Quản trị rủi ro tín dụng là một quá trình Ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy với các công cụ thích hợp để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp cần thiết để
Trang 1-
NGUYỄN THỊ KIỀU OANH
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
-
NGUYỄN THỊ KIỀU OANH
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
Trang 3Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Ngô Quang Huân
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày 22 tháng 09 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
Trang 4TP HCM, ngày 31 tháng 08 năm
2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Kiều Oanh Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 22/10 /1989 Nơi sinh: Bình Thuận
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 1441820152
I- Tên đề tài:
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
Chi nhánh Hồ Chí Minh II- Nhiệm vụ và nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về Rủi ro tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng
Chương 2: Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng Việt
Nam CN Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại
Chúng Việt Nam CN Hồ Chí Minh
III- Ngày giao nhiệm vụ: 23/01/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/08/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS Ngô Quang Huân
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Thị Kiều Oanh
Trang 6LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới các giảng viên, các nhà khoa học đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong quá trình đào tạo tại trường Đại học Công Nghệ TP HCM
Đặc biệt, tác giả xin được chân thành cảm ơn TS Ngô Quang Huân, người đã giúp đỡ tác giả rất tận tâm trong quá trình thực hiện luận văn này
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các anh/chị đồng nghiệp của các Phòng Quản lý tín dụng, Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Tái Thẩm Định và Phòng Xử Lý Nợ …của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam Chi nhánh Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, cung cấp tài liệu để giúp tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn của mình đến bạn bè và người thân đã ủng hộ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả có thể tập trung hoàn thành luận văn này
TP Hồ Chí Minh, ngày 31tháng 08 năm 2017
Học viên
Nguyễn Thị Kiều Oanh
Trang 7TÓM TẮT
Một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới trong những thập niên gần đây là sự phát triển rầm rộ và sôi động trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng Có thể thấy rằng phấn đấu cho một nền tài chính – ngân hàng ngày càng hưng thịnh hiện đang thu hút nhiều sự quan tâm chú ý cũng như trí tuệ và tri thức của nhân loại Cùng hoà nhịp với xu thế của thế giới cũng như những chuyển biến tích cực của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua đã có những sự thay đổi đáng kể về cấu trúc, quy mô và về sự đa dạng hoá các loại hình tổ chức Hệ thống ngân hàng thương mại được kỳ vọng là sẽ tiếp tục phát huy vai trò trong việc khơi thông những dòng chảy về vốn, đầu tư và các dịch vụ tài chính để phục vụ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động Và một trong những rủi ro quan trọng nhất và có tác động lớn nhất đến hoạt động ngân hàng là rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng có
ý nghĩa sống còn đối với ngân hàng cũng như sự ổn định của cả nền kinh tế, đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, các tổ chức tín dụng về cơ bản vẫn đang
ở giai đoạn đầu của quá trình thực hiện các chính sách tín dụng chặt chẽ và các thông lệ tín dụng tốt nhất
Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, điển hình và có tổng quy
mô dư nợ chiếm tỉ trọng cao của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh nói riêng và theo nhóm quy mô ngân hàng của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam nói chung Tác giả phân tích thực trạng kết hợp các nghiên cứu, lý luận, tư duy của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân hàng cũng như kinh nghiệm bản thân, đồng nghiệp trong quá trình tham gia trong lĩnh vực ngân hàng để đưa ra các ý kiến, nhận định, giải pháp, nhằm tuân thủ các chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng
Trang 8Qua việc nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của NH TMCP Đại Chúng VN CN HCM, tác giả mong muốn những nội dung nghiên cứu và đề xuất kiến nghị sẽ giúp ích cho việc góp phần nâng cao hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng hiện nay và trong thời gian tới
Trang 9ABSTRACT
One of the features of the world economy in recent decades is the thriving and vibrant in the fields of finance and banking It was found that striving for a financial background - flourishing banks are now attracting a lot of attention and wisdom and knowledge of humanity The same rhythm with the trend of the world as well as the positive changes of the country, Vietnam 's banking system in recent years there have been significant changes in the structure, size and diversity of the types of organizations Commercial banking system is expected to continue to promote the widening role in the flow of capital, investment and financial services to serve economic growth and sustainable high
However, banking operations are not facing as multiple risks during operation And one of the most important risk những and has the greatest impact
to banking is credit risk Credit risk is vital as well as banks Against the stability
of the entire economy, especially in the context of Vietnam today , the credit institutions basically vẫn are in the early stages of too the thực the tight credit policy and credit all the information best practices
