Triết học chính trị, xã hội là nghiên cứu những vấn đề cơ bản về Nhà nước, chính quyền, chính trị, tự do, công bằng, tài sản, quyền, luật, và việc thực thi luật pháp bởi các cơ quan có thẩm quyền. Nhằm lý giải về các mối quan hệ và sự tồn tại của các vấn đề trên một cách thấu đáo bởi các nhà triết học. Lịch sử triết học phương Đông, phương Tây đã sản sinh ra rất nhiều nhà triết học uyên bác với những tư tưởng chính trị xã hội đặc sắc, tác động mạnh mẽ tới nền chính trị xã hội đương thời.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Triết học chính trị, xã hội là nghiên cứu những vấn đề cơ bản về Nhà nước, chính quyền, chính trị, tự do, công bằng, tài sản, quyền, luật, và việc thực thi luật pháp bởi các cơ quan có thẩm quyền Nhằm lý giải về các mối quan hệ
và sự tồn tại của các vấn đề trên một cách thấu đáo bởi các nhà triết học Lịch
sử triết học phương Đông, phương Tây đã sản sinh ra rất nhiều nhà triết học uyên bác với những tư tưởng chính trị xã hội đặc sắc, tác động mạnh mẽ tới nền chính trị xã hội đương thời
Triết học chính trị xã hội Phật giáo là nền tảng cho việc xây dựng con người vị tha, đó lý tưởng cao quý nhất, tiến tới con người từ, bi, hỷ, xả, con người Phật Nhiều học giả cho rằng Phật giáo mang nhiều tư tưởng cải cách xã hội Những tư tưởng triết học chính trị xã hội có nhiều điểm tương đồng với các quan điểm triết học chính trị xã hội của các nhà triết học phương Đông và phương Tây thì kỳ cổ đại đến nay Giáo lý của Phật giáo không dựa trên một triết lý chính trị nào cả Giáo lý Phật giáo vạch ra con đường đưa đến sự giải thoát, nói một cách khác, mục tiêu là diệt lòng tham ái vốn đã cột chặt con người trong vòng trầm luân, khổ ải
Ngày nay Phật giáo ở nước ta đang có sự phục hồi và phát triển một cách nhanh chóng Trong lịch sử Phật giáo từ khi vào nước ta, những quan điểm triết học chính trị - xã hội đã góp phần không nhỏ vào đời sống chính trị của đất nước, các nhà sư đức hạnh đã có nhiều công sức trong công cuộc đấu tranh chống ngoại sâm và giúp các vị vua nước ta trị nước an dân Do vậy, nghiên cứu quan điểm triết học chính trị xã hội các triết gia trong các giai đọan lịch sử phương Đông và phương Tây, từ đó so sánh với quan điểm triết học chính trị xã hội Phật giáo có ý nghĩa rất quan trọng
Trang 2NỘI DUNG
I QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA CÁC TRIẾT GIA PHƯƠNG ĐÔNG
1.1 Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN)
Khổng Tử sinh năm 551, mất 479 trước công nguyên, tên là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni Khổng Tử là một nhà nhà triết học xã hội, tư tưởng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của Khổng Tử có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa khu vực Đông Á Người Trung Quốc đời sau đã xưng ông là Vạn thế Sư biểu – tức là bậc thầy của muôn đời
Với hoài bão chính trị của mình, ông đã xây dựng học thuyết “Nhân –
