung tâm dưỡng lão Bình Mỹ Tuy nhiên, theo dự báo của Tổng cục thống kê ở trên, đến năm 2049, dân số Việt Nam sẽ già hóa với tỉ lệ 17% dân số, tương đương 16,5 triệu người Con số trên cho thấy mô hình dưỡng lão do Nhà nước bảo trợ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội trong tương lai Nhất là đối với những người có thu nhập khá trở lên Cơ hội đầu tư trung tâm nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe người già của tư nhân khá hấp dẫn bởi các nhà đầu tư
sẽ được hưởng ưu đãi lãi suất, tiền thuê đất hay thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất chỉ 10%
Một vài công trình trung tâm nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe người già điển hình ở Việt Nam và trên thế giới:
Làng nghỉ dưỡng thôn Kinh Đông , Huyện Củ Chi, TP HCM ( Hình 3.1 )
Hình 3.1 Tổng mặt bằng làng nghỉ dưỡng Kinh Đông( Nguồn: Tác giả)
Vị trí: Ấp Ràng, Xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP HCM
Diện tích: 7 ha
Trang 25Khoảng cách: Cách trung tâm TP HCM 45 km về phía Tây Bắc
Phục vụ: 120 phòng
Chi phí: 15 triệu đồng/ tháng
Thiết kế: Theo dạng resort, mỗi người một phòng theo cụm 4 phòng Bên ngoài có khu
dã ngoại có sức chứa 500 khách, được thiết kế trên thảm cỏ, bên cạnh là cánh đồng lúa, ao hồ Ngoài ra được thiết kế cung cấp các dịch vụ vật lý trị liệu, phòng tập thể dục, hồ bơi,chăm sóc sắc đẹp, cà phê, hội diễn văn nghệ, karaoke, khuôn viên vườn hoa, cây cảnh
Hình 3.2 Hình ảnh làng nghỉ dưỡng Kinh Đông( Nguồn:
http://www.hameauxorient.com/en-seniors )
Trang 26do chi phí cao cũng như chưa có nhiều sự đổi mới trong loại hình chăm sóc người cao tuổi Do đó hoạt động chính vẫn nghiên về dịch vụ du lịch
Dự án Viện dưỡng lão Renaissance Village Murrieta (thành phố Murrieta, California, Mỹ):
Dự án được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thành phố và cộng đồng xung quanh về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi Dự án bao gồm các hạng mục cao cấp như phòng nghỉ, nhà hàng, hồ bơi dưỡng sinh, công viên, thư viện, khu giải trí
Trang 27Hình 3.3 Mặt bằng tổng thể viện dưỡng lão Renaissance(Nguồn : USIS Group )
Làng Dưỡng lão Admiralty - Singapore | Kampung Admiralty
• Nhà ăn (hawker centre)
• Sân cộng đồng & Siêu thị
• Nhà giữ trẻ (đây là yếu tố quan trọng để giúp người già không cô đơn - lý do bố trí sân chơi người già & trẻ em ở trên) & Nhà giữ già (sure người già không thể tự lo cho mình sẽ có y tế chăm sóc)
• Chỗ đậu xe hơi, xe đạp tầng hầm - kết nối trực tiếp giao thông công cộng MRT Admiralty / bus (TOD)
Trang 28SVTH: LA THỊ XUÂN VY 28
Nursing Home / Atelier Du Pont
Trước đây ở đây là một khu vực đường sắt, khu sinh thái Clichy-Batignolles đang tái hiện mảnh đất Paris bị lãng quên này Dự án thành phố lớn này được hình dung như là một đáp ứng với nhu cầu nhà ở cao, mở đường cho một thành phố thế kỷ 21 bền vững, hỗn hợp Vì vậy, nhiều dữ liệu phải được biên soạn để đưa ra các giải pháp thông minh cho một khối đa chức năng (nhà điều dưỡng, nhà ở xã hội, nhà ở tư nhân, trung tâm tôn giáo và các doanh nghiệp bán lẻ)
Trang 293.3 Định hướng nghiên cứu
Với đề tài trung tâm nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe người già, tác giả định hướng thiết kế kết hợp giữa kiến trúc đặc trưng của kiến trúc địa phương và kiến trúc truyền thồng của làng miền Bắc Việt Nam Phần lớn dân số Thành phố Bảo Lộc nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung là dân cư từ phía Bắc di chuyển vào và sinh sống tại nơi đây, số ít người dân bản địa là những người dân tộc thiểu số Do đó, sau đây
là những cơ sở lí thuyết về nội dung sẽ nghiên cứu trong giai đoạn thiết kế
Quy hoạch làng truyền thống của Việt Nam
Kiến trúc nông thôn nơi cội nguồn truyền thống, nơi chứa đựng nhiều giá trị truyền thống của kiến trúc nhà ở, kiến trúc dân gian và cả tổ chức không gian quy hoạch cho môi trường ở bền vững Đô thị hoá là quá trình phát triển tất yếu song dù là đô thị đặc biệt như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thì vẫn tồn tại làng trong nội đô, làng ven đô, làng ngoại thành Đấy là chưa kể đến đô thị ven biển, đô thị miền núi lại càng rõ kiến trúc nông thôn trong đô thị mà rõ nét có lẽ là ở Huế, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột Cấu trúc một đơn vị ở (Hình 3.4)
Hình 3.4 Cơ cấu không gian đơn vị ở [5]
Trang 30SVTH: LA THỊ XUÂN VY 30
Làng là đơn vị cư trú cơ bản của nông thôn người Việt và đã hình thành từ rất sớm (trước khi có Nhà nước) Đầu tiên, làng là điểm tụ cư của những người cùng huyết thống Sau đó, để phù hợp với sự phát triển của xã hội và lịch sử, làng còn là điểm tụ
cư của những nhóm người cùng nghề nghiệp, bao gồm nhiều dòng họ khác nhau
Hình 3.5.Cấu trúc cảnh quan của làng truyền thống Việt Nam( Nguồn: Tác giả)
Đô thị nông nghiệp :
Nông nghiệp đô thị là ngành kinh tế trong và ven đô thị, sản xuất, chế biến và cung ứng cho người dân lương thực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật và thực vật cảnh; dùng phương pháp canh tác hữu cơ và công nghệ cao không cần nhiều đất đai, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng và tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất thải
đô thị; tăng thêm không gian xanh và cơ hội thư giãn cho người dân đô thị
Như vậy, nông nghiệp đô thị sinh thái là nền nông nghiệp không chỉ cung cấp cho thị trường những sản phẩm nông sản thông thường, mà còn cả những nông sản cao cấp và những sản phẩm đáp ứng nhu cầu về tinh thần của người dân đô thị như: Cải thiện môi trường sống, điều hòa khí hậu, làm đẹp cảnh quan…Những sản phẩm này ngày càng được coi trọng hơn trong quá trình đô thị hóa khi mà dân trí và điều kiện vật chất của người dân ngày càng được nâng cao
Nông nghiệp đô thị sinh thái là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và những tiến bộ khoa học kỷ thuật tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học…Đảm