Research projects based on the current status of credit operations and credit risk management in Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank branch
Ho Chi Minh, typical and has a total size of outstanding loans account for high proportion Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank particular and the banking group's scale general Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank The author combines situational analysis research, reasoning, thinking of many researchers, bankers as well as his own experience, his colleagues in the participatory process in the banking sector to make reviews, comments and solutions, in order to comply with the standards in the business of banking in general and in particular credit operations
Through the study of the current status of credit risk management and propose measures to enhance credit risk management of Vietnam Public Joint
Trang 10Stock Commercial Bank branch Ho Chi Minh, the author wishes the research content and recommendations will help contribute to improving the efficiency and safety of operations of the bank credit now and in the future
Trang 11MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
MỤC LỤC vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xii
DANH MỤC CÁC BẢNG xiii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH xiv
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 5
1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng 5
1.1.1Khái niệm về tín dụng 5
1.1.2Bản chất tín dụng 5
1.1.3Vai trò tín dụng 6
1.1.4Phân loại tín dụng 7
1.1.4.1Dựa vào mục đích cho vay 7
1.1.4.2Dựa vào thời hạn cho vay 7
1.1.4.3Dựa vào phương thức cho vay 8
1.1.4.4Dựa vào xuất xứ tín dụng 8
1.2 Rủi ro tín dụng 9
1.2.1Các khái niệm về rủi ro tín dụng 9
1.2.2Phân loại rủi ro tín dụng 10
1.2.3Đặc điểm của rủi ro tín dụng 11
Trang 121.2.4Nguyên nhân rủi ro tín dụng 12
1.2.4.1Nguyên nhân từ phía Khách hàng 12
1.2.4.2Nguyên nhân từ phía Ngân hàng 14
1.2.4.3Các nguyên nhân từ môi trường bên ngoài 15
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng 16
1.3.1 Các khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng 16
1.3.2Các nguyên tắc Basel II về quản trị rủi ro tín dụng 17
1.3.3Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 18
1.3.3.1Nhận biết rủi ro: 18
1.3.3.2Đo lường rủi ro 18
1.3.3.3Quản lý rủi ro 19
1.3.3.4Kiểm soát và xử lý rủi ro 19
1.3.4Đo lường rủi ro tín dụng 20
1.3.4.1Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C 21
1.3.4.2Các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng 21
1.3.5Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 24
1.4 Vận dụng và xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam 25
1.5 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng một số Ngân hàng thương mại Việt Nam 27
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CN HCM 32
2.1 Giới thiệu về NH TMCP Đại Chúng Việt Nam CN HCM 32
2.1.1Quá trính hình thành về NH TMCP Đại Chúng Việt Nam CN HCM 32
2.1.2Quá trình phát triển về NH TMCP Đại Chúng Việt Nam CN HCM 34
2.1.3Các ngành nghề kinh doanh tại NH TMCP Đại Chúng VN CN HCM 37 2.1.4Định hướng phát triển 38
2.1.5Kết quả hoạt động kinh doanh 39
2.1.5.1Nguồn vốn 39
2.1.5.2Tín dụng 40
Trang 132.1.5.3Đầu tư 40
2.1.5.4Dịch vụ 40
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NH TMCP Đại Chúng VN 41
2.2.1Hoạt động huy động và kinh doanh vốn 41
2.2.2Hoạt động tín dụng 44
2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN 46
2.3.1Tình hình dư nợ: 48
2.3.1.1Hoạt động tín dụng chung của PVcombank 48
2.3.1.2Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân(KHCN) 49
2.3.1.3Hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) 51
2.3.1.4Hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn (KHDNL) 52
2.3.2 Tình hình chất lượng tín dụng 54
2.3.2.1 Nợ quá hạn: 55
2.3.2.2 Phân loại nợ: 56
2.4 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng 58
2.4.1Kết quả điều tra khảo sát các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng 58
2.4.2Nguyên nhân khách quan 61
2.4.3Nguyên nhân về phía khách hàng 63
2.4.4Nguyên nhân về phía Ngân hàng 63
2.5 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN 65
2.5.1Các nguyên tắc Basel II về quản trị rủi ro tín dụng 65
2.5.1.1Cơ cấu danh mục tín dụng 65
2.5.1.2Xây dựng hệ thống văn bản, quy chế, quy trình, thủ tục cấp tín dụng 67
2.5.1.3Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng 68
2.5.1.4 Cơ chế quản lý và trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý rủi ro tín dụng 69
2.5.2Quy trình rủi ro tín dụng 70
Trang 142.5.3Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN 72
2.5.4 Đánh giá rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN qua các chỉ tiêu đo lường 73
2.5.4.1Nhận biết rủi ro tín dụng tại PVcomBank 73
2.5.4.2Đo lường rủi ro tín dụng tại PVcomBank 74
2.5.4.3Quản lý rủi ro tín dụng tại PVcomBank 75
2.5.4.4Kiểm tra, giám sát, phòng ngừa rủi ro tín dụng tại PVcomBank 76
2.6 Những hạn chế của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN CN HCM 77
2.7 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của NH TMCP Đại Chúng VN CN HCM so với các NHTM Việt Nam 80
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 85
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP ĐẠI CHÚNG VN 86
3.1 Dự báo tình hình rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trong thời gian tới 86
3.2 Định hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của NH TMCP Đại Chúng VN từ năm 2015-2020 87
3.3 Những giải pháp nhằm nâng cao quản trị rủi ro tín dụng của NH TMCP Đại Chúng VN 88
3.3.1Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN 88
3.3.1.1Đối với hoạt động huy động vốn 88
3.3.1.2Đối với hoạt động cho vay 89
3.3.2Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng tại PVcomBank 91