lễ – chính danh” nhằm góp phần lập lại kỷ cương, lễ nhạc của nhà Chu, giải quyết những vấn đề xã hội – những vấn đề cấp bách đặt ra trong thời đại ông đang sống Khổng Tử đưa ra chủ trương “vi chính dĩ đức” – làm chính trị bằng đạo đức, lấy đức để trị nước an dân Khổng Tử cho rằng khi được nhân dân tín nhiệm thì quốc gia mới phát triển và hùng mạnh Ông lập luận rằng: “không sợ nghèo mà sợ không đều, không sợ ít mà sợ bất ổn”, “bá tính đủ, vua sao lại không đủ; bá tính không đủ, vua sao lại đủ”; quan điểm này của ông đứng về phía nhân dân, là lời nhắc nhở nghiêm chỉnh đối với giai cấp thống trị chuyên bóc lột nhân dân lúc bấy giờ Các tư tưởng đó đã có ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc thờ cổ địa cũng như trung đại và cả sau này Các tư tưởng của ông được phát triển thành một hệ thống tư tưởng triết học là Khổng giáo Khổng giáo của Khổng tử còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là đối với dân tộc Trung Hoa
1.2 Lão Tử ( )
Nói tới văn hóa Trung Quốc, tuyệt đối không thể tách rời Lão Tử, ông chính là nhân vật vĩ đại tương đương với Khổng Tử trong văn hoá Trung
Trang 3Quốc Lão Tử là người sáng lập ra trường phái Đạo gia một trong những trường phái triết học lớn của Trung Quốc thời cổ đại Lão tử mất đi đã để lại cho hậu thế những tư tưởng triết học mang tính thâm sâu Trong các trường phái Nho gia, Đạo gia, Pháp gia của Trung Quốc thời cổ đại, người đầu tiên đề xướng học thuyết Đạo là Lão Tử Lão Tử cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là “đạo” Đạo là gì? Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật, cú như vậy mà vạn vật sinh sôi, nảy nở Sự vật được tạo ra, quá trình tồn tại thì phải có quy luật để duy trì sự tồn tại đó, đó chính là “đức” Như vậy, đạo đức của Lạo Tử là một phạm trù thuộc về triết học chính trị xã hội, khác với đạo đức thuần túy của Nho gia là thuộc về phạm trù luân lý của con người
Quan điểm triết học chính trị xã hội của Lão Tử thể hiện qua quan niệm
“vô nhi vi trị” , trị mà tựa như không trị vậy Ông cho rằng vô vi Vạn vật khi
đã phát triển đến cực điểm thì bị “tổn” lần lần cho tới khi trở về “vô”.Vậy
“vô” là chung cục trong một giai đoạn mà cũng là khởi điểm giai đoạn sau Hơn nữa nó còn là “bản thuỷ của trời đất” Vì vậy Lão tử rất quí “vô”; có thể nói học thuyết của ông là học thuyết “vô”, ngược hẳn với học thuyết của các nhà khác Vô không có nghĩa là hoàn toàn không có gì, trái hẳn với hữu
Vô là vô sắc, vô thanh, vô hình đối với cảm quan của ta, như đạo Vô có tính cách huyền diệu, huyền bí, nó sinh ra hữu, rồi hữu trở về vô, thành thử vô, hữu không tương phản mà tương thành Vì lấy “vô” làm gốc, Lão tử mới khuyên ta vô vi, vô ngôn, vô dục, vô sự ,cũnchính lấy “vô” làm gốc nên ông mới chủ trương tuyệt học, tuyệt thánh khí trí; cũngchính vì lấy “vô” làm gốc nên ông mới trọng sự hư tĩnh, tinh thần bất tranh và ông mới “ngoại kì thân, hậu kì thân”
