1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực tư duy cho học sinh THPT qua dạy học phần công dan với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học chương trình giáo dục công dân lớp 10

96 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao năng lực tư duy cho học sinh thpt qua dạy học phần "công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" chương trình giáo dục công dân lớp 10
Tác giả Lê Thị Hồng
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Lương Bằng
Trường học Trường Đại Học Vinh
Chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy chính trị
Thể loại Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Năm xuất bản 2011
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 566 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------LÊ THỊ HỒNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC PHẦN "CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- -LÊ THỊ HỒNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC PHẦN "CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC" CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 (QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG THPT Ở THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN)

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

CHÍNH TRỊ

MÃ SỐ: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

NGHỆ AN - 2011

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5 - 10 NỘI DUNG 11 - 90

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC PHẦN "CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC" CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP

10 11 - 39

1.1 Cơ sở lý luận của việc nâng cao năng lực tư duy cho học sinhTHPT qua dạy học phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10 11

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc nâng cao năng lực tư duy cho học sinhTHPT qua dạy học phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10 29

Chương 2: THỰC NGHIỆM DẠY HỌC PHẦN "CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC" CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 10 40 - 72

2.1 Chuẩn bị thực nghiệm 402.2 Nội dung thực nghiệm 41

Chương 3: QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC

TƯ DUY CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC PHẦN "CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC" CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 10 73 - 90

3.1 Quy trình nâng cao năng lực tư duy cho học sinh qua dạy học phần

"Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học"chương trình GDCD lớp 10 73

Trang 4

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực tư duy cho học sinh THPT thông qua dạy học phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận

khoa học" chương trình GDCD lớp 10 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 95

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phát triển tư duy của học sinh bao giờ cũng được coi là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà trường THPT hiện nay Dạy học vàphát triển năng lực tư duy cho học sinh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trongquá trình dạy học có sự biến đổi thường xuyên về số lượng và chất lượng nộidung dạy học, biến đổi và phát triển các năng lực của người học Cùng vớinhững biến đổi đó, những năng lực tư duy của học sinh cũng phát triển Trongquá trình nắm tri thức, học sinh phải xây dựng hệ thống hành động trí tuệ saocho phù hợp với hệ thống những tri thức đó Đối với phần một chương trìnhGDCD lớp 10, là những kiến thức triết học, nên phần này đóng vai trò hết sức tolớn trong việc phát triển năng lực tư duy cho các em học sinh Do vậy, trong quátrình dạy học vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong việc định hướng,giúp đỡ các em tiếp cận những tri thức triết học để nâng cao năng lực tư duy chohọc sinh

Tư duy và năng lực tư duy là vấn đề liên quan đến khả năng trí tuệ của conngười Và nó có tác dụng to lớn đối với quá trình dạy học Nếu quá trình dạy họcbằng mọi cách phát triển tư duy và năng lực tư duy thì sẽ tạo tiềm lực to lớn chonâng cao chất lượng Giáo dục Đào tạo, là nguồn lực cho dạy học phát triển

Việc dạy học đi trước việc phát triển trí tuệ và kéo trí tuệ phát triển theo.Hướng dẫn tư duy học sinh trong quá trình dạy học chính là kích thích và tổ chứchoạt động phân tích - tổng hợp của học sinh trong lĩnh hội tri thức Đối với việcdạy học, không chỉ có ý nghĩa về mặt tư duy, mặt trí dục mà còn có ý nghĩa sâusắc đến việc hình thành nhân cách của học sinh Qua dạy học GDCD, giáo viên sửdụng các thủ thuật sư phạm sẽ phát huy được những đức tính quý báu của học sinhnhư tính mục đích, lòng ham hiểu biết, tính kiên trì, óc phê phán và tư duy linhhoạt, có phương pháp sáng tạo trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn

Trang 7

Nghị quyết lần thứ 2 Ban Chấp hành TW Đảng Khoá VII khẳng định: Phảiđổi mới phương pháp giáo dục - đạo tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rènluyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng các phươngpháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học.

Tiếp đến Nghị quyết lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Đảng khoá VII đã xácđịnh: Phải khuyến khích tự học, áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồidưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề

Định hướng trên đây của Đảng và Nhà nước nhấn mạnh nhiệm vụ củaGiáo dục - Đào tạo nói chung, và dạy học GDCD nói riêng là phải phát huy tínhtích cực, khả năng tự học, tư duy sáng tạo của học sinh

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới Giáo dục - Đào tạo; lấy họcsinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học Khắc phụctình trạng "đọc chép" tạo ra lối tư duy máy móc, giáo điều, dễ nhàm chán, làmthui chột năng lực tư duy sáng tạo ở người học Như vậy, rõ ràng nâng cao nănglực tư duy cho học sinh là vấn đề cần được chú trọng trong quá trình dạy và học.Đối với dạy học phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương phápluận khoa học" chương trình GDCD lớp 10 giúp các em có khả năng tư duy chủđộng, sáng tạo, linh hoạt để có thể giải quyết các nhiệm vụ học tập ở các bộ mônkhác, cũng như các vấn đề nảy sinh xung quanh cuộc sống của học sinh

Hiện nay, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh qua dạy học môn GDCDnói chung và phần một kiến thức lớp 10 nói riêng còn nhiều hạn chế Có nhiềunguyên nhân, do năng lực của cá nhân người giáo viên, do môn học này không thitốt nghiệp; cho nên dễ nảy sinh trong tư tưởng của các em lơi là, không chú trọngmôn học Làm sao khắc phục được những hạn chế đó, làm cho bộ môn GDCDphát huy được vai trò phát triển tư duy của học sinh là một yêu cầu cấp thiết

Thực tế đó đòi hỏi nghệ thuật sư phạm và năng lực chuyên môn của giáoviên GDCD; muốn giải quyết được những mâu thuẫn đó cần phải xác định đúngđắn vai trò, vị trí của bộ môn giáo dục công dân, trong đó có phần triết học cực

Trang 8

kỳ quan trọng trong việc nâng cao năng lực tư duy cho học sinh, từ đó tìm ra cácgiải pháp, chủ trương, nội dung, phương pháp trong dạy học, cũng như nhữngđiều chỉnh trong chính sách của Đảng và Nhà nước để tương xứng với vị trí của

bộ môn trong hệ thống giáo dục nước nhà

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề tư duy và năng lực tư duy liên quan đến tư tưởng và nguồn trí tuệcon người, không chỉ được nghiên cứu ở phương diện Triết học, mà còn đượcnghiên cứu ở nhiều phương diện khác: Khoa học quản lý, Giáo dục và Đào tạo,nghiên cứu các môn khoa học cụ thể như tâm lý học đã có nhiều cách tiếp cận

và nghiên cứu, và là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều khoa học nghiên cứutrong và ngoài nước

Trên thế giới, đề tài này đã trở thành mối quan tâm của nhiều học giả, tiêu

biểu là: M N sacdacôp với tác phẩm "Tư duy học sinh", NXB Hà Nội năm 1970;

N X Laytex với cuốn sách "Năng lực trí tuệ và lứa tuổi", gồm 2 tập, NXB Giáo

dục năm 1980 Tuy nhiên, những cuốn sách này các tác giả chủ yếu nghiên cứu

tư duy, trí tuệ học sinh trên khía cạnh tâm lý học Có ý nghĩa giúp chúng ta xácđịnh đặc điểm tư duy, tâm lý con người qua các lứa tuổi

Ở Việt Nam: Những năm gần đây đã có nhiều công trình khoa học nghiêncứu của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà giáo dục về vấn đề này dưới nhiều khíacạnh và góc độ khác nhau Cụ thể:

Nhóm các bài viết đăng trên báo và tạp chí như: Phạm Văn Đồng,

"Phương pháp dạy - học phát huy tính tích cực - một số phương pháp vô cùng

quý báu", báo nhân dân, 18/11/1994 Nguyễn Thái Bình "Giảng dạy triết học Mác - Lênin với trang bị phương pháp tư duy biện chứng cho sinh viên", tạp chí

lý luận chính trị 2001, số 278, trang 79 - 80 Lê Thi "Tư duy triết học và đổi mới

tư duy", Tạp chí Cộng sản 1987, số 380, trang 24 - 27 Phan Thị Hạnh Mai "Tư duy và việc dạy tư duy cho học sinh", Tạp chí giáo dục, số 79, trang 13 - 14, 38.

Hoàng Thúc Lâm "Triết học Mác- Lênin với việc nâng cao tư duy cho học sinh", Tạp chí Giáo dục 2004, số 79, trang 19 - 20, 24 Lê Văn Quang "Vai trò của

Trang 9

triết học Mác - Lênin trong đổi mới tư duy lý luận ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí

Triết học 2006, số 8 Lê Thi "Tư duy triết học và đổi mới tư duy triết học", Tạp chí Cộng sản 1987, số 380, trang 24 - 27 Nguyễn Lan Phương "Một số biện

pháp nhằm tích cực hoá tư duy học sinh khi giải quyết vấn đề dạy học", Tạp chí

Nghiên cứu Giáo dục 1999, số 330, trang 12, 13 Thái Duy Tuyên "Bồi dưỡng

năng lực tư duy cho học sinh", Tạp chí giáo dục 2003, số 74, trang 13 - 14,20.