3.3.2.1Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 91
3.3.2.2Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ 92
3.3.2.3Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng 92
3.3.2.4Hoàn thiện quy trình cho vay của ngân hàng 93
3.3.2.5Giải pháp về giám sát và kiểm soát rủi ro 98
3.3.2.6Biện pháp giải quyết nợ có vấn đề và nợ quá hạn 99
Trang 153.3.2.7Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro 100
3.4 Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và chính phủ 103
3.4.1Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước 103
3.4.2Kiến nghị với Chính phủ 104
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 106
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
Trang 16NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
PVcombank, PVCB : Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam HDBank : Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố HCM
Trang 17DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 kết quả hoạt động kinh doanh PVcombank 39
Bảng 2.2: Bảng tình hình huy động vốn của PVcomBank 42
Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động tín dụng của PVcombank 46
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng của PVcombank 48
Bảng 2.5: Tình hình chất lượng tín dụng của PVcombank 55
Bảng 2.6: Tình hình phân loại nợ vay của PVcombank 57
Bảng 2.7: Khảo sát 3 mức độ thâm niên 58
Bảng 2.8: Khảo sát 3 mức độ chuyên môn 59
Bảng 2.9: Khảo sát 3 chỉ tiêu quy mô tín dụng 60
Trang 18DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng 10 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức 37 Hình 2.2 : Dư nợ tín dụng của PVcombank năm 2013-2015 52
Trang 19MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua với nền kinh tế đạt được một số kết quả khả quan và
vĩ mô tiếp tục duy trì sự ổn định Đối với hoạt động ngân hàng, năm qua chứng kiến nhiều cung bậc cảm xúc khi quá trình tái cấu trúc ngành tiếp tục diễn ra, tuy nhiên hoạt động ngân hàng dù còn nhiều khó khăn nhưng vẫn đảm bảo mức độ ổn định và niềm tin vào hệ thống Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, cơ bản mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng Các quy luật kinh tế đã chứng minh - Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro là mối quan hệ tỷ lệ thuận Quản trị rủi ro tín dụng là một quá trình Ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy với các công cụ thích hợp để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức tối đa tổn thất do việc không thu hồi được nợ Để phát triển ổn định, hạn chế rủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà ngân hàng.Vì vậy, hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro là giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Trong bối cảnh này, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam CN HCM (PVcombank HCM) là một trong các ngân hàng TMCP đang dần khẳng định vị trí của mình trong ngành ngân hàng Tuy nhiên, chịu tác động chung của nền kinh tế thế giới và của Việt Nam, tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong những năm qua liên tục tăng và có nhiều dấu hiệu ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng
Thực tiễn trên đã thúc đẩy tác giả chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam CN HCM” để có cơ hội được nghiên cứu kĩ
hơn công tác quản trị rủi ro của ngân hàng này
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng CN HCM dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và cách quản trị rủi ro tín dụng và phân tích thực trạng rủi ro của hoạt động tín dụng của NH TMCP Đại
Trang 20Chúng CN HCM để chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân Thông qua việc nghiên cứu các số liệu, tài liệu thu thập được, phân tích và rút ra nhận xét
Trên cơ sở phân tích thực trạng trên, định hướng công tác quản trị rủi rủi ro trong thời gian tới và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp về tăng cường quản trị rủi
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng CN HCM
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng CN HCM và số liệu thu thập từ năm 2013 -2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn trên theo phương pháp chính là phương pháp định tính, trong đó các kỹ thuật chính là phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm và phân tích tình huống Tuy nhiên cũng nên tiến hành thiết kết thêm các bải khảo sát để bổ sung số liệu khi số liệu thứ cấp không đầy đủ Qua đó có những phương pháp sau:
Phương pháp thu thập số liệu gồm thu thập số liệu thứ cấp và Thu thập số
liệu sơ cấp Thu thập số liệu thứ cấp: tài liệu thu thập từ các số liệu thống kê trên
các báo cáo thường niên của phòng kế toán tài chính thuộc NH TMCP Đại Chúng
CN HCM Ngoài ra, thu thập nguồn tài liệu, số liệu đã được công bố qua sách, báo chí, trên phương tiện thông tin đại chúng, trên các webside, các đề tài, các báo cáo
khoa học, các công trình nghiên cứu
Thu thập số liệu sơ cấp: thu thập thông tin qua việc tham vấn một số ban lãnh đạo ngân hàng, chuyên gia phê duyệt tín dụng, các chuyên viên phụ trách bộ
Trang 21phận tín dụng, các nhân viên ở các phòng ban khác Các thông tin về tình hình tín dụng, những vấn đề về rủi ro tín dụng, những biểu hiện thông tin bất cân xứng trong rủi ro tín dụng ngân hàng và nhiều thông tin khác theo những nội dung nghiên cứu
đã được xác định để đánh giá và đưa ra các giảp pháp hữu hiệu nhất trong quá trình
quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng CN HCM
Phương pháp tính toán số liệu: xử lý, tính toán, so sánh, phân tích sự biến
động của số liệu thống kê theo thời gian: sàng lọc số liệu thu thập được theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài sau đó tiến hành tính toán, vẽ đồ thị và phân tích số liệu của phần mềm Excel