Trong cách quản lý đất nước, Lão Tử cho rằng cách tốt nhất làm cho một đất nước được thái bình, yên ổn là giai cấp thống trị không được can thiệp đến đời sống của nhân dân lao động, thu thuế không quá nhiều, không
Trang 4ăn chơi xa đọa Đồng thời nên quay trở lại thời kỳ vừa thoát thai khỏi xã hội nguyên thuỷ, xã hội không cần chữ viết, không cần vũ khí vì không có chiến tranh Còn đối với người dân thì chỉ cần làm cho đầu họ trống rỗng nhưng bụng no, ý chí của họ yếu đuối nhưng xương cốt, thân thể của họ mạnh Họ không có ham muốn
Đạo trị nước, Lão tử đưa ra chủ trương vô chính phủ.Ông vẫn còn duy trì ngôi vua, nhưng nhiệm vụ và quyền hành của vua bị giảm thiểu gần như không còn gì Vua chỉ có mỗi việc là vô vi, nghĩa là không can thiệp vào đời sống của dân, chỉ coi chừng cho dân sống theo tự nhiên, ngăn ngừa trước cho dân khỏi đánh mất bản tính thuần phác Hơn nữa, vua tuy ở trên dân mà không quí bằng dân,vì:“Sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền” (Quí dĩ tiện vi bản, cao dĩ hạ vi cơ).Các vua chúa mới tự xưng là cô (côi cút), quả (ít đức), bất cốc (không tốt) Vua quan phải học Đạo mà trị nước, nếu dùng trí, dùng thuật mà trị nước là làm hại nước, hại dân Chính quyền bao gồm những người ngây thơ, chất phác, không xa hoa, ăn ở giản dị và cần kiệm Họ không can thiệp vào chuyện của người dân
Lão Tử triệt để bác bỏ chiến tranh, vì chiến tranh mang lại đau khổ cho con người Cực chẳng đã mưới phải dùng thì nên, chừng mực, điềm đạm Tóm lại, tư tưởng triết học chính trị xã hội của Lão Tử thể hiện trong Đạo, Đạo trị nước, an dân Mục đích để đem lại phúc lợi cho người dân là càng ít can thiệp của nhà nước càng tốt, để mặc cho dân được sống tự nhiên, giản dị, mộc mạc Chủ trương chính trị của Lão Tử không được giai cấp phong kiến đương thời chấp nhận, có khi còn bị ngăn cấm, tuy nhiên những tư tưởng ấy đã đặt nền móng cho việc hình thành một trường phái Đạo giáo ở Trung Quốc về sau
1.3 Hàn Phi Tử ( 280 TCN - 233 TCN)
Trang 5Là tác giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Xuân Thu Chiến Quốc, ông theo trường phái Pháp gia Hàn Phi Tử phủ định đức tính Nhân nghĩa của nhà Nho, ông tự tự sáng lập ra triết lý chính trị xã hội riêng, chủ trương hình thành một hệ thống bao gồm 3 điểm là: Pháp, Thế và Thuật Trong tư tưởng chính trị xã hội của Hàn Phi, quyền lực là tất cả: Quyền thế bất khả dĩ tá nhân, thượng thất kỳ nhất, hạ dĩ vi bách, tức là quyền thế không thể chia sẻ cho người khác, khi bề trên chia mất một quyền, thì kẻ dưới sẽ lạm dụng thành trăm Hàn Phi đặc biệt coi trọng quyền lực, ông là kẻ sùng bái quyền lực Đó
là suy nghĩ chung của những kẻ chủ trương độc tài, chuyên chế từ thời cổ chí kim, từ đông sang tây, coi quyền lực như là tối cao, có quyền lực là tất cả
Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp Trị, đề cao vai trò của pháp luật, ông cho rằng “Không có nước nào luôn luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn luôn yếu Hễ những người thi hành pháp luật mạnh thì nước mạnh, còn hễ những người thi hành pháp luật yếu thì nước yếu”.Hàn Phi tử cũng yêu cầu Phi yêu cầu thuật trị nước phải đạt đến kết quả toàn xã hội từ dân đến quan chỉ có thể vui vẻ mà thực hiện theo pháp luật “Phàm kẻ có thuật trị nước đã làm bầy tôi sẽ dựa theo pháp luật giải quyết Trên soi sáng pháp luật nhà vua, dưới làm cho bọn gian thần nguy khốn để cho nhà vua được tôn quý, nước được yên Do đó, những lời hợp phép tắc được đưa ra ở trước thì việc khen thưởng và trừng phạt sẽ được thi hành ngay sau đó”
1.4 Tuân Tử (316 TCN – 237 TCN)
Bên cạnh Khổng Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử, thì Tuân Tử cũng là một triết gia có nhiều tư tưởng về chính trị xã hội Tuân Tử là thừa kế chủ thuyết của Khổng Tử và Mạnh Tử, một phần khác ở vấn đề trị nước Tuân Tử trị nước phải theo giáo hóa của Lễ, Nghĩa Đó là cơ sở, nền tảng của chính trị của một đất nước, còn là vấn đề then chốt để trị loạn, bình thiên hạ, mang tính hưng
Trang 6vong của một đất nước.Tư tưởng chính trị của ông là “quý dân”, “thượng hiền”, và theo chủ nghĩa Lễ Trị
Không giống với các nhà Pháp gia, ông ít chú trọng đến các luật lệ chung mà ủng hộ việc sử dụng ví dụ cụ thể để làm hình mẫu.Hình mẫu vua
và chính quyền lý tưởng (quân tử) của ông, được hỗ trợ bởi giới tinh hoa, gần giống với Mạnh Tử, nhưng khác biệt ở chỗ ông phản đối việc cha truyền con nối của chế độ phong kiến mà tin rằng địa vị của một cá nhân trong xã hội cần được xác định bằng khả năng của chính họ
II QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA CÁC TRIẾT GIA PHƯƠNG TÂY
2.1 Socrates (469 TCN -399 TCN)
Ông là triết gia vĩ đại nhất Hy Lạp cổ đại, là bậc thầy truy vấn phái biện thuyết Triết học chính trị xã hội theo Xôcrát, không phải là sự nghiên cứu tự
nhiên một cách tư biện, mà là học thuyết dạy con người sống tốt và sống đẹp.
Con người chỉ có thể nhận biết những gì nằm trong quyền hạn của mình, tức
linh hồn mình “Hãy nhận biết chính mình”, nghĩa là nhận biết mình như thực
thể xã hội và thực thể đạo đức
Socrates cũng là người đầu tiên thiết lập nền “triết học đạo đức”, vận đụng đạo đức duy lý vào lĩnh vực chính trị Luận điểm cơ bản của đạo đức
học duy lý cũng được vận dụng vào lĩnh vực chính trị Phẩm hạnh (đức hạnh) chính trị là cách diễn đạt khác của tri thức về chính trị Với phẩm hạnh
“không cần những kẻ vô học; nếu khác đi thì nhà nước cũng chẳng nên có làm gì” Vì lẽ đó Socrates đã phê phán nền dân chủ chủ nô từ lập trường của giới quý tộc, chứ không phải là “sự phê phán có tính chất dân chủ”, “tạo nên bản chất của nền dân chủ”
Phương pháp của đạo đức học duy lý được gọi chung là phương pháp
đỡ đẻ Theo Socrates, chỉ có thể sống lương thiện nếu được trang bị một
phương pháp hướng dẫn con người đến với chân lý, tức cái Thiện và lợi ích
Trang 7cao nhất, phổ biến nhất Xuất phát điểm của phương pháp đó là thái độ hoài
nghi tích cực, sự tự tra vấn và cầu thị: “Tôi biết rằng tôi không biết gì cả”.
