1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Ngân hàng câu hỏi lý thuyết thi kỹ năng nghề công nghệ ô tô bậc 3

47 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ngân Hàng Câu Hỏi Lý Thuyết Thi Kỹ Năng Nghề Công Nghệ Ô Tô Bậc 3
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Công Nghệ Ô Tô
Thể loại Ngân hàng câu hỏi
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 4,14 MB

Nội dung

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy dầu hộp số, nguyên nhân nào sau đây là sai?. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy dầu hộp số, nguyên nhân nào sau đây là sai.. Nguyên nhân nào sau đây

Trang 1

Ngân hàng câu hỏi lý thuyết

OT3-2 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy dầu hộp số, nguyên nhân nào sau đây là sai?

a Nhiệt độ dầu cao

b Bánh răng vành chậu quả dứa bị nứt

c Rãnh then hoa đầu quả dứa bị mòn

d Mòn rãnh then hoa của bán trục

OT3-4 Khi xe chạy lâu khó vào số do:

OT3-7 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy dầu hộp số, nguyên nhân nào sau đây là sai?

a Nhiệt độ dầu cao

b Tắc lỗ thông hơi hộp số

c Phớt dầu bị trai cứng, nứt

Trang 2

d Vỏ hộp số bị nứt vỡ

OT3-8 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rung ly hợp, nguyên nhân nào sau đây là sai?

a Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp quá lớn

b Đệm phần ma sát của ly hợp bị mòn

c Đĩa ly hợp bị đảo quá mức

d Các chốt của đĩa ly hợp bị cong

OT3-9 Nguyên nhân hiện tượng xe bị rung khi chuyển bánh (Rung khi tăng tốc), nguyên nhân nào sau đây là sai?

a Tốc độ không tải quá cao

b Góc nối trục các đăng quá lớn

c Chân máy bị vỡ

d Ổ bị đỡ trục các đăng bị rơ

OT3-10 Nguyên nhân nào dẫn đến bàn đạp ly hợp bị nặng?

a Bộ trợ lực hỏng, cơ cấu điều khiển ly hợp bị kẹt thiếu dầu mỡ

a Quan sát mầu khí xả khi thay đổi tốc độ

b Kiểm tra áp suất nén buồng đốt

c Kiểm tra lượng hao dầu bôi trơn

d Kiểm tra màu dầu bôi trơn

OT3-14 Nguyên nhân dẫn đến áp suất nén động cơ kém, nguyên nhân nào sau đây là sai:

a Nhiệt độ khí nạp thấp

b Khe hở nhiệt điều chỉnh không đúng

Trang 3

c Khe hở pitton xylanh lớn

d Động cơ bị nổ sớm hoặc nổ muộn

OT3-16 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gõ dàn cò:

a Khe hở nhiệt quá lớn

b Không có khe hở nhiệt

c Sức căng lò xo xupap lớn

d Nhiệt độ động cơ cao

OT3-17 Ở cơ cấu phân phối khí như hình vẽ và căn đệm bên ngoài thì khe hở nhiệt được điều chỉnh bằng cách:

a Dùng dụng cụ chuyên dụng để nén con đội rồi thay căn đệm tương ứng

b Nó tự động điều chỉnh khe hở nhiệt bằng thủy lực

c Muốn điều chỉnh phải tháo trục cam để thay căn đệm

d Chỉ điều chỉnh duy nhất một lần khi lắp ráp ở nhà máy

OT3-18 Ở cơ cấu phân phối khí thông minh thay đổi thời điểm phối khí được điều khiển:

a Bằng đường dầu chung với dầu bôi trơn động cơ

b Dùng bơm dầu và dầu điều khiển riêng

c Được điều khiển bằng khí nén

d Được điều khiển bằng điện

OT3-19 Sử dụng phương pháp nào sau đây có thể chẩn đoán được hiện tượng lọt khí qua xupap:

a Kiểm tra áp suất nén động cơ

b So sánh lượng khí lọt các te với động cơ khác

Trang 4

c Quan sát mầu buzi

d Quan sát mầu dầu bôi trơn

OT3-20 Ở cơ cấu phân phối khí có tubo tăng áp phải sử dụng két làm mát khí để:

a Tăng hiệu quả nạp cho động cơ

b Giảm nhiệt độ cho động cơ

c Tăng áp suất nén cho động cơ

d Giảm tiếng gõ động cơ

OT3-21 Ở động cơ diesel sử dụng tubo tăng áp với công dụng chính:

a Tăng khả năng nạp ở một giới hạn nhất định để tăng công suất động cơ

b Tăng khả năng nạp càng lớn càng tốt để tăng công suất động cơ

c Tự động thay đổi lượng nạp theo công suất động cơ

d Tự động thay đổi lượng nạp theo tốc độ động cơ

OT3-22 Tubo của cơ cấu phân phối khí được bôi trơn bằng cách:

a Bằng đường dầu chung với dầu bôi trơn động cơ

b Bằng mỡ chịu nhiệt

c Bằng đường dầu riêng

d Do được làm mát bằng khí nạp nên không cần bôi trơn

OT3-23 Van điều khiển dầu trục cam thống minh được điều khiển đóng mở bằng cách:

a Bằng điện do ECU động cơ gửi tới

b Điều khiển tự động nhờ vào thay đổi áp lực dầu theo tốc độ động cơ

c Chỉ mở ở tốc độ cao khi áp lực dầu vượt quá giá trị quy định

d Chỉ mở ở tốc độ thấp khi áp lực dầu nhỏ

OT3-24 Ở cơ cấu phân phối khí có sử dụng bánh răng phụ (như hình vẽ) với công dụng chính là:

a Giảm khe hở ăn khớp giữa hai bánh răng để giảm tiếng ồn

b Giảm mài mòn cho bánh răng chính

c Chánh hiện tượng kẹt bánh răng

d Thay đổi thời điểm phối khí

OT3-25 Ở cơ cấu phân phối khí có sử dụng con đội thủy lực với công dụng chính là:

a Giảm tiếng ồn và tự động điều chỉnh khe hở giữa các chi tiết của cơ cấu phân phối khí

b Thay đổi góc đóng mở của xupap

c Tăng hiệu quả nạp của động cơ do tăng được góc đóng mở của xupap

Trang 5

d Giảm chi phí do không phải bảo dưỡng và sửa chữa

OT3-26 Ở cơ cấu phân phối khí có sử dụng con đội thủy lực dầu được sử dụng để điều khiển con đội là:

a Sử dụng chung với đường dầu bôi trơn động cơ

b Sử dụng dầu riêng cho con đội

c Sử dụng dầu động cơ nhưng dùng bơm dầu riêng do đòi hỏi áp suất dầu cao

d Sử dụng dầu trợ lực lái

OT3-27 Nguyên nhân nào sau đây không dẫn đến hiện tượng hao dầu bôi trơn của động cơ xăng?

a Do bơm dầu bị hỏng

b Do lọt dầu vào buồng đốt

c Chất lượng dầu bôi trơn kém

a Do kẹt van an toàn (van luôn đóng)

b Do khe hở lắp ghép giữa các chi tiết lớn

c Do bơm dầu kém

d Do vỡ đường ống dẫn dầu

OT3-30 Nguyên nhân nào dẫn đến việc áp suất dầu bôi trơn giảm?

a Bơm dầu và các ổ trục bị mòn, đường ống bị nứt vỡ

b Khe hở vách xi lanh lớn, bơm dầu và các ổ trục bị mòn

c Mức dầu bôi trơn quá cao, đường ống bị nứt vỡ

d Đường ống bị nứt vỡ, thiếu dầu bôi trơn

OT3-31 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng áp suất dầu bôi trơn quá cao?

a Dùng sai dầu, dầu có độ nhớt cao, van dầu bị kẹt đóng

b Dùng sai dầu, dầu có độ nhớt cao, bơm dầu bị hỏng

c Đường ống dẫn dầu bị tắc, bơm dầu bị kẹt

OT3-32 Thay dầu bôi trơn vào thời điểm nào thích hợp?

a Khi động cơ nguội và không làm việc

b Khi động cơ nóng, động cơ đang làm việc

Trang 6

c Khi động cơ không làm việc

d Khi động cơ đang làm việc

OT3-33 Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng dầu bôi trơn bị loãng ở động cơ xăng?

a Do sử dụng dầu không đúng, xăng rò vào các te

b Do sử dụng dầu không đúng, bơm dầu bị hỏng

c Bơm dầu bị hỏng, bầu lọc dầu bị tắc, bẩn

d Bơm dầu bị hỏng, ống dẫn dầu bị nứt vỡ

OT3-34 Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng dầu bôi trơn bị bẩn, biến màu, trong dầu lẫn nhiều mạt kim loại?

a Do dùng sai dầu, chi tiết bị mài mòn nhiều, bụi lọt qua đường thông gió

b Do dùng sai dầu, chi tiết bị mài mòn, bầu lọc dầu bị tắc, bơm dầu bị hỏng

c Do dùng sai dầu, bơm dầu bị hỏng, bầu lọc bị tắc

d Do dùng sai dầu, bơm dầu bị hỏng, đường ống bị tắc

OT3-35 Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng chảy dầu bôi trơn?

a Bu lông các te bị hỏng, ống dẫn dầu bị nứt vỡ, phớt dầu bị hỏng

b Bu lông bắt các te bị hỏng, ống dẫn dầu bị nứt vỡ, bơm dầu bị hỏng

c Khe hở vách xi lanh quá lớn, ống dẫn dầu bị nứt vỡ, bơm dầu bị mòn nhiều

d Bu lông bắt các te bị hỏng, ống dẫn dầu bị nứt, khe hở vách xi lanh quá lớn

OT3-36 Nguyên nhân nào dẫn đến nhiệt độ dầu bôi trơn quá cao?

a Do khe hở vách xi lanh lớn

b Bơm dầu bị hỏng

c Đường ống bị nứt vỡ

d Mức dầu bôi trơn quá cao

OT3-37 Đèn cảnh báo nào sau đây dùng để báo tình trạng áp suất dầu động cơ?

