1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật phục vụ sản xuất nông nghiệp sinh thái ( luận văn thạc sĩ chuyên ngành khoa học môi trường)

78 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,65 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (13)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu (14)
      • 1.2.1. Mục đích (14)
      • 1.2.2. Yêu cầu của đề tài (15)
    • 1.3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (15)
      • 1.3.1. Ý nghĩa khoa học (15)
      • 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn (15)
  • Phần 2. Tổng quan tài liệu (16)
    • 2.1. Tổng quan về chế phẩm sinh học (16)
      • 2.1.1. Chế phẩm sinh học (16)
      • 2.1.2. Vai trò của chế phẩm sinh học trong nông nghiệp (16)
      • 2.1.3. Phân loại các chế phẩm sinh học cho cây trồng (17)
    • 2.2. Thoái hóa đất, nguyên nhân và hậu quả của thoái hóa đất (19)
      • 2.2.1. Thoái hóa đất (19)
      • 2.2.2. Nguyên nhân và hậu quả của thoái hóa đất (0)
    • 2.3. Vai trò của vi sinh vật trong cải tạo môi trường đất và sản xuất nông nghiệp (24)
      • 2.3.1. Vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh hại cây trồng (25)
      • 2.3.2. Vi sinh vật cố định đạm (26)
      • 2.3.3. Vi sinh vật phân giải silicat (phân giải kali) (28)
      • 2.3.4. Vi sinh vật phân giải lân (phân giải photphat- canxi) (29)
      • 2.3.5. Vi sinh vật phân giải Xenlullo (32)
      • 2.4.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng vi sinh vật đối kháng trong xử lý vi khuẩn gây bệnh (32)
      • 2.4.2. Các nghiên cứu về ứng dụng vi khuẩn phân giải kali (34)
      • 2.4.3. Các nghiên cứu về ứng dụng vi khuẩn cố định đạm (34)
      • 2.4.4. Các nghiên cứu về ứng dụng vi khuẩn phân giải lân (36)
  • Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu (39)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 3.2. Phạm vi nghıên cứu (0)
    • 3.3. Nộı dung nghıên cứu (0)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (39)
      • 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (39)
      • 3.4.2. Phương pháp thu thập mẫu (39)
      • 3.4.3. Phương pháp phân lập vi khuẩn (40)
      • 3.4.4. Phương pháp đánh giá đặc tính sinh học của vi khuẩn (42)
      • 3.4.5. Phương pháp đánh giá khả năng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh (43)
      • 3.4.6. Phương pháp đánh giá khả năng giải phóng và tổng hợp chất dinh dưỡng (44)
      • 3.4.7. Phương pháp quan sát hình thái tế bào vi khuẩn (45)
      • 3.4.8. Phương pháp sản xuất và đánh giá chất lượng chế phẩm (45)
      • 3.4.9. Phương pháp bố trí thí nghiệm chậu vại đánh giá hiệu quả chế phẩm (46)
      • 3.4.10. Phương pháp xử lý số liệu (46)
  • Phần 4. Kết quả và thảo luận (47)
    • 4.1. Kết quả phân lập vi sinh vật từ các mẫu nghiên cứu (47)
    • 4.2. Kết quả đánh giá hoạt tính và đặc tính sinh học của các chủng giống vi (51)
      • 4.3.1. Đánh giá khả năng đối kháng giữa các chủng vi sinh vật được tuyển chọn (66)
      • 4.3.2. Đánh giá tính an toàn sinh học (66)
      • 4.3.3. Đánh giá mật độ vi sinh vật trong chế phẩm (67)
    • 4.4. Kết quả khảo nghıệm khả năng ứng dụng của chế phẩm sınh học (0)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (71)
    • 5.1. Kết luận (71)
    • 5.2. Kiến nghị (72)

Nội dung

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu từ các nguồn báo chí, internet, bài báo khoa học trong nước và quốc tế

- Kế thừa có chọn lọc từ những tài liệu và nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến nghiên cứu

3.4.2 Phương pháp thu thập mẫu

Mẫu đất, rễ cây và mẫu cây được thu thập tại vùng trồng cây chuyên canh như ngô và rau củ tại Hà Nội và Bắc Giang:

- Mẫu đất được lấy ở vùng rễ cây có độ sâu 5-15cm

Mẫu rễ cây rau và cây ngô khỏe được thu thập làm nguồn phân lập vi khuẩn nội sinh Việc lựa chọn cây khỏe và thu thập vào thời điểm trước thu hoạch là rất quan trọng Sau khi nhổ, cần rũ nhẹ để loại bỏ lớp đất bám ở vùng rễ.

Để phân lập vi khuẩn đối kháng bệnh thối thân (thối nhũn do vi khuẩn) và héo xanh vi khuẩn, cần chọn những mẫu cây khỏe mạnh như cây ngô, cây bắp cải và cây khoai tây, đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh trước khi thu hoạch.

Từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019, chúng tôi đã thu thập tổng cộng 15 mẫu đất, mẫu cây và rễ cây tại các khu vực và loại cây trồng khác nhau.

Bảng 3.1) Các mẫu được đựng trong túi zip sạch, bảo quản ngay ở 4 o C và tiến hành phân lập vi khuẩn trong vòng 01 tuần

Bảng 3.1 Thông tin mẫu nghiên cứu

STT Kí hiệu mẫu Nguồn mẫu Cây trồng

1 M1 Yên Dũng- Bắc Giang Khoai tây

2 M2 Yên Dũng-Bắc Giang Ngô

3 M3 Gia Lâm - Hà Nội Bắp cải

4 M4 Gia Lâm - Hà Nội Ngô

5 M5 Long Biên – Hà Nội Ngô

6 M6 Yên Dũng - Bắc Giang Cà chua

7 M7 Yên Dũng - Bắc Giang Bắp cải

8 M8 Gia Lâm - Hà Nội Mồng tơi

9 M9 Gia Lâm - Hà Nội Bắp cải

10 M10 Khoa Môi Trường- HVNNVV Cải cúc

11 M11 Khu Khí tượng, Khoa Môi trường, HVNNVN Cà chua

12 M12 Long Biên -Hà Nội Ngô

13 M13 Gia Lâm - Hà Nội Bắp cải

14 M14 Khu Khí tượng, Khoa Môi trường, HVNNVN Dưa chuột

15 M15 Kim Lan - Hà Nội Mồng tơi

3.4.3 Phương pháp phân lập vi khuẩn

3.4.3.1 Xử lí mẫu và lập dãy pha loãng Đối với mẫu đất: cân 10g đất cho vào bình tam giác chứa 90ml nước vô trùng và lắc trên máy lắc với tốc độ 150 vòng/phút trong 30 phút sau đó để lắng thu được nồng độ pha loãng 10 -1 tiếp tục pha loãng đến nồng độ 10 -2 và 10 -3 Đối với mẫu rễ cây: rễ cây khỏe sau khi được loại bỏ hoàn toàn đất bằng cách rũ nhẹ trong không khí, rễ được rửa lại bằng nước vô trùng, và cồn 95 0 và rửa lại với nước cất vô trùng 4 lần, nghiền nhỏ mẫu sau đó thu dịch pha loãng đến nồng độ 10 -2 Đối với mẫu cây: Mẫu cây được rửa sạch đất bám ở thân và lá Để loại trừ các vi sinh vật có khả năng còn bám ở bề mặt, mẫu sau khi thu thập được tiến hành xử lý như sau: rửa sạch phần thân, lá dưới vòi nước mạnh; tiếp tục rửa lại bằng nước cất vô trùng rồi cắt thân, lá thành những đoạn nhỏ 1-2 cm, làm khô mẫu bằng giấy hút ẩm; sau đó lần lượt khử trùng mẫu bằng cồn 95% trong 3 phút và rửa lại với nước cất vô trùng 4 lần để tẩy rửa các loại hóa chất còn thừa Cuối cùng, nghiền nhỏ mẫu và thực hiện thao tác tương tự với mẫu rễ và thu dịch

Sử dụng môi trường dinh dưỡng chuyên tính bán rắn để phân lập vi khuẩn, nhỏ 0,1ml dịch đã chuẩn bị với các nồng độ pha loãng khác nhau vào hộp lồng chứa môi trường, thực hiện 4 lần lặp lại Các đĩa thạch được nuôi ở 28°C trong 1 tuần, trong đó kiểm tra sự hình thành khuẩn lạc hàng ngày Sau 1 tuần, tiến hành thuần khuẩn lạc bằng cách cấy truyền sang đĩa thạch mới dựa trên sự khác biệt về hình thái, kích thước và màu sắc của khuẩn lạc Các chủng vi khuẩn thuần khiết sẽ được lưu giữ trong ống giống thạch nghiêng cho các nghiên cứu sau này.

(i) Phân lập vi khuẩn bao gồm cả vi khuẩn đối kháng từ mẫu đất, rễ và thân lá ban đầu bằng môi trường Bacillus

(ii) Phân lập vi khuẩn có khả năng phân giải kali: nuôi cấy trên môi trường Alexandrov

(ii) Phân lập vi khuẩn có khả năng phân giải lân: nuôi cấy trên môi trường kiểm tra VSV phân giải hợp chất photpho vô cơ khó tan

(iii) Phân lập vi khuẩn có khả năng cố định đạm: nuôi cấy trên môi trường

Azotobactor (môi trường không chứa đạm ashby).

Bảng 3.2 Thành phần môi trường phân lập

STT Tên môi tường Thành phần Khối lượng

Dung dịch muối tiêu chuẩn 10ml

Môi trường kiểm tra VSV phân giải hợp chất photpho vô cơ khó tan

3.4.4 Phương pháp đánh giá đặc tính sinh học của vi khuẩn

Các chủng vi sinh vật được phân lập sẽ được cấy trên môi trường chuyên dụng và nuôi ở nhiệt độ 28C Thời gian mọc của chúng sẽ được theo dõi, trong đó các chủng mọc trước 72 giờ được coi là mọc nhanh, trong khi các chủng mọc sau 72 giờ được đánh giá là mọc chậm.

3.4.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ Đánh giá khả năng chịu nhiệt của các chủng vi sinh vật: Cấy từng chủng vi sinh vật trên môi trường chuyên tính, nuôi ở các mức nhiệt độ khác nhau 10 o C;

20 o C; 30 o C; 40 o C, đếm số lượng khuẩn lạc tạo thành

3.4.4.3 Khả năng thích ứng tính pH

Giá trị pH của môi trường được điều chỉnh ở các ngưỡng khác nhau (4, 5,

Để điều chỉnh pH môi trường nuôi cấy, dung dịch đệm pH được pha chế từ Na2HPO4 và K2HPO4 được bổ sung vào môi trường Sau khi hấp khử trùng, môi trường được đổ vào đĩa petri và cấy vi sinh vật phân lập lên các đĩa có pH khác nhau Các đĩa này sau đó được nuôi ở nhiệt độ 28 oC, và số lượng khuẩn lạc được hình thành sẽ được đếm.

3.4.4.4 Xác định khả năng kháng kháng sinh

Để tiến hành thí nghiệm, cân các mức kháng sinh Steptomyxin (300; 500; 800; 1000 mg/l) vào môi trường chuyên tính đã được khử trùng Sau đó, đổ hỗn hợp vào đĩa petri, cấy vi sinh vật và nuôi ở nhiệt độ 28 độ C Cuối cùng, đếm số lượng khuẩn lạc hình thành để đánh giá hiệu quả của kháng sinh.

3.4.5 Phương pháp đánh giá khả năng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh

3.4.5.1 Lựa chọn phương pháp đánh giá Đánh giá khả năng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh theo phương pháp của Soad et al (2004) và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9300:2014

Vi khuẩn gây bệnh héo xanh và thối nhũn (Ralstonia solanacearum và

E.carotovora) được cung cấp bởi PGS Hà Viết Cường, Trung tâm bệnh cây nhiệt đới, nay là bệnh viện cây trồng, Học viện NNVN

Khả năng đối kháng của vi sinh vật được xác định thông qua việc đo đường kính vòng kháng khuẩn Kích thước vòng đối kháng, tính bằng millimet, được xác định theo công thức cụ thể.

Kích thước vòng đối kháng (mm) = D - d

D là đường kính vòng đối kháng, tính bằng milimet (mm); d là đường kính lỗ giếng, tính bằng milimet (mm)

Kết quả là giá trị trung bình cộng của 4 lần lặp lại

3.4.5.2 Thao tác thực hiện thí nghiệm

Bước 1: Nuôi cấy vi khuẩn gây bệnh (vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh và E.carotovora gây bệnh thối nhũn):

Lấy một vòng que cấy vi khuẩn gây bệnh và cấy vào môi trường dịch thể đã được chuẩn bị sẵn bởi King’B Tiến hành nuôi cấy lắc trong 48 giờ ở nhiệt độ từ 28-30°C, đảm bảo mật độ tế bào vi khuẩn đạt ít nhất 10^8 CFU/ml.

Bước 2: Nuôi cấy vi sinh vật đối kháng:

- Lấy một vòng que cấy vi sinh vật cho vào bình tam giác chứa môi trường chuyên tính dịch thể đã chuẩn bị sẵn

- Nuôi cấy trong điều kiện thích hợp từ 28-30°C trong 2 ngày

Bước 3: Xác định hoạt tính đối kháng của vi sinh vật đối kháng thông qua kích thước vòng đối kháng:

Sử dụng pipet vô trùng để lấy 0,1 ml dịch vi khuẩn gây bệnh và cấy vào đĩa petri chứa môi trường King’B đã chuẩn bị Dùng que chang vô trùng để trải đều dung dịch huyền phù vi khuẩn trên bề mặt thạch Chờ từ 20-30 phút cho bề mặt thạch khô, sau đó dùng ống nghiệm vô trùng có đường kính 1cm để đục lỗ ở trung tâm đĩa petri Cuối cùng, dùng que cấy vô trùng có mũi nhọn để loại bỏ phần thạch vừa đục.

Sử dụng pipet vô trùng để lấy 0,1 ml dịch vi sinh vật đối kháng và đưa vào các giếng đã loại bỏ thỏi thạch, giữ ở điều kiện thích hợp cho từng chủng vi sinh vật (từ 28-30°C, trong thời gian tối thiểu 2 ngày) Mỗi mẫu cần được cấy lặp lại ít nhất 3 lần và tiến hành trong tủ cấy vô trùng.

3.4.6 Phương pháp đánh giá khả năng giải phóng và tổng hợp chất dinh dưỡng

3.4.6.1 Phương pháp đánh giá khả năng cố định đạm

Tiến hành nuôi lắc các chủng vi khuẩn trong môi trường Ashby không chứa nitơ giúp xác định khả năng cố định đạm của chúng Những dòng vi khuẩn sống sót và phát triển trong điều kiện này là minh chứng cho khả năng sinh trưởng của chúng Thành phần pha chế môi trường Ashby được chi tiết trong Bảng 3.2.