2.2 Platon (428 TCN - 348 TCN)
Platon là nhà khoa học vĩ đại thời cổ đại và có ảnh hưởng đến ngày nay Tác phẩm nổi tiếng của ông là Republic, tác phẩm vĩ đại nhất và là tác phẩm vĩ đại của mọi thời đại Tác phẩm bàn về nhiều lĩnh vực: thần học, siêu hình học, đạo đức học, giáo dục học, chính trị học, tâm lý học, lý thuyết về nghệ thuật Platon bàn tới các vấn đề chính trị xã hội như: con người, lãnh đạo công quyền, tổ chức quốc gia, với quan niệm con người thế nào quốc gia thế
ấy Sự sụp đổ sẽ đến khi những con buôn nhờ giàu sang bằng cách này hay cách khác mà trở thành người cai trị, chính quyền luôn luôn vận động, cũng biến hóa như tính của con người; theo ông quốc gia được cấu thành bởi các bản tính của những con người đang ở trong nó
Các quan điểm triết học chính trị xã hội của Platôn có nhiều mâu thuẫn: một mặt ông đòi xoá bỏ sở hữu tư nhân, thiết lập sở hữu cộng đồng, mặt khác ông thấy cần duy trì sự khác nhau giữa đẳng cấp và sự bất bình trong xã hội Ông đưa ra mô hình “nhà nước lý tưởng và công lý” nhưng đồng thời lại bảo
vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc chủ nô, chống lại nền dân chủ A- Ten
2.3 Arixtốt (384 TCN – 322 TCN)
Arixtốt là đại biểu cho trí tuệ bách khoa của Hy Lạp cổ đại C.Mác gọi Arixtốt là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại; Ph.Ăng ghen coi Arixtốt là khối óc bách khoa nhất trong số những nhà triết học Hy Lạp cổ đại Arixtốt đã nghiên cứu triết học, lôgíc học, khoa học tự nhiên, sử học, chính trị học, mỹ học,…
Arixtốt xây dựng học thuyết chính trị xã hội của mình thông qua nhà nước lý tưởng trên nền tảng của bản chất con người Theo ông, vai trò và lợi ích của nhà nước lên trên hết, đứng đầu, còn quyền lợi và tầm quan trọng của
Trang 8cá nhân thì không quan trọng Chính con người sẽ cần đến xã hội, vì xã hội là một thực tại giá trị đạo đức, pháp luật, nảy sinh từ những yêu cầu thiết yếu của con người Quyền công dân chỉ dành cho tầng lớp trên, thượng lưu Ngược lại tầng lớp thấp hèn thì buộc phải lao động mà không có một cơ hội
để đạt đến hạnh phúc
2.4 Thomas Aquinas (1225 - 1274)
Thomas Aquinas là một nhà triết học vĩ đại người Anh Ông là nhà tư tưởng triết học chính trị xã hội tiêu biểu ở phương Tây thời kỳ trung đại nổi tiếng với các tác phẩm về triết học chính trị xã hội Cuốn sách Leviathan (1651) của ông đã thiết lập nền tàng cho nền triết học chính trị phương Tây theo quan điểm về lý thuyết về khế ước xã hội Khế ước xã hội cho rằng con người lúc đầu vốn sống ở trạng thái tự nhiên, tự do vô chính phủ Con người qua khế ước xã hội đã từ bỏ những quyền tự do của mình để được hưởng trật
tự của xã hội văn minh và sự an toàn Ông là người ủng hộ chính quyền chuyên chế nhưng ông cũng có những tư tưởng về tự do như quyền được bầu
cử, quyền bình đẳng tự nhiên của tất cả mọi người; tính nhân tạo của địa vị chính trị điều dẫn đến sự khác nhau sau này giữa xã hội và nhà nước Quan điểm tất cả quyền lực chính trị của nhà nước, hợp pháp phải mang tính “đại diện” cho nhân dân và dựa trên sự đồng thuận cao của nhân dân Khế ước xã hội trong triết học chính trị xã hội là một học thuyết trong đó con người cùng nhau thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên của mình để xây dựng cuộc sống cộng đồng