OT3-38 Van hằng nhiệt luôn mở hoặc không hoạt động sẽ dẫn tới:

a Động cơ không đạt đến nhiệt độ làm việc

b Động cơ quá nhiệt

Trang 7

c Động cơ không hoạt động

d Động cơ khó khởi động

OT3-39 Nguyên nhân nào không liên quan đến hư hỏng két nước?

a Quạt gió bị cong vênh

b Các ống tản nhiệt bị tắc, nứt, thủng

c Van áp suất chân không tắc

d Van hằng nhiệt làm việc không chính xác

OT3-40 Van hằng nhiệt không mở hoặc mở không đủ lớn dẫn đến:

a Nóng máy khi động cơ hoạt động ở công suất cao

b Động cơ không đạt đến nhiệt độ làm việc

c Tổn thất nhiệt động cơ

d Khó khởi động động cơ

OT3-41 Nguyên nhân nào không liên quan đến động cơ qúa nhiệt?

a Van hằng nhiệt luôn mở

b Chất làm mát thiếu hoặc bẩn

c Dây đai quạt gió bị chùng

d Quạt bị kẹt

OT3-42 Kiểm tra nhiệt độ của động cơ có thể tiến hành thông qua:

a Xác định trực tiếp bằng đồng hồ trên bảng táp lô

b Kiểm tra van hằng nhiệt

c Kiểm tra qua sự tiêu hao nước

d Kiểm tra qua tiếng ồn phát ra từ bơm nước

OT3-43 Kiểm tra sự kín khít của hệ thống làm mát bằng cách đưa khí nén (100 – 150) kPa vào hệ thống thông qua:

OT3-45 Kiểm tra sự kín khít của hệ thống làm mát bằng khí nén trong vòng (6 – 10) giây

áp suất bị giảm đi bao nhiêu thì hệ thống có sự rò rỉ?

a (10 – 15)kPa

b (6 – 8) kPa

Trang 9

OT3-52 Quy định tiến hành kiểm tra và điều chỉnh đai dẫn động quạt gió định kỳ của xe con Toyota tùy theo điều kiện nào đến trước là:

a 5.000 km hoặc 3 tháng

b 10.000 km hoặc 3 tháng

c 15.000 km hoặc 3 tháng

d 20.000 km hoặc 3 tháng

OT3-53 Khi gặp trường hợp nước làm mát sôi phải:

a Dừng xe nhưng không được tắt máy mà phải chạy galăngti chừng 10 phút mới tắt máy

b Dừng xe, tắt luôn máy

c Chạy bình thường tới ga ra ô tô

d Dừng xe, tắt luôn máy, lấy nước lạnh dội vào làm mát máy

OT3-54 Giao tiếp khách hàng là công việc diễn ra:

a Hai chiều

b Một chiều đơn điệu về phía khách hàng

c Không có chiều nào

d Một chiều đơn điệu về phía thợ sửa chữa ô tô

OT3-55 Thợ sửa chữa ô tô đạt trình độ bậc 3 cần:

a Tư vấn cho khách hàng về chuyên môn

b Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề tình yêu

c Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề hôn nhân gia đình

d Tư vấn mọi vấn đề

OT3-56 Thợ sửa chữa ô tô cần tư vấn cho khách hàng về:

a Vấn đề sửa chữa, bảo dưỡng và cách chăm sóc bảo vệ xe

OT3-58 Người thợ sửa chữa ô tô tư vấn cho khách hàng về chuyên môn trên cơ sở:

a Bảo vệ quyền lợi của khách hàng đồng thời đảm bảo lợi nhuận của công ty

b Chỉ cần lợi nhuận của công ty

c Chỉ cần quyền lợi của khách hàng

d Không đảm bảo giữa 2 bên

Trang 10

OT3-59 Trong quá trình giao tiếp với khách hàng thợ sửa chữa ô tô cần nhớ:

a Biển số xe, loại xe, đặc điểm cơ bản của xe

b Xe thường xuyên sửa chữa hay xe mới vào

c Lịch sửa chữa xe

d Tần số hỏng hóc thiết bị

OT3-60 Nhiệm vụ của một người thợ sửa chữa ô tô là:

a Bảo dưỡng, chẩn đoán hư hỏng và sửa chữa

b Bảo dưỡng, sửa chữa và tư vấn cho khách hàng

c Bảo dưỡng, chẩn đoán hư hỏng và tư vấn cho khách hàng

d Chẩn đoán hư hỏng, sửa chữa và tư vấn cho khách hàng

OT3-61 Sau khi chẩn đoán được hư hỏng người thợ sửa chữa ô tô:

a Phải báo cáo cho khách hàng nguyên nhân, cách phòng ngừa những hư hỏng và giá thành sửa chữa

b Phải báo cáo cho người quản lý về nguyên nhân, cách phòng ngừa những hư hỏng

và giá thành sửa chữa

c Không phải báo cáo cho khách hàng nguyên nhân, cách phòng ngừa những hư hỏng

và giá thành sửa chữa

d Không phải báo cáo cho người quản lý về nguyên nhân, cách phòng ngừa những hư hỏng và giá thành sửa chữa

OT3-62 Một thợ sửa chữa ô tô hiện đại ở vị trí hàng đầu không chỉ hiểu biết về xe khách,

xe tải mà còn:

a Biết kinh doanh lẻ

b Biết tư vấn

c Biết bán hàng

d Biết quan hệ ngoại giao

OT3-63 Một thợ sửa chữa ô tô giỏi còn phải nhận thức được tầm quan trọng về:

a Thời gian, tiền bạc cho cả khách hàng và người chủ của họ

b Phát hiện được những hư hỏng còn tiềm tàng trong xe

c Báo cáo cho khách hàng về nguyên nhân, cách phòng ngừa những hư hỏng và giá thành sửa chữa

d Phát huy thói quen làm việc chính xác

OT3-64 Một thợ sửa chữa ô tô tìm cách hoàn thành công việc càng nhanh càng tốt nhằm:

a Làm khách hàng hài lòng và nâng cao giá trị của họ với người chủ

b Được tăng mức thưởng

c Được thù lao cao

d Được nghỉ sớm

OT3-65 Một thợ sửa chữa ô tô giỏi phải sắp đặt dụng cụ ngăn nắp để:

Trang 11

a Chọn nhanh cái mình cần, không phí thời gian tìm

b Làm hài lòng khách hàng

c Làm hài lòng ông chủ

d Được tăng lương

OT3-66 Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng tiếng rít của bánh răng hộp số?

c Rô tuyn lái bị rơ

d Rô tuyn đứng bị rơ

OT3-68 Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng xe bị rung khi chạy không tải?

a Rung động do vỡ chân máy

b Tốc độ không tải của động cơ cao

c Hộp số bị thiếu dầu

d Ly hợp cắt kém

OT3-69 Nguyên nhân xe bị rung nẩy mạnh, nguyên nhân nào sau đây là sai?

a Áp suất lốp quá căng

b Định vị các lá nhíp lại với nhau

c Giữ cho các lá nhíp không bị trựơt lên nhau

d Tăng thêm độ đàn hồi cho các lá nhíp

OT3-71 Tác dụng của Hệ thống treo khí nén:

a Giảm lắc ngang khi xe rẽ để tạo tính ổn định cao khi lái

b Ngăn việc bốc đuôi khi bắt đầu chạy và khi tăng tốc nhanh để ổn định tư thế của xe

c Ngăn các lốp xe bị bó cứng khi phanh gấp

d Thay đổi lực giảm chấn để tăng ổn định khi lái

OT3-72 Nêu điểm khác biệt của hệ thống treo độc lập so với hệ thống treo phụ thuộc?

a Các bánh xe dao động độc lập với nhau

Trang 12

b Ít chi tiết hơn

c Xe chuyển động êm dịu

d Các bánh xe dao động phụ thuộc lẫn nhau

OT3-74 Bộ phận đàn hồi bằng cao su trong hệ thống treo có nhiệm vụ gì?

a Vừa đảm nhận chức năng tăng độ cứng và hạn chế hành trình

b Tạo sự đàn hồi cho hệ thống treo

c Giảm chấn cho hệ thống treo

d Mỡ chịu nhiệt độ cao

OT3-76 Nhược điểm của hệ thống treo phụ thuộc:

a Kết cấu phức tạp

b Tốn nhiều thép và thời gian phục vụ ít

c Dễ bảo dưỡng sửa chữa

d Gía thành cao

OT3-77 Bộ giảm chấn gồm:

a Bộ giảm chấn loại đòn, bộ giảm chấn loại ống, bộ giảm chấn loại lò xo

b Bộ giảm chấn loại đòn, bộ giảm chấn loại lò xo

c Bộ giảm chấn loại đòn, bộ giảm chấn loại ống

d Bộ giảm chấn loại ống, bộ giảm chấn loại lò xo

OT3-78 Hệ thống treo được chia làm mấy loại?

a Hệ thống treo độc lập và hệ thống treo phụ thuộc

a Van không hồi vị của van piston mở cho dầu từ buồng A chảy sang buồng B

b Van lá của van piston mở cho dầu từ buồng A chảy sang buồng B

Trang 13

c Van không hồi vị và van lá của van piston đều mở cho dầu từ buồng A chảy sang buồng B

d Van không hồi vị và van lá của van piston đều đóng không cho dầu từ buồng A chảy sang buồng B

OT3-80 Nêu ưu điểm của trục xoắn so với các phần tử đàn hồi khác?

a Áp lực lò xo điều chỉnh được

b Có thể thay đổi dễ dàng

c Có thể lắp ở cầu dẫn hướng

d Có khả năng uốn tốt

OT3-81 Nêu công dụng của giảm chấn dùng trên ô tô?

a Dập tắt các dao động cơ học giữa bánh xe và thân xe

b Tạo ra các dao động trên xe

c Dẫn hướng cho hệ thống treo

d Truyền lực dọc từ bánh xe lên khung xe

OT3-82 Buồng chứa khí của giảm chấn một lớp vỏ có áp suất nạp cao thường dùng loại khínào?

a Khí Nitơ hoặc Hydro

b Khí Oxy

c Khí CO2

d Khí SO2

OT3-83 Cách lắp đặt thanh xoắn ở hệ thống treo là:

a Dùng thanh xoắn lắp ráp dọc theo khung xe giữa tay đòn dưới và khung xe

b Dùng thanh xoắn bố trí giữa tay đòn dưới và đế tựa trên khung xe

c Dùng thanh xoắn bố trí giữa tay đòn trên và đế tựa nơi thân xe

d Dùng thanh xoắn bố trí giữa đà ngang tiết diện I và đế tựa nơi khung xe

OT3-84 Ở hệ thống treo loại lắp đặt lò xo xoắn đặt giữa tay đòn dưới và khung xe khi leo

mô đất bánh xe trước bị nâng lên lúc này:

a Cả hai tay đòn trên và dưới đều xoay lên

b Cả hai tay đòn trên và dưới đều xoay xuống

c Tay đòn trên xoay lên, tay đòn dưới xoay xuống

d Tay đòn trên xoay xuống, tay đòn dưới xoay lên

OT3-85 Ở hệ thống treo loại lắp đặt lò xo xoắn đặt giữa tay đòn dưới và khung xe khi bánh

xe sụp ổ gà thì:

a Tay đòn trên và tay đòn dưới xoay xuống cho phép lò xo giãn ra

b Tay đòn trên và tay đòn dưới xoay xuống cho phép lò xo co lên

c Tay đòn trên xoay lên, tay đòn dưới xoay xuống cho phép lò xo giãn ra

d Tay đòn trên xoay lên, tay đòn dưới xoay xuống cho phép lò xo co lên

Trang 14

OT3-86 Đầu ngoài của các tay đòn dưới ở hệ thống treo có khớp nối hình gì?

a Hình cầu

b Hình trụ

c Hình côn

d Hình bán nguyệt

OT3-87 Kết cấu của bộ giảm xóc thuỷ lực kiểu ống lồng gồm các bộ phận nào sau đây?

a Một xy lanh trong, một xy lanh ngoài, piston và cần trượt kín lên xuống trong xylanh, phốt dầu và chụp che bụi, một loạt các van bố trí trên piston và trên đáy của xylanh trong

b Một xy lanh trong, một xy lanh ngoài, piston và cần trượt kín lên xuống trong xylanh

c Một xy lanh ngoài, piston và cần trượt kín lên xuống trong xy lanh, phốt dầu và chụpche bụi, một loạt các van bố trí trên piston và trên đáy của xy lanh trong

d Một xy lanh trong, một xy lanh ngoài và một loạt các van bố trí trên piston và trênđáy của xy lanh trong

OT3-88 Công dụng của hệ thống treo hay giảm xóc hai bánh xe trước ô tô (dàn đầu xe)ngoại trừ:

a Giúp xe quay vòng tốt hơn

b Mang đỡ trọng lượng của đầu xe

c Bảo đảm việc lái xe an toàn và duy trì tính song hành của hai bánh xe dẫn động

d Thu hút triệt tiêu chấn động do mặt đường tạo ra, có tính làm đệm giúp hành khách

và hàng hóa không bị xóc

OT3-89 Các ý sau đều nói về cách lắp đặt lò xo xoắn ở hệ thống treo ngoại trừ:

a Dùng lò xo xoắn bố trí giữa đế tựa nơi cây chống của tay đòn trên và đế tựa trênkhung xe

b Dùng lò xo xoắn bố trí giữa tay đòn dưới và đế tựa trên khung xe

c Dùng lò xo xoắn bố trí giữa tay đòn trên và đế tựa nơi thân xe

d Dùng lò xo xoắn bố trí giữa đà ngang tiết diện I và đế tựa nơi khung xe

OT3-90 Để kiểm tra độ phẳng của bàn ép ta dùng dụng cụ nào?

Trang 15

d Đĩa ép và đĩa ma sát

OT3-92 Bảo dưỡng li hợp thường xuyên bằng cách:

a Tra dầu mỡ vào các khớp dẫn động hoặc bổ sung dầu vào bình chứa dầu (dẫn động thuỷ lực)

b Tra dầu mỡ vào bánh đà

c Tra dầu vào hộp dầu li hợp

d Tra mỡ vào giảm chấn

OT3-93 Nguyên tắc điều chỉnh hành trình tự do của ly hợp:

a Thay đổi chiều dài đòn dẫn động để thay đổi khe hở giữa bi tỳ với đầu đòn mở

b Thay đổi khoảng cách từ bánh đà tới đĩa ma sát

c Thay đổi khoảng cách từ đĩa ép tới bánh đà

d Thay đổi khoảng cách từ đĩa ép tới đĩa ma sát

OT3-94 Bộ phận nào của ly hợp bị vênh đảo không sửa chữa được mà phải thay mới?

d Dầu phanh trong bình chứa ít hơn mức quy định

OT3-96 Hãy gọi tên các chi tiết từ 1 đến 4 của đĩa ma sát ở hình vẽ?

a 1 vành ma sát; 2 xương đĩa; 3 tấm đệm; 4 đinh tán

b 1 xương đĩa; 2 tấm ma sát; 3 lò xo; 4 đinh tán

c 1 đĩa ma sát; 2 moay ơ; 3 xương đĩa; 4 tấm đệm

d 1 vành ma sát; 2 tấm đệm; 3 xương đĩa; 4.moay ơ

OT3-97 Nêu vật liệu chế tạo vành ma sát của đĩa ly hợp?

a Bằng sợi nhựa, dây kim loại và vật liệu kết dính

Trang 16

b Sợi nhân tạo

c Ép sợi thủy tinh

d Ép bột đồng và Amiăng

OT3-98 Để điều chỉnh khe hở ly hợp loại điều khiển mở bằng thủy lực, điều chỉnh ở bộ phận nào?

a Thanh đẩy của piston công tác (piston đẩy càng mở)

b Thông qua cán piston của xi lanh nén dầu

c Thông qua pê đan ly hợp

d Thông qua vòng bi chặn của cốc mở

OT3-99 Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp được hiểu như thế nào?

a Là khoảng cách giữa cốc mở và đầu của các đòn cần bẩy (đòn mở)

b Là khoảng cách giữa đĩa ma sát và mặt phẳng bánh đà và đĩa ép

c Ở điểm chết trên cùng của bàn đạp ly hợp

d Là khoảng dao động mặt bên cho phép của đĩa ly hợp

OT3-100 Nhờ đâu mà đĩa ly hợp đàn hồi tiếp xúc êm khi đóng ly hợp?

a Nhờ sự dập vênh từng phần cách đều của xương đĩa ma sát

b Nhờ sự đàn hồi của đĩa ma sát

OT3-104 Chọn ý đúng nhất liên quan đến các yêu cầu của ly hợp:

a Ly hợp phải ngắt, nối truyền lực giữa hộp số ngang/dọc và động cơ được êm

Trang 17

b Sau khi nối với hộp số ngang/dọc, nó phải truyền công suất có sự trượt

c Nó tự động tách với hộp số ngang/dọc một cách chính xác và nhanh

d Nó phải nối và ngắt truyền lực cho hộp số ngang/dọc mà không phải đạp bàn đạp ly hợp

OT3-105 Chọn ý đúng nhất liên quan đến các bộ phận của ly hợp:

a Đĩa ly hợp được nối với bánh đà và đĩa ép li hợp khi không nhấn bàn đạp ly hợp

b Xi lanh cắt ly hợp truyền áp suất thuỷ lực từ xilanh chính đến càng cắt ly hợp

c Cụm nắp ly hợp truyền /ngắt công suất ra của động cơ

d Vòng bi cắt ly hợp khử độ chênh lệch về tốc độ quay giữa càng cắt ly hợp và lò xo đĩa

OT3-106 Trên đĩa ma sát các chấn động xoắn được hấp thụ do:

a Lò xo giảm chấn

b Các rãnh xéo trên đĩa ma sát

c Mặt đĩa ma sát

d Các đinh tán trên đĩa ma sát

OT3-107 Đĩa ly hợp chóng mòn là do:

a Lò xo ép quá yếu

a Hệ thống thủy lực bị rò dầu

b Bộ ly hợp lắp không đồng tâm

c Lò xo giảm chấn quá yếu

OT3-108 Động cơ bị rung giật mạnh khi nhả bàn đạp ly hợp là do

a Bánh đà và đĩa ép bị nứt, lò xo giảm chấn bị gãy

b Lò xo đĩa ép yếu

c Không có hành trình tự do của bàn đạp

d Vòng bi đỡ đầu trục số bị hỏng

OT3-109 Nguyên nhân nào dẫn đến ly hợp đóng ngắt không hoàn toàn?

a Chiều cao đòn mở không đúng, đĩa ma sát bị vênh,lò xo bàn ép yếu

b Lò xo giảm chấn bị gãy

c Vòng bi nối đầu trục ly hợp với đuôi trục khuỷu bị vỡ

d Bộ trợ lực bị hỏng

OT3-110 Nguyên nhân nào dẫn đến đĩa ma sát bị mòn nhanh?

a Do người lái có thói quen đặt chân lên bàn đạp khi xe đang chạy

b Vòng bi tỳ bị hỏng

c Hệ thống mở thủy lực bị chảy dầu

d Lò xo giảm giật bị gãy

OT3-111.Khó gài số không phải do nguyên nhân nào sau đây?

a Bánh răng mòn

Trang 18

b Ly hợp ngắt không hoàn toàn

c Bộ đồng tốc mòn nhiều

d Càng gạt, thanh trượt mòn

OT3-112 Nguyên nhân nào dẫn đến nhảy số

a Bánh răng mòn, vòng đồng tốc hỏng, lò xo hãm cần số yếu, độ dơ dọc trục quá lớn

OT3-114 Nguyên nhân nào sau dẫn đến khó vào số?

a Trục cần số bị cong, ly hợp cắt không dứt khoát, càng cua bị cong

b Đĩa ma sát bị mòn, càng cua bị cong

c Không có hành trình tự do bàn đạp

d Thiếu dầu bôi trơn

OT3-115 Để kiểm tra độ đảo của trục hộp số ta dùng dụng cụ nào?

a Gối đỡ và đồng hồ so

b Thước kiểm phẳng

c Thước kẹp

d Pan me

OT3-116 Hộp số chảy dầu do nguyên nhân nào?

a Vỏ hộp số bị nứt, phớt chắn dầu hỏng, gioăng đệm bị rách, thừa dầu trong hộp số

b Vỏ hộp số bị nứt, bánh răng số bị vỡ

c Gioăng đệm bị rách, vòng đồng tốc hỏng

d Thừa dầu trong hộp số

OT3-117 Khó vào số không phải do:

a Bánh răng mòn

b Ly hợp cắt không rứt khoát

c Bộ đồng tốc bị mòn

d Càng cua và thanh trượt bị cong

OT3-118 Nguyên nhân nào sau dẫn đến khó vào số?

a Trục cần số bị cong, ly hợp cắt không dứt khoát, càng cua bị cong

b Đĩa ma sát bị mòn, càng cua bị cong

c Không có hành trình tự do bàn đạp

Trang 19

d Thiếu dầu bôi trơn

OT3-119 Ưu điểm của bánh răng trụ răng nghiêng:

a Truyền động êm

b Bôi trơn tốt

c Giá thành chế tạo rẻ

d Có thể cắt được nhiều răng

OT3-120 Đặc điểm nào phù hợp với hộp số thay đổi bằng tay:

a Khi chưa gài số thì trục thứ cấp quay tự do theo bánh xe

b Các bạc trượt của bộ đồng tốc chuyển động được trên trục trung gian

c Khi không gài số trục thứ cấp có thể dịch chuyển được

d Khi không gài số các bạc trượt của bộ đồng tốc dịch chuyển trên trục trung gianOT3-121 Trình bày đặc điểm nào thì đúng về một hộp số có các tỷ số truyền

i=3,64/3,21/1,43/0,97?

a Đường truyền mô men ở số 1 được khuếch đại lên 3,64 lần

b Hộp số có một tốc độ truyền thẳng (trực tiếp)

c Tốc độ khi chạy số 4 sẽ giảm xuống 2,21 lần

d Tốc độ khi chạy số 2 sẽ giảm xuống 1,43 lần

OT3-122 Tỷ số truyền i như thế nào thì đúng khi xe chạy với tốc độ cao nhất?

Trang 20

OT3-126 Ở loại hộp số 3 trục, khi gài số lùi thì bánh răng lùi sẽ ăn khớp với:

a Bánh răng của trục trung gian và bánh răng của trục thứ cấp

b Bánh răng của trục trung gian và bánh răng của trục sơ cấp

c Bánh răng của trục trung gian

d Bánh răng của trục sơ cấp và bánh răng của trục thứ cấp

OT3-127 Khớp đồng tốc ở hộp số được dùng cho?

a Bán trục cần dẫn hướng chủ động

b Trục truyền dọc xe con

c Trục truyền ngang xe tải

d Bán trục cần dẫn hướng bị động

OT3-128 Phát biểu nào là sai đối với hộp số ô tô:

a Bánh răng đồng hồ tốc độ liên kết với bánh răng của trục sơ cấp

b Trục thứ cấp dùng truyền công suất từ hộp số đến trục cardan

c Vòng đồng tốc đưa các bánh răng vào khớp hoặc ra khớp êm, nhẹ

d Bánh răng truyền mô men xoắn và cung cấp các tốc độ ra ngoài khác nhau

OT3-129 Bộ đồng tốc của hộp số ô tô có những bộ phận nào, ngoại trừ:

a Trục trượt

b Khóa chuyển

c Lò xo hãm

d Ống trượt

OT3-130 Cơ cấu định vị trong hộp số có nhiệm vụ?

a Ngăn cản không cho trục trược di chuyển tự do

c Khóa cứng các trục răng và các bánh răng khi ăn khớp

d Giúp các bánh răng vào khớp êm dịu

OT3-131 Để kiểm tra độ dơ dọc trục của hộp số dùng dụng cụ nào?

a Đồng hồ so và căn lá

b Đồng hồ so và thước kẹp

c Thước kẹp và pan me

d Pan me và thước kiểm phẳng

OT3-132 Khớp các đăng đồng tốc loại nào cho ta góc hợp bởi 2 đoạn trục lớn nhất?

a Khớp bi cầu(5 viên bi)

b Khớp các đăng kiểu nối có vòng bi (6 viên)

c Khớp chữ thập

d Khớp đàn hồi bằng cao su hình tam giác

OT3-133 Sử dụng loại khớp các đăng nào thì cụm trục các đăng có thể trượt dọc trục được?

a Khớp đồng tốc kiểu nối 6 viên bi

Trang 21

b Khớp chữ thập

c Khớp nối đàn hồi kiểu đĩa

d Dùng 2 khớp chữ thập (khớp kép)

OT3-134 Trục các đăng dùng khớp chữ thập thường làm rỗng có tác dụng gì?

a Giảm trọng lượng của trục và tăng được lực truyền mô men xoắn

b Giảm được dao động của trục

c Đồng tốc tốt hơn

d Dễ cân bằng động trục các đăng

OT3-135 Trong các khớp các đăng dưới đây thì khớp nào thuộc khớp các đăng đồng tốc?

a Khớp các đăng bi cầu (các đăng Vây xơ - 5 viên bi)

b Hai khớp chữ thập

c Khớp đàn hồi kiểu đĩa

d Một khớp chữ thập

OT3-136 Để đồng tốc cho cụm trục các đăng dùng khớp chữ thập người ta làm thế nào?

a Dùng hai khớp chữ thập (khớp kép) kết hợp với 2 đầu nạng trung gian phải đồng phẳng

b Dùng hai khớp chữ thập kết hợp với 2 đầu nạng trung gian không đồng phẳng

d Then hoa của nạng trượt bị mòn

OT3-138 Nguyên nhân dẫn đến rung trục các đăng nguyên nhân nào là sai:

a Do trục các đăng được chi làm nhiều khớp nối

OT3-140 Trục các đăng được chế tạo rỗng để:

a Tiết kiệm vật liệu

b Cân bằng động

Trang 22

c Chịu mô men xoắn

OT3-143 Miếng kim loại dán trên trục các đăng có công dụng:

a Cân bằng động khi thay đổi tốc độ xe

b Cân bằng động khi trục quay tròn

c Giảm chấn động khi trục làm việc

d Tăng tốc độ quay của trục

OT3-144 Phát biểu nào sau đây sai với các đăng:

a Truyền mô men xoắn với khoảng cách trục và góc độ thay đổi

b Đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền lực khi bị quá tải

c Trục các đăng được chế tạo rỗng

d Liên kết giữa hộp số và cầu chủ động

OT3-145 Các đăng được chế tạo bằng:

a Gang

b Thép cacbon

c Sắt

d Hợp kim nhôm

OT3-146 Truyền động các đăng trên ô tô có công dụng?

a Truyền mô men xoắn từ hộp số đến vi sai

b Truyền mô men xoắn từ cầu xe đến các bánh xe

c Truyền mô men xoắn từ động cơ tới hộp số

d Truyền mô men xoắn từ hộp số đến các bánh xe

OT3-147 Kêu ở khớp các đăng do:

a Ổ bi kim bị mòn hoặc khô mỡ

b Lắp ghép không đúng

c Cân bằng động không tốt

d Khe hở mặt bích tăng

Trang 23

OT3-148 Khi tháo các đăng cần chú ý:

a Đánh dấu vị trí lắp ghép giữa các đăng với mặt bích

b Đảm bảo cho xe quay vòng dễ dàng

c Kéo dài sự ngăn cản các bánh xe chủ động khi quay vòng

d Ngăn cản sự truyền mô men quay khi xe quay vòng

OT3-150 Lựa chọn tỷ số truyền ở cầu chủ động có tác dụng gì?

a Khuếch đại mô men quay

b Làm tăng tốc độ quay

c Làm giảm mô men quay

d Tăng mô men và tốc độ quay

OT3-151 Những bánh răng nào của hộp cầu chủ động quay khi xe quay vòng?

a Tất cả các bánh răng đều quay

b Chỉ có các bánh răng bán trục quay

c Chỉ có các bánh răng côn trong hộp vi sai quay

d Chỉ có các bánh răng bán trục phía quay vòng bán kính lớn quay

OT3-152 Những câu trình bày sau đây liên quan đến các việc chỉnh bộ vi sai của xe FR hoặc 4WD Hãy chọn câu Đúng:

a Bánh răng dẫn động (quả dứa) cần điều chỉnh độ tải trọng ban đầu bằng các vòng đệm điều chỉnh hoặc các vòng cách co giãn

b Vì người ta chọn các vòng bi đỡ chặn thường dùng cho các vòng bi bán trục, nên không cần điều chỉnh tải trọng ban đầu

c Khi khe hở ăn khớp của bánh răng vành chậu là lớn, điều chỉnh bằng cách dịch chuyển hộp vi sai rời xa bánh răng dẫn động (quả dứa)

d Nếu vết ăn khớp của bánh răng vành chậu không đúng, hãy điều chỉnh bằng cách làmlệch vị trí của bánh răng bán trục và bánh răng vi sai

OT3-153 Bộ vi sai có tiếng kêu khi xe chuyển động thẳng về trước, nguyên nhân nào sau đây là sai:

a Do mòn hoặc hư hỏng bánh răng bán trục, bánh răng vi sai hoặc trục bánh răng vi sai

b Do thiếu dầu hộp số

c Do khe hở ăn khớp giữa bánh răng vành chậu và bánh răng quả dứa không đúng

d Do mòn hoặc hư hỏng bánh răng quả dứa hoặc vành chậu

Ngày đăng: 19/05/2021, 12:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

OT3-231. Hình vẽ bên thể hiện cơ cấu phanh tang trống loại nào? - Ngân hàng câu hỏi lý thuyết thi kỹ năng nghề công nghệ ô tô bậc 3
3 231. Hình vẽ bên thể hiện cơ cấu phanh tang trống loại nào? (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w