Ngày đăng: 19/07/2021, 22:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Chu Văn Chuông (2005) “Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum smith”. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, trường ĐHNN1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum smith
11. Lê Như Kiểu, Lê Thị Thanh Thủy, Trần Quang Minh, Nguyễn Thị Kim Thoa, Trần Thị Lụa và Nguyễn Văn Huân (2009). “Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đối kháng tới bệnh héo xanh và năng suất lạc, cà chua trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng”. tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đối kháng tới bệnh héo xanh và năng suất lạc, cà chua trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng
Tác giả: Lê Như Kiểu, Lê Thị Thanh Thủy, Trần Quang Minh, Nguyễn Thị Kim Thoa, Trần Thị Lụa và Nguyễn Văn Huân
Năm: 2009
12. Lê Như Kiểu, Lê Thị Thanh Thủy, Trần Quang Minh, Nguyễn Thị Kim Thoa, Trần Thị Lụa và Nguyễn Văn Huân (2009). “Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đối kháng tới bệnh héo xanh và năng suất lạc, cà chua trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đối kháng tới bệnh héo xanh và năng suất lạc, cà chua trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng
Tác giả: Lê Như Kiểu, Lê Thị Thanh Thủy, Trần Quang Minh, Nguyễn Thị Kim Thoa, Trần Thị Lụa và Nguyễn Văn Huân
Năm: 2009
13. Lê Thị Thanh Thủy, Lê Như Kiểu, Nguyễn Phương Nhuệ và Lại Thúy Hiền (2013). “Đặc điểm phân loại và khả năng đối kháng vi khuẩn gây bệnh héo xanh Ralstonia solanacearum của 2 chủng Bacillus ĐKB1 và Pseudomonas ĐKP1 phân lập từ đất trồng đậu”, Kỷ yếu “Hội nghị khoa học Công nghệ sinh học toàn quốc 2013”. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm phân loại và khả năng đối kháng vi khuẩn gây bệnh héo xanh Ralstonia solanacearum của 2 chủng Bacillus ĐKB1 và Pseudomonas ĐKP1 phân lập từ đất trồng đậu”, Kỷ yếu “Hội nghị khoa học Công nghệ sinh học toàn quốc 2013
Tác giả: Lê Thị Thanh Thủy, Lê Như Kiểu, Nguyễn Phương Nhuệ và Lại Thúy Hiền
Nhà XB: NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2013
26. Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Vân, Lê Thị Bích Thủy, Hà Viết Cường, Nguyễn Mạnh Hùng, Ngọ Văn Ngôn, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Xuân Thu và Ngô Thị Thùy Linh (2015). “Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith tập đoàn giống lạc bằng lây nhiễm nhân tạo kết hợp chỉ thị phân tử SSR”. Tạp chí Bảo vệ thực vật. (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith tập đoàn giống lạc bằng lây nhiễm nhân tạo kết hợp chỉ thị phân tử SSR
Tác giả: Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Vân, Lê Thị Bích Thủy, Hà Viết Cường, Nguyễn Mạnh Hùng, Ngọ Văn Ngôn, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Xuân Thu và Ngô Thị Thùy Linh
Năm: 2015
31. Phạm Thị Ngọc Lan và Trương Văn Lung (1999). “Bước đầu nghiên cứu vi khuẩn Azotobacter trong đất vùng gò đồi tỉnh Thừa Thiên Huế”, Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu vi khuẩn Azotobacter trong đất vùng gò đồi tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Phạm Thị Ngọc Lan và Trương Văn Lung
Năm: 1999
1. Bạch Phương Lan (2004). Giáo trình hoạt tính vi sinh vật đất. Trường Đại học Đà Lạt Khác
2. Bùi Thị Nga (2000). Bài giảng cơ sở môi trường đất, nước và không khí. NXB Đại học Cần Thơ Khác
3. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó (2006). Tìm hiểu về chế phẩm vi sinh vật dùng trong nông nghiệp. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội Khác
5. Công Doãn Sắt và Đỗ Trung Bình (1995). Ảnh hưởng của phân kali tới năng suất và chất lượng nông sản trên đất xám miền Đông Nam bộ. Hội thảo về sử dụng phân bón cân đối để tăng năng suất cây trồng và cải thiện môi trường. Huế 8-10/11/1995 Khác
6. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn Tử Siêm và Nguyễn Ngọc Bình (2006). Cẩm nang ngành Lâm nghiệp - Đất và dinh dưỡng đất. Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp & đối tác - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khác
7. Đỗ Trung Bình (2016). Một số kết quả nghiên cứu đất, phân bón của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Khác
8. Dương Hoa Xô (2012). Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ - Chuyên đề sử dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây trồng. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM Khác
9. Lâm Tú Minh, Trần Văn Tuân, Nguyễn Tuấn và Nguyễn Thúy Châu (2003). Nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật đơn chủng và đa chuẩn cho một số cây trồng. Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc, Hà Nội Khác
10. Lê Mạnh Hùng và Trần Bá Hoằng (2017). Sạt lở bờ hệ thống sông vùng ĐBSCL và những đóng góp của KH&CN vào việc phòng chống giảm nhẹ thiệt hại. Tạp chí Khoa học - Công nghệ và đổi mới – Số tháng 9/2017 Khác
14. Lê Xuân Phương (2016). Giáo trình vi sinh vật học môi trường. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
15. Minh Tâm (2011). Nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học từ vi khuẩn đối kháng để để kiểm soát nấm hại cây trồng. Viện Công nghệ Sinh học Khác
17. Nguyễn Hữu Hiệp và Trần Thị Tuyết Linh (2009). Hiệu quả vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân lên năng suất đậu phộng trồng trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ Khác
18. Nguyễn Lân Dũng, Phạm Văn Ty và Dương Đức Tiến (1979). Vi sinh vật học tập 1. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Khác
19. Nguyễn Ngọc Dũng, Hồ Thị Kim Anh và Vũ Thanh (2000). Vi khuẩn cố định nitơ vi hiếu khí khu trú trong rễ lúa ở một số địa điểm thuộc đồng bằng sông Hồng.Hội Nghị Sinh học quốc gia, Hà Nội. NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w