1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng việt trên một số báo điện tử

99 67 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng việt trên một số báo điện tử
Tác giả Nguyễn Ánh Ngọc
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Khang
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 211,61 KB

Nội dung

Ngoài ra, còn có một số luận văn nghiên cứu về vấn đề này như: tác giả Nguyễn Văn Quý với Nghiên cứu các phương pháp chuẩn hoá chữ viết tắt trong văn bản tiếng Việt; Nguyễn Tuấn Anh với

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ÁNH NGỌC

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TƯỢNG VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

TRÊN MỘT SỐ BÁO ĐIỆN TỬ(Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng,

Báo Lâm Đồng)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ÁNH NGỌC

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TƯỢNG VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

TRÊN MỘT SỐ BÁO ĐIỆN TỬ(Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng,

Báo Lâm Đồng)

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.Nguyễn Văn Khang

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trongbất kỳ công trình khoa học nào

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020

Tác giả

Nguyễn Ánh Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý thầy, cô giáo Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp

đỡ trong suốt quá trình học tập.

Tác giả xin chân thành cảm ơn: Đảng ủy, Ban Biên tập Báo Thái Nguyên; Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng , Báo Lâm Đồng cùng đội ngũ nhà báo, phóng viên các báo và bạn đọc các địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Văn Khang, người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian

nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả cảm ơn tập thể lớp cao học Ngôn ngữ K25 chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này.

Tác giả Nguyễn Ánh Ngọc

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH v

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu 4

5 Đóng góp của luận văn 4

6 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HIỆN TƯỢNG VIẾT TẮT VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 6

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng viết tắt 6

1.1.1 Trên thế giới 6

1.1.2 Ở Việt Nam 7

1.2 Cơ sở lí luận 11

1.2.1 Một số vấn đề về chữ tắt 11

1.2.2 Một số đặc điểm của tiếng Việt liên quan đến viết tắt 23

1.3 Tiểu kết chương 27

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG VIẾT TẮT TRÊN 4 BÁO ĐIỆN TỬ 28

2.1 Thống kê về các hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử 28

2.1.1 Giới thiệu về các báo điện tử khảo sát 28

2.1.2 Thống kê tư liệu 29

Trang 6

2.2 Đặc điểm hiện tượng viết tắt về cấu tạo 31

2.2.1 Chữ tắt đơn thành tố 32

2.2.2 Chữ tắt đa thành tố 34

2.2.3 Phân loại đối tượng viết tắt theo nguồn gốc đối tượng 43

2.3 Đặc điểm hiện tượng viết tắt về mặt nội dung 46

2.3.1 Đối tượng viết tắt là tên riêng 48

2.3.2 Đối tượng viết tắt là từ ngữ chỉ các thuật ngữ, khái niệm 52

2.3.3 Đối tượng viết tắt là các từ ngữ chỉ chức danh, nghề nghiệp 53

2.3.4 Đối tượng viết tắt là từ ngữ chỉ đơn vị đo lường, đơn vị tiền tệ,… 54

2.3.5 Đối tượng viết tắt là từ ngữ gọi tên các sản phẩm, hàng hoá 55

2.3.6 Đối tượng viết tắt là từ ngữ chỉ cấp ra văn bản, nội dung và hình thức văn bản 55

2.3.7 Đối tượng viết tắt là từ ngữ chỉ đối tượng khác 56

2.4 Tiểu kết chương 2 57

Chương 3: PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 59

3.1 Ý kiến phản hồi của bạn đọc 59

3.1.1 Miêu tả đối tượng khảo sát 60

3.1.2 Phân loại các ý kiến phản hồi 61

3.1.3 Ý kiến nhận xét 62

3.2 Ý kiến đề xuất 68

3.2.1 Nhận xét các ý kiến phản hồi ở trên 68

3.2.2 Ý kiến đề xuất của cá nhân 69

3.3 Tiểu kết chương 3 71

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 81

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng phân loại hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử 29

Bảng 2.2: Các kiểu cấu tạo hiện tượng viết tắt đơn thành tố 34

Bảng 2.3: Các kiểu chữ viết tắt đa thành tố 43

Bảng 3: Kết quả phân loại các ý kiến phản hồi 61

DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 1.1 Sơ đồ biểu diễn của các âm tiết 24

Mô hình 1.1 Mô hình âm tiết tiếng Việt 25

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Viết tắt là một hiện tượng phổ biến trong nhiều thứ tiếng khác nhautrên thế giới cũng như ở Việt Nam Do xu hướng cần thể hiện văn bản, lời nóingắn gọn, đơn giản nhưng đảm bảo chuyển tải lượng thông tin lớn nên xuhướng viết tắt ngày càng trở nên phổ biến trong tất cả các kiểu văn bản như:văn bản hành chính công vụ, văn bản báo chí,…

1.2 Dưới sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng Công nghệ 4.0, phươngthức trao đổi thông tin thông qua các phương tiện truyền thông ngày càng pháttriển Đặc biệt, Internet với ưu thế vượt trội về nền tảng công nghệ đã khẳngđịnh vị trí là phương tiện truyền thông hiện đại truyền tin nhanh nhất, dunglượng lớn nhất, lượng tin mới cập nhật nhanh nhất và có số lượng độc giả nhiềunhất Đây cũng là lí do hiện nay các trang báo điện tử ra đời và ngày càng pháttriển Cùng với sự phát triển đó, viết tắt cũng là hiện tượng ngôn ngữ xuất hiệnphổ biến trên các trang báo điện tử, đồng thời, xu hướng thể hiện văn bản vớilời nói đơn giản, ngắn gọn nhưng lại có thể chuyển tải được lượng thông tin lớnnên viết tắt trở nên ngày càng phong phú và đa dạng

Đánh giá về sự xuất hiện của Internet và xu hướng viết tắt, các tác giả

của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia chỉ rõ:“Từ khi Internet phát triển trong

thập niên 1980 đến nay, một loại tiếng Anh viết đã được phát triển và phổ biến bởi các người dùng Internet Loại tiếng Anh đơn giản này dùng rất nhiều các

chữ viết tắt và các dấu hiệu định trước (như dùng IMHO thay cho in my humble opinion - theo ý kiến nông cạn của tôi, hay dùng dấu hiệu :) để phát biểu sự khôi hài thân thiện của một đoạn văn) Cũng giống như các tiếng Anh

đơn giản khác, loại tiếng Anh này có một bộ từ vựng tương đối giới hạn nhưng, khác với các tiếng khác, nó chủ trương thay đổi lối đánh vần phức tạp của tiếng Anh chính bằng một lối "phiên âm" đơn giản hơn (thí dụ ngay những từ đơn giản như you và for cũng được thay thế bằng U và 4)” [41, tr.3]

Trang 9

1.3 Báo chí được coi là kênh thông tin quan trọng, phản ánh kịp thời vàsinh động các sự kiện, hoạt động đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trong nước

và trên thế giới, là diễn đàn bình luận về các vấn đề nảy sinh trong đời sống, xãhội Do vậy, trước thời đại bùng nổ thông tin, chữ viết tắt là cách để “nén”thông tin, giảm độ dài của các văn bản, giúp cho người đọc tiếp cận thông tinmột cách nhanh nhất, dễ dàng nhất

1.4 Trong lĩnh vực ngôn ngữ báo chí, có thể dễ dàng nhận ra trên cáctrang báo hiện nay xuất hiện nhiều từ viết tắt, rút gọn Chúng tôi lựa chọn khảosát, tìm hiểu trên 4 báo Điện tử (Thái Nguyên online; Hànộimới online; SàiGòn Giải phóng online; Lâm Đồng online) vì đây đều là các báo thuộc cơ quancủa Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền,nhân dân, trong đó có 2 Thành phố lớn của đất nước (Hà Nội và TP Hồ ChíMinh) và 2 báo tỉnh thuộc các vùng miền khác nhau (Thái Nguyên, LâmĐồng) Dựa trên kết quả khảo sát, chúng tôi miêu tả, phân tích và đưa ra mộtbức tranh tương đối về sự phát triển riêng trong nền báo chí Việt Nam và hiệntượng viết tắt trên các trang báo điện tử

Khảo sát các công trình nghiên cứu về hiện tượng viết tắt trên các phươngtiện truyền thông đại chúng, chúng tôi nhận thấy có một số công trình thuộc cáclĩnh vực khác nhau từ: Khoa học máy tính, Ngôn ngữ học,… Tuy nhiên, do đốitượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau nên chưa có công trình nào nghiên cứumột cách toàn diện và cụ thể về hiện tượng viết tắt trên các trang báo điện tử: BáoThái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Lâm Đồng, Báo Sài Gòn Giải phóng

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng Việt trên một số báo điện tử (Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng , Báo Lâm Đồng) để nghiên cứu.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 10

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn là tìm hiểu về cách viết tắt trên 4báo điện tử về cách tạo từ viết tắt, những đơn vị cần viết tắt; thái độ, ý kiếnphản hồi của độc giả đối với hiện tượng viết tắt Thông qua đó, luận văn gópphần vào chuẩn hóa Tiếng Việt trên báo chí trong lĩnh vực viết tắt

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi đề ra một số nhiệm vụnghiên cứu như sau:

1) Xây dựng hệ thống lí thuyết có liên quan đến đề tài luận văn gồm:phương ngữ xã hội; lí thuyết về viết tắt; từ tiếng Việt; chính tả tiếng Việt; phongcách ngôn ngữ báo chí,…

2) Khảo sát, thống kê và phân loại các hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện

tử trong thời gian từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020

3) Phân tích đặc điểm của hiện tượng viết tắt về mặt cấu tạo và nội dung

4) Đề xuất ý kiến của độc giả với vấn đề này

3. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp

và thủ pháp như sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này được sử dụng đểthống kê các hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử Từ kết quả thống kê, chúngtôi phân loại các hiện tượng theo các nhóm tiêu chí để làm cơ sở cho việc phântích ở các nội dung tiếp theo

- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để tiến hành trìnhbày thực trạng, rút ra những đặc điểm chung về tình hình chữ viết tắt trên các

phương diện như: phương diện cấu tạo, phương diện nội dung Dựa trên các kếtquả rút ra từ phân tích, chúng tôi đưa ra những nhận định vai trò của viết tắt

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này được sử dụng đểxây dựng hệ thống các nhân tố xã hội tác động đến việc ngôn ngữ báo mạng sử

Trang 11

dụng cách viết tắt; đồng thời, dựa trên các đặc trưng của các chuyên ngànhkhác như: Báo chí, Công nghệ Thông tin,… để làm rõ đặc điểm của hiện tượngviết tắt trên 4 báo điện tử đã chọn.

Ngoài các phương pháp kể trên, luận văn sử dụng các thủ pháp phân tích

và tổng hợp; so sánh, đối chiếu Các thủ pháp này được chúng tôi sử dụng đểchỉ ra các đặc điểm về mặt cấu tạo và nội dung của chữ viết tắt; so sánh, đốichiếu giữa chữ viết tắt với nội dung ý nghĩa biểu đạt; đồng thời, so sánh giữahiệu quả của việc sử dụng chữ viết tắt với chữ không viết tắt

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiện tượng viết tắt (cụ thể là: chữ viết và nội dung biểu đạt) trên một số báo điện tử

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Hiện tượng viết tắt trong một số tác phẩm báo chí được đăng tải trên 4trang báo điện tử (Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng,Báo Lâm Đồng), thời gian: từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020

4.3. Nguồn tư liệu

Nguồn tư liệu là các trang báo điện tử của 4 báo điện tử (Báo Thái

Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Lâm Đồng) như sau:

1) Báo điện tử Thái Nguyên: http://baothainguyen.vn/

2) Báo Báo Hà Nội mới: http://www.hanoimoi.com.vn/

3) Báo Sài Gòn Giải phóng : https://www.sggp.org.vn/

4) Báo Lâm Đồng: http://baolamdong.vn/

5. Đóng góp của luận văn

5.1 Về lí luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp thêm tài liệu cho nghiêncứu vấn đề hiện tượng viết tắt trong ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt nóiriêng, nhất là trên các phương tiện truyền thông trong thời đại công nghệ thôngtin

Trang 12

5.2 Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp những cứ liệu thực tế, giúpcho việc sử dụng ngôn từ, sử dụng lối viết tắt trên văn bản báo chí điện tửchuẩn hơn, đảm bảo thông tin nhanh, chính xác đến độc giả

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn

gồm chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về hiện tượng viết tắt và cơ

sở lí luận

Chương 2: Thực trạng hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử.

Chương 3: Phản hồi của bạn đọc và ý kiến đề xuất.

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VỀ HIỆN TƯỢNG VIẾT TẮT VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng viết tắt

1.1.1 Trên thế giới

Viết tắt là một hiện tượng phổ biến trong nhiều thứ tiếng khác nhau trênthế giới - trong đó có tiếng Việt, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực,nhiều chuyên ngành Xuất phát từ xu hướng cần thể hiện văn bản, lời nói ngắngọn, đơn giản, nhưng chuyển tải lượng thông tin lớn mà mọi lĩnh vực, mọichuyên ngành sử dụng ngày càng phổ biến các chữ viết tắt ; đồng thời, điềunày làm cho hệ thống các từ viết tắt trở nên vô cùng phong phú và đa dạngnhưng cũng gây ra không ít khó khăn trong đọc - hiểu - nhận dạng văn bản

Trong nghiên cứu Ngôn ngữ học, hiện tượng chữ viết tắt được rất nhiềunhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu

Nghiên cứu về hiện tượng chữ viết tắt xuất hiện đầu tiên ở Nga và có rấtnhiều các công trình nghiên cứu được xuất bản gắn với tên tuổi của các nhànghiên cứu như: Lepcoxkaia C.A (1960), Moghilepxki R.I (1983), LopachinV.V (1990), Bàn về vấn đề này, tác giả Lopachin V.V đã nhận định chữ tắtthường được ghép từ những thành tố của từ một cụm từ ngữ ban đầu và ôngđưa ra 06 kiểu cấu tạo chữ tắt khác nhau như:

- Chữ tắt gồm các phụ âm đầu từ

- Chữ tắt gồm các bộ phận đầu từ

- Chữ tắt gồm các bộ phận đầu từ kết hợp với các chữ tắt các đầu từ khác

- Chữ tắt gồm các bộ phận đầu từ kết hợp với từ đầy đủ

- Chữ tắt gồm các bộ phận đầu từ kết hợp với danh từ đã đổi cách

- Chữ tắt gồm các bộ phận đầu của từ thứ nhất kết hợp với phần đầu vàphần cuối của từ thứ hai hoặc với phần cuối của từ thứ hai [dẫn theo 47]

Trang 14

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ thì lại cho rằng: hiện tượng tắt ngữ

(Abbreviation) là một quá trình thái học, dựa trên một số quy tắc chính tả như sau:

- Initialism: Quy tắc viết chữ cái đầu Ví dụ: DC là viết tắt của từ

District of Columbus.

- Acronysm: Quy tắc tạo từ bằng các chữ cái đầu của từ hoặc rút ngắn từ.

Ví dụ điển hình cho hiện tượng này là Prof trong từ Professor (giáo sư) hay từ vet trong từ veterinarian (bác sĩ thú y)… [dẫn theo 47]

Như vậy, điểm qua các nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi nhận thấytất cả những nghiên cứu vừa nêu đã khẳng định chữ tắt là hiện tượng đượcnhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm tìm hiểu Cùng với sự vận động vàphát triển của thế giới, hiện tượng viết tắt cũng ngày càng trở nên phổ biến vàkéo theo đó là các nghiên cứu ra đời

1.1.2 Ở Việt Nam

Hiện tượng viết tắt ở Việt Nam cũng là hiện tượng xuất hiện từ rất sớm.Việc viết tắt một mặt giúp cho việc truyền tải thông tin được nhanh hơn nhưngcũng gây ra không ít những khó khăn trong quá trình giao tiếp Nhận thấy cầnphải nghiên cứu hiện tượng viết tắt trong tiếng Việt, các công trình nghiên cứu

về hiện tượng này của các Nhà Ngôn ngữ Việt Nam đã ra đời

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, khi hiện tượng viết tắt được các Nhànghiên cứu ngôn ngữ quan tâm tìm hiểu Ban đầu, các công trình nghiên cứu vềvấn đề này chưa nhiều và tập trung nghiên cứu hiện tượng viết tắt ở những đặcđiểm cấu trúc và chức năng ngôn ngữ của chữ viết tắt trong tiếng Việt Các nghiêncứu này gắn liền với tên tuổi của các nhà ngôn ngữ học như: Nguyễn Văn Tu,Trịnh Liễn, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Đức Dân,

Chẳng hạn:

Tác giả Nguyễn Trọng Báu khi nghiên cứu về chữ viết tắt đã chỉ ra: 1/ Vềmặt loại hình giữa dạng chữ viết tắt và dạng tắt từ vựng Dạng tắt từ vựng được tácgiả coi là dạng đơn vị từ ngữ mới với vai trò trọng tâm là để định danh Chẳng

Trang 15

hạn: ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - Association of South East Asian Nations), UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp

quốc - The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization),

APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Asia-Pacific

Economic Cooperation),…; 2/ Về mặt nguồn gốc, tác giả cũng đã kiến giải:Dạng tắt có nguồn gốc từ ghép các chữ cái đầu âm tiết, mỗi chữ cái đều được

âm tiết hoá và thường không dài quá ba chữ cái Khi đọc, các chữ cái này cóthể đọc rời nhau và không cần ghép nối phụ âm hay nguyên âm Tuy nhiên,điều dễ nhận thấy hạn chế của dạng tắt trên là hiện tượng viết tắt rất đa dạng vàkhông thể chữ cái nào cũng có thể được âm tiết hoá một cách cụ thể

Cùng quan tâm đến các chữ viết tắt, tác giả Trần Ngọc Thêm lại đi sâu vàoviệc lí giải các chữ viết tắt có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài Theo tác giả, cácchữ viết tắt có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài có thể được chia thành hai dạng:1) từ tắt vay mượn; 2) từ tắt có nguồn gốc vay mượn Mặc dù lấy hai dạng trênlàm căn cứ tìm hiểu nhưng trong quá trình lí giải, ông cũng chỉ ra sự chưa thoảđáng trong cách phân chia này Từ đó, tác giả nêu hướng giải quyết: Đối vớichữ viết tắt đọc theo âm tiết hay đọc theo chữ cái đều thích hợp

Nhận thấy hệ thống các từ viết tắt trong ngành kinh tế cũng có rất nhiềuđiều bất cập như hệ thống chữ tắt chưa có những bộ nguyên tắc nhất định và chưađáp ứng, tác giả Nguyễn Đức Dân dựa trên khía cạnh âm thanh và phân loại chữviết tắt thành: 1/ Tên tắt không chú ý tới âm; 2/ Tên tắt chú ý tới âm; 3/ Tên tắtnhập âm, cả phụ âm lẫn nguyên âm; 4/ Tên tắt chú ý tới nghĩa Đồng thời, ông

phân loại các chữ viết tắt thành: Tắt nói, tắt viết và tắt nói vừa là tắt viết Dựatrên hình thức chữ viết, Nguyễn Đức Dân chia chữ viết tắt thành các dạng như

sau: 1 Sự tắt liên quan đến một từ (Abbreviation), chẳng hạn:

Professor (Giáo sư) chuyển thành Prof ; hour (giờ) chuyển thành h 2 Viết tắt sử dụng các chữ cái đầu tiên của mỗi từ hoặc mỗi tiếng, chẳng hạn: UBND (Uỷ ban Nhân dân), TP (thành phố),…; 3 Giữ lại phần đầu hoặc âm tiết có mỗi

Trang 16

từ trong cụm từ Với cách thức phân loại như trên, tác giả đã có sự phân loạihiện tượng viết tắt cả dạng âm và dạng chữ Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhậnthấy rằng, có rất nhiều trường hợp viết tắt trong xã hội không tuân theo các quy

luật này, chẳng hạn: gỌi Là Sĩ dZiỆn ĐiẸn tỬ đẤy (gọi là sĩ điện tử đấy); FảI LuN LuN Cố gẮg (Phải luôn luôn cố gắng);…

Cũng bàn về chữ viết tắt, hai tác giả Như Ý và Mai Xuân Huy đã dành sựquan tâm cho việc tìm hiểu chữ viết tắt nước ngoài và Việt Nam với công trình

“Chữ viết tắt nước ngoài và Việt Nam” [72] Trong công trình này, các tác giả

thu thập số lượng khoảng 6000 chữ viết tắt thông dụng nhất, tương đối ổn định

và thuộc nhiều ngôn ngữ ở phạm vi là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thểtrong các lĩnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, nghệ thuật, quân sự, y

tế… Đặc biệt, công trình “Từ điển viết tắt chữ các tổ chức kinh tế - xã hội Việt Nam”, tác giả Nguyễn Như Ý là người đầu tiên mã hoá hệ thống các chữ viết tắt của các tổ chức xã hội Việt Nam.

Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, các tác giả Vũ Kim Bảng,

Nguyễn Đức Tồn trong công trình “Những vấn đề thời sự của chuẩn hóa tiếng Việt”, đã dành sự quan tâm về vấn đề chuẩn hoá tên tắt các tổ chức kinh tế và

cơ quan, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ tại Việt Nam trong chương 3.

Cụ thể: Các tác giả tìm hiểu những tên tắt của các tổ chức kinh tế Việt Namthuộc lĩnh vực công nghiệp về ba phương diện như: Độ dài của tên tắt, cấu tạocủa tên tắt, nguồn gốc của tên tắt Kết quả nghiên cứu của công trình là các tácgiả đã thống kê được khá đầy đủ và tiến hành phân loại tương đối tỉ mỉ các hiệntượng viết tắt mà đề tài quan tâm

Quan tâm đến vấn đề nghiên cứu về đặc điểm hình thái và ngữ nghĩa củatên tắt các cơ quan xuất nhập khẩu Việt Nam có thể kể đến nghiên cứu của cáctác giả Mai Xuân Huy và Nguyễn Hoài Dựa trên kết quả thu thập và phân loại

tư liệu, tác giả đã chỉ ra: Tên viết tắt của các cơ quan không nhất thiết phải dựatheo các thành tố cấu tạo nên tên đầy đủ

Trang 17

Quan tâm nghiên cứu, lí giải về con đường hình thành, đặc điểm cấu trúc vàhành chức của chữ tắt trong tiếng Việt, tác giả Nguyễn Hoàng Thanh đã có những

lí giải cặn kẽ trong công trình luận án Tiến sĩ: “Bước đầu khảo sát con đường hình thành, đặc điểm cấu trúc và hành chức của chữ tắt trong tiếng Việt”

[47]. Tác giả đã đề cập đến ba vấn đề cơ bản của chữ tắt trong tiếng Việt là: 1/Những con đường hình thành và phát triển chữ tắt trong tiếng Việt; 2/ Đặc điểmcấu trúc chữ tắt tiếng Việt; 3/ Đặc điểm hành chức chữ tắt tiếng Việt và vấn đề

chuẩn hoá chữ tắt Ngoài ra, còn có một số luận văn nghiên cứu về vấn đề này

như: tác giả Nguyễn Văn Quý với Nghiên cứu các phương pháp chuẩn hoá chữ viết tắt trong văn bản tiếng Việt; Nguyễn Tuấn Anh với Tìm hiểu hiện tượng viết tắt trên báo Nhân Dân;…

Cùng tìm hiểu về viết tắt, tác giả Phạm Thị Thanh trong Đề tài nghiên

cứu khoa học “Tìm hiểu tình hình viết tắt khi ghi bài của sinh viên trường Đại học sư phạm Thái Nguyên” [48] quan tâm tìm hiểu tình hình viết tắt của một nhóm đối tượng là sinh viên và trong phạm vi ghi chép bài Xét về hình thức

của văn bản tư liệu thì đây là công trình nghiên cứu chữ viết tắt trên văn bản cánhân, không có tính quy phạm Đồng thời, đây là kiểu văn bản mang tính chấtvừa ghi nguyên văn (lời giảng) của giảng viên và theo lối viết cá nhân Kết quảkhảo sát và phân loại của tác giả đã xác định phương tiện viết tắt gồm 4 loại là:Viết tắt bằng tiếng Việt; viết tắt bằng kí hiệu quy ước; viết tắt bằng chữ/ kí hiệutiếng nước ngoài và viết tắt bằng cách phối hợp các phương tiện

Đặc biệt tác giả Nguyễn Thành đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu

về hiện tượng viết tắt bằng một loạt các công trình nghiên cứu khác nhau như:

Từ điển chữ tắt các tổ chức kinh tế -xã hội Việt Nam (soạn chung) [50]; Nói tắt VIẾT TẮT [51]; Các nguyên tắc khi đọc chữ tắt tiếng Việt [52]; Tắt tố, đơn vị

cơ bản trong cấu tạo chữ tắt tiếng Việt [53], Bình diện kinh tế - xã hội của một

số tên gọi tắt [54]; Một số nguyên tắc khi đọc chữ tắt tiếng Việt trên sách báo [55]; Vấn đề sử dụng chữ VIẾT TẮT trên báo chí [56];…

Trang 18

Ngoài ra, có thể kể đến một số bài báo tìm hiểu về hiện tượng VIẾT TẮTnhư: tác giả Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh với: Dạng tắt và ý nghĩa của

nó trong đời sống xã hội; tác giả Lý Toàn Thắng, Nguyễn Thu Quỳnh với: Tìm hiểu cách thức VIẾT TẮT các từ ngữ tiếng Việt (nghiên cứu trường hợp ngôn ngữ của sinh viên);…

Như vậy, hiện tượng VIẾT TẮT đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu quantâm Xuất phát từ những góc độ khác nhau nên kết quả nghiên cứu về hướngtượng VIẾT TẮT cũng khác nhau, từ góc độ lí luận thuần tuý cho đến góc độ tìmhiểu trên một nhóm đối tượng cụ thể Tuy nhiên, quá trình tổng quan các côngtrình liên quan đến đề tài luận văn, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào

nghiên cứu về Đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng Việt trên một số báo điện tử (Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Lâm Đồng).

1.2 Cơ sở lí luận

1.2.1 Một số vấn đề về chữ tắt

1.2.1.1 Khái niệm chữ tắt

Bàn về chữ tắt, trên phạm vi thế giới có thể kể đến quan niệm của

Lopachin: “Chữ tắt là một danh từ gồm các từ được cắt ngắn từ một cụm từ ban đầu, hoặc bao gồm các thành tố của một từ ghép ban đầu.” [dẫn theo 47, tr.15]

Ở Việt Nam, một số tác giả đề cập đến chữ tắt khi bàn đến hiện tượng viếttắt Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong công trình “Từ điển khái niệm

Ngôn ngữ học” đã định nghĩa: “Viết tắt (acronym) là hiện tượng chỉ ghi các chữ cái đầu của các từ trong một tên ghép.” [21, tr,594] Đồng thời, tác giả đã minh

chứng bằng các ví dụ trong tiếng Anh như:

WB (World Bank - Ngân hàng Quốc tế).

UNESCO (United Nations Educational, Scientific, and Culture

Organization - Tổ chức Văn hoá, Giáo dục, Khoa học Liên hiệp quốc)

CIA (Central Intelligance Agency - Cục Tình báo Trung ương)

Trong tiếng Việt như:

Trang 19

ĐHQGHN (Đại học Quốc gia Hà Nội)

UBND (Uỷ ban Nhân dân).

TTX (Thông tấn xã) [21, tr 594]

Các giả Như Ý và Mai Xuân Huy trong: “Sách tra cứu Chữ viết tắt nước ngoài và tiết Việt” chỉ ra: “Chữ tắt là một loại tên gọi đặc biệt chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ thành văn …”; đồng thời, chữ tắt có thể “chỉ gồm một cái đại diện cho tên đầy đủ, gọi là tắt tố”, cũng có khi là “ … một đoạn cắt (thường là phần đầu) của tên gọi đầy đủ” [72, tr 8].

Theo tác giả Nguyễn Hoàng Thanh, “chữ tắt có thể là một chữ cái đầucủa âm tiết, có thể là nhiều chữ cái của một âm tiết (hay từ) không mang tính

âm tiết, có thể là một đơn vị gồm nhiều chữ cái đầu của từ hay âm tiết, có thể làcác bộ phận âm tiết tính của các âm tiết hay từ, có thể là âm tiết, có thể là từhoặc có thể là sự kết hợp giữa chúng với nhau” [47, tr.19] Nói một cách cụ thể

thì, chữ tắt là “… hình thức tắt bằng chữ viết, tức là tất cả các dạng tắt có hình thức biểu hiện bằng con chữ” [47, tr.19] Từ các phân tích, nhận định đối tượng, tác giả Nguyễn Hoàng Thanh đã đưa ra một khái niệm chung nhất về chữ tắt như sau: “Chữ tắt là một hình thái rút gọn của các định danh đầy đủ, được tạo ra theo những phương thức cấu tạo đặc biệt, có chức năng làm cái đại diện cho định danh đầy đủ” [47, tr 19]

- Khi nghiên cứu về tình hình viết tắt khi ghi bài của sinh viên trường Đại

học Sư phạm Thái Nguyên đã đưa ra định nghĩa như sau: “Viết tắt là lược bớt một

số ký hiệu chữ viết hoặc thay thế bằng cách viết khác sao cho chữ viết gọn

hơn, kích thước ngắn hơn để viết được nhanh hơn”[48, tr 12] Điều này có nghĩa,

viết tắt không chỉ tồn tại ở dạng hình thức con chữ mà còn bao gồm các kí tự dùng

để biểu đạt Với cách hiểu như vậy, mọi ký hiệu thay thế nếu “có kích thước ngắn hơn”, viết nhanh hơn đối tượng cần được thay thế đều được tác giả gọi là tắt tố

(tức chữ tắt) Từ nhận định này, tác giả chỉ ra sinh viên sử dụng từ viết tắt nhằmmục đích viết nhanh, tiết kiệm thời gian và ít quan tâm đến vấn đề sau đó

Trang 20

có chữ viết tắt có được hiểu đúng hay không.

Điểm qua các quan niệm về viết tắt, chúng tôi đồng quan điểm với tác giảNguyễn Hoàng Thanh và quan niệm: Chữ tắt có thể là một trong những dạng sau:chữ tắt của một chữ cái đầu của âm tiết; hoặc có nhiều chữ cái của một âm tiết(hay từ) không mang tính âm tiết, có thể là một đơn vị gồm nhiều chữ cái đầu của

từ hay âm tiết, có thể là các bộ phận âm tiết tính của các âm tiết hay từ, có thể là

âm tiết, có thể là từ hoặc có thể là sự kết hợp giữa chúng với nhau Từ đó, chúng

tôi cho rằng: hiện tượng viết tắt trên một số báo điện tử (Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Lâm Đồng) là những chữ viết tắt có độ

dài từ hai kí tự trở lên và được cấu thành tử các thành phần như sau:

- Kí tự chữ hoa như: A, B, C, Z, U, Y,…

- Kí tự chữ thường (mang tính âm tiết): a, b, c, e, h…

- Kí tự kí hiệu như: “&”, “-“, “_”,…

- Kí tự đặc biệt như: chữ số La Mã (I, V, X,…); đơn vị tiền tệ như: USD, JPE, CND,…

1.2.1.2 Đặc điểm của hiện tượng viết tắt

Khi tìm hiểu về hiện tượng tắt, chúng tôi nhận thấy: bất kì ngôn ngữ nàocũng có thể có hiện tượng này và tồn tại ở hai dạng là tắt nói và tắt viết, cụ thể:

Tắt nói là một phương thức bỏ các từ hay âm tiết nhằm tiết kiệm sự phát

âm để diễn đạt điều cần giao tiếp trong một tình huống giao tiếp nhất địnhnhưng vẫn đảm bảo trọn vẹn nội dung giao tiếp

Tắt viết (hay viết tắt) là biểu hiện bằng ký tự của hiện tượng tắt trong ngôn ngữ mà trong đó không nhất thiết phải có sự tương đồng giữa chữ viết và

lời nói Khi đó, chữ viết tắt trở thành một đơn vị định danh ngắn gọn hơn màvẫn đảm bảo được phạm vi ngữ nghĩa của các cấu trúc ngôn ngữ ban đầu

Tùy theo tiêu chí phân loại, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã chia chữ tắtthành những nhóm, những kiểu khác nhau Dưới đây là một số kiểu được phân

Trang 21

loại theo các tiêu chí:

a) Các phương tiện viết tắt

Căn cứ vào phương tiện viết tắt, các tác giả đã chia thành các loại nhưsau:

+ Căn cứ vào cách cấu tạo và phương tiện viết tắt

Các tác giả Như Ý và Mai Xuân Huy quan tâm vấn đề và phân chiaphương tiện viết tắt thành 2 loại: Loại 1 Chữ tắt đơn thành tố; loại 2 Chữ tắt

đa thành tố

Chữ tắt đơn thành tố được quan niệm là những chữ tắt chỉ “gồm một cái

đại diện cho tên đầy đủ, gọi là tắt tố”[72, tr 8] Có hai dạng tắt tố đơn thành tố:

Tắt tố được xác định có thể chỉ là một chữ cái, chẳng hạn:

X: là chữ viết tắt của tia X -tia Rơnghen

x: là chữ viết tắt của xem

A: là chữ viết tắt của Academy (học viện, trường,…)

W: là chữ viết tắt của Webside…

Các chữ cái “X”, “x”, “A”, “W”,… là những chữ cái đầu của các từ vàđược sử dụng để tạo ra các chữ tắt

Tuy nhiên, hiện tượng chữ tắt được hình thành bằng cách bao gồm chữđầu và cuối của từ cũng được các tác giả xếp vào nhóm chữ tắt đơn, Ví dụ:

Miss là chữ viết tắt của Mistress;

Khg là chữ viết tắt của Không;…

Các chữ viết tắt dạng này được xếp vào dạng chữ tắt đơn thành tố chữcái vì là chữ các chữ cái này đại diện của tên gọi đầy đủ

Tắt tố đơn thành tố đoạn cắt âm tiết tính Đây là dạng viết tắt mà các tắt

tố được hình thành do phân cắt một đoạn trong tên đầy đủ, chẳng hạn: Prof làdạng viết tắt được hình thành do phân cắt đoạn âm tiết tính của từ Professo Vídụ:

Trang 22

VINA là đoạn cắt của từ Việt Nam;

Sept là đoạn cắt của từ September;

Jan là đoạn viết tắt của January;…

Chữ tắt đa thành tố: được chia thành các loại như sau:

Tắt tố đa thành tố chữ cái Ví dụ:

ASA là tổ hợp chữ cái viết tắt của Advertising Standard Authority;

UBTW là tổ hợp chữ viết tắt của Uỷ ban trung ương;

UBND TP là tổ hợp viết tắt của của Uỷ ban Nhân dân thành phố;

DGPT là tổ hợp viết tắt của Tổng cục Bưu điện;…

Tổ hợp các chữ viết tắt “đa thành tố chữ cái” có trật tự thông thường gồm các chữ cái thuận với trật tự các âm tiết hoặc từ trong tên đầy đủ

Tắt tố đa thành tố đoạn cắt âm tiết tính: Đây là tổ hợp chữ cái làm thành

từ đoạn cắt của từ hay đoạn cắt của âm tiết:

MOBIPLAY là tổ hợp viết tắt của cụm Dịch vụ Mobifone trả tiền trước

nhắn tin và nghe gọi

ASEM là tổ hợp viết tắt của cụm Asia Europe Meeting (Gặp gỡ Âu - Á) INFOSEC là tổ hợp viết tắt của cụm Information Systems Security (Bảo

vệ thông tin khỏi các truy cập trái phép hay các thay đổi thông tin)

DIHAVINA là tổ hợp viết tắt của đoạn cắt âm tiết trong tổ hợp đầy đủ:

Liên hiệp xí nghiệp xe đạp, xe máy Hà Nội

Tắt tố đa thành tố từ đầy đủ: Là phương thức viết tắt bằng cách lấy các chữ là nguyên chữ trong tên đầy đủ để là tắt tố Chẳng hạn:

Công nông binh là tổ hợp viết tắt đa thành tố nguyên chữ của tổ hợp:

Công nhân - nông dân - binh sĩ;

Kiểm chứng là tổ hợp viết tắt đa thành tố nguyên chữ của tổ hợp: Kiểm

nghiệm và chứng minh;

Tương thích là tổ hợp viết tắt đa thành tố nguyên chữ của tổ hợp: Tương

ứng và Thích hợp

Trang 23

Theo chúng tôi nhận thấy, kiểu viết tắt này là kiểu viết tắt tên gọi, hayviết tắt khái niệm.

Chữ tắt đa thành tố hỗn hợp: Là phương thức viết tắt bao gồm nhiều loại

tắt tố, chẳng hạn: chữ viết tắt bao gồm cả tắt tố chữ cái, tắt tố đoạn cắt âm tiếthoặc tắt tố nguyên chữ,… Ví dụ:

VINAMILK (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vietnam Dairy Products

Joinr Stock Company) là chữ viết tắt đa thành tố hỗn hợp vì được tạo bởi nhiềuloại tắt tố như: VINA là viết tắt cắt đoạn tính (Đoạn cắt Viet Nam); tắt nguyênchữ mượn dạng nước ngoài: MILK

Tổng cục TDTT (Tổng cục Thể dục Thể thao) là chữ viết tắt đa thành tố

hỗn hợp được tạo thành bởi các loại tắt tố như: Tắt nguyên dạng tiếng Việt(Tổng cục) và tắt tố đa thành tố chữ cái TDTT = Thể dục Thể thao

+ Dựa vào phạm vi sử dụng và cách thức cấu tạo

Để phân loại các phương tiện viết tắt, tác giả Nguyễn Đức Dân trong bàiviết “Về các từ tắt” [18] đã dựa vào phạm vi sử dụng và cách thức cấu tạo củacác phương tiện viết tắt và chia thành 3 loại: 1/ Tắt nói, 2/ Tắt viết; 3/ Tắt vừa

là Tắt nói vừa là Tắt viết Đồng thời, tác giả căn cứ vào cấu tạo và phương thứccủa các tắt tố lại chia thành 4 kiểu nhỏ, như sau:

1) Loại tắt tố chỉ liên quan đến một từ, người ta gọi là L`Abreviation

(Abbreviation), ví dụ: Ca (Canadian);

2) Loại tắt tố là viết tắt của một cụm từ theo kiểu giữ lại chữ cái đầu tiên của mỗi từ, như ISO (International Organization oF Standardization);

3) Loại tắt tố của một cụm từ được tạo ra bằng cách giữ lại phần đầu

hoặc âm tiết đầu của mỗi từ trong cụm từ cần được viết tắt, ví dụ: Bảo Việt (Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam);

4) Loại tắt tố hỗn hợp: Đây là kiểu viết tắt hỗn hợp trong các dấu hiệu, trong các ký hiệu nguyên tố, các đơn vị đo lường, bút danh, bảng hiệu, v.v…

Trang 24

(dẫn theo [1])+ Cách phân loại dựa vào kết cấu của tắt tố

Dựa vào kết cấu của tắt tố, tác giả Nguyễn Trọng Báu đã chia tắt tố thànhhai dạng: 1/ dạng tắt chữ viết; 2/ dạng tắt từ vựng

Giữa hai dạng tắt này có sự khác nhau về khả năng phát âm Cụ thể:dạng tắt chữ viết không thể nói, đọc được; dạng tắt từ vựng lại có thể nói, đọc,viết Xuất phát từ lí do này mà dạng tắt từ vựng có thể được xem như nhữngđơn vị từ vựng mới bổ sung vào hệ thống ngôn ngữ Về cơ bản, cách phân loạinày đã là cơ sở để phân loại các dạng tắt tố Tuy nhiên, ở một số trường hợp,cách phân chia này lại cho thấy chưa dứt khoát địa hạt phân chia Chẳng hạn:các từ tắt như: CA, CD, MIC, VIP, … có thể đọc được, viết được

Tiếp thu và phát triển hướng phân loại của tác giả Nguyễn Trọng Báu,tác giả Nguyễn Hoàng Thanh đã phân tích các trường hợp chưa có sự phân địnhdứt khoát trong cách phân chia của tác giả Nguyễn Trọng Báu Tác giả đã đốisánh một số dạng tắt từ vựng và dạng tắt chữ viết như sau:

CA (dạng tắt từ vựng), so với VPQH (dạng tắt chữ viết)

DKZ (dạng tắt từ vựng), so với UBKHXH (dạng tắt chữ viết)

DKT-2 (dạng tắt từ vựng), so với TANDTC (dạng tắt chữ viết).[47, tr.9]

+ Cách phân loại phương tiện viết tắt dựa vào chữ tắt có nguồn gốc tiếngnước ngoài

Trong quan niệm này, tác giả Trần Ngọc Thêm [62] đã phân chia phươngtiện viết tắt dựa vào chữ tắt và chia thành 4 nhóm như sau:

Từ tắt giữ nguyên cách đọc và cách viết của ngôn ngữ gốc;

Từ tắt Việt hóa cách đọc nhưng cách viết của ngôn ngữ gốc vẫn giữ nguyên;

Từ tắt Việt hóa cách viết nhưng giữ nguyên cách đọc của ngôn ngữ gốc;

Từ tắt Việt hóa cả cách đọc và cách viết

Cách phân chia này của tác giả chưa thực sự hiệu quả, điểm hạn chế dễnhận thấy: Việc vay mượn các từ tắt vẫn tuân theo nguyên tắc đối với chữ tắt và

Trang 25

hoàn toàn có thể đọc theo âm tiết hoặc đọc theo chữ cái.

Như vậy, điểm qua các cách phân loại phương thức phân loại chữ tắt,chúng tôi nhận thấy: Các tác giả xuất phát từ những quan điểm và mục đíchkhác nhau nhưng cũng đã chỉ ra những con đường, cách thức để thành lập chữtắt Điểm chung của các nghiên cứu đều nhận định: Tắt tố là yếu tố để hìnhthành các phương thức viết tắt, được tạo thành nhờ việc lựa chọn các chữ cáiđầu hoặc cuối hoặc cả hai,… để tạo thành chữ tắt; về hình thức chữ tắt sau khiđược tạo thành sẽ ngắn gọn hơn và vẫn đảm bảo truyền đạt ý nghĩa nội dung

Bàn về phương tiện viết tắt được nghiên cứu trên thế giới, tác giảNguyễn Hoàng Thanh [47] đã trình bày một cách cụ thể bức tranh như sau: Từnhững năm 60 của thế kỉ XX, công trình của tác giả Lepcopxkaia C.A đánh dấucon đường nghiên cứu về viết tắt rõ Tuy nhiên đến năm 1990, tác giả Lopachin

V.V cho rằng “… chữ tắt là một danh từ gồm các từ được cắt ngắn từ một cụm

từ ban đầu, hoặc bao gồm các thành tố của một từ ghép ban đầu” [47, tr 15].

Từ việc thống kê, phân tích các kiểu cấu tạo chữ tắt trong các ngôn ngữkhác nhau, tác giả đã chỉ ra có sự khác nhau về các kiểu cấu tạo Cụ thể: tác giả

đã viện dẫn cách cấu tạo từ tắt trong tiếng Đức không có kiểu viết tắt theo âm

tố và bộ phận từ như ở nhiều ngôn ngữ, song, ngôn ngữ này lại phổ biến dùngcác dạng tắt gồm các chữ cái đầu của một từ, kiểu như: DDR, FDJ, VEB …Đặc trưng của ngôn ngữ này là kiểu chữ tắt gồm một chữ cái đầu của một từ kết

hợp với một từ đầy đủ khác,chẳng hạn như: U-Bahn, D-Zug, v.v…

Từ những phát hiện này về hiện tượng viết tắt, ông đã tổng kết trongtiếng Nga có 6 kiểu cấu tạo chữ tắt, đó là:

- Chữ tắt gồm các phụ âm đầu từ;

- Chữ tắt gồm các bộ phận đầu từ;

- Chữ tắt gồm bộ phận đầu từ kết hợp với các chữ cái đầu từ khác;

- Chữ tắt gồm bộ phận đầu từ kết hợp với từ đầy đủ;

Trang 26

- Chữ tắt gồm phần đầu của từ kết hợp với danh từ đã đổi cách;

- Chữ tắt gồm phần đầu của từ thứ nhất kết hợp với phần đầu và phần cuối của từ thứ hai hoặc phần cuối của từ thứ hai

(Dẫn theo [1], tr 22)Nghiên cứu về hiện tượng viết tắt có thể kể đến các tác giả John Algeo và

tác giả Lopachin, các tác giả Garland Cannon (1987), Charles Kreidler (1979) …b) Phân loại các phương tiện viết tắt theo đối tượng được viết tắt

Dựa vào các đối tượng được viết tắt, phương tiện viết tắt được chia thànhcác loại khác nhau như:

- Tắt tố là các ký hiệu viết tắt của tên riêng.

Tắt tố có thể là các ký hiệu viết tắt, có thể là tên người, tên địa danh, tên

tổ chức …

+ Tắt tố là tên riêng của người, ví dụ:

HCM các chữ viết tắt của tên Bác - Hồ Chí Minh

UNESCO các chữ viết tắt của tên Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc ( United Nations Educational, Scientific and Cultural

Oranganization) - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc

V.I Lenin các chữ viết tắt của tên lãnh tụ Vladimir Ilyich Lenin

+ Tắt tố là ký hiệu viết tắt của một địa danh, ví dụ:

TP HCM là viết tắt của Thành phố Hồ Chí Minh.

ATK là viết tắt của An toàn khu.

+ Tắt tố là ký hiệu viết tắt của một tổ chức, một cơ quan đoàn

thể TTXVN là cụm từ viết tắt của Thông tấn xã Việt Nam CLB

Hà Nội là cụm từ viết tắt của Câu lạc bộ Hà Nội.

ĐH Thái Nguyên là cụm từ viết tắt của Đại học Thái Nguyên

HABECO là cụm từ viết tắt của Công ty Bia Hà Nội

SILKTEXTCO là cụm từ viết tắt của Công ty Xuất khẩu tơ tằm

Trang 27

+ Tắt tố là ký hiệu viết tắt của tên một nhãn hiệu sản phẩm, ví dụ:

Sunsilk các chữ viết tắt của Sản phẩm dầu gội.

Dove các chữ viết tắt của Sản phẩm sữa tắm.

Nokia các chữ viết tắt của Sản phẩm hàng điện tử.

+ Tắt tố là ký hiệu viết tắt của một thuật ngữ, một khái niệm, ví dụ:

XHCN là ký hiệu viết tắt của Xã hội chủ nghĩa.

CSCN là ký hiệu viết tắt của Cộng sản chủ nghĩa.

UBND là ký hiệu viết tắt của Ủy ban nhân dân.

+ Tắt tố là các chữ viết tắt của tên gọi học hàm, học vị, ví dụ:

PGS TS Nguyễn Văn Lộc, trong đó PGS.TS là các chữ viết tắt của Phó

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lộc

TS Nguyễn Tú Quyên, trong đó TS là các chữ viết tắt của Tiến sĩ

+ Tắt tố là các ký hiệu viết tắt của một nguyên tố hóa học, ví dụ:

Al - ký hiệu viết tắt của nhôm

Cu - ký hiệu viết tắt của đồng

CO2 - ký hiệu viết tắt của khí Cacbonnic

C2H4 - ký hiệu của khí Ethylene

Như vậy, các phương tiện để viết tắt rất đa dạng và sự phong phú, đadạng của các ký hiệu viết tắt này phụ thuộc chủ yếu vào đối tượng viết tắt Hay,

do yêu cầu cần viết tắt của một đối tượng nào đó mà tạo thành các dạng tắtkhác nhau

c) Phân loại căn cứ vào ngôn ngữ được dùng để viết tắt

Thường thì các chữ viết tắt của một ngôn ngữ sẽ là các tắt tố thuộc ngôn

Trang 28

ngữ đó Tuy nhiên, hiện nay, do điều kiện công nghệ thông tin phát triển rấtmạnh, quá trình hội nhập nhanh, hiện tượng viết tắt mượn các chữ viết tắt củanước ngoài khá phổ biến Cũng ghi nhận không ít trường hợp tắt tố của ngônngữ bản địa kết hợp với tắt tố của ngôn ngữ vay mượn để tạo thành các tổ hợpviết tắt Chẳng hạn:

- Tắt tố là các ký hiệu thuộc tiếng Anh:

UNDP (United Nations Development Programme) - Chương trình phát

triển Liên Hợp Quốc

IELTS (International English Language Testing system) - Hệ thống Kiểm tra tiếng Anh Quốc tế.

MUF (Maximum Usable Frenquenly) - Tần số cao nhất có thể sử dụng

được

- Tắt tố là các ký hiệu thuộc tiếng Việt, Ví dụ:

BTC - Ban tổ chức.

THPT - Trung học phổ thông

ĐTHVN - Đài truyền hình Việt Nam.

- Tắt tố là các ký hiệu phối hợp các thứ tiếng, chẳng hạn:

Tắt tố của tiếng Việt kết hợp với tắt tố của tiếng Anh

SAIGONBANK - Ngân hàng Sài Gòn.

Viettinbank - Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.

Vinamilk - Công ty sữa Việt Nam.

+ Tắt tố là các ký hiệu phối hợp tiếng Anh và tiếng Pháp

FIFA (Fédération Internationale de Football Association): Liên đoàn

Bóng đá Quốc tế

Như vậy, trong bất kì ngôn ngữ của mỗi quốc gia, tắt tố là kí hiệu mà đốitượng viết tắt sử dụng để tạo ra các chữ tắt Tuy nhiên, trong quá trình pháttriển và hội nhập cũng như nhu cầu của đối tượng mới, có sự kết hợp của tắt tốgiữa các ngôn ngữ Đôi khi, có nhiều trường hợp tắt tố viết tiếng này được viếtnhưng nội dung được liên tưởng tới tiếng khác

Trang 29

b) Cách thức viết tắt

Viết tắt được hình thành từ nhiều phương thức khác nhau và nhằm mụcđích là rút ngắn hình thái của đối tượng Từ đó, chữ tắt đủ chức năng làm đạidiện cho đối tượng được gọi tên Tìm hiểu các cách thức viết tắt, chúng tôinhận thấy có các quan niệm như:

- Các tác giả Như Ý và Mai Xuân Huy cho rằng có ba cách thức viết tắt, gồm:

+ Cấu tạo chữ tắt bằng cách giữ lại một hoặc hai chữ cái trong các âm tiết của tổ hợp từ hay tổ hợp âm tiết cần được viết tắt, ví dụ:

CT là chữ tắt được cấu tạo bằng cách giữ lại âm đầu của hai âm tiết Chỉ

thị

TCTCĐLCL là chữ tắt được cấu tạo bằng cách giữ lại âm đầu của các

âm tiết trong từ: Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng.

+ Cấu tạo chữ tắt bằng cách giữ lại một phần âm tiết hay từ của tên định danh đầy đủ, ví dụ:

Rep là chữ viết tắt được cấu tạo bởi cách giữ lại một phần của từ Reply

(Trả lời)

Sub là chữ viết tắt được cấu tạo bởi cách giữ lại một phần của từ

Subscribe (theo dõi) hoặc Subtitle (phụ đề)

+ Cấu tạo chữ tắt vừa giữ lại chữ cái, vừa giữ lại một phần hay nguyên chữ của âm tiết hoặc từ được viết tắt, ví dụ:

Th.D - chữ tắt của tên gọi đầy đủ: Doctor of Theology (Tiến sĩ Thần học) TTg - chữ viết tắt của tên gọi đầy đủ: Thủ tướng.

- Tác giả Nguyễn Hoàng Thanh [47] lại quan niệm phương thức tạo chữ tắt có hai con đường như sau:

Một là, phương thức nói gộp Phương thức này cho phép lược âm tiết trong

một từ nhiều âm tiết rồi dùng âm tiết còn lại kết hợp với âm tiết còn lại của từ

Trang 30

khác để tạo thành chữ tắt Ví dụ:

Chữ tắt: sĩ nông công thương được lần lượt tạo thành từ các âm tiết còn lại

của các từ: binh sĩ, nông dân, công nhân và thương nhân

Ngoài ra, có rất nhiều các tổ hợp chữ tắt khác thuộc phương thức này như:

nông lâm ngư nghiệp, công nông, kinh công, nông lâm thuỷ sản,…

Hai là, phương thức dịch Các chữ tắt được tạo ra theo phương thức nàytheo cách: Dịch tên tiếng Việt của đối tượng cần viết tắt sang tiếng nước ngoàirồi cấu tạo chữ tắt trên cơ sở tiếng nước ngoài, ví dụ:

Đại học Thái Nguyên được dịch sang tiếng Anh - Thai NguyenUniversity) Viết tắt là TNU

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội được dịch sang tiếng Anh Military Commercial Joint Stock Bank Viết tắt: MB Bank

-Tập đoàn Điện lực Việt Nam được dịch sang tiếng Pháp - Électricité duVietnam) Viết tắt: EVN

Ngoài các quan điểm nêu trên, còn có rất nhiều các quan niệm khác vềcách viết tắt Tuy nhiên, chúng tôi lựa chọn và trình bày các quan niệm trên bởicác cách phân loại trên là những cơ sở tiền đề cho để triển khai nội dung tiếptheo của đề tài

1.2.2 Một số đặc điểm của tiếng Việt liên quan đến viết tắt

1.2.2.1 Vấn đề về âm tiết

a) Khái niệm

Về phương diện phát âm, “Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên, nhỏ nhấtcủa ngôn ngữ” Nói cách khác, âm tiết là đơn vị có tính chất toàn vẹn, không

thể phân chia được là bởi nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của

bộ máy phát âm Khi phát âm một âm tiết, các cơ thịt của bộ máy phát âm đều phải trải qua ba giai đoạn: tăng cường độ căng, đỉnh điểm căng thẳng và giảm

độ căng Dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia thành hai loại lớn: mở vàkhép Trong mỗi loại lại có hai loại nhỏ hơn

Trang 31

Như vậy có 4 loại âm tiết như sau:

- Những âm tiết dược kết thúc bằng một phụ âm vang (/m, n, ŋ/ ) được gọi là những âm tiết nửa khép.

- Những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/p, t, k/) được gọi là những âm tiết khép.

- Những âm tiết được kết thúc bằng một bán nguyên âm (/w, j/) được gọi

là những âm tiết nửa mở.

- Những âm tiết được kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên

âm ở đỉnh âm tiết thì được gọi là âm tiết mở.

Để biểu diễn sơ đồ hình sin để biểu diễn các đợt căng hay chùng cơ của

bộ máy phát âm ta có thể hình dung ranh giới của 4 âm tiết như sau:

Biểu đồ 1.1 Sơ đồ biểu diễn của các âm tiết

b) Đặc điểm âm tiết tiếng Việt

- Tính độc lập cao:

Âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách

và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt

Âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định

Do được thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt trở nên rất dễ dàng

- Khả năng biểu đạt ý nghĩa

Tuyệt đại đa số các âm tiết trong tiếng Việt đều có ý nghĩa Nói cách khác

Trang 32

ở tiếng Việt, gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ

Âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần mà còn là một đơn vị

từ vựng và ngữ pháp chủ yếu Ở đây, mối quan hệ giữa âm và nghĩa trong âmtiết cũng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các ngôn ngữ Châu Âu, và

đó chính là một nét đặc trưng loại hình chủ đạo của tiếng Việt

- Tính chặt chẽ

Mô hình âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà

là một cấu trúc Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy

đủ nhất gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng

Xét về mặt cấu trúc, ở dạng đầy đủ nhất, âm tiết tiếng Việt được tạothành bởi năm thành tố: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu Ởdạng tối giản nhất âm tiết tiếng Việt cũng được cấu thành bởi hai thành tố là âmchính và thanh điệu

Thanh điệu

Âm đầu

Mô hình 1.1 Mô hình âm tiết tiếng Việt

Từ các đặc điểm của âm tiết tiếng Việt, chúng tôi đưa ra một số nhận xét

về đặc điểm như sau: 1/ Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao; 2/ Âm tiết tiếngViệt mang một trong sáu thanh điệu; 3/ Âm tiết tiếng Việt thường trùng với mộtđơn vị có nghĩa - hình vị

Trang 33

các từ ngữ pháp và các vĩ tố ngữ pháp và sử dụng chữ ghi âm tiết vào nhữngmục đích đặc biệt như viết các từ ngoại lai Hệ thống chữ tượng hình của AiCập cổ đại rất phức tạp Nó sử dụng pha trộn các chữ thuộc kiểu khác nhau đểchỉ dẫn về cả phát âm lần ý nghĩa” [21, tr 117]

Mỗi ngôn ngữ có một qui định riêng về kí hiệu chữ viết của mình Đốivới tiếng Việt, chữ viết hiện đại là chữ Quốc ngữ - loại chữ ghi âm Chữ viếttiếng Việt được xây dựng trên bộ chữ cái La tinh, có bổ sung, sửa đổi và chuẩnhóa thành hệ thống chữ cái

1.2.2.3 Vấn đề chính tả

a) Khái niệm

Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, chính tả (orthography) là hệ thống chuẩncho chữ viết của một ngôn ngữ Nó gồm một hệ thống chữ viết đặc biệt, một hệthống chuẩn của cách viết và một hệ thống chuẩn của dấu chấm câu Hệ thống cóchữ viết là một hệ thống dấu hiệu có tính quy ước, lâu bền thể hiện một ngôn ngữ.Chữ ghi ý khác với chữ ghi âm Chữ ghi âm lại chia ra chữ ghi âm tiết và chữ ghi

âm tố Chữ viết ABC là loại chữ ghi cả nguyên âm lẫn phụ âm Trong mỗi ngônngữ, hệ thống quy ước để trình bày các từ riêng biệt trong chữ viết là hệ thốngcách viết của nó Nhiều ngôn ngữ các từ được viết tách rời nhau bằng một khoảngtrống (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga,…), nhưng cũng có những ngôn ngữ các từkhông tách rời nhau, như tiếng Thái Lan chẳng hạn; có ngôn ngữ các chữ đượcviết lần lượt từ trái sang phải, có ngôn ngữ các chữ được viết lần lượt như luốngcày, nghĩa là từ trái sang phải rồi từ phải sang trái, tiếng Hán trước đây viết lầnlượt từ trên xuống dưới, từ phải sang trái Hệ thống dấu chấm câu là một hệ thốngcác dấu hiệu quy ước dùng để hiện thị thông tin về kết cấu của một văn bản viết.Ngoài ra, hệ thống chữ viết thường có những phương tiện bổ sung, chẳng hạn,dùng các chữ Ả rập 1, 2, 3, 4… ; dùng một số phù hiệu biểu

ý như: + , _; x , :, @, %,…; dùng một số cách VIẾT TẮT, phân biệt chữ hoa vớichữ thường, chữ in nghiêng, chữ in đậm,… Những phương tiện bổ sung này có

Trang 34

thể không được coi là bộ phận hữu cơ của chính tả [21]

b) Quy định về cách viết chính tả

- Cách viết một số từ có nhiều dạng phát âm khác nhau;

- Cách viết tên riêng Việt Nam;

- Cách viết tên cơ quan, tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội;

- Cách viết tên riêng nước ngoài và thuật ngữ khoa học;

Cơ sở lí luận của Đề tài được chúng tôi triển khai trình bày ở hai nộidung lớn: Thứ nhất, một số vấn đề về chữ tắt; thứ hai, đặc điểm tiếng Việt liênquan đến viết tắt Dựa trên hệ thống lí luận được nêu, lí giải và đưa ra quanđiểm riêng về hiện tượng viết tắt, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nội dung tiếptheo của Đề tài

Trang 35

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG VIẾT TẮT

TRÊN 4 BÁO ĐIỆN TỬ

2.1 Thống kê về các hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử

2.1.1 Giới thiệu về các báo điện tử khảo sát

Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn so với báo in,phát thanh và truyền hình Trước khi có báo điện tử, những sự kiện xảy ra thì cácphương tiện như báo in, phát thanh và truyền hình truyền thông bằng cách: Báo inphân tích, giải thích, phát thanh đưa tin và truyền hình minh hoạ Báo điện tử rađời không chỉ có thể đảm nhiệm phần lớn các chức năng của báo in, phát thanh vàtruyền hình mà còn thể hiện ưu thế vượt trội dưới nền tảng công nghệ khi khảnăng truyền tin nhanh hơn, tương tác hai chiều giữa các bên như tờ báo với côngchúng, công chúng với công chúng và mở rộng không gian tương tác đa chiều,…Đặc biệt, báo mạng không mang tính định kì và cố định như báo in, phát thanh,truyền hình Cùng với không gian mở, báo mạng điện tử còn có khả năng lưu trữthông tin, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh chóng và tiện dụng

Đề tài lựa chọn 4 báo điện tử là Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng , Báo Lâm Đồng để khảo sát hiện tượng viết tắt Lí do chọn các báo điện tử bởi:

Thứ nhất, 4 báo điện tử nêu trên là với vai trò nhiệm vụ là cơ quan tuyên

truyền của Đảng, Nhà nước, tiếng nói của nhân dân

Thứ hai, nguyên tắc chọn đảm bảo tính rộng khắp - các báo đại diện cho

những vùng miền của đất nước

Thứ ba, lựa chọn 2 báo lớn là Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng

có trụ sở tại hai thành phố lớn của cả nước; 2 báo tỉnh là Báo Thái Nguyên, Báo Lâm Đồng có sự tương đồng về đặc điểm là vùng núi và có lượng độc giả đông

Trang 36

đảo Cách lựa chọn này cho phép chúng tôi khảo sát hiện tượng viết tắt ở phạm

vi rộng và có cái nhìn bao quát về toàn bộ hoạt động truyền thông nói chung,phương thức viết tắt được sử dụng nói riêng

Thứ tư, đối tượng của hiện tượng viết tắt trong luận văn được quan niệm

là phần từ ngữ ở dạng đầy đủ của chữ tắt Chẳng hạn: Uỷ ban nhân dân là đối tượng viết tắt của UBND; cổ động viên là đối tượng viết tắt của CĐV;…

2.1.2 Thống kê tư liệu

Tiến hành khảo sát hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử: Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Lâm Đồng (trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020), chúng tôi nhận

thấy: Trong mỗi báo điện tử có rất nhiều chuyên mục và nhóm tin, do dunglượng và thời gian thực hiện luận văn hạn hẹp nên chúng tôi chỉ lựa chọn một

số chuyên mục như: 1/ Chính trị; 2/ Kinh tế; 3/ Xã hội; 4/ Thể thao

Dựa trên các nhóm tin tức và hình thức viết tắt, luận văn tiến hành khảosát và phân loại hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử xét từ phương thức cấutạo (chữ tắt đơn thành tố và chữ tắt đa thành tố) Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1 Bảng phân loại hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử

Các loại tin, bài

Tin, bàichính trị(1078 từ/ 4báo)

Trang 37

Các loại tin, bài

kinh tế(815 từ/ 4báo)

Tin, bài xãhội(689 từ/ 4báo)

Tin, bài thểthao (575từ/ 4 báo)

Trang 38

30

Trang 39

Thứ hai, các nhóm tin bài lại có sự chênh lệch rất lớn giữa các từ tắt đơn

thành tố và tắt đa thành tố Kiểu viết tắt đa thành tố chiếm số lượng lớn2857/3157 từ ngữ, chiếm 90.50% Kiểu viết tắt đơn thành tố chiếm số lượngthấp 300/3157 từ ngữ, chiếm 9.5%

Thứ ba, giữa các nhóm tin bài có sự khác nhau về số lượng chữ viết tắt.

