1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIEU LUAN CAO học, môn LICH SU tư TƯỞNG CHINH TRI thể chế chính trị thời lý

31 146 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 169,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời Lý một trong những vấn đề quan trọng là việc nhìn nhận, đánh giá vị trí và vai trò của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ khi thoát khỏi ách thống trị của phong kiến ngoại bang, nhà nước quân chủ dân tộc Việt Nam bắt đầu được xác lập. Trải qua các triều Ngô – Đinh – Tiền Lê, Nhà nước quân chủ dân tộc đã dần dần được kiện toàn, nhưng vừa ra đời sau đêm trường phụ thuộc, nhà nước thời kỳ này hãy còn non trẻ, chưa hoàn thiện về mặt thiết chế, phải đợi đến những thế kỷ sau, bắt đầu từ thời Lý trở đi mới có điều kiện phát triển và hoàn thiện hơn với những thể chế của nó. Lúc lên ngôi vua tại kinh thành Hoa Lư, tiếp quản cơ đồ của nhà Tiền Lê, trong buổi ban đầu vua Lý Thái Tổ vẫn giữ nguyên thể chế chính chính trị cũ. Sau khi chuyển triều đình từ Hoa Lư ra Thăng Long, các vua nhà Lý mới bắt đầu củng cố và xây dựng một chế độ chính trị riêng của nhà Lý cho phù hợp với chính thể đương thời. Thể chế chính trị của nhà Lý được hoàn thiện trong các thế kỷ XI – XIII (từ 1010 – 1225) là một chế độ chính trị ổn định và thống nhất, trên có vua, dưới vua là hệ thống chính quyền nhà nước thống nhất từ trung ương tới địa phương. Điều hành hệ thống chính quyền nhà nước thống nhất của nhà Lý là đội ngũ quan chức đông đảo được tuyển chọn bằng nhiều hình thức khác nhau. Để bảo vệ vững chắc nhà nước quân chủ thống nhất và quốc gia Đại Việt non trẻ, nhà Lý đã xây dựng một lực lượng quốc phòng vững mạnh và một nền pháp chế phù hợp. 2. Tình hình nghiên cứu Nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu đề cập đến vấn đề này ở nhiều phương diện khác nhau, song tất cả chỉ mới thu được những thành công nhất định. Mặc dù vậy người viết vẫn muốn chọn đề tài này làm tiểu luận, để khai thác sâu hơn khía cạnh của vấn đề và huy vọng sẽ tìm ra những nét mới trong nội dung thể chế chính trị thời Lý. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu thể chế chính trị dừoi thời Lý từ thế kỷ XI – XIII (từ 1010 – 1225) 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích: bài tiểu luận nhằm làm rõ cách thức tổ chức chính quyền trong thể chế chính trị thời Lý Nhiệm vụ: bài tiểu luận nhằm làm rõ nhiệm vụ sau: + Cách tổ chức các cơ quan thuộc nền hành chính quốc gia + Cách tổ chức lực lượng quốc phòng thời Lý + Xây dựng nền nền pháp chế quốc gia 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đồng thời sử dụng các phương pháp như: logic, lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu… 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liêu tham khảo, tiểu luận có kết cấu gồm 2 chương và 13 tiết

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời Lý một trong những vấn đề quan trọng là việc nhìn nhận, đánh giá vị trí và vai trò của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Từ khi thoát khỏi ách thống trị của phong kiến ngoại bang, nhà nướcquân chủ dân tộc Việt Nam bắt đầu được xác lập Trải qua các triều Ngô – Đinh– Tiền Lê, Nhà nước quân chủ dân tộc đã dần dần được kiện toàn, nhưng vừa rađời sau đêm trường phụ thuộc, nhà nước thời kỳ này hãy còn non trẻ, chưa hoànthiện về mặt thiết chế, phải đợi đến những thế kỷ sau, bắt đầu từ thời Lý trở đimới có điều kiện phát triển và hoàn thiện hơn với những thể chế của nó

Lúc lên ngôi vua tại kinh thành Hoa Lư, tiếp quản cơ đồ của nhà Tiền

Lê, trong buổi ban đầu vua Lý Thái Tổ vẫn giữ nguyên thể chế chính chính trị

cũ Sau khi chuyển triều đình từ Hoa Lư ra Thăng Long, các vua nhà Lý mới bắtđầu củng cố và xây dựng một chế độ chính trị riêng của nhà Lý cho phù hợp vớichính thể đương thời Thể chế chính trị của nhà Lý được hoàn thiện trong cácthế kỷ XI – XIII (từ 1010 – 1225) là một chế độ chính trị ổn định và thống nhất,trên có vua, dưới vua là hệ thống chính quyền nhà nước thống nhất từ trungương tới địa phương Điều hành hệ thống chính quyền nhà nước thống nhất củanhà Lý là đội ngũ quan chức đông đảo được tuyển chọn bằng nhiều hình thứckhác nhau Để bảo vệ vững chắc nhà nước quân chủ thống nhất và quốc gia ĐạiViệt non trẻ, nhà Lý đã xây dựng một lực lượng quốc phòng vững mạnh và mộtnền pháp chế phù hợp

