1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18

68 620 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đạt Phương
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Công
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Đối với bất kỳ một nền kinh tế cơ sở hạ tầng luôn chiếm một vị trí quan trọng, cơ sở hạ tầng vững chắc sẽ tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng Nước ta trong những năm gần đây, ngành xây dựng luôn là ngành thu hút một lượng vốn đầu tư lớn Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí trong quá trình sử dụng, giảm được những chi phí không cần thiết và hạ được giá thành sản phẩm

Mặt khác, những thông tin về chi phí, giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị để phân tích, đánh giá việc sử dụng các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp Từ đó đưa ra những phương án kinh doanh hiệu quả nhất Điều này đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp xây lắp vì doanh thu của các sản phẩm xây lắp (các công trình, hạng mục công trình) đều đã xác định trước khi thi công công trình, hạng mục công trình, được tính theo giá khi trúng thầu Do vậy kiểm soát tốt chi phí, kế toán đầy đủ và chính xác sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.

Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đạt Phương, tìm hiểu về Công ty, Bộ máy kế toán của Công ty và đặc biệt là quy trình kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Em thấy việc kế toán chi phí tại Công ty đã tuân thủ đúng theo chế độ kế toán hiện hành Tuy nhiên việc tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết Do đó, em chọn đề tài về kế toán chi phí và giá thành làm đề tài chuyên đề của mình.

2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Em chọn đề tài kế toán chi phí và tính giá thành với mục đích tìm ra giải pháp giúp việc kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty chính xác và linh

Trang 2

hoạt hơn, giải quyết yêu cầu về cung cấp thông tin về chi phí và giá thành cho nhà quản trị.

Phạm vi nghiên cứu của em là tập trung vào mảng kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Đạt Phương.

3 Tên và kết cấu của đề tài

Với sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Công cùng những tìm hiểu tại Công ty cũng như qua sách, báo, … Em chọn tên đề tài để viết chuyên đề thực tập chuyên ngành là: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đạt Phương”.

Đề tài của em gồm ba phần:

Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Đạt Phương

Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đạt Phương.

Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Đạt Phương.

Trang 3

PHẦN 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT PHƯƠNG

1.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đạt Phương có ảnh hưởng đến kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Đạt Phương được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0103000857 ngày 12 tháng 03 năm 2002 do Sơ Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp với tên gọi là Công ty Cổ phần Xây dựng và Vận tải Đạt Phương, địa chỉ: Số 6 - Lô 12A - Khu ĐT Trung Yên - Yên Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội Công ty có tư cách pháp nhân, các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các tài sản khác trong phạm vi số vốn góp của mình Công ty thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng

Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty gồm:

- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi;- Vận tải hàng hoá;

- Đại lý bán buôn vật liệu xây dựng;

- Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện, đường dây tải điện, trạm biến áp trên 35 kilovon;

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cụm dân cư, khu đô thị;- Sản xuất cú kiện thép, bê tông cốt thép, bê tông nhựa;- Thuê và cho thuê máy móc thiết bị ngành xây dựng.

Năm 2005 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Đạt Phương, Công ty có tên tiếng Anh: Datphuong Joint Stock Company và tên viết tắt là: Datphuong JSC Công ty tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ đồng Đồng thời bổ sung một số ngành nghề kinh doanh sau:

Trang 4

+ Khai thác, chế biến và mua bán khoáng sản ( trừ các loại khoáng sản cấm );+Khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng.

Trong quá hình thành và phát triển hơn 6 năm qua, hoạt động trong một ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư lớn, quy trình, công nghệ hiện đại và cạnh tranh mạnh, Công ty Cổ phần Đạt Phương đã đạt được những thành tích đáng khích lệ Công ty đã tham gia thi công các công trình: cầu Đại Phước, cầu Nước Vin, thuỷ điện Huội Quảng, thuỷ điện An Khê – KaNak, cầu Buôn Trai, cầu Sông Tranh, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy Công ty có các dự án đầu tư như: Đầu tư xây dựng thuỷ điện Sông Bung 6 và Đăk Pring 2, Công ty Cổ phần dịch vụ và du lịch Gia Lai, thuỷ điện Za Hưng - Quảng Nam

Ta có thấy sự phát triển của Công ty thông qua một số chỉ tiêu tài chính trong hai năm 2005 và năm 2006.

Biểu 1: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Đạt Phương

1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh

Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đạt Phương được tổ chức theo phương thức trực tuyến Giám đốc là người tổ chức điều hành cao nhất trong bộ máy quản lý của Công ty, có chức năng điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty.

Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn: Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích

Trang 5

các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước và xu hướng phát triển kinh tế trong khu vực cũng như thế giới để hình những mục tiêu cụ thể phục vụ cho định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty Lập kế hoạch trước mắt cũng như phương hướng lâu dài nhằm duy trì, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của Công ty để phát triển bền vững trong nền kinh tế thi trường Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đồng, Pháp luật Nhà nước về hoạt động của Công ty.

Giúp việc cho GĐ gồm có Phó Giám đốc phụ trách Kế hoạch-Kỹ thuật và Phó Giám đốc phụ trách khu vực ( phụ trách ban điều hành và quản lý dự án) Chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, các đơn vị sản xuất nghiên cứu hồ sơ đưa ra giải pháp thi công tối ưu; thay mặt GĐ phụ trách, chỉ đạo việc lập hồ sơ đấu thầu; chịu trách nhiệm thương thuyết, ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp vật tư, nhiên liệu phục vụ thi công các công trình.

Để tham mưu hỗ trợ cho GĐ trong việc điều hành quản lý bộ máy quản lý của Công ty chia thành các phòng ban khác nhau.

Phòng Tổ chức-Hành chính, giúp Giám đốc trong công tác tổ chức,

công tác cán bộ, công tác lao động tiền lương, công tác bảo hộ lao động và công tác hành chính đời sống Phòng có nhiệm vụ: Tham gia giúp GĐ trong công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác đào tạo nguồn nhân lực, công tác tuyển dụng nhân lực, công tác quy hoạch cán bộ Tham mưu giúp GĐ trong công tác quản lý, điều động nhân sự, trực tiếp theo dõi sự luân chuyển, điều động cán bộ, công nhân viên, đảm bảo các chế độ chính sách cho người lao động Mua sắm trang thiết bị văn phòng, cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng ban.

Phòng Tài chính - Kế toán có chức năng tham mưu cho GĐ công ty

trong công tác quản lý tài chính, kế toán và định hướng đầu tư, hoạch định thị trường tài chính Nhiệm vụ của Phòng Tài chính-Kế toán là: Thu thập, xử lý

Trang 6

thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc theo chuẩn mực và chế độ kế toán Kiểm tra và giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản Phân tích các chỉ tiêu tài chính để phục vụ yều cầu quản trị của Công ty Cung cấp thông tin, số liệu kế toán, báo cáo phù hợp với điều lệ của công ty và quy định của Pháp luật Phối hợp với các phòng, các đơn vị thi công tập hợp hoá đơn, chứng từ để kế toán và thanh toán các công trình với chủ đầu tư, nhà thầu chính và các đơn vị thi công của công ty Tổ chức bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán, đảm bảo bí mật các thông tin tài chính của công ty.

Phòng Kế hoạch - Vật tư giúp GĐ trong việc lập kế hoạch sản xuất

kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho công ty, và công tác quản lý kinh tế nội bộ, quản lý vật tư, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và đào tạo nâng cao năng lực quản lý Phòng Kế hoạch - Vật tư có nhiệm vụ: Nghiên cứu tìm hiểu thị trường tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác xây dựng chiến lược kinh doanh Chịu trách nhiệm chính trong công tác quyết toán và kế toán nội các dự án mà Công ty thi công, báo cáo sản lượng thực hiện, doanh thu của các dự án hàng tháng Lập kế hoạch cấp phát vật tư cho các công trình theo kế hoạch thực hiện của dự án.

Phòng Kỹ thuật - Thiết bị có chức năng tham mưu cho GĐ về công tác

quản lý kỹ thuật, chất lượng, an toàn lao động, về quản lý thiết bị, đổi mới thiết bị, công nghệ, công tác đào tạo nâng cao chất lượng quản lý Nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật - Thiết bị: Phối hợp với phòng Kế hoạch - Vật tư, các đơn vị liên quan để lập hồ sơ đấu thầu Lập biện pháp tổ chức thi công nội bộ, tìm biện pháp tối ưu để đáp ứng tiến độ, chất lượng, hạ giá thành Giám sát chất lượng kỹ thuật, đảo bảo an toàn lao động cho các công trình Công ty thi công Phối hợp với các đơn vị thi công lập hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh quyết toán, nghiệm thu công trình với chủ đầu tư ( hoặc nhà thầu chính), với các đơn vị

Trang 7

thi công, lưu giữ hồ sơ hoàn công.

Đội thi công: trực tiếp sản xuất kinh doanh, được giao khoán tự kế toán

hoặc không được giao khoán, có nhiệm vụ thi công một số hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình dự án, công trình cầu-đường hoặc các nhiệm vụ khác được giao.

Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty có thể được khái quát bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đạt Phương

1.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Phòng Tổ chức

- Hành chính

Phòng Tài chính-Kế toán

Phòng Kế hoạch-

Vật tư

Phòng Kỹ thuật-Thiết bị

Đội CT

Đội CT

Đội CT

Đội CT cầu Za

Đội CT cầu Nước

Đội CT cầu Thủ Thiêm

Đội CT AnKhê KàNakĐội

Giám đốc

Phó Giám đốc phụ trách Kế hoạch - Kỹ thuậtPhó Giám đốc phụ trách

Khu vực

Trang 8

Sản phẩm của Công ty là các công trình cầu và đường Tuy nhiên thế mạnh của Công ty là thi công các công trình cầu Đây là sản phẩm chính của Công ty Các công trình cầu của Công ty được thi công theo quy trình công nghệ chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đến thi công công trình và hoàn thành bàn giao Quá trình thi công cầu gồm các bước sau:

- Bước 1: Chuẩn bị

Bao gồm các công việc: Lập kế hoạch tiến độ, chuẩn bị mặt bằng, chỗ ở cho cán bộ công nhân viên, chuẩn bị máy móc thiết bị, tập kết vật tư, về công trường

- Bước 2: Thi công xây dựng

Trong bước này công việc đầu tiên là tiến hành thi công kết cấu phần dưới gồm: thi công kết cấu móng, thi công kết cấu mố, trụ Các công việc khi thi công kết cấu móng: thiết lập các công trình phụ trợ như kho tàng, bãi để vật tư, nơi trộn vữa, sau đó tiến hành đào móng bằng cọc nhồi, đổ bêtông cho móng, xây móng Công việc phải làm khi thi công mố, trụ: lắp dựng cốt thép, lắp dựng ván khuôn, đổ bê tông, bảo dưỡng bê tông ( 7 ngày tưới nước, cát ẩm, bao tải ướt, ), tháo dỡ ván khuôn,

Công việc thứ hai là thi công kết cấu phần trên gồm thi công dầm cầu và hệ mặt cầu Sau khi đã kiểm tra tổng thể đảm bảo ván khuôn, đà giáo, các đường ống kỹ thuật đều được lắp đặt chính xác thì tiến hành đổ bê tông cốt thép và hoàn thiện dầm cầu Thi công kết cấu mặt cầu là bước để hoàn thành xây dựng cầu gồm các công việc: thi công phần mặt cầu, lan can bảo vệ, quét sơn, vôi, lắp đặt hệ thống thoát nước, đèn chiếu sáng.

