Vì vậy để mỗi tác phẩm văn chương trong nhà trường luôn sống động với các chức năng vốn có của văn học, là cánh cửa rộng mở đến tâm hồn của học sinh thì người thầy không chỉ đơn thuần vữ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THỦY ANH
DẠY HỌC BÀI THƠ “ĐÂY THÔN VĨ DẠ”
CỦA HÀN MẶC TỬ TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN LỊCH SỬ PHÁT SINH VÀ TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THỦY ANH
DẠY HỌC BÀI THƠ “ĐÂY THÔN VĨ DẠ”
CỦA HÀN MẶC TỬ TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN LỊCH SỬ PHÁT SINH VÀ TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: Lý luận và phương pháp dạy học
(Bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 601410
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Trần Khánh Thành
HÀ NỘI - 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi tới PGS.TS Trần Khánh Thành, cán bộ hướng dẫn khoa học, sự biết ơn sâu sắc Thầy đã tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo giảng dạy các bộ môn, Phòng Đào tạo và công tác sinh viên của Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia
Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt khóa học
Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Việt - Úc, Hà Nội và trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm, Hà Nội cùng các bạn bè, đồng nghiệp, người thân và học sinh đã dành cho tôi sự chia sẻ quý báu trong quá trình hoàn thành luận văn
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thủy Anh
Trang 41.2 Thực trạng dạy học bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” trong nhà trường
phổ thông hiện nay
16
Chương 2 Những yếu tố lịch sử phát sinh và tâm lí sáng tạo cần khai
thác trong dạy học bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
22
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của Hàn Mặc
Tử trong bài thơ
3.1 Thiết kế giáo án dạy học tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong bối cảnh của thời đại công nghệ với sự phát triển như vũ bão của văn hóa nghe nhìn hiện nay đã ảnh hưởng ít nhiều đến văn hóa đọc của giới trẻ Văn học trong nhà trường cũng không là một ngoại lệ Vì vậy để mỗi tác phẩm văn chương trong nhà trường luôn sống động với các chức năng vốn có của văn học, là cánh cửa rộng mở đến tâm hồn của học sinh thì người thầy không chỉ đơn thuần vững về chuyên môn mà còn mềm dẻo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để trang bị cho học sinh cách tiếp cận một tác phẩm văn học và khơi dậy tình yêu đối với văn chương cũng như bồi dưỡng văn hóa đọc
ở những công dân thời hiện đại
Mỗi một tác phẩm văn chương có đời sống riêng, là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử và quá trình tâm lí riêng Dạy học các tác phẩm văn chương phải dựa vào văn bản nhưng không thể bỏ qua các yếu tố liên quan chặt chẽ đến văn bản như lịch sử phát sinh và quá trình tâm lí của người nghệ sĩ trong hoạt động sáng tạo Điều này cần được giải quyết linh hoạt và nghệ thuật trong quá trình dạy học Văn
để thu hút được niềm hứng khởi khám phá của học sinh khi đứng trước một tác phẩm văn học
1.2 Hàn Mặc Tử là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca Việt Nam hiện đại, là một trong những đỉnh cao của phong trào Thơ mới (1932 – 1945) Nhà thơ Chế Lan Viên đã
từng nhận định: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm
thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kì này, chút gì đáng
kể đó là Hàn Mạc Tử” Sau gần một thế kỉ đi qua, di sản thi ca của Hàn Mặc Tử
ngày càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt và giá trị to lớn Thi phẩm tuyệt bút Đây
thôn Vĩ Dạ của ông được đưa vào chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 11 ban cơ
bản và được nhiều thế hệ học sinh đón nhận yêu thích
Tuy nhiên dạy học có hiệu quả tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ không hề đơn giản
vì tác phẩm này đa nghĩa, đa trị, thu hút nhiều cách tiếp cận khác nhau Nếu chỉ thuần túy cắt nghĩa tác phẩm từ văn bản chúng ta sẽ không hiểu hết được nội dung
và những giá trị tiềm ẩn của tác phẩm Để tăng cường hiệu quả tiếp nhận tác phẩm này cần phải có nhiều cách tiếp cận khác nhau, ngoài tiếp cận theo hướng thi pháp học, cần phải tìm hiểu yếu tố lịch sử phát sinh và quá trình tâm lí của thi nhân
Trang 6trong quá trình sáng tạo tác phẩm Nghiên cứu đề tài: “Dạy học bài thơ “Đây thôn
Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo”, chúng tôi mong muốn triển khai một cách cụ thể hơn một hướng khám phá
còn tương đối mới cho tác phẩm, để học sinh có cái nhìn sâu sắc và trọn vẹn hơn bài thơ đẹp đến nao lòng này
2 Lịch sử vấn đề
Di sản Hàn Mặc Tử trở thành nguồn tìm hiểu và nghiên cứu chưa bao giờ vơi cạn Đã có nhiều công trình nghiên cứu quy mô về thi nghiệp, thi pháp thơ Hàn Mặc Tử, mối quan hệ qua lại giữa cuộc đời và sự nghiệp của nguồn thơ đau thương
lạ lùng này đến những bài tìm hiểu về từng tác phẩm thơ Hàn Mặc Tử của những tác giả cùng thời đến hiện nay
Nghiên cứu về Hàn Mặc Tử, cần phải nhắc đến những tên tuổi như Võ Long
Tê, Lê Tuyên, Nguyễn Xuân Hoàng, Đặng Tiến, Thế Phong, Thái Văn Kiểm, Huy Trâm, Châu Hải Kỳ, Lê Đình Bảng, Nguyễn Mộng Giác, Hoài Thanh, Hoài Chân (viết về Hàn Mặc Tử và phong trào Thơ mới), Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Phan Cự
Đệ, Trần Thanh Mại, Vũ Ngọc Phan, Bùi Xuân Bào, Phạm Đán Bình, Phạm Xuân Sanh,
Quãng những năm 1950 có các bài viết của Bửu Đình Ái Mỹ (Kỉ niệm Hàn
Mặc Tử), Nguyễn Thị Như Lễ (Những điểm sai lầm về Hàn Mặc Tử) Trong những
tư liệu hồi ức về Hàn Mặc Tử, quan trọng phải kể đến Đôi nét về Hàn Mặc Tử của Quách Tấn Bài viết này của Quách Tấn cùng với Hàn Mặc Tử, thân thế và thi văn
của Trần Thanh Mại là hai nguồn tư liệu quan trọng bậc nhất về Hàn Mặc Tử mà không một ai nghiên cứu về thi nhân không phải truy cầu, sử dụng Sau này có
thêm hồi kí của Nguyễn Bá Tín cũng rất quan trọng (Hàn Mặc Tử anh tôi, Hàn
Mặc Tử trong riêng tư) Đến những năm 70 có Hàn Mặc Tử hay là sự hiện hữu của thơ của Huỳnh Phan Anh trong sách Đi tìm tác phẩm văn chương, NXB Đồng
Tháp, 1972; Hàn Mặc Tử đau thương và sáng tạo của Nguyễn Kim Chương trong
Văn học, số 196, 1974
Gần đây các công trình tiêu biểu về Hàn Mặc Tử có Hàn Mặc Tử, Đau
thương của Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1995; Hàn Mặc Tử hôm qua và hôm nay do Vương Trí Nhàn sưu tầm và biên soạn năm 1995; Thơ
Trang 7Hàn Mặc Tử và những lời bình do Mã Giang Lân tuyển chọn và biên soạn năm
2003, … và rất nhiều bài viết về Hàn Mặc Tử đăng trên các tạp chí
Nhìn tổng quan nghiên cứu về Hàn Mặc Tử có ba giai đoạn lớn với những mốc thời gian tương đối xác định là: giai đoạn trước 1945, giai đoạn từ 1945 đến
1987 và giai đoạn sau 1987
Trước 1945, hầu hết là các ý kiến thiên về khẳng định tài năng của Hàn Mặc
Tử trong công trình Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân, Nhà văn hiện
đại của Vũ Ngọc Phan, nhất là Hàn MặcTử, thân thế và thi văn của Trần Thanh
Mại cùng với nhiều bài viết trên các báo khác nhau ca ngợi Hàn Mặc Tử
Từ năm 1945 đến năm 1987, nghiên cứu về Hàn Mặc Tử phân định rõ hai khu vực: phía Bắc và phía Nam Phía Bắc do điều kiện chiến tranh và quan điểm nhìn nhận còn khắt khe nên đánh giá còn dè dặt Trong khi đó ở phía Nam lại có phần đề cao thái quá về thơ Hàn Mặc Tử
Từ sau năm 1987 đến nay, không khí đổi mới đã đổi mới tư duy, khơi nguồn sáng tạo cho cách nhà nghiên cứu phê bình văn học việc đánh giá các vấn đề văn học cũng trở nên cởi mở và khách quan hơn Thơ mới được đánh giá đúng với tinh
thần đổi mới Tuyển tập thơ Hàn Mặc Tử của Chế Lan Viên là một công trình công
phu nhất so với những công trình trước đó Từ đây việc nghiên cứu thơ Hàn Mặc
Tử phát triển hưng thịnh Cuộc đời và thi nghiệp của nhà thơ được đưa vào giảng dạy trong trường Đại học và Phổ thông như một đại biểu sáng giá của phong trào Thơ mới Thơ văn Hàn Mặc Tử được tái bản nhiều lần Những công trình nghiên cứu, hồi kí, sưu tầm, chuyên khảo, chuyên luận, bình giảng về thơ văn Hàn Mặc
Tử lần lượt ra đời Các nhà nghiên cứu đã tìm tòi, khám phá sâu sắc hơn về di sản tinh thần của Hàn Mặc Tử và đặc biệt là tìm đến những miền thiêng liêng và bí ẩn trong thơ ông
Nghiên cứu về vấn đề giảng dạy bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử trong nhà trường, có thể kể đến một số bài viết của Chu Văn Sơn trong cuốn Ba
đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu – Nguyễn Bính – Hàn Mặc Tử, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1997; Thơ Điên của Hàn Mặc Tử - thi học của cái “tột cùng”, Tạp chí văn
học, số 11, 2000, tr.39 Tác giả Lã Nguyên bình bài thơ trên tạp chí Văn hóa và
Đời sống tháng 5 năm 1991 Tác giả Đoàn Minh Tâm viết Đây thôn Vĩ Dạ – một
giấc mơ về cuộc đời Hàn Mặc Tử Lý Toàn Thắng với bài Âm điệu trong thơ Hàn
Trang 8Mặc Tử viết ở Quy Nhơn và hoàn thành ở Hà Nội vào tháng 8, năm 2006 đăng trên
Khoa học và Ngôn ngữ, 2009 Trần Trung với Đây thôn Vĩ Dạ - một bài thơ quen
và lạ viết ở Hà Nội vào tháng 7 năm 2009 Nguyễn Ái Học: Từ cấu trúc kép của Đây thôn Vĩ Dạ trong cuốn Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn, xuất
bản năm 2010…
Bài bình giảng bài thơ được in trong sách Những bài giảng văn chọn lọc Phổ
thông trung học của giáo sư Lê Trí Viễn – Trần Thị Thìn, NXB Giáo dục 1995,
sách Giảng văn chọn lọc – văn học Việt Nam do tác giả Trần Đình Sử chủ biên
Nhiều bài viết tìm hiểu về diễn biến tâm trạng của nhà thơ Hàn Mặc Tử và
mối tình Hàn Mặc Tử trong bài thơ, đơn cử như: Hàn Mặc Tử và bài thơ thôn Vĩ của tác giả Đặng Viễn viết ở Orlean vào tháng 2 năm 2012, Sự thật về mối tình
Hàn Mặc Tử - Hoàng Thị Kim Cúc trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu và phát triển Nhiều bài viết và lời bình về bài thơ xuất hiện trên báo
chí: Về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ - một tiếng thở
dài đáng quý trên báo Giáo viên nhân dân lần lượt số đặc biệt năm 1989, số đặc
biệt năm 1990; bài Góp thêm ý kiến về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trên báo Tuổi trẻ
chủ nhật số 1, tháng 1 năm 1990…
Gần đây có bài viết của Nguyễn Cẩm Xuyên: Hiểu về hình ảnh lá trúc che
ngang mặt chữ điền, năm 2009; Lê Tiến Dũng: Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn
Vĩ Dạ đăng trên Tạp chí ĐH Sài Gòn, Bình luận văn học, 2012; Nguyễn Thị Xuân
Yến với Đây thôn Vĩ Dạ - nỗi niềm của con người xa Huế đăng trên Tạp chí Khoa
học văn hóa và du lịch Saigonnact, 2013
Có thể thấy, đã có nhiều góc nhìn, sự cảm nhận về Đây thôn Vĩ Dạ, một bài
thơ trữ tình đã trường tồn hơn nửa thế kỉ Nhất là kể từ khi bài thơ được đưa vào giảng dạy trong chương trình Phổ thông Cuộc tranh luận “bách gia bách ý” xảy ra
với Hàn Mặc Tử nói chung và Đây thôn Vĩ Dạ nói riêng Có tác giả xem đây là
một tiếng thở dài đáng quý của Hàn Mặc Tử Nhiều người dựa hẳn vào mối tình Hoàng Cúc để cắt nghĩa tác phẩm Trong khi đó có người dẹp mảng tiểu sử với cái
xuất xứ không ít quan trọng ấy sang một bên, chỉ tập trung phân tích khách thể
được thể hiện trong tác phẩm: thôn Vĩ Dạ, dòng sông Hương và những cô gái Huế Hay có nhà nghiên cứu nhận định bài thơ là nỗi niềm âu lo cho hạnh phúc, cho khát vọng của cái Đẹp hóa giải trạng huống đau thương Ngay cả những ý kiến
Trang 9đồng lòng ngợi ca thi phẩm cũng rất phân hóa Người thấy bài thơ là lời tỏ tình với Hoàng Cúc Người thì cho rằng nó là tả cảnh (cảnh Huế và con người Huế) Có người trung dung thì làm gạch nối: tình yêu – tình quê khi cắt nghĩa bài thơ Người bảo hướng ngoại, người nói hướng nội…
Thậm chí, những nhận định, những cảm nhận về bài thơ còn trái chiều, mâu thuẫn
Ở toàn thể tác phẩm là thế nhưng ở từng chi tiết trong tác phẩm cũng không
phải là ít ý kiến Một câu “lá trúc che ngang mặt chữ điền” cũng gây tranh cãi Chi tiết “sương khói” làm “mờ nhân ảnh” là ở Vĩ Dạ hay ở chốn người thi sĩ đang
chịu bất hạnh cũng thật nhiều lí giải tạo thành cuộc tranh luận sôi nổi trên báo Giáo
dục và thời đại, báo Văn nghệ quãng những năm 80 của thế kỉ XX
Thời gian sau, nhà giáo – nhà nghiên cứu Văn Tâm khi soạn cuốn Giảng văn
văn học lãng mạn (Nxb Giáo dục, 1991) đã điểm sâu hơn và điều này nhanh chóng
trở thành tâm điểm cho một cuộc đua chen hành hương về Vĩ Dạ, sang tận tờ Tập
văn thành đạo của giáo hội Phật giáo Việt Nam, thu hút ý kiến của những nhà
nghiên cứu và yêu thơ Hàn Mặc Tử cả trong và ngoài nước
Tuy nhiên, nghiên cứu từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng
tạo đối với việc dạy học tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử cho học sinh
Trung học phổ thông còn là một mạch nguồn khá mới mẻ, cần được quan tâm khai thác sâu hơn và toàn diện hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết về bài thơ
Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử hoặc các tài liệu có liên quan đi đến tổng hợp rồi
tìm ra cách khai thác bài thơ này theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo nhằm đưa ra phương án dạy học phù hợp, có hiệu quả, góp phần vào việc đổi mới trong dạy học Ngữ văn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 10Tìm hiểu về nhà thơ Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ với những yếu
tố phục vụ cho việc dạy học tác phẩm này từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo
Thông qua việc khảo sát thực tiễn hoạt động dạy học và thực nghiệm sư
phạm, xác định tính khả thi của những biện pháp dạy học tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ
theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đưa ra được những đề xuất, khuyến nghị tích cực, khả thi
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động dạy và học trong giờ học văn bản Đây thôn Vĩ Dạ bằng hình thức
tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo của giáo viên và học sinh lớp 11 trong nhà trường Trung học phổ thông
Phạm vi nghiên cứu là giáo viên dạy Ngữ văn 11 và học sinh lớp 11 Trung
học phổ thông; giờ học văn bản Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
5 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê: nhằm đánh giá những thành công và hạn
chế của việc dạy học văn bản trữ tình nói chung và tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ nói
riêng trong nhà trường Trung học phổ thông hiện nay
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở học sinh khối 11 của trường Trung học phổ thông Việt – Úc, Hà Nội và khối 11 của trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm, Hà Nội
- Phương pháp đối chứng so sánh sau thực nghiệm
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương
Trang 11Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Những yếu tố lịch sử phát sinh và tâm lí sáng tạo cần khai thác
trong dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo trong nghiên cứu văn học
1.1.1 Lí thuyết về hướng tiếp cận lịch sử phát sinh
Xuất phát từ quan điểm: “Mọi sự vật và hiện tượng không bao giờ tồn tại
một cách cô lập mà bao giờ cũng tồn tại trong một mối quan hệ phổ biến của nó”
nên khi nghiên cứu một tác phẩm văn học, một trào lưu, một khuynh hướng văn học người ta phải đặt nó trong rất nhiều mối tương quan cũng như dưới nhiều góc nhìn Nghiên cứu văn học có nhiều cấp độ khác nhau, nhiều bình diện khác nhau với những yêu cầu khác nhau để tránh nghiên cứu một cách phiến diện, đồng thời đánh giá đúng giá trị của đối tượng nghiên cứu Theo đó, nhiều phương pháp,
khuynh hướng nghiên cứu khác nhau ra đời Viện sĩ Khrapsenco nói “Sự đa dạng
của các loại hình và hình thức văn học, tính phức tạp của những mối liên hệ giữa văn học với đời sống xã hội tạo ra khả năng và tất yếu phải có những người nghiên cứu khác nhau, tuy có sự thống nhất nhất định, do chi phối của phương pháp luận macxit” [22 tr 661] Trong hệ thống đó khuynh hướng nghiên cứu lịch sử phát
sinh ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vai trò cơ bản
Nghiên cứu tác phẩm văn học theo quan điểm lịch sử phát sinh là khi nghiên cứu một nền văn học, các trào lưu văn học, tác gia, tác phẩm văn học người ta xuất phát từ cội nguồn phát sinh của nó, từ đời sống xã hội để lí giải sự hình thành và phát triển các hiện tượng văn học đó Khuynh hướng này chủ trương giải thích sự phát triển của văn học, sự đấu tranh của các trào lưu, sự kế thừa có đổi mới của từng giai đoạn văn học từ những cội nguồn lịch sử xã hội, từ hiện thực khách quan Bởi nhà văn muốn phản ánh hiện thực khách quan vào tác phẩm thì nhất thiết phải
có hiện thực khách quan Từ hiện thực khách quan thông qua hệ thống nhân vật và phương diện chủ quan của nhà văn thì hiện thực đó mới đi vào tác phẩm, mới tiềm
ẩn trong đó những nội dung chủ quan mà nhà văn muốn hướng đến
Nghiên cứu tác phẩm văn học theo khuynh hướng này ngày càng được hoàn thiện dần và nó có nhiều đóng góp đối với nghiên cứu khoa học nhưng không tránh khỏi những hạn chế nhất định Nó không lí giải được toàn bộ những vấn đề khác
Trang 13của xã hội bên trong tác phẩm Cuối thế kỉ XIX, nhà phê bình macxit đầu tiên của
Nga là Plêkhanôp cho rằng, nghiên cứu phê bình văn học “là nhằm chuyển tư
tưởng của tác phẩm nghệ thuật từ ngôn ngữ nghệ thuật sang ngôn ngữ xã hội học,
là nhằm tìm ra cái gọi là “tư tưởng xã hội học” của hiện tượng văn học này Không thể phủ nhận hoàn toàn tính chất hiệu nghiệm của phương pháp này nhưng
rõ ràng nó không thể vận dụng trong nhiều trường hợp phức tạp đa dạng của văn học” [22, tr.662] Nó không thể giải thích được những hiện tượng khi sự phát triển
của văn học không trùng khớp với sự phát triển của xã hội
Vì sao như vậy? Bởi vì chân lí nghệ thuật chỉ thống nhất chứ không đồng nhất với chân lí đời sống Văn học phát triển còn phụ thuộc vào quy luật nội tại của
nó Lịch sử văn học cho thấy những thành tựu văn học đạt được là do những tài năng văn học tạo nên Tuy nhiên tài năng văn học không chỉ là sản phẩm của thời đại nhà văn sống mà còn là sự kết tinh của nhiều thời đại khác nhau Chỉ có điều, thời đại nhà văn đang sống có những vấn đề bức bách mới mẻ đã trực tiếp kích thích sự đột phá của thiên tài Nhưng cho dù là thiên tài, họ cũng không thể nào
“sống hết” với mọi vấn đề của thời đại, mà chỉ là với một số khía cạnh cơ bản nào
đó mà thôi Lênin đã từng nói rằng những nghệ sĩ vĩ đại cũng chỉ phản ánh vài ba khía cạnh của cách mạng mà thôi [22, tr 662] Thành quả sáng tạo, do đó không thể lí giải bằng cội nguồn phát sinh của văn học trong thời đại nhà văn đang sống Khi nghiên cứu một tác phẩm văn học là phải xem xét hoàn cảnh sống cụ thể của nhà văn, không quên xét đến sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp bởi bối cảnh thời đại nói chung nhưng không sa đà mà phải có một cái nhìn biện chứng toàn diện
Xét thuần túy về phương pháp mà nói, văn học phản ánh xã hội nên xem xét văn học từ khía cạnh xã hội là hoàn toàn phù hợp Tuy nhiên sự phản ánh xã hội của văn học có đặc điểm không phải là phản ánh hiện thực khách quan mà đã được
khúc xạ qua lăng kính tinh thần, tâm trạng, hồi ức… của nhà văn Mác viết: “Vận
động của tư duy chỉ là sự phản ánh của vận động hiện thực được di chuyển vào và được sự cải tạo trong đầu óc của con người” Mặt khác, văn nghệ không chỉ phản
ánh thế giới khách quan, mà còn biểu hiện – theo nghĩa rộng của từ này – thế giới
chủ quan nữa [22, tr 66] Nói như phản ánh luận Mác – Lênin thì văn học là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan Nhiều khi nhà văn làm hiện ra trong tác
phẩm của họ những ước mơ, những hiện thực tưởng tượng không thấy có trong thời đại họ đang sống Nên nếu xét văn học trong mối quan hệ tương đương với xã hội là còn phiến diện Có thể tìm thấy ánh sáng phương pháp luận cho vấn đề này
Trang 14trong phát biểu sau đây của Mac: “Không nên tưởng rằng tất cả các đại biểu dân
chủ đều là chủ hiệu buôn hoặc là họ sùng bái bọn này Họ có thể cách biệt với bọn chủ hiệu buôn bằng một vực thẳm Điều làm cho họ trở thành đại biểu của giai cấp tiểu tư sản, chính là vì bộ óc của họ không thể vượt qua được cái giới hạn mà bản thân người tiểu tư sản trong đời sống cũng không thể vượt qua được” [22 tr 81]
