Khái quát được cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Đặng Xuân Khu, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Luận văn đã làm rõ một số khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học, kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Chỉ ra mối liên hệ, vai trò của các chủ thể, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Đặng Xuân Khu, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với những ưu điểm, nhược điểm cần khắc phục và chỉ ra nguyên nhân tồn tại những hạn chế, khuyết điểm trên. Đề xuất được 7 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Đặng Xuân Khu, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đó là những biện pháp: Kế hoạch hóa quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp với học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho thầy và trò nhà trường. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các bộ môn Quản lý việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong công tác chủ nhiệm lớp. Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tổ chức kiểm tra đánh giá kết hợp với thi đua khen thưởng đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Các biện pháp có mối liên hệ với nhau, tác động qua lại, hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường nói chung.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM THỊ BÍCH NGỌC
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
ĐẶNG XUÂN KHU, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Trang 2HÀ NỘI - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM THỊ BÍCH NGỌC
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
ĐẶNG XUÂN KHU, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Sơn
Trang 3HÀ NỘI - 2017
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục với đề tài:
“Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở Đặng Xuân Khu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định” là công
trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, chưa từng được công bố trong các côngtrình nghiên cứu khoa học khác Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về côngtrình nghiên cứu của mình
Tác giả
Phạm Thị Bích Ngọc
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn: “Quản lý
hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở Đặng Xuân Khu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”, tác giả đã nhận được sự
động viên tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu, Hội đồng sư phạm vàBan đại diện cha mẹ học sinh, các đồng nghiệp cùng các em học sinh trườngTrung học cơ sở Đặng Xuân Khu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định và cáclực lượng giáo dục trong huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, đã tận tìnhcung cấp tài liệu, đóng góp các ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này
Để đạt tới kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay với lòng kính trọng sâu sắc, tácgiả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, các giáo sư,các giảng viên của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến thầygiáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, người đã tận tình hướngdẫn chỉ bảo cho tác giả trong suốt quá trình lập đề cương, nghiên cứu, viết vàhoàn chỉnh luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, thử nghiệm và hoànchỉnh luận văn, song chắc chắn luận văn vẫn còn có những thiếu sót và nhữnghạn chế Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy giáo, côgiáo, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn, góp phầnnâng cao chất lượng chung cho ngành giáo dục toàn diện
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2017
Tác giả Phạm Thị Bích Ngọc
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 6
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Ở nước ngoài 6
1.1.2 Ở Việt Nam 7
1.2 Các khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học 9
1.2.2 Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống 13
1.2.3 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 16
1.3 Các vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở 18
1.3.1.Những đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh THCS 18
1.3.2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 22
1.3.3 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 23
1.3.4 Các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS 25
1.3.5 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 27
1.3.6 Các con đường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 32
1.3.7 Những thuận lợi và khó khăn khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS 34
1.4 Các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở 36
Trang 71.4.1 Quản lý mục tiêu, hoạt động giáo dục kĩ năng sống 36
1.4.2 Quản lý nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng sống 37
1.4.3 Quản lý các hình thức giáo dục kĩ năng sống 40
1.4.4 Quản lý về nguồn nhân lực giáo dục kĩ năng sống 43
1.4.5 Quản lý về kiểm tra đánh giá thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống 46
1.4.6 Quản lý về cơ sở vật chất giáo dục kĩ năng sống 47
Tiểu kết chương 1 48
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS ĐẶNG XUÂN KHU, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH 50
2.1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu 50
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội của Xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định 50
2.1.2 Giáo dục đào tạo của huyện Xuân Trường 52
2.1.3 Khái quát về trường THCS Đặng Xuân Khu, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định 52
2.2 Giới thiệu về khảo sát 55
2.2.1 Mục đích khảo sát 55
2.2.2 Nội dung khảo sát 55
2.2.3 Phương pháp khảo sát 56
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 56
2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống của trường trung học cơ sở Đặng xuân Khu 56
2.3.1 Thực trạng về việc thực hiện mục tiêu, hoạt động giáo dục kĩ năng sống .57
2.3.2 Thực trạng về việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng sống 58
Trang 82.3.3 Thực trạng về việc thực hiện các hình thức giáo dục kĩ năng sống.58 2.3.4 Thực trạng về việc sử dụng nguồn nhân lực giáo dục kĩ năng sống.
62
2.3.5 Thực trạng về cơ sở vật chất giáo dục kĩ năng sống 63 2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống của trường trung học cơ sở Đặng xuân Khu 63 2.4.1 Thực trạng về việc quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 63 2.4.2 Thực trạng về việc quản lý thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 64 2.4.3 Thực trạng về việc quản lý các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 70 2.4.4 Thực trạng về việc quản lý nguồn nhân lực giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 72 2.4.5 Thực trạng về quản lý cơ sở vật chất giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
73
2.4.6 Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Ban giám hiệu nhà trường 74 2.4.7 Đánh giá chung thực trạng: điểm mạnh, điểm yếu 76 Tiểu kết chương 2 78 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS ĐẶNG XUÂN KHU,
XÃ XUÂN HỒNG, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH 80 3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 80 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục THCS
80
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương 80
Trang 93.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của hoạt động giáo dục KNS 81
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi của học sinh THCS 82
3.2 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho học trường THCS Đặng Xuân Khu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam định 82
3.2.1 Kế hoạch hoá quá trình quản lý hoạt động GDKNS phù hợp với học sinh và điều kiện thực tế của trường THCS Đặng Xuân Khu 82
3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động GDKNS cho thầy và trò nhà trường 84
3.2.3 Tích hợp GDKNS vào các môn học 87
3.2.4 Quản lý việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong công tác chủ nhiệm lớp của GVCN 90
3.2.5 Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 3.2.6 Phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục kỹnăng sống cho học sinh 92
3.2.7 Tổ chức kiểm tra đánh giá kết hợp thi đua khen thưởng đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống 3.3 Khảo sát tính khả thi và sự cấp thiết của các biện pháp đề xuất 96
Tiểu kết chương 3 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 110
Trang 10GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GVBM Giáo viên bộ môn
TTCM Tổ trưởng chuyên môn
HĐGDKNS Hoạt động giáo dục kỹ năng sống
HĐNG Hoạt động ngoài giờ
HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp
UNESCO Tổ chức giáo dục khoa học văn hóa Liên hiệp Quốc
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng học sinh, lớp học của trường THCS Đặng Xuân Khu,
57
xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định 57
Bảng 2.2 Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống 57
Bảng 2.3 Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống 58
Bảng 2.4 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện giáo dục KNS thông qua 59 tích hợp vào các môn học của GVBM trường THCS Đặng Xuân Khu 59
Bảng 2.5 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện GD kỹ năng sống thông qua công tác chủ nhiệm của GV 60
Bảng 2.6 Thực trạng việc tích hợp hoạt động giáo dục KNS với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 61
Bảng 2.7: Đánh giá mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục KNS 62
Bảng 2.8 Thực trạng xây dựng kế hoạch GD KNS 64
Bảng 2.9 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện giáo dục 65
kỹ năng sống thông qua việc tích hợp vào các môn học của giáo viên 65
Bảng 2.10 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện GD kỹ năng sống thông qua công tác chủ nhiệm của GV 66
Bảng 2.11 Tần xuất thực hiện các hình thức giáo dục KNS của GVCN 67
Bảng 2.12 Thực trạng việc tích hợp hoạt động GD KNS 68
với HĐ GDNGLL 68
Bảng 2.13 Thực trạng quản lý GV bộ môn tích hợp hoạt động GDKNS trong các môn học 70
Bảng 2.14 Thực trạng quản lý việc tích hợp GDKNS thông qua 71
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 71
Bảng 2.15 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ 74
Trang 12hoạt động GDKNS 74 Bảng 2.16 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động GDKNS 75 Bảng 3.1: Kế hoạch dạy học tích hợp GDKNS vào môn Hóa học lớp 9 88 Bảng 3.2 Kế hoạch dạy học tích hợp GDKNS vào môn GDCD lớp 9 89 Bảng 3.3 Đối tượng khảo sát 96 Bảng 3.4 Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất.97
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 97
DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 3.6 Kết quả đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 99
Trang 13Theo nghị quyết số 29-NQ/TW về “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
và đào tạo” Việt Nam đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang hình thànhnhững năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học, đào tạo được những thế hệtrẻ phát triển toàn diện về đạo đức, thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng đểnhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống phụ thuộc vào nhiều yếu tốkhác nhau, trong đó, yếu tố quản lý đóng vai trò quyết định Nhà quản lý ýthức được vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng sống, có các biện pháp quản
lý phù hợp thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục kỹ năng sống Chính vìvậy mà mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách con người cần được triển khaingay trong các nhà trường
Trang 14học chưa triệt để, sự phối hợp giữa các lực lượng chưa tốt.Các hình thức tổchức hoạt động giáo dục kỹ năng sống chưa thực sự phù hợp và bthu hút đượchọc sinh.