- Bước 3: Hoàn thiện

Đây là bước mà nhà thầu và chủ đầu tư kiểm tra chất lượng của công trình theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật, thử tải trọng cầu,

- Bước 4: Nghiệm thu, bàn giao công trình

Trang 9

Sau khi đã kiểm tra và nghiệm thu chất lượng công trình, tiến hành bàn giao công trình.

Quy trình công nghệ thi công cầu của Công ty có thể khái quát thành sơ đồ:

Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ thi công cầu tại Công ty Cổ phần Đạt Phương

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Đạt Phương

1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán kế toán tập trung dựa trên mối quan hệ trực tuyến Mô hình kế toán tập trung thể hiện ở chỗ: toàn bộ công tác thu thập chứng từ, hoá đơn, tiến hành ghi sổ và xử lý thông tin kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán Tại các đội thi công Công ty có kế toán đội có nhiệm vụ theo dõi các khoản mục chi phí phát sinh và tập hợp hoá đơn, chứng từ chuyển về phòng kế toán để xử lý tổng hợp Phòng kế toán xử lý tất cả các giai đoạn kế toán tại các phần hành kế toán Các phần hành này được chia cho các kế toán viên theo từng vị trí công việc,

Giai đoạn chuẩn bị

Thi công xây dựng:

- Thi công kết cấu phần dưới: móng, mố, trụ cầu.

- Thi công kết cấu phần trên: dầm, hệ mặt cầu,

Nghiệm thu, bàn

Trang 10

phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người.

Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đạt Phương được chia thành các phần hành: Kế toán tiền mặt, tiền gửi; Kế toán công nợ; Kế toán thanh toán; Kế toán thuế; Kế toán tổng hợp; Kế toán tài sản cố định; Kế toán vật tư, công cụ, dụng cụ.

Phòng kế toán của Công ty gồm 6 người, một kế toán trưởng, một phó phòng và bốn kế toán viên.

Kế toán trưởng phụ trách công việc chung của toàn văn phòng, phân

công, đôn đốc các thành viên thực hiện các công việc được giao; quan hệ với cơ quan Thuế và các cơ quan chức năng khác; tìm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư máy móc thiết bị; đồng thời theo dõi kế toán phần Tài sản cố định bao gồm theo dõi về nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại, thay đổi về tài sản như tăng giảm giá trị, góp vốn liên doanh, nhận vốn góp bằng TSCĐ, điều chuyển giữa các bộ phận, …

Phó phòng là người trực tiếp giúp việc cho kế toán trưởng trong công

việc mà phòng được giao Là kế toán quan hệ giao dịch với Ngân hàng, vay vốn và quản lý các khoản thế chấp, cầm cố của Công ty Đồng thời kiêm phần hành Kế toán tổng hợp, chịu trách nhiệm thực hiện các bút toán tổng hợp như: bút toán phân bổ, kết chuyển cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, … Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu từ các phân hệ kế toán Công nợ phải thu, Công nợ phải trả, Vốn bằng tiền, Hàng tồn kho, … để lên báo cáo kế toán định kỳ Phó phòng còn chịu trách nhiệm theo dõi Quỹ tiền mặt, sự tăng giảm của Quỹ.

Kế toán công nợ chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp, chi tiết công nợ

phải thu tới từng khách hàng, từng công trình Theo dõi chi tiết hàng mua theo từng mặt hàng, nhà cung cấp và hợp đồng Cập nhật các chứng từ phải thu, phải trả, chứng từ bù trừ công nợ để và sổ và lên các báo cáo tổng hợp

Trang 11

Theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả, nợ phải thu tới từng nhà cung cấp, khách hàng.

Kế toán thuế theo dõi quản lý các hoá đơn thuế, kiểm tra việc kê khai

thuế hàng tháng với cơ quan thuế, phối hợp với các đội công trình làm thủ tục đăng ký nộp thuế khi có công trình mới, quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế, đồng thời theo dõi các công việc liên quan đến nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước và xuất hoá đơn bán hàng cho Công ty.

Kế toán tiền gửi, tiền mặt theo dõi chi tiết tiền mặt tại quỹ, tiền gửi

ngân hàng tại từng ngân hàng, lượng tiền vay tại các ngân hàng Theo dõi chi tiết tình hình cho vay, tạm ứng và tình hình thu hồi các khoản vay, thanh toán tạm ứng Tập hợpcác phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có thực hiện vào sổ nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, sổ quỹ, sổ ngân hàng.

Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm thanh quyết toán các công trình,

hạng mục công trình hoàn thành với chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính Thanh toán công nợ với các nhà cung cấp, thanh toán các khoản tạm ứng với công nhân viên

Kế toán vật tư, công cụ, dụng cụ theo dõi việc cung ứng từng loại vật

tư, công cụ, dụng cụ cho các công trình, hạng mục công trình mà Công ty đang tiến hành thi công Tập hợp các phiếu nhập kho, xuất kho để vào sổ tổng, sổ chi tiết

Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán của Công ty theo sơ đồ sau:

Trang 12

Sơ đồ 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đạt Phương

1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán

Công ty Cổ phần Đạt Phương hiện đang áp dụng hình thức Sổ Nhật ký chung để kế toán Do đó các loại sổ dùng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tai Công ty là các mẫu sổ theo hình thức Nhật ký chung như: Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết và Sổ cái các TK 621, 622, 623, 627, 154, 632 Công ty hiện nay đang sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting 2004 để hỗ trợ cho công tác kế toán.

Tại các công trình, hàng ngày kế toán đội và thống kế đội tập hợp các chứng từ và phân loại các chứng từ theo từng loại chi phí phát sinh như: chứng từ liên quan đến chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, Cuối tháng kế toán đội phải gửi toàn bộ chứng từ về Công ty Tại Phòng kế toán của Công ty, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ căn cứ vào đó kế toán nhập số liệu vào Sổ Nhật ký chung Dựa vào các số liệu trên Sổ Nhật ký chung phần mềm kế toán máy sẽ tự động chuyển số liệu sang Sổ chi tiết, Sổ cái các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154, 632 Sau đó kế toán tiến hành lập Bảng cân Kế toán

tổng hợp

Kế toán trưởng

Kế toán công nợ,

Kế toán thuế

Kế toán thanh

toánKế toán vật

Kế toán tài sản cố

định

Trang 13

đối số phát sinh để đối chiếu, kiểm tra tính chính xác của các số liệu đã vào sổ và tiến hành các bút toán điều chỉnh nếu cần Từ các sổ trên kế toán sẽ lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất cho từng công trình kế hợp với kết quả kiêm kê giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ để tính giá thành của công trình Các số liệu trên Sổ cái các tài khoản chi phí, giá thành và các Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành là cơ sở để kế toán lập các báo cáo kế toán.

Tất cả các Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết, Sổ cái của các tài khoản trên và Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng công trình đều được in ra trình Kế toán trưởng ký duyệt dùng làm tài liệu lưu trữ.

Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Đạt Phương được tiến hành theo sơ đồ sau:

PHẦN

PHẦN 2

Bảng tổng hợp chi phí sản xuất, Bảng tính giá

thành sản phẩmChứng từ gốc về chi

phí sản xuất

Sổ chi tiết tài khoản: 621, 622, 623, 627, 154, 632Nhật ký chung

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ cái các tài khoản: 621, 622, 623, 627, 154, 632.

Báo cáo kế toán

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu

Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung

Trang 14

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT PHƯƠNG2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Đạt Phương

2.1.1 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất

Công ty Cổ phần Đạt Phương hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng, sản phẩm của Công ty chủ yếu là các công trình cầu, đường Các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ theo giá trúng thầu Có nghĩa doanh thu được xác định trước khi bán sản phẩm Do đó lợi nhuận của Công ty cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào chi phí bỏ ra Việc xác định đối tượng kế toán chi phí và phương pháp kế toán chi phí rất quan trọng, xác định đúng đối tượng và phương pháp kế toán sẽ giúp Công ty tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, từ đó tăng lợi nhuận cho Công ty

Đối tượng kế toán chi phí trong Công ty Cổ phần Đạt Phương là các công trình, hạng mục công trình, nhưng chủ yếu là kế toán theo các công trình Công ty mở sổ chi tiết cho từng công trình và tập hợp chi phí theo các công trình Tại Công ty Cổ phần Đạt Phương thì mỗi công trình do một đội thi công đảm nhiệm, hàng tháng vào thời điểm cuối tháng các kế toán đội tập hợp chứng từ gửi về phòng kế toán của Công ty Do vậy việc tập hợp chi phí tại Công ty tương đối thuận tiện và chính xác.

Phương pháp kế toán chi phí của Công ty là phương pháp trực tiếp Mỗi công trình mà Công ty thi công được mở các sổ chi tiết và theo dõi riêng các khoản mục chi phí cho từng công trình Đây là phương pháp đơn giản và đảm bảo độ chính xác cao Tuy nhiên cũng đòi hỏi việc kế toán phải chi tiết cẩn thận và tiến hành thường xuyên hơn Để đảm bảo cho quá trình kế toán, Công ty có quy định cụ thể về thời gian tập hợp chứng từ Các chứng từ phải được tập hợp về phòng kế toán trước ngày thứ 5 của tháng tiếp theo, riêng các

Trang 15

chứng từ về tiền lương có thể chậm hơn nhưng phải trước ngày 15 của tháng tiếp theo.

Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn kho Các tài khoản chủ yếu Công ty sử dụng để kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm gồm: TK 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ”, TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”, TK 623 “ chi phí sử dụng máy thi công”,

TK 627 “ chi phí sản xuất chung”, TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” và TK 141 “tạm ứng” để tạm ứng cho các đội thi công công trình đảm bảo đúng tiến độ thi công.

Đối tượng kế toán chi phí của Công ty Cổ phần Đạt Phương được xác định rất rõ ràng và được kế toán theo phương pháp đơn giản (phương pháp trực tiếp) Sau đây để làm rõ nội dung kế toán và trình tự kế toán chi phí của Công ty em xin lấy số liệu năm 2007 của công trình Cầu Nước Vin - Thuỷ điện Sông Tranh 2 - Quảng Nam do Công ty trực tiếp thi công làm ví dụ minh hoạ cho quy trình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đạt Phương.

2.1.2 Trình tự kế toán chi phí sản xuất

Sau khi trúng thầu và kí hợp đồng với chủ đầu tư, Công ty tiến hành giao công trình cho đội thi công và dự trù kinh phí thi công Căn cứ vào kế hoạch thi công được lập và tiến độ đã ký với chủ đầu tư Phòng kế hoạch dự trù chi phí cho từng công trình theo từng thời điểm cụ thể Việc dự trù chi phí được tính chi tiế cho từng khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung Hàng tháng trình Giám đốc duyệt, căn cứ vào Bảng chi phí đã được duyệt Phòng kế toán cấp vốn cho từng công trình Trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Đạt Phương được tiền hành theo 4 bước sau:

Trang 16

Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản cho từng công trình

Căn cứ vào các chứng từ do kế toán đội gửi về Phòng kế toán, kế toán của Công ty tập hợp chi phí cho từng công trình theo 4 khoản mục chi phí chính: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung Các công trình Công ty thi công thường ở cách xa trung tâm, do vậy việc tập hợp chi phí sản xuất cho các công trình thường của tháng này thường diễn ra vào đầu tháng tiếp theo Dựa vào các chứng từ được chuyển về kế toán nhập số liệu máy tính, phần mềm kế toán máy tự động chuyển số liệu vào các sổ liên quan.

Bước 2: Phân bổ chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình

Tại công ty chi phí phát sinh liên quan đến công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó, thường ít phát sinh chi phí liên quan đến nhiều công trình Tuy nhiên nếu có chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình thì kế toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức nguyên vật liệu trực tiếp.Bước 3: Tổng hợp chi phí cho từng công trình

Cuối kỳ kế toán, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất của từng công trình vào tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh” được chi tiết cho từng công trình Kế toán căn cứ Sổ chi tiết, Sổ cái TK154 để lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất cho từng công trình Đây là căn cứ để tính giá thành cho từng công trình.

Bước 4: Xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Đây là bước cuối cùng trong trình tự kế toán chi phí tai Công ty Cuối năm, Công ty tiến hành kiểm kê xác định khối lượng đã thi công, khối lượng được nghiệm thu và khối lượng thi công nhưng chưa được nghiệm thu chính là khối lượng sản phẩm dở dang của Công ty Công ty dựa vào giá trị sản lượng dở dang để tính giá thành trong kỳ của công trình.

Trang 17

2.1.3 Nội dung và phương pháp kế toán chi phí

2.1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rõ ràng cụ thể cho từng sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp Trong sản phẩm của Công ty Cổ phần Đạt Phương chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn khoảng 65 – 70 % tổng chi phí Do đó việc kế toán đầy đủ và chính xác chi phí nguyên vật liêu giúp cho việc tính giá thành sản phẩm của Công ty đảm bảo độ chính xác Việc kế toán nguyên vật liệu tại Công ty được thực hiện trực tiếp vào TK 621 Cuối kỳ Công ty tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại công trường để giảm trừ chi phí nguyên vật liệu đã tính cho công trình trong kỳ

Các nguyên vật liệu chính dùng trong thi công công trình của Công ty chủ yếu gồm: thép, đá, gạch, xi-măng, cát, Những loại nguyên vật liệu này được sử dụng trực tiếp cho công trình, tính theo giá mua cộng chi phí thu mua Ngoài ra, các loại nguyên vật liệu như: cốp pha, ván, khuôn, giàn giáo, được sử dụng nhiều lần cho các công trình khác nhau, kế toán tiến hành phân bổ theo số lần sử dụng ước tính.

Trang 18

Chi phí vận chuyển, tháo dỡ, lắp đặt những vật liệu luân chuyển này và giá trị vật liệu khác như đinh, dây buộc, … được kế toán vào chi phí của công trình đang sử dụng

Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến việc xây dựng các công trình Công ty sử dụng tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.

Tài khoản này có nội dung, kết cấu như sau:

Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho xây dựng

Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho công trình được Phòng Kế hoạch - Vật tư và cán bộ Phòng kỹ thuật căn cứ vào bản vẽ thiết kế thi công công trình, kế hoạch thi công và tiên lượng hợp đồng dự toán khối lượng nguyên vật liệu cần dùng theo từng tháng, định mức từng loại nguyên vật liệu Hàng tháng theo kế hoạch Công ty cấp vật tư cho các đội thi công Phòng kế hoạch vật tư sẽ tìm nhà cung cấp, ký hợp đồng với nhà cung cấp về chủng loại, số lượng, giá bán, thời gian, địa điểm chuyển vật tư và các điều khoản khác đi kèm (phụ lục 1)

Theo những cam kết trong hợp đồng, bên cung ứng vật tư vận chuyển vật tư tới tận chân công trình Căn cứ vào Hoá đơn giá trị gia tăng và Biên bản giao nhận kèm theo kế toán đội viết Phiếu nhập kho, nếu xuất dùng ngay thì đồng thời lập phiếu xuất kho Giá xuất kho được tính:

Trang 19

Giá thực tế vật tư xuấtcho công trình

= Giá mua ghi trên hoá đơn

chuyển thu mua

HOÁ ĐƠN GTGT

Liên 2: Giao khách hàngNgày 12 tháng 07 năm 2007

Đơn vị bán hàng: Công ty CP Đầu tư và kinh doanh thép Nhân Luật Địa chỉ: Nguyễn Văn Thoại - Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng

Số tài khoản:

Mã số thuế: 0400102616

Tên khách hàng: Công ty Cổ phần Đạt Phương

Địa chỉ: Số 06 Lô 12A Trung Hoà - Cầu Giấy - Hà NộiSố tài khoản:

Hình thức thanh toán: TM/CK Mã số thuế: 0101218757STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

Cộng: 6.271.000Thuế suất: 5% Tiền thuế GTGT: 313.550

Tổng cộng tiền thanh toán: 6.584.550Số tiền viết bằng chữ: Sáu triệu, năm trăm tám tư nghìn, năm trăm năm mươi đồng chẵn

Người mua hàng(Ký, ghi rõ họ tên)

Người bán hàng(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu 2: Hoá đơn GTGT

PHIẾU NHẬP KHO

Ngày 12 tháng 07 năm 2007

Mẫu số: 01 GTKT- 3LLKý hiệu: NL/2006TSố HĐ: 76

Trang 20

Số: 168- Họ tên người giao: Hoàng Xuân Tùng- Nhập tại kho: CT Cầu Nước Vin

- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Sáu triệu, năm trăm tám tư nghìn, năm trăm năm mươi đồng chẵn

Người lập phiếu(Ký, họ tên)

Người giao hàng(Ký, họ tên)

Thủ kho(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập)(Ký, họ tên)

Giám đốc(Ký, họ tên)

Biểu 3: Phiếu nhập kho vật tưPHIẾU XUẤT KHO

Ngày 12 tháng 07 năm 2007Số: 188

- Họ tên người nhận hàng: Phạm Chiến

- Lý do xuất: Phục vụ thi công công trình Cầu Nước Vin- Xuất tại kho (ngăn lô): CT Cầu Nước Vin Địa điểm:STT Tên, nhãn hiệu, quy cách,

phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

Mã số

Đơn vị tính

Số lượngYều

Thực xuất

Đơn giá Thành tiền

Người nhận hàng(Ký, họ tên)

Thủ kho(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập)(Ký, họ tên)

Giám đốc(Ký, họ tên)

Biểu 4: Phiếu xuất kho vật tư

STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

Mã số

Đơn vị tính

Số lượngTheo

chứng từ

Thực nhập

Đơn giá Thành tiền

Trang 21

Công ty không theo dõi nguyên vật liệu qua kho của Công ty (không sử dụng tài khoản 152), tất cả các nguyên vật liệu đều chuyển thăng đến công trình và kế toán trực tiếp vào tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tuy nhiên để kiểm soát việc nhập, xuất nguyên vật liệu Công ty giao cho kế toán đội tại các đội công trình theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại kho của Công trình và lập Sổ theo dõi nguyên vật liệu Cuối tháng chuyển Sổ theo dõi nguyên vật liệu cùng các chứng từ kèm theo để kế toán của Công ty kiểm tra và làm căn cứ ghi sổ.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT PHƯƠNGCông trường Cầu Nước Vin

SỔ THEO DÕI NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH

Tên nguyên vật liệu: ThépChứng từ

SốNgày tháng

Tên vật liệuĐVT

Số đầu kỳNhập trong kỳXuất trong kỳTồn cuối kỳS

Tồn đầu kỳ50 650.000

23 12/07/07 Thép D25 SD390 kg 451 6.271.000PN2

4 15/07/07 Thép vuông 25x25 kg 72 859.000PX

18/07/07 Thép D25 SD390

Trang 22

Trong quá trình thi công, nếu có nhu cầu về vật tư đội đề nghị xin tạm ứng Đội trưởng phải viết Giấy xin tạm ứng (phụ lục 2) sau khi được Giám đốc ký duyệt kế toán thanh toán sẽ viết Phiếu chi (phụ lục 3)

Cuối tháng căn cứ vào Tờ kê chứng từ thanh toán tạm ứng kèm các chứng từ chi tiết do kế toán đội chuyển về, kế toán của Công ty căn cứ vào kế hoạch xem đúng chưa và ký duyệt.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT PHƯƠNGCông trình cầu Nước Vin

TỜ KÊ CHỨNG TỪ THANH TOÁN CÔNG NỢ TK 141 (TẠM ỨNG)

Tên người thanh toán: Phạm Kim ChâuĐơn vị: Công trình cầu Nước Vin

Đề nghị thanh toán vào: Chi phí thi công công trình cầu Nước VinChứng từ

10/07/07 Chi tạm ứng10.000.000CH

Biểu 6: Tờ kê chứng từ thanh toán tạm ứng

Căn cứ vào các hoá đơn, phiếu nhập, phiếu xuất do kế toán tại các đội công trình gửi về Kế toán tại Công ty kiểm tra tính chính xác, hợp lý của các hoá đơn, chứng từ và tiến hành vào Sổ Nhật ký chung.

NHẬT KÝ CHUNG

Trang 23

Năm 2007Chứng từ

Đã ghi SC

Mua thép tấm cuốn ống thi công CT An Khê-Ka Nat

Mua tấm cắt màu thi công CT An Khê-Ka Nat

Mua thép vuông 25×25 thi công CT Cầu Nước vin

CK14-CNV 31/12

K/c chi phí NVL trực tiếp CT Cầu Nước Vin

154621

Trang 24

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN VÀ CÔNG TRÌNH

TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpCông trình: cầu Nước Vin

Năm 2007Chứng từ

TK ĐƯ

CT Cầu Nước vin

31/12 K/c chi phí NVL trực tiếp CT Cầu Nước Vin

5.330.029.048Cộng phát sinh 5.330.029.048 5.330.029.048

Biểu 8: Sổ chi tiết tài khoản 621

Hàng tháng trên cơ sở dữ liệu trên Sổ Nhật ký chung và Sổ chi tiết tài khoản 621, phần mềm kế toán máy tự động chuyển số liệu lên Sổ cái TK 621 theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho tất cả các công trình Công ty đang thi công.

SỔ CÁI TÀI KHOẢN

TK621: Chi phí nhân công trực tiếpNăm 2007

Trang 25

Chứng từ

TK ĐƯ

Số tiền

NL 76 12/07 Mua thép D25 SD390 thi công cầu Nước Vin

31/12 K/c chi phí NVL trực tiếp thi công cầu Nước Vin

Cộng phát sinh 49.526.348.246 49.526.348.246

Biểu 9: Sổ cái tài khoản 621

Quy trình kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đạt Phương được tiến hành như sau:

Sơ đồ 5: Quy trình kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.1.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

VATTK 111, 112, 141, 331

TK 621(Công trình)

TK 154(Công trình)

TK 111, 112, 131,621(Công trình khác)Mua nguyên vật liệu trực

tiếp thi công công trình K/c CPNVLTT

TK 133

Giá trị NVL xuấtdùng không hết

Trang 26

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của công trình khoảng 10-12% tổng chi phí Nên việc kế toán chi phí nhân công trực tiếp một cách đầy đủ và chính xác là rất cần thiết Hiện nay tại công ty công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm công nhân của doanh nghiệp và một lượng lớn công nhân thuê ngoài Do vậy việc kế toán chi phí nhân công trực tiếp cũng theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ theo từng nhóm đối tượng khác nhau Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp xây lắp của doanh nghiệp và tiền công phải trả của công nhân xây lắp thuê ngoài

Chí phí nhân công trực tiếp của Công ty được kế toán trên TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình và có kết cấu như sau:

Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinhBên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.