Những bước tiến về sau của khuynh hướng nghiên cứu lịch sử phát sinh đã khắc phục được chỗ thiếu sót của lối đi tìm cái “tương đương xã hội học” khi nghiên cứu văn học
Trong lí luận văn học, có phương pháp tiếp cận văn học từ xã hội với những quan điểm mới mẻ đó là phương pháp cấu trúc phát sinh Phương pháp này cũng hướng tới khía cạnh xã hội trong quá trình nghiên cứu văn học Lucien Goldmann (1913 – 1970) là người thử nghiệm vận dụng các phạm trù xã hội học vào nghiên
cứu văn học, xây dựng chủ nghĩa cấu trúc phát sinh coi “Tính chất tập thể của
sáng tạo văn học đến từ sự kiện sau những cấu trúc của vũ trụ tác phẩm là đồng đẳng với những cấu trúc tâm thức của những nhóm xã hội nào đó, tức là sự sáng tạo một vũ trụ tương đương bị quy định bởi những cấu trúc này” Phương pháp
này trước hết nhằm nghiên cứu những quan hệ giữa tác phẩm và các giai cấp xã hội ở cái thời đại tác phẩm ra đời Tác phẩm văn học, theo Goldmann, không chỉ là cấu trúc ngôn ngữ thuần túy, mà còn là một cấu trúc ý nghĩa Cấu trúc ý nghĩa này, đến lượt nó, lại liên quan đến cấu trúc tinh thần của một nhóm xã hội nhất định chịu sự chi phối của những cấu trúc kinh tế - xã hội nào đó Bởi vậy, nghiên cứu một tác phẩm văn học, việc đầu tiên là tìm hiểu cấu trúc ý nghĩa của nó thông qua cấu trúc ngôn ngữ, sau đó đặt tác phẩm vào hoàn cảnh kinh tế - xã hội mà nó ra đời
để tìm cho được sự tương ứng giữa cấu trúc ý nghĩa tác phẩm và cấu trúc tinh thần của nhóm xã hội mà tác giả thuộc vào Rồi dùng địa vị kinh tế xã hội của nhóm xã hội này mà giải thích cái cấu trúc tinh thần của nó, tức cũng là qua đó lí giải thích ý nghĩa của tác phẩm Phương pháp cấu trúc phát sinh nếu chỉ dừng lại ở khía cạnh
xã hội tức là coi chủ thể tác phẩm văn học là một nhóm xã hội nào đó thì sẽ còn khiếm khuyết Bởi lẽ, những sáng tạo, xét cho cùng, bao giờ cũng là sáng tạo của
cá nhân Vì thế, Goldmann còn giải thích cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm văn học bằng những đặc điểm tiểu sử cá nhân tác giả, tức bổ sung thêm khía cạnh tâm lí học của J.Piaget và phân tâm học của S.Freud
Theo khuynh hướng lịch sử phát sinh, người nghiên cứu phải tuân thủ
“nguyên tắc lịch sử” và “nguyên tắc lôgic”, tức là phải nắm bắt được toàn diện đến
Trang 15mức tối đa những hiện tượng lịch sử xã hội, nguyên nhân, trình tự của nó và được
phản ánh theo tư duy lôgic Ănghen nói: “Lịch sử thường diễn biến quanh co, nếu
bất cứ đâu cũng phải chạy theo nó thì tất yếu không những phải chú ý đến nhiều tư liệu không quan trọng mà còn làm gián đoạn tiến trình tư duy” [11, tr 53]
Những hạn chế khuynh hướng lịch sử phát sinh lại là ưu thế của những khuynh hướng khác Ví dụ như khuynh hướng lịch sử phát sinh chưa chú ý đến vấn
đề tác động của văn học, nhưng đó lại là nhiệm vụ trung tâm của khuynh hướng lịch sử hiệu năng Vì thế khi nghiên cứu một tác phẩm văn học, một vấn đề văn học hay tác giả, trào lưu văn học, … để tiếp nhận một cách hiệu quả đối tượng nghiên cứu đòi hỏi người nghiên cứu biết phát huy những ưu điểm của khuynh hướng lịch sử phát sinh nhưng tránh tình trạng tuyệt đối hóa và cần khai thác vấn
đề trong quan hệ tổng hòa với các khuynh hướng khác
1.1.2 Lí thuyết về hướng tiếp cận tâm lí học sáng tạo
Nghệ thuật trong thực tiễn sáng tạo của mình là một hoạt động tâm lí, với tư cách đó nó có thể và cần phải được phân tích theo lối tâm lí học Dưới góc độ này
nó ngang bằng với mọi hoạt động khác của con người do các motive tâm lí chi
phối mà tâm lí học lấy làm đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nghệ thuật, nghiên cứu văn học bằng phương pháp tâm lí từ lâu
đã trở thành một thao tác phổ biến của các nhà nghiên cứu và phê bình văn học Có tâm lí học sáng tác và tâm lí học tiếp nhận Trong đó tâm lí học sáng tác cung cấp cho chúng ta những phương pháp nghiên cứu nghệ thuật xây dựng tác phẩm về mặt tâm lí của tác giả
Tâm lí là toàn bộ những hiện tượng tinh thần diễn ra trong con người thể hiện qua hoạt động của tình cảm và lí trí, gắn liền và chi phối hoạt động của con người Tình cảm là những biểu hiện tâm lí của con người, phản ánh mối quan hệ giữa con người và các đối tượng trong quá trình tiếp xúc Có lúc nó được lưu giữ trong tâm hồn, có lúc nó bộc lộ ra ngoài qua thái độ, ngôn ngữ, hành vi của con người với các sắc thái cấp độ như: cảm xúc, tâm trạng, thái độ, khát vọng (hỉ - mừng vui, nộ - tức giận, ái - thương yêu, ố - căm ghét, ai - đau thương, cụ - sợ hãi, dục - ham muốn) Hoạt động lí trí thì biểu hiện qua các phương diện như: hồi ức, tưởng tượng, suy lí, phán đoán Đời sống tâm lí của con người vô cùng phong phú bên cạnh hoạt động của tình cảm, lí trí nó còn bao gồm cả tư tưởng và tâm linh Vì
Trang 16thế tâm lí học có nhiệm vụ nghiên cứu về các hiện tượng tâm lí của con người nhằm khám phá bản chất, quy luật hoạt động của nó
Tâm lí học sáng tạo văn học là bộ môn khoa học có tính chất liên ngành Nó nằm ở vùng giao thoa của nhiều ngành khoa học như tâm lí học, mĩ học, nghiên cứu văn học Nhiệm vụ của tâm lí học sáng tạo văn học là nghiên cứu quá trình hoạt động tâm lí – thẩm mĩ – xã hội bên trong chủ thể sáng tạo văn học Khác với tâm lí học phổ quát, tâm lí học sáng tạo văn học chỉ giới hạn phạm vi và hướng tiếp cận của nó ở đời sống tâm lí của nhà văn, những quy luật của quá trình sáng tạo tác phẩm
Nghiên cứu văn học theo tâm lí học sáng tạo là nghiên cứu bản thân quá trình sáng tạo của nhà văn, tức là quá trình vận động của tư duy nghệ thuật trong trạng thái sống động của nó, từ khoảnh khắc thoáng hiện ý đồ sáng tạo cho đến hoàn thành tác phẩm có sự tác động qua lại giữa tâm lí của nhà văn với công việc sáng tạo Bản thân quá trình sáng tạo đó của nhà văn có hàng loạt vấn đề từ rung động nội tâm đến nhu cầu được giải thoát, tưởng tượng, ý thức và vô thức, nhập thân, xúc cảm và cảm hứng, hư cấu và tái tạo…
Đối tượng của tâm lí học sáng tạo là quá trình bên trong của đời sống tâm lí sáng tác nhưng tài liệu nghiên cứu nó lại là những thứ đã được cố định hóa, hữu hình: bản thảo tác phẩm, nhật kí, hồi kí, thư từ, những lời phát biểu tâm sự về nghề văn, về các tác phẩm cụ thể mà nhà văn đã viết, về những hiện tượng tâm lí, các sự kiện dẫn đến hiện tượng tâm lí mà nhà văn kể lại với người thân bè bạn, hoặc từ phía quan sát cảm nhận của người thân bè bạn… Từ những tài liệu đó người nghiên cứu từng bước tìm đến đời sống tâm lí nhà văn và những giai đoạn trong quá trình sáng tạo
Khi tìm hiểu tác phẩm theo hướng tiếp cận tâm lí học người nghiên cứu có thể vận dụng nhiều phương pháp của khoa học tâm lí để cắt nghĩa các hiện tượng tâm lí sáng tạo Trước hết phải kể đến phương pháp Phân tâm học
(Psychoanalysic) “thăm dò tâm lí nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa vô thức của các hành
vi” do bác sĩ tâm thần người Áo Sigmund Freud (1856 – 1939) sáng lập ra vào đầu
thế kỉ XX Năm 1900, Freud cho in “Traumdeutung – Giải thích giấc mơ”, với các
thuyết về dồn nén, vô thức và giấc mơ Đó là tác phẩm đầu tay của ông và cũng là nền tảng cho Phân tâm học Freud cho rằng giấc mơ là sự thực hiện ước vọng [13,
Trang 17tr 18], có những ám ảnh nào đó được lưu giữ về mặt tâm lí bằng cách nào đó có trong cái vô thức Cái dồn nén đang tồn tại ở những sự tưởng tượng vô thức có lẽ
là chất liệu cho tất cả mọi chiêm bao [13, tr 23] Freud dùng phương pháp này để nghiên cứu một số hiện tượng tinh thần: tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức Với hiện tượng văn học nghệ thuật, Freud cho rằng xuất hiện cái vô thức trong sự va chạm với cái ý thức, mơ mộng có quan hệ thân thiết với huyền thoại, với văn học và nghệ thuật Theo đó cắt nghĩa một tác phẩm giống như là lí giải một giấc mơ Những giấc mơ cần phải lí giải là những giấc mơ thể hiện có che đậy ước nguyện
đã bị dồn nén, các ý nghĩ được tiềm ẩn trong mơ Chất liệu của các điều tưởng tượng không được thể hiện nguyên như vậy trong nội dung giấc mơ mà được thế chân bởi những ám chỉ, bóng gió và những cách thể hiện tương tự khác gọi là
những biểu tượng Mặt khác “Không bao giờ Giấc mơ lại quan tâm tới những thứ
chẳng đáng quan tâm lúc ban ngày, và không bao giờ những vụn vặt chẳng đáng bận lòng lúc ban ngày lại đeo đuổi chúng ta vào tận giấc mơ” [13, tr 70], các ý
nghĩ trong mơ là một phức hợp tâm lí có mối liên hệ logic được thể hiện bằng các biểu tượng Vì thế nắm bắt được thế giới tâm lí của người viết sẽ là cơ sở giúp chúng ta cắt nghĩa tác phẩm thông qua các biểu tượng Nhiệm vụ của người nghiên
cứu là phải “lí giải tác phẩm văn học bằng các xung đột tâm lí vô thức của con
người (mà đại diện là tác giả), hoặc tái tạo lại đời sống tâm hồn của tác giả thông qua những điều phát tiết vô thức trong tác phẩm của anh ta” [15, tr.116] Phương
pháp của Freud sau này được áp dụng vào nghiên cứu văn học và có ảnh hưởng mạnh mẽ
Đến K.G.Jung (1876 – 1961), nhà tâm lí học người Đức, thì cái vô thức cá nhân được thay thế bằng vô thức tập thể trong lí thuyết tâm lí học Vô thức tập thể
là lớp vô thức cá nhân tương đương với mọi người khác được lưu giữ đến một lúc nào đó thì thể hiện thành các hình tượng nghệ thuật giống nhau gọi là cổ mẫu Vô thức tập thể được biểu hiện qua huyền thoại, mộng mơ, huyễn tưởng Ngoài ra Jung còn chú ý đến vấn đề cá nhân hóa Đây là sự chống lại vô thức tập thể để khẳng định cái tôi của mình Điều này đặc biệt quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật để tạo nên những đóng góp cá nhân, tạo nên phong cách cá nhân Jung cũng phát hiện ra những kiểu tâm lí và hai dạng của nó là hướng nội và hướng ngoại, cung cấp cho chúng ta những bộ khái niệm - công cụ để phân tích những hiện tượng văn hóa, nghệ thuật, tâm lí Ông hướng sự quan tâm của mình vào vấn đề tương phản giữa tư duy và văn hóa, các con đường phát triển văn hóa phương
Trang 18Đông và phương Tây, vai trò của di truyền sinh học và di truyền văn hóa trong đời sống các dân tộc Và cuối cùng, là phân tích những hiện tượng bí ẩn trong văn hóa, làm sáng tỏ ý nghĩa của các huyền thoại, giấc mơ, truyền thuyết, cổ tích và những huyền bí Quan niệm này của Jung có ảnh hưởng cả đến lĩnh vực sáng tác văn học