Ngô Đình Xây "Ăngghen bàn về những điều kiện hình thành tư duy lý luận", Tạp chí triết học 2002, số 128, trang 28 - 31 Lê Ngọc Đức "Dạy và học tư duy", Tạp

chí phát triển giáo dục 2004, số 72, trang 18 - 21 Nhìn chung, các bài báo này đã

đi vào vấn đề nâng cao năng lực tư duy cho người học qua bộ môn Triết học,hoặc từ các môn khác như môn toán, cũng như khái thác những phương phápdạy học cụ thể nào đó nhằm nâng cao năng lực tư duy cho học sinh, sinh viên.Nhưng do nội dung nghiên cứu hạn chế ở những trang báo, không đủ để khaithác hết vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa dạy - học bộ môn Triết học vớiviệc nâng cao năng lực tư duy cho người học

Nhóm đề tài luận văn: Nguyễn Thị Kim Ngân, "Vận dụng các phương

pháp dạy học tích cực trong phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" ở trường THPT ", Nguyễn Hồng Phước, "Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học" ở trường THPT Cao Lãnh", v.v Đây là những đề tài Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn

của các Giảng viên trường Đại học Vinh Các Luận văn này chủ yếu đi sâuvào các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của họcsinh qua dạy học phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học" trong chương trình GDCD lớp 10

Cho đến nay, vấn đề tư duy nói chung và nâng cao năng lực tư duy cho

HS qua dạy học GDCD còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu Vì vậy tôichọn đề tài này làm luận văn cao học

Trang 10

- Thứ nhất: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao lực tư duy của các

em học sinh THPT qua dạy học phần triết học chương trình GDCD lớp 10

- Thứ hai: Phân tích thực trạng của việc dạy học phần "Công dân với việc

hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" đối với việc nâng cao nănglực tư duy của các em học sinh THPT

- Thứ ba: Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng

cao năng lực tư duy cho các em học sinh THPT qua dạy học phần "Công dân vớiviệc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" chương trình Giáodục công dân lớp 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng dạy học phần một, chương trìnhGDCD lớp 10 hiện nay nhằm nâng cao năng lực tư duy cho các em học sinh ởcác trường THPT

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nâng cao năng lực tư duy cho học sinh THPT qua dạy học phần "Côngdân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" chương trìnhGDCD lớp 10, qua khảo sát một số trường THPT ở thành phố Vinh - Nghệ An

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩaduy vật lịch sử về con người và tư duy của học sinh THPT

Luận văn sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp biện chứng duy vật

Trang 11

- Phương pháp lịch sử và logic.

- Phương pháp trừu tượng và cụ thể

- Phương pháp phân tích và tổng hợp, điều tra, thống kê

6 Giả thuyết khoa học

Nếu dạy học tốt phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan,phương pháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10 thì sẽ nâng cao nănglực tư duy cho học sinh

7 Những đóng góp của luận văn

Luận văn xác định vai trò của dạy học phần một giáo dục công dân lớp 10đối với việc nâng cao năng lực tư duy cho các em học sinh THPT Luận văn làm

rõ thực trạng của việc nâng cao năng lực tư duy cho các em học sinh thông quadạy học phần một Giáo dục công dân lớp 10 hiện nay Trên cơ sở đó, đề xuấtmột số phương hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực tư duy chocác em

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình dạyhọc phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoahọc" giáo dục công dân lớp 10 nói riêng, và chương trình Giáo dục công dân ởtrường THPT nói chung

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu thamkhảo, luận văn gồm có 3 chương, 6 tiết

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC

TƯ DUY CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC PHẦN "CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN

KHOA HỌC" CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 10 1.1 Cơ sở lý luận của việc nâng cao năng lực tư duy cho học sinh THPT qua dạy học phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10

1.1.1 Khái niệm tư duy

Hiện thực xung quanh có rất nhiều cái mà con người chưa biết Nhiệm vụcủa cuộc sống và hoạt động thực tế đòi hỏi con người phải hiểu những cái chưabiết đó ngày một sâu sắc, đúng đắn và chính xác hơn, phải vạch ra được cái bảnchất và những quy luật tác động vào chúng Quá trình nhận thức đó được gọi là

tư duy

Vào đầu thế kỷ thứ XVII, Đề - các - tơ đã có câu nói nổi tiếng về tầm quantrọng của năng lực tư duy đối với sự tồn tại và phát triển của con người trong vũtrụ "Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại"[19; 232] Câu nói đó chứa đựng một nguyên lý

cơ bản có ý nghĩa tiến bộ, bởi nó khẳng định mọi tri thức khoa học mà con người

có được đều phải xuất phát từ "sự nghi ngờ" - không phải là hoài nghi chủ nghĩa

mà nghi ngờ để đạt đến sự tin tưởng, có nghĩa là tư duy

Đến thế kỷ thứ XVIII, nhà triết học cổ điển Đức Hêghen cũng chorằng: Quá trình nhận thức thế giới là quá trình con người xây dựng nên cáckhái niệm, tức con người tư duy "Tư duy không phải là một bản nguyên bấtđộng, mà là một quá trình nhận thức từ thấp đến cao" [19; 278]

Tuy nhiên, với Hêghen: Tư duy là sản phẩm của "ý niệm tuyệt đối" với

tư cách là bản năng siêu tự nhiên, độc lập, không phụ thuộc vào vật chất.Ông cho rằng: Ý niệm tuyệt đối là bản nguyên của hoạt động và chỉ có thể

Trang 13

biểu hiện trong tư duy, trong nhận thức tư biện mà thôi Hêghen cho rằng, tưduy gắn liền với sự phát triển biện chứng của "ý niệm tuyệt đối"

C Mác nhận xét: Đối với Hêghen, vận động của tư duy được ông nhâncách hoá dưới tên gọi "ý niệm" là chúa sáng tạo ra hiện thực; hiện thực chỉ làhình thức bề ngoài của ý niệm

Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy là một trong các đặc tính củavật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao Về lý thuyết, C Mác cho rằng:Vận động kiểu tư duy chỉ là sự vận động của hiện thực khách quan được dichuyển vào và được cải tạo, tái tạo trong đầu óc của con người dưới dạngphản ánh Những luận cứ này còn dựa trên những nghiên cứu của IvanPetrovich Páp - lốp, nhà sinh lí học, nhà tư tưởng người Nga Bằng các thínghiệm tâm - sinh lý áp dụng trên động vật và con người, ông đi đến kếtluận: "Hoạt động tâm lý là kết quả của hoạt động sinh lý của một bộ phậnnhất định của bộ óc" [16; 873] Tư duy bắt nguồn từ hoạt động tâm lý Hoạtđộng này gắn liền với phản xạ sinh lí là hoạt động đặc trưng của hệ thần kinhcao cấp Hoạt động đó diễn ra ở các động vật cấp cao, đặc biệt ở thú linhtrưởng và ở người Nhưng tư duy với tư cách là hoạt động tâm lí bậc caonhất thì chỉ có ở con người và là kết quả của quá trình lao động sáng tạo củacon người Từ chỗ là một loại động vật thích ứng với tự nhiên bằng bản năng

tự nhiên, con người đã phát triển sự thích ứng đó bằng bản năng thứ hai đó là

tư duy với năng lực trừu tượng hoá ngày càng sâu sắc đến mức nhận thứcđược bản chất của hiện tượng, quy luật của tự nhiên và nhận thức được chínhbản thân mình Cơ chế hoạt động của tư duy dựa trên hoạt động sinh lí của

bộ não với tư cách là hoạt động thần kinh cấp cao Tuy nhiên, tư duy khôngphải là bộ não Trong quá trình sống, con người giao tiếp với nhau, do đó, tưduy của từng người vừa tự biến đổi qua quá trình hoạt động của bản thân,vừa chịu sự tác động biến đổi tư duy của đồng loại thông qua hoạt động cótính vật chất Do đó, tư duy không chỉ gắn với bộ não của từng cá thể người

Trang 14

mà còn gắn với sự tiến hoá của xã hội trở thành sản phẩm có tính xã hộitrong khi vẫn duy trì được tính cá thể của một con người nhất định

Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, tư duy xuất hiện trongquá trình sản xuất xã hội của con người Trong quá trình đó, con người sosánh các thông tin, dữ liệu thu thập được từ nhận thức cảm tính, hoặc các ýnghĩ với nhau Trải qua quá trình khái quát hoá và trừu tượng hoá, phân tích

và tổng hợp để rút ra các khái niệm, phán đoán, giả thuyết, lí luận v.v Kếtquả của quá trình tư duy bao giờ cũng là sự phản ánh khái quát các thuộctính, các mối liên hệ cơ bản, phổ biến, các quy luật không chỉ ở một sự vậtriêng lẻ mà còn ở một nhóm sự vật nhất định Do vậy, tư duy bao giờ cũng là

sự giải quyết vấn đề thông qua những tri thức đã nắm được từ trước

Tư duy là một phạm trù dùng để chỉ các hoạt động được coi là phi vậtchất của cá thể người như giải trí, tín ngưỡng, nghiên cứu, học tập và các hìnhthức lao động trí lực khác, đồng thời có ảnh hưởng tích cực đối với lao độngthể lực Đối với xã hội, tư duy của cộng đồng người là cơ sở để tạo nên hoạtđộng tư duy xã hội trong các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, tôn giáo,nghệ thuật Người ta dựa vào tư duy để nhận thức các quy luật của tự nhiên,

xã hội và điều chỉnh hoạt động của con người cho phù hợp với các quy luật đó

Trong mối quan hệ với nhận thức, thì tư duy là một quá trình tâm líthuộc nhận thức lý tính, là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảmgiác và tri giác Tư duy là kết quả của nhận thức, đồng thời là sự phát triểncấp cao của nhận thức Xuất phát điểm của nhận thức là cảm giác, tri giác,biểu tượng được phản ánh từ thực tiễn khách quan với những thông tin bênngoài của sự vật, hiện tượng được phản ánh một cách riêng lẻ Giai đoạn nàyđược gọi là tư duy cụ thể Ở giai đoạn sau, hoạt động tư duy tiến hành cácthao tác so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp nó thànhcác khái niệm, phạm trù, quy luật Giai đoạn này được gọi là tư duy trừutượng Tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối

Trang 15

liên hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng mà trước đó chúng ta chưabiết Quá trình phản ánh này là quá trình gián tiếp, độc lập và mang tính kháiquát được nảy sinh trên sơ sở hoạt động thực tiễn, từ sự nhận thức cảm tínhnhưng vượt xa các giới hạn của nhận thức cảm tính Đặc điểm nổi bật của tưduy là tính chất gián tiếp của nó Tư duy phản ánh hiện thực không phải trựctiếp mà là gián tiếp, tức là thông qua cảm giác, tri giác, biểu tượng Giaiđoạn nhận thức cảm tính là sự phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan.Những tư tưởng nảy sinh trong quá trình tư duy là sự trừu tượng hoá, kháiquát hoá, sự trừu xuất khỏi hiện thực Tư duy chính là kết quả của sự cảibiến đặc điểm những cứ liệu cảm tính Theo từ điển tiếng Việt "Tư duy: nhậnthức bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thứcnhư biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lý" [23; 1756] Tư duy là một quátrình phức tạp, nó là sự phản ánh khái quát hiện thực Khi chúng ta tư duy, tathâu tóm không phải những thuộc tính và những dấu hiệu đơn nhất của đốitượng (như cảm giác, tri giác, biểu tượng) mà là những thuộc tính chung Khi ta

có một quan niệm về con người, ta không nghĩ đến cá nhân cụ thể nào đó mànghĩ đến cái chung mà tất cả các cá nhân đều có Đó là tư duy về con người

Tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ Nhờ hoạt động thựctiễn và nhu cầu giao tiếp của con người là điều kiện để phát sinh ngôn ngữ

Tư duy được hình thành thông qua hoạt động vật chất của con người và từngbước được ghi lại bằng các ký hiệu Vì vậy, ngôn ngữ là "vỏ vật chất của tưduy" Tư duy là một hình thức phản ánh gián tiếp nên nó gắn bó với ngônngữ một cách hữu cơ và không có ngôn ngữ thì không có tư duy Những kếtquả nhận thức về bản chất của sự vật, hiện tượng hay sự trừu tượng hoá, kháiquát hoá đó không thể tồn tại độc lập được và chúng nhất thiết phải được vậtchất hoá ra dưới dạng các âm thanh hay các ký hiệu chữ viết C Mác đã từngnói: Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp; tư tưởng chỉ có thể thể hiện một cáchhiện thực trong ngôn ngữ

Trang 16

Nét đặc trưng của sự phản ánh ở tư duy là sự phản ánh có tính sáng tạo.Tính sáng tạo của tư duy là đem lại cho con người những tri thức mới về các mốiliên hệ và quan hệ bản chất các quy luật khách quan chi phối sự vận động vàphát triển hiện thực, cũng như các dự báo về sự phát triển của tự nhiên và xã hội.

Tư duy có nhiều loại, căn cứ vào mức độ phát triển của tư duy có thểchia thành: tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình ảnh, tư duytrừu tượng Căn cứ vào hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm

vụ, tư duy được chia thành: Tư duy thực hành, tư duy hình ảnh cụ thể, tư duy

lí luận Trong đó, tư duy trừu tượng và tư duy lí luận là loại tư duy học sinh

ở bậc THPT bắt đầu sử dụng nhiều Đặc biệt là tư duy trừu tượng

Theo Ăngghen, tư duy của con người là năng lực bẩm sinh, đặc tínhbẩm sinh, nhưng để đặc tính bẩm sinh đó được phát huy hết khả năng thực sựcần phải có những điều kiện đảm bảo cho nó Đó là các điều kiện về kinhnghiệm, giả thuyết và sử dụng giả thuyết trong quá trình tư duy, phươngpháp biện chứng duy vật, và sự phát triển của khoa học, của hoạt động thựctiễn Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạtđến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy trở thành năng lực tư duy sángtạo Bởi lẽ người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, màcòn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới, làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn

Như vậy, tư duy có những đặc điểm sau đây: tư duy chỉ nảy sinh khigặp hoàn cảnh có vấn đề, tư duy có tính khái quát, tư duy có tính gián tiếp,

và tư duy có mối quan hệ mật thiết với ngôn ngữ, với nhận thức cảm tính vàđược kiểm nghiệm trong thực tiễn

Tư duy có vai trò rất to lớn đối với hoạt động nhận thức của con người Tưduy mở rộng giới hạn của nhận thức, tạo khả năng để vượt ra ngoài giới hạn kinhnghiệm trực tiếp do cảm giác và tri giác mang lại, để đi sâu vào bản chất của sựvật, hiện tượng và tìm ra mối quan hệ giữa chúng Tư duy không chỉ giải quyết

Trang 17

nhiệm vụ trước mắt, mà còn có khả năng giải quyết nhiệm vụ lâu dài, bởi tư duy

có thể nắm được quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và con người

Triết học Mác - Lênin cho rằng, nhận thức là sự phản ánh thế giới vật chấtvào đầu óc của con người Nhưng nó không phải là sự phản ánh đơn giản, thụđộng máy móc, mà phản ánh một cách sáng tạo, linh hoạt, và chủ động Và sựphản ánh đó đạt đến mức độ nào ở mỗi chủ thể thì đó là năng lực tư duy cá biệt.Nhưng xét ở xã hội loài người thì khả năng nhận thức, năng lực tư duy của họ là

vô hạn Vì trong thực tế chỉ có cái chưa biết, không có cái không biết

Nếu chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính thì con người chưa thực sự pháttriển xa hơn các loài động vật khác Mà tư duy cải tạo thông tin của nhậnthức cảm tính làm cho chúng có ý nghĩa hơn với hoạt động của con người

Tư duy giúp con người vận dụng cái đã biết để đề ra giải pháp giải quyếtnhững cái tương tự, nhưng chưa biết, do đó, có thể tiết kiệm được công sứccủa con người Nhờ tư duy con người hiểu sâu sắc và vững chắc thế giới vàhoạt động thực tiễn

Như vậy, "tư duy: giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vàobản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức nhưliên tưởng, khái niệm, phán đoán và suy lý" [21; 1034]

Tư duy: "Sản vật cao cấp của một vật chất hữu cơ đặc biệt, tức là óc,qua quá trình hoạt động của sự phản ánh hiện thực khách quan bằng biểutượng, khái niệm, phán đoán v.v " [16; 873]

1.1.2 Năng lực tư duy

Từ điển tiếng Việt: Năng lực là khả năng điều kiện chủ quan, hoặc tựnhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó Năng lực là phẩm chất tâm

lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đóvới chất lượng cao

Từ điển Triết học: Năng lực hiểu theo nghĩa rộng là những đặc tính

tâm lý của cá thể điều tiết hành vi cá thể và là điều kiện cho hoạt động sống

Trang 18

của cá thể Năng lực chung nhất của cá thể là tính nhạy cảm được hoàn thiệntrong quá trình phát triển về mặt phát sinh loài và về mặt phát triển cá thể[16; 379] Năng lực hiểu theo nghĩa đặc biệt là toàn bộ những đặc tính tâm lýcủa người thích hợp với một hình thức hoạt động nghề nghiệp nhất định Sựhình thành năng lực đòi hỏi cá thể phải nắm được các hình thức hoạt động

mà loài người đã tạo ra trong quá trình phát triển của lịch sử Năng lực củacon người không những do hoạt động của não quyết định, mà trước hết dotrình độ phát triển lịch sử mà loài người đã đạt được Theo ý nghĩa đó thìnăng lực của người gắn liền không thể tách rời với tổ chức lao động xã hội

và với hệ thống Giáo dục ứng với tổ chức đó

Năng lực luôn được xem xét trong mối quan hệ với hoạt động hoặcquan hệ nhất định nào đó Cấu trúc của năng lực gồm ba bộ phận cơ bản: Trithức về lĩnh vực hoạt động hay quan hệ đó; kỹ năng tiến hành hoạt động;những điều kiện tâm lí để tổ chức và thực hiện tri thức, kỹ năng đó trong một

cơ cấu thống nhất và theo một định hướng rõ ràng

Năng lực tư duy là một khả năng, một phẩm chất sinh lý của conngười, vừa là "đặc tính bẩm sinh" sẵn có, vừa là sản phẩm của lịch sử, hơnnữa còn là sản phẩm của lịch sử xã hội phát triển Đặc tính bẩm sinh ấy phảithông qua thực tiễn để rèn luyện mới trở thành sức mạnh vô hạn của loàingười Năng lực tư duy "chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực củangười ta mà thôi Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, mà muốnhoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứutoàn bộ Triết học thời trước " [6; 487]

Năng lực tư duy là sản phẩm của quá trình phát triển ngày càng caocủa các yếu tố tự nhiên và xã hội Nói cách khác, năng lực tư duy càng đượcnâng cao cùng với sự phát triển của tự nhiên, con người và lịch sử Đó là mộtquá trình tự giác, nhờ quá trình tự giác rèn luyện, nâng cao khả năng nhậnthức của chính bản thân con người

Trang 19

Năng lực tư duy là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, trừutượng hoá, khái quát hoá, tưởng tượng, suy luận - giải quyết vấn đề, xử lý vàlinh cảm trong quá trình phản ánh, phát triển tri thức và vận dụng chúng vàothực tiễn Năng lực tư duy là khả năng phản ánh, sản xuất tri thức, biến trithức thành phương pháp và sử dụng thành thạo chúng để tiếp tục nhận thức,tìm ra bản chất, quy luật, xu hướng tất yếu của sự vật và hiện tượng, vậndụng đúng đắn các quy luật trong cuộc sống.