2 Tình hình nghiên cứu

Nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu đề cập đến vấn

đề này ở nhiều phương diện khác nhau, song tất cả chỉ mới thu được nhữngthành công nhất định Mặc dù vậy người viết vẫn muốn chọn đề tài này làm tiểuluận, để khai thác sâu hơn khía cạnh của vấn đề và huy vọng sẽ tìm ra những nétmới trong nội dung thể chế chính trị thời Lý

Trang 2

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu thể chế chính trị dừoi thời Lý từ thế

kỷ XI – XIII (từ 1010 – 1225)

4 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

- Mục đích: bài tiểu luận nhằm làm rõ cách thức tổ chức chính quyền

trong thể chế chính trị thời Lý

- Nhiệm vụ: bài tiểu luận nhằm làm rõ nhiệm vụ sau:

+ Cách tổ chức các cơ quan thuộc nền hành chính quốc gia

+ Cách tổ chức lực lượng quốc phòng thời Lý

+ Xây dựng nền nền pháp chế quốc gia

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên phương pháp duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử đồng thời sử dụng các phương pháp như: logic, lịch

sử, phân tích, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu…

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liêu tham khảo, tiểu luận cókết cấu gồm 2 chương và 13 tiết

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT DIỄN BIẾN CHÍNH TRỊ THỜI LÝ

1.1 Lý Thái Tổ (1009-1028):

Niên hiệu: Thuận Thiên

Người khởi dựng triều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn,Bắc Ninh) Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư LýKhánh Văn từ 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh,anh ruột Khánh Văn

Công Uẩn lớn tỏ rõ có chí lớn khác thường Ông đến Hoa Lư làm quannhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Khi vua Thiếu Ðế bị chết,biết ông ôm thây vua khóc Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông là Tả tướngquân chế chỉ huy sứ thống lĩnh hết quân túc vệ

Khi Lê Long Ðĩnh mất, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi Vua kết tự LongÐĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm Bây giờlòng người đã oán giận nhà Lê nên quan Chi hậu là Ðào Cam Mộc cùng cácquan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế vua Thái Tổ nhà Lý VuaThái Tổ thấy Hoa Lư hẹp nên bèn dời đô về La Thành Tháng bảy năm ThuậnThiên nguyên niên (1010) vua khởi sự rời đô Khi ra đến La Thành, Thái Tổ lấy

cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Ðại La thành Thăng Longthành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thànhphủ Thiên Ðức Vua Thái Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước làm 24 lộ, hộiHoan Châu và Ái Châu là trại

Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hoá cơ vùng đất vănminh, văn hiến, lại được sự nuôi dạy của những vị cao tăng xuất chúng, LýCông Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc Ông đã cùng triều Lý làmrạng danh nước Ðại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữnước

Chùa Ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng năm xưa, những gò ở xung quanh trông

Trang 4

giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi.

- Sùng Hưng Ðại Bảo (1049-1054)

Vua Lý Thái Tổ sinh 5 Hoàng Tử: Thái Tông, Phật Mã, Dực ThánhVương, Khai Quốc Bồ, Ðông Chính Vương Lực, Võ Ðức Vương Hoảng, Phật

Mã được phong làm Thái Tử

Vua Thái Tổ vừa mất chưa làm lễ tế táng, các Hoàng Tử: Võ ÐứcVương, Dực Khánh Vương và Ðông Chính Vương đã đem quân vây thành đểtranh ngôi của Thái tử Tướng Lý Nhân Nghĩa xin Hoàng thái tử đem quân rachống cự Khi quân của Thái tử và quân của các vương giáp trận, võ vệ tướngquân Lê Phụng Hiểu tuốt gươm xông tới chém chết Võ Ðức Vương, Thấy vậy,Dực Khánh Vương và Ðông Chính Vương xin về chịu tội, được vua Thái Tôngtha tội và phục lại chức cũ

Thái Tông luôn dạy dân tôn trọng phép nước, định rõ các bậc hình phạt,đối với các tội nhẹ, cho được lấy tiền chuộc tội Hễ năm nào đói kém, hoặc điđánh giặc về, vua đều giảm thuế cho dân Ở trong cung, vua định rõ số hậu, phi

và cung nữ: Ví như, hậu và phi: 13 người, ngự nữ 18 người, nhạc kỹ: 100 người.Tất cả các cung nữ đều phải học nghề thêu, dệt gấm vóc, khuyến khích triềuthần dùng chế phẩm của họ

Thời ấy giặc giã còn nhiều nên vua phải thân chinh đi trận mạc NămMậu Dần(1038), có Nùng Tồn Phúc ở châu Quảng Nguyên (Lạng Sơn) làmphản, tự xưng là ChiêuThánh hoàng đế, lập A Nùng làm Hoàng hậu, đặt quốchiệu là Trường Sinh rồi đem quân đi đánh phá các nơi Năm sau, vua Thái Tông

Trang 5

thân đi đánh được Nùng Tốn Phúc và con là Nùng Trí Thông đem về kinh xửtội Còn A Nùng và con là Nùng Trí Cao chạy thoát.

Năm Tân Tị (1041) Nùng Trí Cao cùng với mẹ về lấy được châu Thắng

Do (gần châu Quảng Nguyên) lập ra nước Ðại Lịch Thái Tông sai tướng lênđánh, bắt được Nùng Trí Cao Vua thương tình tha tội chết và cho làm QuảngNguyên Mục và gia phong cho tước Thái Bảo Nhưng năm Mậu Tý (1048),Nùng Trí Cao lại xưng là Nhân Huệ hoàng đế, quốc hiệu là Ðại Nam chống lạitriều đình.Vua sai tướng Quách Thịnh Dật lên đánh Nùng Trí Cao đem quânsang đánh Ung Châu rồi lần lượt 8 châu khác thuộc về Quảng Ðông, Quảng Tâycủa nhà Tống Vua Tống cử Ðịch Thanh cùng nhiều tướng giỏi đi đánh NùngTrí Cao Nhưng đánh mãi không được Chỉ đến khi người Ðại Lý vừa bắt NùngTrí Cao chém lấy đầu đem nộp nhà Tống, giặc Nùng mới tan Năm Giáp Thân(1044), Chiêm Thành nhiều lần đem quân quấy rối vùng biên giới, vua thânchinh đánh dẹp, tiến vào kinh đô nước Chiêm, chém vua Chiêm Vua Lý Thái Tông cũng rất chú ý đến việc lập pháp Dưới thời ông trị vì,năm Nhâm Ngọ (1042), bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành

Ðó là bộ luật “Hình thử” Vua Thái Tông trị vì được 27 năm, đến năm Giáp Ngọ(1054) thì mất, thọ 55 tuổi

1.3 Lý Thánh Tông (1054-1072):

Niên hiệu:

- Long Thuỵ Thái Bình (1054-1058);

- Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065);

- Long Chương Thiên Tự (1066-1067);

- Thiên Chúc Bảo Tượng (1068);

- Thần Võ (1069-1072)

Vua Lý Thái Tông có 2 con trai là Thái tử Nhật Tôn và hoàng tử Nhật Trung Vua Lý Thái Tông cũng giống các vua Lý đời trước, tuy đóng đô ở ThăngLong nhưng tình cảm thường gắn bó với đồng ruộng và thương dân Vì vậy, đếnmùa xuân vua thường về phủ Thiên Ðức xem hội hè, lễ Phật, xem cấy lúa, đánh

cá, mùa hè xem gặt hái, nghỉ mát và tu dưỡng

Trang 6

Vua Lý Thánh Tông thương dân nên trăm họ đều yêu mến, nước ít giặcgiã Vì muốn khai hoá cho dân, vua lập Văn Miếu, lập tượng Chu Công, Khổng

Tử và 72 vị tiên hiền để thờ Văn Miếu được xây năm 1072

Ngoài việc thực hiện nền chính trị nhân đạo thân dân, vua Lý ThánhTông còn là người để tâm đến đạo Phật, vua đã cho xây cất nhiều chùa chiền và

là người sáng lập phái Phật giáo Thảo Ðường Lý luận của Thảo Ðường thoảmãn sự đòi hỏi của vua muốn phát triển ý thức dân tộc, muốn tự lập tự cương,chống sự xâm lăng của Bắc Tống, hoà hợp với Khổng học tạo nên sự thống nhấtgiữa ý chí và hành động của giới tu hành, thứ dân, nhằm xây dựng một Ðại Việthùng mạnh Khác với các triều đại trước, Lý Thánh Tông đem đạo vào đời, màcuộc đời ấy theo nhà vua, phải lấy việc phụng sự dân tộc, lấy sự đồng tâm nhấttrí làm mục đích để tập trung vào hành động thiết thực, cứu thế bằng đức tin.Vua đã tìm thấy Phật học triết lý sinh thành dưỡng dục dại lâu dài nối tiếp, làphương tiện dạy cho dân hiểu mình là ai, lấy ý chí tự cường để chiến thắng sốmệnh, phụng sự cho sự phồn vinh bền vững của quốc gia Cũng do vậy dânchúng Ðại Việt tìm thấy nguồn cảm hứng vừa sâu rộng vừa cao siêu của mìnhcủa tình yêu hiện thực và đại đồng Phật giáo Ở lòng từ bi bác ái cứu nạn cứukhổ, cứu vớt chúng sinh Nhân dân đến với đạo không phải vì chán ngán cuộcđời mà vì muốn sống cuộc đời cao cả là đời sống tâm linh Nhưng nhà tu hànhđời Lý không phải là những người chán đời đi ở ẩn mà là những người xuất thế

để nhập thế, những người có học vấn muốn giúp người, Vì vậy, đời Lý người tuhành xuất hiện khắp nơi Chùa và đình thất mọc lên khắp nước Kiến trúc chùachiền thời ấy rất giản dị, dịu mát ẩn dưới bóng đa linh thiêng và tôn kính

Binh pháp thời Lý Thánh Tông có tiếng là giỏi Nhà Tống đã phải dụngtâm học cách tổ chức phiên chế quân đội của ta

Năm Nhâm Tí (1072), Lý Thánh Tông mất đột ngột, trị vì được 17 năm, thọ 50tuổi

1.4 Lý Nhân Tông (1072-1127):

Niên hiệu:

- Thái Ninh (1072-1075);

Trang 7

Về đối nội, Vua Nhân Tông cho đắp đê Cơ Xá, khởi đầu việc đắp đê ngăn

lũ ở nước ta, nhằm giữ cho kinh thành khỏi ngập lụt

Năm Ất Mão (1075) vua mở khoá thi tam trường, còn gọi là Minh Kinhbác học để chọn người có tài văn học vào làm quan Khoa thi ấy ở khoa thi đầutiên ở nước ta chọn 10 người, thủ khoa là Lê Văn Thịnh Về sau, Lê Văn Thịnhlàm đến chức Thái sư (tể tướng), tỏ rõ là người có tài xuất chúng Cuối đời vuanghi ngờ Lê Văn Thịnh làm phản, Thịnh bị đầy lên Thao Giang (Tam Nông, PhúThọ) và đã chết oan tại đó

Năm Bính Thìn (1076), vua cho lập Quốc Tử Giám-trường đại học đầutiên của nước ta, chọn những nhà nho giỏi vào dạy Ðến năm Bính Dần (1086)

mở khoa thi chọn người có tài văn học vào Hàn lâm viện Khóa ấy có Mạc HiềnTích đỗ đầu, được bổ Hàn lâm học sĩ

Năm Kỷ Tỵ (1089) vua Nhân Tông định quan chế, chia văn võ 9 phẩm,quan đại thần có Thái Sư, Thái Phó, Thái uý, Thiếu sư, Thiếu uý, ở dưới nhữngbậc ấy, về văn ban có Thượng thư, tả hữu Tham trí, Tả hữu Gián nghị đại phu,Trung thu thị lang Về võ ban có Ðô Thống, Nguyên Suý, Tổng quản khu mật

sứ, khu mật tả hữu sứ, Kim ngô thượng tướng, Ðại tướng, Ðô tướng, Chư vệtướng quân

Trang 8

Ở các châu quận, văn thì có tri phủ, tri châu; võ thì có Chư lộ trấn, lộ quan Năm Ðinh Tỵ (1077), khi Tống triều cử Quách Quý, Triệu Tiết đem đạibinh sang xâm lược Với toàn quyền điều khiển triều đình, Hoàng Thái hậu ỶLan và Phụ quốc thái uý Lý Thường Kiệt đã huy động được cả dân tộc vào trận,tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đè bẹp quân thù Nước Ðại Việt đã rakhỏi cuộc chiến tranh với hào quang chiến thắng quanh vương miện để bướcnhanh trên con đường cường thịnh, văn hiến.

Vua Lý Nhân Tông làm vua đến năm Ðinh Mùi (1127) thì mất, trị vì được

56 năm, thọ 63 tuổi

1.5 Nguyên Phi Ỷ Lan:

Nói đến triều Lý không thể không nói đến Ỷ Lan, một trong những danhnhân có tài trị nước của dân tộc Trên thật của Ỷ Lan là Lê Thị Yến, quê làngThổ Lỗi sau đổi thành siêu loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) nay thuộc Gia Lâm,

Hà Nội Vì mẹ mất từ lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên thân phận Ỷ Lan khổ như

cô Tấm trong chuyện cổ tích Sử ghi, Ỷ Lan là cô tấm lộ Bắc, hay gọi đền thờ ỶLan ở Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) là đền thờ Bà Tấm là vì thế Năm Nhâm Tuất (1072), vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều Lýkhông tránh khỏi rối ren Nhưng khi Ỷ Lan trở thành Hoàng thái hậu nhiếpchính và Lý Thường Kiệt nắm quyền tể tướng thì Ðaị Việt lại khởi sắc, nhanhchóng thịnh cường Ỷ Lan đã thi hành những biện pháp dựng nước yên dân,khiến cho thế nước và sức dân đã mạnh hẳn lên Năm Ðinh Tỵ (1077), Tốngtriều phát đại bệnh sang xâm lược Ðể Lý Thường Kiệt rảnh tay lo việc trậnmạc, Thái hậu Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Ðạo Thành từ Nghệ An

về, trao chức thái sư như cũ, để cùng mình điều khiển triều đình huy động sứcngười sức của vào trận Nhờ vậy nước Ðại Việt đã làm nên chiến thắng hiểnhách Quân giặc hùng hổ toan làm cỏ nước Ðại Việt đã phải cam chịu thất bại,lủi thủi rút quân về nước

Làm nên chiến thắng này, công Thái hậu Ỷ Lan thực lớn Nhưng trongđời Ỷ Lan không phải không có tì vết Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời,Hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Thái sư Lý Ðạo Thành, đã gạt Ỷ

Trang 9

Lan ra khỏi triều đình Mãi 4 tháng sau, có Lý Thường Kiệt giúp sức, Ỷ Lan mớitrở lại nắm quyền nhiếp chính Bà đã bắt giam Hoàng hậu Thượng Dương cùng

72 cung nữ vào lãnh cung, bỏ đói cho đến chết Vì tội trạng ấy, sử sách phongkiến đã xoá sạch mọi công lao của bà đối với dân nước, mà quên mất rằng trongnghiệp làm chính trị, đó là chuyện thường thấy

1.6 Lý Thần Tông (1128-1138):

Niên hiệu: Thiên Thuận; Thiên Chương Bảo Tự (1133-1137).Vua Lý Nhân Tông không có con trai, lập con của hoàng đệ Sùng Hiền hầuDương Hoán lên làm Thái Tử, nay kế vị ngôi Hoàng đế tức là vua Thần Tông

Thần Tông vừa lên ngôi liền đại xá cho các tù phạm và trả lại ruộng đấttịch thu của quân dân ngày trước Vua thực hiện chính sách ngụ binh ưa nông,cho binh lính đổi phiên cứ lần lượt 6 tháng một lần được về làm ruộng Do vậy,sản xuất nông nghiệp phát triển Dân no đủ nên giặc giã cũng ít Thần Tông làmvua được10 năm, thọ 23 tuổi

bị Anh Vũ giết hại May thay triều đình lúc đó có nhiều tôi giỏi như Tô HiếnThành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín nên tham vọng của Ðỗ Anh Vũ đã bịchặn lại Tô Hiến Thành chẳng những giúp vua đánh Ðông dẹp Bắc, giữ cho

Trang 10

nước được yên mà còn luyện tập quân lính, kén trọn những người tài giỏi cholàm tướng, coi quân trị dân Bởi vậy, nước Ðại Việt hồi ấy trở nên hùng mạnh.

Năm Tân Mão và năm Nhâm Thìn (1171-1172), vua dầy công đi quanhững vùng núi non hiểm trở, quan sát sinh hoạt của dân rồi sai quan làm tậpbản đồ nước Ðại Việt

Khi biết mình sức yếu, Vua phong cho Tô Hiến Thành làm Thái phó Bìnhchương quân quốc trọng sự và gia phong tước vương, đồng thời uỷ thác Thái tử

là Long Cán cho Tô Hiến Thành giúp dạy Anh Tông mất, trị vì được 37 năm,thọ 40 tuổi, đổi niên hiệu 4 lần

1.8 Lý Cao Tông (1176-1210):

Niên hiệu:

- Trịnh Phù (1176-1185)

- Thiên Tư Gia Thuỵ (1186-1201)

- Thiên Gia Bảo Hựu (1202-1204)

- Trị Bình Long Ứng (1205-1210)

Vua Anh Tông mất, Thái tử Long Cán chưa đầy 3 tuổi Bà Chiêu Linhthái hậu muốn lập con cả của mình tên là Long Xưởng lên làm vua bèn đemvàng bạc đút lót cho vợ Tô Hiến Thành Nhưng Tô Hiến Thành nhất định khôngnghe cứ theo di chiếu lập Long Cán, tức vua Lý Cao Tông

Năm Mậu Thìn (1208), ở Nghệ An có Phạm Du làm phản chiêu nạp bọncôn đồ đi cướp phá của dân Vua Cao Tông sai quan quân đánh được Phạm Du,tịch biên gia sản, đốt phá nhà cửa của hắn Phạm Du cho người về kinh lấy vàngđút lót các quan trong triều rồi vu cho Bỉnh Di làm việc hung bạo, giết hại người

vô tội Triều đình cho Phạm Du vào triều kêu oan Nghe lời Phạm Du, vua CaoTông triệu Bỉnh Di hội triều rồi bắt giam ngay Hay tin, một bộ tướng của Bỉnh

Di là Quách Bốc đem quân phá cửa thành vào cứu Bỉnh Di Thấy biến Cao Tôngvội cho giết Bỉnh Di rồi đem gia quyến chạy lên vùng Tam Nông (Phú Thọ).Thái tử Sản thì chạy về Hải Ấp (Làng Lưu Xá, Hưng Hà, Thái Bình) QuáchBốc đem xác Bỉnh Di mai táng rồi vào điện tôn Hoàng tử Thẩm lên làm vua Thái tử Sản chạy về Hải Ấp vào ở nhà Trần Lý làm nghề đánh cá Thấy

Trang 11

con gái Trần Lý là Trần Thị Dung khoẻ mạnh, xinh đẹp bèn lấy làm vợ vàphong cho Trần Lý tước Minh Tự, Tông Trung Tự, cậu Trần Thị Dung chứcÐiện tiền chỉ huy sứ.

Anh em họ Trần mộ quân giúp Thái tử Sản thu phục kinh thành rồi lênvùng Tam Nông, rước Cao Tông về kinh được 1 năm thì mất (1210) trị vì được

35 năm, thọ 38 tuổi, đổi niên hiệu 4 lần, thờ ở đền Ðô

1.9 Lý Huệ Tông(1210-1224):

Niên hiệu: Kiến Gia

Thái tử Sản là con trưởng của vua Cao Tông, sinh năm Giáp Dần (1194)khi vua Cao Tông mất Thái tử Sản lên nối ngôi lấy hiệu là Huệ Tông rồi saiquan quân đi đón Trần Thị Dung về phong làm Nguyên Phi Lúc ấy Trần Lý đã

bị quân cướp giết, con thứ là Trần Tự Khánh nắm binh quyền, Huệ Tông bènphong cho Tự Khánh làm Chương Tín hầu và Tô Trung Từ làm Thái uý ThuậnLưu Bá

Vốn không ưa Nguyên phi Trần Thị Dung, lại thấy họ Trần nắm giữ binhquyền Ðàm Thái hậu, mẹ vua Huệ Tông ra mặt hắt hủi Thị Dung Trần TựKhánh thấy em mình bị đối xử tệ bạc liền đem quân về Kinh sư xin vua rước ThịDung đi, Lý Huệ Tông nghi Trần Tự ngự nữ Tự Khánh thấy vận thân đến quânmôn xin lỗi và vẫn xin rước đi Huệ Tông càng nghi, vội cùng với Ðàm Thái hậuchạy lên Lạng Châu (Lạng Sơn) Tư Thái hậu về Bình Hợp, Ðàm Thái hậu chorằng họ Trần muốn làm phản, thường chỉ mặt Trần Thị Dung xỉ vả và xui HuệTông bỏ Thị Dung, nhưng vì mê đắm Thị Dung xinh đẹp bội phần, vua khôngnghe Ðàm Thái hậu mấy lần bỏ thuốc độc toan giết Thị Dung, nhưng vua đềucản được Thường đến bữa vua ăn một nửa, một nửa dành cho người đẹp vàngày đêm giữ luôn bên mình không cho đi đâu Về sau, Thái hậu làm dữ quá,Huệ Tông đang đêm mang Trần Thị Dung trốn đến nhà Tướng quân Lê Mịch vàcho đòi Trần Tự Khánh đến chầu Tự Khánh đem quân đến hộ giá Vua về kinh.Huệ Tông phong cho Trần Thị Dung làm Hoàng Hậu, Trần Tự Khánh làm Phụchính và người của Tự Khánh là Trần Thừa làm Nội thị phán thủ Tháng chạp năm Quý Mùi (1223), Trần Tự Khánh mất, vua Huệ Tông

Trang 12

cho Trần Thừa làm Phụ Quốc thái uý, và năm sau, giao cho em họ Hoàng hậu làTrần Thủ Ðộ làm Ðiện tiền chỉ huy, Từ đó, mọi việc trong Triều đều do vị tướngtrẻ Trần Thủ Ðộ định đoạt.

Vua Huệ Tông về cuối đời thường rượu chè say khướt ngủ cả ngày, khôngquan tâm đến việc triều chính Vua không có con trai Hoàng hậu Trần Thị chỉsinh được hai công chúa Người chị là Thuận Thiên công chúa đã gả cho PhụngKiều Vương Trần Liễu, con cả của Trần Thừa Người em là Chiêu Thánh côngchúa tên là Phật Kim, mới 7 tuổi, được lập làm Thái Tử

Tháng 10 năm Giáp Thân (1224), Lý Huệ Tông truyền ngôi cho ChiêuThánh công chúa rồi vào ở chùa Chân Giáo sau mất ở đó Huệ Tông trị vì được

14 năm

1.10 Lý Chiêu Hoàng(1225):

Niên hiệu: Thiên Chương Hữu Ðạo

Chiêu Thánh công chúa còn có tên là Phật Kim, sinh vào tháng 9 nămMậu Dần (1218)

Chiêu Thánh công chúa lên ngôi năm Giáp Thân (1224), tức là Lý ChiêuHoàng Vua còn nhỏ lên quyền binh ở cả Trần Thủ Ðộ Trần Thủ Ðộ đưa cáccháu vào cung cấm giữ các chức vụ lớn nhỏ

Trang 13

Chương 2: THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ DƯỚI THỜI NHÀ LÝ

2.1 Cách tổ chức các cơ quan thuộc nền hành chính quốc gia

2.1.1 Các cơ quan thuộc nền hành chính Trung ương

Bắt đầu từ thời Lý, các cơ quan thuộc nền hành chính trung ương (haycòn gọi là Tổ chức chính quyền Trung ương) đã được kiện toàn và hoàn thiệnhơn so với thời Đinh và Tiền Lê trước đó, gồm ba bộ phận chủ yếu là: Nhữngvăn thư phòng giúp việc bên cạnh vua, Các cơ quan đầu não tại triều đình vàCác cơ quan chuyên môn

Những văn thư phòng giúp việc bên cạnh vua, vào thời Lý đặt chưa đầy

đủ như ở thời Trần và thời Lê sơ sau đó Từ thời Trần và đặc biệt là thời Lê Sơ

về sau, những văn thư phòng giúp việc cho vua bao gồm đủ cả ba bộ phận, đólà: các Sảnh ( hay còn gọi là các Tỉnh như Thượng thư tỉnh, Trung thư tỉnh, Môn

hạ tỉnh, Hoàng môn tỉnh và Nội thị tỉnh); Hàn lâm viện và Bí thư giám Nhưngdưới thời Lý, Bí thư giám chưa được đặt nên chỉ mới có hai văn phòng bên cạnhvua và giúp việc cho vua là Sảnh và Hàn lâm viện

Sảnh (gồm có Thượng thư sảnh và Trung thư sảnh), không rõ được đặt ranhư thế nào và vào lúc nào dưới thời Lý Theo sách Lịch triều hiến chương loạichí thì “đến đời vua Lý Thần Tông (1128 – 1138) có đặt chức Viên ngoại lang ởThượng thư sảnh, dự bàn chính sự, danh vị cũng trọng Quan trong, quan ngoàithường gia thêm chức ấy, như Nội thị là Lý Công Tín, Hàn Quốc Bảo đều giachức Viên ngoại lang” Như vậy, vào thời Lý đã có cơ quan là Sảnh, nên mới cóviệc đặt các chức quan của Thượng thư sảnh và Trung thư sảnh như sử sách vừaghi

Hàn lâm viện được lập ra đầu tiên ở nước ta bắt đầu từ thời Lý, dưới triềuvua Lý Nhân Tông (1072 – 1127) và đứng đầu Hàn lâm viện là chức quan Hànlâm học sĩ

Các cơ quan đầu não tại triều đình:

Cùng với việc đặt các cơ quan đầu não tại triều đình, nhà Lý đã đặt ranhững chức quan đứng đầu triều Những chức quan đứng đầu triều đều là những

Trang 14

quan lại được vua uỷ nhiệm trực tiếp điều khiển toàn bộ nền cai trị trong nước.

Đó là Tể tướng và Á tướng

Chức vụ Tể tướng từ thời Đinh trở về trước gọi là gì không rõ, đến thờiTiền Lê, Lê Đại Hành mới đặt ra chức Tổng quản coi việc quân dân, tóm giữviệc nước, tức là công việc của Tể tướng Bắt đầu từ thời Lý, khi mới dựngnước, vua Lý Thái Tổ đã cho Trần Cảo làm tướng công tức giữ chức Tể tướng.Đến đời vua Lý Thái Tông “dùng chức Phụ quốc Thái uý giữ chính sự, chứcnhiệm cầm cân, tức là Tể tướng”

Tiếp đến đời Lý Nhân Tông lại thêm vào mấy chữ “Kiểm hiệu bìnhchương quân quốc trọng sự”, xem ra chức vụ càng trọng Có người làm chức vụnày lại mang danh chức trong hàng Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) vàTam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo) Vào thời Lý đã có những ng-ườitừng giữ chức vụ Tể tướng với nhiều danh vọng như: Lý Thường Kiệt làm Tháiphó phụ quốc thượng tướng quân dưới triều vua Lý Thánh Tông; Lý Đạo Thànhlàm Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự dưới triều vua Lý Nhân Tông; TôHiến Thành giữ chức Nhập nội kiểm hiệu Thái phó Bình chương quân quốctrọng sự dưới triều vua Lý Anh Tông và sau đó có Thái sư Đỗ An Di cũng kiêmchức Đồng bình chương sự ở triều Lý Anh Tông…

Á tướng là chức vụ của viên quan đứng sau Tể tướng và đứng ở vị trí thứhai tại triều đình Vào thời Lý, chức Á tướng là Tả, Hữu tham tri chính sự Átướng có nhiệm vụ giúp Tể tướng điều khiển mọi việc trong nước, còn gọi làPhó tướng Vào thời kỳ này, nhà Lý còn cho đặt thêm chức Hành khiển cũng làchức đứng sau Tể tướng và chuyên lấy trung quan (hoạn quan) để đảm đươngchức vụ ấy

Dưới Tể tướng và Á tướng – hai chức quan đứng đầu và đứng thứ haitrong triều, là các cơ quan chính yếu như: Khu mật viện và các Bộ

Khu mật viện được lập ra từ thời Lý Đứng đầu Khu mật viện là hai chứcquan Tả sứ và Hữu sứ trông coi việc binh Làm việc trong Khu mật viện đều lànhững quan thân cận nhà vua và chỉ bàn tới các việc cơ mật trong triều Dướitriều vua Lý Thái Tổ có Ngô Đinh được làm Khu mật sứ16 Sang thời Lý Thái

Trang 15

Tông thì có Lý Đạo Kỷ làm Tả khu mật và Xung Tân làm Hữu khu mật17.Những người này đều là công thần thân cận được vua Lý Thái Tổ và Lý TháiTông ban chức tước ngay từ sau khi nhà vua lên ngôi

Các Bộ, vào thời Lý nói chung chưa thấy có sự phân định rõ ràng Tuyvậy, ở thời kỳ này, chức Thượng thư đứng đầu bộ đã bắt đầu được đặt, ví dụdưới triều vua Lý Nhân Tông, Mạc Hiển Tích, Đoàn Văn Khâm, Nguyễn CôngBật vv…đều được giữ chức Thượng thư

- Các cơ quan chuyên môn:

Để giúp việc cho các cơ quan đầu não tại triều đình, các vua nhà Lý cũngnhư các vua nhà Trần và nhà Lê sau đó đều đặt ra các cơ quan chuyên môn,gồm: Quốc sử viện, Thái chúc viện, Quốc tử giám, Các cơ quan coi về hình án(Đình uý ty, Ngũ hình viện), Ngự tiền tam cuộc (Cận thị, Chi hậu và Học sĩ –trông coi về việc binh của nhà vua)… Nhưng, vào thời Lý chưa đặt đầy đủ các

cơ quan chuyên môn này Cơ quan chuyên môn đầu tiên được đặt vào thời Lý làQuốc Tử giám Quốc Tử giám là cơ quan có nhiệm vụ trông coi về việc giáo dụctrong nước

Các cơ quan thuộc nền hành chính Trung ương của thời Lý dễ nhận thấy,vào thời kỳ này so với những thời kỳ sau đó, bộ máy chính quyền Trung ươngcủa thời Lý tuy chưa được hoàn thiện và chưa đặt đầy đủ các cơ quan, song đã

có sự kiện toàn đáng kể so với những thời kỳ trước Đó là những cố gắng rất lớncủa nhà Lý trong buổi đầu dựng nghiệp

2.1.2 Các cấp hành chính ở địa phương

Ngay trong năm 1010, khi đã ổn định một số công việc lớn mang tầmquốc gia như dời chuyển kinh đô, kiến lập kinh thành, kiện toàn bộ máy bộ máychính quyền ở cấp Trung ương, vua Lý Thái Tổ cũng đã tiến hành xây dựng bộmáy hành chính các cấp cơ sở, làm nền tảng vững chắc cho toàn bộ hệ thốngchính quyền nhà nước

Công việc đầu tiên mà nhà vua tiến hành là cho chia lại các khu vực hànhchính trong nước Đơn vị hành chính đứng đầu cấp chính quyền địa phương thời

Lý gọi là phủ, Lộ Ngay từ khi vừa dời đô ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã

Ngày đăng: 11/06/2020, 01:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w