Từ những quan niệm khác nhau về chủ thể trữ tình, cái tôi thiên tài của người nghệ sĩ ta có thể thấy vai trò của cái vô thức, của tình cảm – cảm xúc trong quá trình sáng tạo văn học là không thể phủ nhận Trong quan niệm thần bí về thiên tài nghệ thuật xuất hiện từ thời kì cổ đại và tồn tại khá lâu trong đời sống tinh
thần của nhân loại, Platong cho rằng thi sĩ là một cái gì nhẹ nhàng, bay bổng và
thiêng liêng, anh ta chỉ có thể sáng tạo một khi đã được cổ vũ và trở nên cuồng loạn khi anh ta không còn lí trí nữa Thực ra đây là trạng thái tâm lí khác thường
của thi sĩ khi cảm hứng sáng tạo đến Nó được biểu hiện ra như một hiện tượng thần nhập thần bí Ngoài ra còn có quan niệm bệnh lí và thiên tài Theo quan niệm này những biểu hiện bệnh lí tâm thần và biểu hiện của thiên tài có điểm tương đồng Moreau de Turs, một học giả Pháp thế kỉ XIX, đã chỉ ra sự giống nhau giữa cảm hứng sáng tạo và trạng thái cuồng loạn Sự giống nhau này biểu hiện qua những trạng thái nhanh chóng và bất ngờ, qua tưởng tượng độc đáo và sống động, qua cảm nhận tinh tế vượt quá mức bình thường Trên thực tế thì sáng tạo nghệ thuật là vật lộn với tất cả những gì bệnh hoạn, là sự tắm gội và thanh lọc của tâm hồn, là lặp lại trật tự hài hòa của các yếu tố tiềm thức và ý thức Sáng tạo nghệ thuật đích thực chỉ có thể là sản phẩm của những bộ óc sáng suốt, những tâm hồn trong sáng, cao thượng
Giáo sư Phương Lựu trong cuốn Lí luận văn học cho rằng phải nghiên cứu
tác phẩm như là con đẻ tinh thần của nhà văn [22, tr 684] Dò tìm đến nguồn cội của quá trình sáng tạo, ta thấy sáng tạo có sự tích lũy trước đó từ những năng lực
cơ bản của nhà văn, đến quá trình tiếp cận hiện thực cuộc sống, từ rung động nội tâm đến nhu cầu giải thoát (có liên quan đến thuyết dồn nén của Freud) Để hiểu được sâu sắc quá trình này phải giải mã được các hiện tượng tâm lí như tưởng tượng, vô thức trong đó có cảm hứng và trạng thái mơ màng, nhạc điệu và sự nhập thân thể hiện…
Mỗi phương pháp của hướng tiếp cận tâm lí học bên cạnh những luận điểm độc đáo không tránh khỏi những nghi vấn Điều quan trọng ở đây là phải biết vận dụng khoa học tâm lí để cắt nghĩa các hiện tượng tâm lí sáng tạo Việc sử dụng linh
Trang 19hoạt các phương pháp tâm lí sáng tạo, tránh tuyệt đối hóa sự chi phối của cái vô thức và của tính dục thì có thể đóng góp quan trọng vào việc tìm hiểu cái thông điệp của một số tác phẩm Điểm tựa của những lí giải phải là quan điểm duy vật biện chứng, tránh suy diễn tùy tiện hoặc đẩy chúng vào quan điểm duy tâm siêu hình
1.1.3 Mối quan hệ giữa hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và hướng tiếp cận tâm
lí học sáng tạo trong quá trình nghiên cứu tác phẩm văn học
Từ trước đến nay có nhiều phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo nhiều quan điểm khác nhau Để cắt nghĩa, tìm hiểu một tác phẩm văn học một cách toàn diện và sâu sắc không nên chỉ vận dụng một phương pháp, một hướng tiếp cận để mặt hạn chế của phương pháp và hướng tiếp cận này sẽ được bù đắp bởi ưu điểm nổi bật của phương pháp và hướng tiếp cận kia Phương pháp luận nghiên cứu hiện đại đã đặt vấn đề tiếp cận tác phẩm văn học nghệ thuật một cách toàn diện [22, tr 671]
Phương pháp cấu trúc phát sinh hướng tới khía cạnh xã hội trong quá trình nghiên cứu văn học Nhưng sáng tạo là sản phẩm của cá nhân, mang dấu ấn cá nhân nên L.Goldmann còn giải thích cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm văn học bằng những đặc điểm tiểu sử cá nhân tác giả, tức bổ sung thêm khía cạnh tâm lí học J.Piaget và phân tâm học của S Freud
Nghiên cứu tâm lí sáng tạo của nhà thơ trong những trường hợp cụ thể chúng ta sẽ có thêm cơ sở để hiểu được các tầng nghĩa của tác phẩm và ý đồ nghệ thuật của nhà thơ
Mặt khác sáng tạo là quá trình đi từ ý đồ và tâm trạng, tâm trạng thường gắn liền với nhạc điệu (nhạc điệu - tâm trạng) rồi mới đến là tập trung và thể hiện, nhập thân và thể hiện sau cùng là sửa chữa; sự hình thành thiên tài bên cạnh những lí giải liên quan đến tâm lí khác thường còn có yếu tố là di truyền (năng khiếu), hoàn cảnh và quá trình học tập Như vậy khi nghiên cứu một tác phẩm văn học vừa phải tính đến yếu tố tâm lí của chủ thể lại vừa phải kể đến yếu tố lịch sử phát sinh trong quá trình sáng tạo
Tác phẩm không chỉ cố định trong cấu trúc văn bản mà tác phẩm là một quá trình Nó là kết tinh của một cái gì trước đó, và sẽ gây tác dụng sau đó [22, tr.671]
Trang 20Theo đó lịch sử phát sinh là yếu tố ngoài văn bản nhưng là giai đoạn đầu của cảm hứng, xúc cảm tham gia vào quá trình sáng tạo văn bản Nhưng nếu chỉ lấy yếu tố ngoài văn bản để giải thích văn bản thì dễ rơi vào xu hướng xã hội học Vì thế xem xét một tác phẩm văn chương tính đến cả yếu tố tâm lí là yếu tố nội tại bên trong nhà văn sẽ khiến độ tham chiếu lớn hơn Tìm hiểu tác phẩm từ hai hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo giúp ta tiếp cận chính xác và toàn diện hơn nội dung của văn bản
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có phong cách nghệ thuật và quá trình sáng tạo độc đáo với đời sống tâm lí phức tạp, giằng xé Không hiểu được tính độc đáo, phức tạp ấy sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của các hình ảnh đã trở thành biểu tượng, cũng như không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ ông
1.2 Thực trạng dạy học bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” trong nhà trường phổ thông hiện nay
1.2.1 Nguồn học liệu
Đây thôn Vĩ Dạ là một tác phẩm nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu
Vì thế trong quá trình dạy học tác phẩm này cũng đã có nhiều hướng tiếp cận khác nhau và mỗi hướng tiếp cận lại càng khiến bài thơ thêm lung linh ý nghĩa
Hiện nay hướng tiếp cận dạy học phổ biến là dựa vào hoàn cảnh sáng tác, các yếu tố chính về cuộc đời và phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử cũng như văn bản thơ để cắt nghĩa nội dung tư tưởng của tác phẩm
Nhưng dù nguồn tư liệu và các hướng tiếp cận từ trước đến nay thật phong
phú thì việc hiểu tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ trên tinh thần tích cực, chủ động đối với
học sinh vẫn không phải là công việc dễ dàng bởi bài thơ ít nhiều nhuốm màu sắc
tượng trưng siêu thực Việc dạy học bài tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ từ hướng tiếp
cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo sẽ cung cấp một cách nhìn toàn diện và
độ tham chiếu lớn hơn cho thầy và trò trong quá trình tìm hiểu tác phẩm đã trở nên rất quen thuộc
1.2.2 Thực trạng dạy học bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
1.2.2.1 Đối tượng khảo sát
Trang 21Để tìm hiểu tình hình dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trong nhà trường Phổ
thông hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hai đối tượng cơ bản tham gia vào quá trình dạy học trong nhà trường đó là giáo viên và học sinh
Đối với giáo viên, chúng tôi tìm hiểu, phân tích, đánh giá qua bài soạn giảng
và việc dự giờ những tiết giảng của giáo viên ở hai trường Trung học phổ thông Việt – Úc, Hà Nội và Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm, Hà Nội Từ đó chúng tôi rút ra những điều đã đạt được, những ưu điểm cũng như những hạn chế trong
quá trình dạy học tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ ở trường Phổ thông hiện nay
Đối với học sinh – vừa là đối tượng tiếp nhận vừa là chủ thể của quá trình dạy học, việc khảo sát cần phải đánh giá được mức độ tiếp nhận của học sinh về tác phẩm Thông qua việc dự giờ và cho học sinh làm các bài test, các bài luận để thấy được những yêu cầu, mục đích của bài học đã đạt được ở mức độ nào
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xem xét, rút ra những đánh giá chung về thực
trạng dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ từ việc sưu tầm, tuyển đọc các sách tham
khảo của các tác giả khác nhau viết về bài thơ từ đó thấy được những vấn đề và khía cạnh thường được đề cập đến trong khi nghiên cứu
1.2.2.2 Quá trình khảo sát
Trong quá trình khảo sát để thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành khảo sát với khối 11 của trường Trung học phổ thông Việt – Úc, Hà Nội và khối 11 của trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm, Hà Nội cùng vào tháng 1 năm 2013 Cùng với đó, chúng tôi đã tham khảo một số giáo án và phần rút kinh nghiệm của một số giáo viên trong những năm học trước cũng như phỏng vấn các giáo viên đã
dạy học bài Đây thôn Vĩ Dạ để bổ sung ý kiến và đánh giá kết quả khảo sát được
khách quan, chính xác và toàn diện hơn
Quá trình khảo sát của chúng tôi lần lượt trải qua những bước như sau:
Bước đầu chúng tôi tìm hiểu Sách giáo khoa, Sách giáo viên và xin phép tìm hiểu giáo án của các giáo viên dạy khối 11 ở hai trường trước khi dự giờ Từ đó, chúng tôi nhận thấy các giáo án được khảo sát có sự triển khai linh hoạt nhưng hầu hết đều bám sát hướng dẫn soạn giảng của Sách giáo viên, Thiết kế bài giảng và Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Trang 22Bước hai, chúng tôi đã dự giờ sau đó xem vở ghi của học sinh Chúng tôi thấy rằng, những kiến thức giáo viên định hướng, triển khai trong quá trình dạy học và những gì học sinh ghi chép lại đều đi rất nhanh qua phần tìm hiểu chung về tác giả và hoàn cảnh sáng tác Học sinh ghi nhớ và đã nắm được năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình, một số mốc sự kiện quan trọng trong cuộc đời tác giả và
biết được “qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử,
người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế” Điều này
có nghĩa là học sinh chưa nắm được thật chắc ảnh hưởng sâu xa của cuộc đời đến thi pháp của Hàn Mặc Tử, cũng như những khía cạnh tiêu biểu nhất trong phong
cách sáng tác của nhà thơ được biểu hiện nhất quán trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
mà chỉ nhớ một cách chung chung là “diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn” Ở