Học sinh ở lứa tuổi THCS đang bắt đầu bước vào tuổi dậy thì nên cónhiều thay đổi mạnh mẽ về sức khỏe, thể chất và tâm sinh lý nên việc giáo dục
kỹ năng sống cho các em là rất cần thiết KNS sẽ giúp các em định hướng đicủa mình trong tương lai, tự khẳng định mình trong mọi lĩnh vực, biết tự đánhgiá mình và không mặc cảm với bản thân Kỹ năng sống còn giúp cho các em
có lối sống lành mạnh, có thái độ và hành động tích cực Vì vậy, giáo dục kỹnăng sống cho học sinh trường THCS Đặng Xuân Khu huyện Xuân Trường,tỉnh Nam Định là rất cần thiết
Với công trình nghiên cứu về “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trường THCS Đặng Xuân Khu huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định” tác giả đã chọn làm luận văn Cao học, chuyên ngành Quản lý giáo
dục mong rằng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
2 Mục đích nghiên cứu
Tác giả trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáodục kĩ năng sống Từ đó tác giả đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động giáodục kĩ năng sống cho học sinh trường THCS Đặng Xuân Khu huyện XuânTrường, tỉnh Nam Định nhằm góp phần phát triển toàn diện nhân cách của họcsinh nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu đổi mới thích ứng vớinền giáo dục hiện nay
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trườngTHCS Đặng Xuân Khu huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Trang 154.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý, quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS.
4.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Đặng Xuân Khu huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
4.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Đặng Xuân Khu huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nhằm nâng cao kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường
5 Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để quản lý hoạt động dạy kỹ năng sống cho học sinh hiệuquả góp phần tích cực giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh trườngTHCS Đặng Xuân Khu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
6 Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quản lý giáo dục KNS của trường THCS Đặng Xuân Khu trongthời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên vẫn còn những hạnchế trong việc chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa các lực lượng giáo dục kỹ năngsống; tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống chưa phù hợp và khả thi Nếu đềxuất được các biện pháp tổ chức quản lý phù hợp được với điều kiện và đặc điểmcủa nhà trường thì hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THCSĐặng Xuân Khu huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định sẽ mang lại hiệu quả gópphần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
7.3 Về thời gian: Đề tài chỉ sử dụng các số liệu thống kê của trường THCS Đặng Xuân Khu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định từ năm học 2012 –
2013 trở lại đây
Trang 168 Phương pháp nghiên cứu:
8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp những tài liệu lý luận về QL, QLGD, QLGDtrường THCS, giáo dục KNS và những kết quả khảo sát, đánh giá công tácquản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường để xây dựngcác khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu
- Nghiên cứu các các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước
về vấn đề QLGD; nghiên cứu các đề tài giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTHCS
8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: quan sát phát hiện những vấn đề nảy sinh
trong quản lý giáo dục kĩ năng sống; quan sát các hoạt động giáo dục kĩ năngsống cơ bản trong trường để thu thập số liệu
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn nhằm tập hợp những thông tin
sâu về một số vấn đề quan trọng của đề tài Đối tượng phỏng vấn là cán bộquản lý, giáo viên và học sinh, CMHS
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu hỏi dùng để điều tra các
đối tượng cần thiết liên quan đến đề tài giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.Đối tượng khảo sát của phiếu hỏi sẽ là giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh,CMHS
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổ chức, trao đổi với những đơn
vị đã được công nhận có thành tích tốt trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống
để rút ra bài học có thể thực hiện được cho trường mình
8.3 Nhóm phương pháp bổ trợ khác
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thống kê toán học
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Ở nước ngoài
Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới có những quan tâm nhất định đãđưa nội dung GDKNS vào trong nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhaunhư: KNS là môn học riêng biệt; KNS được tích hợp vào một số môn họcchính; KNS được tích hợp vào tất cả các môn học trong chương trình giáodục; KNS được giảng dạy trong các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm…Trong đó, có nhiều nước đã đưa vào chương trình học chính khóa vào bậc TH,THCS, THPT Tại nhiều nước phương Tây, thanh thiếu niên được học những
kỹ năng sống về cách đối diện đương đầu với những khó khăn, cách vượt quanhưng khó khăn đó; cách tránh những mâu thuẫn bạo lực và xung đột, giữangười với người
Nhật Bản là một trong những quốc gia rất chú trọng GDKNS cho trẻngay từ khi học mầm non Ở các trường học, Nhật Bản KNS được được dạycho học sinh bằng cách tích hợp vào các môn học, đặc biệt là môn Đạo đức,môn Công Nghệ Người Nhật chú trọng giáo dục cho con ngay từ khi còn nhỏnhững kỹ năng sống như: Kỹ năng cho trẻ tự lập; kỹ năng tự nhận thức bảnthân; Kỹ năng sinh tồn; kỹ năng giao tiếp - ứng xử, …
Tại Mỹ, Bộ lao động Mỹ (The U.S Department of Labor) và hiệp hộiĐào tạo và phát triển Mỹ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơbản trong công việc đưa ra các kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trongcông việc:
1 Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tao lập quan hệ ( Interpersonal skills)
2 Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
3 Kỹ năng tự học và học (learning to learn)
4 Kỹ năng lắng nghe (listening skills)
Trang 185 Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
6 Kỹ năng sáng tạo tư duy (creative thinking skills)
7 Kỹ năng quản lý bản thân (Self esteem)
8 Kỹ năng giải quyết vấn đề ( problem solving skills)
9 Kỹ năng đặt mục tiêu động lực làm việc (Goal setting, motivation skills)
10 Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
11 Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
12 Kỹ năng phát triển sự nghiệp, cá nhân (Personal and careerdevelopment skills)
13 Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness).
Như vậy, GDKNS cho học sinh đang là một vấn đề quan trọng đượcnhiều nước trên thế giới tập trung nghiên cứu, quan tâm và tìm các biện phápphù hợp để đưa giáo dục KNS vào ứng dụng trong các nhà trường
1.1.2 Ở Việt Nam
Năm 1996, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Ban hành các chỉ thị số số24/CT-BGDĐT, 10/CT-BGDĐT, về “Công tác phòng chống ma túy tại trườnghọc”; “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDScho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” hai nội dung đã đề cập đến kỹnăng sống
Năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh phổ thông qua dự án: “Giáo dục sống khỏe mạnh, kỹ năng sốngcho vị trẻ thành niên”
Một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu mang tính hệthống về KNS và GDKNS ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh Bình Tác giảNguyễn Thanh bình đã góp phần đáng kể vào việc tạo ra những hướng nghiêncứu về KNS và GDKNS ở Việt Nam với hàng loạt đề tài khoa học nghiên cứucấp Bộ, các bài báo và giáo trình, tài liệu tham khảo như: Giáo dục kỹ năngsống (Giáo trình dành riêng cho sinh viên Cao đẳng sư phạm, năm 2007).Những nghiên cứu lý luận và thực hiện chương trình giáo trình kỹ năng sống ởViệt Nam
Trang 19Năm 2011, Bộ GDĐT mở khóa tăng cường giáo dục KNS một sốchương trình dự án như chương trình thực nghiệm “Giáo dục sống khỏe mạnh
và kỹ năng sống” do UNICEF hỗ trợ tích hợp KNS trong một số môn học vàhoạt động giáo dục ở trường phổ thông cho hơn 700 giáo viên đại diện chogiáo viên ở 23 tỉnh phía Nam, đã được triển khai thí điểm ở 20 trường học
Năm 2013 Bộ GDĐT xây dựng kế hoạch số 1088/KH-BGDĐT ngày29/8/2013 về việc hoàn thiện bộ tài liệu giáo dục KNS trong một số môn học
và hoạt động giáo dục ở cấp TH, THCS, THPT trên toàn quốc Kế hoạch đãđiều chỉnh việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh phổ thông trong các mônhọc Nhữ văn, Địa lý, Sinh học, Công nghệ, Giáo dục công dân và hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp. [ 1 ]
Năm học 2013-2014, Bộ GDĐT Ban hành thông tư số BGDĐT ngày 10/7/2012; thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 8/8/2011 banhành quy định quy chế, nội dung, chương trình bồi dưỡng thường xuyên chogiáo viên mầm non, tiểu học, phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong đó
26/2012/TT-có nội dung về giáo dục KNS cho học sinh Thông qua việc thực hiện bồidưỡng thường xuyên đã trang bị cho giáo viên những kiến thức, phương pháp
tổ chức các hoạt động giáo dục KNS tích hợp trong các môn học và các hoạtđộng giáo dục khác
Năm 2014, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư số 04/2014/TT/BGDĐTngày 28/2/2014 kèm theo quy định quản lý hoạt động giáo dục KNS và hoạtđộng ngoài giờ lên lớp chính khóa, gồm 5 chương và 18 điều quy định về nộidung, phương pháp đối tượng, phạm vi, trách nhiệm của các cấp có thẩmquyền về thủ tục cấp phép cho các cơ sở, trung tâm giáo dục KNS
Tháng 1/2015, Bộ Giáo dục đào tạo ban hành công văn số 463/BGDĐT– GDTX ngày 28/1/2015 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dụcKNS tại các cơ sở giáo dục, mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thườngxuyên Nội dung công văn chỉ rõ: mục đích, yêu cầu và nội dung giáo dụcKNS cho học sinh một cách cụ thể theo từng cấp học
Trang 20Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính, Đinh Thị KimThoa, Vũ Phương Liên với nhiều năm nghiên cứu đã cho ra đời cuốn sách:
“Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THPT” Đây là tiền đềđưa hoạt động GDKNS cho học sinh vào các nhà trường mang lại hiệu quảtích cực, mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. [ 2 ]
Như vậy, có thể nhận thấy, ở Việt Nam những năm gần đây đã có nhiềucông trình nghiên cứu GDKNS, và công trình nghiên cứu quản lý hoạt độngGDKNS Nhìn chung các công trình nghiên cứu về GDKNS nhất là học sinh ởlứa tuổi THCS chưa nhiều và chưa có hiệu quả Mục tiêu xây dựng kế hoạch,nguồn nhân lực, nguồn kinh phí, hình thức tổ chức giáo dục KNS còn nhiềuhạn chế Thực tế cũng có những đề tài đã nghiên cứu về hoạt động giáo dụcKNS nhưng chưa đầy đủ Đề tài nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và đềxuất giải pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS trong một nhà trường THCS
cụ thể chưa đa dạng và phong phú
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học.
1.2.1.1 Quản lý
Quản lý được hiểu bằng nhiều cách khác nhau và có nhiều những quanniệm, định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở những quan điểm vàcách tiếp cận khác nhau:
- Cách tiếp cận theo lý thuyết hệ thống: Quản lý là sự tác động của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm phối hợp tổ chức hoạt động của conngười trong các quá trình sản xuất để đạt được những mục đích nhất định.Theo cách hiểu này thì hoạt động quản lý như là như một hệ thống hoàn chỉnh
- Cách tiếp cận theo thực tiễn: Từ việc nghiên cứu những trường hợp cụ
thể thành công hay thất bại, sai lầm ở các trường hợp các biệt tài của ngườiquản lý cũng như dự định của họ để giải quyết vấn đề đặc trưng, từ đó giúp họ
Trang 21hiểu được phải làm như thế nào để quản lý có hiệu quả trong những hoàn cảnhtương tự.
- Cách tiếp cận theo thuyết hành vi: Nghiên cứu chỉ tập trung vào mối
quan hệ giữa người với người Với cách tiếp cận này giúp con người quản lýứng xử một cách có hiệu quả hơn với những người dưới quyền
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc; Nguyễn Quốc Chí cho rằng: [ 3; Tr 9]
Định nghĩa quản lý một cách kinh điển nhất là: tác động có định hướng,
có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thẻ quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Như vậy, Quản lý là tác động của chủ thể quản lý có định hướng có
chủ định đến khách thể quản lý nhằm làm cho nó vận hành tiến lên một trạng thái mới về chất và đưa hệ thống đạt đến mục tiêu đã định.
Trong một hệ quản lý bao gồm hai bộ phận là bộ phận quản lý và bộphận bị quản lý Hai bộ phận này gắn bó khăng khít với nhau:
Bộ phận quản lý (có vai trò là chủ thể quản lý) có chức năng làm cho nó vậnhành với mục tiêu đặt ra và điều khiển hệ quản lý
Bộ phận bị quản lý có vai trò là khách thể quản lý) gồm bản thân quá trìnhsản xuất và những người tham gia trực tiếp sản xuất và Phải có mục tiêu cho cảđối tượng quản lý và đối tượng bị quản lý Mục tiêu này sẽ là căn cứ để chủ thểtạo ra tác động
Quản lý có 4 chức năng cơ bản:
- Chức năng kế hoạch hóa: Soạn thảo thông qua những quy định về chủchương quản lý quan trọng trên cơ sở những yêu cầu cơ bản kết hợp với thựctiễn đề ra phương hướng, kế hoạch cho phù hợp và có tính khả thi cao
- Chức năng tổ chức thực hiện: Thực hiện bằng cách xây dựng cấu trúc
tổ chức, tuyển chọn, sắp xếp, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm mục tiêu trở lên
có ý nghĩa tang tính hiệu quả về mặt tổ chức
- Chức năng chỉ đạo: Chỉ đạo, điều chỉnh, vận động, và phối hợp vớicác lực lượng theo sự phân công như kế hoạch đã định
Trang 22- Chức năng kiểm tra, đánh giá: Chức năng này có tác dụng thực hiệnviệc xem xét tình hình thực hiện công việc đối chiếu với yêu cầu để có đánhgiá đúng đắn.
Bốn chức năng trên có mối quan hệ với nhau tạo thành một hệ thốngthống nhất với một trình tự nhất định
1.2.1.2 Quản lý giáo dục
Nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục xuất phát từ cuộc sống laođộng hàng ngày Để tồn tại và phát triển, con người phải có trình độ nhận thứcthế giới xung quanh, sau đó tích lũy được kinh nghiệm rồi nảy sinh nhu cầutruyền đạt những hiểu biết ấy cho nhau
Dựa trên cơ sở quản lý nhà trường QLGD là một phương hướng cải tiếntheo nguyên tắc tăng cường phân cấp quản lý nhà trường nhằm phát huy tối đatrách nhiềm và quyền hạn, năng lực của các chủ thể quản lý trực tiếp Nhưvậy, quản lý giáo dục chính là quá trình tác động của nhà quản lý giáo dục cóđịnh hướng trong việc vận hành nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Đó lànhững tác động có tính khoa học đến nhà trường và sẽ làm cho nhà trường có
kế hoạch để xây dựng quá trình dạy và học theo mục tiêu giáo dục đào tạo
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý giáo dục là quá trình
tác động có kế hoạch và có tổ chức của các cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học và giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành, có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra.” [ 4; Tr 9 ]
Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổinhững mục đích của mình Giống như khái niệm “quản lý” đã trình bày ở trênkhái niệm về quản lý giáo dục cũng có nhiều quan điểm khác nhau
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang:
“Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợpquy luật của chủ thể quản lý, nhằm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lýcủa Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 23mà tiêu điểm là hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa ra giáo dụcđến mục tiêu, tiến lên trạng thái mới về chất” [ 5 ]
Quản lý giáo dục mang tính xã hội cao vì vậy cần tập trung giải quyếttốt các vấn đề về xã hội để phục vụ tốt cho công tác giáo dục Bên cạnh đó,quản lý giáo dục còn được xem như quản lý một hệ thống giáo dục bao gồmtập hợp các cơ sở giáo dục như các trung tâm kĩ thuật – hướng nghiệp dạynghề, các trường học, các trung tâm học tập cộng đồng
1.2.1.3 Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là tác động có kế hoạch, có định hướng của hiệutrưởng lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theonguyên lý giáo dục của Đảng mà trọng tâm là đưa hoạt động tiến lên trạng tháimới về chất Ban giám hiệu nhà trường là cơ quan quản lý trực tiếp các hoạtđộng giáo dục trong nhà trường là
Công tác quản lý trong nhà trường gồm có các hoạt động diễn trong nhàtrường và sự ảnh hưởng của các tác động qua lại giữa nhà trường với các hoạtđộng ngoài xã hội khác Quản lý nhà trường bao gồm các thành tố:
- Thành tố về mặt tinh thần: Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, các
kế hoạch, biện pháp giáo dục
- Thành tố con người: CBQL, GV, nhân viên và học sinh
- Thành tố vật chất: Cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học
Thực chất của quản lý nhà trường là quản lý các hoạt động giáo dụcdiễn ra ở trong nhà trường và các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xãhội cụ thể là:
- Quản lý hoạt động dạy học
- Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp
- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
- Quản lý hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động của đoàn thể
- Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, kĩ thật tài chính
Như vậy, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng phải
có tất cả các thành tố nêu ở trên của quản lý nhà trường
Trang 241.2.2 Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống
1.2.2.1 Kỹ năng sống
Kỹ năng: là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó
Kỹ năng sống (life skils) là cụm từ được sử dụng với mọi lứa tuổi trong mọi
lĩnh vực hoạt động
Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho phép mỗi cá nhân đối mặtvới những thách thức của cuộc sống hàng ngày để có những hành vi lànhmạnh Có nhiều quan niệm khác về kỹ năng sống:
- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là năng lực tâm lý xã hội đểđáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hang ngày
- Theo UNICEF, KNS là sự thay đổi trong hành vi hoặc hình thành hành
vi mới tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi Cách tiếp cận này lưu ýđến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức hình thành thái dộ kĩ năng sống
- Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc(Unesco) KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là:
+ Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy
phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức đượchậu quả
+ Học để làm người (Learning to be) gồm kĩ năng cá nhân như: tự nhận
thức, tự tin ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc,
+ Học để cùng chung sống (Learning to live together) gồm các kỹ năng
xã hội như: giao tiếp thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theonhóm, thể hiện sự cảm thông:
+ Học để làm (Learning to do) gồm các kỹ năng thực hiện công việc và
các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm
Tổng hợp và phân tích các quan niệm trên thấy: Quan niệm của WHOnhấn mạnh đến khả năng của cá nhân hơn, quan niệm này mang tính chất kháiquát nhưng chưa thể hiện rõ các kỹ năng cụ thể, mặc dù khi phân tích sâu thì
Trang 25thì thấy tương đối gần với nội hàm KNS theo quan niệm của UNESCO Quanniệm của UNESCO là quan niệm nhiệm vụ Còn quan niệm của UNICEF thìlại nhấn mạnh kỹ năng hình thành, tồn tại trong mối tương tác mật thiết có sựcân với kiến thức và thái độ
Kỹ năng mà một người có được phần lớn cũng nhờ có được kiến thức(ví dụ: muốn có kỹ năng thương lượng phải biết nội dung thương lượng) việc
đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích vì thái độ có tác động mạnh mẽđến kĩ năng (ví dụ: thái độ kì thị khó làm cho một người thực hiện tốt kỹ năngbiết thể hiện sự tôn trọng với người khác)
Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các
kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Bản chấtcủa KNS là kỹ năng xã hội cần thiết, kỹ năng tự quản lí bản thân để cá nhân cóthể tự lực được trong cuộc sống, học tập và làm việc có hiệu quả
Như vậy KNS là kỹ năng tự quản lý chính bản thân và kỹ năng xã hội
cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống để học tập và làm việc hiệu quả Hay nói một cách khác, nó là khả năng ứng xử phù hợp với những người khác
và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống; khả năng làm chủ bản thân của mỗi người [ 6 ]
1.2.2.2 Giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống là trang bị cho học sinh những KNS cơ bản,giúp các em vượt qua được những thử thách và khó khăn trong cuộc sống để
có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung, mụctiêu quan trọng của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực Tuy nhiên, hiện nay, theo đánh giá của nhiều giáo viên: “Lỗ hổng củanhiều học sinh hiện nay là thiếu kĩ năng sống Việc giáo dục kĩ năng sống chohọc sinh là vô cùng bức thiết không chỉ của nhà trường mà của toàn xã hội.”
Trang 26Giáo dục KNS cho HS phải bảo đảm các yếu tố: giúp HS ý thức đượcgiá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp HS hiểu biết về thể chất,tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá, hiểubiết và chấp hành pháp luật…
Tuy nhiên, giáo dục KNS để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố và bằngnhiều hình thức khác nhau Giáo dục KNS có thể tích hợp vào các môn họctrên lớp hoặc qua GVCN hoặc qua HĐNGLL Do đó việc giáo dục KNS này
sẽ không dừng lại ở mức giảng dạy lý thuyết mà sẽ cụ thể hóa thành từngtrường hợp, hoàn cảnh và yêu cầu học sinh xử lý
Trong xã hội hiện đại ngày nay việc giáo dục KNS là rất cần thiết đểxây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quentiêu cực của qua đó giúp HS có cả kiến thức, kỹ năng, thái độ và hình thànhphẩm chất năng lực tốt
Vì vậy giáo dục KNS cho học sinh được biểu hiện là giáo dục những kỹnăng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp các em có thể tải những gì mìnhbiết những gì mình cảm nhận và những gì mình quan tâm thành những khảnăng thực thụ giúp học sinh biết phải làm gì và làm như thế nào trong nhữngtình huống khác nhau của cuộc sống
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực,hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm biếtsuy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làmđiều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về việc quyết định của mình
Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kỹ năng sống với các mônhọc như Đạo đức hay Giáo dục công dân
Trong thực tiễn giáo dục KNS được xem xét ở hai khía cạnh khác nhau là:
Trang 27- Các hoạt động tập trung vào kỹ năng như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giaotiếp, ứng xử… Theo cách này, bằng hoạt động với chủ đề kỹ năng cụ thể,người học sẽ hiểu về KNS đó là vận dụng để giải quyết các tình huống.
- Mỗi một vấn đề nảy sinh trong cuộc sống phải cần có kỹ năng riêng và đôikhi cần vận dụng những kỹ năng khác nhau để giải quyết
Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS được BộGD&ĐT triển khai vào năm học 2011-2012 tùy điều kiện của từng trường mà
áp dụng giáo dục kỹ năng sống linh hoạt và đưa vào nhà trường với nhữnghình thức sao cho phù hợp
1.2.3 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
1.2.3.1 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ: [7; tr17]
- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong quy định này được hiểu là hoạt
động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen,hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống củacuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách
và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống Như vậy quản lý hoạt động giáo dục KNS là “dạy người” với mục tiêuhình thành các thói quen, hành vi, thái độ tích cực trong việc ứng xử mọi tìnhhuống của cuộc sống và tham gia đời sống xã hội Đây là hoạt động mang tínhnhân văn sâu sắc, đòi hỏi nhà giáo dục phải kiên trì, sang tạo, đối tượng giáodục chỉ có thể hình thành được KNS thông qua tham gia hoạt động thực tiễn, tựtrải nghiệm, tự rèn luyện để hoàn thành nhân cách, bổ sung kinh nghiệm sống.Đối với nhà trường muốn quản lý hoạt động giáo dục KNS cần:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động về giáo dục KNS lồng ghép với chương trìnhgiáo dục ngoài giờ lên lớp, dạy học chính khóa, kế hoạch hoạt động Đoàn
Trang 28- Xây dựng các chủ đề giáo dục KNS cho học sinh phù hợp với tình hình thựctiễn của nhà trường.
- Tổ chức, triển khai tiến hành giáo dục KNS trong hoạt động ngoài giờ lênlớp; kết hợp với các bộ môn trong giờ chính khóa; các hoạt động Đoàn Đội
- Tổ chức kiểm tra , đánh giá kết quả những giờ giáo viên chủ nhiệm, giáoviên bộ môn giảng dạy về kỹ năng sống ở một số lớp cụ thể
- Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi năm học
Như vậy, có thể nói: “Quản lý hoạt động giáo dục KNS trong nhàtrường được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và cóhướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng
xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của
họ vào mọi mặt hoạt động giáo dục KNS của nhà trường, hướng vào việc hoànthành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho họcsinh đã đề ra”
Nói cách khác, Quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh chính làquản lí kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức; quản
lý công tác kiểm tra đánh giá, sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhàtrường nhằm thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ GD kỹ năng sống ở học sinh
1.3 Các vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở
1.3.1.Những đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh THCS
Học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi đang có nhiều thay đổi lớn về thểchất, sức khỏe, sinh lý và tâm lý… Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứatuổi khoảng từ 12, 13 đến 15, 16 tuổi Khoa học gọi lứa tuổi này là lứa tuổithiếu niên Thiếu niên bước vào thời kỳ dậy thì với những biến đổi mạnh mẽ
về thể chất và tâm lý làm cho trẻ ý thức rằng “mình không còn là trẻ con nữa”.Trong khi đó, cách nhìn nhận của người lớn đối với thiếu niên vẫn coi chúng
là “trẻ con” đã dẫn đến những mâu thuẫn, thậm chí là “xung đột” giữa cha mẹ
Trang 29và con cái, giữa thầy cô với học sinh, giữa bạn bè cùng tuổi và đặc biệt là vấn
đề tự mâu thuẫn cá nhân (mâu thuẫn nội tại)
1.3.1.1 Đặc điểm phát triển sinh lý
Đây là lứa tuổi có sự nhảy vọt về mặt phát triển sinh lý, các em bắt đầubước vào giai đoạn phát dục nên ít nhiều sẽ rất mất cân bằng giữa sự hiểu biết
về cơ thể và thực tế cơ thể của các em Một đặc điểm nổi bật trong quá trìnhphát triển sinh lý ở lứa tuổi thiếu niên đó là tính chất mất cân đối tạm thời Cụthể là về mặt phát triển thể chất của các em Các em cũng đang bắt đầu cónhững rối loạn về tạm thời về sinh lý cơ thể Các em dễ dàng “lóng ngóng”,
“vụng về” vì lúc này hệ thần kinh của các em chưa thể chỉ huy các cơ quanvận động một cách tinh tế, chính xác từng động tác Một đặc điểm nữa là quátrình hưng phấn ở lứa tuổi này chiếm ưu thế rõ rệt hơn quá trình ức chế, đồngthời với sự hạ thấp khả năng ức chế của não đối với vỏ não càng gây ra nhữnghiện tượng mất cân đối, hay đau vùng ngực, tim đập nhanh hơn, dễ xúc độnghơn… từ đó dễ nảy sinh quá trình các em dễ dàng thay đổi tình cảm, nhanhchóng chuyển từ trạng thái buồn bã sang trạng thái tươi vui, dễ nổi nóng, dễtức giận, cáu kỉnh, mất bình tĩnh… [8; Tr 78, 80]
1.3.1.2 Sự phát triển nhận thức, trí tuệ
Do yêu cầu của học tập và những yêu cầu khách quan từ phía cuộcsống ở tuổi thiếu niên trẻ bắt đầu phát triển các loại tư duy một cách có hệthống và mạnh mẽ: tư duy lý luận, tư duy phân tích, tư duy hình thức bắt đầuphát triển từ lúc 11, 12 tuổi và được hoàn thiện vào lúc 17, 18 tuổi
Nhờ những điều này mà các em đã bắt đầu biết suy luận, phán đoán vấn
đề một cách lôgíc, chặt chẽ… Sự phát triển về nhận thức và phát triển trí tuệcủa thiếu niên không đồng đều Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nàynhưng có lẽ tính chất của hoạt động học tập và các hoạt động khác ở lứa tuổinày khá phức tạp, hay do những sai sót trong phương pháp học tập của họcsinh Mặt khác từ đây sẽ ảnh hưởng đến những phẩm chất đạo đức và phẩm
Trang 30chất ý chí của tuổi thiếu niên Ví dụ như các em dễ dàng nhầm lẫn giữa tínhkiên trì với bảo thủ, cố chấp, giữa tính anh hùng, dũng cảm, can đảm với tínhliều mạng, hay nhầm lẫn giữa tính độc lập, có bản lĩnh với tính ngang bướng,ngang ngược, … Có thể thấy rằng ở lứa tuổi này khi nhìn nhận hay đánh giámột sự việc, các em thường chú ý đến hình thức bên ngoài mà thường quên đicái bản chất bên trong Ví dụ khi bắt chước một ai đó thay vì học hỏi những cáihay, cái đẹp của người khác thì các em lại bê nguyên si người đó vào trongchính con người mình từ đó dẫn đến những trào lưu “rập khuôn’…[9, tr.79-83]
1.3.1.3 Đặc điểm giao tiếp của thiếu niên
Khi con người tham gia vào các hoạt động xã hội thì giao tiếp là điềukiện tất yếu của mọi hình thức hoạt động xã hội và cá nhân của con người Sựliên hệ với bạn cùng giới và khác giới trong thời niên thiếu mở đầu cho cuộcsống trưởng thành ngoài xã hội Chính sự giao tiếp với bạn đã đem lại chothiếu niên sự thỏa mãn nhiều hơn, trở nên cần thiết hơn và cò thể giữ vai tròchủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách Ở thiếu niên, giao tiếpvới người lớn không hoàn toàn thay thế giao tiếp với bạn cùng tuổi, đặc biệtvới các bạn trong cùng nhóm, lớp, cùng trường Quan hệ của thiếu niên vớicác bạn cùng lớp phức tạp hơn, đa dạng hơn và có nội dung sâu sắc hơn so vớihọc sinh nhỏ Chính trong thời kì thiếu niên diễn ra sự hình thành những quan
hệ khác nhau về mức độ gần gũi, mà các em phân biệt rõ rệt: là bạn học, làbạn thân, là bạn riêng Tình bạn là một dạng quan trọng nhất của sự gắn bóxúc cảm và quan hệ liên nhân cách ở lứa tuổi này Sự biến đổi quan trọng nhấttrong tâm lí tình bạn của tuổi quá độ là sự phát triển chiều sâu, mức độ thânthiết trong tình bạn ở các em Sự giao tiếp của các em đã vượt ra ngoài phạm
vi học tập, phạm vi nhà trường, mà còn mở rộng trong những hứng thú mới,những việc làm mới, những quan hệ mới trong đời sống của các em, các em cónhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè vì: Một mặt, các em rất khao khát được
Trang 31giao tiếp và cùng hoạt động chung với nhau, các em có nguyện vọng đượcsống trong tập thể, có những bạn bè thân thiết tin cậy Mặt khác, cũng biểuhiện nguyện vọng không kém phần quan trọng là được bạn bè công nhận, thừanhận, tôn trọng mình [10, tr.48-50]
Các em mong muốn hạn chế quyền hạn của người lớn, mở rộng quyềnhạn của mình; Các em mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá,tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em Mong muốn được người lớnhiểu về sự trưởng thành của mình Nguyện vọng muốn được tin tưởng và độclập hơn, muốn được quyền bình đẳng nhất định với người lớn có thể thúc đẩycác em tích cực hoạt động, chấp nhận những yêu cầu đạo đức của người lớn vàphương thức hành vi trong thế giới người lớn, khiến các em xứng đáng với vịtrí xã hội tích cực Nhưng mặt khác nguyện vọng này cũng có thể khiến các
em chống cự, không phục tùng những yêu cầu của người lớn [11, tr.26]
Có những nguyên nhân nhất định khiến thiếu niên có cảm giác về sựtrưởng thành của bản thân: Các em thấy được sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể
và sức lực của mình; các em thấy tầm hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo của mình được
mở rộng; thiếu niên tham gia nhiều hơn vào cuộc sống xã hội, cuộc sống củangười lớn Tính tự lập khiến các em thấy mình giống người lớn ở nhiều điểm…
Xu thế cường điệu hóa ý nghĩa của những thay đổi của bản thân, khiến cho các
em có nhu cầu tham gia vào đời sống của người lớn, trong khi đó kinh nghiệmcủa các em chưa tương xứng với nhu cầu đó Đây là một mâu thuẫn trong sựphát triển nhân cách thiếu niên
1.3.1.4 Đặc điểm nhân cách
Nhân cách của lứa tuổi này có những sự biến đổi đáng kể Các em đangtrong quá trình hình thành những vấn đề lớn của nhân cách như: ý thức, tự ýthức… Thiếu niên đã có thể tự ý thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách
và khả năng của mình Mức độ tự ý thức của các em cũng có sự khác nhau
Trang 32Ban đầu các em còn dựa vào đánh giá của những người gần gũi và có uy tínvới mình Nhưng khả năng tự đánh giá của thiếu niên còn hạn chế, chưa đủkhách quan… Từ đây sẽ nảy sinh những xung đột không cần thiết giữa các emvới chính mính, với nhóm bạn bè và đặc biệt là người lớn [12, tr.55-58]
Xét về mặt xã hội, trẻ vị thành niên hiểu biết môi trường xã hội rộng lớn hơnnhiều ngôi nhà nơi các em sống, hàng xóm láng giềng, ngôi trường các emhọc Ở tuổi này, con người đang hình thành những hứng thú và thay đổi mới,
có xu hướng tư tưởng hoá, vị tha, quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển các
kỹ năng nói, cách ứng xử mới, tác phong đĩnh đạc để đối diện với môi trường
xã hội ngày một mở rộng (phát triển mạnh mẽ cá tính và xã hội hoá) Về sựhình thành tình cảm, đời sống tình cảm của thiếu niên phong phú, đa dạng vàphức tạp hơn so với lứa tuổi trước đó Tình cảm của học sinh trung học cơ sởsâu sắc và phức tạp hơn các em học sinh tiểu học Rõ ràng, cách biểu hiện xúccảm của thiếu niên mang tính chất độc đáo Đó là tính bồng bột, sôi nổi dễ bịkích động và dễ thay đổi và quý nhau [1, tr.37] Có lẽ đây cũng chỉ mới là sựbắt đầu của tình yêu nhưng với lứa tuổi thiếu niên thì đó là những cảm giácnhẹ nhàng, thú vị Nó có thể được bắt đầu bằng những cảm giác thẹn thùng, e