2.5 John Locke (1632 - 1704).
Ông là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh, theo trường phái chủ nghĩa kinh nghiệm trong lĩnh vực nhận thức luận Ông cũng phát triển lý thuyết về khế ước xã hội, vai trò của nó tới chức năng và nguồn gốc nhà nước Qua các tác phẩm của mình, ông luôn đấu tranh chống lại chủ
Trang 9nghĩa chuyên chế và đóng góp lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về mặt cá nhân
và thể chế Về cá nhân, ông muốn con người dùng lý trí, trải nghiệm để đi tìm chân lý thay vì chấp nhận ý kiến áp đặt hoặc sinh ra bởi niềm tin mù quáng John Locke với tư tưởng về quyền tự nhiên là cốt lõi cơ bản trong quan điểm của ông về nhà nước Theo ông, con người đầy tính ích kỷ và đầy ham muốn Chính vì vậy, khi xã hội tiến bộ ra đời, có nhà nước là hệ quả tất yếu của khế ước xã hội, đây là một bước tiến lớn trong xã hội loại người giúp duy trì các luật của tự nhiên thông qua luật lệ của xã hội Chính những khái niệm về quyền của tự nhiên đã đưa ông trở thành một nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng
2.6 Hegel (1730 - 1831)
Hegel là một nhà triết học nổi tiếng người Đức, ông là người sáng lập
ra chủ nghĩa duy tâm Đức, ông cho rằng tiến bộ xã hội là sự vận động tiến về phía trước Theo ông, cái chưa hoàn thiện luôn mang trong mình những mặt đối lập của cái hoàn thiện Cái hoàn thiện luôn tồn tại trong tiềm năng, có tính
xu hướng của những cái chưa hoàn thiện Tuy vậy, ông lại duy tâm khi coi sự tiến bộ xã hội loài người là quá trình vận động của thế giới ý niệm tuyệt đối Đây chính là điểm mà ông thường bị các nhà khoa học đương thời phê phán
là không đi xa hơn các lý thuyết thần học, duy tâm trước đó Ngoài ra, Hegel cũng tự mâu thuẫn với mình khi cho rằng sự phát triển là vô hạn, và sự tồn tại của nhà nước quân chủ Phổ là đỉnh cao nhất của sự phát triển trong lịch sử xã hội loài người
1.6 C.Marx (1818-1883)
C.Marx là nhà kinh tế chính trị, nhà khoa học, nhà triết học duy vật vĩ
địa nhất của nhân loại, tư tưởng của ông có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc C.Marx được nhắc đến với nhiều tư tưởng vĩ đại khác nhau, nhưng ông nổi tiếng nhất, quan trọng nhất trong tư tưởng triết học chính trị xã hội là học
Trang 10thuyết về đấu tranh giai cấp, được tổng kết lại trong những lời mở đầu trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản 1848 Ông cũng là người sáng lập ra học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học cùng với Friedrich Engels Tư tưởng của ông là sự
kế thừa các học thuyết, tư tưởng được trong thế kỷ XIX, bao gồm triết học cổ điển Đức, kinh tế học chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp [7]
Cùng với Ph.Engels, C.Marx đã xây dựng nên học thuyết vĩ đại của xã hội loài người, đó là học thuyết khoa học về chủ nghĩa xã hội khoa học Chủ nghĩa cộng sản khoa học mà C.Marx chủ trương xây dựng đó chính là xã hội
mà trong đó, mọi người, ai cũng sẽ có cuộc sống tự do, hạnh phúc, con người được giải phóng một cách triệt để, được phát triển một cách toàn diện, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu Theo C.Marx tiến bộ của xã hội mặc dù là theo xu thế khách quan, song chứa đầy những mâu thuẫn, được thực hiện thông qua giải quyết mâu thuẫn [4]
Tóm lại, trên đây là một số quan điểm triết học chính trị - xã hội của
các học giả tiêu biểu phương Đông và phương Tây từ thời cổ đại đến nay Các
tư tưởng trên đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về triết học chính trị xã hội, đều hướng tới cuộc sống hạnh phúc cho muôn người, vì một xã hội ổn định, phát triển
III QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG LỜI DẠY ĐỨC PHẬT ĐẾN NỀN HÒA BÌNH, THẠNH TRỊ CỦA MỘT QUỐC GIA
3.1 Quan điểm triết học chính trị xã hội Phật giáo
Một trong những đặc điểm nổi bật của triết Phật giáo là lấy đối tượng con người làm trung tâm cho sự nghiên cứu, giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm cải thiện đời sống của nhân dân ngày một tốt đẹp hơn Tư tưởng triết học chính trị xã hội Phật giáo được tập trung ở một số nội dung sau: