Trong quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em học sinh sau khi học hai bài “Từ trái nghĩa”, “Từ đồng nghĩa” thì các em gặp khó khăn trong việc giải nghĩa từ hoặc tìm được các từ t
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài.
Người ta thường nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.Quả đúng như vậy, trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một vị tríđặc biệt quan trọng chiếm thời lượng nhiều nhất Bởi vì nó vừa là môn khoa học,vừa là môn công cụ giúp học sinh có kĩ năng lĩnh hội những kiến thức của cácmôn học khác Một trong những phân môn rèn cho học sinh kĩ năng nói viếtthành câu là môn học Luyện từ và câu Mạch kiến thức Luyện từ và câu được
mở rộng và nâng cao dần cho học sinh Tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5 Trong nộidung chương trình môn học Luyện từ và câu lớp 5 học sinh được học về các lớp
từ Đó là các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Mảngkiến thức này khá trừu tượng đối với học sinh Tài liệu tham khảo dành cho giáoviên và học sinh tiểu học về các lớp từ cúng ít Nội dung chương trình lại giảmtải đi một số bài (Như bài: "Dùng từ đồng âm để chơi chữ") nhưng thực tế sửdụng các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các văn cảnh, trong cách nói củangười Việt Nam lại nhiều Trong quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em
học sinh sau khi học hai bài “Từ trái nghĩa”, “Từ đồng nghĩa” thì các em gặp
khó khăn trong việc giải nghĩa từ hoặc tìm được các từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa
nhưng vận dụng đặt câu chưa tốt Hoặc sau khi học hai bài “Từ đồng âm”, “Từ nhiều nghĩa” thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng
âm và từ nhiều nghĩa mà mấu chốt là xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyểntrong từ nhiều nghĩa còn rất lúng túng, làm sai nhiều Vì vậy, dạy như thế nào đểhọc sinh hiểu và sử dụng đúng các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từnhiều nghĩa quả là không dễ Trăn trở về vấn đề này, qua những năm giảng dạylớp 5, bản thân tôi đã trao đổi cùng với đồng nghiệp, tổ chuyên môn trong nhàtrường tìm tòi và thử nghiệm một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 5 học tốtnhóm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Trong năm học 2016 – 2017 tôi đã nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm
về “Một số số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa” và áp dụng vào thực tế giảng dạy cho kết quả tốt Tuy các em đã bước đầu
biết phân biệt hiện tượng đồng âm với hiện tượng nhiều nghĩa nhưng việc giảinghĩã từ các em còn rất lúng túng Đồng thời việc phân biệt từ đồng nghĩa, từ tráinghĩa đối với học sinh là không khó khăn nhưng để tìm được từ đồng nghĩa, từtrái nghĩa và sử dụng phù hợp với văn cảnh thì không phải học sinh nào cũng làmđược Vì vậy trong năm học 2017 – 2018 này tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu về từđồng âm, từ nhiều nghĩa và mở rộng thêm nhóm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa qua
đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh lớp 5”.
2 Mục đích nghiên cứu.
Tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm hệ thống hóa nội dung, kiến thức về từđồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong chương trình Luyện
từ và câu lớp 5 Từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong giảng dạy từ đồng nghĩa,
từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Đặc biệt là xây dựng được hệ thốngbài tập khi giảng dạy nội dung này Qua đó góp nâng cao chất lượng dạy họcTiếng Việt trong nhà trường
Trang 23 Đối tượng nghiên cứu.
- Với đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về cách giải nghĩa từ; khái niệm từ đồngnghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; sự giống và khác nhau giữa từđồng nghĩa – từ trái nghĩa, từ đồng âm - từ nhiều nghĩa; các dạng bài tập về từđồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; sự xuất hiện của từ đồngnghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ;giá trị nghệ thuật khi sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiềunghĩa trong cảm thụ văn học
- Đối tượng học sinh tôi chọn dạy thực nghiệm là lớp 5B trường TH Bắc Sơn
4 Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp chủyếu sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
5 Những điểm mới của sáng kiến.
Điểm mới của sáng kiến là mở rộng nghiên cứu thêm nhóm từ đồng nghĩa,trái nghĩa, một số kinh nghiệm khi dạy học sinh giải nghĩa từ, so sánh phân biệt
từ, hướng dẫn học sinh viết sổ tay chính tả và đặc biệt là xây dựng được hệ thốngbài tập thông qua các dạng bài
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thôngqua giao tiếp Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt giao tiếp bằng ngôn ngữ là công
cụ để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ Tiếng Việt
Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quyđịnh tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở Tiểu học Nếu như không có vốn từđầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp được Vì vậyviệc cung cấp kiến thức lý thuyết về từ cũng như kỹ năng nắm nghĩa, sử dụng từcho học sinh Tiểu học là rất quan trọng
a) Từ một nghĩa và nhiều nghĩa
Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấychỉ có một nghĩa Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiềukhái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa
Để học sinh nhận biết thế nào là một nghĩa, thế nào là từ nhiều nghĩa Trướchết giáo viên có thể cho học sinh ví dụ để phân biệt từ có một nghĩa
Ví dụ 1: xe đạp : chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.
Ví dụ 2: Với từ “ăn’’:
- ăn cơm : Cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).
- ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.
- (da) ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.
- ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
- (tàu) ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
- (sông) ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.
Trang 3- (sơn) ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.
Như vậy, từ “ăn” là một từ nhiều nghĩa
b) Mối liên hệ ý nghĩa giữa nghĩa chuyển với nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa.Nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa là một hiện tượng độc đáocủa tiếng Việt, góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm mộtnét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác Trước hếtcần giới thiệu cho học sinh biết về nghĩa của từ
- Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa đen).
Nghĩa gốc là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu Nghĩa gốc không hoặc
ít phụ thuộc vào văn cảnh
- Ngoài ra một số từ còn có thêm các nghĩa khác Các nghĩa này có sau (nghĩa
chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa gốc
- Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văncảnh
- Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa gốc vànghĩa chuyển hoặc đang chuyển dần từ nghĩa gốc sang nghĩa chuyển
Theo tài liệu “Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” (Tácgiả Lê Hữu Tỉnh - Trần Mạnh Hưởng), Khái niệm nghĩa gốc - nghĩa chuyển củamột từ nhiều nghĩa được hiểu như sau:
+ Nghĩa gốc: Là nghĩa cơ bản, là nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ.
Trong từ điển, nghĩa gốc được nói đến đầu tiên
+ Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan
hệ mật thiết với nghĩa gốc Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩagốc
1 nghÜa gèc (nghÜa ®en)
Tõ cã mèi liªn hÖ víi nhau
1 hoÆc nhiÒu nghÜa chuyÓn (nghÜa bãng)