phần giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ, học sinh được định hướng là: theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với Hoàng Cúc (người mà thi sĩ yêu đơn phương) là một cô gái vốn quê ở thôn Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình Giáo viên hầu như chỉ nhắc đến sự kiện Hàn Mặc Tử bị bệnh phong và nhận được bức bưu ảnh của Hoàng Cúc mà chưa phân định rạch ròi điều gì là khởi nguồn sâu xa và điều gì chỉ là nhân tố làm bùng phát những cảm xúc đã có sẵn trong con người nhà thơ Nếu phần hoàn cảnh sáng tác bài thơ mà giáo viên nhấn mạnh được điều này thì hành trình tìm hiểu một bài thơ vốn “phức tạp và đầy bí ẩn” này sẽ sáng rõ và logic hơn Thêm nữa việc định hướng ngay từ đầu ý nghĩa của nhan đề bài thơ cũng như
việc đổi tên nhan đề từ Ở đây thôn Vĩ Dạ sang Đây thôn Vĩ Dạ cũng là một trong
những cơ sở để tìm ra sự thống nhất, xâu chuỗi các hình ảnh trong bài thơ Ở phần tìm hiểu chi tiết văn bản, giáo viên định hướng học sinh tập trung khai thác sâu vào
ý nghĩa của từng hình tượng, nghệ thuật biểu hiện hình tượng trong ba khổ thơ để
từ đó khái quát nội dung tư tưởng của cả tác phẩm Câu hỏi gợi ý chủ đạo cho ba khổ thơ lần lượt là: Phân tích nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu? Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì? Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào? Chút hoài nghi trong câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?” có biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời không? Vì sao? Từ việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi này, giáo viên đi đến
khái quát: với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế,
giàu liên tưởng, bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người Với cách triển
khai này, hầu như học sinh được cắt nghĩa từng khổ thơ một cách độc lập Như vậy
Trang 23việc hiểu một cách thấu đáo và sâu sắc bài thơ quả thực là yêu cầu khó khăn với học sinh khi trải nghiệm còn non nớt Học sinh chưa nắm được mạch luận lí, sợi dây xâu chuỗi các hình ảnh trong ba khổ thơ tưởng như chẳng mấy liên quan đến nhau ấy chính là nguồn cảm xúc đau thương ngầm ẩn ở bên trong Theo đó việc tìm hiểu bài thơ cũng chưa gợi ra được nỗi đồng cảm sâu xa với niềm đau thân phận của con người và sự trân trọng một lối sống tích cực tha thiết đắm say với cuộc đời và con người của các nhà Thơ mới ngay khi ở trong hoàn cảnh tột cùng đau khổ Hơn nữa, vì cắt nghĩa bài thơ mà chưa ý thức được vai trò quan trọng của các nhân tố hoàn cảnh, đời sống tâm lí của chủ thể sáng tạo nên học sinh chưa thấy hiểu hết được vẻ độc đáo của lối thơ tượng trưng siêu thực mà Hàn Mặc Tử đã từng gọi là Thơ Điên Nếu ngay từ bài học này học sinh được nắm vững đặc điểm của thơ tượng trưng siêu thực thì sẽ dễ dàng hơn cho cách em khi trở lại hình thức
thơ này một lần nữa khi học tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca ở lớp 12
Bước ba, chúng tôi phát phiếu điều tra và các bài test ngắn cho học sinh ngay sau giờ học, kiểm tra lấy điểm hệ số hai với bài luận trong thời gian 90 phút,
câu hỏi và đề bài giống nhau Từ hiện trạng dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ như
trên mà khi khảo sát học sinh sau giờ học chúng tôi thấy phần lớn học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dưới dạng tái hiện lại nội dung cơ bản và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm còn với vấn đề ngoài văn bản và những câu hỏi khai thác về mối dây liên hệ giữa đời sống tâm lí của nhà thơ và các hình tượng trong bài thơ để hiểu sâu sắc hơn nội dung tư tưởng của bài thơ thì học sinh tỏ ra lúng túng hoặc võ đoán Đa số học sinh chưa có được những rung động thẩm mĩ mà lẽ ra phải có với
một bài thơ đầy cảm xúc như Đây thôn Vĩ Dạ Trừ một số tiết học người thầy có
nghệ thuật sư phạm đủ để truyền cảm hứng cho học sinh thì đây quả thực là một bài thơ khó để học sinh có thể hiểu được một cách thấu đáo nếu theo đúng các phương pháp và trình tự của một tiết dạy học văn bản thông thường Do đó việc tìm ra những hướng tiếp cận mới cho bài thơ đa trị, đa nghĩa vẫn là một vấn đề gợi nhiều tìm tòi và nghiên cứu cho giáo viên trong quá trình dạy học
Bước bốn, chúng tôi khảo sát giáo án và phần rút kinh nghiệm của giáo viên những năm học trước cũng như phỏng vấn các giáo viên đã từng tổ chức dạy học
bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ thì thấy tất cả các giáo đều tập trung làm rõ nội dung văn
học mà tác phẩm nói tới mà nhiều giáo án chưa khai thác sâu các yếu tố lịch sử phát sinh và đời sống tâm lí của tác phẩm, giáo viên còn nhiều khó khăn và trăn trở
Trang 24làm sao để giúp học sinh tiếp cận một cách dễ dàng nhất và hiểu tác phẩm một cách thấu đáo nhất
Từ các bước tìm hiểu trên đã cho chúng tôi thấy rõ thực trạng dạy học bài
thơ Đây thôn Vĩ Dạ trong nhà trường Phổ thông hiện nay: cần chú ý hơn nữa đến
yếu tố lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo trong quá trình khai thác văn bản
1.2.2.3 Kết quả khảo sát
Qua các bước khảo sát như trên đã trình bày, chúng tôi tổng hợp được kết quả trong bảng sau:
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT Phương diện đánh giá Trường Trung học
phổ thông Việt Úc,
Hà Nội
Trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm, Hà Nội
Giờ học chưa khai thác sâu yếu tố
ngoài văn bản: hoàn cảnh xã hội và
cá nhân
6/9 tiết = 66.7% 11/16 tiết = 68.8%
Giờ học chưa khai thác sâu yếu tố
ngoài văn bản: hoàn cảnh sáng tác
bài thơ
6/9 tiết = 66.7% 10/16 tiết = 62.5%
Giờ học chưa thực sự quan tâm đến
đời sống tâm lí – mối dây liên hệ
các hình ảnh thơ
7/9 tiết = 77.8% 12/16 tiết = 75%
Số học sinh hiểu được mạch cảm
xúc đau thương ngầm ẩn ở bên
trong bài thơ
23/60 học sinh = 38.3%
39/100 học sinh =
39%
Số học sinh lí giải được mạch cảm
xúc đau thương ngầm ẩn trong bài
Trang 25Số học sinh yêu thích bài thơ 22/60 học sinh =
8/60 học sinh = 13.3%
sinh và đời sống tâm lí sáng tạo của nó để có sự đánh giá toàn diện Đây thôn Vĩ
Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử là một trường hợp như thế Nhưng từ việc khảo sát
thực trạng dạy học bài thơ trong nhà trường phổ thông hiện nay có thể thấy hướng tiếp cận theo yếu tố lịch sử phát sinh và tâm lí sáng tạo ít được chú trọng Còn nhiều học sinh chưa thấy yêu thích và xem đây là một trong những thi phẩm khó cắt nghĩa Vì thế, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu sự tác động của những yếu tố lịch sử
phát sinh và tâm lí học sáng tạo tới việc hình thành bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để tìm
ra con đường dạy học có hiệu quả tác phẩm này
Trang 26CHƯƠNG 2 NHỮNG YẾU TỐ LỊCH SỬ PHÁT SINH VÀ TÂM LÍ SÁNG TẠO CẦN KHAI THÁC TRONG DẠY HỌC BÀI THƠ “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” 2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử trong bài thơ
2.1.1 Yếu tố thời đại và phong trào Thơ mới 1932 - 1945
Từ nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cùng với cuộc xâm lược của thực dân Pháp, những nhân tố mới của chủ nghĩa tư bản phương Tây, của nền văn minh phương Tây nói chung đã dần xâm nhập và ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam Nền khoa cử phong kiến dần bị bãi bỏ, chữ Quốc ngữ được thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm Văn xuôi hiện đại, báo chí, ngành xuất bản xuất hiện Một tầng lớp trí thức “Tây học” được Pháp đào tạo để phục vụ trong bộ máy nhà nước thuộc địa, trong đó có một số người được du học tại Pháp Chính quốc là một nước tư bản lớn nên thuộc địa Việt Nam đương nhiên chịu ảnh hưởng về mọi mặt từ chính quốc Trong thời đại “Âu hóa” ấy, xã hội và con người Việt Nam, nhất là ở các đô thị, đã trải qua một sự biến cải sâu sắc trong đó có đời sống tinh thần của con người Những giá trị tinh thần hết sức mới mẻ xuất hiện như “tự do luyến ái”, vai trò của
“cái tôi nhân bản” Nền văn minh, văn hóa truyền thống Việt Nam đã gặp gỡ, giao thoa với nền văn minh và văn hóa phương Tây, tạo nên một nền văn minh văn hóa mới chưa từng có Có thể nói, một cuộc cách mạng văn hóa đã diễn ra trong nửa đầu thế kỉ XX
Trong cuộc cách mạng văn hóa ấy, Thơ mới đăng đàn vào năm 1932 và bước vào thời kì hoàng kim trong mười năm kế tiếp Phong trào Thơ mới là một cuộc cách mạng thơ ca chưa từng có Như trăm hoa đua nở, mỗi nhà thơ tìm cho mình một phong cách riêng biệt và phân hóa thành nhiều trường phái khác nhau như: thơ hoành tráng về con người thời đại đầy chất lãng mạn trữ tình với Thế Lữ, thơ tình yêu với Xuân Diệu, Hồ DZếnh, Tế Hanh, T.T.Kh,… thơ chân quê với Nguyễn Bính, thơ sầu rụng với Lưu Trọng Lư, thơ say với Hoàng Chương, thơ điên với Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên,…
Thơ mới có nhiều đóng góp to lớn trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc cả trên hai phương diện thi pháp và nội dung tư tưởng Phong trào này đã sáng
Trang 27tạo một quan niệm thơ mới, hệ thống hình thức thơ mới với thể loại thơ mới, đề tài mới, cấu tứ mới, cảm xúc mới, ngôn ngữ mới, biểu tượng mới, phong cách mới, biện pháp tu từ mới… Trước hết Thơ mới vượt qua mục đích giáo huấn, “thi dĩ ngôn chí” của thi ca trung đại trở thành thơ của cái đẹp, của cảm xúc thành thực và
tự do không hạn chế một đề tài nào
Nhưng thơ không vô ích với đời, Thơ mới là thơ của tinh thần dân tộc sâu sắc Tinh thần dân tộc là một động lực để các nhà thơ ấp ủ lòng yêu nước thiết tha Thơ mới là thơ thể hiện cái tôi lãng mạn tìm cách thẩm mĩ hóa cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội thực dân nửa phong kiến được biểu hiện bằng trạng thái lãng mạn mộng mơ, ai ca, thần bí, có khi lãng mạn anh hùng công dân, xã hội Nhưng nét bao trùm của chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ Các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện của xã hội bảo hộ bằng cách tưởng tượng, trốn vào một thế giới khác, có cái gì khác thường, khác người, khác đời và đối lập giữa mộng và thực là đáng kể Bên cạnh nhiều nét rạo rực, lo âu và khát vọng thì buồn và cô đơn là nét chung của các nhà thơ trong phong trào Thơ mới