Phương pháp phân tích gồm: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh và phương pháp dự báo Phương pháp thống kê mô tả: dùng để mô tả những
đặc tính cơ bản của tài liệu, dữ liệu hiện thu thập được trong quá trình nghiên cứu
để phân tích đánh giá kết quả hoạt động tín dụng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng NH TMCP Đại Chúng CN HCM
Phương pháp so sánh: trên cơ sở so sánh để tiến hành phân tích qua các thời điểm, thời kỳ khác nhau về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và so sánh giữa các hình thức tín dụng, giữa các nhóm nợ, so sánh
nợ xấu và nợ quá hạn; so sánh dư nợ cho vay giữa các đối tượng vay… để thấy sự biến động của chúng theo thời gian từ đó nhận diện được rủi ro, chỉ ra nguyên nhân của chúng và đưa ra cách khắc phục
Phương pháp dự báo: qua quá trình nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng
và quản trị rủi ro tín dụng cùng với kinh nghiệm, bằng sự suy diễn để từ đó dự tính,
dự báo kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng, những khoản vay đang đối mặt với rủi ro và dự đoán những khoản vay tiềm ẩn rủi ro, cảnh báo những dấu hiệu làm giảm năng lực quản trị rủi ro tín dụng
5 Kết cấu của luận văn
Với mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu trên, luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, được kết cấu thành 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về Rủi ro tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng
Trang 22Chương 2: Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng Việt Nam CN Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp để Quản trị tốt rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng Việt Nam CN Hồ Chí Minh
Trang 23CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng
1.1.1 Khái niệm về tín dụng
Trong các hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng và cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất Rủi ro tín dụng là hiện tượng xảy ra gây thiệt hại cho Ngân hàng ngoài sự mong đợi của Ngân hàng mà nguyên nhân của nó có thể là do Ngân hàng, khách hàng hoặc có thể là nguyên nhân khách quan
Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước thì cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khỏan tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hòan trả cả gốc và lãi
Như vậy tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn
từ ngân hàng tới khách hàng theo những điều kiện ràng buộc nhất định Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:
Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng Sự chuyển nhượng này có thời hạn cụ thể Sự chuyển nhượng này có kèm
theo chi phí (Nguồn: PGS.TS Lê Văn Tề (2013), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản
Lao Động)
1.1.2 Bản chất tín dụng
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ
sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:
Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản)
Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải dựa trên cơ sở lòng tin và phải tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng
Trang 24Bên đi vay phải hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay sau khi hết thời hạn
sử dụng thỏa thuận - Thông thường giá trị được hoàn trả lớn hơn giá trị lúc cho vay
- phần lớn hơn này là lợi tức
1.1.3 Vai trò tín dụng
Vai trò của nghiệp vụ tín dụng được thể hiện như sau:
Tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế và góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển
Tín dụng là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế,
là công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinh tế Đối với doanh nghiệp, tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn lưu động, vốn đầu tư góp phần cho họat động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế có hiệu quả Đối với dân chúng, tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư Đối với toàn xã hội, tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng vốn Tất cả hợp lực và tác động lên đời sống kinh
tế xã hội khiến tạo ra động lực phát triển rất mạnh mẽ, không có công cụ tài chính nào có thể thay thế được
Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả Trong khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần ổn định tiền tệ Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh,… làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Chính nhờ vậy mà tín dụng góp phần ổn định thị trường giá cả trong nước…
Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa dịch vụ ngày càng nhiều làm thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động, mặt khác do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất, rừng… Do đó
có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới,
Trang 25thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội, tạo công ăn việc làm ổn định cũng chính là góp phần ổn định trật tự xã hội
Tín dụng mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế Sự phát triển của tín dụng không những trong phạm vi một nước mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ đó thúc đẩy, mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng phát triển
1.1.4.1 Dựa vào mục đích cho vay
Về mục đích cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp Mục đích của hình thức cho vay này thường là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân
Cho vay tiêu dùng cá nhân: Phục vụ mục đích tiêu dùng của các cá nhân Cho vay mua bán bất động sản: Phục vụ nhu cầu vay mua bán bất động sản của các cá nhân
Cho vay sản xuất nông nghiệp: Phục vụ hoạt động sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản
Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: Mục đích cho các tổ chức vay xuất nhập khẩu các mặt hàng công thương nghiệp
