1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN

8 234 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 16,97 KB

Nội dung

HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN 1. Vai trò nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng nói chung. 1.1. Vai trò của kế toán Ngân hàng Kế toán Ngân hàng là việc thu thập, tính toán, ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính về hoạt động tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng dưới hình thức chủ yếu là giá trị để phản ánh, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị ngân hàng, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý hoạt động tiền tệ ngân hàng ở tầm vĩ mô và vi mô, cung cấp thông tin cho các tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật. Hầu hết các nghiệp vụ của kế toán Ngân hàng đều liên quan đến các ngành kinh tế khác.Vì thế, kế toán Ngân hàng không chỉ phản ánh tổng hợp hoạt động của bản thân Ngân hàng mà nó còn phản ánh tổng hợp hoạt động của nền kinh tế thông qua quan hệ tiền tệ, tín dụng . giữa các Ngân hàng, giúp cho các giao dịch trong nền kinh tế được tiến hành một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác hơn. Những số liệu do kế toán Ngân hàng cung cấp là những chỉ tiêu thông tin kinh tế quan trọng giúp cho việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh Ngân hàng và làm căn cứ cho việc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và chỉ đạo hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. 1.2. Nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng nói chung Kế toán Ngân hàng ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của mỗi Ngân hàng theo đúng những chuẩn mực kế toán thống nhất do Nhà nước, Ngân hàng nhà nước quy định, Nhằm bảo vệ an toàn tài sản của Ngân hàng cũng như của toàn xã hội gửi tại Ngân hàng Phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo đúng phương pháp kế toán và theo những tiêu thức nhất định nhằm cung cấp những thông tin kịp thời cho việc quản trị kinh doanh, cho việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Giám sát chặt chẽ qúa trình sử dụng tài sản của bản thân ngân hàng và của xã hội thông qua các khâu kiểm soát kế toán nhằm nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng an toàn tài sản, góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố chế độ hạch toán kế toán kinh tế trong ngân hàng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tổng hợp số liệu kế toán theo tiêu thức nhất định để cung cấp thông tin phục vụ sự chỉ đạo nghiệp vụ của các cấp quản lý ngân hàng và phục vụ sự chỉ đạo thực thi chính sách tiền tệ - tín dụng ngân hàng nói riêng và chính sách tài chính nói chung. Tổ chức giao dịch, phục vụ khách hàng một cách văn minh, lịch sự, giúp đỡ khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng nói chung và các thủ tục giao dịch với kế toán nói riêng, góp phần thực hiện chiến lược khách hàng đối với các Ngân hàng Thương mại. 2. Những văn bản, thể lệ, chế độ hiện hành về kế toán - Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức Tín dụng. - Quyết định số 1161/NHNo-TCKT- ngày 03/08/2004 của tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam về việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán NHNo&PTNT Việt Nam. - Quyết định số 165/HĐQT-KHTH ngày 25/06/2004 của chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành quy định các hình thức huy động vốn trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. - Quyết định số 1225/NHNo-TCKT ngày 12/04/2004 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT về việc nghiệp vụ huy động vốn theo QĐ 165 của NHNo&PTNN Việt Nam. - Quyết định số 321/QĐ/NH2 ngày 04/12/1996 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành qui định về chế độ chứng từ kế toán trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam 3. Những vấn đề cơ bản về hạch toán kế toán. Hàng ngày Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang phát sinh các nghiệp vụ bao gồm nhiều loại chứng từ như: Séc, UNC, phiếu chuyển khoản, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có, chuyển tiền điện tử và bảng thanh toán bù trừ. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các thanh toán viên xử lý nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Căn cứ vào các chứng từ, kế toán hạch toán vào máy, việc tính lãi, thu nợ, thu lãi, cho vay được kế toán viên hạch toán kịp thời, chính xác trực tiếp ngay khi khách hàng đến giao dịch. Bộ phận ngân quỹ giao dịch trực tiếp tới từng khách hàng các món thu, chi từng món được thủ quỹ hướng dẫn phân loại thu chi theo giấy phân loại tiền. Cuối ngày cộng sổ cập nhật chứng từ, in sổ phụ, lập bảng cân đối ngày, tách chứng từ báo Nợ, báo Có cho khách hàng. Kiểm quỹ tiền mặt tồn thực tế so với sổ sách khớp đúng. Thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống Ngân hàng (UNC, chuyển khoản, thanh toán bù trừ, chuyển tiền điện tử .) 3.1 Kế toán tiền mặt * Kế toán thu tiền mặt Khi khách hàng nộp tiền mặt vào Ngân hàng, khách hàng viết giấy nộp tiền theo mẫu in sẵn của Ngân hàng. Kế toán viên kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy nộp tiền: Họ tên khách hàng, đơn vị, số hiệu TK, số tiền nộp bằng chữ bằng số phải khớp đúng. Sau đó chuyển cho người kiểm soát (Trưởng, phó phòng kế toán) kiểm soát, vào nhật ký quỹ và chuyển cho thủ quỹ thu tiền. Thủ quỹ thu đủ ký lên phiếu, đóng dấu "Đã thu tiền" chuyển sang cho bộ phận kế toán để hạch toán ghi Có cho Tài khoản khách hàng (Nếu nộp tiền vào tài khoản). Nếu khách hàng trả nợ gốc, lãi kế toán căn cứ vào hồ sơ vay để lập phiếu thu chuyển khoản sang bộ phận ngân quỹ để thu. Xử lý chứng từ:01 liên chứng từ lưu lại ngân hàng, 01 liên chứng từ giao cho khách hàng. Ví dụ : Ngày 08/7/2007 thủ quỹ Công ty TNHH Phú Cường nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi của Công ty tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Giang, gồm 2 liên giấy nộp tiền và bảng phân loại tiền. Thanh toán viên nhận chứng từ kiểm tra các yếu tố ghi trên chứng từ ghi đầy đủ, khớp đúng giữa số tiền bằng số, bằng chữ và số hiệu tài khoản chuyển sang cho bộ phận thu ngân để thu, sau khi thủ quỹ thu đủ tiền ký lên chứng từ, chuyển khách hàng ký và đóng dấu "đã thu tiền" lên 2 liên chứng từ chuyển sang kế toán để hạch toán ghi: Nợ: TK tiền mặt tại quỹ Có: TK tiền gửi của Công ty TNHH Phú Cường Sau kế toán ký sổ phụ chuyển sang kế toán trưởng ký kiểm soát, đóng dấu kế toán trả lại khách hàng liên 2, liên 1 làm chứng từ gốc đưa kế toán tổng hợp lưu. Cuối ngày chứng từ được xếp thành tập, đóng lại đê lưu trữ theo chế độ hiện hành. *Kế toán chi tiền mặt + Khi khách hàng có yêu cầu rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi. Khách hàng sử dụng séc, giấy lĩnh tiền mặt theo đúng mẫu quy định: - Kế toán viên nhận chứng từ yêu cầu rút tiền mặt từ khách hàng, kiểm tra các yếu tố trên chứng từ: Tên đơn vị, số tài khoản, số tiền bằng chữ, bằng số. - Kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng. - Kiểm tra mẫu chữ ký của khách hàng trên chứng từ với chữ ký, mẫu dấu (nếu có) đã đăng ký tại ngân hàng. - Kiểm tra họ tên, số chứng minh thư, thời gian cấp, nới cấp chứng minh của người nhận tiền. Nếu hợp lệ hạch toán: Nợ: TK tiền gửi khách hàng Có: TK tiền mặt tại quỹ Sau đó kế toán giữ sổ phụ ký và chuyển sang cho bộ phận kiểm soát, kiểm tra lại một lần nữa trên chứng từ nếu đúng ký kiểm soát, chuyển sang bộ phận kho quỹ để chi tiền, khách hàng ký nhận tiền. Sau khi thủ quỹ chi đủ tiền ký kên chứng từ, đóng dấu "Đã chi tiền" lên liên chứng từ chuyển sang kế toán tổng hợp lưu. Cuối ngày chứng từ được xếp thành tập, đóng lại để lưu trữ theo chế độ hiện hành. + Chi tiền mặt cho khách hàng vãng lai: Khi khách hàng đến Ngân hàng yêu cầu cho nhận tiền chuyển theo CMT, kế toán viên kiểm tra họ tên, số chứng minh thư, nơi cấp, ngày cấp khớp đúng với lệnh chuyển tiền đến. Lập phiếu chi tiền cho khách hàng, ký tên trên phiếu chi rồi chuyển cho bộ phận kiểm soát kiểm soát lại, đúng chuyển cho bộ quỹ để chi tiền. Lấy chữ ký khách hàng trên phiếu chi, thủ quỹ ký tên trên chứng từ chi tiền và đóng dấu "Đã chi tiền" rồi chuyển cho bộ phận tổng hợp lưu chứng từ. 3.2 Kế toán cho vay * Nghiệp vụ kế toán cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ) a. Giải ngân Khách hàng nộp cho kế toán cho vay giấy nhận nợ cùng bảng rút tiền vay đã có ý kiến của CBTD cùng toàn bộ hồ sơ món vay . Kế toán cho vay kiểm tra lại và làm nốt thủ tục trong hồ sơ cho vay .Sau đó chuyển sang bộ phân kiểm soát để kiểm tra lại. nếu không có sai sót gì thì tiến hành hạch toán trên máy và lập một hồ sơ khé ước mới cho món vay đó để theo dõi, Nợ : TK cho vay (Ngắn-Trung-Dài hạn ) Có : TK tiền mặt tại quỹ Mọi thủ tục đúng và hợp lệ sẽ được chuyển sang phòng ngân quỹ để giải ngân cho khách hàng . Khế ước chỉ có một bản duy nhất lưu tại phòng kế toán ngân hàng .các bản khác chỉ có giá trị đối chiếu , làm cơ sở tìm hồ sơ khách hàng tới trả nợ hay tới kiểm tra theo dõi (Phải có CMND kèm theo ). b. Phương pháp thu nợ Đến kỳ trả nợ ( cả gốc lẫn lãi ), nếu khách hàng không có khả năng trả nợ thì kế toán ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn , còn lại nhập vào sổ theo dõi lãi chưa thu được (lãi treo). Trong trường hợp khách hàng đến hạn trả gốc, lãi nhưng không chủ động trả và nguồn thu chưa có , kế toán cũng nhập sổ theo dõi lãi chưa thu . Đồng thời khách hàng làm đơn xin “Gia hạn nợ ”, (khách hàng đã làm việc với CBTD ) c. Phương pháp tính lãi Lãi theo món vay trong hạn = SDN x Lãi suất x số ngày vay 30 ngày Lãi phạt quá hạn = SDN x Lãi phạt quá hạn x số ngày quá hạn 30 ngày Ví dụ: Ngày 24/10/2006 tại NHNo&PTNT Hà Giang, công ty Đức Hiếu có nhu cầu vay 500.000.000 (năm trăm triệu đồng) để kinh doanh điện thoại di động.Ngân hàng xét duyệt áp dụng cho vay theo hạn mức tín dụng Kế toán hạch toán Nợ TK 211103.20002 : 500.000.000 Có TK 1011101.01: 500.000.000 3.3 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt Một số hình thức thanh toán thông thường. Cách xử lý và hạch toán. * Chứng từ UNC (Chứng từ giấy): Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản gửi đến ngân hàng phục mình yêu cầu trích tài khoản tiền gửi của mình trả cho người thụ hưởng. Khi khách hàng nộp 3 liên UNC theo mẫu in sẵn của ngân hàng, thanh toán viên tiến hành kiểm tra các yếu tố trên UNC, đối chiếu, kiểm tra số dư trên tài khoản tiền gửi người trả tiền để đảm bảo đủ khả năng thanh toán. Sau đó kiểm tra các thông tin của người thụ hưởng trên UNC. Xử lý chứng từ như sau: - Trường hợp người trả tiền và người thụ hưởng mở tài khoản tại một ngân hàng thì thanh toán viên xử lý hạch toán: Nợ: TK tiền gửi của đơn vị trả tiền Có: TK tiền gửi của đơn vị thụ hưởng Liên 1: Là chứng từ ghi nợ, có Liên 2: Là chứng từ báo Nợ cho đơn vị trả Liên 3: Là chứng từ báo Có cho đơn vị thụ hưởng - Trường hợp người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng khác: Căn cứ chứng từ hợp pháp hợp lệ kế toán hạch toán: Nợ: TK tiền gửi người trả tiền Có: Tài khoản thích hợp (Chuyển tiền đi năm nay, thanh toán bù trừ) + 1 liên UNC làm chứng từ ghi nợ TK người trả tiền + 1 liên UNC làm chứng từ báo nợ TK người trả tiền + 2 liên UNC dùng làm căn cứ thành lập chứng từ thanh toán với NH phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng. * Chuyển tiền điện tử: Chuyển tiền điện tử là quá trình xử lý một khoản chuyển tiền qua mạng máy tính, kể từ khi nhận được lệnh chuyển tiền của người phát lệnh (Người phát lệnh là tổ chức hoặc cá nhân gửi lệnh chuyển tiền đến ngân hàng để thực hiện việc chuyển tiền điện tử) đến khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ hưởng (đối với chuyển tiền có). NHNo&PTNT Việt Nam không nhận thu hộ tiền (lệnh chuyển nợ) đối với khách hàng mà chỉ áp dụng lệnh chuyển nợ đối với thanh toán nội bộ.Chứng từ ghi sổ trong chuyển tiền điện tử là lệnh chuyển tiền (Bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử). Chứng từ gốc làm cơ sở để lập lệnh chuyển tiền là các chứng từ thanh toán theo chế độ hiện hành. Trong chuyển tiền điện tử lệnh chuyển tiền được lập riêng cho từng chứng từ chuyển tiền. Hạch toán: Đối với lệnh chuyển có đi: Nợ: TK thích hợp Có: TK chuyển tiền điện tử đi năm nay Đối với lệnh chuyển nợ đi: Nợ: TK chuyển tiền điện tử đi năm nay Có: TK thích hợp Đồng thời hạch toán thu phí chuyển tiền (nếu có): Nợ: TK tiền mặt (tiền gửi) Có: TK thuế VAT Có: Tk thu phí dịch vụ chuyển tiền Liên 1,2: là chứng từ gốc ghi nợ, có Liên 3: trả cho khách hàng làm chứng từ báo Nợ, Có. . HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN 1. Vai trò nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng nói chung. 1.1. Vai trò của kế toán Ngân hàng Kế toán Ngân hàng là việc thu thập, tính toán, . chuyển sang kế toán để hạch toán ghi: Nợ: TK tiền mặt tại quỹ Có: TK tiền gửi của Công ty TNHH Phú Cường Sau kế toán ký sổ phụ chuyển sang kế toán trưởng

Ngày đăng: 22/10/2013, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w