VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
V ẬT LIỆU
- Phát hoa Bibi được mua tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ Tp HCM.
- Khúc cắt diệp tiêu lúa (Oryza sativa L.) cho các sinh trắc nghiệm auxin và acid abscisic
- Trụ hạ diệp của cây mầm xà lách (Lactuca sativa L.) cho sinh trắc nghiệm gibberellin
- Tử diệp dưa leo (Cucumis sativus L.) cho sinh trắc nghiệm cytokinin.
TH ỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Phòng thí nghiệm trường Đại học Sư phạm Tp HCM
Phòng thí nghiệm trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp HCM.
PHƯƠNG PHÁP
2.3.1 Quan sát hình thái của hoa Bibi
Quan sát cấu trúc và sự phát triển của hoa bằng mắt thường
Tỉ lệ nụ hoa và hoa trong từng giai đoạn phát triển được xác định bằng cách đếm tổng số lượng trên toàn bộ phát hoa, với mỗi phát hoa được sử dụng cho mỗi lần đếm Quá trình này được lặp lại 5 lần để đảm bảo tính chính xác.
Sự thay đổi đường kính của hoa Bibi qua từng giai đoạn phát triển hoa được đo bằng thước kẹp điện tử Mỗi giai đoạn đo 5 hoa
2.3.2 Quan sát sự biến đổi các giai đoạn phát triển của hoa Bibi theo thời gian
2.3.2.1 Quan sát s ự biến đổi các giai đoạn phát triển của hoa trên phát hoa theo th ời gian
Phát hoa Bibi được mua từ chợ, sau đó được cắt dưới vòi nước và đặt vào bình Erlen 250 ml chứa 100 ml nước cất Mỗi lần quan sát, ba phát hoa được chọn ngẫu nhiên.
Mỗi phát hoa Bibi có 10 bông hoa được chọn ngẫu nhiên trong giai đoạn nở hoàn toàn để quan sát sự biến đổi hình thái hàng ngày, và quy trình này được lặp lại ba lần Nước cất được thay mỗi ngày, trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ 28,5 ± 2 °C, ánh sáng 2500 ± 500 lux, thời gian chiếu sáng 12 giờ mỗi ngày và độ ẩm 62 ± 5%.
2.3.2.2 Quan sát sự biến đổi các giai đoạn phát triển của hoa tách rời từ phát hoa theo thời gian
Các hoa Bibi được tách rời khỏi phát hoa và có cuống dài 0,5 cm để thực hiện thí nghiệm quan sát Cuống hoa được cắm vào đĩa Petri có lót 7 lớp giấy thấm và chứa 15ml nước cất, với việc bổ sung 2ml nước cất mỗi ngày Nghiệm thức được lặp lại 6 lần, mỗi lần sử dụng 5 hoa Thí nghiệm được bố trí theo hình 2.1, với việc quan sát biến đổi hình thái của các hoa hàng ngày Điều kiện phòng thí nghiệm bao gồm nhiệt độ 28,5 ± 2°C, ánh sáng 2500 ± 500 lux, thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày và độ ẩm 62 ± 5%.
2.3.3 Xác định trọng lượng tươi và trọng lượng khô của hoa ở các giai đoạn phát triển
Hoa Bibi ở các giai đoạn phát triển được tách từ phát hoa, loại bỏ phần cuống và đài, được cân ngay sau đó để tính trọng lượng tươi
Hình 2.1 Hoa Bibi giai đoạn hoa nở hoàn toàn trong đĩa Petri
Sau khi cân trọng lượng tươi, hoa được sấy ở nhiệt độ 105 độ C trong 2 giờ, sau đó tiếp tục sấy ở 80 độ C Quá trình sấy được theo dõi bằng cách cân mỗi ngày cho đến khi trọng lượng ổn định Nghiệm thức này được lặp lại 3 lần, mỗi lần sử dụng 5 bông hoa (Grodzinxki, 1981).
2.3.4 Đo cường độ hô hấp, quang hợp của hoa theo các giai đoạn phát triển
Cường độ hô hấp và quang hợp của hoa Bibi được xác định bằng máy Hansatech, ở nhiệt độ 25 o C
Hoa Bibi ở các giai đoạn phát triển được tách từ phát hoa, loại bỏ phần cuống hoa, được sử dụng để đo cường độ hô hấp và quang hợp
Cường độ hô hấp của hoa được xác định trong môi trường tối nhằm tính toán lượng oxy hấp thu, với đơn vị đo là àmol O2/g/phút Mỗi lần đo sử dụng 1g mẫu hoa và thực hiện lặp lại 3 lần theo phương pháp của Biale (1978).
Cường độ quang hợp được đo dưới ánh sáng 2000 ± 200 lux, với lượng oxy sản sinh được tính bằng àmol O2/g/phút, tương ứng với số mol oxy được phát thải Mỗi lần đo sử dụng 1g mẫu hoa và thực hiện lặp lại 3 lần (Biale, 1978).
Các kết quả được hiển thị trên màn hình và là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
2.3.5 Sự thay đổi độ dẫn điện của dịch chiết mẫu hoa theo các giai đoạn phát triển Độ dẫn điện của dịch chiết mẫu hoa Bibi được xác định bằng máy WTW LF
Hoa Bibi ở các giai đoạn phát triển được tách ra từ phát hoa, loại bỏ cuống và đài, và được dùng để đo độ dẫn điện Chỉ số ổn định của màng được xác định dựa trên sự rò rỉ ion của dịch chiết từ mẫu hoa.
Mẫu hoa Bibi được ngâm trong 10 ml dung dịch manitol 20% và lắc đều định kỳ Sau 1 giờ, hoa được loại bỏ và dung dịch được đo độ dẫn điện bằng máy WTW LF.
320, và đọc thông số hiện thị trên máy Nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần 5 hoa cho mỗi mẫu hoa ở các giai đoạn
2.3.6 Xác định độ hấp thụ sắc tố (OD max ) của dịch chiết mẫu hoa theo các giai đoạn phát triển
Hoa Bibi ở các giai đoạn phát triển được tách từ phát hoa, loại bỏ phần cuống và đài, được sử dụng để xác định độ hấp thụ sắc tố
Mẫu hoa Bibi được tách rời từng giai đoạn từ phát hoa và nghiền trong 7 ml methanol 80%, sau đó dịch chiết được bảo quản trong tủ lạnh Sau 24 giờ, dịch chiết được quét phổ hấp thụ trong vùng bước sóng khả kiến (λ = 380 - 730 nm) bằng máy quang phổ UVProbe Đỉnh hấp thu của dịch chiết ở giai đoạn hoa nở hoàn toàn được chọn làm chuẩn để đo dịch chiết của các mẫu còn lại Nghiệm thức này được lặp lại 3 lần, mỗi lần sử dụng 5 hoa cho mỗi mẫu.
2.3.7 Đo hàm lượng đường tổng số và hàm lượng tinh bột của hoa theo các giai đoạn phát triển hoa
2.3.7.1 Đo hàm lượng đường tổng số của hoa theo các giai đoạn phát triển
Pha saccaroz với nồng độ từ 10 đến 80 mg/l, sau đó nhuộm dung dịch bằng phenol 5% và H2SO4 đậm đặc theo tỉ lệ 1:1:5 (theo thể tích) Đo mật độ quang ở bước sóng 490 nm, sử dụng nước cất pha phenol 5% làm chuẩn.
Ly trích mẫu và đo
Hàm lượng đường được ly trích và đo trên hoa (ở các giai đoạn phát triển khác nhau của hoa)
Nghiền 1g mẫu hoa và chiết đường bằng cồn 90 độ nóng theo tỉ lệ 10:1 Lọc và lặp lại quá trình này 3 lần Tiếp theo, chiết phần bã bằng cồn 80 độ nóng và lặp lại 2 lần Cô cạn dịch lọc, sau đó pha loãng với nước cất để thực hiện phản ứng màu với phenol 5% và H2SO4 đậm đặc theo tỉ lệ 1:1:5 Cuối cùng, đo mật độ quang ở bước sóng 490 nm và tính hàm lượng dựa trên đường chuẩn saccaroz (Coombs et al., 1987).
2.3.7.2 Đo hàm lượng tinh bột của hoa theo các giai đoạn phát triển hoa
Sấy khô phần bã đã lọc ở nhiệt độ 70°C trong 30 phút, sau đó đun cách thủy với 5 ml nước cất trong 15 phút và để nguội Tiếp theo, thêm 2 ml HClO4 9,2N, khuấy đều trong 15 phút, sau đó bổ sung nước cất cho đủ 10 ml và li tâm ở 4000 vòng trong 3 phút Cuối cùng, lọc và để riêng dịch lỏng (1), sau đó tiếp tục li trích phần bã với 2 ml HClO4.
Pha loãng dung dịch 4,6N và khuấy đều trong 15 phút, sau đó pha loãng thành 10 ml và tiến hành ly tâm để lấy phần dịch lỏng Gộp chung phần dịch lỏng đã thu được với phần dịch lỏng trước đó, và xác định hàm lượng đường bằng phương pháp chuẩn với mẫu đường là glucoz Cuối cùng, chuyển đổi hàm lượng tinh bột theo công thức của Coombs et al (1987), trong đó a là lượng đường glucoz sau khi thủy giải và b là độ pha loãng.
0,9 : hệ số chuyển thành tinh bột
100 : tính ra phần trăm n : trọng lượng mẫu lấy phân tích
2.3.8 Đo hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật