1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái

122 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Giải Pháp Phát Triển Khu Công Nghiệp Khánh Phú Và Phúc Sơn Tỉnh Ninh Bình Theo Hướng Công Nghiệp Sinh Thái
Tác giả Đinh Thị Huyền
Người hướng dẫn PGS.TS. Lưu Đức Hải
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Học Bền Vững
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Nếu đề tài đánh giá được những hạn chế hiện nay trong công tác bảo vệ môitrường, giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao hiệu quả sản xuất trong từng côngđoạn sản xuất liên quan đến tiêu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐINH THỊ HUYÊN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP KHÁNH PHÖ VÀ PHÖC SƠN TỈNH NINH BÌNH THEO

HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

-ĐINH THỊ HUYÊN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP KHÁNH PHÖ VÀ PHÖC SƠN TỈNH NINH BÌNH THEO

HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG Chuyên ngành:

KHOA HỌC BỀN VỮNG Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Đức Hải

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lưu Đức Hải, người đã tậntình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa các khoa học liên ngành của Đại học Quốc gia

Hà Nội cùng các thầy, cô đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quátrình học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ các phòng ban của Banquản lý các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường NinhBình, Sở Công thương Ninh Bình đã tạo điều kiện thuận lợi nhất, cung cấp số liệu choviệc thực hiện luận văn này

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự động viên to lớn về thời gian, vật chất và tinh thần

mà gia đình và bạn bè đã dành cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội , 2017

Tác giả

Đinh Thị Huyên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiệndưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Lưu Đức Hải, không sao chép các côngtrình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng đượccông bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được tríchdẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Tác giả

Đinh Thị Huyên

Trang 6

Lời cảm ơn………

Lời cam đoan………

Danh mục từ viết tắt………

Mục lục………

Danh mục các bảng………

Danh mục các hình………

MỞ ĐẦU………

1 Lý do chọn đề tài………

2 Mục tiêu nghiên cứu………

3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu………

4 Ý nghĩa của đề tài………

5 Cấu trúc luận văn………

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU………

1.1 Cơ sở lý luận về khu công nghiệp sinh thái………

1.1.1 Một số khái niệm………

1.1.2 Vai trò của khu công nghiệp sinh thái đối với sự phát triển đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, quốc gia………

1.1.3 Các đặc điểm cuả khu công nghiệp sinh thái………

1.1.4 Tiêu chuẩn- yêu cầu tối thiểu của khu công nghiệp sinh thái 1.2 Kinh nghiệm về xây dựng các khu công nghiệp sinh thái trên thế giới, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và phương pháp luận xây dựng KCNST 1.2.1 Kinh nghiệm về xây dựng khu công nghiệp sinh thái trên thế giới 1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam………

1.2.3 Phương pháp xây dựng khu công nghiệp sinh thái………

1.3 Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình…………

1.3.1 Điều kiện tự nhiên………

1.3.2 Kinh tế-xã hội………

Chương 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………

2.1 Địa điểm nghiên cứu………

iv 2.2 Thời gian nghiên cứu………

2.3 Cách tiếp cận………

Trang 7

2.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu………

2.4.2 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu………

2.4.3 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa………

2.4.4.Phương pháp đánh giá khu công nghiệp theo tiêu chí khu công nghiệp sinh thái

2.4.5 Công cụ phân tích SWOT………

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………

3.1 Thực trạng khu công nghiệp Khánh Phú và Phúc Sơn………

3.1.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư và cơ cấu ngành nghề………

3.1.2 Thực trạng về quỹ đất………

3.1.3 Thực trạng về nguồn lực lao động………

3.1.4 Thực trạng về môi trường………

3.1.5 Thực trạng bộ máy quản lý của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình………

3.2 Đánh giá thực trạng khu công nghiệp Khánh Phú và Phúc Sơn theo tiêu chí của khu công nghiệp sinh thái………

3.2.1 Đánh giá theo tiêu chí bắt buộc………

3.2.2 Đánh giá theo tiêu chí khuyến khích………

3.2.3 Rà soát các tiêu chí chưa thực hiện được hoặc đạt điểm thấp 3.3 Đánh giá khả năng áp dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiêp Khánh Phú và Phúc Sơn thông qua phân tích SWOT………

3.3.1 Khu công nghiệp Khánh Phú………

3.3.2 Khu công nghiệp Phúc Sơn………

3.4 Đề xuất giải pháp cụ thể chuyển đổi khu công nghiệp Khánh Phú và Phúc Sơn thành khu công nghiệp sinh thái………

3.4.1 Khu công nghiệp Khánh Phú………

3.4.2 Khu công nghiệp Phúc Sơn………

3.5 Đề xuất lộ trình thực hiện chuyển đổi khu công nghiệp Khánh Phú và v Phúc Sơn thành khu công nghiệp sinh thái………

3.5.1 Khu công nghiệp Khánh Phú………

3.5.2 Khu công nghiệp Phúc Sơn………

Trang 8

trường khu công nghiệp sinh thái………

3.6.1 Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệpsinh thái………

3.6.2 Triển khai hiệu quả các công cụ quản lý môi trường khu côngnghiệp sinh thái………

3.6.3 Hệ thống quản lý chất thải của khu công nghiệp sinh thái…….KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………TÀI LIỆU THAM KHẢO……… PHỤ LỤC………Một số hình ảnh về khu công nghiệp Khánh Phú và Phúc Sơn……….Phiếu thu thập thông tin cho đối tượng doanh nghiệp………Phiếu thu thập thông tin cho chủ đầu tư Công ty xây dựng và kinh

doanh hạ tầng KCN………

vi

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Tổng hợp các ngành nghề được đầu tư vào KCN Khánh Phú…… 35

Bảng 3.2 Tổng hợp các ngành nghề được đầu tư vào KCN Phúc Sơn 37

Bảng 3.3 Kết quả quan trắc môi trường không khí KCN Khánh Phú KV1 39

Bảng 3.4 Kết quả quan trắc môi trường không khí KCN Khánh Phú KV2 40

Bảng 3.5 Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh KCN Khánh Phú 41 Bảng 3.6 Kết quả quan trắc môi trường không khí KCN Phúc Sơn 42

Bảng 3.7 Kết quả quan trắc môi trường mặt KCN Khánh Phú……… 42

Bảng 3.8 Kết quả quan trắc môi trường mặt KCN Phúc Sơn……… 43

Bảng 3.9 Tổng hợp lượng nước thải của các đơn vị trong KCN Khánh Phú chuyển sang nhà máy xử lý nước thải Thành Nam để xử lý năm 2016 44

Bảng 3.10.Kết quả quan trắc môi trường nước thải KCN Khánh Phú KV1 45

Bảng 3.11 Kết quả quan trắc môi trường nước thải KCN Khánh Phú KV2 46

Bảng 3.12.Kết quả quan trắc môi trường nước thải KCN Khánh Phú KV3 46

Bảng 3.13 Kết quả quan trắc môi trường nước thải KCN Phúc Sơn………

47 Bảng 3.14 Kiểm kê chất thải rắn tại KCN Khánh Phú 49

Bảng 3.15 Đánh giá KCN Khánh Phú theo tiêu chí bắt buộc 51

Bảng 3.16 Đánh gía KCN Khánh Phú theo tiêu chí khuyến khích 54

Bảng 3.17 Rà soát các tiêu chí khuyến khích của KCN Khánh Phú 59

Bảng 3.18 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về phát triển KCN Khánh Phú thành KCNST 61

Bảng 3.19 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về phát triển KCN Phúc Sơn thành KCNST 64

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình sự cộng sinh công nghiệp Kalumdborg, Đan Mạch……

Hình 1.2 Sơ đồ hệ sinh thái công nghiệp………

Hình 1.3 Sơ đồ quản lý môi trường theo ISO 14000………

Hình 1.4 Sơ đồ hành chính tỉnh Ninh Bình………

Hình 3.1 Bản đồ vị trí các dự án tại KCN Khánh Phú………

Hình 3.2 Bản đồ vị trí bố trí đất cho các dự án tại KCN Phúc Sơn………

Hình 3.3 Mức độ ưu tiên nâng cấp các tiêu chí khu công nghiệp sinh thái

Hình 3.4 Mô hình trao đổi chất thải tổng quát dự kiến đề xuất đối với KCN Khánh Phú………

Hình 3.5 Sơ đồ KCN tái chế nguyên vật liệu Phúc Sơn………

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra rộngkhắp trên cả nước Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo cho Việt Nam một vị thế mớitrên trường quốc tế, từ một nước thuần nông cho đến nay chúng ta đã có thể được xếpvào một trong những nước có đà tăng trưởng kinh tế về công nghiệp khá lớn Trongquá trình công nghiệp hoá nhiều ngành nghề sản xuất đã dần chiếm lĩnh thị trườngtrong và ngoài nước như: dệt may, da giầy, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm,hoá chất, điện, cơ khí, điện tử,

Ninh Bình là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, có điềukiện giao thông thuận lợi như: hệ thống đường thủy, tuyến đường sắt Bắc Nam và đặcbiệt là các tuyến đường bộ quan trọng là quốc lộ 1A, quốc lộ 10, chạy qua Hệ thốnggiao thông trên nối liền Ninh Bình với các vùng kinh tế trọng điểm Việc đầu tư xâydựng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trong chương trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh Ninh Bình đã và đang thu hút được cácnhà đầu tư, mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội cho tỉnh

Tỉnh Ninh Bình hiện có 07 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vàoQuy hoạch phát triển các KCN của cả nước đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.Trong đó: có 03 KCN là Gián Khẩu, Khánh Phú, Tam Điệp I được đầu tư bằng nguồnvốn ngân sách, đây là điểm đặc thù trong xây dựng phát triển các KCN của tỉnh NinhBình đến nay Tổng mức vốn đầu tư xây dựng hạ tầng 03 KCN này khoảng 1.767 tỷđồng Số vốn ngân sách nhà nước đã đầu tư là 1.006 tỷ đồng, trong đó có 70 tỷ đồng

là vốn ngân sách Trung ương, còn lại là vốn ngân sách địa phương, đây là một số vốnkhông nhỏ so với một tỉnh còn nhiều khó khăn như tỉnh Ninh Bình Nhưng với sựquyết tâm của lãnh đạo tỉnh, sự ủng hộ của các bộ, ngành Trung ương, các KCN củatỉnh Ninh Bình đã được xây dựng, từng bước hoàn chỉnh được diện mạo, có quy môlớn Đến nay đã cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng, đủ điều kiện để phục vụ các dự ánđầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN Có 02 KCN là Khánh Phú và Gián Khẩu đã cónhà máy xử lý nước thải, đảm bảo xử lý nước thải sản xuất của các doanh nghiệptrong KCN đạt tiêu chuẩn cột A, trước khi xả ra môi trường KCN Khánh Cư đã đượcgiao cho 01 nhà đầu tư xây dựng hạ tầng, còn 03 KCN: Phúc Sơn, Tam Điệp II và KimSơn đang thu hút đầu tư

Trang 12

Đến nay, trong các KCN của tỉnh Ninh Bình có tổng số 82 dự án được cấp Giấychứng nhận đầu tư còn hiệu lực, số vốn đăng ký đạt 46.273 tỷ đồng; số vốn thực hiện trên30.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 65%; trong đó có 24 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, số vốnđăng ký đạt 653 triệu USD Hàng năm, các doanh nghiệp KCN tạo ra giá trị sản xuất côngnghiệp từ 10.000 - 12.000 tỷ đồng; đóng góp vào ngân sách nhà nước từ 600

trường đầu tư ổn định, an ninh trật tự được đảm bảo; công tác quản lý môi trường,quản lý lao động, phòng chống cháy nổ có hiệu quả; đời sống công nhân lao độngđược duy trì ở mức khá

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bìnhvẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế đó là phát triển thiếu bền vững, việc xây dựng cơ sở hạtầng chưa đồng bộ, chưa gắn chặt với yêu cầu bảo vệ môi trường, vai trò thúc đẩy,chuyển giao công nghệ còn yếu, liên kết kinh tế và hiệu quả kinh doanh của các doanhnghiệp chưa cao, khả năng tạo việc làm, thu hút lao động vẫn còn nhiều hạn chế, tiềm

ẩn nguy cơ mất ổn định về hậu quả của môi trường, kinh tế, xã hội làm cản trở quátrình thu hút đầu tư và phát triển khu công nghiệp, mặt khác việc phát triển các khucông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình so với các tỉnh lân cận, một số dự án đầu tư vào các khucông nghiệp của tỉnh Ninh Bình còn kém hiệu quả Vì vậy, cần phải có các giải phápkhắc phục, hướng đi mới để thu hút đầu tư, phát triển bền vững, ổn định các lợi thế cósẵn của địa phương

Mặt khác, xây dựng KCNST, chuyển đổi các KCN truyền thống thành KCNST

là xu hướng mới của thế giới Trên thực tế, việc phát triển mô hình KCNST gắn chặtgiữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường được xem như hướng đi mới trước thựctrạng phát triển cụm, KCN diễn ra mạnh mẽ tại nước ta hiện nay

Trên cơ sở đó chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp Khánh Phú và Phúc Sơn tỉnh Ninh Bình theo hướng công nghiệp sinh thái” làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn góp phần đưa ra

các giải pháp phát triển bền vững cho các KCN tỉnh Ninh Bình nói riêng và cho KCNtrong điều kiện Việt Nam nói chung

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được vai trò, đặc điểm, tiêu chuẩn- yêu cầu cơ bản của KCNST

Trang 13

- Đánh giá được thực trạng phát triển khu công nghiệp Khánh Phú và Phúc Sơncủa tỉnh Ninh Bình so với tiêu chí của KCNST và khả năng áp dụng mô hình KCNSTcho hai KCN.

- Đề xuất được giải pháp phát triển khu công nghiệp Khánh Phú và Phúc Sơn theo hướng công nghiệp sinh thái

3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

3.1 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu Luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như:

- Giải pháp nào có thể giúp KCN Khánh Phú và Phúc Sơn phát triển theo hướng

công nghiệp sinh thái?

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Các KCN ở Ninh Bình hiện nay đang phát triển thiếu bền vững như cơ sở hạtầng chưa đồng bộ, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường,lãng phí tài nguyên do công nghệ sản xuất còn lạc hậu, ý thức về BVMT còn nhiều hạnchế Nếu đề tài đánh giá được những hạn chế hiện nay trong công tác bảo vệ môitrường, giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao hiệu quả sản xuất trong từng côngđoạn sản xuất liên quan đến tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu và sử dụng năng lượngcủa các doanh nghiệp hoạt động trong KCN thì có thể đề xuất được những biện pháp

để khắc phục nhằm nâng cao quản lý hiệu quả năng lượng , nước vànguyên liêụ sưưdungg̣ , giảm chi phí sản xuất ; giảm phát sinh chất thải; thu hồi, tái chế, tái sử dụngchất thải và trao đổi chất thải qua đó làm giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao hiệuquả sản xuất Theo đó nếu có những điều chỉnh về chính sách sẽ đảm bảo được tínhkhả thi của biện pháp đề xuất phát triển KCN Khánh Phú và Phúc Sơn theo hướngcông nghiệp sinh thái

4 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài là thông tin hữu ích để KCN Khánh Phú và PhúcSơn tỉnh Ninh Bình phát triển theo hướng công nghiệp sinh thái

Các kết quả thu được tại KCN Khánh Phú và Phúc Sơn tỉnh Ninh Bình là cơ sởcho các nhà quản lý, quy hoạch và nhà đầu tư tham khảo để xem xét và điều chỉnh

Trang 14

phát triển các KCN theo hướng công nghiệp sinh thái, góp phần phát triển kinh tế, bảo

vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên

5. Cấu trúc của luận văn

Mở đầu

Chương 1 : Tổng quan tài liệu và khu vực nghiên cứu

1.1 Cơ sở lý luận về khu công nghiệp sinh thái

1.2 Kinh nghiệm về xây dựng các khu công nghiệp sinh thái trên thế giới, bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam và phương pháp luận xây dựng khu công nghiệp sinhthái

1.3 Vài nét về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình

Chương 2: Địa điểm, thời gian, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

2.1 Địa điểm nghiên cứu

2.2 Thời gian nghiên cứu

2.3 Phạm vi nghiên cứu (phạm vi nội dung nghiên cứu)

2.4 Các phương pháp nghiên cứu

Chương 3 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1 Thực trạng khu công nghiệp Khánh Phú và Phúc Sơn

3.2 Đánh giá thực trạng khu công nghiệp Khánh Phú và Phúc Sơn theo tiêu chícủa khu công nghiệp sinh thái

3.3 Đánh giá khả năng áp dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái cho khucông nghiệp Khánh Phú và Phúc Sơn thông qua phân tích SWOT

3.4 Giải pháp cụ thể chuyển đổi khu công nghiệp Khánh Phú và Phúc Sơnthành khu công nghiệp sinh thái

3.5 Đề xuất lộ trình chuyển đổi khu công nghiệp Khánh Phú và Phúc Sơn thànhkhu công nghiệp sinh thái

3.6 Các giải pháp bảo vệ môi trường trong hệ thống quản lý môi trường khucông nghiệp sinh thái

Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về khu công nghiệp sinh thái

1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Khu công nghiệp

Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện cácdịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theođiều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ.[13]

1.1.1.3 Sinh thái học công nghiệp

Sinh thái học công nghiệp là một khoa học nghiên cứu việc quản lý các hoạtđộng liên quan đến quá trình sản xuất công nghiệp của con người trên cơ sở bền vữngbằng cách: Tìm kiếm sự hòa hợp thiết yếu của con người với hệ tự nhiên; Giảm thiểuviệc sử dụng năng lượng và nguyên liệu; Giảm thiểu những tác động sinh thái do hoạtđộng con người để cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và bền vững [ 4]

1.1.1.4 Khu công nghiệp sinh thái

Khái niệm KCNST được hai nhà khoa học Mỹ là Frosch và Gallopoulos đềxuất vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX Hai ông cho rằng, khu công nghiệp sinhthái được hình thành trên cơ sở sinh thái học công nghiệp sản xuất sạch, quy hoạch,kiến trúc và xây dựng bền vững, tiết kiệm năng lượng và hợp tác các doanh nghiệp

KCNST là KCN được thiết kế với cơ sở hạ tầng có thể tạo thành một chuỗi các

hệ sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu (Tibbs, 1992)

Theo TS, KTS Nguyễn Cao Lãnh thì KCNST là một “cộng đồng” các doanhnghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tớimột hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sựhợp tác trong việc quản lý các vấn đề môi trường và nguồn tài nguyên Bằng các hoạtđộng hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng

Trang 16

thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻgộp lại [4].

Từ các khái niệm trên chúng tôi nhận thấy TS Nguyễn Cao Lãnh đưa ra kháiniệm về KCNST đầy đủ và bao quát nhất vì:

KCNST được hình thành trên các nghiên cứu và thử nghiệm trong các lĩnh vựccấp thiết hiện nay như: sinh thái học công nghiệp, sản xuất sạch; quy hoạch, kiến trúc

và xây dựng bền vững; tiết kiệm năng lượng; hợp tác doanh nghiệp Các lĩnh vực nàyđang tạo nên một trào lưu rộng khắp bằng các nghiên cứu, chính sách, dự án cụ thểnhằm chứng tỏ các nguyên tắc của phát triển bền vững

1.1.2 Vai trò của khu công nghiệp sinh thái đối với sự phát triển đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, quốc gia 1.1.2.1 Về kinh tế

- KCNST sẽ tạo ra động lực phát triển kinh tế công nghiệp của địa phương vàkhu vực, vùng lãnh thổ: tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, cơhội tạo việc làm cho người lao động

- Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và các làng nghề truyền thống cùng tồn tại và phát triển

- Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, tăng nhanh tốc độ triển khai công nghệ mới

- Giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất từ quá trình tiết kiệm, tái chế, tái sử dụngnguyên- vật liệu và năng lượng: tái chế và tái sử dụng chất thải

- Đạt hiệu quả kinh tế cao nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung: quản lýchất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môi trường cùng cácdịch vụ hỗ trợ khác

- Đối với các doanh nghiệp trong KCN và chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng

KCNST: Gia tăng giá trị cạnh tranh, giá trị thương hiệu và bất động sản cũng như lợi nhuận của chủ đầu tư KCNST

1.1.2.2 Về xã hội

- KCNST là động lực phát triển kinh tế- xã hội khu vực lân cận, sẽ thu hút đầu

tư từ các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế

Trang 17

- Tạo động lực hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng của địa phương: Đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp hệ thống cơ sở hạtầng…

- Tạo bộ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho toàn khu vực, làmthay đổi cách nhìn thiếu thiện cảm của cộng đồng đối với sản xuất công nghiệp lâunay

- KCNST tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan nhà nước trong việc thiết lậpcác chính sách, luật môi trường và kinh doanh ngày càng thích ứng với xu thế hộinhập và phát triển bền vững

1.1.2.3 Về môi trường

giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng,quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ khác

- Đảm bảo cân bằng sinh thái trong suốt quá trình hình thành và phát triểnKCNST: từ việc lựa chọn địa điểm, quy hoạch, xây dựng, lự chọn doanh nghiệp, quátrình hoạt động quản lý,…đều phù hợp với các điều kiện thực tế và đặc điểm sinh tháicủa khu đất xây dựng và khu vực xung quanh

- Tất cả vì mục tiêu môi trường, KCNST có một mô hình phát triển và quản lý riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về bảo vệ môi trường

1.1.3 Các đặc điểm cuả khu công nghiệp sinh thái

- KCNST là sự toàn diện và thống nhất tất cả các thành phần của hệ công nghiệp và các mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh

- KCNST nhấn mạnh việc xem xét các hoạt động do con người điều khiển sao cho

có thể phát triển công nghiệp theo hướng bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường

chuyển từ hệ thống công nghiệp không bền vững hiện tại sang hệ thống công nghiệpsinh thái bền vững trong tương lai

Mục đích của KCNST là nhằm xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhàmáy hoạt động độc lập, nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hình thành hệcộng sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường Các nhà máy trong KCNST

cố gắng đạt được những lợi ích về kinh tế và hiệu quả bảo vệ môi trường chung thông

Trang 18

qua việc quản lý hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng Một KCNST gồm các nhà máy cộng tác với nhau trên cơ sở phối hợp:

- Trao đổi các loại sản phẩm phụ

- Tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ tại nhà máy, với các nhà máy khác

và theo hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên

- Các nhà máy phấn đấu sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường

- Xử lý chất thải tập trung

- Các loại hình công nghiệp phát triển trong khu công nghiệp được quy hoạchtheo định hướng bảo vệ môi trường của KCNST; phải quy hoạch phân khu chức năngcủa từng nhà máy sản xuất trong KCN

- Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng nôngnghiệp, khu dân cư…) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất thải)

Bên cạnh đó khi xây dựng KCNST cần đạt:

- Sự tương thích về loại hình công nghiệp theo nhu cầu nguyên vật liệu- năng lượng và sản phẩm- phế phẩm- chất thải tạo thành

hiện trao đổi vật chất theo nhu cầu sản xuất của từng nhà máy, nhờ đó giảm được chiphí vận chuyển và chi phí giao dịch và gia tăng chất lượng của vật liệu trao đổi

- Giảm khoảng cách (vật lý) giữa các nhà máy Giảm khoảng cách giữa các nhàmáy sẽ giúp hạn chế thất thoát tài nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi, giảm chiphí vận chuyển và chi phí vận hành đồng thời dễ dàng hơn trong việc truyền đạt vàtrao đổi thông tin

1.1.4 Tiêu chuẩn - yêu cầu tối thiểu của khu công nghiệp sinh thái

1.1.4.1 Tiêu chuẩn về quản lý khu công nghiệp

- Tuân thủ mọi luật, tiêu chuẩn liên quan đến quản lý môi trường bao gồm: tiêuchuẩn nước thải, khí thải, quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại

- Ban quản lý có hệ thống quan trắc về tuân thủ của doanh nghiệp về môi

trường

- Ban quản lý có hệ thống thông tin về nguyên liệu, chất thải (on-line)

Trang 19

- KCN có chiến lược phát triển bền vững Có hệ thống quản lý về môi trường,năng lượng, và vấn đề xã hội của KCN Có mục tiêu, kế hoạch cải thiện Ban quản lý

có nhân sự làm việc trong lĩnh vực này

1.1.4.2 Tiêu chuẩn về sử dụng hiệu quả tài nguyên/ sản xuất sạch hơn

sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp có quan trắc về suất tiêu thụ năng lượng, nước vànguyên liệu chính (kwh/đơn vị sản phẩm, m3 nước/đơn vị sản phẩm, m3 nước thảitrên đơn vị sản phẩm, kg chất thải rắn/ đơn vị sản phẩm,vv)

- Các Doanh nghiệp có hệ thống quản lý nội bộ, đơn giản về môi trường, quản

lý năng lượng, quản lý an toàn sức khỏe Một số doanh nghiệp có chứng nhận ISO

14000, ISO 50001, ISO 26000

1.1.4.3 Tiêu chuẩn về thực hiện tuần hoàn, cộng sinh công nghiệp

- Tuần hoàn tái sử dụng nước nhiều nhất có thể trước khi thải

- Tuần hoàn tái sử dụng chất thải rắn

- Cộng sinh công nghiệp: thực hiện trao đổi sản phẩm phụ, chất thải giữa cácdoanh nghiệp (tối thiểu 10 mạng lưới) Các chất thải trao đổi thông dụng nhất là traođổi nhiệt thải, nước thải và vật liệu

1.1.4.4 Tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng tái tạo

- Sử dụng năng lượng biomass cho nồi hơi

- Sử dụng năng lượng mặt trời (hệ thống điện trời trên mái)

1.2 Kinh nghiệm về xây dựng các khu công nghiệp sinh thái trên thế giới, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và phương pháp luận xây dựng khu công nghiệp sinh thái.

1.2.1 Kinh nghiệm về xây dựng khu công nghiệp sinh thái trên thế giới

1.2.1.1 Khu công nghiệp sinh thái Kalumdborg, Đan Mạch

Hệ sinh thái “Cộng sinh Kalumdborg” là một mạng lưới, hình thành cách đây

30 năm Hệ sinh thái này bao gồm 5 doanh nghiệp liền kề nhau và bộ máy quản lýthành phố

- KCN này có thành phần chính là nhà máy điện Asnaes đốt than để chuyển hóathành điện năng với công suất 1500 MW, hiệu suất chỉ đạt 40-60%, năng lượng còn lạithải ra môi trường

Trang 20

- Để mang lại lợi ích kinh tế, năng lượng thải ra được cấp cho nhà máy lọc dầuStatoil, nhà máy sản xuất dược phẩm và enzim Novo Nostdick, nông trại nuôi cáAsnaes và khu dân cư thành phố khoảng 20.000 người.

- Các chất thải từ nhà máy điện Asnaes như thạch cao được chuyển cho công tytrát tường Gyproc, tro và xỉ chuyển cho công ty sản xuất xi măng và vật liệu lát đường

- Ngoài ra các chất thải như sunfua từ nhà máy lọc dầu Statoil được sử dụng đểsản xuất H2SO4 (công ty Kemira), bùn thải từ nhà máy Novo Nostdick và nông trạinuôi cá được chuyển thành phân bón cho nông trại

Trong vòng 15 năm (từ năm 1982-1997) lượng tiêu thụ tài nguyên của KCN

130.000 tấn các bon dioxin thải ra Theo thống kê năm 2011, các công ty trong KCNnày thu được 160 triệu USD lợi nhuận trên tổng mức đầu tư 75 triệu USD

Đến nay, KCN này bao gồm nhiều DNTV sử dụng các nguyên liệu và sản phẩmcủa nhau như : nhiên liệu, bùn, bụi và clinker, hơi nước, nước nóng, dung dịch sulfur,nước sau xử lý sinh học và thạch cao

Hình 1.1: Mô hình sự cộng sinh công nghiệp Kalumdborg, Đan Mạch

1.2.1.2 Khu công nghiệp sinh thái Fairfield, Baltimore, Maryland, USA

KCNST Fairfield nằm ở phía đông nam thành phố Baltimore, có diện tích880ha, tập trung các ngành công nghiệp: dầu khí, hóa chất hữu cơ (sản xuất và phânphối asphalt, các công ty dầu và hóa chất) và những cơ sở sản xuất nhỏ (lắp ráp lốp xe,sản xuất thùng chứa, ) Fairfield được coi là một hệ kinh tế “carbon” nơi tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động tái sinh, tái chế các hợp chất hữu cơ Đó là một trong những lý

Trang 21

do khiến KCN này trở thành bằng chứng đáng tin cậy, rằng đây là mô hình phát triểncông nghiệp lý tưởng trong tương lai.

KCNST Fairfield được phát triển không chỉ giúp các cơ sở sản xuất hiện hữu

mở rộng quy mô, công suất mà còn bổ sung thêm các cơ sở sản xuất khác phù hợp với

hệ sinh thái công nghiệp theo những ghướng chính như sau:

- Công nghệ sản xuất phù hợp với hệ sinh thái công nghiệp hiện tại (sản xuất hóa chất, film, photo,…)

- Đóng vai trò là cơ sở tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải

Bằng cách này, KCN Faifiel đạt được mục đích phát triển nhưng không gây racác tác động tiêu cực tới môi trường Phát triển kinh tế bền vững và đảm bảo công ănviệc làm cho người dân được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của KCNnày

1.2.1.3 Khu công nghiệp Quảng Châu, Trung Quốc

KCN Quảng Châu có diện tích 600ha, là một KCNST hóa chất Tập đoàn chủchốt của KCN này là Juhua Group, tập trung vào 3 ngành công nghiệp hóa chất chính:folorua, clo và soda, sản xuất trên 180 sản phẩm hóa chất khác nhau Các DNTV kháctrong KCNST được chia làm 3 loại:

- Các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thô để sản xuất hóa chất

- Các doanh nghiệp sản xuất, sử dụng các hóa chất trên

- Các doanh nghiệp sử dụng các chất thải từ quá trình sản xuất trên

Juhua Group thải ra khoảng 0,8 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm (chủ yếu là tro,bụi bay và hóa chất thải), 80% lượng chất thải này được sử dụng tại các nhà máy sảnxuất xi măng và gạch ở Quảng Châu Juhua Group cũng thải ra khoảng 23.000 tấn chấtthải lỏng mỗi năm, trên 70% lượng chất thải này được các DNTV nhỏ tái chế và tái sửdụng

Trải qua kinh nghiệm lâu dài trong lĩnh vực xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, với điều kiện kinh tế phát triển và công nghệ tiên tiến sẵn có, hiện nay, tại hầu hết các nước phát triển trên thế giới chiến lược bảo vệ môi trường và quản lý chất thải đều theo thứ tự ưu tiên (1) ngăn ngừa giảm thiểu chất thải phát sinh tại nguồn (bằng cách áp dụng sản xuất sạch hơn), (2) tái sinh và tái sử dụng chất thải (trao đổi chất thải), (3) xử lý hợp phần chất thải còn lại (không thể tái chế, tái sử dụng) trước khi

Trang 22

thải ra môi trường và (4) thải bỏ hoặc chôn lấp các chất thải đã xử lý một cách hợp vệ sinh.

Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh là chiến lược ưa chuộng nhất, vì không có chất thải có nghĩa là không có ô nhiễm và không tốn chi phí xử lý và quản lý.

Những nhà xuất có thể loại trừ hoặc ngăn chặn phát sinh chất thải từ quy trình sản xuất bằng cách: quản lý tốt quy trình sản xuất, thay đổi nguyên liệu ban đầu, áp dụng công nghệ sản xuất mới, thay đổi đặc tính, thành phần sản phẩm…

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.2.2.1 Nâng cao nhận thức cộng đồng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Tăng trưởng cần gắn với mục tiêu phát triển Mỗi quốc gia, địa phương đềuphải trải qua giai đoạn lấy mục tiêu tăng trưởng công nghiệp làm trọng, nền tảng chocác bước tiếp theo của quá trình CNH, HĐH Tuy nhiên, chúng ta cũng đều biết rằng,

đi cùng với sự tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp thì những hệ lụy về môi trườngcũng nảy sinh; và chúng ta đã phải bỏ ra nhiều nguồn lực cả vật chất và tinh thần đểkhắc phục hệ lụy này

Ngày nay, nhận thức của con người đã được nâng lên Chúng ta không đặt mụctiêu tăng trưởng bằng mọi giá Ở một cách tiếp cận khác, chính sự phát triển bền vữnglại mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội hợp tác để cùng chia sẻ thành công Vì vậy, cầntạo sự đồng thuận trong cả cộng đồng, từ các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân

về nhận thức trong lĩnh vực này Có như vậy, mới có thể đạt được mục tiêu là tăngtrưởng và phát triển

1.2.2.2 Có những bước đi phù hợp

Việc xây dựng KCNST khó khăn hơn nhiều so với việc phát triển các KCNtổng hợp, chỉ với mục tiêu thu hút đầu tư lấp đầy diện tích được quy hoạch Ở cácKCNST, việc thu hút đầu tư phải đảm bảo các tiêu chí, trong đó tính tương thích vềloại hình công nghiệp trên phương diện “trao đổi chất thải” được xem là tiêu chí khókhăn nhất Chính vì vậy, việc xây dựng quy hoạch cần có tầm nhìn xa, rộng với quy

mô vùng và liên vùng (chứ không thể trong phạm vi nhỏ lại xây dựng được nhiềuKCNST với các định hướng công nghệ khác nhau)

Nguồn lực cho việc xây dựng và triển khai các KCNST cũng là một trongnhững trở ngại cần phải vượt qua Ở các KCN thông thường, việc vận chuyển hay xử

Trang 23

lý chất thải có thể thực hiện chung hoặc độc lập theo từng doanh nghiệp Còn trong cácKCNST, công việc này, chẳng những phải tuân thủ sự tương thích về mặt công nghệ,như đã nói ở trên, mà cả về mặt quy mô, để đảm bảo cho hệ thống vận hành trơn tru,

ổn định

Ngoài ra, sau khi quy hoạch, việc thu hút đầu tư theo định hướng công nghệnày đòi hỏi thời gian, không được nóng vội, để có thể thu hút được các đối tượngdoanh nghiệp phù hợp

1.2.2.3 Các thuận lợi và khó khăn khi chuyển KCN thông thường thành KCNST Trong

thực tế, việc xây dựng và phát triển các KCNST đôi khi lại bắt đầu bằng

việc chuyển đổi các KCN truyền thống thành KCNST

Quá trình này có những thuận lợi như: Việc chuyển đổi từ mô hình KCN truyềnthống sang mô hình KCNST trên nền tảng của vị trí khu đất hiện có, không cần một địađiểm mới, do vậy không ảnh hưởng tới quỹ đất đô thị và không bị chi phối bởi sự bànhtrướng của quá trình đô thị hóa cũng như không xâm phạm tới đất đai nông nghiệp có giátrị; Có thể sử dụng có hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật có sẵn và hệ thống giao thôngnội bộ KCN cũng như hệ thống kết nối với bên ngoài và liên vùng

Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi này sẽ có những khó khăn: Khó xây dựngđược hệ sinh thái công nghiệp đối với các loại bán thành phẩm, phụ phẩm, chất thải,nguyên liệu, năng lượng ở đầu vào, đầu ra vận chuyển trong một số doanh nghiệp hiệnhữu và chuyển đổi sang công nghệ bảo vệ môi trường; Khó giải quyết các mâu thuẫn củacác doanh nghiệp có sẵn hoặc tham dự mới vào KCNST; Khó xác định được chính xácnăng lực của hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và các hệ thống dịch vụ khác để chuyểnđổi sang hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã xác định; khó khăn đối vớicác doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn là doanh nghiệp thành viên của KCNST, buộc phải

di dời hoặc chuyển đổi để trở thành thành viên của KCNST

1.2.3 Phương pháp xây dựng khu công nghiệp sinh thái

1.2.3.1 Cơ sở khoa học

KCNST là mô hình để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững KCNSTđược phát triển trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng mới nhất trong các lĩnh vực sinhthái học công nghiệp, kinh tế bền vững, kiến trúc và xây dựng bền vững Sinh thái họccông nghiệp và công nghệ về sản xuất sạch là định hướng cơ bản cho việc phát triểnKCNST

Trang 24

Sản xuất sạch và sinh thái học công nghiệp là vấn đề đang được các quốc giaquan tâm hàng đầu cho một nền công nghiệp phát triển bền vững.

Một trong vấn đề quan trọng của sinh thái học công nghiệp là thiết kế hệ sinhthái công nghiệp Giống như hệ sinh thái tự nhiên, trong hệ sinh thái công nghiệp, mỗicông đoạn là một bộ phận phụ thuộc và liên kết trong một tổng thể

Hình 1.2 Sơ đồ hệ sinh thái công nghiệp (theo C.K.N Patel,1992)

Bốn lĩnh vực cơ bản là khai thác, sản xuất, tiêu dùng và xử lý chất thải đượchoạt động theo một chu trình khép kín trong hệ sinh thái công nghiệp sẽ đem lại hiệuquả cao hơn và giảm tác động tới các hệ thống khác

Một hệ sinh thái công nghiệp bền vững cần phản ánh rõ các nguyên tắc của hệsinh thái tự nhiên và phát triển giống như một hệ sinh thái tự nhiên (về năng lượng, tự

xử lý chất thải, cân bằng giữa hiệu quả và khả năng sản xuất, ) [18]

1.2.3.1 Phương pháp xây dựng khu công nghiệp sinh thái

Mô hình kỹ thuật xây dựng hệ sinh thái không chất thải (hay gọi tắt là KCNST)gồm có 4 bước chính:

Bước thứ nhất là phân tích dòng vật liệu và năng lượng liên quan đến KCNnghiên cứu

Bước thứ 2 tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn Bướcthứ 3 chủ yếu xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh, tái sử

dụng các chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp sản xuất sạchhơn Những chất không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn sẽ được tái sinh, tái sử dụngtại các nhà máy khác trong KCN hoặc bên ngoài KCN

Trang 25

Bước cuối cùng đòi hỏi xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trướckhi thải vào môi trường xung quanh Công nghệ xử lý rất hữu dụng trong việc xử lýhoàn toàn các chất ô nhiễm còn lại này.

