Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Vật liệu và địa điểm nghiên cứu
-Giống: Sử dụng 11 dòng/giống lúa nếp (bảng 3.1)
- Phân bón: Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh; Phân Đầu trâu L1 (17%N: 12% P 2 O 5 : 5% K 2 O); L2 (15% N; 4% P 2 O 5 ; 17% K 2 O)
Bảng 3.1 Các dòng/giống sử dụng
Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông chọn tạo
Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông chọn tạo
Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông chọn tạo
Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông chọn tạo
Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông chọn tạo
Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông nhập nội
Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông chọn tạo
Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông chọn tạo
TS Hoàng Văn Phần chọn tạo
Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông chọn tạo
Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông chọn tạo
Giống nếp thơm công nhận giống QG năm 2000
Ghi chú:Trong đó các dòng lúa nếp gồm: N688, N69, N417, N410, N358; Các giống lúa nếp gồm:
3.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian tiến hành nghiên cứu trong 3 vụ: vụ Mùa năm 2016, vụ xuân và vụ mùa năm 2017.
- Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại Trại sản xuất Văn Điển – Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì – Hà Nội.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển, đặc điểm nông sinh học của 11 dòng/giống lúa nếp triển vọng.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng/giống lúa nếp triển vọng.
-Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính như: Sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, bạc lá, đạo ôn, khô vằn.
- Nghiên cứu xác định mật độ cấy và lượng phân bón tổng hợp N-P-K Đầu Trâu thích hợp cho dòng/giống lúa nếp triển vọng tại Thanh Trì – Hà Nội.
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm so sánh được thực hiện với 11 dòng lúa nếp mới và 1 giống đối chứng BM9603 Các công thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần và bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả.
-Thời gian: Vụ Mùa năm 2016 và vụ Xuân năm 2017
+ Ngày gieo: vụ Mùa: 05/7/2016 ; vụ Xuân: 05/01/2017
+ Ngày cấy: vụ Mùa: 15/7/2016; vụ Xuân: 25/01/2017
Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m² (5 x 2 m), với khoảng cách 10 cm giữa các ô trong cùng một lần nhắc lại và 30 cm giữa các lần nhắc Xung quanh ruộng thí nghiệm cần có ít nhất 3 hàng lúa bảo vệ.
- Mật độ: Cấy 1 dảnh, mỗi ô thí nghiệm 10 hàng cách nhau 20 cm, số khóm trên 1 hàng là 45 khóm
-Phân bón: 110 kg N đối với vụ Xuân, 100 kg N đối với vụ Mùa: 90 kg P-
2O 5 : 80 kg K 2 O và 1 tấn phân HCVS Sông Gianh trên 1ha.
+ Bón lót trước khi cấy: Toàn bộ lượng phân hữu cơ Sông Gianh và 100% lượng P 2 O 5 + 30% lượng N
+ Bón thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh: 40% N + 30% K 2 O
+ Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 10 – 12 ngày: 20% N + 40% K2O
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
Nghiên cứu thí nghiệm 2 nhân tố nhằm xác định mật độ cấy và lượng phân bón N-P-K tổng hợp cho giống lúa nếp triển vọng Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu chia ô lớn ô nhỏ (Split-plot) và thực hiện với 3 lần nhắc lại để đảm bảo tính chính xác của kết quả.
-Thời gian: Vụ Mùa năm 2017.
-Diện tích ô thí nghiệm 10 m 2 /ô nhỏ (5 x 2 m) chưa tính bảo vệ.
+ Nhân tố ô nhỏ gồm 4 mật độ (M):
+ Nhân tố ô lớn gồm 6 mức bón phân (P):
- Cấy 2 dảnh/khóm, mật độ theo yêu cầu của từng công thức thí nghiệm
- Phân bón cho 1ha: 1 tấn phân HCVS Sông Gianh; Phân Đầu Trâu L1 (17% N; 12% P 2 O 5 ; 5% K 2 O; trung, vi lượng) theo từng công thức; 70kg Phân Đầu Trâu L2 (15% N; 4% P 2 O 5 ; 17% K 2 O; trung, vi lượng).
+ Bón lót trước khi cấy: 1tấn phân HCVS Sông Gianh và 60% lượng phân đầu trâu L1 theo từng công thức.
+ Bón thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh: 40% lượng phân đầu trâu L1 còn lại theo từng công thức.
+ Bón thúc lần 2 (thúc đòng): 70 kg phân đầu trâu L2.
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
3.3.2 Các biện pháp kỹ thuật
- Kỹ thuật làm đất: Đất được làm bằng máy, làm sạch cỏ dại, san phẳng, đắp bờ theo sơ đồ thiết kế thí nghiệm.
-Mật độ cấy: Theo yêu cầu của thí nghiệm.
-Phương pháp bón phân: Theo yêu cầu của thí nghiệm.
Trong quá trình trồng lúa, cần tưới nước từ khi cấy cho đến khi kết thúc giai đoạn đẻ nhánh, duy trì mực nước trên ruộng từ 3 đến 5 cm Sau khi kết thúc đẻ nhánh, cần rút nước và phơi ruộng trong khoảng 7 đến 10 ngày Ở các giai đoạn tiếp theo, mực nước không nên vượt quá 10 cm.
+Làm cỏ kết hợp với bón thúc lần 1 và lần 2, tưới nước đầy đủ
+Phòng trừ sâu bệnh kịp thời khi phát hiện có sâu bệnh
3.3.3 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
-Mỗi ô theo đõi 5 cây chọn ngẫu nhiên 5 điểm theo phương pháp đường chéo, theo dõi định kỳ 7 ngày 1 lần.
-Đánh giá các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT).
3.3.3.1 Đặc điểm nông sinh học
- Khả năng đẻ nhánh: Đếm số tổng số nhánh/ khóm, số nhánh hữu hiệu/khóm.
-Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch
+ Đánh giá điểm 1: Cứng Cây không bị đổ
+ Đánh giá điểm 5: Trung bình Hầu hết cây bị nghiêng
+ Đánh giá điểm 9: Rất yếu Tất cả các cây bị đổ rạp
-Độ thoát cổ bông: Quan sát toàn bộ các cây trên ô
+ Đánh giá điểm 1: Thoát hoàn toàn
+ Đánh giá điểm 5: Thoát vừa đúng cổ bông
+ Đánh giá điểm 9: Thoát một phần
- Chiều cao cây cuối cùng (đo từ gốc đến chóp bông cao nhất không kể râu)
+ Thời gian đẻ nhánh (bắt đầu - kết thúc đẻ nhánh)
+ Thời gian trỗ (giai đoạn từ bắt đầu trỗ - trỗ xong)
+ Thời gian sinh trưởng: Giai đoạn từ gieo đến thu hoạch (chín 85%)
-Chiều dài và rộng lá đòng.
3.3.3.3 Các chỉ tiêu năng suất và yếu tố cấu thành năng suất
-Số bông/khóm: Đếm số bông của một khóm
- Tổng số hạt/bông: Đếm tổng số hạt trên bông của 5 cây/lần nhắc lại, rồi lấy giá trị trung bình
-Tỷ lệ hạt chắc (%) = (Số hạt chắc/bông)/(tổng số hạt/bông) x 100
- P 1000 hạt (g): Cân 2 lần, mỗi lần 500 hạt ở độ ẩm 14%, sai số giữa 2 lần cân không vượt quá 2%
-Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = số bống/m 2 x số hạt chắc/bông x P1000 hạt x 10 -4
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Cân khối lượng hạt trên mỗi ô ở độ ẩm hạt 14%, đơn vị tính kg/ô, lấy hai chữ số sau dấu phẩy
3.3.3.4 Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh:
- Sâu cuốn lá: Quan sát lá, cây bị hại Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống
+ Đánh giá điểm 0: Không bị hại
+ Đánh giá điểm 1: 1-10% cây bị hại
+ Đánh giá điểm 3: 11-20% cây bị hại
+ Đánh giá điểm 5: 21-35% cây bị hại
+ Đánh giá điểm 7: 36-51% cây bị hại
+ Đánh giá điểm 9: >51% cây bị hại
-Sâu đục thân: Quan sát số dảnh chết hoặc bông bạc
+ Đánh giá điểm 0: Không bị hại
+ Đánh giá điểm 1: 1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc
+ Đánh giá điểm 3: 11-20% số dảnh chết hoặc bông bạc
+ Đánh giá điểm 5: 21-30% số dảnh chết hoặc bông bạc
+ Đánh giá điểm 7: 31-50% số dảnh chết hoặc bông bạc
+ Đánh giá điểm 9: >51% số dảnh chết hoặc bông bạc
- Rầy nâu: Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết
+ Đánh giá điểm 0: Không bị hại
+ Đánh giá điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây
+ Đánh giá điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chưa bị “cháy rầy”
+Đánh giá điểm 5: Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng
+Đánh giá điểm 7: Hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng
+ Đánh giá điểm 9: Tất cả cây bị chết
- Bệnh đạo ôn hại lá: Quan sát vết bệnh gây hại trên lá
+ Đánh giá điểm 0: Không bị hại
+Đánh giá điểm 1: Vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử
+Đánh giá điểm 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh
+Đánh giá điểm 3: Dạng vết bệnh như điểm ở 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên
+Đánh giá điểm 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá 65% chiều cao cây
-Bệnh bạc lá: Quan sát diện tích vết bệnh trên lá
+ Đánh giá điểm 1: 1-5% diện tích vết bệnh trên lá
+ Đánh giá điểm 3: 6 -12% diện tích vết bệnh trên lá
+ Đánh giá điểm 5: 13 -25 % diện tích vết bệnh trên lá
+ Đánh giá điểm 7: 26 -50% diện tích vết bệnh trên lá
+ Đánh giá điểm 9: 51-100% diện tích vết bệnh trên lá
3.3.3.5 Các chỉ tiêu về mùi thơm
* Đánh giá mùi thơm lá:
- Theo phương pháp của Sood và Siddiq, (1978): Sau khi gieo 45 ngày, thu
Cho 2 gam lá cắt nhỏ vào ống nghiệm, thêm 5 ml KOH 1,7% và đậy kín nắp, để trong 15 phút ở nhiệt độ phòng Sau đó, mở nắp ống ở nơi thoáng gió để ngửi mùi thơm và cho điểm, với sự tham gia của tổ đội 5 người Mùi thơm từ lá sẽ được đánh giá theo thang điểm của hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa của IRRI.
(2002) Điểm 0: Không thơm; điểm 1: Thơm nhẹ; điểm 2: Thơm đậm rõ.
* Đánh giá mùi thơm nội nhũ:
Khi lúa chín, các cá thể được thu hoạch và đánh giá mùi thơm trên lá Sau khi tuốt hạt và phơi khô, mỗi cá thể sẽ được bóc 30 hạt, nghiền nhỏ và cho vào ống nghiệm chứa dung dịch KOH 1,7%, sau đó sấy ở nhiệt độ 50°C trong 10 phút Cuối cùng, mùi thơm được đánh giá bằng phương pháp ngửi và cho điểm theo thang từ 0 đến 2, trong đó điểm 0 là không thơm, điểm 1 là thơm nhẹ và điểm 2 là rất thơm (IRRI, 2002).
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các kết quả nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học.
Số liệu được xử lý trên máy tính theo chương trình EXCEL, IRRISTAT 5.0.
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA 11 DÒNG /GIỐNG LÚA NẾP NGHIÊN CỨU VỤ MÙA 2016
4.1.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của 11 dòng/giống lúa nếp vụ mùa 2016
Các dòng nếp trong thí nghiệm có thời gian từ cấy đến bắt đầu trỗ dao động từ 59-63 ngày, nhỏ hơn hoặc bằng các đối chứng Thời gian trỗ được tính từ khi bắt đầu trỗ (10%) đến khi kết thúc trỗ (100%) và phản ánh độ thuần của giống Hầu hết các dòng đều có thời gian trỗ từ 4-6 ngày, cho thấy sự tập trung trong thời gian trỗ Thời kỳ chín của các giống tương đối ổn định, kéo dài từ 26-29 ngày.
Bảng 4.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các 11 dòng/giống lúa nếp vụ mùa 2016
Các dòng giống trong thí nghiệm so sánh có thời gian sinh trưởng từ 110 đến 117 ngày, trong đó giống N368 có thời gian ngắn nhất là 110 ngày Các giống khác dao động từ 112 đến 117 ngày, đều ngắn hơn so với giống đối chứng BM9603 Điều này cho thấy các dòng giống đều có thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc.
4.1.2 Một số đặc điểm nông sinh học của 11 dòng/giống nếp vụ mùa 2016
Chiều cao cây lúa là yếu tố quyết định cấu trúc kiểu cây, ảnh hưởng đến khả năng chống đổ và hiệu quả thâm canh, từ đó tác động đến năng suất Kết quả thí nghiệm cho thấy 10 giống nếp mới có chiều cao cây dao động từ 99,7 đến 126,5 cm, trong đó N31 và N688 là hai giống có chiều cao ≥120 cm, còn lại đều thấp hơn hoặc tương đương giống đối chứng BM9603.
Chiều dài bông của các giống cây trồng không chỉ phụ thuộc vào bản chất di truyền mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chế độ nước, dinh dưỡng và nhiệt độ, đặc biệt trong giai đoạn phân hóa đòng Theo bảng 4.2, chiều dài bông của các dòng/giống dao động từ 20,2 cm đến 24,9 cm, trong đó giống BM9603 đạt 21,3 cm Nhìn chung, các dòng/giống đều có chiều dài bông tương đương hoặc dài hơn so với đối chứng, ngoại trừ hai giống N202 và N417 có chiều dài bông ngắn hơn so với đối chứng.
Lá đòng là lá quan trọng nhất trong quá trình quang hợp và tích lũy chất dinh dưỡng cho hạt, cùng với lá công năng Do đó, yêu cầu về bộ lá là yếu tố hàng đầu mà các nhà chọn tạo giống cần xem xét khi lựa chọn kiểu hình giống Trong vụ Mùa 2016, chiều dài lá đòng của các giống nếp mới dao động từ 27,3 cm (N202) đến 43,1 cm (N69), trong khi chiều dài lá đòng của giống đối chứng BM9603 là 37,8 cm.
Chiều rộng lá đòng của các giống nếp dao động từ 1,3 cm đến 2,1 cm, trong đó giống nếp N31 có chiều rộng lớn nhất là 2,1 cm, vượt trội hơn so với giống đối chứng BM9603 Độ cứng cây là yếu tố quan trọng phản ánh khả năng chống đổ của giống nếp trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt; cây càng cứng thì khả năng chống đổ càng cao Hầu hết các giống nếp mới đều đạt độ cứng cây từ 1-5, và nhìn chung, các giống trong thí nghiệm đều có độ cứng cây tốt hơn hoặc tương đương với giống đối chứng BM9603 Các giống nếp cũng đạt mức độ thuần đồng ruộng cao.
≤ điểm 5, ở mức chấp nhận được.
Bảng 4.2 Một số đặc điểm nông sinh học của 11 dòng/giống nếp vụ mùa 2016
Hình 4.1 Chiều cao cây của 11 dòng/giống nếp vụ mùa 2016
Hình 4.2 Chiều dài bông của 11 dòng/giống nếp vụ mùa 2016
Hình 4.3 Chiều dài lá đòng của 11 dòng/giống nếp vụ mùa 2016
Hình 4.4 Chiều rộng lá đòng của 11 dòng/giống nếp vụ mùa 2016
4.1.3 Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính của 11 giống nếp vụ mùa 2016
Bảng 4.3 Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính của
Sâu bệnh ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo, vì vậy các giống lúa kháng sâu bệnh được nông dân ưa chuộng do giúp giảm chi phí, sức lao động và ô nhiễm môi trường Trong vụ mùa 2016, chúng tôi theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh trên các dòng/giống nếp mới với 5 loại sâu bệnh chính: sâu cuốn lá, rầy nâu, bạc lá, đạo ôn và khô vằn.
4.3 có thể thấy hầu hết các dòng/giống chỉ nhiễm các loại sâu bệnh hại ở mức nhẹ (điểm 1-3), giống N417 nhiễm đạo ôn ở mức điểm 3-5, giống N69 nhiễm bạc lá điểm 3-5, một số dòng/giống có khả năng kháng rầy nâu, khô vằn tốt như: N31, N368 Đối chứng nếp BM9603 bị nhiễm hầu hết các loại sâu bệnh hại trên tuy nhiên thì cũng chỉ ở mức điểm 1-3 Nhìn chung, các dòng/giống nếp đưa vào thí nghiệm so sánh đều có khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh hại khá trong vụ mùa.
4.1.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 11 dòng/giống lúa nếp vụ mùa 2016
Số bông trên khóm là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất, với mối quan hệ tỷ lệ thuận: càng nhiều bông trên khóm thì năng suất càng cao Đối với từng giống, số bông trên khóm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mật độ và chế độ dinh dưỡng Trong các giống tham gia thí nghiệm, số bông dao động từ 4,0-5,7 bông/khóm, trong đó giống NCT20 đạt cao nhất với 5,7 bông/khóm Một số giống như N612, N368, N417, và N410 có số bông trên khóm cao hơn giống đối chứng BM9603 Các yếu tố như số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt thường ít biến động, góp phần ổn định năng suất cây trồng và tăng khả năng thích ứng của các giống với các điều kiện sinh thái khác nhau.