Thơ mới đánh dấu bước hòa nhập của thơ trữ tình Việt Nam với thế giới, là một bộ phận của thơ thế giới Nó là chiếc cầu nối giữa thơ Đông với thơ Tây, kết tinh nhiều trào lưu thơ cổ điển và hiện đại của thế giới Trần Hoàng gọi những nhà Thơ mới là những “ông tây An Nam làm thơ đặc Pháp nhưng không mất đi điệu tình tự của dân tộc”, đã mở ra hướng đi mới phù hợp với thời đại ngày nay và mai sau
Ai đã chót nặng lòng với phong trào Thơ mới thì không khỏi ám ảnh từ những vần thơ của Hàn Mặc Tử Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới Khi nghĩ về thi sĩ họ Hàn người ta thường nghĩ đến hình ảnh một “ngọn núi lạ”, “ngọn núi cô đơn” của phong trào Thơ mới Năm
1942, Hoài Thanh than thở “Ngót một tháng trời tôi đã đọc thơ Hàn Mặc Tử… Và
tôi đã mệt lả” [34, tr 204] Khoảng năm 1930 – 1945, Hàn Mặc Tử đã nổi danh
với bút hiệu Phong Trần với những bài thơ như Thức khuya, Chùa hoang, Gái ở
chùa Khi phong trào Thơ mới phát triển mạnh từ năm 1936 thì Hàn Mặc Tử cũng
trở thành một trong những tên tuổi nổi bật chuyển sang làm thơ trữ tình lãng mạn
Tập Gái quê (1936) có thể xếp vào hàng hay nhất trong những tập thơ lãng mạn
Và sau đó khi Thơ mới ít nhiều chịu ảnh hưởng nhất định bởi những quan niệm thẩm mĩ của Chủ nghĩa tượng trưng và Chủ nghĩa siêu thực thì thơ Hàn Mặc Tử
Trang 28cũng chuyển sang lối thơ tượng trưng siêu thực với các tác phẩm chính: Thơ Điên (1938) sau đổi tên thành Đau thương, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu
duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ – 1939), Quần tiên hội (kịch thơ), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi – 1940) Quá trình sáng tạo của Hàn Mặc Tử trong phong trào
Thơ mới là quá trình từ thơ Đường luật đến thơ lãng mạng, tượng trưng và chớm sang siêu thực với hệ chủ đề rất rộng Ở thơ Hàn Mặc Tử có tả cảnh, luyến ái, đau thương – cảm hứng chung của Thơ mới – với những hình tượng kinh dị và kết thúc
là chịu ảnh hưởng của Thiên chúa giáo
2.1.2 Ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn và thơ tượng trưng, siêu thực phương Tây
Chủ nghĩa tượng trưng xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX với các tên tuổi tiêu biểu như Baudelaire (1821 – 1876), Arthur Rimbaud (1845 – 1891), Paul Verlaine (1844 – 1896), Mallarme (1842 – 1898), Valery (1871 – 1945)… Các nhà tượng trưng chủ nghĩa đề xuất quan niệm thẩm mĩ và nguyên tắc sáng tạo mới về nghệ thuật và thơ ca trong đó nhắc tới sự tương giao, tương hợp giữa con người và vũ trụ, coi vũ trụ là một thể thống nhất mà tất cả đều tương ứng với nhau (tương ứng giữa tự nhiên và siêu nhiên, tương ứng giữa con người và tự nhiên, tương ứng giữa các giác quan…), nhà thơ có sự giao cảm với thế giới vô hình Họ còn cho rằng tính cách biểu trưng của các biểu tượng tạo nên sức mạnh liên tưởng, sức ám gợi
của thơ và tính nhạc là năng lượng cơ bản của thơ Theo P Varlaine thì“thơ là sự
giao động giữa âm thanh và ý nghĩa”
Không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng của thơ Pháp và các nước phương Tây cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đối với phong trào Thơ mới Thơ mới chịu ảnh hưởng của ba trào lưu chính của phương Tây là Chủ nghĩa lãng mạn (Romanticism), Chủ nghĩa tượng trưng (Symbolism), Chủ nghĩa siêu thực (Surrealism) Các tác giả thơ tượng trưng như Baudelaire, Arthur Rimbaud, Paul Verlaine,… thậm chí cả nhà thơ lãng mạn và tượng trưng Mĩ Edgar Allan Poe đã
để lại dấu ấn âm nhạc khác nhau trong sáng tác của các nhà Thơ mới nói chung và
của Hàn Mặc Tử nói riêng Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân đã
khẳng định: Các nhà Thơ mới không nhiều thì ít, ở mức độ đậm nhạt khác nhau, đều bị ám ảnh bởi Baudelaine, người đã khơi nguồn thơ ấy [35, tr 37] Trong lời
tựa tập thơ Những bông hoa ác, giáo sư Đỗ Đức Hiểu đã phân biệt hai “làn sóng”
thơ, trong đó làn sóng thứ nhất chịu ảnh hưởng nhiều ở thơ lãng mạn, còn làn sóng
Trang 29thứ hai với các nhà thơ Xuân Diệu, Bích Khê, Hàn Mặc Tử,… chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng
Chủ nghĩa siêu thực với những tên tuổi tiêu biểu như Andre Breton, L Aragon, P Eluard,… ra đời ở Pháp trong những thập niên đầu của thế kỉ XX trên
cơ sở học thuyết trực giác của H Bergson (1859 – 1941) và Phân tâm học của S Freud (1856 – 1939) Chủ nghĩa siêu thực đề ra nguyên tắc thẩm mĩ: coi giấc mơ là con đường mở ra sự huyền bí lớn lao, sự tồn tại và biến đổi của giấc mơ và hiện
thực thành hiện thực tuyệt đối Brenton định nghĩa “Siêu thực là thao tác tự động
thuần túy tâm linh, qua đó con người diễn tả bằng lời nói, bằng chữ viết hoặc bằng cách này hay cách khác, các hoạt động của tư tưởng Siêu thực là bài chính tả mà
tư tưởng đọc ra, vắng mọi kiểm soát của lí trí và ở ngoài vòng quan tâm thẩm mĩ hoặc đạo đức” (Andre Breton, Tuyên ngôn thứ nhất của Chủ nghĩa siêu thực)
Chủ nghĩa siêu thực đề cao vẻ đẹp huyền ảo thậm chí còn khẳng định một
cách cực đoan: “Cái huyền ảo luôn đẹp, bất kì cái huyền ảo nào cũng đẹp, thậm
chí chỉ cái huyền ảo mới đẹp” (Andre Breton, Tuyên ngôn thứ nhất của Chủ nghĩa siêu thực) Họ đề cao lối viết tự động nhằm giải thoát khỏi sự ràng buộc của ý
thức Bởi theo họ, trong trạng thái mơ màng, vô thức thi sĩ thể hiện thật nhất, trọn vẹn nhất cái tôi của mình Do đó, tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của giấc mơ, là một giấc mơ Phương pháp tạo hình của Chủ nghĩa siêu thực khác với Chủ nghĩa hiện thực và lãng mạn Trong siêu thực, có hiện tượng “nhảy cóc” của hình ảnh,
hình tượng Những hình ảnh, hình tượng rất xa nhau như suối và bài hát, ban ngày
và khăn bàn… lại cùng tồn tại trong một chỉnh thể tác phẩm Sự xuất hiện đột ngột
của các hình ảnh xa nhau theo kiểu lắp ghép ngẫu nhiên đã đưa lại hiệu ứng thẩm
mĩ
Thơ mới nói chung và thơ Hàn Mặc Tử nói riêng ít nhiều ảnh hưởng nhất định bởi những quan niệm thẩm mĩ của Chủ nghĩa tượng trưng và Chủ nghĩa siêu thực
Người nghiên cứu có thể dễ dàng nhận thấy có sự tương đồng về ý thức thân phận của nhà thơ Hàn Mặc Tử với các nhà thơ tượng trưng phương Tây ở sự bất mãn với thời cuộc, nỗi đau buồn, u uất Hàn Mặc Tử say sưa với Baudelaire và các tác giả tượng trưng còn ở một nghệ thuật mới tinh vi và quyến rũ: sự phát hiện mối tương hợp các giác quan, những tương quan huyền bí giữa con người và vũ trụ,
Trang 30giữa hương thơm và màu sắc, thế giới thơ mộng của cảnh vật và giấc mộng của con người, hệ thống biểu tượng, ở những miền bí ẩn của tâm linh chưa ai khám phá, ở âm điệu du dương của nhạc diễn tả những giai điệu chủ quan của tâm hồn nghệ sĩ Hàn Mặc Tử cùng với nhiều nhà thơ khác trong Trường thơ Loạn và nhóm Xuân Thu nhã tập đã đổi mới phương thức trữ tình bằng cách kéo gần thơ tới âm nhạc Thi sĩ “dùng tiếng sáo của mình, chơi những điệu mình thích”, biến nhạc thơ thành một thứ nhạc chiêu hồn, gợi lên những sắc thái tinh tế nhất của tâm trạng và
những cảm niệm mơ hồ, kì lạ Quách Tấn đã nhận thấy ngay từ tập Thơ Điên,
“Hàn Mặc Tử đã đi từ lãng mạn đến tượng trưng”
Thơ Hàn Mặc Tử không chỉ mới ở thi tứ và ngôn từ, mà còn mới ở cách thức giải phóng yếu tố cá nhân trong vô thức là giấc mơ, ở sự thể hiện “vũ trụ tinh thần”
bí ẩn toàn siêu nghiệm, siêu linh Cũng như Thơ mới, từ sau năm 1936 thơ Hàn Mặc Tử bắt đầu xuất hiện những quan niệm và những biểu hiện trong sáng tác có khuynh hướng siêu thực và càng gần về cuối đời thơ của thi sĩ họ Hàn càng nhuốm màu sắc siêu thực
Tựa tập Thơ Điên của Hàn Mặc Tử, tựa tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên,
tuyên ngôn thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập đã thể hiện quan niệm về sáng tác
trong vô thức “mơ”, “say”, “điên” Trong lời tựa tập Điêu tàn, Chế Lan Viên đã viết: “Hàn Mặc Tử nói: Làm thơ tức là điên Tôi thêm: Làm thơ là sự phi thường
Thi sĩ không phải là người Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên Nó là Tiên,
là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu Nó thoát khỏi Hiện tại Nó xáo trộn Dĩ vãng Nó ôm trùm Tương lai Người ta không hiểu được nó vì nó nói những điều vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lí” Đây là những quan niệm gần gũi với Freud khi
kiến giải hoạt động vô thức của nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật Cũng cần phải
nói thêm về tựa tập Thơ Điên của Hàn Mặc Tử mà trong đó có bài thơ Đây thôn Vĩ
Dạ Ở đây, “điên” không phải là trạng thái bệnh lí mà điên là hình thức sáng tạo,
biểu hiện bằng bề mặt ngôn từ là những hình ảnh thơ lạ, cấu trúc bài thơ có vẻ lộn xộn, nhảy cóc nhưng thực chất cả bài thơ vẫn được liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc ngầm ẩn ở bên trong và có thể lí giải bằng đời sống tâm lí của tác giả
Trong thơ Hàn Mặc Tử từ sau 1936 luôn có sự ám ảnh của vô thức và những giấc mơ Giấc Mộng đan xen với thế giới Thực Trong những ảo mộng của Hàn
Mặc Tử thường xuyên xuất hiện hình ảnh Hồn và Trăng Tập Thơ Điên có 46 bài,
hồn chiếm 10 bài, trăng chiếm 10 bài, nỗi buồn chiếm 10 bài, Mai Đình chiếm 4
Trang 31bài, các luận đề khác chiếm 13 bài Điều đó cho thấy trăng, hồn và nỗi buồn là những đề tài chính của thi sĩ họ Hàn trong tập thơ Nhà nghiên cứu Trần Thanh
Mại trong cuốn Hàn Mặc Tử, thân thế và thi văn (1941) đã cho rằng: “Trăng ở đây
không phải là cái trăng tượng trưng cho sự đoàn viên, sự thề nguyền của thi sĩ Đông phương Cũng không phải là cái trăng huy hoàng lộng lẫy chúa tể ban đêm của thi sĩ Tây phương Trăng ở đây là lấy về phương diện ám ảnh thần bí…”
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, cũng xuất hiện hình ảnh trăng, là một giấc mơ với nhiều sắc thái tâm trạng của cùng một mạch cảm xúc đau thương ngầm ẩn
2.1.3 Ảnh hưởng của tôn giáo
Tinh thần tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo ảnh hưởng nhiều trong thơ Hàn Mặc Tử nhưng nhiều khi quá tiềm tàng hoặc bị hình ảnh thơ lấn đi Tất cả những gì thâu nhập được trong tôn giáo – một khi đã vào thơ Hàn Mặc Tử thì không còn giữ nguyên chất, vì đã bị tâm hồn nhà thơ biến thể, pha trộn theo quan
niệm và sở thích của mình Theo Quách Tấn (trong bài Ảnh hưởng đạo Phật trong
thơ Hàn Mặc Tử, 1996), Tử thường nói cùng bạn rằng: - Tôi lợi dụng văn chương