Công ty áp dụng các hình thức trả lương khác nhau đối với công nhân trực tiếp sản xuất phù hợp cho từng loại đối tượng:

 Đối với công nhân trong doanh sách chính thức của Công ty, có hai hình thức: trả lương theo sản phẩm và hình thức trả lương theo thời gian.

Hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng cho các bộ phận trực tiếp thi công công trình, theo khối lượng công việc giao khoán và hoàn thành được nghiệm thu Đối với các hạng mục khoán nội bộ đơn vị (tổ sản xuất, công nhân viên của đội), kế toán căn cứ vào Bảng giao khoán, Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT PHƯƠNG

Trang 27

Công trường Cầu Nước VinBộ phận: Lắp dựng

BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG

2 Đổ bê tông chèn hố móng trụ T2 m3 10.000 60.000 600.000

16 Lao dầm 133m 02 nhịp phiến 8.000 4.500.000 36.000.00017 Gia công cốt thép bản mặt cầu tấn 1.865 360.000 672.000

Tổng số tiền bằng chữ: (sáu mươi triệu, ba trăm chín mươi tám ngàn đồng)

Chỉ huy trưởng CB kỹ thuật Tổ trưởng

Biểu 10: Biên bản nghiệm thu khối lượng

Hình thức lương sản phẩm được Công ty áp dụng rất phổ biến trong các công trình thi công vì nó dễ theo dõi, công việc hoàn thành nhanh và đảm bảo chất lượng Theo hình thức lương này, tuỳ theo khối lượng công việc đã hoàn thành để trả lương, lương có thể trả cho từng người một hoặc một tổ xây dựng, có thể trả luôn nếu công việc hoàn thành mà không cần trả theo tháng.

Tiền lương =

phải trả

Khối lượng công việcgiao khoán hoàn thành

x Đơn giá x Hệ số lương

Hình thức lương thứ hai được áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất trong danh sách của Công ty là hình thức lương theo thời gian Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với công nhân làm các công việc thường nhật tại các công trường Thời gian lao động của công nhân được theo dõi trên Bảng chấm công và Nhật trình công việc (phụ lục 4) Đội trưởng các công trình chịu trách nhiệm quản lý ngày công làm việc, chất lượng công việc của công nhân trên công trường.

Trang 28

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT PHƯƠNG Công trường Cầu Nước Vin

Tiền lương cơ bản bình quân ngày

Lương cơ bản=

Số ngày chế độ trong tháng(26 ngày)

Hệ số lương: là hệ số năng suất đánh giá năng lực làm việc của từng người do các đội tự bình bầu.

 Đối với công nhân thuê ngoài

Do các công trình của Công ty thi công thường nằm ở nhiều địa điểm khác nhau và cách xa nhau việc di chuyển nhân công rất tốn kém Vì vậy Công ty đã thuê ngoài một lượng lớn nhân công để phục vụ thi công công trình Đối với nhân công thuê ngoài, đội trưởng và người được thuê phải ký hợp đồng lao động và phải có dấu của chính quyền địa phương Đồng thời hai

Trang 29

bên thoả thuận về những công việc cụ thể, đơn giá khối lượng công việc hoàn thành và tiến hành lập Phiếu giao khoán để làm căn cứ trả lương Khi hoàn thành thì lập Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành.

Khi khi khối lượng công việc khoán ngoài hoàn thành, kế toán căn cứ vào Hợp đồng lao động, Phiếu giao khoán và Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để tính lương cho công nhân thuê ngoài Lương của công nhân thuê ngoài được tính như sau:

Tiền lương phải trả

Khối lượng giao =

hoàn thành

x Đơn giá

Cuối tháng, kế toán đội phải tập hợp các Bảng chấm công, Nhật trình công việc, Phiếu giao khoán, Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành và Bảng tính lương cho công nhân, gửi về Phòng kế toán của Công ty Phòng kế toán sau khi xem xét và được Giám đốc ký duyệt thì tạm ứng tiền cho đội trưởng để thanh toán lương cho công nhân Căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán của Công ty tiến hành lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Kế toán sau khi tính ra các khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn cho công nhân và trừ đi khoản đã tạm ứng, Phòng kế toán chuyển tiền cho Đội trưởng để thanh toán số lương còn lại cho công nhân Việc thanh toán lương được tiến hành thông qua Bảng thanh toán lương Công nhân đã lĩnh tiền phải ký nhận vào Bảng thanh toán Bảng thanh toán lương phải được gửi về Phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Trang 30

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT PHƯƠNGCông trình: Cầu Nước Vin

Bộ phận: Lắp dựng

BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG

Tháng 07 năm 2007T

Lương SPLương khác

Phụ cấpSố

Số tiềnSCSTTrách nhiệm

Tổng số

Tạm ứng kỳ ICác khoản giảm trừKỳ II còn lĩnhSố tiềnKý BHXHBHY

Ký1 Lê văn Tuấn2.711.25253.122.465 250.00062.0003.434.465372.00047.4259.4859.4852.996.0702 Nguyễn Văn Thi3.011.20222.672.529 150.00062.0002.884.529372.00052.6759.8959.8952.438.7843 Lã Văn Hà2.561.20192.275.261 150.00048.0002.473.261288.00044.8008.9608.9602.122.5414 Nguyễn Văn Sơn2.161.10202.151.868 62.0002.213.868372.00037.8007.5607.5601.788.9485 Nguyễn Đức Ba1.831.10232.482.924 62.0002.544.924372.00032.0256.4056.4052.128.0896 Vũ Văn Luật2.561.05191.990.854 62.0002.052.854372.00044.8008.96089601.618.134

Biểu 12: Bảng thanh toán tiền lương

Trang 31

Kế toán sau khi kiểm tra tính chính xác, hợp lý của các chứng từ lương do kế toán đội gửi về, đối chiếu Bảng thanh toán tiền lương kế toán của Công ty nhập số liệu vào Sổ Nhật ký chung.

