Tình hình sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan ở sinh viên qua các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam .... Tỷ lệ sử dụng rượu bia và một số dấu hiệu, triệu chứng liên quan đến h
Trang 1-* -
CAO THỊ VÂN
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỒNG ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI - NĂM 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG
-* -
CAO THỊ VÂN
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỒNG ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành Y tế Công cộng
Mã số: 8720701
Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS VÕ THỊ KIM ANH
HÀ NỘI - NĂM 2020
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Bộ môn Y tế công cộng cùng các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Thăng Long đã trang bị kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường để hoàn thành luận văn này
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.BS Võ Thị Kim
Anh người cô đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu, những chỉ dẫn vô cùng quan trọng trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức, phòng Công tác Học sinh – Sinh viên và tập thể cán bộ Khoa điều dưỡng
đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè, những người luôn ở bên tôi, động viên, chia sẻ, dành cho tôi những điều kiện tốt nhất
để tôi yên tâm học tập và nghiên cứu
TPHCM, ngày 28 tháng 11 năm 2020
Học viên
Cao Thị Vân
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thăng Long
- Bộ môn Y tế công cộng Trường Đại học Thăng Long
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Tên tôi là: Cao Thị Vân – Học viên lớp Cao học YTCC K7, chuyên ngành
Y tế công cộng Trường Đại học Thăng Long
Tôi xin cam đoan:
- Đây là luận văn do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS BS Võ Thị
Kim Anh
- Các số liệu trong luận văn này là do tôi trực tiếp thu thập và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác, chưa có ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
TP HCM,ngày 28 tháng 11 năm 2020
Học viên
Cao Thị Vân
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tổng quan về sử dụng rượu bia 4
1.2 Tình hình sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan ở sinh viên qua các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 12
1.3 Giới thiệu thang đo AUDIT 15
1.4 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 17
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Đối tượng nghiên cứu 19
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
2.3 Thiết kế nghiên cứu 19
2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 19
2.5 Phương pháp thu thập số liệu 21
2.6 Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu 26
2.7 Tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 29
2.8 Phương pháp phân tích số liệu 30
2.9 Sai số và biện pháp khắc phục 31
2.10 Đạo đức nghiên cứu 31
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 33
3.2 Tỷ lệ sử dụng rượu bia và một số dấu hiệu, triệu chứng liên quan đến hậu quả của sử dụng rượu bia của sinh viên 36
3.3 Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh viên 47
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 55 4.1 Thực trạng sử dụng rượu bia ở sinh viên trường cao đẳng Y Dược Hồng
Trang 6Đức năm 2020 55
4.2 Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên 62
4.3 Hạn chế của nghiên cứu 66
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
TIẾNG ANH
sử dụng rượu bia)
soát và phòng ngừa dịch bệnh)
(Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ)
rượu ở thai nhi) GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
dịch)
nghiên cứu Quốc gia về lạm dụng và nghiện rượu Hoa Kỳ)
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng mẫu cần lấy ở mỗi khóa 21
Bảng 2.2 Các biến số trong nghiên cứu 26
Bảng 3.1 Một số đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu 33
Bảng 3.2 Một số đặc điểm về gia đình, bạn bè của sinh viên 35
Bảng 3.3 Mức độ sử dụng rượu bia của sinh viên 37
Bảng 3.4 Tần suất và lượng sử dụng rượu bia của sinh viên 38
Bảng 3.5 Một số lý do sử dụng rượu bia của sinh viên 39
Bảng 3.6 Nhóm biểu hiện về thể chất 40
Bảng 3.7 Biểu hiện lái xe 42
Bảng 3.8 Biểu hiện liên quan đến học tập 43
Bảng 3.9 Biểu hiện liên quan đến quy định, luật pháp 44
Bảng 3.10 Biểu hiện liên quan đến bạo lực 45
Bảng 3.11 Nhóm biểu hiện khác 45
Bảng 3.12 Mỗi liên quan giữa môt số đặc điểm dân số xã hội liên quan đến hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên 47
Bảng 3.13 Nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân của bố mẹ liên quan đến tỷ lệ sử dụng rượu bia 48
Bảng 3.14 Một số đặc điểm gia đình liên quan đến hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên 49
Bảng 3.15 Yếu tố bạn bè liên quan đến tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh viên 50
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình về mối liên hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ rượu bia và hậu
quả sức khỏe 11
Hình 1.2 Lượng tiêu thụ rượu trung bình mỗi quốc gia vào năm 2017 và % thay đổi so với năm 2010 12
Hình 1.3 Khung lý thuyết nghiên cứu 18
Hình 3.1 Tỷ lệ sinh viên sử dụng rượu bia 36
Hình 3.2 Địa điểm thường được sử dụng để uống rượu bia 39
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Lạm dụng rượu bia có rất nhiều tác hại đối với sức khỏe Theo báo cáo của
Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), đây là yếu tố nguy cơ của 200 loại bệnh tật
và chấn thương trong đó các bệnh chính là xơ gan, viêm tụy, rối loạn tâm thần, hội chứng ngộ độc rượu của thai nhi ở phụ nữ mang thai [61] Năm 2011, ước tính có khoảng 2,5 triệu ca tử vong mỗi năm liên quan đến rượu bia, con số đó tăng lên 3,3 triệu năm 2012, chiếm tỷ lệ 5,9% tổng số ca tử vong và 5,1% gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới [61] Năm 2014, có khoảng 76 triệu người rối loạn tâm thần do sử dụng rượu [35] Năm 2015, lạm dụng rượu bia góp phần gây
ra gần 85 triệu số năm mất đi do bệnh tật và tử vong sớm (DALYs) [44] Rượu bia cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư: miệng, thanh quản, vùng mũi hầu họng, đại tràng [61] Uống rượu bia quá mức còn gây ra mất ngủ, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, làm cho con người dễ sa vào các hành vi nguy hại như: quan hệ tình dục không an toàn làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, tiêm chích
ma túy thậm chí là tự sát [60], [66]
Tại Mỹ, trung bình từ 2006-2010, đã có 88.129 trường hợp tử vong mỗi năm do sử dụng rượu bia quá mức, trong đó, những nguyên nhân chính gây tử vong là bệnh gan do rượu, tai nạn xe cộ, ngộ độc và tự sát [27] Tại Áo, trong số những người mắc mới xơ gan hằng năm thì có 61,4% nam giới và 61% nữ giới
đã sử dụng rượu bia trong thời gian dài [61] Tại Úc, năm 2011, 70% người dân thừa nhận từng ảnh hưởng tiêu cực do người sử dụng rượu bia gây ra như: đập phá tài sản, bỏ bê vợ con, bạo lực gia đình [57] Năm 2012, trong tổng số trường hợp tai nạn giao thông tại Hàn Quốc thì 25,6% nam giới và 3,6% nữ giới nói đã
sử dụng rượu bia ở trước đó [61]
Năm 2017, Việt Nam tốn 4 tỷ đô la cho rượu bia, tiêu thụ khoảng 305 triệu lít rượu, tương đương 72 triệu lít cồn và gần 4,1 tỷ lít bia, tương đương 161 lít cồn, cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 3 Châu Á chỉ sau Trung Quốc (dân số gấp 14,5 lần) và Nhật Bản (dân số gấp 1,3 lần) [7], [8] Sử dụng rượu bia là
Trang 11nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông tại Việt Nam, liên quan đến 70% vụ
xô xát, gây gỗ, đâm chém nhau của đối tượng thanh thiếu niên từ thành thị đến nông thôn [20] Theo một nghiên cứu năm 2008, tỷ lệ sử dụng rượu, bia trong lứa tuổi vị thành niên và thanh niên đã tăng gần 10% sau 5 năm (từ 51% năm
2003 lên 60% năm 2008), nếu chia theo giới thì 80% nam và ở 36,5% nữ là từng
sử dụng rượu bia, trong số đó có 60,5% nam và 22% nữ cho biết đã từng say rượu, bia [2]
Lứa tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi có nhiều sự thay đổi về thể chất và tâm hồn, muốn chứng tỏ bản thân, thể hiện với bạn bè, do đó dễ bị sa ngã, ảnh hưởng những hành vi xấu từ xã hội, trong đó có việc sử dụng rượu bia [46] Đối tượng này dễ nghiện rượu, bia hơn người lớn vì thiếu kiến thức về tác hại của rượu bia [50] Ở sinh viên thì đây là giai đoạn học tập quan trọng trước ngưỡng cửa gia nhập xã hội, quyết định đội ngũ nhân lực y tế tương lai cho đất nước và tương lai của bản thân mỗi sinh viên nên càng phải quan tâm, kiểm soát việc sử dụng rượu bia chặt chẽ hơn nữa Đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh nơi tập trung nhiều sinh viên từ các tỉnh lân cận sống xa gia đình và tới một môi trường mới, nơi có thể mang lại nhiều bạn bè mới, lối sống mới nhưng cũng có thể làm tăng hành vi nguy cơ mới đặc biệt uống rượu quá mức, do đó sinh viên đại học thường có khuynh hướng uống nhiều hơn so với những người cùng trang lứa không học đại học [31] Việc uống rượu bia ở các sinh viên trường y cần được quan tâm vì họ sau này sẽ là những cán bộ y tế người chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng Tuy nhiên điều đáng lo ngại là tỷ lệ sử dụng rượu bia ở sinh viên trường y rất cao Tại Mỹ gần 78% sinh viên trường y đã sử dụng rượu bia [30], trong khi đó ở Việt Nam con số này là 65% [29] Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu gần đây chưa đánh giá mức độ sử dụng rượu bia ở sinh viên một cách tối ưu nhất Trước thực tế sinh viên uống rượu ngày càng nhiều và thường xuyên, cần
có nhiều hơn những nghiên cứu nhằm xác định rõ mức độ sử dụng rượu bia ở sinh viên và bộ công cụ AUDIT sẽ đáp ứng được tiêu chí đó [18], [58] AUDIT
là bộ công cụ do WHO xây dựng, có tính tin cậy cao, sử dụng được trên nhiều
Trang 12đối tượng, nhiều quốc gia và đã được chuẩn hóa tại Việt Nam, ưu điểm của nó
là xác định rõ bốn mức độ uống rượu dựa vào tổng điểm của 10 câu hỏi, từ đó
có thể nhận diện được những sinh viên có nguy cơ cao Chính vì vậy, tôi muốn thực hiện nghiên cứu “Thực trạng sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức năm 2020” sử dụng bộ công cụ AUDIT với mục tiêu:
1 Mô tả thực trạng sử dụng rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2020
2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh