1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kinh nghiệm giáo dục trí tuệ cảm xúc (EQ) cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm

20 338 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số kinh nghiệm giáo dục trí tuệ cảm xúc (EQ) cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm
Tác giả Lê Thị Ngọc
Trường học Trường THPT Hoằng Hóa 4
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

MỤC LỤCTrang SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CẢM XÚC EQ CHO HỌC SINH THPT QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Người

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CẢM XÚC (EQ) CHO HỌC SINH THPT QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Chủ nhiệm

THANH HOÁ NĂM 2020

Trang 2

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài: 1

1.2 Mục đích nghiên cứu: 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu: 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu: 2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 6

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

8 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: 12

3 Kết luận, kiến nghị 3.1 Kết luận: 15

3.2 Kiến nghiệm: 16

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài.

Trong cuộc sống, con người đã tác động đến thế giới khách quan cải tạo thế giới, cải tạo xã hội nhằm phục vụ đời sống, đồng thời cải tạo chính bản thân mình Bên cạnh đó, con người còn tỏ thái độ của mình với thế giới Khi thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu của bản thân, con người cũng có những cảm xúc tương ứng Sự biểu lộ những rung động, những thái độ của con người đối với sự vật, hiện tượng đó gọi là cảm xúc

Trong bối cảnh biến đổi không ngừng của thế giới hiện nay, con người chúng ta đã và đang chịu tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm nhất là ở lứa tuổi học sinh THPT- lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ ham hiểu biết, thích tìm tòi, thích khám phá, song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, chưa có nhiều kinh nghiệm sống để đứng vững trước những thay đổi không ngừng của xã hội Các em dễ bị lôi kéo, kích động, sa ngã, bắt trước thói hư tật xấu Ở lứa tuổi này, nếu được trang bị đầy đủ kiến thức

và giáo dục đúng phương pháp các em sẽ có khả năng giao tiếp tốt, có thể bình tĩnh và đưa ra quyết định đúng đắn trong bất kì tình huống khó khăn nào Nhưng nếu không được định hướng đúng các em có thể lầm đường, lạc lối, hoặc chán nản, bi quan, việc thiếu khả năng giao tiếp ứng xử là điều rất dễ xảy ra Điều này liên quan đến một năng lực xã hội hiện nay gọi là trí tuệ cảm xúc (viết tắt là EQ: Emotional Quotient) Trong giai đoạn hiện nay, tình trạng bạo lực học đường có

xu hướng gia tăng, ý thức đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng đi xuống Đó là biểu hiện của tình trạng thiếu được quan tâm phát triển trí tuệ cảm xúc Để có được khả năng nhận biết, hiểu và truyền đạt cảm xúc thì học sinh phải được học, được rèn luyện Khác với IQ, EQ có thể tăng dần qua quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm mỗi người Vì vậy việc đưa giáo dục EQ vào trường học trở nên vô cùng cần thiết, nhất là đối với học sinh THPT, lứa tuổi đang hoàn thiện hành trang trước ngưỡng cửa cuộc đời Chúng ta không chỉ thuyết lí suông về trí tuệ cảm xúc, rao giảng EQ mà không đem lại hiệu quả thiết thực

Trang 4

Là một giáo viên, đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi ý thức được vai trò quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục cảm xúc trí tuệ cho học sinh Bởi lớp học cũng chính là ngôi nhà thứ hai để các em hoàn thiện nhân cách Với mong muốn bản thân được hoàn thiện, muốn thông qua một số hoạt động để dạy các em biết điều tiết các cảm xúc, biết cảm thông chia

sẻ, vượt khó, xử lí tình huống trong cuộc sống, để học sinh luôn cảm thấy đến trường là một niềm vui, hạnh phúc , thấu cảm Trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu là:

“Một số kinh nghiệm giáo dục trí tuệ cảm xúc (EQ) cho học sinh THPT qua

công tác chủ nhiệm”.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Nội dung sáng kiến nhằm mục đích hướng tới giải quyết các vấn đề sau:

- Làm rõ vai trò, tác dụng của trí tuệ cảm xúc trong học tập và cuộc sống

- Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh thông qua các giải pháp của giáo viên chủ nhiệm

- Nêu cao vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục cảm xúc trí tuệ cho học sinh

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) của các em học sinh lớp 12A6 sẽ được giáo dục, phát triển hơn sau khi áp dụng giải pháp của giáo viên chủ nhiệm

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện được đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

- Phương pháp thực nghiệm, so sánh, đúc rút kinh nghiệm

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Trang 5

a Khái niệm về trí tuệ cảm xúc

Cảm xúc là một hoạt động của trí tuệ, chịu sự chi phối và kiểm soát của trí tuệ Trí tuệ dẫn đường cho cảm xúc biểu hiện một cách hợp lí, giải phóng những cảm xúc tiêu cực, hướng đến cảm xúc tích cực có lợi cho hành động của chủ thể

và những người xung quanh, làm thành động lực cho hoạt của chủ thể

Daniel Goleman, Tâm lí gia người Mĩ, là tác giả cuốn “Emotional Intelligence” một cuốn sách đột phá xuất hiện vào năm 1995 Ông đã chứng minh được tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc EQ như sau: trí tuệ cảm xúc dự đoán thành công trong tương lai Bởi nó ảnh hưởng đến các mối quan hệ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống Ông ước tính chỉ số IQ chỉ chiếm 20% các yếu tố quyết định thành công trong cuộc đời, còn lại các yếu tố khác như EQ, tính khí, nền tảng gia đình và sự may mắn thuần túy tạo nên sự cân bằng Như vậy, các kĩ năng xã hội, sự kiên trì, kiểm soát xung đột, cơ chế đối phó , thuộc về EQ Tóm lại, trí tuệ cảm xúc (hay trí thông minh cảm xúc) là khả năng nhận biết cảm xúc của bản thân, hiểu những gì người khác nói về mình và hiểu được cảm xúc của mình ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào Trí tuệ cảm xúc còn liên quan đến nhận thức của bản thân về người khác: khi hiểu cảm xúc của

họ sẽ giúp con người quản lí các mối quan hệ hiệu quả hơn

b Các cấp độ và yếu tố cấu thành trí tuệ cảm xúc

EQ gồm các cấp độ sau:

- Nhận biết cảm xúc: Nhận biết đúng cảm xúc của mình và cảm xúc của những người xung quanh

- Thấu hiểu được cảm xúc: Khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc Đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy

- Tạo ra cảm xúc: Khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người khác Thông qua đó biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác

- Quản lý cảm xúc: Khả năng tự quản lí được cảm xúc của mình, cư xử hợp lí để

dễ dàng hòa đồng với tập thể

EQ gồm các yếu tố cơ bản sau:

Trang 6

- Tự nhận thức: Cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của mình như thế nào

- Tự kiểm soát cảm xúc tiêu cực: Kiểm soát cảm xúc và hành vi bột phát và có thể thích ứng với hoàn cảnh thay đổi

- Thấu cảm (quản lí mối quan hệ): Cá nhân biết làm thế nào để phát triển và duy trì mối quan hệ tốt và quản lí xung đột Hiểu được cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác dựa vào tín hiệu cảm xúc

- Có niềm tin vào cuộc sống

- Có các kĩ năng về xã hội (nhận thức xã hội): Nắm được các kiến thức về xã hội

và các kĩ năng: Thuyết trình, ra quyết định, giao tiếp, đàm phán, thương lượng, giải quyết mâu thuẫn

c Vai trò, tác dụng của trí tuệ cảm xúc

Các nhà nghiên cứu cho rằng trí thông minh cảm xúc (EQ) sẽ dự đoán thành công trong cuộc sống tốt hơn sự thông minh trí tuệ (IQ) Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới, trí thông minh cảm xúc sẽ là một trong 10 kĩ năng làm việc hàng đầu Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng chỉ số EQ dự đoán sự thành công, các mối quan hệ , sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mỗi người

trong tương lai Tác giả cuốn Giác ngộ kinh doanh Shis Myers cũng đưa ra kết

luận như vậy Tại nơi làm việc, xung quanh ông luôn là những đồng nghiệp rất thông minh, nhưng bằng cách nào đó ông vẫn vượt lên trên họ Nhiều năm sau, con trai ông, một cậu bé được đánh giá xuất chúng với chỉ số IQ 145, cũng phải

nỗ lực hết sức mới thành công chứ không phải dễ dàng như nhiều người nghĩ Myers cho rằng sự thành công trong cuộc sống và kinh doanh là vấn đề của

“cảm xúc, mối quan hệ và tính cách chứ không đơn thuần là trí tuệ thông minh ban đầu”

Một cuộc khảo sát của Hiệp hội sức khỏe học sinh tại Mĩ cũng tiến hành khảo sát trên 123.000 học sinh tại 153 trường năm 2013 Kết quả cho thấy hơn một nửa số học sinh cảm thấy căng thẳng trong suốt năm học, 1/3 cho hay bị trầm cảm nặng Như vậy có thể thấy yếu tố cảm xúc sẽ ảnh hưởng nhiều tới kết quả học tập, cũng như đời sống của các em

Trang 7

Vậy trí tuệ cảm xúc có vai trò, tác dụng:

- Giúp phát triển khả năng lãnh đạo: Tăng khả năng ảnh hưởng và kết nối nhóm

- Giúp bản thân ít bị stress, có sức khỏe tốt, thành công trong công việc, cân bằng công việc và cuộc sống

- Giúp cho tổ chức thành công: Nhân viên có trí tuệ cảm xúc cao sẽ làm việc hiệu quả hơn và đem lại thành công cho tổ chức

- Giúp cho đội, nhóm gắn kết hòa hợp và làm việc có hiệu quả

- Giúp gia đình hiểu nhau hơn và sống vui vẻ, hạnh phúc

Chỉ số EQ cao sẽ giúp cho học sinh phát triển tốt kĩ năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, thích ứng nhanh chóng với cuộc sống, biết cách cư xử và

xử lí tình huống hợp lí Điều này sẽ tạo cho các em có một nền tảng tốt về nhân cách cũng như các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống để có thể thành công vững chắc sau này

d Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh

Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có

đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chủ chốt là linh hồn của lớp học, người tập hợp dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh Giáo viên chủ nhiệm vừa là thầy vừa là bạn của học trò Trong lớp, giáo viên chủ nhiệm là người để các em noi theo Cách hành động suy nghĩ, cư xử của giáo viên chủ nhiệm sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ huynh Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau:

- Thay mặt hiệu trưởng quản lý một lớp học

- Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết

- Người tổ chức các hoạt động giáo dục trên lớp

- Là cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh

- Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục

Trang 8

Như vậy giáo viên chủ nhiệm giữ một vai trò quan trọng giáo dục cảm xúc trí tuệ cho học sinh Là người đứng đầu tổ chức các hoạt động giáo dục trí tuệ cảm xúc, là cầu nối của các em với gia đình, nhà trường Lớp học là gia đình thứ hai để các em có thể trưởng thành phát triển hoàn thiện nhân cách bản thân

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

a Một góc “tối” của cảm xúc trí tuệ.

Ở lứa tuổi học sinh, các em còn rất dễ bị tác động bởi các cảm xúc tiêu cực, dẫn đến hậu quả đáng tiếc

Hàng loạt những con số thống kê cho thấy tình hình tội phạm, bạo lực trong nhà trường ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng tăng nhanh với biểu hiện ngày càng đa dạng

Một bộ phận nhỏ các em gây hấn, đánh nhau, chửi bới, lăng mạ nhau một cách thiếu kiềm chế Điều đáng nói nếu như trước đây, hiện tượng này thường xảy ra ở nam sinh thì bây giờ hiện tượng phổ biến ở cả nữ sinh Có khi các em còn đưa những video bạo hành lên mạng xã hội một cách “hồn nhiên”, để lại những hậu quả đáng tiếc Đồng thời, ý thức của một bộ phận học sinh trong nhà trường ngày càng đi xuống Với việc tiếp xúc rộng rãi với mạng internet, sự phát triển các trang mạng xã hội, một số học sinh dần “lệch chuẩn” trong suy nghĩ và hành động Các em sẵn sàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực của mình mọi lúc mọi nơi, với mọi đối tượng: bạn bè, gia đình, thầy cô Mặt trái trên là biểu hiện thiếu kiềm chế cảm xúc của những người trong cuộc Nếu các em học sinh có trí tuệ cảm xúc cao, biết cân bằng cảm xúc theo hướng tích cực thì chắc chắn các

em sẽ tìm được hướng giải quyết đúng đắn

Bên cạnh đó, một số bệnh trầm cảm, mất cân bằng tâm lí cũng ngày càng phát triển nhiều hơn ở lứa tuổi học trò, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng Khi đối mặt với những khó khăn hay vướng mắc nào đó trong học tập hay cuộc sống gia đình, bè bạn, các em không biết tự điều chỉnh cảm xúc dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm

Chính vì vậy, việc giáo dục về trí tuệ cảm xúc trong nhà trường trở nên vô cùng cần thiết, nhất là đối với học sinh THPT

Trang 9

b Thực trạng lớp chủ nhiệm

Chuyển công tác về trường Hoằng Hóa 4 được hai năm tôi được phân công chủ nhiệm lớp 11A6 năm học 2018-2019 thay cho 1 đồng chí nghỉ sinh Sau khi tiếp nhận lớp chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy môn toán các em một thời gian, tôi đã nắm được đặc điểm tình hình lớp như sau: Học sinh là con em nông thôn, chất lượng đầu vào nằm ở gần tốp cuối của trường, sĩ số lớp là 43 nhưng có tới

24 nam, 19 nữ Năm học 2017-2018 thứ tự thi của lớp là 26/32 của cả trường, lớp không có những học sinh cá biệt nhưng điều tôi nhận thấy ở các em là: một

số em chưa biết kiềm chế cảm xúc bản thân, thể hiện khi mắc lỗi thầy cô nhắc nhở các em vẫn chưa thực sự thấy lỗi sai của mình, vẫn còn hiện tượng nói năng chưa lễ phép Giao tiếp với cô thầy, bạn bè còn kém, các em chưa biết cách bày

tỏ cảm xúc của bản thân về sự biết ơn, xin lỗi Trong lớp vẫn có những nhóm chơi riêng biệt không có tiếng nói chung để xây dựng tập thể Về vấn đề giới tính một số bạn nam nữ vẫn nắm tay nhau trong lớp học rất “hồn nhiên” Nhiều bạn thực hiện nội qui trường lớp còn mang tính đối phó, lao động tập thể vẫn có

sự đùn đẩy trong công việc và chưa tự giác Phần đa công việc của lớp các em đều chưa biết cách xử lí khi vắng giáo viên chủ nhiêm Sự kết nối giữa các em

và giáo viên còn rất xa lạ có sự “đề phòng” Điều đó cũng không có gì là lạ bởi tôi mới bắt đầu chủ nhiệm các em nên không thể ngày một ngày hai là có thể quen thân được Sau một thời gian chủ nhiệm bằng một số biện pháp và kinh nghiệm tôi đã dần đưa lớp vào nề nếp và thực hiện tốt hơn nội qui của nhà trường Năm học này lớp tôi xếp thi đua ở vị trí thứ 16 trên tổng số 32 lớp Tuy

đã có sự thay đổi trong thứ tự thi đua xong là một giáo viên chủ nhiệm trong tôi vẫn luôn trăn trở tìm ra biện pháp giúp các em thực hiện tốt nề nếp nhưng vẫn cảm thấy thoải mái, tự tin trong giao tiếp, thực hiện các nhiệm vụ tự giác, nhiệt huyết trong công việc Làm sao để tập thể đó gắn kết với nhau, nhận thức ra giá trị của bản thân, xử lí được các tình huống trong cuộc sống, yêu thích môn học Điều quan trọng hơn nữa làm sao các em có sự kết nối với giáo viên, có thể nói được tâm tư nguyện vọng cho giáo viên chủ nhiệm nghe và lớp học của tôi sẽ

Trang 10

trở thành một lớp học hạnh phúc hơn và tôi cũng hạnh phúc hơn trong lớp mình chủ nhiệm để trí tuệ cảm xúc của học sinh được cải thiện và nâng cao

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.

Việc giáo dục học sinh mà đặc biệt là giáo dục trí tuệ cảm xúc là một việc

không dễ, điều đó không thể thực hiện trong một thời gian ngắn ngủi nên trong năm học 2019-2020 bằng tình yêu nghề và lòng nhiệt huyết của một giáo viên, giáo viên chủ nhiệm tôi giải quyết vấn đề mà năm học trước tôi chưa làm được như sau:

a Giáo viên chủ nhiệm thay đổi theo hướng tích cực

Theo tôi nghĩ đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trong giáo dục EQ cho học sinh Bởi thầy cô luôn là tấm gương để học sinh noi theo, cảm xúc của người giáo viên ảnh hưởng nhiều đến không khí lớp học và cảm xúc của học sinh Nếu giáo viên điều chỉnh cảm xúc và thay đổi theo chiều hướng tích cực thì việc giáo dục EQ sẽ đạt hiệu quả cao Muốn giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học trò mỗi giáo viên cũng phải rèn luyện và học tập để điều chỉnh EQ của bản thân Tôi đã trực tiếp theo dõi chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” trên VTV7 Tôi thật

sự xúc động về một chương trình giáo dục tuyệt vời như vậy, tôi như tìm thấy lại nguồn năng lượng trong vai trò của một giáo viên bộ môn cũng như giáo viên chủ nhiệm Bản thân giáo viên luôn yêu cầu học sinh phải thay đổi theo hướng tích cực nhưng lại ít khi đề cập đến vấn đề giáo viên phải thay đổi như thế nào

để có thể tiếp cận với các em học sinh, hiểu được tâm tư nguyện vọng của các

em Sau khi xem chương trình tôi bắt đầu suy nghĩ nhiều về những thiếu xót khi

là một giáo viên bộ môn cũng như một giáo viên chủ nhiệm Tôi nhận thấy bản thân mình còn quá nghiêm khắc với học trò khiến các em vì sợ mắc lỗi mà trở nên đói phó, không nói lên những khúc mắc trong lòng với thầy cô Lớp tôi chủ nhiệm cũng là lớp có đầu vào thấp nhưng tôi vẫn còn yêu cầu cao đối với các em

về cả mặt nhận thức và trong bộ môn toán tôi giảng dạy Trong một số tiết sinh hoạt vì áp lực về mặt thi đua và học tập tôi đã vô tình đặt áp lực lên các em, biến không khí lớp trở nên căng thẳng, đôi khi tôi đã phê bình nhiều hơn là động viên khuyến khích Tôi nghĩ mình chưa thực sự quan tâm đến cảm xúc của học trò,

Ngày đăng: 14/07/2020, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w