Trong điều kiện kinh tế xã hội và công nghệ hiện có của nước ta, với nhận thức

về vấn đề bảo vệ môi trường hiện tại của các nhà máy sản xuất cũng như thực tế khókhăn và hạn chế về tài chính việc áp dụng các giải pháp ngăn ngừa và xử lý chất thảitheo thứ tự ưu tiên nói trên sẽ ít khả thi Hiển nhiên, để đạt được mục đích phát triểnbền vững, chiến lược quản lý chất thải và BVMT của nước ta cuối cùng cũng phải tiếntới mô hình nói trên Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại để khắc phục và hạn chế quátrình hủy hoại môi trường đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ do chất thải công nghiệp

đã và đang phát sinh, giải pháp áp dụng theo thứ tự ưu tiên

(1) Tái sinh và tái sử dụng chất thải

(3) Thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn khi nhận thức về vấn

đề BVMT của các nhà sản xuất được nâng cao cũng như công nghệ sản xuất được cảitiến

Theo TS Võ Thy Trang phương pháp xây dựng mô hình khu công nghiệpkhông chất thải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và công nghệ hiện tại của Việt

- Bước 1: Nghiên cứu quy trình và đánh giá năng lực công nghệ của các nhà máy trong KCN

Trong KCN sẽ có nhiều loại hình doanh nghiệp, sản xuất các sản phẩm và quy

mô các doanh nghiệp sẽ khác nhau Do đó, cần nghiên cứu kỹ quy trình công nghệ củatừng nhà máy để đánh giá năng lực công nghệ của doanh nghiệp qua một số chỉ tiêusau:

+ Chỉ số thiết bị hiện đại của các doanh nghiệp;

+ Chỉ tiêu lao động làm việc trên thiết bị cơ khí và tự động hóa;

+ Chi phí năng lượng cho một sản phẩm tính theo giá trị;

+ Trình độ và năng lực công nghệ của doanh nghiệp mới ở giai đoạn nào (thíchnghi công nghệ được chuyển giao hoặc lặp lại quy trình công nghệ được chuyển giao;những thay đổi, cải tiến nhỏ vè quy trình công nghệ hay nghiên cứu- triển khai để có

Trang 26

các sản phẩm hoàn toàn mới) Từ đó xem xét nghiên cứu quá trình xả chất thải của cácnhà máy đó và khẳ năng liên kết của các nhà máy trong KCN.

- Bước 2: Xác định khối lượng và mức độ chất thải

Đây là một bước quan trọng, là cơ sở cho các bước tiếp theo Xác định cácthành phần và khối lượng chất thải của tất cả các nhà máy thuộc KCN, các phươngpháp xử lý và quản lý hiện tại, các tác động của chúng đến môi trường Bên cạnh đó,nguyên liệu và năng lượng cần thiết cho dây truyền sản xuất của các nhà máy cũngđóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng tái sử dụng chất thải từ nhà máy

để thay thế một phần nguyên liệu của các nhà máy khác trong cùng KCN

- Bước 3: Lựa chọn phương án tối ưu về tái sinh và tái sử dụng chất thải

Việc tái sinh, tái sử dụng chất thải của một nhà máy này cho một nhà máy khác

có thể phân thành hai dạng chính:

+ Tái sử dụng trực tiếp trong quy trình sản xuất của các nhà máy khác

+ Xử lý hoặc tái chế thành nguyên liệu mới trước khi tái sử dụng

Điều quan trọng cần xác định là phân loại và lượng chất thải cần xử lý và nhucầu cần thiết của các cơ sở có khả năng tiếp nhận chất thải làm nguyên liệu sản xuất.Một cách cụ thể, xây dựng mạng lưới tái sinh – tái sử dụng chất thải giữa các nhà máytrong KCN, những thông tin sau đây cần thu thập:

+ Nguyên vật liệu và năng lượng cần thiết cũng như sản phẩm và chất thải tạo

ra của tất cả các nhà máy trong KCN (bao gồm các nhà máy phát sinh chất thải và cácnhà máy có thể sử dụng chất thải làm nguyên liệu sản xuất) trong đó:

 Thành phần và đặc tính của dòng chất thải, vật liệu và năng lượng có khả năng tái chế

 Lượng vật liệu và năng lượng thải

 Sự phân bố của các dòng vật liệu và năng lượng thải theo thời gian

nước mặt…) có khả năng tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải Nhữngthông tin sau đây cần xác định:

+ Tiềm năng tái sinh, tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải

+ Công nghệ xử lý sơ bộ và chế biến cần thiết để chuyển chất thải thành nguyênliệu theo yêu cầu của cơ sở tái chế

+ Nhu cầu về vật liệu và năng lượng thải của các cơ sở hiện có trong KCN

Trang 27

- Bước 4: Đánh giá và lựa chọn giải pháp tối ưu về xử lý cuối đường ống và thải bỏ hợp vệ sinh

Đối với các chất thải còn lại (không có khả năng tái sinh, tái sử dụng), côngnghệ xử lý cuối đường ống sẽ là giải pháp chính để bảo đảm loại trừ hoàn toàn tácđộng của chất thải phát sinh đến môi trường và tiến tới mô hình KCN không chất thải

Để lựa chọn công nghệ xử lý hợp lý, những nội dung sau cần được xem xét: Đặc tính

và khối lượng chất thải; tiêu chuẩn môi trường về giảm thiểu ô nhiễm; công nghệ xử

lý có sẵn; yếu tố môi trường đối với công nghệ xử lý; hiệu quả kinh tế…

Mô hình được áp dụng để phân tích mối liên hệ giữa công nghiệp với (i) cácnhà cung cấp nguyên vật liệu và người tiêu thụ sản phẩm; (ii) với các hệ công nghiệpkhác sản xuất cùng mặt hàng; (iii) với các cơ quan tài chính khác (như thuế, ngânhàng, bảo hiểm…) và các viện nghiên cứu, trường đại học… và (iv) các yếu tố tựnhiên khác trong khu vực

Những phân tích này là cơ sở để đề xuất công cụ quản lý (luật lệ, chính sách,quy định, tiêu chuẩn,…) và các cơ quan chức năng có thể đưa mô hình kỹ thuậtKCNST vào thực tế để áp dụng Từ đó chúng ta mới có thể xác định yếu tố cản trởviệc áp dụng mô hình đã xây dựng vào thực tế từ đó đề xuất giải pháp phù hợp vàođiều kiện địa phương và khu vực

Ngoài ra cần phải hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống quản

lý và BVMT ở KCN; lồng ghép vấn đề quy hoạch KCN với quy hoạch môi trường; ápdụng công nghệ sạch, ít tiêu thụ năng lượng, ít chất thải, tái chế, tái sử dụng tối đa; ápdụng ISO 14000 cho tất cả các doanh nghiệp; bắt buộc các doanh nghiệp phải xử lý100% nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại trước khi thải ra môitrường

Trang 28

Hình 1.3 Sơ đồ quản lý môi trường theo ISO 14000

1.3 Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Ninh Bình

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1.Vị trí địa lý:

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, 190 50’ đến 200 27’

độ Vĩ Bắc, 1050 32’ đến 1060 27’ độ Kinh Đông Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường sắtBắc Nam chạy xuyên qua tỉnh Diện tích đất tự nhiên là 1.377,57km2, dân số 926.995người; mật độ dân số trung bình: 673 người/km2 [3]

- Phía Bắc giáp với tỉnh Hòa Bình

Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính, 122 xã và 16 phường, 7 thị trấn Trung tâmtỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km Vị trí của vùng là nơi hội tụđầu mối giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội từ lâu đời của phía nam vùng đồngbằng Bắc bộ thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, tỏa đi khắp cácmiền, các vùng lãnh thổ trong cả nước

Trang 29

Hình 1.4 Sơ đồ hành chính tỉnh Ninh Bình 1.3.1.2 Địa hình

Địa hình Ninh Bình có 3 vùng rõ rệt:

Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện tích còn lạicủa các huyện khác trong tỉnh, diện tích khoảng 101.000ha, chiếm 71,1% diện tích tựnhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân sốtoàn tỉnh Vùng này có độ cao trung bình từ 0,9 đến 1,2m, đất đai chủ yếu là đất phù sađược bồi và không được bồi Tiềm năng phát triển của vùng là nông nghiệp (trồnglúa, chăn nuôi, cây ăn quả) Về công nghiệp có cơ khí sửa chữa tàu, thuyền, chế biếnlương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, may, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệpdịch vụ, phát triển cảng sông

- Vùng đồi núi và bán sơn địa:

Vùng này nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía TâyNam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía Tây huyện Gia Viễn, phía Tây Namhuyện Hoa Lư và Tây Nam huyện Yên Mô Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000ha,chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Độ cao trung bình từ 90-120m Đặc biệt khuvực núi đá có độ cao trên 200m

Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, do đórất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp như: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản

Trang 30

xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gia súc (trâu,

bò, dê), trồng cây ăn quả (dứa, vải, na), trồng cây công nghiệp dài ngày như chè vàtrồng rừng

Ninh Bình có trên 15km bờ biển Vùng này thuộc diện tích của 3 xã ven biểnhuyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông và diện tích phía ngoài đê BìnhMinh 2 diện tích khoảng 6.000ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đất đai ởđây còn nhiễm mặt nhiều do mới bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải tạo, vì vậy chủ yếuphù hợp với việc trồng rừng phòng hộ, trồng cói và nuôi trồng thủy hải sản

1.3.1.3 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Ninh Bình mang những đặc điểm của tiểu khí hậu đồng bằng sôngHồng, có mùa đông lạnh ít mưa và mùa hè nắng nóng mưa nhiều Khí hậu Ninh Bìnhchia thành 4 mùa rõ rệt trong năm

- Nhiệt độ: Trung bình năm khoảng 23,80C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vàotháng 1 khoảng 14,40C và trung bình cao nhất vào tháng 6 khoảng 29,60C Có tới 8tháng trong năm có nhiệt độ trung bình đạt trên 200C

- Giờ nắng: Số giờ nắng trung bình đạt 103,6 giờ/năm, tập trung chủ yếu vàomùa hạ

- Độ ẩm: Trung bình năm là 85% (cao nhất 91% vào tháng 2 và độ ẩm thấp nhất

là 78% vào tháng 6)

khô lượng mưa thấp (từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 4 năm sau) Lượng mưa trungbình năm khoảng 163,3mm, phân bố không đồng đều trong năm nhưng phân bố kháđều trên toàn bộ diện tích

1.3.1.4.Thủy văn:

Với hệ thống sông ngòi khá dày, trải đều cả ba vùng như sông Đáy, sông HoàngLong, sông bến Đang, sông Vạc, sông Càn… Bên cạnh đó còn phải kể đến hệ thốngcác hồ có trữ lượng nước lớn như các hồ Yên Quang, Đồng Thái, Đá Lải, ĐồngChương, Yên Thắng…

Hệ thống sông (Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bến Đang, sông Vạc…) cótổng chiều dài khoảng 496km thường chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để đổ rabiển

Trang 31

Nhìn chung, hệ thống sông, ngòi của tỉnh được nối với nhau thành một mạnglưới và đổ ra biển Nguồn nước trên hệ thống sông, ngòi phục vụ tưới, tiêu chủ yếucho phát triển sản xuất nông nghiệp Ngoài mục đích tưới tiêu phục vụ sản xuất, nôngnghiệp, nước sông Đáy còn là nguồn nước cung cấp cho hầu hết các nhà máy nướcphục vụ sinh hoạt của các đô thị thuộc lưu vực sông.

- Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 24.997 ha, chiếm 17,8% diện tích tự nhiên, bao

gồm 5 loại đất chính là đất nâu vàng trên đá vôi, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất đỏ vàngtrên phiến thạch sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng do trồng lúa biến đổi Dochiếm diện tích tương đối lớn và có nơi khá tốt có thể phát triển cây ăn quả, cây côngnghiệp

- Nhóm đất mặn: diện tích 14.194,4 ha, chiếm 10,1% diện tích tự nhiên, được

hình thành do trầm tích biển và trầm tích sông biển Phân bố chủ yếu ở các xã ven biểncủa huyện Kim Sơn bao gồm đất mặn sú vẹt, đất mặn nhiều và đất mặn trung bình,mặn ít rất thích hợp cho việc trồng cói phục vụ cho làng nghề chế biến cói của tỉnh

- Nhóm đất xám bạc màu: diện tích là 3.481 ha, chiếm 2,5% diện tích tự nhiên,

phân bố ở các xã Gia Lâm, Gia Tường, Xích Thổ, Thạch Bình, Phú Sơn, Lạc Vân,Đồng Phong, Phú Lộc, Sơn Hà, Quỳnh Lưu (Nho Quan) Nhóm đất này phân bố ở địahình dốc nên bị xói mòn và rửa trôi nên làm mất các chất dinh dưỡng

- Nhóm đất thung lũng dốc tụ: diện tích 1.601 ha, chiếm 1,1% diện tích tự

nhiên Phân bố ở thung lũng thấp, nhỏ trong các vùng đồi núi của huyện Nho Quan,Gia Viễn, Hoa Lư Nhóm đất này thuận lợi trong phát triển cây ăn quả, cây côngnghiệp

- Còn lại là đất khác (Đồi, núi ) Diện tích 22.559,55 ha, chiếm 15,5% diện tích tự nhiên

Trang 32

1.3.2 Kinh tế- xã hội

1.3.2.1 Dân cư - lao động

Dân số tỉnh Ninh Bình đến năm 2014 là 926.995 người, trong đó dân số trungbình phân theo thành thị 180.568, nông thôn 746.427 người Mật độ dân số trung bình

673 người/km2, thấp nhất là huyện Nho Quan có mật độ trung bình 331 người/km2,cao nhất là thành phố Ninh Bình: 2.467 người/km2 Tỷ lệ sinh trung bình của toàn tỉnhlà: 15,50‰, tỷ lệ chết: 8,78‰, tỷ lệ tăng tự nhiên: 6,72‰ [3]

1.3.2.2 Văn hóa - Giáo dục - Y tế:

- Toàn tỉnh có 1 Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh; 10 Trung tâm Văn hóa thôngtin huyện, thị; 08 thư viện (có 87.700 đầu sách - bản); có 145 xã, phường, thị trấnđược phủ sóng truyền thanh, truyền hình; 291 di tích lịch sử được xếp hạng

ngoài công lập); 150 trường tiểu học, 142 trường trung học cơ sở, 27 trường trunghọc phổ thông (24 trường công lập, 3 trường ngoài công lập)

phòng khám đa khoa khu vực; 145 trạm y tế xã, phường, thị trấn với tổng số 2.980giường bệnh và 2.577cán bộ y tế [3]

Đã tập trung huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu

hạ tầng Cơ cấu nguồn vốn đầu tư được phân bổ khá hợp lý

Trang 33

+ Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề:

Đến nay công nghiệp nông thôn và tiểu thủ công nghiệp đã dần dần được khôiphục và tổ chức lại, nhiều cơ sở mới được hình thành Trên địa bàn tỉnh có 79 làngnghề chủ yếu là sản xuất cói, mây tre, chế biến thực phẩm và thêu ren…Một số làngnghề truyền thống của tỉnh đã được khôi phục và phát huy thế mạnh như nghề thêuren xuất khẩu ở các xã huyện Hoa Lư, dệt cói (Kim Sơn), hàng mộc tinh xảo (xã NinhPhong), nghề chạm khắc đá (Ninh Vân)

+ Nông nghiệp:

Ninh Bình cũng có một nền nông nghiệp phát triển Giá trị sản xuất ngành nôngnghiệp theo ngành kinh tế năm 2014 vào khoảng 7,9 triệu đồng Năng suất lúa đạt 57tạ/ha Diện tích các loại cây trồng của tỉnh năm 2015 là 116.561 ha

Chăn nuôi phát triển khá toàn diện Tổng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng,chất lượng dần được nâng cao, dịch bệnh được kiểm soát Đã có nhiều trang trại chănnuôi tập trung theo hướng công nghiệp

Sản xuất thuỷ sản tiếp tục phát triển khá Năm 2014, diện tích nuôi trồng thủysản là 10.279 ha Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 2010 phân theo ngành hoạtđộng đạt 981.401 triệu đồng

+ Thương mại - dịch vụ:

Mạng lưới các cơ sở kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng hoạt độngdịch vụ ngày càng được phân bố rộng khắp, trước hết phải kể đến sự gia tăng nhanhchóng về số lượng các đơn vị tham gia hoạt động thị trường, bao gồm các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và đông đảo hộ kinh doanh cá thể Hoạt độngxuất nhập khẩu năm 2014 đạt 584,9 triệu USD Mạng lưới chợ, các điểm bán hàng hoákinh doanh dịch vụ phát triển rộng khắp Đặc biệt các loại hình thị trường như trungtâm thương mại, siêu thị và các khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn cao cũng đượchình thành và phát triển [3]

Trang 34

Chương 2ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU2.1 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại KCN Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình và KCN Phúc Sơn, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

2.1.1 KCN Khánh Phú

1687/QĐ-UB ngày 20/7/2004 của UBND tỉnh Ninh Bình), quy mô diện tích là 351 ha(theo văn bản số 1499/TTg-KTN ngày 18/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ)

- Vị trí địa lý: nằm trên địa phận 2 xã Khánh Phú (huyện Yên Khánh) và NinhPhúc (thành phố Ninh Bình), nằm cạnh Quốc lộ 10, cách trung tâm thành phố NinhBình khoảng 7 km Phía Nam, phía Bắc và phía Tây giáp sông Đáy, có cảng xuấtđường thuỷ, kho ngoại quan ở phía Bắc KCN

2.1.2 KCN Phúc Sơn

1008/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Ninh Bình), quy mô diện tích là

142 ha (theo văn bản số 1499/TTg-KTN ngày 18/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ)

- Vị trí địa lý: nằm trên địa phận xã Ninh Phúc và phường Ninh Sơn (thành phốNinh Bình), nằm cạnh Quốc lộ 10, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 4 km + Phía Bắc: Giáp đất khu dân cư và tuyến đường vành đai cầu Vòm - Ninh

+ Phía Đông: Giáp đất dân cư xã Ninh Phúc;

+Phía Tây : Giáp đường vành đai cầu Vòm - Ninh

Phúc; 2.2 Thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2016, các số liệu được lấy từ năm 2014 trở lại đây

2.3 Cách tiếp cận

2.3.1 Cách tiếp cận sinh thái hệ thống

Phương pháp tiếp cận sinh thái hệ thống, thực chất là đề cập đến các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái, tổ chức xã hội và chất lượng môi trường trong sự phụ thuộc

Trang 35

chặt chẽ vào nguồn tài nguyên của một vùng, một lãnh thổ, ảnh hưởng của các chínhsách vĩ mô của nhà nước, tác động khoa học công nghệ và đặc biệt là tác động củacon người tới môi trường.

Đánh giá tính bền vững liên quan đến nhiều mặt của xã hội nhưng quan trọngnhất là kinh tế, xã hội và môi trường Vì cách tiếp cận sinh thái hệ thống là công cụ đểphát triển bền vững, quản lý dựa trên hệ thống sinh thái phải là một cách tiếp cận chủđạo trong các chương trình phát triển bền vững

2.3.2 Tiếp cận dựa vào cộng đồng

Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng trên nguyên tắc "Thực hiện từ cộng đồng, dựavào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng" nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực củangười dân vào các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện tăng trưởng xanhhướng tới nền kinh tế xanh Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng tạo ra sự linh hoạt, nhạybén trong bảo vệ môi trường, tận dụng lực lượng đông đảo cũng như huy độngphương tiện sẵn có trong cộng đồng Bảo vệ môi trường là việc làm cấp bách và có ýnghĩa, nhưng không dễ dàng, đòi hỏi sự tham gia của cộng đồng để có thành côngnhanh và hiệu quả hơn Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và cácbiện pháp thực hiện bảo vệ môi trường cần được thực hiện rộng rãi hơn, thườngxuyên hơn Có như vậy, doanh nghiệp mới hiểu và có những kế hoạch, chiến lược đểđáp ứng phát triển bền vững

2.4 Các phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Đề tài lựa chọn địa điểm nghiên cứu tại hai KCN Khánh Phú và Phúc Sơn vìhai KCN này dễ chuyển đổi thành KCNST nhất so với 07 KCN hiện nay tại NinhBình (KCN Khánh Phú là KCN duy nhất đã có HTXLNTTT và KCN Phúc Sơn mớiđang trong giai đoạn thu hút đầu tư, chưa xây dựng HTKT) và KCN Khánh Phú đangđược lựa chọn là KCN thí điểm đang được Tổ chức phát triển của Liên hợp Quốc -UNIDO tài trợ không hoàn lại từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF)

và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) thực hiện dự án “Triển khai sáng kiếnKCNST hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam”

2.4.2 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu (số liệu thứ cấp)

Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu còn gọi là phương pháp nghiên cứu tài liệu với mục đích nhằm tìm hiểu những luận cứ từ trong lịch sử nghiên cứu mà đồng

Trang 36

nghiệp đi trước đã làm, không mất thời gian lặp lại những công việc đã thực hiện Đây

là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu.Phương pháp nghiên cứu tài liệu gồm các công việc chính là thu thập, phân tích vàtổng hợp, đánh giá những thông tin đã có

Công tác thu thập số liệu được tiến hành trên tất cả các tài liệu có liên quan đếnphát triển KCNST và địa bàn nghiên cứu bao gồm các dạng tài liệu:

- Tài liệu sách, tạp trí, bài báo có liên quan đến phát triển KCNST

- Tài liệu từ các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án có liên quan đến

- Tài liệu từ các báo cáo, đề án, kế hoạch, chương trình của địa phương nơi nghiên cứu

- Tài liệu từ các văn bản pháp luật, các nghị quyết, kế hoạch, chính sách về pháttriển KCN, bảo vệ môi trường trong các KCN

Tất cả các thông tin, số liệu sau khi được thu thập sẽ được phân tích tổng hợpbao gồm: Cơ sở lý luận về KCNST, tổng quan tài liệu về KCNST, đặc điểm tự nhiên,kinh tế- xã hội địa phương nghiên cứu, thực trạng hai KCN nghiên cứu

2.4.3 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa (số liệu sơ cấp)

Đề tài tiến hành khảo sát khu vực nghiên cứu nhằm xác minh, đánh giá cácthông tin thu thập trong quá trình kế thừa tài liệu, đồng thời bổ sung, cập nhật cácthông tin mới

bắt thông tin về vị trí, cảnh quan, cơ sở hạ tầng và cảm quan về môi trường của KCN

Môi trường, Sở Công thương về các tiêu chí của KCNST (Các tiêu chí thuộc quản lýnhà nước về KCN) và chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển KCNST hướngđến phát triển KCN bền vững của địa phương

phiếu (21 phiếu) thu thập thông tin về 21 doanh nghiệp đang hoạt động trong hai KCNnghiên cứu như diện tích, lao động, công nghệ, quá trình tiêu thụ vật chất cho sảnxuất, thông tin về chất thải, các biện pháp quản lý, xử lý, hệ thống quản lý môitrường , các tiêu chí của KCNST và các ý kiến đề xuất với các cơ quan quản lý nhànước

Trang 37

- Thu thập thông tin Chủ đầu tư (công ty đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầngKCN) gồm 1 mẫu phiếu (lập 2 phiếu dành cho 02 KCN nghiên cứu) thu thập thông tin

về các tiêu chí KCNST liên quan đến chủ đầu tư

2.4.4 Phương pháp đánh giá khu công nghiệp theo tiêu chí khu công nghiệp sinh thái

2.4.4.1 Tiêu chí bắt buộc để đánh giá KCNST

Các tiêu chí này để đánh giá mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo

tỷ lệ doanh nghiệp lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ; tỷ lệ doanh nghiệp xâydựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ; tỷ lệ các doanh nghiệp đấu nối nước thải vào

hệ thống xử lý nước thải tập trung; tỷ lệ doanh nghiệp xử lý khí thải, tiếng ồn; tỷ lệdoanh nghiệp đăng ký chủ nguồn thải CTNH; tỷ lệ doanh nghiệp có hợp đồng thu gom

và xử lý chất thải thông thường, CTNH; tỷ lệ doanh nghiệp được cấp phép xả thải vàonguồn nước; tỷ lệ đất dành cho cây xanh; tỷ lệ các doanh nghiệp có xác nhận hoànthành các công trình BVMT giai đoạn vận hành)

(2) Nhóm tiêu chí bắt buộc 2: Mức độ chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN: Nhóm tiêu chí liên quan đến KCN hiện hữu (có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê

duyệt; có hệ thống thu gom nước mưa tách riêng với nước thải, có hệ thống thu gom

và xử lý nước thải tập chung đạt QCVN; có giấy phép xả thải nước thải vào nguồnnước; có triển khai chương trình giám sát môi trường định kỳ; được xác nhận cáccông trình BVMT phục vụ giai đoạn vận hành; có tỷ lệ đất dành cho cây xanh đạt quyđịnh; có bãi trung chuyển chất thải công nghiệp, sinh hoạt, CTNH)

(3) Nhóm tiêu chí bắt buộc 3: Năng lực quản lý và điều hành giải quyết vấn

đề môi trường: Tiêu chí này tập trung vào năng lực về nhân sự cũng như trình độ

chuyên môn về quản lý môi trường của BQL của KCN (có tổ chức quản lý môitrường tại KCN)

Trang 38

(4) Nhóm tiêu chí bắt buộc 4: Loại hình công nghiệp thu hút đầu tư: Tiêu chí

này đánh giá xem tình hình thu hút đầu tư vào KCN có tuân thủ theo quy hoạch ngànhnghề đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt

Với bộ tiêu chuẩn gồm 4 nhóm tiêu chí như trên sẽ hỗ trợ việc đánh giá tìnhhình tuân thủ các quy định của pháp luật về BVMT của một KCN Để đánh giá việcKCN hiện hữu có thể trở thành KCNST hay không các tiêu chí bắt buộc sẽ được đánhgiá theo 2 mức “đạt” và “không đạt”

2.4.4.2 Bộ tiêu chí khuyến khích để đánh giá quá trình chuyển đổi từ KCN hiện hữu thành KCNST.

(1) Nhóm tiêu chí khuyến khích 1 (Mức độ đáp ứng về năng lực quản lý môi trường) gồm 3 tiêu chí sau đây:

đánh giá trên cơ sở Công ty Đầu tư và Kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN có thành lậpPhòng quản lý quy hoạch và môi trường hay không ? Có bao nhiêu người làm việctrong Phòng quản lý quy hoạch và môi trường? Số điểm đánh giá bằng 0 nếu không

có Phòng quản lý quy hoạch và môi trường; điểm bằng 5 nếu có trên 10 người làmviệc trong Phòng quản lý quy hoạch và môi trường; số điểm sẽ giảm 0,5 nếu có ít hơn

2 người (Ví dụ : có 9 người thì điểm sẽ là 4,5; có 1 người thì điểm sẽ là 0.5)

- Tỷ lệ % doanh nghiệp có cán bộ quản lý và vận hành công trình môi trường trêntổng số doanh nghiệp trong KCN Để triển khai kế hoạch xây dựng KCNST phải cóngười am hiểu môi trường đảm nhiệm Điều kiện để được tính là cơ sở có cán bộ môitrường chính là bằng cấp của cán bộ quản lý môi trường Tiêu chí này sẽ được xác địnhtrên cơ sở điều tra tại mỗi doanh nghiệp trong KCN có bao nhiêu cán bộ được phân côngquản lý và vận hành các công trình môi trường Hiện nay, hầu như tại Việt Nam, cácdoanh nghiệp không có cán bộ có trình độ chuyên môn về môi trường nên khi đánh giátheo tiêu chí này, cần đưa ra thang điểm chi tiết từ 0 đến 5 nhằm giúp cho quá trình đánhgiá dễ dàng và chính xác hơn Tỷ lệ khác biệt trong thang điểm này là

10 %

- Tỷ lệ % doanh nghiệp trong KCN có Hệ thống quản lý môi trường (EMS) trêntổng số doanh nghiệp trong KCN: Tiêu chí này sẽ được xác định trên cơ sở điều tra tạimỗi doanh nghiệp trong KCN có chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường đạt ISO

14000 hay không? Có thể nói, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng EMS sẽ cho thấy việc KCN

Trang 39

đã đạt được mức nào trong hệ thống phân loại KCNST Tuy nhiên, để xây dựng đượcEMS thì phải đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là yếu tố con người Vì tỷ lệdoanh nghiệp hiện nay áp dụng giải pháp EMS còn khá ít nên việc đưa ra thang điểmđánh giá cần chi tiết (từ 0 đến 5 điểm) Do vậy có thể lựa chọn tỷ lệ khác biệt trongthang điểm này là 10 %.

(2) Nhóm tiêu chí khuyến khích (Mức độ đáp ứng về giải pháp kỹ thuật áp dụng cho KCNST) gồm 4 tiêu chí sau đây:

- Tỷ lệ % doanh nghiệp áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn (CleanerProduction) trên tổng số doanh nghiệp trong KCN Tiêu chí này sẽ được xác định trên

cơ sở điều tra xem doanh nghiệp có thành lập Đội sản xuất sạch hơn (SXSH) không?Doanh nghiệp có áp dụng giải pháp SXSH theo đúng quy trình của UNEP từ kiểm toánchất thải, tính toán cân bằng, xác định các giải pháp, áp dụng và duy trì các giải phápSXSH không? Vì tỷ lệ doanh nghiệp hiện nay áp dụng giải pháp SXSH còn khá ít nênviệc đưa ra thang điểm đánh giá cần chi tiết (từ 0 đến 5 điểm) Do vậy có thể lựa chọn

tỷ lệ khác biệt trong thang điểm này là 10 %

- Tỷ lệ % doanh nghiệp áp dụng giải pháp sử dụng tài nguyên có thể tái tạo(Renewable Resources) trên tổng số doanh nghiệp trong KCN: Tiêu chí này sẽ đượcxác định trên cơ sở điều tra xem doanh nghiệp có sử dụng năng lượng mặt trời haynăng lượng gió không? Doanh nghiệp có sử dụng nhiên liệu biomass (củi, trấu, mùncưa, bã mía), khí sinh học (biogas) thay cho nhiên liệu hóa thạch không (than, dầu, khíthiên nhiên)? Vì tỷ lệ doanh nghiệp hiện nay áp dụng giải pháp sử dụng tài nguyên cóthể tái tạo còn khá ít nên việc đưa ra thang điểm đánh giá cần chi tiết (từ 0 đến 5điểm) Do vậy có thể lựa chọn tỷ lệ khác biệt trong thang điểm này là 10 %