1.1.4.2 Dựa vào thời hạn cho vay
Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
Trang 26Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm hỗ trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động
Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định
Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đích của loại vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư
Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chị dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay
Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác
1.1.4.3 Dựa vào phương thức cho vay
Dựa vào phương thức cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
Cho vay theo món vay: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trọng một khoảng thời gian nhất định
Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng
1.1.4.4 Dựa vào xuất xứ tín dụng
Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng
Trang 27Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như là: Chiết khấu thương mại, bao thanh toán
Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn
1.2 Rủi ro tín dụng
1.2.1 Các khái niệm về rủi ro tín dụng
Dù đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực tài chính, rủi ro tín dụng vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây ra thất thoát và dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng như sau:
Theo Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn – có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc
và lãi theo thỏa thuận Rủi ro ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần
và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn
Theo Thomas P.Fitch: Rủi ro tín dụng là lọai rủi ro xảy ra khi người vay không thanh tóan được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong họat động cho vay của ngân hàng
Theo Hennie van Greuning –Sonja B rajovic Bratanovic: Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hòan trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng Điều này gây ra sự cố đối với dòngchu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khỏan của
ngân hàng (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản Trị Rủi Ro trong kinh doanh
ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê)
Từ các định nghĩa chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng như sau:
Rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay trễ hẹn hoặc tồi tệ hơn là không thanh tóan trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi phát sinh
(Nguồn: https://voer.edu.vn/m/rui-ro-tin-dung-cua-ngan-hang-thuong-mai)
Trang 28Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản
Đối với các nước đang phát triển (như ở Việt Nam), các ngân hàng thiếu đa dạng trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn,
vì vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
Mặt khác, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao, thì rủi ro tiềm ẩn càng lớn) Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ hoàn toàn được mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác hại do chúng gây ra
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau đây:
Hình 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch
Rủi ro tín dụng
Rủi ro danh mục
Rủi ro
lựa chọn
Rủi ro bảo đảm
Rủi ro nghiệp vụ
Rủi ro nội tại
Rủi ro tập trung
Trang 29Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm:
Rủi ro lựa chọn: rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng
Rủi ro bảo đảm: rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo…
Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề
Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành:
Rủi ro nội tại: Xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế
Rủi ro tập trung: Rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một
số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao
1.2.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Để chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhận biết các đặc điểm của rủi ro tín dụng rất cần thiết và hữu ích Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bản sau:
Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn; hay nói cách khác những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng
Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở
sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do đặc trưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ Do đó khi phòng ngừa và
Trang 30xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp
Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại: Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng Kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng
1.2.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhưng đây cũng chính là lĩnh vực nghiệp vụ phức tạp, ẩn chứa nhiều rủi ro nhất
Do đó, việc đi sâu nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là thực sự cần thiết để các NHTM có được các giải pháp cần thiết để hạn chế rủi ro này và đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất
Như vậy, rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của Ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng Để nghiên cứu rủi ro tín dụng, cần nghiên cứu nguyên nhân từ nhiều phía: từ phía người cho vay, từ phía người đi vay và cả từ môi trường bên ngoài
1.2.4.1 Nguyên nhân từ phía Khách hàng
Rủi ro từ phía khách hàng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Việc phòng tránh rất khó khăn và phức tạp nó do thường những nguyên nhân sau:
Đối với khách hàng là cá nhân: Thiếu năng lực tài chính: khách hàng vay vốn không đủ khả năng tài chính để trả nợ, dẫn đến việc thu hồi nợ của Ngân Hàng gặp khó khăn Thiếu năng lực pháp lý: Khi khách hàng thiếu năng lực pháp lý thì việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp khó khăn do cản trở về thủ tục và thời gian
Trang 31Sử dụng vốn sai mục đích: Đó là việc khách hàng dùng vốn vay của mình không đúng mục đích theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Từ đó dẫn đến khách hàng có thể làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng
Do ý muốn chủ quan của người đi vay cố tình không trả nợ: Đây là trường hợp xấu nhất trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng Loại nguyên nhân này được xếp vào nguyên nhân rủi ro về đạo đức của người đi vay Trên thực
tế cho thấy yếu tố đạo đức là nguyên nhân rất quan trọng trong việc trả nợ vay, người đi vay có thể có khả năng nhưng cố tình không trả nợ, lừa đảo chiếm đoạt tiền vay của bên cho vay
Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn như: bị sa thải, thất nghiệp, tai nạn lao động…dẫn đến mất đi nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng
Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Doanh nghiệp bị mất năng lực pháp lý:
Do trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh, dẫn đến sản xuất kinh doanh không được và không có khả năng trả nợ ngân hàng
Năng lực chuyên môn và uy tín lãnh đạo của doanh nghiệp bị giảm thấp, đạo đức nghề nghiệp yếu kém, thiếu quan tâm để thực hiện tốt các khâu của quá trình tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh hay do sự hạn chế về nghề nghiệp chuyên môn của nhân viên doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp làm ăn yếu kém thua lỗ
Do doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích Do quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế (như gia nhập tổ chức WTO, AFTA), các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh lại với các công ty nước ngoài dẫn đến giảm sút thị trường tiêu thụ, giá thành sản phẩm làm ra phải hạ thấp để cạnh tranh từ đó các doanh nghiệp làm ăn thua lổ và mất khả năng trả nợ ngân hàng
Do doanh nghiệp không mua bảo hiểm như: bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiên tai,… nên khi có biến cố xảy ra thì doanh nghiệp bị tổn thất lớn
và không có khả năng trả nợ vay Sự thay đổi trong chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến khả năng
Trang 321.2.4.2 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt đi vay với lãi suất thấp và sau
đó cho vay lại với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch lãi suất Dó đó, ngân hàng luôn xem xét rất cẩn thận trước khi cho vay để đạt hiệu quả tránh rủi ro mất vốn Tuy nhiên, vẫn còn những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng do xuất phát từ năng lực quản trị của ngân hàng, cụ thể:
Không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng,…dẫn đến việc xác định sai hiệu quả phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng
Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó
Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý
Sự lơi lỏng trong quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tượng sữ dụng vốn vay không đúng mục đích
Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm coi đó là vật chất đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay
Chạy theo số lượng (theo kế hoạch của năm) mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay, lạc quan, tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh
Ngân hàng có thể thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm từng địa phưng khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ
Do cán bộ tín dụng thực hiện không đúng quy trình cho vay hay do quy trình tín dụng thiếu chặc chẽ và không phù hợp
Ngân hàng phạm vi các nguyên tắc trong cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, hoặc thiếu tài sản thế chấp, cầm cố
Trang 33Do chất lượng cán bộ tín dụng thấp nên thẩm định khách hàng để cho vay thiếu chính xác hoặc cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức trong cho vay, cấu kết với khách hàng để cho vay không đúng quy định của ngân hàng, hoặc cán bộ tín dụng chiếm dụng vốn vay dẫn đến các khoản nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng
Do cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt nên ngân hàng nới lõng
về điều kiện cần có của khách hàng để cho vay nhằm thu hút khách hàng
1.2.4.3 Các nguyên nhân từ môi trường bên ngoài
Nguyên nhân này là tác nhân gây ra rủi ro tín dụng bất khả kháng, xảy ra ngoài ý muốn và tầm kiểm soát của con người trong một thời điểm nào đó
Có thể xuất phát từ môi trường kinh tế, trong một nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh tiềm năng sản xuất và tiêu dùng của xã hội còn lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh còn có nhiều cơ hội để phát triển và ngược lại, khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng vọt kéo theo đồng tiền nội địa bị mất giá, dẫn đến kinh doanh trong nước bị trở ngại và khó khăn khiến cho khả năng thu hồi vốn tín dụng trở nên phức tạp
Có thể xuất phát từ góc độ của môi trường pháp lý, đây là một nhân tố cũng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Bên cạnh đó, trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế các nước trên thế giới
có mối quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế, cho nên sự bất ổn về kinh tế của nước này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước khác Do đó, các cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính trên thới giới xảy ra dây chuyền từ một hay một vài nước sau đó lan sang nhiếu nước, đây cũng là nguyên nhân làm phá sản các NHTM
Dù nguyên nhân từ phía khách hàng hay từ phía ngân hàng, nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều dẫn đến hậu quả là khách hàng không trả được nợ Tuy nhiên, việc phân tích và phân định rõ ràng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng có biện pháp xử lý thích hợp để đạt được kết quả tốt hơn
Trang 341.3 Quản trị rủi ro tín dụng
1.3.1 Các khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng
Trong quá khứ, nói đến quản trị rủi ro phần lớn người ta nghĩ đến các hoạt động bảo hiểm Đây là các dịch vụ trọn gói, trong đó người mua bảo hiểm sẽ không phải chịu các rủi ro trong trường hợp nó xảy ra Tuy nhiên, khái niệm quản trị rủi ro ngày nay đã thay đổi rất nhiều Với những yêu cầu của pháp luật, yêu cầu của người lao động, quản trị rủi ro đã trở thành một yếu tố quản trị ngày càng quan trọng như quản trị tài chính hay quản trị các nguồn lực khác trong tổ chức
Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức Một cách tổng quát đấy là quá trình xem xét lại toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn, và khả năng xảy ra các nguy cơ đó Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro
đó ở mức thấp nhất
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo và đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và hoặc lãi của khoản vay hoặc thu gốc và hoặc lãi không đúng hạn Quản trị rủi ro tín dụng
là việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế hậu quả xấu trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu sự tổn thất không để hoạt động ngân hàng lâm vào tình trạng bị đổ vỡ
Giữa mức độ rủi ro tín dụng và chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng
có mối liên hệ trực tiếp Một ngân hàng có số lượng khoản vay không thu hồi được nhiều một cách bất thường sẽ được coi như là danh mục cho vay có mức độ rủi ro tín dụng cao Cách phòng ngừa rủi ro tín dụng tốt nhất là thực hiện quản lý tốt việc quản lý danh mục, bao gồm cả việc xây dựng các chuẩn mực cấp tín dụng và chính sách đa dạng hóa phù hợp Có hai phương pháp cơ bản để quản lý rủi ro đó là phòng tránh và kiểm soát tổn thất Phương pháp phòng tránh bao gồm việc xây dựng các chính sách xác định cụ thể những lĩnh vực hay hoạt động nào được coi là phù hợp
và nên đầu tư Phương pháp kiểm soát tổn thất chú ý đến việc duy trì mức độ đa
dạng trong cấu trúc của danh mục đầu tư, các chuẩn mực cấp tín dụng (Nguồn:
Trang 35Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản Trị Rủi Ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê)
1.3.2 Các nguyên tắc Basel II về quản trị rủi ro tín dụng
Nội dung cơ bản của Basel II là đưa ra các phương pháp và nguyên tắc
về quản lý rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu, bao gồm:
Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: Yêu cầu xem xét đánh giá rủi ro tín dụng phải là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng (mức độ chấp nhận rủi ro, tỷ lệ nợ xấu…), trên cơ sở đó phát triển các chính sách nhằm phát hiện, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, đối với từng khoản cấp tín dụng cụ thể và nâng lên tầm soát rủi ro của cả danh mục đầu tư
Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (xác định thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng tiềm năng, điều kiện cấp tín dụng…) nhằm xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp cho từng loại khách hàng trên cơ sở các thông tin định lượng, định tính, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong
đề xuất tín dụng, phê duyệt và sửa đổi tín dụng, có sự phân tách nhiệm vụ rạch ròi giữa các bộ phận có liên quan đến công tác tín dụng Việc cấp tín dụng cần tuân thủ nguyên tắc cẩn trọng trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên
Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tín dụng phù hợp: Tuỳ theo quy mô của từng ngân hàng để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp, kịp thời nắm bắt các thông tin từ phía khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức
độ thực hiện các cam kết… để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có vấn đề Ngân hàng cũng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ xấu Vì thế, chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng phải chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề
Uỷ ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tạo tiền đề cho việc phân loại, đánh giá khách hàng dựa trên nhiều tiêu chí; phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng ứng với từng đối tượng khách hàng để có biện pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng
Trang 361.3.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại được thể hiện tóm tắt qua hình 1.2 như sau:
Nhận biết rủi ro –> Đo lường rủi ro –> Quản lý rủi ro –> Kiểm soát và
xử lý rủi ro –> Nhận biết rủi ro
Nguồn: Chrinko R.S Guill (2000)“A framework for assessing credit risk in depository institution”.[60]
Hình: 1.2 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng
1.3.3.1 Nhận biết rủi ro:
Đây được coi là bước đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nhận biết rủi ro được xét trên hai góc độ:
Về phía ngân hàng: rủi ro tín dụng sẽ được phản ánh rõ nét qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và dự phòng rủi ro
Về phía khách hàng: Khi khách hàng có những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, ngân hàng cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để ứng phó kịp thời
Các nội dung chủ yếu trong giai đoạn nhận biết rủi ro gồm có:
Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: để nhận biết những nguy cơ rủi ro phát sinh từ quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, ngành nghề, loại tiền…
Phân tích đánh giá khách hàng: nhằm phát hiện những nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng và từng khoản nợ cụ thể Phân tích đánh giá khách hàng là cả một quá trình từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các thông tin từ phía khách hàng, tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay
1.3.3.2 Đo lường rủi ro