Nếu cho rằng tư duy là bẩm sinh, không cần trau dồi, rèn luyện nócũng có thể giữ gìn, và phát huy được lúc cần Thực tế cho thấy, cái bẩmsinh đó là tiền đề cho con người nhận thức về thế giới, nhưng nhận thức đếnđâu, sâu sắc như thế nào, có nắm được bản chất, quy luật của SVHT haykhông lại phải để cho tư duy phải rèn luyện, không ngừng hoạt động trongthực tiễn Nếu không nó sẽ bị mai một dần "Cần cù bù thông minh", câuthành ngữ đó chính là nói đến vai trò của sự rèn luyện, miệt mài của conngười nhằm phát huy khả năng tư duy của bản thân

Năng lực tư duy phải được đổi mới, bổ sung không ngừng trước yêucầu của sự vận động và phát triển của xã hội Tuy nhiên, đổi mới phải trên

cơ sở các quy luật của chính bản thân tư duy và tồn tại xã hội Muốn nângcao năng lực tư duy, trước hết cần nâng cao trình độ tri thức, trình độ hiểu biết

xã hội, và nâng cao năng lực tư duy không tách rời phương pháp tư duy - tư duybiện chứng Ăngghen đã nói: "tư duy biện chứng là hình thức cao nhất của tưduy lý luận" [6; 34] Và muốn tư duy có hiệu quả phải có "công cụ tìm tòi của tưduy" - "thiếu nó chúng ta không bao giờ có quy luật" [6; 73]

Ăngghen đặc biệt nhấn mạnh phương pháp tư duy biện chứng trongviệc đánh giá năng lực tư duy của mỗi con người Ông viết: "Người ta có thểđạt đến quan điểm biện chứng đó do những sự kiện thực tế đang tích luỹ lạicủa khoa học tự nhiên bắt buộc, nhưng người ta có thể đạt tới nó một cách dễ

Trang 20

dàng hơn nếu đưa nhận thức về những quy luật của tư duy biện chứng tìmhiểu tính chất biện chứng của những sự kiện ấy" [6; 27].

Những điều kiện ảnh hưởng tới năng lực tư duy Cơ sở của năng lực tưduy bao gồm cả mặt tự nhiên - sinh học và mặt xã hội Cho nên, năng lực đómạnh hay yếu, cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều điều kiện Cụ thể:

Thứ nhất, năng lực tư duy phụ thuộc vào đặc tính bẩm sinh do cấu tạo của

hệ thần kinh trung ương, tâm sinh lý của từng người Đây là cơ sở sinh học của

tư duy không thể coi nhẹ Khoa học đã chứng minh sự thông minh của con người

có cơ sở từ huyết thống, từ đặc điểm của hệ thần kinh, từ đặc điểm của máu, từgen di truyền Ăngghen cũng đã nói năng lực tư duy lý luận chỉ là một đặc tínhbẩn sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi Tuy nó chỉ ở dạng khả năng,tức là như một khả năng vốn có bắt nguồn từ năng lực phán ánh của óc người,nhưng không có khả năng thì không có hiện thực

Thứ hai, năng lực tư duy phụ thuộc vào phương thức sản xuất, môitrường văn hoá xã hội với tư cách là yếu tố tạo nhu cầu cho sự phát triển của

tư duy, và cũng thể hiện trình độ tư duy mà con người đã đạt được Năng lực

tư duy phải được phát triển trong môi trường phát triển, tự do, dân chủ, cungcấp nhiều thông tin, có tình huống, mâu thuẫn cần giải quyết thì mới pháttriển được

Thứ ba, năng lực tư duy phụ thuộc vào trình độ khoa học và nghệ thuậtcủa xã hội mà loài người đạt được trong quá trình sáng tạo và sử dụng Đồngthời năng lực tư duy phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động Giáo dục - đào tạo.tính độc lập tương đối của năng lực tư duy được tạo ra trực tiếp từ tác độngcủa những nhân tố trí tuệ trong Giáo dục, đặc biệt là công nghệ đào tạo

Thứ tư, năng lực tư duy phụ thuộc vào hoạt động thực tiễn Hoạt động

là nguồn gốc của mọi năng lực, đặc biệt là năng lực tư duy Chính thông quahoạt động thực tiễn mà tư duy của con người phản ánh được phương thức,

Trang 21

quy luật tồn tại của sự vật, hiện tượng, để tạo ra phương thức mới trong nănglực tư duy và phát triển cho tư duy những năng lực mới và giải quyết vấn đề.

Thứ năm, nhu cầu, lợi ích - động cơ, cảm xúc tâm lý của chủ thể cũngảnh hưởng đến năng lực tư duy Đây là động cơ bên trong

Những yếu tố cơ bản của năng lực tư duy:

Một là: Năng lực ghi nhớ, tái hiện, vận dụng những tri thức đã tiếpthu, không có năng lực này thì không có cơ sở cho sự suy nghĩ và tư duy

Hai là: Trừu tượng hoá, khái quát hoá trên tiềm lực phân tích và tổng hợp

Đó là năng lực phân tích tổng hợp ở trình độ lý tính Trong nhận thức các hiệntượng xã hội C Mác đặc biệt coi trọng sức trừu tượng hoá của tư duy

Ba là: Liên tưởng, tưởng tượng, suy luận là loại năng lực bậc cao của tưduy, năng lực này gắn liền với cảm xúc, tạo ra sức sáng tạo Sức tưởng tượngphong phú, có tiềm lực là một phẩm chất quan trọng của trí thông minh

Bốn là: Trực giác với linh cảm là sản phẩm của quá trình tích luỹ, suyngẫm trong quan sát và nghiên cứu Nó như là sự thăng hoa trong quá trìnhnhận thức và tư duy ở tầng sâu trí tuệ

Bốn yếu tố này tồn tại không biệt lập, tách rời mà chuyển hoá, tácđộng, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động của tư duy

Thực tiễn đa dạng, không ngừng vận động và phát triển, đặc biệt, trongthời đại thông tin, tri thức, khoa học có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết thìnăng lực tư duy đã trở thành nguồn lực cơ bản nhất Vì vậy, việc nâng caonăng lực tư duy sáng tạo là vấn đề chiến lược trong sự phát triển nguồn nhânlực không chỉ của Việt Nam mà của toàn thế giới

Với học sinh THPT nói riêng, việc nâng cao năng lực tư duy trở thànhmột trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một tương lai sángsủa hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững trong xã hội Bởi vậy, ngay từ khicòn học trên ghế nhà trường học sinh phải tự chuẩn bị và trang bị cho mìnhnăng lực tư duy sáng tạo, coi nó là hành trang để bước vào đời

Trang 22

1.1.3 Đặc điểm tư duy học sinh THPT

Lớp 10 là năm đầu tiên của bậc học THPT, lúc này hoạt động học tậpcủa các em đã khác nhiều so với hoạt động học tập của các em ở bậc THCS

Sự khác nhau cơ bản này không phải ở nội dung học tập ngày một sâu sắchơn, mà là ở chỗ hoạt động học tập của các em ở bậc THPT đòi hỏi tính năngđộng và tính độc lập ở mức độ cao hơn nhiều, cũng đồng thời đòi hỏi, muốnnắm được chương trình một cách sâu sắc thì cần phát triển năng lực tư duylên mức độ cao hơn

Sự phát triển tư duy của học sinh có sự thay đổi do sự thay đổi quantrọng cấu trúc bên trong bộ não Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liênkết các phần khác nhau của vỏ não Điều này tạo cơ sở cho những hoạt động

tư duy phức tạp (phân tích, tổng hợp ) ở học sinh trong quá trình học tập

Ở lứa tuổi THPT, trong quá trình nhận thức của học sinh đã phát triểnmạnh tính chủ đích Tuy nhiên, tư duy của các em sẽ khó có hiệu quả nếuthiếu đi sự chỉ đạo của giáo viên Giáo viên cần hướng tư duy của học sinhvào một nhiệm vụ nhất định, không vội vàng kết luận khi chưa có sự tìmkiếm, tích luỹ đầy đủ các sự kiện, thông tin về sự vật, hiện tượng

Cùng với sự phát triển của trí não, sự phát triển của các quá trình nhậnthức nói chung, sự phát triển của hoạt động học tập mà hoạt động tư duy củacác em đã có sự thay đổi quan trọng Các em có khả năng tư duy lý luận, tưduy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo trong những đối tượng quen biết

đã được học hoặc chưa được học ở trường Tư duy của các em chặt chẽ hơn,

có căn cứ và nhất quán hơn Đồng thời, các khả năng khác của tư duy cũngphát triển Những đặc điểm đó giúp các em thực hiện các thao tác phức tạpcủa tư duy, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm đượcmối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội Đó là cơ sở để hình thànhthế giới quan và phương pháp luận ở các em Lớp 10 là giai đoạn đầu của lứatuổi THPT, là giai đoạn có tính chất quyết định đối với việc hình thành thế

Trang 23

giới quan - hệ thống quan điểm về thế giới Tuy nhiên, hiện nay số học sinhTHPT đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều.Nhiều khi học sinh chưa chú ý phát huy hết năng lực tư duy của bản thân.Việc giúp học sinh phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quantrọng hàng đầu của giáo viên GDCD qua dạy học phần Triết học Thái độhọc tập của học sinh THPT thúc đẩy bởi động cơ học tập có cấu trúc khácvới tuổi khác Lúc này có ảnh hưởng lớn nhất là động cơ thực tiễn(ý nghĩacủa môn học đối với bản thân, kỹ năng tiếp thu môn học của học sinh ),động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học Thái độ học tập có

ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ đích của quá trình nhận thức vànăng lực điều khiển bản thân học sinh trong quá trình học tập

Tuy nhiên, nhược điểm là học sinh chỉ lựa chọn và hứng thú môn họcnào quan trọng đối với việc lựa chọn nghề sau này của chúng Cho nên, giáoviên GDCD cần làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa của môn học đối vớihọc sinh Thực tế hiện nay cho thấy, một mặt rất hạn chế của các em họcsinh là tình trạng thiếu ý thức coi trọng sự nghiệp học tập, cho nên trong quátrình học tập học sinh không chú ý, không tập trung, không quan tâm thực sựtới việc lĩnh hội tri thức Dẫn đến hiện tượng gò ép trong học tập Như vậy,ảnh hưởng rất lớn tới tư duy của các em Bởi một đặc điểm của tư duy là cótính chủ đích nếu không chú ý tiếp nhận đối tượng học tập một cách chủđộng, học sinh rất khó có thể tiếp nhận được kiến thức do giáo viên truyềnđạt Nên vấn đề này cũng trở thành đặc điểm của tư duy học sinh lứa tuổiTHPT hiện nay