ấp, bối rối … hay thậm chí đó còn là những phút giây “ngớ ngẩn” khi chạmphải người bạn mà các em thích Nhưng có lẽ những cảm giác này sẽ đượcthay thế bằng những hoạt động sôi nổi, những cung bậc của sự yêu thươngtrong sáng và chúng sẽ mãi là những kỹ niệm đẹp trong lòng mỗi em Trongtình bạn khác giới các em vừa hồn nhiên, vô tư nhưng lại vừa có vẻ “thậntrọng”, “kín đáo”…Nhìn chung, những xúc cảm của các em là trong sáng, làđộng lực thúc đẩy các em tự hoàn thiện mình Nhưng không phải tất cả thiếuniên đều có những rung cảm như vậy Một số em bị cuốn hút vào con đường
“yêu đương” Nhiều khi các em cũng không hiểu rõ tình cảm của mình và cóảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập nói riêng và cuộc sống của các em nóichung Tóm lại, giai đoạn phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi này có một ý nghĩa
Trang 33vô cùng quan trọng Sự phát triển tâm lí của thiếu niên có chịu ảnh hưởng củathời kỳ phát dục Nhưng cái ảnh hưởng quyết định nhất đối với sự phát triểntâm lý chính là những mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là những mối quan hệgiữa thiếu niên và người lớn
Có thể nói, sự phát triển nhân cách của học sinh THCS là giai đoạn rấtquan trọng, là giai đoạn chuyển đổi từ trẻ em sang người lớn với Đặc điểmtâm sinh lý của học sinh THCS là điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục KNScho các em hiệu quả
1.3.2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thể hiệnmục tiêu giáo dục phổ thông theo yêu cầu mới gắn 4 trụ cột thời đại mới: Học
- Có kĩ năng làm chủ bản thân, biết xử lí linh hoạt trong các tình huốnggiao tiếp hằng ngày thể hiện lối sống có đạo đức, có văn hoá; có kĩ năng tựbảo vệ mình trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống
an toàn và lành mạnh của bản thân; rèn luyện lối sống có trách nhiệm với bảnthân, bè bạn, gia đình và cộng đồng
- Học sinh có nhu cầu rèn luyện kĩ năng sống trong cuộc sống hằngngày; yêu thích lối sống lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu
Trang 34hiện thiếu lành mạnh; tích cực, tự tin tham gia các hoạt động để rèn luyện kĩnăng sống và thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình.
1.3.3 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Để giáo dục KNS cho học sinh THCS đạt hiệu quả cao cần phải chú ýcác nguyên tắc sau đây:
1.3.3.1 Nguyên tắc tương tác
Kĩ năng sống không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tựđọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác Việcnghe giảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp học sinh thay đổi nhận thức về một vấn đềnào đó Nhiều kĩ năng sống được hình thành trong quá trình học sinh tương tácvới bạn cùng học và những người xung quanh (kĩ năng thương lượng, kĩ nănggiải quyết vấn đề ) thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hộitrong nhà trường Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác, học sinh
có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, đượcđánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo mộtcách nhìn nhận khác Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương táccao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục kĩ năng sống hiệu quả
1.3.3.2 Nguyên tắc tiến trình
Giáo dục kĩ năng sống không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai"
mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành
vi Đây là một quá trình mà mọi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trìnhmới Do đó, nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chutrình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vihoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ
1.3.3.3 Nguyên tắc thời gian - Môi trường giáo dục
Giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiệncàng sớm càng tốt đối với trẻ em Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo
cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống “thực"
Trang 35trong cuộc sống.
Giáo dục kĩ năng sống được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường
và cộng đồng Người tổ chức giáo dục kĩ năng sống có thể là bố mẹ, là thầy cô,
là bạn cùng học hay các thành viên cộng đồng Trong nhà trường phổ thông,giáo dục kĩ năng sống được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động laođộng, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và cáchoạt động giáo dục khác
1.3.3.4 Nguyên tắc trải nghiệm
Qua các tình huống thực tế được trải nghiệm con người sẽ được hìnhthành KNS Học sinh chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ khôngchỉ nói về việc đó Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trongcác tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩnăng phù hợp với điều kiện thực tế
Giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài
giờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và
biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác
1.3.3.5 Nguyên tắc thay đổi hành vi
Giúp người học thay đổi được hành vi theo hướng tích cực đó chính làmục đích của việc giáo dục KNS Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy người họcthay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình Thayđổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn,không đồng thời, có thời điểm người học lại quay trờ lại những thái độ, hành
vi hoặc giá trị trước Do đó, các nhà giáo dục cần kiên trì chờ đợi và tổ chứccác hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạođộng lực cho học sinh điểu chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành
vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới.Giáo viên không nhất thiết phẳi luôn luôn tóm tắt bài “hộ" học sinh, mà cầntạo điểu kiện cho học sinh tự tóm tắt những ghi nhận cho bản thân sau mỗi giờ
Trang 36Dạy học nhóm giúp các em chủ động, phát huy được tính tích cực, tính
trách nhiệm; phát triển năng lực Thông qua phương pháp dạy học nhóm
sẽ rèn cho các em kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử.
1.3.4.2 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điền hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một tìnhhuống có thật hoặc chuyện hoặc trên băng hình Thông qua phương pháp nàygiúp học sinh rèn luyện được một số kỹ năng như: kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng nhận thức, kỹ năng ra quyết định…
1.3.4.3 Phương pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề /tình huống cụ thểthường gặp phải trong đời sống hằng ngày và xác định cách giải quyết, xử lívấn đề /tình huống đó một cách có hiệu quả
1.3.4.4 Phương pháp đóng vai
Phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử" một số cách ứng
xử nào đó trong một tình huống Đây là phuơng pháp nhằm giúp học sinh suynghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các
em vừa thực hiện hoặc quan sát được Thông qua phương pháp này học sinh rènđược kỹ năng ứng xử, kỹ năng bày tỏ thái độ của bản thân Phương pháp này
Trang 37khích lệ sự thay đổi thái đội hành vi của học sinh theo hướng tích cực
1.3.4.5 Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểumột vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làmthông qua một tình huống cụ thể Thông qua trò chơi giúp các em không chỉđược phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và còn hình thành nhiềuphẩm chất và hành vi tích cực Học sinh được lựa chọn kĩ năng ra quyết địnhlựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, hình thành năng lực quan sát, đượcrèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi, kỹ năng giao tiếp giữa học sinhvới học sinh, học sinh với giáo viên
1.3.4.6 Phương pháp dự án
Phương pháp dự án đây là một phương pháp mới là phương pháp trong
đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phù hợp và gắn với thực tiễn phải kết hợp được lí thuyết với thực hành Học sinh phải có tính tự lực cao,
từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án.Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm Kết quả dự án là những sản phẩmcủa các em học sinh Thông qua phương pháp rèn cho các em kỹ năng thuyếttrình, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng ứng xử…
1.3.5 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở là giáo dục những kĩnăng sống cổt lõi cần hình thành và phát triển ờ các em Đó là các kĩ năng sau:
1.3.5.1 Kĩ năng tự nhận thức:
Kĩ năng tự nhận thức là khả năng của con người nhận biết đúng đắnrằng mình là ai; sống trong hoàn cảnh nào; tình cảm, sở thích, thói quen, điểmmạnh, điểm yếu, của bản thân mình ra sao; vị trí của mình trong mối quan hệvới người khác như thế nào; luôn ý thức được mình đang làm gì hoặc mình cóthể thành công ờ những lĩnh vực nào
Tự nhận thức là một kĩ năng sống tốt cơ bản của con ngựời Nó giúp
Trang 38chúng ta ứng xử, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân;biết nhận ra điểm mạnh của mình để phát huy, điểm yếu của mình để khắcphục; biết điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của mình theo hướng tích cực Có
hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp, có thể điều chỉnh mục tiêu hoạt động và mục tiêu
cuộc sống cho phù hợp và khả thi
Kỹ năng này giúp học sinh: Biết nhận thức và thể hiện được bản thân
mình, đồng thời đánh giá được mặt tốt và chưa tốt của bản thân, học hỏinhững điểm tích cực của người khác để tiến bộ hơn
1.3.5.2 Kĩ năng giao tiếp:
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theohình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ có thể (điệu bộ, động tác, cử chỉ,nét mặt) một cách phù hợp
Kĩ năng này giúp học sinh:
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo tiếp trong cuộc sống hang ngày
- Có khả năng giao tiếp hiệu quả
- Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác, biết thông cảm và chia sẻ vớingười khác khi họ gặp khó khăn
1.3.5.3 Kĩ năng lắng nghe tích cực:
Kỹ năng lắng nghe tích cực là con người biết thể hiện sự tập được sựtrung và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của ngườikhác, biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đổi đáphợp lí trong quá trình giao tiếp
Kĩ năng này giúp học sinh:
Nhìn nhận là biết tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác, như
đó làm cho việc giao tiếp, thương lượng và hợp tác hiệu quả hơn Lắng nghetích cực cũng góp phần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hoà và xây dựng
Trang 391.3.5.4 Kĩ năng xác định giá trị:
Giá trị là những chuẩn mực của đạo đức, những chính kiến, thái độ vàthậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó Giá trị có thể là giá trị tinh thầnthuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, kinh tế hoặc giá trị có thể làvật chất Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng Khả năng con ngườihiểu rõ được những giá trị của bản thân mình đó chính là kỹ năng giá trị.Trong quá trình ra quyết định của mọi người thì kĩ năng xác định giá trị có ảnhhưởng trực tiếp
Kĩ năng này giúp học sinh:
Biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giátrị và niềm tin khác
Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo cácgiai đoạn trưởng thành của con người
1.3.5.5 Kĩ năng kiên định:
Kiên định là con người giữ vững được quan điểm, lập trường, tư tưởngmặc dù gặp khó khăn trở ngại không bị dao động Kiên định còn là khả năngtiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong nhữnghoàn cảnh cụ thể, dung hoà được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền,nhu cầu của người khác Kiên định khác với hiếu thắng người có kỹ năng kiênđịnh là người sống dám nghĩ, dám làm và có bản lĩnh
Kĩ năng này giúp học sinh:
Tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết địnhcủa bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xungquanh Ngược lại, nếu không có kĩ năng kiên định, con người sẽ bị mất tựchủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, luôn bị người khác điều khiển hoặc luôn cảmthấy tức giận và thất vọng Đề có kĩ năng kiên định, con người cần xác địnhđược các giá trị của bản thân, đồng thời phải kết hợp tốt với kĩ năng tự nhận
Trang 40thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin và kĩ năng giao tiếp.
1.3.5.6 Kĩ năng ra quyết định:
Trong cuộc sống hằng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tình
huống, những vấn đề cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn, đưa ra quyết
định hành động Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết địnhlựa chọn phương án tổi ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trongcuộc sống một cách kịp thời
Trong thực tế cuộc sống mọi cá nhân đều phải tự mình ra quyết địnhkhông nên trông chờ và phụ thuộc vào người khác Đôi khi cũng có thể thamkhảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định
Kĩ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp cho con người
có được sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lai thành công trong cuộc sống.Ngược lai, nếu không có kĩ năng ra quyết định, con người ta có thể có nhữngquyết định sai lầm hoặc chậm trễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mổi quan
hệ, đến công việc và tương lai cuộc sống của bản thân; đồng thời còn có thểlàm ảnh huờng đến gia đình, bạn bè và những người có liên quan
Kĩ năng này giúp học sinh:
Luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán, tư duy sang tạo, cân nhắc cái lợi,cái hại của từng vấn đề để từ đó có quyết định đúng đắn
Nắm được các bước ra quyết định và biết đánh giá quyết định đưa ra
1.3.5.7 Kĩ năng hợp tác:
Hợp tác là một nhóm người cùng chung sức làm việc, hỗ trợ và giúp đỡlẫn nhau trong một công việc hay một lĩnh vực nào đó Bên cạnh đó cá nhânbiết chia sẻ trách nhiệm với những thành viên khác trong nhóm
Kĩ năng này giúp học sinh:
Mỗi HS đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng Sự hợp tác hoạtđộng học tập giúp HS bổ sung cho nhau, hỗ trợ, tạo nên sức mạnh tinh thần và