- Tỷ lệ % doanh nghiệp áp dụng giải pháp tái sử dụng và tái chế chất thải

(Upsizing – Recycling) trên tổng số doanh nghiệp trong KCN: Tiêu chí này sẽ đượcxác định trên cơ sở điều tra xem doanh nghiệp có áp dụng các giải pháp tái sử dụngnước thải không? Doanh nghiệp có tái sử dụng nhiệt dư không? Doanh nghiệp có tái

sử dụng hơi nước không? Doanh nghiệp có phân loại chất thải để tái chế không? Vì tỷ

lệ doanh nghiệp hiện nay áp dụng giải pháp tái sử dụng và tái chế chất thải còn khá ítnên việc đưa ra thang điểm đánh giá cần chi tiết (từ 0 đến 5 điểm) Do vậy có thể lựachọn tỷ lệ khác biệt trong thang điểm này là 10 %

Trang 40

- Tỷ lệ % doanh nghiệp áp dụng giải pháp sản phẩm thân thiện môi trường: Tiêuchí này sẽ được xác định trên cơ sở điều tra xem doanh nghiệp có áp dụng các thiết bịtiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng không? Doanh nghiệp có thay thế nguyên vật liệuđộc hại gây ô nhiễm, khó phân hủy sinh học bằng nguyên vật liệu ít gây ô nhiễm môitrường, dễ phân hủy sinh học hơn không? Doanh nghiệp có thay thế công nghệ cũ cóđịnh mức nguyên vật liệu cao bằng công nghệ mới có định mức nguyên vật liệu thấphơn không? Vì tỷ lệ doanh nghiệp hiện nay áp dụng giải pháp sản phẩm thân thiện môitrường còn khá ít nên việc đưa ra thang điểm đánh giá cần chi tiết (từ 0 đến 5 điểm).

Do vậy có thể lựa chọn tỷ lệ khác biệt trong thang điểm này là 10 %

(3) Nhóm tiêu chí khuyến khích 3 (Mức độ đáp ứng về thị trường trao đổi chất thải trong KCNST) gồm 5 tiêu chí sau đây:

ngoài KCNTiêu chí này được đánh giá là "có” và "không” với thang điểm tương ứng

Do vậy có thể lựa chọn tỷ lệ khác biệt trong thang điểm này là 10 %

- Tỷ lệ % nước thải được thu hồi và tái sử dụng trên tổng thể tích nước thải phátsinh từ KCN thông qua Trung tâm thông tin trao đổi chất thải: Tiêu chí này sẽ đượcxác định trên cơ sở điều tra xem bao nhiêu nước thải được thu hồi và tái sử dụngthông qua Trung tâm này ? Chiếm bao nhiêu % tổng thể tích nước thải phát sinh từKCN ? Do vậy, mức độ quan trọng của hai tiêu chí là như nhau Vì tỷ lệ doanh nghiệphiện nay trao đổi nước thải qua Trung tâm thông tin trao đổi chất thải còn ít nên việcđưa ra thang điểm đánh giá cần chi tiết (từ 0 đến 5 điểm) Do vậy có thể lựa chọn tỷ lệkhác biệt trong thang điểm này là 10 %

- Tỷ lệ % năng lượng nhiệt dư được thu hồi và tái sử dụng trên tổng năng lượngnhiệt phát sinh từ KCN thông qua Trung tâm thông tin trao đổi chất thải: Tiêu chí này

sẽ được xác định trên cơ sở điều tra xem bao nhiêu năng lượng nhiệt dư được thu hồi

Ngày đăng: 27/10/2020, 19:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công thương (2011). Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn. Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam- Đan Mạch về môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn
Tác giả: Bộ Công thương
Năm: 2011
2. Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình. (2015). Báo cáo tổng kết năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 2015
Tác giả: Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình
Năm: 2015
4. Nguyễn Cao Lãnh (2007). Khu công nghiệp sinh thái- một mô hình cho phát triển bền vững ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu công nghiệp sinh thái- một mô hình cho phát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Cao Lãnh
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2007
5. Nguyễn Đình Hương (2006). Kinh tế chất thải. Hà Nội: NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế chất thải
Tác giả: Nguyễn Đình Hương
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2006
6. Phùng Sỹ Chí (2015). “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá quá trình chuyển đổi từ khu công nghiệp hiện hữu thành khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam”. Tạp trí phát triển Khoa học và công nghệ, 126-136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá quá trình chuyển đổitừ khu công nghiệp hiện hữu thành khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam”. "Tạptrí phát triển Khoa học và công nghệ
Tác giả: Phùng Sỹ Chí
Năm: 2015
9. Thủ tướng Chính Phủ- QĐ số 1216/QĐ-TTg (2012) Về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Tác giả: Thủ tướng Chính Phủ
Nhà XB: Việt Nam
Năm: 2012
10. Thủ tướng Chính Phủ- QĐ số 432/QĐ-TTg (2012) Về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về Phát triển bền vững , Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về Phát triển bền vững
11. Thủ tướng Chính Phủ -QĐ số 1419/QĐ-TTg (2009) về việc phê duyệt chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc phê duyệt chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020
12. Thủ tướng Chính Phủ -QĐ số 1393/Qđ-TTg (2012) về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc phê duyệt Chiến lượcquốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050
13. Thủ tướng chính phủ -Nghị định số 29/2008/NĐ-CP (2008) quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy định về Khu côngnghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế
14. Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc, Cục kinh tế liên bang Thụy Sỹ, Quỹ môi trường toàn cầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2016). Tài liệu tập huấn về“Dự án triển khai sáng kiến KCNST hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án triển khai sáng kiến KCNST hướng tới mô hình KCN bền vững tại ViệtNam
Tác giả: Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc, Cục kinh tế liên bang Thụy Sỹ, Quỹ môi trường toàn cầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2016
18. Võ Thy Trang (2008). “Khu công nghiệp sinh thái-Mô hình hướng đến sự phát triển bền vững ở Việt Nam”. Tạp trí Khoa học và Công nghệ, 68(6), 25-31.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu công nghiệp sinh thái-Mô hình hướng đến sự phát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Võ Thy Trang
Nhà XB: Tạp trí Khoa học và Công nghệ
Năm: 2008
3. Cục thống kê Ninh Bình (2015). Niên giám thống kê Ninh Bình Khác
7. Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình (2015). Báo cáo kết quả phân tích môi trường tỉnh Ninh Bình năm 2015 Khác
8. Sở Tài nguyên và Môi trường (2015). Báo cáo Đánh giá hiện trạng môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và đề xuất giải pháp quản lý Khác
16. UBND tỉnh Ninh Bình (2016). Báo cáo kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp và thu hút đầu tư Khác
17. Vũ Cao Đàm (1999). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Bài giảng cho lớp cao học, ĐHQG Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô hình sự cộng sinh công nghiệp Kalumdborg, Đan Mạch - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
Hình 1.1 Mô hình sự cộng sinh công nghiệp Kalumdborg, Đan Mạch (Trang 20)
Hình 1.2. Sơ đồ hệ sinh thái công nghiệp (theo C.K.N. Patel,1992) - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
Hình 1.2. Sơ đồ hệ sinh thái công nghiệp (theo C.K.N. Patel,1992) (Trang 24)
Hình 1.3. Sơ đồ quản lý môi trường theo ISO 14000 - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
Hình 1.3. Sơ đồ quản lý môi trường theo ISO 14000 (Trang 28)
Hình 1.4. Sơ đồ hành chính tỉnh Ninh Bình 1.3.1.2. Địa hình - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
Hình 1.4. Sơ đồ hành chính tỉnh Ninh Bình 1.3.1.2. Địa hình (Trang 29)
Hình 3.1. Bản đồ vị trí các dự án tại KCN Khánh Phú - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
Hình 3.1. Bản đồ vị trí các dự án tại KCN Khánh Phú (Trang 44)
Hình 3.2. Bản đồ vị trí bố trí đất cho các dự án tại KCN Phúc Sơn - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
Hình 3.2. Bản đồ vị trí bố trí đất cho các dự án tại KCN Phúc Sơn (Trang 46)
Bảng 3.8. Kết quả quan trắc môi trường mặt  KCN Phúc Sơn - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
Bảng 3.8. Kết quả quan trắc môi trường mặt KCN Phúc Sơn (Trang 55)
Bảng 3.10. Kết quả quan trắc môi trường nước thải KCN Khánh Phú KV 1 - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
Bảng 3.10. Kết quả quan trắc môi trường nước thải KCN Khánh Phú KV 1 (Trang 59)
Bảng 3.11. Kết quả quan trắc môi trường nước thải KCN Khánh Phú KV 2 - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
Bảng 3.11. Kết quả quan trắc môi trường nước thải KCN Khánh Phú KV 2 (Trang 61)
Bảng 3.13.  Kết quả quan trắc môi trường nước thải KCN Phúc Sơn - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
Bảng 3.13. Kết quả quan trắc môi trường nước thải KCN Phúc Sơn (Trang 63)
Bảng 3.14. Kiểm kê chất thải rắn tại KCN Khánh Phú - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
Bảng 3.14. Kiểm kê chất thải rắn tại KCN Khánh Phú (Trang 66)
Bảng 3.16. Đánh giá KCN Khánh Phú theo tiêu chí khuyến khích - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
Bảng 3.16. Đánh giá KCN Khánh Phú theo tiêu chí khuyến khích (Trang 71)
Bảng 3.18.  Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về phát triển KCN - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
Bảng 3.18. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về phát triển KCN (Trang 78)
Hình 3.4. Mô hình trao đổi chất thải  tổng quát dự kiến đề xuất - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
Hình 3.4. Mô hình trao đổi chất thải tổng quát dự kiến đề xuất (Trang 91)
9. Sơ đồ quy trình sản xuất: - Nghiên cứu giải pháp phát triển khu công nghiệp khánh phú và phúc sơn tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp sinh thái
9. Sơ đồ quy trình sản xuất: (Trang 115)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w