NHẬT KÝ CHUNG

Năm 2007Chứng từ

Đã ghi SC

TK ĐƯ

K/c chi phí NCTT-CT cầu Nước Vin

154622

Trang 32

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN VÀ CÔNG TRÌNH

Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếpCông trình: Cầu Nước Vin

Năm 2007Chứng từ

TK ĐƯ

tháng 7-CTCNV

334 47.856.600

CK14-31/12 K/c chi phí CTCNV

Biểu 14: Sổ chi tiết tài khoản 622

Hàng tháng căn cứ vào số liệu trên Sổ Nhật ký chung và Sổ chi tiết tài khoản 622, phần mềm kế toán máy chuyển số liệu vào Sổ cái tài khoản 622 của tất cả các công trình.

SỔ CÁI TÀI KHOẢN

Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Trang 33

Năm 2007Chứng từ

TK ĐƯ

tháng 7-CT CNV

334 47.856.600

CK14-31/12 K/c chi phí CTCNV

Biểu 15: Sổ cái tài khoản 622

Quy trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty được tiến hành như sau:

Sơ đồ 6: Quy trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Cuối kỳ k/c chi phí NCTT

Tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả CNTT xây lắpTK 334 (3341)

Tiền công phải trả công nhân xây lắp thuê ngoài

TK 622

TK 334(3348), 111,

TK 154(1541) (công trình)

Trang 34

2.1.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Máy thi công và thiết bị thi công là tài sản không thể thiếu đối với các doanh nghiệp xây lắp, phục vụ đắc lực cho việc thi công các công các công trình Máy thi công giúp độ thi công công trình và chất lượng các công trình được bảo đảm Máy thi công bao gồm các loại như: máy trộn bê tông, máy đầm, máy khoan, máy xúc,

Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân điều hành máy thi công và công nhân phục vụ máy thi công, chi phí nguyên vật liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao, sửa chữa máy thi công, tiền thuê máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng phí của doanh nghiệp và chứa nhiều khoản mục chi phí khác nhau Vì vậy việc kế toán chi phí máy thi công phải được kế toán đầy đủ và chính xác.

Để phản ánh chi phí sử dụng máy thi công Công ty sử dụng TK623 “chi phí sử dụng máy thi công” và được mở chi tiết cho các công trình thi công TK 623 có nội dung và kết cấu như sau:

Bên Nợ: chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh trong kỳBên Có: kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công cuối kỳ

Tài khoản 623 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2:TK 6231: chi phí nhân công

TK 6232: chi phí vật liệu

TK 6233: chi phí dụng cụ sản xuấtTK 6234: chi phí khấu hao máy thi côngTK 6237: chi phí dịch vụ mua ngoàiTK 6238: chi phí khác

 Trường hợp máy thi công thuộc quyền sở hữu của công ty

Ngày đăng: 13/11/2012, 13:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hệ thống kế toán Việt Nam - Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính Khác
2. Kế toán xây dựng cơ bản. Nguyễn Quỳnh Sang (chủ biên). Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội – 2006 Khác
3. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – PGS.TS Nguyễn Văn Công. Nhà xuất bản: Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội – 2006 Khác
4. QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính Khác
5. Tài liệu và số liệu tại Công ty Cổ phần Đạt Phương Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty  Cổ phần Đạt Phương - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18
Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đạt Phương (Trang 7)
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ thi công cầu tại Công ty Cổ phần Đạt  Phương - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18
Sơ đồ 2 Quy trình công nghệ thi công cầu tại Công ty Cổ phần Đạt Phương (Trang 9)
Sơ đồ 3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đạt Phương - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18
Sơ đồ 3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đạt Phương (Trang 12)
Bảng tổng hợp chi phí  sản xuất, Bảng tính giá - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18
Bảng t ổng hợp chi phí sản xuất, Bảng tính giá (Trang 13)
BẢNG CHẤM CÔNG - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18
BẢNG CHẤM CÔNG (Trang 28)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 30)
Sơ đồ 6: Quy trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18
Sơ đồ 6 Quy trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp (Trang 33)
Sơ đồ 7: Quy trình kế toán chi phí sử dụng máy thi công - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18
Sơ đồ 7 Quy trình kế toán chi phí sử dụng máy thi công (Trang 39)
Sơ đồ 8: Quy trình kế toán chi phí sản xuất chung - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18
Sơ đồ 8 Quy trình kế toán chi phí sản xuất chung (Trang 44)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THỰC TẾ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THỰC TẾ (Trang 46)
Sơ đồ 9: Quy trình kế toán tổng hợp chi phí sản xuất - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18
Sơ đồ 9 Quy trình kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (Trang 47)
Sơ đồ 10: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Đạt Phương - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18
Sơ đồ 10 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Đạt Phương (Trang 58)
Biểu 29: Bảng kê chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18
i ểu 29: Bảng kê chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp (Trang 64)
BẢNG KÊ CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18
BẢNG KÊ CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP (Trang 64)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w