và triết lí nhà Phật để làm thơ mà thôi Tôi dung hòa cả hai thể văn và tôn giáo: Thiên chúa và nhà Phật Hàn Mặc Tử tự nhận mình là “thi sĩ của đội quân thánh
giá” khơi mạch thơ ở Đức Chúa trời Chính cảm hứng và chất liệu tôn giáo cũng đã góp phần tạo nên thế giới độc đáo trong thơ của Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử đi vào Đạo Từ Bi không phải để tu mà cũng không phải để tìm hiểu những gì cao siêu huyền diệu Nhà thơ vào Đạo Từ Bi cũng như một lãng nhân vào vườn hoa muôn hương ngàn sắc với tấm lòng nghệ sĩ khoáng đạt, phong lưu Vào để thưởng thức cái Đẹp khác thường vừa giàu sang, vừa thanh thoát Vì nhận biết cõi đời này là nơi khổ lụy, “nơi đã khóc và yêu đương da diết”, và “sầu muộn ngất ngư” Ai đọc Hàn Mặc Tử hẳn phải thấy rằng chuẩn mực quan trọng nhất của cái đẹp theo quan niệm của ông chính là sự thanh khiết Điều này vừa có nguồn gốc từ trong nhãn quan của một thi sĩ trước cuộc đời, vừa là từ tín niệm tôn giáo của một kẻ mộ đạo Ở cảnh vật, nó hiện ra thành vẻ thanh tú, ở con người nó hiện ra trong vẻ trinh khiết Quan niệm về cái đẹp nhuốm màu sắc tôn giáo như thế
đã chi phối ngòi bút Hàn Mặc Tử khi thể hiện con người và thiên nhiên Ông đi tìm một thế giới siêu thoát, thế giới ấy thơm tho, tràn trề ánh sáng thanh khiết và sắc màu ngà ngọc Những “ánh sáng vô cùng” “sáng láng cả mọi miền”, những tiếng
Trang 32“nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh”, những điệu nhạc “rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác”, những “cây bằng gấm và lòng sông bằng ngọc”, ở trong ông
là vang bóng của “vô lượng quang”, của “thiên nhạc”, của “hoa sen đủ màu sắc và
đủ hào quang mọc trong ao Thất bảo” trên thế giới Cực lạc mà ông đã nhìn qua
kinh A Di Đà Trong thi phẩm Đây thôn Vĩ Dạ có sự hiện diện của những hình
tượng cơ bản vườn thôn Vĩ, sông trăng – thuyền trăng, khách đường xa, đều là những biểu hiện sống động của vẻ đẹp thanh khiết đó
Ở Hàn Mặc Tử mọi thứ đều có thể được đẩy lên cái tột cùng trong đó có cảm xúc và hình tượng thơ Khao khát cái tột cùng vừa là quan niệm mĩ học cũng
là biểu hiện của tín niệm tôn giáo của nhà thơ Đức tin cũng là một biểu hiện của
sự ảnh hưởng tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử Đức tin đã giúp Hàn Mặc Tử chống
lại sự đau đớn về thể xác, suy sụp về tinh thần Chẳng thế mà trong bài thơ Đây
thôn Vĩ Dạ bên cạnh tiếng đau thương còn có tiếng thơ trong trẻo đến bí ẩn và khao
khát hướng về cõi sống nhất
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Đây vừa là câu hỏi nhân tình vừa là câu hỏi nhân sinh gọi về sự sống trong hiện tại ngắn ngủi Ngay trong sự sống tối thiểu thì Hàn Mặc Tử vẫn còn đức tin và
hi vọng tối đa vào cõi sống, vào vầng sáng thanh khiết của sự sống
Bởi vậy, khi đọc Hàn Mặc Tử, chúng ta nên mở tấm lòng cho rộng rãi thì mới dễ cảm động cùng con người thơ phức tạp, mới tận hưởng được tất cả những
gì sâu kín khuất sau “hàng chữ gấm” lung linh
2.1.4 Yếu tố cuộc sống bản thân
Dựa vào niên biểu Hàn Mặc Tử (xem ở phụ lục mục 1), có thể thấy một số
yếu tố trong cuộc sống bản thân đã ảnh hưởng sâu sắc tới hồn thơ của ông
Trong lịch sử thơ ca dân tộc, Hàn Mặc Tử là “đỉnh núi lạ”, trong làng Thơ mới, Hàn Mặc Tử là một hiện tượng cực kỳ đặc biệt: đặc biệt vì số phận và đặc biệt vì tài năng
Cuộc đời Hàn Mặc Tử thương đau và ngắn ngủi Năm 1936, mắc bệnh phong, ông về hẳn Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa Căn bệnh
Trang 33khủng khiếp đó đã khiến Hàn Mặc Tử phải chịu biết bao đau đớn và ruồng rẫy
Trước khi vào trại phong, “người đã sống trong một túp lều tranh phải lấy bì thư
và giấy nhựt trình che mái nhà cho đỡ dột Mỗi bữa cơm đưa đến người không sao nuốt được vì ăn khổ quá Sau cùng người bị vứt ra ngoài cuộc đời, bị giữ riêng một nơi, xa hết thảy mọi người thân thích…” (Hoài Thanh)
Không chỉ chứng bệnh nan y mà cả những mối tình long đong cũng thường giày vò Hàn Mặc Tử Có thể nói những mối tình sâu sắc nhất trong cuộc đời và hồn thơ đa cảm ấy là Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình, Thương Thương và ngoài
ra còn có một hình bóng thoáng qua nữa là Ngọc Sương Tất cả các mối tình này đều không thành Hoàng Cúc là mối tình đầu đẹp đẽ, trong sáng và day dứt của Hàn Mặc Tử Nhiều tư liệu nói về mối tình này có khác nhau, một là Hàn Mặc Tử yêu đơn phương, hai là Hoàng Cúc thật ra không hững hờ với tình chàng, đã ở vậy suốt đời để thờ phụng mối tình bất diệt của nhà thơ (theo lời Nguyễn Bá Tín) Mộng Cầm, mối tình khăng khít và đau đớn nhất của Hàn Mặc Tử Còn Thương Thương tuy chỉ là một mối tình mơ hồ và vẩn vơ nhưng để lại một ấn tượng sâu sắc, là nguồn cảm hứng vô biên đem đến cho thơ Hàn Mặc Tử một luồng sinh khí
mới, vui vẻ, siêu thoát và trong trẻo để chàng sáng tác nên tập thơ Cẩm châu duyên
và hai kịch thơ là Duyên kỳ ngộ và Quần tiên hội
Hàn Mặc Tử mất trong cô đơn vào năm hai mươi tám tuổi Ông được chôn cạnh một con suối nhỏ, vào mùa mưa nước thường dâng đầy Hai mươi năm sau, gia đình mới đưa thi hài ông về an táng tại Quy Nhơn
Tài năng thi ca của Hàn Mặc Tử được bộc lộ từ rất sớm Từ năm mười lăm tuổi ông đã bắt đầu làm thơ Đường với nhiều bút hiệu: Minh Duệ Thị, Phong Trần,
Lệ Thanh… đã đăng thơ trên các báo Phụ nữ Tân văn, Sài Gòn, Trong Khuê
phòng, Đông Dương tuần báo, Tân thời, Người mới… sau chuyển sang khuynh
hướng lãng mạn Chứng bệnh quái ác, định kiến của người đời, nỗi thống khổ về thể xác và tinh thần đã đem đến cho nhà thơ nhiều thi tứ cao siêu, thanh thoát, như
một vùng trú ẩn cần thiết cho cõi linh hồn đau khổ triền miên Trong Hàn Mặc Tử,
thân thế và thi văn, Trần Thanh Mại có ghi lại theo lời tâm sự của Quách Tấn, bạn
thân của Hàn Mặc Tử thì dù tính tình Hàn Mặc Tử vốn hiền lành, chịu đựng nhưng
khi ấy cũng không tránh khỏi những lúc thấy lòng mình bấn loạn Và thế giới của
thơ ca là nơi Hàn Mặc Tử thổ lộ nỗi niềm cô liêu, quay quắt, xót xa, “một thứ oán
Trang 34hận không cùng đối với số mệnh, một thứ quằn quại vì một ngọn lửa nào đốt cháy tâm can… một thứ rùng rợn nó làm cho mình ớn lạnh, một thứ hoảng hốt tuyệt vọng như thấy ở mắt con nai rừng, khi chạy cùng đường, ngó quanh mình chỉ thấy toàn là nòng súng và răng chó” không ai hiểu thấu
Những bài thơ trong tập Thơ Điên được làm trong thời gian Hàn Mặc Tử cô
đơn với bạo bệnh và những mối tình không thành là tập thơ chứa đầy máu và nước mắt của Hàn Mặc Tử Đau thương vô tận đã trở thành nguồn thi cảm vô tận của đa
số bài thơ trong tập thơ này và được lấy làm tựa đề thứ hai cho tập thơ Chính thi sĩ
đã cắt nghĩa sự quái dị trong thơ mình như thế: “Những thứ ấy là âm điệu của thơ
tôi, âm điệu thiêng liêng tạo ra trong khi máu cuồng rền vang dưới ngòi bút” [39,
tr 9] Tập thơ gồm ba phần: Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên Phần
Hương thơm, đúng như tên gọi của nó, là nỗi đau thương nhẹ nhàng, thanh khiết,
mơ màng, trong trẻo Phần Mật đắng là nỗi đau thương buồn bã, đau đớn nhưng vẫn còn chút dư vị nhẹ nhàng Còn phần Máu cuồng và hồn điên thì đúng là thuộc
Trường thơ loạn, ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, đầy dẫy đau thương điên
cuồng và kinh dị Nhưng phần này có lẽ mới mang tính chất Hàn Mặc Tử nhất
Trong quyển Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh tỏ ra rất có hứng thú với phần này và ông đã viết những lời bình tuyệt hay, mặc dù về tổng thể Để phê bình Đau thương,
chỉ có xét rõ từng phần như vậy ta mới có sự phê bình chính xác và chặt chẽ, mới
thấy được bản chất của Đau thương, từng biểu hiện khác nhau của nguồn cảm xúc
Đau thương
Cả cuộc đời ngắn ngủi sống nhờ nơi “cõi tạm”, thi sĩ họ Hàn đã sống, yêu người và yêu thơ với một trái tim nồng nàn, mãnh liệt và với một tâm hồn mong manh, dễ vỡ Những vần thơ mà Hàn Mặc Tử đã cống hiến cho đời cũng thăng
trầm như số phận của ông Nhưng “Văn chương là tấc lòng gửi vào thiên cổ, đâu
phải chuyện tài hoa phân sức nhất thời” (Trần Tử Ngang), Quách Tấn cho rằng
“chúng ta đọc thơ Hàn Mặc Tử nhiều khi không hiểu được đó là vì chúng ta không
có cái tâm trạng của Tử” Vì thế khi cắt nghĩa bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trong phần Hương thơm của tập Đau thương cũng như cả tập thơ, một trong những hướng tiếp
cận mà người nghiên cứu cần hết sức lưu tâm để ý chính là ảnh hưởng của yếu tố cuộc đời đến diện mạo hết sức phức tạp, tinh khôi và bí ẩn vào bậc nhất trong thi
sử Việt Nam hiện đại của thơ Hàn Mặc Tử Có như vậy chúng ta mới cảm nhận rõ hơn tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế của thi nhân Có như vậy mới
Trang 35tìm được “ngọn nguồn lạch sông” để lí giải vì sao thơ Hàn Mặc Tử đã khiến bao người phải điên đảo si mê
2.1.5 Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
Đây thôn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ) sáng tác năm 1938, in
trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương) Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai viết “Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn
Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi
xứ Huế thơ mộng và trữ tình” Cô gái đó là Hoàng Thị Kim Cúc Hoàng Cúc là
mối tình đầu đẹp đẽ, trong sáng và day dứt của Hàn Mặc Tử Nhiều tư liệu nói về mối tình này có khác nhau, một là Hàn Mặc Tử yêu đơn phương, hai là Hoàng Cúc thật ra không hững hờ với tình chàng, đã ở vậy suốt đời để thờ phụng mối tình bất diệt của nhà thơ (theo lời Nguyễn Bá Tín)
Hoàng Cúc là một thiếu nữ con một gia đình nề nếp ở gần nhà Hàn Mặc Tử Khi đó Hàn Mặc Tử làm nhân viên sở đạc điền ở Quy Nhơn Rồi khi ông chuyển vào Sài Gòn làm báo thì Hoàng Cúc cũng theo gia đình về quê ở Huế Khi Hàn Mặc Tử chữa bệnh phong ở Quy Nhơn, thay vì viết một bức thư thăm hỏi, Hoàng Cúc gửi vào cho nhà thơ một bức bưu ảnh phong cảnh có mây, có nước, có chiếc
đò ngang với cô gái chèo đò, có cả ánh trăng với mặt trời chiếu xuống nước Sau tấm ảnh là lời hỏi thăm sức khỏe Nhưng liệu sự quan tâm của người tình đầu đời
thầm kín ấy có đủ sức mạnh để làm thành một bài thơ tuyệt tác như Đây thôn Vĩ
Dạ hay không?
Khi cắt nghĩa tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ cũng cần thấy được vị trí của mối
tình trong sáng ấy trong tâm hồn và thế giới thơ ca Hàn Mặc Tử Trong bức thư gửi
nhà thơ Quách Tấn vào năm 1971, Hoàng Cúc có tâm sự:“Hồi ấy tuy Tử ở gần tôi
song Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi Tử thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái còn tôi thì bí mật và xa lạ như cung trăng Tuy thế Tử cũng đã tìm cách để gặp, nhưng rồi vẫn cũng chưa toại nguyện… Năm 1936, khi Tử ở Sài Gòn về Quy Nhơn, tôi vẫn còn ở Quy Nhơn đến mấy tháng sau mới về Huế” Thêm nữa trong thư đề
ngày 16/10/1987 gửi Nguyễn Bá Tín – em ruột Hàn Mặc Tử, Hoàng Cúc viết: “Tử
có tới gặp tôi hai lần Lần đầu chỉ nói bâng quơ vài câu rồi chào về Lần thứ hai,
Tử mạnh dạn trong dáng điệu rụt rè, lắp bắp mấy lời tỏ tình, rồi đưa tặng tôi tập thơ “Bâng khuâng” với mảnh giấy nhỏ có mấy hàng chữ Tôi bàng hoàng rồi cũng
Trang 36rụt rè từ chối, không nhận sách, không nhận thư” Nếu căn cứ theo tài liệu này,
độc giả có thể thấy mối tình với Hoàng Cúc quả là tình đơn phương của Hàn Mặc
Tử Mối tình ấy đầy day dứt trong những bài thơ tuyệt tác Đây thôn Vĩ Dạ, Tình
thu, Hồn cúc
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác ngay sau khi Hàn Mặc Tử nhận được
bức bưu ảnh của Hoàng Cúc Nhưng không nên vì điều này mà khẳng định ngay tình yêu đầu đời với Hoàng Cúc là nguyên cớ để Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ Bởi
vì như thế sẽ không có cơ sở để nhận ra nguồn cảm xúc đau thương ngầm ẩn xâu chuỗi các hình ảnh trong bài thơ Mối tình đơn phương đầu đời với người con gái
xứ Huế là nguyên nhân trực tiếp Nhưng nguyên nhân sâu xa của nguồn thi tứ ấy phải là hoàn cảnh khổ đau của thi nhân
Theo Phạm Xuân Tuyển trong cuốn Đi tìm chân dung Hàn Mặc Tử, Nxb Văn học, 1997 thì bài thơ vốn mang tên đầy đủ là Ở đây thôn Vĩ Dạ Bấy giờ nhà
thơ đang tuyệt giao với tất cả, đến ở một chốn hoang liêu mạn Gò Bồi, cách li hoàn toàn với thế giới bên ngoài để chữa bệnh Chính những ngày tháng cô đơn đến tột cùng ấy đã hoài thai nên thi tứ đau thương và khao khát được giao cảm với cuộc đời ngoài kia Và khi bức bưu ảnh đến, nó nhắc nhở về những ngày tháng hoa mộng tươi đẹp, nó gọi về cả một vùng nước non thanh tú mộng mơ, nó khoét sâu thêm mặc cảm thân phận Thế là những lời thơ vừa thực vừa mộng ra đời che đậy khéo léo nỗi đau của người thơ
Khi dạy học nếu xác định ngay từ đầu cho học sinh nguyên nhân trực tiếp và sâu xa như trên trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ thì quá trình lí giải các biểu tượng
để cắt nghĩa bài thơ sẽ có cơ sở luận lí sáng rõ hơn rất nhiều và học sinh cũng dễ sống cùng tâm trạng với thi nhân hơn
2.2 Quá trình sáng tác “Đây thôn Vĩ Dạ” là quá trình vận động tâm lí sống động của nhà thơ Hàn Mặc Tử
2.2.1 Rung động nội tâm và nhu cầu được giải thoát
Như trên đã nói Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác ngay sau khi Hàn Mặc Tử
nhận được bức bưu ảnh của Hoàng Cúc Không thể phủ nhận, bức bưu ảnh gợi nhớ đến mối tình đầu thầm kín, đẹp đẽ giống như là “cú huých” sáng tạo, một tác nhân
Trang 37đưa đến giây phút xuất thần của cảm xúc nơi Hàn Mặc Tử Nhưng giây phút sáng tạo còn là kết quả một hành trình dài của cảm xúc khổ đau, buồn tủi, cô đơn, khao khát được giao cảm với tình đời và tình người ngoài kia
Kể từ khi mắc bệnh phong, về Quy Nhơn chữa trị, nhà thơ luôn tưởng ra mình là “cung nữ” bị giam ở “lãnh cung”, thở than “ai đem tôi bỏ dưới trời sâu” và mong muốn được giải thoát khỏi thế giới u sầu của cõi tạm đầy khổ đau ngang trái của bệnh tật, ruồng rẫy đã trở thành một nhu cầu tất yếu Ăngđrê Moroa khẳng
định: “ Đối với nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật trước hết là một sự giải thoát” Đây
thôn Vĩ Dạ là một trường hợp như thế
Trong hoàn cảnh khổ đau, thi nhân nhận được bức bưu ảnh và lời hỏi thăm
từ Hoàng Cúc – người con gái thầm thương trộm nhớ Bức bưu ảnh và lời hỏi thăm
đó mang theo bóng hình người con gái và thôn Vĩ mộng mơ như một giọt nước làm tràn chiếc ly cảm hứng Lời trách cứ mời gọi về thôn Vĩ và cảnh thôn Vĩ đã hiện ra trong thế giới hồi ức, tưởng tượng của Hàn Mặc Tử
Đứng về phía góc độ tâm lí học để lí giải thì bức bưu ảnh cùng với tình yêu với người con gái xứ Huế là rung động sâu sắc khiến tâm hồn dậy sóng, tạo nên nhu cầu giải thoát Khi có nhu cầu giải thoát, con người muốn nói ra, muốn viết ra được những niềm trắc ẩn, nỗi u uất, những suy nghĩ đã từng dằn vặt tinh thần làm cho ta khổ tâm như mình đang bị hành hạ Thổ lộ ra được tức là giải thoát được mình ra khỏi gánh nặng tinh thần và tìm về với trạng thái cân bằng Nghệ thuật có thể giúp con người công việc đó Văn học là cái giúp cho việc bộc lộ được sâu sắc
và đầy đủ nhất Nhà thơ Lamartine đã nói lên sứ mệnh của nghệ thuật trong việc giải thoát con người ra khỏi nỗi buồn đau:
Trên trái đất bất hạnh của chúng ta Cây đàn được sinh ra
Để giảm bớt nỗi đau khổ Mỗi bài hát đều âm vang Chỉ những xót thương cùng khát vọng Còn dây đàn hạnh phúc lặng câm [1, tr 227]
Trang 382.2.2 Từ rung động đến sáng tạo
Từ rung động nhà thơ trải nghiệm dẫn tới nhu cầu giải thoát đến việc phản ánh tái tạo rung động trong tác phẩm lại khác nhau Theo quan điểm tâm lí học, sáng tác văn học bao giờ cũng có độ lùi thời gian Hiện thực đời sống người nghệ
sĩ đã từng rung động phải được sàng lọc, lắng đọng trong tâm trí Khi đó họ biến cái mình trải nghiệm thành cái mình chứng kiến, biến thực thành ảo Nghĩa là có
độ lùi thời gian và khoảng cách không gian Quy luật về độ gián cách trong tiếp cận đời sống và sáng tạo văn học cũng được nhà thơ Lord Byron nói đến khi viết
cho một người bạn: “Thơ ca của tôi là giấc ngủ của niềm say mê ở tôi Nếu chúng
thức dậy thì tôi đã chẳng thể nói nổi bằng ngôn ngữ của chúng”
Hàn Mặc Tử viết Đây thôn Vĩ Dạ từ cảm hứng về mối tình đầu đơn phương
đã lùi xa từ lâu rồi Cảnh sắc thiên nhiên và con người mà nhà thơ từng gặp, những
kỉ niệm mà nhà thơ từng trải qua đã lắng đọng cùng với khả năng tưởng tượng sáng tạo của nhà thơ nhờ thế nổi lên rõ nét hơn, tiêu biểu hơn, sống động tới mức tưởng như chúng đang hiện ra trước mặt chúng ta Những hình ảnh thực kết hợp với những hình ảnh hư ảo của tưởng tượng đã tạo ra sắc thái đa nghĩa cho thi phẩm
Vô thức chỉ là tiềm thức, là khu vực chưa được nhận thức một cách rõ ràng, đầy đủ mà thôi
Không thể lí giải thành quả sáng tạo nghệ thuật bằng quan điểm duy tâm thần nhập, linh ứng Chưa bao giờ có những sáng tạo văn chương nằm ngoài kinh
Trang 39nghiệm sống và tư tưởng của nhà văn Thành quả sáng tạo nghệ thuật là kết quả của một quá trình có khi diễn ra thầm kín nên ta không ý thức được đầy đủ Mỗi tác phẩm là sự kết tinh tài năng, tâm huyết và mối quan tâm đặc biệt Công việc chuẩn bị lúc nổi lên trong ý thức, lúc chìm vào vô thức Và khi nhà văn đã tích lũy
đủ điều kiện rồi, tưởng chừng như tự ý cảm hứng sáng tác đến một cách bất ngờ
Đó là khi sáng tác được bắt đầu
2.2.3.2 Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” giống như một giấc mơ
Một trong những thuộc tính của giấc mơ là sự hỗn độn, xuyên thấu thời gian không gian Trong giấc mơ chủ thể có thể đi qua nhiều vùng không gian, vào
những khoảng thời gian khác nhau Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lại còn là một giấc mơ
chịu sự chi phối bởi vùng vô thức của riêng Hàn Mặc Tử Không chỉ chịu ảnh hưởng của thi pháp thơ tượng trưng mà thơ Hàn Mặc Tử đến với hình thức này còn bởi là do logic nội tại trong đời sống tâm lí của thi nhân Hiếm có bài thơ nào trong trẻo thế mà cũng bí ẩn thế
Khổ thứ nhất là giấc mộng trở về quá khứ tươi đẹp được đánh dấu bằng chữ
“về” Hồi ức được khơi dậy một cách kín đáo và bất ngờ và trở thành bước đầu của quá trình sáng tác Khi sáng tác là khi hồi ức được cải biên và cách điệu trong quá
trình nhào nặn chất liệu của nhà thơ Cảnh Vĩ Dạ trong khổ thơ là cảnh được dệt lên từ hồi ức như thế Lúc đầu bài thơ lấy tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ Hai chữ “ở đây”
được nhắc đến trong khổ thơ cuối bài “Ở đây” là nơi Hàn Mặc Tử ngồi mà mong ngóng về ngoài kia Vĩ Dạ trong bài thơ không phải là Vĩ Dạ của cõi thực ngoài kia
mà là Vĩ Dạ trong hồi ức của Hàn Mặc Tử Nhà thơ đang “ở đây” mà mơ về thời gian tươi đẹp sống ở Huế, làm báo và quen Hoàng Cúc Vĩ Dạ vốn đã đẹp lại thêm cái tình thầm kín dành cho người Vĩ Dạ cộng hưởng cùng niềm thiết tha cuộc sống trong hoàn cảnh đau khổ của thi nhân đã khiến cho cảnh sáng rỡ lạ lùng
Khổ thứ hai là bức tranh cõi ảo mộng ảm đạm khi dòng tâm lí trở về hiện thực tàn nhẫn với nỗi đau nhà thơ đang phải gánh chịu được đánh dấu bằng chữ
“tối nay” Ám ảnh và mặc cảm về thân phận của Hàn Mặc Tử đã khiến bức tranh thơ đượm một màu u tối, các hình ảnh thơ trong trạng thái vô định hình, vô lượng, chia lìa Ở trong hiện tại như thế nhà thơ mới có nỗi khao khát mong ngóng gần với nỗi niềm của sự tuyệt vọng khiến lòng người không khỏi thương cảm, xót xa
Trang 40Khổ thứ ba phải chăng là một tương lai u ám? Nếu như khổ thứ hai là bức tranh của cõi ảo mộng thì hình ảnh thơ trong khổ ba đã vụt bay đến cõi mơ, cõi siêu linh Cõi đó, tương lai đó xuất hiện trong dự cảm của một con người ý thức rất
rõ hoàn cảnh của bản thân Màu trắng đã trở thành gam màu chủ đạo Màu trắng mang một sắc thái tang tóc và “ở đây” – nơi Tử ngồi đã trở thành nơi cõi tạm với kiếp sống “nhân ảnh” (kiếp sống mong manh, sắc sắc không không – theo kinh Phật) Vì thế khi chạm vào những câu thơ ấy, độc giả thấy nhói lòng trước dư vị chia phôi đau đáu và nỗi hờn trách của con người đang ở trong “trời sâu” của số phận nghiệt ngã
Đây thôn Vĩ Dạ nằm trong tập thơ Đau thương, lúc đầu Hàn Mặc Tử gọi tập
thơ này là Thơ Điên Điên là hình thức của sáng tạo Và đau thương là nguồn gốc
của sự sáng tạo ấy, quyết định tình điệu riêng của bài thơ Nỗi đau thương của Hàn Mặc Tử là tình yêu tuyệt vọng, là nỗi tuyệt vọng làm tình yêu thăng hoa, tuyệt vọng có thể chấm dứt hi vọng nhưng không chấm dứt tình yêu Sống với dự cảm khôn nguôi về sự chia lìa trong hoàn cảnh khổ đau, Hàn Mặc Tử thường tự đẩy mình vào đỉnh điểm của sự tuyệt vọng để nuối đời, níu đời Bởi không ai yêu sống
và yêu đời hơn một người sắp lìa bỏ cuộc đời Trong lăng kính lạ lùng của cách thế yêu đời ấy mọi cảnh sắc trần gian vào thơ ông thường ánh lên sắc vẻ lạ thường Từ cách thế yêu đời đó mà hình thành một cấu trúc nghịch lí của tiếng nói trữ tình trong thơ Hàn Mặc Tử: niềm yêu là một nỗi đau, mỗi vẻ đẹp là một sự tuyệt vọng Hàn Mặc Tử đã họa cấu trúc nghịch lí ấy bằng một cặp hình ảnh nghịch lí trong bài thơ viết cho Thanh Huy – người tình trong mộng: “Mắt mờ lệ ở sau hàng chữ gấm”
Ở bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ niềm yêu - đau hóa thành một mặc cảm sâu xa
thấm đẫm toàn thể thi phẩm: mặc cảm chia lìa Nó dàn dựng các tương quan không gian của bài thơ Đó là thế giới “ngoài kia” và “trong này” phân định nghiệt ngã
“Ngoài kia” là cuộc đời tươi đẹp, còn “trong này” là nơi Hàn Mặc Tử đang chữa bệnh, sống với niềm đau về thể xác và tinh thần Chẳng thế mà thi sĩ từng đau đáu hỏi:
Ngoài kia xuân đã thắm hay chưa?
Không có niềm trăng và ý nhạc