Nhóm tin bài chính trị có số lượng viết tắt lớn nhất: 1078/3157 từ ngữ, chiếm34.15%; nhóm bài tin kinh tế 815/3157 từ ngữ, chiếm 25.82%; nhóm tin bài xãhội 689/3157 từ ngữ, chiếm 21.82%; nhóm tin bài thể thao 575/3157 từ ngữ,chiếm 18.21 %

Thứ tư, trong từng nhóm tin bài có sự chênh lệch rất lớn giữa viết tắt đơn

thành tố và viết tắt đa thành tố, cụ thể: nhóm tin bài mục Chính trị: đơn thành tố108/3157 từ ngữ, chiếm 3.42%; đa thành tố: 970/3157 từ ngữ, chiếm 30.73%;nhóm tin bài mục Kinh tế, đơn thành tố 84/3157 từ ngữ, chiếm 2.66%, đa thànhtố: 731/3157 từ ngữ, chiếm 23.15; nhóm tin bài mục Xã hội, đơn thành tố67/3157 từ ngữ, chiếm 2.12%; đa thành tố 622/3157 từ ngữ, chiếm 19.70%;nhóm tin bài mục Thể thao, đơn thành tố 41/3157, chiếm 1.30; đa thành tố534/3157 từ ngữ, chiếm 16.91%

Điều này thể hiện sự chênh lệch nhau về độ dài chữ viết tắt và đối tượngviết tắt được phản ánh là khác nhau Chúng tôi ghi nhận các hiện tượng như:

chữ viết tắt có đối tượng tương ứng như: TP (Thành phố), KD (kinh doanh), CĐV (Cổ động viên), NLĐ (người lao động),…; chữ tắt không có đối tượng tương ứng như: RB Leipzig, PSG,…

Xuất hiện những chữ viết tắt xuất hiện với mức độ phổ quát và dày đặc trên

cả 4 báo điện tử như: UBND (Uỷ ban nhân dân), TP (T.P) (Thành phố), UBND

TP (Uỷ ban nhân dân thành phố), TDTT (thể dục thể thao), SXKD (sản xuất kinh

doanh), CT (Chỉ thị), NQ (nghị quyết), TW (Trung ương),thanh niên xung phong

(TNXP),Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN)…

2.2 Đặc điểm hiện tượng viết tắt về cấu tạo

Trang 40

- Tắt tố là một phần cắt âm tiết tính của từ hay âm tiết.

Các chữ viết tắt đơn thành tố về hình thức chỉ đại diện cho một từ đầy

đủ Vì thế, khi xem xét cấu tạo của chữ tắt đơn thành tố, chúng tôi xác định có

4 kiểu như sau:

a) Kiểu chữ tắt đơn chỉ có chữ cái đầu

Xét về độ dài thì chữ tắt đơn kiểu này chỉ gồm 1 kí tự Hay chúng chỉ gồm

1 chữ cái đầu của đối tượng viết tắt - đó là 1 tắt tố Các chữ tắt kiểu này hoạt động

độc lập, xuất hiện ở đầu câu hoặc đoạn văn và thường riêng lẻ Chẳng hạn: Ô (ông); Q (Quận); m (meter - mét); h (hour - giờ), H, T, K,… (tên riêng), có

171 chữ tắt thuộc kiểu này Ví dụ:

(1) Chữ tắt “m” (mét)

Durand đã giành “hat-trick” Huy chương Vàng tại các đường chạy

100m, 200m và 400m dành cho phân loại khuyết tật T12 (khiếm thị sâu).

(Báo Lâm Đồng)

(2) viết tắt tên riêng: H, T, K,…

Theo bà Nguyễn Thị H., chủ một doanh nghiệp bất động sản quận 12,

mỗi quận huyện áp dụng Quyết định 60 vẫn khác nhau trước yêu cầu tách thửa

và cấp phép xây dựng của người dân

(Báo Sài Gòn Giải phóng )

Chữ tắt đơn thành tố có cấu tạo là chữ cái đầu của đối tượng viết tắt xuấthiện không nhiều Lí do cách viết tắt này không có tính chất thông dụng vàthường có tính võ đoán cao

b) Kiểu chữ tắt đơn có cấu tạo nhiều chữ cái không mang tính âm tiết của

Ngày đăng: 09/06/2021, 07:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Tuấn Anh (2011), Tìm hiểu hiện tượng viết tắt trên báo Nhân Dân, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu hiện tượng viết tắt trên báo Nhân Dân
Tác giả: Lê Tuấn Anh
Năm: 2011
2. Diệp Quang Ban (2003), Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2003
3. Vũ Kim Bảng (chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Đức Tồn (2011), “Những vấn đề thời sự của chuẩn hóa tiếng Việt”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thời sự của chuẩn hóa tiếng Việt
Tác giả: Vũ Kim Bảng, Nguyễn Đức Tồn
Nhà XB: đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
Năm: 2011
4. Nguyễn Trọng Báu (1981), “Dạng tắt từ vựng như một phương thức cấu tạo từ vựng mới”, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạng tắt từ vựng như một phương thức cấutạo từ vựng mới”, "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ
Tác giả: Nguyễn Trọng Báu
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1981
5. Phan Mậu Cảnh - Hoàng Trọng Canh (1997), “Dạng tắt và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội”, Kỷ yếu hội nghị khoa học Chữ quốc ngữ và sự phát triển chức năng xã hội của tiếng Việt, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạng tắt và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội
Tác giả: Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh
Nhà XB: Kỷ yếu hội nghị khoa học Chữ quốc ngữ và sự phát triển chức năng xã hội của tiếng Việt
Năm: 1997
6. Nguyễn Tài Cẩn (1997), Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb ĐH & THCN
Năm: 1997
7. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
8. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
9. Đỗ Hữu Châu (2000), ”Tìm hiểu văn hoá qua ngôn ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, tr. 1 - 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 2000
10. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2: Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học, tập 2: Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
11. Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập (T1, T2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hữu Châu tuyển tập
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
12. Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt, Nxb Khoa học xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Nhà XB: NxbKhoa học xã Hội
Năm: 2004
13. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2008), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
14. G.V. Cudơnhetxốp, X.L.Xvích, A.Ia. Iurốpxki (2004), Báo chí truyền hình, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyền hình
Tác giả: G.V. Cudơnhetxốp, X.L.Xvích, A.Ia. Iurốpxki
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2004
15. Nguyễn Đức Dân (1978), “Hệ thống tên tắt trong các ngành kinh tế”, Tạp chí ngôn ngữ, tr.49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống tên tắt trong các ngành kinh tế”, "Tạp chí ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1978
16. Nguyễn Đức Dân (2004), “Ý tại ngôn ngoại - Những thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ (1), tr. 1-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý tại ngôn ngoại - Những thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 2004
17. Nguyễn Đức Dân (1998), “Về các từ tắt”, Kiến thức ngày nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về các từ tắt”", Kiến thức ngày nay
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1998
18. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
19. Nguyễn Thiện Giáp (1999), “Chuẩn hóa ngôn ngữ báo chí và sự sáng tạo của các nhà báo”, Tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tr. 19-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn hóa ngôn ngữ báo chí và sự sáng tạocủa các nhà báo”, "Tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Năm: 1999
20. Nguyễn Thiện Giáp (2015), Từ và từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2015

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu đồ 1.1. Sơ đồ biểu diễn của các âm tiết - Luận văn thạc sĩ đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng việt trên một số báo điện tử
i ểu đồ 1.1. Sơ đồ biểu diễn của các âm tiết (Trang 31)
Bảng 2.2: Các kiểu cấu tạo hiện tượng viết tắt đơn thành tố - Luận văn thạc sĩ đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng việt trên một số báo điện tử
Bảng 2.2 Các kiểu cấu tạo hiện tượng viết tắt đơn thành tố (Trang 42)
Bảng 3.1: Kết quả phân loại các ý kiến phản hồi - Luận văn thạc sĩ đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng việt trên một số báo điện tử
Bảng 3.1 Kết quả phân loại các ý kiến phản hồi (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w