1.1.4 Vai trò của phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10 đối với việc nâng cao năng lực tư duy cho học sinh THPT

1.1.4.1 Kết cấu phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10

Trang 24

Sách giáo khoa GDCD lớp 10 được chia làm hai phần, phần một là "Côngdân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học ", và phần hai

là "Công dân với đạo đức" Riêng phần thứ nhất gồm 9 bài, phân phối là 16 tiết,ngoài ra còn có các tiết kiểm tra và ngoại khoá theo chủ đề tự chọn

Bài 1: (2 tiết) Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Bài 2: (2 tiết) Thế giới vật chất tồn tại khách quan

Bài 3: (1 tiết) Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Bài 4: (2 tiết) Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.Bài 5: (1 tiết) Cách thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.Bài 6: (1 tiết) Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

Bài 7: (2 tiết) Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Bài 8: (3 tiết) Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Bài 9: (2 tiết) Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.Nội dung phần này tinh giản, chỉ khai thác những khái niệm, phạm trù,nguyên lý, quy luật của Triết học Mác - Lênin có tác dụng phục vụ trực tiếpcho việc hình thành cơ sở ban đầu về thế giới quan, phương pháp luận chứkhông mang tính học "Triết học phổ thông" một cách khá cơ bản và có hệthống như chương trình cũ

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm học 2011 - 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo

đã thay đổi một số tiết trong phân phối chương trình và giảm tải Cụ thể:

Bài 1: (2 tiết) Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Bài 2: (Không dạy) Thế giới vật chất tồn tại khách quan

Bài 3: (1 tiết) Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Bài 4: (2 tiết) Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

Bài 5: (2 tiết) Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

Bài 6: (1 tiết) Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

Bài 7: (2 tiết) Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Bài 8: (Không dạy) Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Trang 25

Bài 9: (2 tiết) Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.

1.1.4.2 Vai trò của phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10 đối với việc nâng cao năng lực tư duy cho học sinh THPT

Nghiên cứu các lĩnh vực của thế giới vật chất, các khoa học chuyênmôn cũng giúp cho con người phát triển khả năng tư duy lý luận, khả năng tưduy biện chứng Song quá trình này diễn ra chậm chạm, tự phát, thiếu sự chỉđạo và không thể vạch ra được các nguyên tắc, các phương pháp tổng quátcủa tư duy biện chứng Cho nên chỉ có Triết học Mác - Lênin mới có thểcung cấp khái quát và đúng đắn nhất về nghệ thuật vận dụng khái niệm, vàphương pháp tư duy lý luận

Triết học Mác - Lênin là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhấtcủa tự nhiên, xã hội và tư duy con người Phần "Công dân với việc hình thànhthế giới quan, phương pháp luận khoa học" trang bị cho người học hệ thống trithức về thế giới quan, phương pháp luận khoa học Trên cơ sở đó người học cókhả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các tri thức đó vào nghiên cứu khoa học

và giải quyết những tình huống trong thực tiễn Do vậy, dạy học GDCD 10 phầnTriết học ở các trường THPT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trang bịthế giới quan duy vật và góp phần nâng cao năng lực nhận thức khoa học chohọc sinh

Phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoahọc" là nội dung Triết học Mác - Lênin Nó là cơ sở thế giới quan và phươngpháp luận cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của học sinh Chính vì vậy, phần này

sẽ đóng vai trò cung cấp những kiến thức cơ bản của Triết học Mác - Lênin,nhằm trang bị cho các em học sinh những cơ sở ban đầu về thế giới quan,phương pháp luận khoa học Đây là căn cứ lí luận cho các phần sau

Học sinh ở các trường THPT lần đầu tiên được trang bị một cách cơbản các tri thức về thế giới quan duy vật khoa học qua bộ môn GDCD lớp

Trang 26

10 để từ đó có quan niệm đúng đắn về thế giới Thông qua phần này, họcsinh được trang bị những khái niệm, phạm trù, nguyên lý triết học cơ bản.Đồng thời, khi Triết học kết hợp với niềm tin sẽ là điều kiện, cơ sở đểhình thành thế giới quan Khi tri thức, niềm tin biến thành động cơ, độnglực tinh thần và tham gia vào hoạt động của học sinh, sẽ giúp các em xácđịnh được lý tưởng sống.

Thế giới quan: theo nghĩa tổng quát, "đó là toàn bộ những quan điểm

về thế giới, về những hiện tượng trong tự nhiên và trong thế giới" [16; 906].Các quan điểm Triết học hợp thành hạt nhân chủ yếu của mọi thế giới quan.Vấn đề chủ yếu trong thế giới quan, cũng là vấn đề cơ bản của triết học, đó

là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, hay vật chất và ý thức

Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo lấy sự hoạt động của tinh thần, của ýthức, của lực lượng siêu nhiên để giải thích vũ trụ, giải thích tất cả các hiệntượng trong tự nhiên và xã hội Do đó, nó không thể đi đôi với khoa học.Chủ nghĩa duy vật biện chứng "là thế giới quan đã được hình thành trongcuộc đấu tranh sống mái chống tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm" [16; 906] Do

đó, việc nắm được các tri thức thế giới quan triết học Mác - Lênin có ý nghĩarất lớn đối với tư duy của học sinh

Thế giới quan có ý nghĩa không phải chỉ thuần về mặt lý luận và nhậnthức, mà còn có một ý nghĩa lớn lao về mặt thực tiễn, biểu hiện cách nhìnbao quát đối với vũ trụ, nó quyết định thái độ của con người đối với thế giớichung quanh và làm kim chỉ nam cho mọi hành động của con người

Phương pháp luận là khoa học về phương pháp, về những phương phápnghiên cứu [16; 753] Mỗi khoa học đều có phương pháp luận nghiên cứu khácnhau Phương pháp luận triết học là phương pháp luận chung nhất khái quátnhất Phương pháp biện chứng Mác - mácxít phương pháp luận duy nhất khoahọc Nó là kim chỉ nam cho mọi hành động, được hình thành trong cuộc đấutranh chống lại phương pháp siêu hình - phương pháp phản khoa học và phép

Trang 27

biện chứng duy tâm của Hêghen Mác - Ăngghen đã vận dụng hạt nhân hợp lýtrong phép biện chứng của Hêghen đã sáng lập ra một phương pháp biện chứngmới, căn bản đối lập với phép biện chứng duy tâm của Hêghen

Trái với phép biện chứng của Hêghen, phép biện chứng của Mác là phépbiện chứng duy vật chủ nghĩa: cơ sở của sự phát triển là thế giới khách quan hiệnthực, là giới tự nhiên vật chất; ý thức và tư tưởng chỉ là những phản ánh của tựnhiên Như vậy, phương pháp luận biện chứng duy vật là phương pháp duy nhất

có ý nghĩa, là công cụ không thể thiếu được của mọi khoa học Phương phápnày đã trở thành "tài sản đặc biệt của giới bác học tiến bộ" [16; 752]

Mỗi tiết dạy GDCD là một bậc thang xây dựng thế giới quan, phươngpháp luận cho học sinh Khi học xong phần một GDCD lớp 10, học sinh lĩnhhội được những nội dung cơ bản và có thể biến tri thức đó thành tri thức củabản thân để có khả năng vận dụng vào việc nghiên cứu khoa học một cáchlinh hoạt và xử lí tình huống nảy sinh trong cuộc sống tốt hơn Ở các trườngTHPT phần nội dung Triết học được phân phối học ở nửa học kỳ đầu củamôn GDCD lớp 10 Kiến thức của mỗi bài có liên hệ chặt chẽ với nhau, tạonên hệ thông tri thức phổ thông về triết học, đảm bảo tính logic, chính xác vànhất quán Qua mỗi tiết, mỗi bài học sinh nắm được kiến thức, kết hợp vớiniềm tin, lý tưởng để hình thành thế giới quan duy vật khoa học cho bảnthân, thông qua đó học sinh có điều kiện, cơ sở học tập, rèn luyện để nângcao năng lực tư duy biện chứng

Phần một GDCD lớp 10 không chỉ cung cấp cho học sinh thế giới quanduy vật mà còn trang bị cho họ phương pháp luận biện chứng Phương phápbiện chứng duy vật giúp học sinh nhìn nhận tự nhiên, xã hội, tư duy trongquá trình phát sinh, vận động, phát triển và chuyển hoá một cách khoa học.Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của triết học Mác - Lênin đem lại chohọc sinh những hiểu biết chung nhất, khái quát nhất trên tất cả các lĩnhvực trong đời sống Triết học Mác - Lênin cung cấp cho học sinh kiến thức

Trang 28

đầu về phép biện chứng duy vật làm cơ sở để học sinh rèn luyện, pháttriển tư duy biện chứng Phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên

hệ phổ biến và sự phát triển của sự vật, hiện tượng Trên cơ sở đó, họcsinh rút ra được những nguyên tắc cơ bản làm công cụ nâng cao trình độnhận thức, trình độ tư duy biện chứng, phát triển năng lực vận dụng nhữngtri thức đó vào quá trình học tập của mình

Việc dạy học GDCD giúp học sinh bước đầu hình thành năng lực vậndụng linh hoạt các quy luật, phạm trù của pháp biện chứng duy vật vào nhậnthức khoa học Trang bị kiến thức về Triết học không chỉ giúp học sinh nắmđược những kiến thức cơ bản về nó mà con đem lại cho họ phương pháp luậnquan trọng trong nghiên cứu và học tập Việc trang bị cho học sinh nhữngnguyên tắc của tư duy Hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù của phépbiện chứng duy vật bao giờ cũng được thể hiện ra thành hệ thống các quytắc, các biện pháp nhất định trong nhận thức cũng như trong hoạt động thựctiễn Những quy tắc, biện pháp này trở thành công cụ cho học sinh tư duy,tìm kiếm, khám phá tri thức mới và trong hoạt động thực tiễn sáng tạo để đạtđược mục đích Triết học Mác - Lênin là phản ánh thế giới không bất biến,nên nó luôn vận động, biến đổi cùng với những biến động, đổi thay của thếgiới vật chất Lênin viết: "Những khái niệm của con người không bất động,

mà luôn luôn vận động, chuyển hoá từ cái nọ, sang cái kia, không như vậychúng không phản ánh đời sống sinh động" [12; 364]

Thông qua dạy học, giáo viên cung cấp cho các em tri thức triết học,cũng như rèn luyện năng lực tư duy, tiếp cận chân lý Việc dạy học các trithức triết học Mác - Lênin, học sinh không chỉ hiểu đầy đủ, đúng đắn về thếgiới mà còn giúp học sinh phát hiện và giải thích được các quy luật vậnđộng, phát triển của chính bản thân các sự vật, hiện tượng Bởi lẽ học triếthọc, các em nắm được quy luật của tư duy biện chứng, mà tư duy biện chứngphản ảnh quy luật của thế giới khách quan

Trang 29

Nhu cầu tư duy của học sinh THPT là muốn hiểu biết tận cùng vàhoàn toàn đầy đủ về thế giới, nhưng tri thức của các em, năng lực tư duy

và vốn sống của các em còn nhiều hạn chế Bởi vậy, qua dạy học phần

"Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",giáo viên sẽ cung cấp cho các em những kiến thức bổ ích, trực tiếp giảiđáp nhu cầu mong muốn khám phá thế giới của học sinh, hình thành ở họcsinh những năng lực tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo ở mức độ nhấtđịnh Đặc biệt giúp cho các yếu tố cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin

đã hoà quyện vào nhau trong một khối thống nhất

Toàn bộ những quan niệm về thế giới, về vị trí của con người trong thếgiới đó, về chính bản thân con người và loài người hợp thành thế giới quan

Và đây cũng là nhu cầu nổi trội trong sự phát triển tư duy ở học sinh THPT.Chính vì vậy, qua quá trình tiếp nhận tri thức triết học của bộ môn GDCD lớp

10, tư duy của học sinh được mài sắc, cùng với sự phát triển đa dạng, phongphú của hoạt động thực tiễn ở các em sẽ tạo ra tính tích cực trong tư duy

Tất nhiên, thế giới quan được hình thành từ toàn bộ tri thức và kinhnghiệm sống của con người và xã hội loại người Nhưng Triết học, vớiphương thức tư duy đặc thù của mình, tạo nên hệ thống lý luận bao gồmnhững đặc điểm chung nhất, khái quát nhất về thế giới và về vị trí của conngười trong thế giới đó Bởi vậy, nó là cơ sở cho học sinh có được một tưduy khoa học và biện chứng về các sự vật, hiện tượng Ngay từ bài 1, các em

đã có sự hiểu biết cơ bản về: Thế giới quan, phương pháp luận, thế giới quannào đúng đắn, thế giới quan nào sai lầm, và để có được sự nhìn nhận đúngđắn về sự vật, hiện tượng thì phải có phương pháp luận như thế nào Nhưvậy, dạy học GDCD lớp 10, là cơ sở để các em lý giải được, tại sao trongcuộc sống bản thân các em đã từng đặt ra các câu hỏi và cố gắng đi tìm lờigiải đáp, và không phải câu trả lời nào cũng đúng, và giống nhau Vì saovậy? Chính là do thế giới quan, phương pháp luận của mỗi người không

Trang 30

giống nhau, nó sẽ giúp học sinh có được công cụ khoa học trong quá trình tưduy để giải quyết nhiệm vụ học tập.

Nhiệm vụ của môn GDCD và Giáo dục nói chung là phát triển nhữngphẩm chất trí tuệ cho học sinh Vì lẽ đó, nâng cao năng lực tư duy cho họcsinh là điều cực kỳ quan trọng Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói rằng:Trong nhà trường, điều chủ yếu không phải là nhồi nhét một mớ kiến thứchỗn loạn, tuy rằng kiến thức là cần thiết, điều chủ yếu là giáo dục học tròphương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phươngpháp giải quyết các vấn đề

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc nâng cao năng lực tư duy cho học sinh THPT qua dạy học phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10

1.2.1 Kết quả khảo sát việc dạy và học phần " Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10

Qua điều tra bằng phiếu hỏi đối với GV và HS cho thấy:

* Kết quả điều tra HS:

2 % : HS không chú ý nghe giảng

7 %: HS không tích cực xây dựng bài

3 %: HS không ghi nhớ những điều đã học

10 %: HS không thường xuyên làm theo những gì đã được học

78 %: HS cho rằng bản thân vận dụng tốt kiến thức môn học vào thực tiễn

- Ý nghĩa của môn học đối với tư duy HS

90 %: HS cho rằng có ý nghĩa giúp nâng cao khả năng tư duy

6 %: HS cho rằng có nhưng không nhiều

4 %: HS cho rằng không có ý nghĩa

* Kết quả điều tra GV:

- Về sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp

25,2 %: Số giờ đạt loại tốt

Trang 31

38,6 %: Số giờ đạt loại khá

30,2 %: Số giờ đạt loại trung bình

6 %: Số giờ loại yếu

- Số tiết HS sôi nổi, chủ động xây dựng bài:

22,2 %: Số giờ đạt loại tốt

28,7 % : Số giờ đạt loại khá

36,6 %: Số giờ đạt loại trung bình

14,5 % : Số giờ loại yếu

- Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá (Mức độ thường xuyên, câu hỏi phù hợp với nội dung kiến thức, phù hợp với khả năng tư duy của HS) kết quả lĩnh hội tri thức ở HS:

1.2.2 Những kết quả đạt được trong dạy học phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10 đối với việc nâng cao năng lực tư duy cho HS THPT

Dạy để nâng cao năng lực tư duy, hiểu một cách chung nhất là dạy chohọc sinh kiến thức đủ để tư duy tốt Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêucủa Giáo dục - Đào tạo Việc dạy học GDCD ở các trường THPT không nằmngoài yêu cầu đó Vấn đề này cần được chú trọng và thực tế hiện nay chúng

ta đã đạt được một số kết quả tốt đẹp

- Về đổi mới phương pháp dạy học Giáo viên dạy GDCD đã có nhiều

cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học Giáo viên đã biết sử dụngcác phương pháp theo cách mới, trong những điều kiện mới nhằm nâng cao

Trang 32

chất lượng và hiệu quả dạy học Nói cách khác, trong đổi mới phương phápdạy học giáo viên đã đổi mới theo hướng tích cực và hiệu quả, phát huy đượctính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của các

em và đặc điểm từng lớp học, tiết học

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, hiểu

rõ bản chất của chủ trương đổi mới đó, nhiều giáo viên không những khôngphủ định hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, mà còn biết kếthợp và phát huy mặt tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống vớicác phương pháp dạy học hiện đại, góp phần đào tạo ra những con người mớiđáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội hiện nay

Nhờ vận dụng các phương pháp dạy học hợp lý, đã phát huy đượcnăng lực tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh Những tri thức "khó nuốt"của triết học được các em tiếp nhận một cách hào hứng

Giáo viên GDCD đã cố gắng tìm hiểu, vận dụng các phương pháp dạyhọc mới sao cho vừa đúng bản chất của phương pháp dạy học đó, vừa phùhợp với hoàn cảnh dạy học, nhờ đó phát huy được tính tư duy độc lập, sángtạo của học sinh

- Về sử dụng phương tiện dạy học Việc ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) vào việc dạy học GDCD đang có những hiệu quả rõ rệt Các em hứngthú hơn với môn học qua những giờ dạy Microsofl Powerpoint, các thướcphim tư liệu, hình ảnh được các giáo viên đầu tư tìm tòi, thiết kế sao cho các

em nắm được nội dung bài học vừa nhẹ nhàng, vừa đầy đủ và sâu sắc

Để phát huy năng lực tư duy độc lập, khả năng tự học của học sinh,những năm trở lại đây, giáo viên GDCD đã tập trung nghiên cứu để biếtcách tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong môi trường công nghệthông tin Phải nói rằng CNTT tác động rất mạnh tới học sinh, có nhiều

em tiếp cận rất nhanh, sử dụng thành thạo nhiều phần mềm vi tính Do đó,qua dạy học phần nội dung triết học, giáo viên có thể giao nhiệm vụ học

Trang 33

tập cho học sinh, vừa giúp học sinh phát huy khả năng làm việc, nghiên

cứu khoa học, vừa hỗ trợ bài dạy của mình tốt hơn Ví dụ với bài " Thế

giới vật chất tồn tại khách quan", giáo viên có thể thiết kế thành hình ảnh

sinh động trên màn hình các hiện tượng tự nhiên Ấn tượng cho tư duy họcsinh đó là những hình ảnh lũ lụt, sóng thần, hạn hán gây thiệt hại to lớn vềngười và của Điều đó, không chỉ giúp các em hiểu vật chất tồn tại khôngphụ thuộc vào suy nghĩ của con người, mà các em còn hiểu được thêmrằng nguồn gốc tại sao, là do con người làm trái quy luật của tự nhiên, từ

đó các em có thái độ thân thiện với môi trường Hay khi dạy phần kiếnthức nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Giáo viên cho học sinh thấyhình ảnh quả gấc rực rỡ chiếu lên màn hình Học sinh sẽ không khó trả lờibằng các giác quan về đối tượng, và công dụng của nó

Nói chung, giáo viên dạy GDCD đã biết tận dụng các trang thiết bịđược cung cấp như đèn chiếu, băng hình, tranh ảnh, giấy khổ lớn Khuyếnkhích việc tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh, coi đó

là hoạt động hiệu quả để phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quátrình dạy và học Công nghệ thông tin, trong đó máy vi tính được thực hiệnđúng chức năng là công cụ giúp giáo viên đổi mới phương pháp và nâng caochất lượng, hiệu quả dạy học Qua đó, gây hứng thú góp phần phát triển tưduy học sinh

- Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Trong quá trìnhdạy GDCD, các giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện khâukiểm tra, đánh giá đối với học sinh, và đã có sự kiểm tra đánh giá việc nắmtri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh Qua đó, bồi dưỡng cho các em họcsinh ý thức và năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của mình.Giáo viên đã dành nhiều thời gian suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra các câu hỏi saocho phát huy được khả năng tư duy của học sinh Nhờ hệ thống câu hỏi tốt,giáo viên có thể phân hoá học sinh trong quá trình dạy học Nghệ thuật đặt

Trang 34

câu hỏi là điều quan trọng đối với giáo viên Cùng đặt các câu hỏi phức tạp,giáo viên đã biết đặt ra các câu hỏi đơn giản Điều đó làm cho giờ học chấtlượng, vừa làm cho học sinh không có cảm giác mệt mỏi, nhờ các câu hỏiđơn giản hơn, nó có tác dụng giáo dục, và làm cho học sinh tỉnh táo, gâyhứng thú rồi sau đó tập trung trở lại.

Ngoài ra, qua dạy học GDCD giáo viên đã thực hiện nhiều biện phápnhằm kích thích năng lực tư duy của học sinh Thái độ học tập tích cực củahọc sinh là điều kiện rất quan trọng để nắm vững tài liệu học tập Nó đượcthể hiện tập trung nhất ở sự chú ý và hứng thú đối với học tập của học sinh

Và các giáo viên GDCD đã thực hiện được điều này nhờ nhiều biện pháphoạt động kích thích như: ổn định tổ chức lớp và gây không khí làm việc mộtcách nhanh chóng, tạo ra hứng thú học tập bằng thái độ, tác phong chan hoà,đúng mực, khéo léo đưa học sinh và tình huống có vấn đề, nhờ đó học sinh

có tâm thế thoải mái bước và bài học

Đặc biệt, trong khi dạy, các giáo viên rất chú ý hình thành ở học sinhkhái niệm khoa học Trên cơ sở những biểu tưởng đã thu được, dưới sự hỗtrợ của giáo viên, học sinh tiến hành các thao tác tư duy như phân tích, tổnghợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, kết quả là học sinh sẽ hìnhthành khái niệm khoa học Để làm được điều này khi dạy phần "Công dânvới việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" giáo viên đã

áp dụng một số biện pháp như: huy động ở học sinh những tài liệu cảm tính,vốn kinh nghiệm làm cơ sở cho nhận thức lý tính, rèn luyện cho học sinh kỹnăng thực hiện sự tương tác giữ tư duy trừu tượng và tư duy cụ thể, nhờ đógiúp cho học sinh nắm tri thức được hoàn thiện hơn

Triết học vốn chứa đựng những tri thức khái quát, trừu tượng, khó hiểunhưng lại có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống Bởi vậy, các giáo viên đã biếtchọn lọc các ví dụ thực tế phù hợp, điển hình để minh họa cho bài giảng Nhờ

Trang 35

đó, các em dễ tiếp thu hơn, mặt khác rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức mônhọc vào giải quyết các vấn đề thực tiễn Đó cũng là mục đích của Giáo dục.

1.2.3 Những hạn chế của dạy học phần " Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10

Như đã nói, đa số giáo viên đã đảm bảo được nội dung dạy học theoyêu cầu dạy học GDCD ở trường THPT Tuy nhiên, cũng có khá nhiều giáoviên chưa quán triệt yêu cầu của quá trình dạy học theo chuẩn chương trìnhcho nên, hiệu quả của việc góp phần nâng cao năng lực tư duy cho học sinhchưa cao Cụ thể:

- Về đổi mới phương pháp dạy học Thực tế, một số giáo viên sử dụngphương pháp đọc chép theo SGK là chủ yếu, dẫn đến học sinh khó hiểu,nhàm chán Ngoài ra, vẫn còn nhiều giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vị trí,tầm quan trọng của môn học nói chung và phần một lớp 10 nói riêng nêntrong dạy học không chú trọng tìm ra những phương pháp dạy học hấp dẫn

và có hiệu quả giúp học sinh tư duy tốt hơn

Số giờ học thực sự đổi mới phương pháp dạy học chưa nhiều, hiệntượng phụ thuộc sách giáo khoa, sách giáo viên, dạy chay vẫn còn Việc rènluyện kỹ năng, giáo dục thái độ và hành vi của học sinh chưa đạt được yêucầu Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa thực sự trở thành chìa khoá,một công cụ để giúp các thầy cô trong dạy học, mà vấn đề đó vẫn đang nằmtrong giấy tờ chữ nghĩa, dẫn đến các giáo viên cũng rất băn khoăn khi vậndụng Trong những năm qua, phương pháp dạy học truyền thống vẫn đượccoi là ưu việt, bởi thực chất của việc dạy học GDCD nói chung và phần mộtGDCD lớp 10 nói riêng vẫn chủ yếu xoay quanh việc: "thầy truyền đạt, tròtiếp nhận, ghi nhớ", thậm chí có những tiết do sự thúc ép của quỹ thời gianvới dung lượng kiến thức trong một giờ dẫn đến tình trạng "thầy đọc, tròchép" hay "thầy đọc, ghi và trò đọc, chép" Ở một phương diện nào đó, khi

sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống thì các em học sinh - một

Trang 36

chủ thể của giờ dạy - đã "bị bỏ rơi", giáo viên là người sốt sắng đi tìm chiếcchìa khoá để mở cửa kho đựng tri thức là cái đầu của học sinh, và giáo viênđem bất kì tri thức nào được coi là tốt đẹp nhất vào cái kho đó theo khả năng

và phạm vi của mình Còn người học sinh thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng vàthiếu tính độc lập, sáng tạo Để chiếm được vị trí số một trong lớp học sinhphải ngoan ngoãn, thụ động, nhớ được nhiều điều của thầy càng tốt, và đặcbiệt, quan điểm của học sinh phải phù hợp với quan điểm của giáo viên Việcdạy học như vậy, làm cho giờ học dễ trở nên đơn điệu, nhàm chán, học sinhmệt mỏi, tư duy máy móc, không linh hoạt, độc lập và sáng tạo Đặc biệt lại

là những kiến thức khái quát và trừu tượng, khó nhớ, khó hiểu thấu đáo, sâusắc của phần triết học GDCD lớp 10 Học sinh như một cái lọ và người thầyphải làm cái việc là nhét đầy cái lọ ấy như thế nào? Tính thụ động của họcsinh được bộc lộ rất rõ ràng Học sinh chỉ cần nhớ những gì mà giáo viên đãcung cấp cho chúng ở dạng hoàn thành Nếu quan niệm dạy học là một nghệthuật thức tỉnh tâm hồn học sinh, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tíchcực, thì tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu ócsảng khoái Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáodục, nhất là nhiệm vụ nâng cao tính tư duy độc lập, sáng tạo ở học sinh khó

có thể đạt được, bởi để "tiêu hoá" được những kiến thức Triết học đó thì cầnphải "thưởng thức" chúng một cách ngon lành

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới trong dạy học GDCD ởtrường THPT Tuy nhiên, nhiều giáo viên chưa hiểu đúng đắn vấn đề này,cho nên ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình dạy học theo hướng đổi mớiphương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học GDCD không phải tạo

ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ, mà là tạo tiền đề chonhững nhân tố tích cực của phương pháp truyền thống có cơ hội phát triểnmạnh mẽ, đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn Tuy nhiên, hiện nay một sốgiáo viên dạy học GDCD "dung hoà" để làm "hơi khác hay tương tự cái đã

Trang 37

có" Mà vấn đề là phải đổi mới phương pháp dạy học thực sự để phát huy ýthức tư duy độc lập, tự chủ vốn có ở các em học sinh.

Giáo viên chưa hiểu được bản chất của các phương pháp dạy học mớicho nên vận dụng không phù hợp với nội dung bài học, với đặc điểm họcsinh , có giáo viên thay việc "đọc chép" bằng đặt câu hỏi, nhưng lại hỏi quánhiều, phần lớn các câu hỏi không tạo được "tình huống có vấn đề", bởi họnghĩ rằng đổi mới phương pháp dạy học là thay đọc chép bằng việc hỏi đáp,hỏi đáp càng nhiều thì càng đổi mới Làm cho học sinh lúng túng, khôngthể thực hiện các hoạt động tự lập để tìm kiếm, khám phá, chiếm lĩnh trithức Cuối cùng giáo viên để tự học sinh làm việc, còn học sinh không biếtlàm cái gì, và giờ học trôi qua vô ích

Mặc dù, nội dung phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan,phương pháp luận khoa học" là nội dung triết học đã được phổ thông hoá, nhưng

nó không thể coi không phải là những kiến thức Triết học Nghĩa là nó chắc chắnkhó đối với học sinh lớp 10 Mặt khác, nhiều giáo viên dạy một cách qua loa, đạikhái cho xong tiết Từ đó kéo theo hiện tượng giáo viên dạy rập khuôn SGK tạo

ra sự khô cứng, giáo điều và học sinh rất khó hiểu Các kiến thức của phần

"Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" có ýnghĩa quan trọng đối với quá trình nhận thức của học sinh sau này Nhưng thực

tế giáo viên chưa giúp được các em biết vận dụng những kiến thức Triết học đó

để tư duy đối với các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống Thậm chí học xongnhưng học sinh chưa hiểu được thế giới quan là gì, phương pháp luận là gì? Thếgiới quan duy vật, duy tâm là như thế nào

- Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh Trong nhà trường THPThiện nay, dạy học GDCD việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của họcsinh chưa được chú ý một cách đúng mức Một số giáo viên chưa thực hiệntốt tổ chức, quy trình, phương pháp, lẫn nội dung Do đó, chất lượng giảngdạy của bộ môn chưa cao

Trang 38

Những thiếu sót trên là do giáo viên chưa nhận thức đầy đủ chức năngcủa việc kiểm tra, đánh giá: đánh giá quá cao vai trò vị trí của kiểm tra trongquá trình dạy học, thậm chí biến kiểm tra thành yếu tố nhằm đe doạ họcsinh , hoặc xem nhẹ, buông lỏng công tác kiểm tra, đánh giá làm cho khâunày mất tác dụng Đó là chưa kể đến tính phức tạp của việc kiểm tra, đánh giá.

Hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên chưa có một tiêu chuẩnthống nhất để đánh giá chất lượng tri thức của bộ môn một cách khoa học.Quá trình đánh giá còn đơn giản

Một số giáo viên không xác định được dấu hiệu cơ bản của đánh giá,không đề ra được thang chuẩn của đánh giá, phương pháp, hình thức đánhgiá còn tuỳ tiện, toàn bộ việc đánh giá của giáo viên chỉ quy về một điểm số.Đây là chưa kể đến việc đánh giá còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủquan của giáo viên như tuổi tác, sức khoẻ, trạng thái, tâm lí Ngay cả khi cóthang điểm rồi, việc đánh giá về điểm vẫn thường chênh lệch nhau

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh một số giáo viên còn địnhkiến, thiên vị nên đánh giá không khách quan, không chính xác, không thấyđược sự tiến bộ của học sinh Một số giáo viên chạy theo thành tích nângđiểm cho học sinh Bên cạnh đó giáo viên có những quan điểm khác nhaukhi đánh giá, về tiêu chuẩn đánh giá, không theo dõi học sinh một cách có hệthống Tâm trạng, thể trạng giáo viên khi đánh giá đã để ảnh hưởng khôngnhỏ tới việc kiểm tra, đánh giá học sinh

Ngoài những vấn đề trên chúng ta có thể nói đến một số hạn chế khácnhư: giáo viên chỉ chú ý tài liệu SGK mà coi nhẹ việc đặt ra hệ thống cáccâu hỏi, coi chúng là thành phần phụ của quá trình lĩnh hội tri thức Hoặcgiáo viên coi nhẹ tài liệu SGK mà đề cao vai trò của các câu hỏi Do đó,phải chú ý tới SGK, phải lý dẫn HS tiếp cận SGK Mặt khác, một số giáoviên khi đặt câu hỏi chưa chưa phù hợp với SGK, đặc điểm môn học, đặcđiểm đối tượng nên không phát huy được tính tích cực, độc lập, năng động,

Trang 39

sáng tạo của học sinh Vì rằng qua thực tế đã cho thấy SGK nó phải thểhiện được chức năng tổ chức tri thức, hình thành ở giáo viên và học sinhtính logic và phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo.

Những hạn chế của dạy học phần "Công dân với việc hình thành thếgiới quan, phương pháp luận khoa học" đã làm giảm chất lượng dạy họctrong đó có việc nâng cao năng lực tư duy cho học sinh

Kết luận chương 1

Tư duy có vai trò rất to lớn đối với đời sống và đối với con người Và đểnâng cao khả năng này tốt nhất là thực hiện trong quá trình dạy học.Việc dạy họcGDCD có ý nghĩa to lớn trong phát triển tư duy của học sinh Bởi tư duy khôngchỉ giúp cho học sinh giải quyết những nhiệm vụ trước mắt, mà còn giúp các emgiải quyết những nhiệm vụ của tương lai

Phải coi trọng việc phát triển tư duy cho học sinh Nếu không có khả năng

tư duy thì học sinh không thể hiểu biết, không thể cải tạo được tự nhiên, xã hội vàbản thân Muốn thúc đẩy học sinh tích cực tư duy phải luôn đặt các em ở tronghoàn cảnh có vấn đề và tốt nhất là thực hiện trong quá trình dạy học trên lớp

Lý luận triết học có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao năng lực tư duycho học sinh Tư duy Triết học không chỉ là cơ sở để nâng cao tư duy lý luận chohọc sinh - thế hệ tương lai của đất nước, mà còn góp phần vào công cuộc xâydựng con người Việt Nam mới phát triển toàn diện

Triết học Mác - Lênin là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhấtcủa tự nhiên, xã hội và tư duy con người Môn GDCD nói chung, phần mộtGDCD lớp 10 nói riêng trang bị cho người học hệ thống tri thức về thế giớiquan, phương pháp luận khoa học Trên cơ sở đó, người học có khả năng vậndụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức đó vào nghiên cứu khoa học và giải quyếtnhững tình huống trong thực tiễn Do đó, dạy học phần "Công dân với việc hìnhthành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10 có

Trang 40

vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trang bị thế giới quan duy vật và nâng caokhả năng tư duy, năng lực nhận thức khoa học cho học sinh.

Tư duy biện chứng có thể phản ánh đúng đắn thế giới xung quanh vànhiệm vụ của người thầy là rèn luyện cho học sinh năng lực xem xét các sự vật

và hiện tượng trong sự vận động, trong mối liên hệ, mâu thuẫn và trong sự pháttriển Nhưng chỉ những người có năng lực trí tuệ phát triển mới có thể tư duymột cách biện chứng được Đó là một điều kiện cực kỳ quan trọng, thiếu nó thìkhông thể đạt được mục tiêu đã đề ra Điều này, có thể thực hiện được qua dạyhọc phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoahọc" chương trình GDCD lớp 10 ở trường THPT

Có thể nói, việc dạy cho học sinh biết học tập một cách hợp lý và thôngminh, rèn cho các em những kỹ xảo của tư duy sáng tạo, khoa học đó là một vấn

đề hết sức nóng hổi hiện nay của nhà trường THPT Việt Nam Nhưng muốn làmđược điều đó, bản thân người giáo viên phải có những kiến thức vững chắc vềkhoa học Giáo dục và Triết học mới có thế phát huy được tính tích cực của tưduy học sinh, điều khiển được quá trình hoạt động tư duy của các em và trên cơ

sở đó thực hiện tốt mục tiêu đào tạo

Đặc điểm công tác của giáo viên GDCD rất phức tạp, vừa dạy tri thức chohọc sinh, vừa giáo dục học sinh, vừa kiểm tra lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệcho học sinh, vừa rèn luyện cho học sinh các kỹ xảo hoạt động sáng tạo, hìnhthành cho học sinh những cơ sở của thế giới quan khoa học và phương pháp luậnbiện chứng Vì vậy, việc dạy cho học sinh phát triển tư duy là nhiệm vụ luôn đặtlên hàng đầu trong quá trình dạy học và dạy học GDCD nói riêng

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Nguyễn Lương Bằng (2002), Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở trường Đại học hiện nay, Tạp chí lý luận chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở trường Đại học hiện nay
Tác giả: TS. Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2002
2. TS. Nguyễn Lương Bằng (2003), Một số vấn đề đặt ra đối với môn GDCD từ thực tiễn dạy học bộ môn ở Nghệ An, Tạp chí Giáo dục, số 66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Một số vấn đề đặt ra đối với môn GDCD từ thực tiễn dạy học bộ môn ở Nghệ An
Tác giả: TS. Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2003
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Sách giáo khoa GDCD lớp 10, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa GDCD lớp 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Sách giáo viên GDCD lớp 10, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên GDCD lớp 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
7. Nguyễn Quang Chuẩn (Chủ biên), Tâm lí học đại cương, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học đại cương
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
9. Phạm Văn Đồng (18/11/1994), Một số phương pháp cực kỳ quý báu, báo Nhân Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương pháp cực kỳ quý báu
10. Lê Văn Hồng (Chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2001
11. Hoàng Thúc Lân, Triết học Mác - Lênin trong việc nâng cao tư duy cho học sinh, Tạp chí Giáo dục 2004, số 79, tr. 19 - 20, 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Mác - Lênin trong việc nâng cao tư duy cho học sinh
13. M. N Sacducôp với tác phẩm "Tư duy học sinh", NXB Hà Nội, năm 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy học sinh
Nhà XB: NXB Hà Nội
14. Phan Thị Hạnh Mai, Trường ĐH sư phạm Hà Nội, Tư duy và việc dạy tư duy cho học sinh, Tạp chí Giáo dục, số 79, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy và việc dạy tư duy cho học sinh
15. Lê Đức Ngọc, Dạy và học tư duy, Phát triển Giáo dục, 2004, số 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tư duy
16. M. Rôdentan và P. I. Uđin, Từ điển Triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội, năm 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Triết học
Nhà XB: Nxb Sự thật
17. N. X Laytex với cuốn sách "Năng lực trí tuệ và lứa tuổi", tập 2, Nxb Giáo dục, năm 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực trí tuệ và lứa tuổi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Lê Văn Quang, Vai trò của Triết học Mác - Lênin trong đổi mới tư duy - tư duy Lý luận ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, 2006, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Triết học Mác - Lênin trong đổi mới tư duy - tư duy Lý luận ở Việt Nam hiện nay
19. Bùi Thanh Quất (Chủ biên), Vũ Tình (đồng Chủ biên), Lịch sử Triết học, Nxb Giáo dục, năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Triết học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Thái Duy Tuyên, Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, Giáo dục 2003 - số Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh
22. Ngô Đình Xây, Ăngghen bàn về những điều kiện hình thành tư duy lý luận, Triết học 2002, số 128, tr. 28 - 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ăngghen bàn về những điều kiện hình thành tư duy lý luận
23. GS - P. TS Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá - Thông tin, 1999, tr. 1756 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1  :   Thống kê điểm kiểm tra 15 phút của các lớp thực nghiệm lần 1 và  lần 2 tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ (2 lớp,  92 HS), lớp đối chứng 2  lớp (91 HS) - Nâng cao năng lực tư duy cho học sinh THPT qua dạy học phần công dan với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học chương trình giáo dục công dân lớp 10
Bảng 2. 1 : Thống kê điểm kiểm tra 15 phút của các lớp thực nghiệm lần 1 và lần 2 tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ (2 lớp, 92 HS), lớp đối chứng 2 lớp (91 HS) (Trang 70)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w