Các ngân hàng có thể đo lường rủi ro khoản vay thông qua các mô hình cho điểm tín dụng, mô hình điểm số Z , và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II Nếu các mô hình cho điểm tín dụng đánh giá rủi ro của khách hàng trên cơ
sở cho điểm doanh nghiệp đó, xem doanh nghiệp đang ở các mức rủi ro nào thì theo Basel II có thể tính được tổn thất dự kiến (EL) Như vậy, nếu mỗi món vay được xem là một phép thử và có số liệu đầy đủ, chúng ta có thể xác định một cách tương
Trang 37đối chính xác xác suất rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kì, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tư
Còn đối với rủi ro tín dụng tổng thể, ngân hàng có thể đo lường qua việc tính toán các chỉ tiêu như quy mô dư nợ, cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro… Đặc biệt, hai chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu
sẽ phản ánh rõ nét rủi ro của ngân hàng
Xây dựng chính sách quản lý rủi ro: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là cơ
sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng Chính sách quản lý rủi ro tín dụng cũng quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Quản lý danh mục cho vay và phân tán rủi ro: Ngân hàng phải thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng để có những biện pháp xử lý kịp thời khi
có rủi ro xảy ra Để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, các ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kì và đặc biệt
Báo cáo định kì có thể bao gồm các báo cáo liên quan đến các nội dung sau: Nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dư nợ lớn nhất; Phân tích danh mục tín dụng …Ngoài ra, ngân hàng cũng phải thực hiện việc phân tán rủi ro bằng việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đối tượng khách hàng và loại tiền…nhằm tránh những tổn thất cho ngân hàng thương mại
1.3.3.4 Kiểm soát và xử lý rủi ro
Kiểm soát rủi ro: nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách
Trang 38đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay
Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan
Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay…
Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng
Xử lý rủi ro: Khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu giải quyết Bộ phận này sẽ thực hiện rà soát khoản vay, lập phương án gặp gỡ khách hàng để tìm hướng khắc phục thông qua các hình thức như: gia hạn nợ, chứng khoán hoá các khoản nợ Nếu khách hàng chấp thuận thực thi phương án khắc phục thì khoản nợ đó sẽ được chuyển sang hình thức theo dõi nợ bình thường, còn không sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu Hiện nay, đang tồn tại hai loại hình xử lý nợ: Một là, hình thức xử lý khai thác: bao gồm cho vay thêm, bổ sung tài sản bảo đảm, chuyển nợ quá hạn, thực hiện khoanh
nợ xoá nợ, chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp Hai là, hình thức xử lý thanh lý : bao gồm xử lý nợ tồn đọng (bao gồm nợ tồn đọng có TSBĐ, và không TSBĐ), thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện, bán nợ, sử dụng dự phòng rủi ro và sự trợ giúp của Chính phủ
1.3.4 Đo lường rủi ro tín dụng
Một trong những tính chất cơ bản của tài chính hiện đại là tính rủi ro, và vì vậy tất cả các mô hình tài chính hiện đại đều được đặt trong môi trường rủi ro Do
đó, cần thiết phải có một khái niệm rủi ro theo quan điểm lượng và xây dựng công
cụ để đo lường nó Có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng Các mô hình này rất đa dạng bao gồm các mô hình định lượng và mô hình định tính
Trang 391.3.4.1 Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C
Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh – 6C” của khách hàng bao gồm:
Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người vay có mục đích rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn
Năng lực của người vay (Capacity) Người đi vay phải có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dân sự, nguời vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp
Thu nhập của người vay (Cashflow): Xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay
Bảo đảm tiền vay (Collateral): Là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả
nợ vay cho ngân hàng
Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng từng thời kỳ
Kiểm soát (control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, Khả năng khách hàng đáp ứng các tiểu chuẩn của ngân hàng
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu nhập, khả năng
dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD
1.3.4.2 Các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng
Mô hình định tính được xem là mô hình cổ điển để đánh giá rủi ro tín dụng Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại Sau đây là một số mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng thường được sử dụng nhiều nhất
Mô hình điểm số Z: Mô hình này phụ thuộc vào: (i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định
Trang 40xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ Mô hình được mô tả như sau: Z = 1,2X1 +1,4X2+3,3X+ 0,6 X4+ 1,0X5 (1) Trong đó
X1: Tỉ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”
X2: Tỉ số “lợi nhuận tích luỹ/tổng tài sản”
X3: Tỉ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”
X4: Tỉ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
X5: Tỉ số “doanh thu/ tổng tài sản”
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm nguy cơ
Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến Tương tự như vậy, bản thân các rủi ro không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mỗi quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố
vĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế)
Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản… Các yếu tố quan trọng trong mô