2 Thực trạng dạy và học đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trước khi áp dụng sáng kiến.
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, trong quá trình giảng dạy mảngkiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ở lớp 5tôi nhận thấy:
- Về phía giáo viên: Trong quá trình dạy học các bài này, mỗi giáo viênđều làm đúng vai trò người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tích cực lĩnh hộikiến thức Tuy nhiên, chưa thực sự chú trọng đến việc giải nghĩa từ cho học sinhhiểu, xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa Do đó, sau cácbài học học sinh chỉ nắm được kiến thức về nội dung học một cách tách bạch.Đôi khi giảng dạy nội dung này, giáo viên còn khó khăn khi lấy thêm một số ví
dụ cụ thể từ bên ngoài SGK để minh họa phân biệt từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
- Về phía học sinh: Học sinh chưa nắm chắc khái niệm, chưa hiểu đúngnghĩa biểu đạt của từ nên tìm sai một số từ trái nghĩa, hay lẫn lộn hiện tượngđồng nghĩa và trái nghĩa, tìm và sử dụng từ đặt câu chưa phù hợp văn cảnh, tìm
Trang 4hiểu giá trị nghệ thuật khi sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từnhiều nghĩa thì đa số học sinh còn lúng túng
Điều này thể hiện qua chất lượng KTĐK giữa học kì 1 môn Tiếng Việt củacác lớp 5 trường TH Bắc Sơn năm học 2017-2018 khi chưa áp dụng sáng kiếnnhư sau:
Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Số lượng Tỉ lệ Só lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
3 Các kinh nghiệm dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
3.1 Dạy học sinh nắm vững khái niệm về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Trước hết, để học sinh học tốt mảng kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từđồng âm và từ nhiều nghĩa thì phải dạy cho các em nắm vững khái niệm thế nào
là "Từ đồng nghĩa", "Từ trái nghĩa", "Từ đồng âm" và "Từ nhiều nghĩa" Cụ thể:
a)Từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần
giống nhau (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1 - trang 8)
Ví dụ: Siêng năng, chăm chỉ, cần cù,
Có hai trường hợp đồng nghĩa:
- Đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có thể thay thế cho nhau trong mọi ngữcảnh (Không có sự phân biệt về sắc thái)
Ví dụ: xe lửa - tàu lửa, ba - bố, mẹ - má, heo – lợn,
- Đồng nghĩa không hoàn toàn: Là những từ không phải lúc nào cũng sử dụngthay thế trong mọi ngữ cảnh được mà khi sử dụng phải cân nhắc để lựa chọn chođúng (Khác nhau về sắc thái biểu cảm) Thường có hai trường hợp khác nhau:
+ Biểu thị cách thức, hành động, tính chất khác nhau
Ví dụ: - mang, khiêng, vác
- rộng, rộng rãi, bao la, mênh mông,
+ Biểu thị những thái độ tình cảm khác nhau đối với người đối thoạihoặc điều được nói đến
Ví dụ: - ăn, xơi, chén, (xơi: lịch sự, trang trọng; ăn: mang sắc tháibình thường; chén: thân mật, suồng sã)
b)Từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau (SGK
Tiếng Việt 5 - tập 1 - trang 9)
Ví dụ: cao – thấp, phải – trái, ngày – đêm
- Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật,
sự việc, hoạt động, trạng thái,… đối lập nhau
Trang 5Ví dụ: -Việc nhỏ nghĩa lớn.
- Đi ngược về xuôi
- Khi dạy về từ trái nghĩa, trong SGK chỉ giới thiệu chung chung Nhưng giáoviên cần nắm được từ trái nghĩa cũng có hai loại:
+ Trái nghĩa hoàn toàn: Sử dụng trong mọi văn cảnh lúc nào nó cũng tráinghĩa với nhau
Ví dụ: cao – thấp; béo – gầy; lên – xuống, …
+ Trái nghĩa không hoàn toàn: Không phải lúc nào nó cũng trái nghĩa vớinhau mà chỉ trong một ngữ cảnh nào đó nó mới trái nghĩa với nhau
Ví dụ: - Đầu voi đuôi chuột
- Mẹ cú con tiên
Đi ra ngoài ngữ cảnh của hai câu thành ngữ này thì chưa chắc các từ voi – chuột,
cú – tiên đã trái nghĩa với nhau
c)Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về
nghĩa (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1 - trang 51)
Ví dụ: hòn đá – đá bóng
- Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặccâu văn cụ thể Đặc biệt đối với học sinh giỏi, giáo viên cần giới thiệu phươngthức dùng từ đồng âm để chơi chữ là phương thức dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ýtạo ra nhiều bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe,… Hiểu được biện phápchơi chữ trong từ đồng âm, học sinh sẽ vận dụng vào viết văn hay hơn
Ví dụ: Một nghề cho chín1 còn hơn chín2 nghề
- chín1 : chỉ sự thành công
- chín2: chỉ số tự nhiên đứng liền trước số 10
Khi dạy cần lưu ý cho học sinh những trường hợp những từ phát âm giống nhaunhưng viết khác nhau cũng là từ đồng âm
Ví dụ: dữ (hung dữ) – giữ (giữ trẻ)
dày (dày mỏng) – giày (giày dép)
d) Từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số
nghĩa chuyển Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ vớinhau (SGK Tiếng Việt 5 - Tập 1 - Trang 67)
Ví dụ: Tôi đi sang nhà hàng xóm.
Trong ví dụ này từ đi có nghĩa là chỉ (người) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, không kể bằng cái gì Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa gốc
(hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác) Nhưng nó vẫn cómối quan hệ với nghĩa gốc (di chuyển từ nơi này đến nơi khác )
- Trong Tiếng Việt, một từ có thể có một nghĩa gốc nhưng nhiều nghĩa chuyển
+ Nghĩa gốc: Nghĩa chính vốn có của từ
+ Nghĩa chuyển: Nghĩa suy rộng ra từ nghĩa gốc
Trong hai nghĩa của từ, nếu nghĩa nào cụ thể hơn (tức là với nghĩa này, từ chỉ cóhiện tượng trực quan cảm tính) thì đó là nghĩa gốc Nghĩa nào có tính chất trừutượng hơn (chỉ hiện tượng trừu tượng thuộc nhận thức lý tính), thì đó là nghĩachuyển
Ví dụ: Nghĩa của từ “chín” khi nói về quả, hạt hoặc hoa là nghĩa chính, còn khinói về sự suy nghĩ của con người thì đó là nghĩa chuyển
Trang 6Hoặc trong hai ý nghĩa của một từ, nghĩa nào nói đến bản thân con người, độngvật hoặc nói về các hành động, tính chất của con người thì thường là nghĩa cótrước (nghĩa gốc) còn nghĩa nói về các hiện tượng khác còn lại thường là nghĩachuyển Người ta thường chuyển nghĩa của từ so với nghĩa gốc bằng cách thêmhoặc bớt nét nghĩa.
Ví dụ: “răng” trong răng người, răng chuột là nghĩa chính
“răng” trong răng bừa, răng cào là nghĩa chuyển
3.2 Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ.
Đẻ học sinh làm tốt các bài tập về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa thì trước hết cần hướng dẫn cho các em hiểu nghĩa của từ Muốnlàm được điều đó, mỗi thầy cô giáo phải là những người “chắt chiu” cho học sinhkiến thức về nghĩa của từ qua từng bài học thông qua một số biện pháp sau:
a) Giải nghĩa từ bằng trực quan
- Giải nghĩa từ bằng trực quan là biện pháp đưa ra các vật thật, tranh ảnh, sơ đồ
…để giải nghĩa từ Những hình ảnh cảm tính, những biểu tượng của học sinh vềthế giới xung quanh là một tổ hợp cần thiết cho bất kì việc dạy học nào
Ví dụ1: Khi dạy nhóm từ đồng nghĩa: mang, khiêng, vác … giáo viên có thể sửdụng hình ảnh trực quan bằng hành động cụ thể hoặc sử dụng tranh ảnh minh họacho 3 hành động này
Ví dụ 2: Hãy nhìn vào tranh và chỉ xem đâu là “đỉnh núi, chân núi, sườn núi”.-Trực quan chiếm vị trí quan trọng trong giải nghĩa từ ở Tiểu học vì nó giúp họcsinh hiểu nghĩa của từ một cách dễ dàng Nhưng cách giải nghĩa này đòi hỏi giáoviên phải chuẩn bị khá công phu và không thể dùng để giải thích những từ trừutượng
b) Giải nghĩa từ bằng chiết tự
- Giải nghĩa từ bằng chiết tự nghĩa là phân tích các từ thành các từ tố (tiếng).Biện pháp giải nghĩa từ này thường được sử dụng trong khi dạy các từ Hán Việt
- Khi giải nghĩa các từ gốc Hán, giáo viên nên tách thành từng yếu tố để giảinghĩa rồi hợp nghĩa các yếu tố đó lại
Ví dụ: Tổ quốc (Tổ: ông cha ta từ xa xưa; quốc: nước, đất nước) nên “Tổ quốc”
là từ ghép gốc Hán có nghĩa là đất nước
c) Giải nghĩa từ bằng từ điển
- Đây là biện pháp giải nghĩa từ phổ biến nhất, là biện pháp giải nghĩa làm cơ sởcho rất nhiều bài tập giải nghĩa khác nhau Giải nghĩa từ bằng từ điển tức là giáoviên hoặc học sinh nêu nội dung nghĩa của từ bằng một định nghĩa
Ví dụ : - gan dạ: (chống chọi) kiên cường không lùi bước
- gan góc: gan đến mức trơ ra không còn biết sợ là gì
- gan lì: không sợ nguy hiểm
d) Giải nghĩa từ bằng đối chiếu,so sánh
Ví dụ: Giải nghĩa từ “đồi” bằng cách so sánh “đồi” với “núi”, “đồi thấp hơn núi,sườn thoai thoải hơn”
- Giải nghiã từ “sách” với “vở” bằng cách so sánh đối chiếu chúng với nhau:
“sách” có chữ in dùng để đọc; “vở” là tập giấy trắng đóng lại dùng để viết
e) Giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa.
Trang 7- Để giúp học sinh hiểu nghĩa của từ ta có thể sử dụng cách tìm từ đồng nghĩa,gần nghĩa, trái nghĩa
Ví dụ: -“siêng năng” là “cần cù, chăm chỉ”(dùng từ đồng nghĩa)
- “xinh đẹp” là “xinh xắn, xinh tươi, duyên dáng” (dùng từ đồng nghĩa) -“ngăn nắp” là không “lộn xộn”(dùng từ trái nghĩa)
- “lười biếng” là không “siêng năng, chăm chỉ”(dùng từ trái nghĩa)
g) Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh
- Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh là để cho từ xuất hiện trong một nhóm từ, một câu,một bài để làm rõ nghĩa của từ Giáo viên không cần giải thích, nghĩa của từ đượcbộc lộ như ngữ cảnh
Ví dụ: Để giúp học sinh hiểu nghĩa của từ “nhỏ nhoi” gần nghĩa với từ “nhỏ bé”,giáo viên đưa ra bài tập :
Có thể thay từ “nhỏ nhoi’’ trong câu : “Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi
bình thường.” bằng từ nào dưới đây:
A nhỏ nhắn B nhỏ xinh C nhỏ bé
Học sinh dễ dàng chọn được từ thay thế là từ nhỏ bé.
3.3 So sánh từ đồng nghĩa - từ trái nghĩa, từ đồng âm - từ nhiều nghĩa:
Khi học sinh đã được học và nắm vứng khái niệm từ đồng âm và từ nhiềunghia, tôi bắt đầu yêu cầu học sinh kẻ bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa
từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trên hai phương diện
âm và nghĩa
1 Từ đồng nghĩa Khác nhau Có nghĩa giống nhau (đồng nghĩa hoàn
toàn) hoặc gần giống nhau (đồng nghĩakhông hoàn toàn)
2 Từ trái nghĩa Khác nhau Có nghĩa trái ngược nhau
3 Từ đồng âm Giống nhau Có nghĩa khác hẳn nhau
4 Từ nhiều nghĩa Giống nhau Có một nghĩa gốc và một hay một số
nghĩa chuyển Các nghĩa này có mối liên
hệ với nhau
Từ bảng tổng hợp trên ta thấy:
a ) So sánh từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa :
- Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ từ đồng nghĩa được dùng để chỉ những từ cóhình thức ngữ âm khác nhau nhưng có chung với nhau ít nhất một nét nghĩa
Ví dụ: Các từ “lành, nguyên, nguyên vẹn” là từ đồng nghĩa vì có chung một nétnghĩa “chỉ tình trạng còn nguyên”; các từ “lành, hiền, hiền lành, hiền hậu, hiềntừ” là từ đồng nghĩa vì có chung nét nghĩa “chỉ đặc trưng phẩm chất không làmhại tới ai”
Qua ví dụ này, có thể thấy một từ đa nghĩa như lành có thể thuộc vào nhiều nhómđồng nghĩa khác nhau, tuỳ theo nghĩa cụ thể của nó
- Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ từ trái nghĩa được dùng để chỉ những từ cónghĩa đối lập nhau Xét theo một phạm trù nhất định Chẳng hạn, các từ cao –thấp (đối lập về kích thước theo phương thẳng đứng); ngắn – dài (đối lập về kíchthước theo phương nằm ngang); ít – nhiều (đối lập về lượng); là những từ trái
Trang 8nghĩa Do tính đa nghĩa của từ một từ có thể thuộc vào nhiều nhóm trái nghĩakhác nhau.
Ví dụ: xét từ “lành” nếu nói về tính cách thì trái nghĩa với “ác dữ, hung ác, tànác” còn về trạng thái của vật thì trái nghĩa với “rách, sứt, mẻ, vỡ”
Do vậy để phân biệt từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa giáo viên cần hướng dẫn họcsinh dựa theo khái niệm nhằm phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh Tiềuhọc
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
b)So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều được hình thành từ quy luật tiết kiệm củangôn ngữ, dùng ít ký hiệu nhưng biểu đạt được nhiều Tuy nhiên chúng là hai lớp
từ khác nhau
- Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng có nghĩa hoàntoàn khác biệt nhau, thường khác nhau về từ loại
Ví dụ: - bò trong “kiến bò” chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền
bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn, là động từ
- bò trong “con bò” chỉ động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thường có màu
vàng, được nuôi để lấy sức kéo, thịt, sữa, là danh từ
Từ đồng âm hình thành do nhiều cơ chế: do trùng hợp ngẫu nhiên, do từ vaymượn hoặc rút gọn trùng với từ sẵn có
- Từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa Từ nhiều nghĩa hình thành do
cơ chế chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ, luôn cùng từ loại
Ví dụ: Ngôi nhà1 vừa mới xây xong
Cà nhà2 vui vẻ trò chuyện
nhà 1: chỉ nơi ở, là danh từ
nhà 2: Chỉ những người sống trong nơi ở đó, là danh từ
3.4 Hướng dẫn học sinh làm sổ tay Tiếng Việt
- Viết sổ tay Tiếng Việt là một thói quen tốt, tích lũy được vốn từ giúp học sinh
có thêm cẩm nang trong nói và viết văn Đồng thời tạo được niềm say mê, hứngthú cho các em yêu thích môn Tiếng Việt, góp phần giữ gìn sự trong sáng củaTiếng Việt
- Sau mỗi bài học lí thuyết về đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiềunghĩa, tôi đều yêu cầu học sinh chép nội dung ghi nhớ vào Sổ tay Tiếng Việt vàhọc thuộc
- Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từnhiều nghĩa tôi luôn yêu cầu học sinh ghi vào sổ tay những ví dụ hay, điển hình
để khắc sâu hơn kiến thức về các loại từ này
3.5 Xây dựng hệ thống các bài tập về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng
âm, từ nhiều nghĩa
Dạng 1: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa
Bài 1: Từ chao trong câu “Chốc chốc đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng
hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” đồng nghĩa với từ nào?
A vỗ B đập C nghiêng
Trang 9Hướng dẫn: Cho học sinh giải nghĩa từ: vỗ, đập, nghiêng để chọn ra đáp án phù hợp nhất là C
Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ: vô dụng
Hướng dẫn: cho học sinh giải nghĩa từ vô dụng (không dùng vào được việc gì, không có tác dụng đối với cuộc sống) sau đó tìm từ đồng nghĩa với nó như: vô
bổ, vô ích, vô tích sự
Bài 3: Tìm những từ đồng nghĩa với từ in đậm trong từng câu dưới đây:
a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi.
b) Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình c) Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.
Hướng dẫn: a) Trước hết hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ làng theo từ điển
(khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị hành chính có đời sống riêng về nhiều mặt) Sau đó tìm từ đồng nghĩa với từ làng: làng mạc, làng xóm, xã, thôn,
ấp, buôn, bản,
b) chăm sóc, coi sóc, trông nom, chăm chút, chăm lo, săn sóc,
c) nhỏ bé, bé bỏng, bé con, bé dại, bé xíu, nhỏ con, nhỏ nhắn, nhỏ xíu, tí xíu,
Bài 4:Tìm từ đồng nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống trong các trường hợp sau: - Da bánh mật - Người gầy gò
- Bầu trời - Cặp mắt
- Nước cống - Mái tóc dài
- Mặt mũi
Hướng dẫn: Với dạng bài tập này giáo viên cần lưu ý học sinh đây là trường hợp đồng nghĩa không hoàn toàn (khác nhau về tính chất) học sinh cần tìm hiểu nghĩa của từ và câu văn cần điền cho phù hợp với từng ngữ cảnh: - Da bánh mật đen giòn - Người gầy gò đen nhẻm - Bầu trời đen kịt - Cặp mắt đen láy
- Nước cống đen ngòm - Mái tóc dài đen nhánh - Mặt mũi đen sì Bài 5: a) Tìm các cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau: Trong như tiếng hạc bay qua Đục như nước suối mới sa nửa vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
(Nguyễn Du) b) Từ sa trong đoạn thơ trên đồng nghĩa với những từ nào? Hướng dẫn: a) Tước hết hướng dẫn học sinh giải nghĩa để hiểu từ Ví dụ: khoan là không dồn dập; mau là nhịp độ dồn dập; thoảng là nhẹ còn sầm sập là mạnh, tỏ là rõ, sáng còn mờ là nhạt nhòa, không rõ Sau đó tìm những cặp từ trái nghĩa: trong – đục ; khoan – mau; thoảng – sầm sập ; tỏ - mờ ; b) Giải nghĩa từ sa: tức là mới xuống, mới chảy được nửa vời Từ đồng nghĩa với từ sa là: xuống, chảy, đổ
Bài 6: Tìm từ trái nghĩa với từ: hồi hộp, vắng lặng
Trang 10Hướng dẫn: Trước hết hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ: hồi hộp, vắng lặng Sau
đó, tìm từ trái nghĩa với chúng: hồi hộp – bình tĩnh ; vắng lặng – nhộn nhịp, tấpnập, sôi động , tấp nập, đông vui, ồn ào
Bài 7: a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, hiền lành, siêng năng
b) Ở mỗi từ trong từng cặp từ trái nghĩa trên, hãy tìm các từ đồng nghĩa.Hướng dẫn: a) Trước hết, với mỗi từ cho sẵn, tìm một từ trái nghĩa:
- thật thà / dối trá
- hiền lành / độc ác
- siêng năng / lười biếng
b) Sau đó, tìm các từ đồng nghĩa cho từng từ trong mỗi cặp từ trái nghĩa nói trên
- thật thà, chân thật, thành thật, chân thực, thành thực, / dối trá, giả dối,gian dối, gian giảo, xảo trá,
- hiền lành, hiền, hiền hậu, hiền hòa, lành, / ác, độc ác, tàn ác, hung ác,
ác nghiệt, giữ, hung dữ, hung tợn,
- siêng năng, chăm, chăm chỉ, chịu khó, cần cù, cần mẫn, chuyên cần,siêng / lười, lười biếng, lười nhác, chây lười,
Bài 8: Tìm từ đồng âm và giải nghĩa cho từ đồng âm đó:
a Đặt sách lên bàn
b Trong hiệp hai, Rô-nan-đi-nhô ghi được một bàn
c Cứ thế mà làm, không cần bàn nữa
Hướng dẫn: Từ đồng âm: bàn
- bàn1(câu a): Đồ dùng có mặt phẳng, có chân, dùng để làm việc
- bàn2(câu b): Lần tính được thua (trong môn bóng đá)
- bàn3(câu c): Trao đổi ý kiến
Bài 9: Giải nghĩa của từ “đi” trong những câu sau và cho biết từ “đi” nào mangnghĩa gốc, từ “đi” nào mang nghĩa chuyển:
a Nó đi còn tôi chạy
b Tuấn ốm nặng đã đi hôm qua rồi
c Ca nô đi nhanh hơn thuyền
d Tôi đi con tốt (chơi cờ)
Hướng dẫn:
a) đi: Hoạt động dời chỗ bằng chân, cách thức tốc độ bình thường hai bàn chânkhông đồng thời nhấc khỏi mặt đất
b) đi: chết, qua đời
c) đi (phương tiện vận tải) di chuyển trên sông biển,…
d) đi: chuyển vị trí quân cờ để tạo ra thế cờ mới
Từ đi ở câu a mang nghĩa gốc, từ đi ở câu b, c, d mang nghĩa chuyển
Với dạng bài tập này học sinh cần nắm vững cách giải nghĩa từ, phải có sổ tayTiếng Việt, Từ điển Tiếng Việt,… Qua đó giáo viên cần khắc sâu cho học sinhkiến thức: Trong Tiếng Việt, một từ có một nghĩa gốc nhưng có rất nhiều nghĩachuyển…
Dạng 2: Phân biệt sắc thái nghĩa của từ đồng nghĩa
Bài 1: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in nghiêng) trong cácdòng thơ sau:
a.Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
Trang 11b.Tháng Tám mùa thu xanh thắm.
c Một vùng cỏ mọc xanh rì.
d Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc.
e Suối dài xanh biếc nương ngô.
Hướng dẫn: Trước hết hướng dẫn học sinhh nhận diện các từ đồng nghĩa đều chỉmàu xanh nhưng sắc thái nghĩa khác nhau trong từng văn cảnh:
- xanh ngắt: xanh một màu trên diện rộng
- xanh thắm: xanh tươi và đằm thắm
- xanh rì: xanh đậm và đều như màu cây cỏ rậm rạp
- xanh biếc: xanh lam đậm và tươi ánh lên
- xanh mướt: xanh tươi mỡ màng
Để giải nghĩa các Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: học sinh cần nắm các phươngpháp giải nghĩa từ, mỗi em cần có từ điển Tiếng Việt, sổ tay tích lũy văn học(tăng thêm hiểu biết về vốn từ…)
Bài 2: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in nghiêng) trong cácdòng thơ sau:
a) những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá b) Bông hoa huệ trắng muốt.
c) Hạt gạo trắng ngần.
d) Đàn cò trắng phau.
e) Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.
Hướng dẫn: Đây là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn khác nhau về sắc tháinghĩa nên sử dụng vào văn cảnh khác nhau
- trắng bệch: trắng nhợt nhạt (thường nói về khuôn mặt)
- trắng muốt: trắng mịn màng trông rất đẹp
- trắng ngần: trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ
- trắng phau: trắng đẹp và tự nhiên, không có vết bẩn
- trắng xóa: trắng đều trên diện rộng
Dạng 3: Sắp xếp nhóm từ đồng nghĩa
Bài 1: Xếp 12 từ sau thành 4 nhóm từ đồng nghĩa: chầm bập, vỗ về, chứa chan,ngập tràn, nồng nàn, thiết tha, mộc mạc, đơn sơ, đầy ắp, dỗ dành, giản dị, da diếtHướng dẫn: Trước hết hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ sau đó xếp vào 4 nhóm:
- Nhóm 1: chầm bập, vỗ về, dỗ dành,
- Nhóm 2: chứa chan, ngập tràn, đầy ắp
- Nhóm 3: nồng nàn, thiết tha, da diết
- Nhóm 4: mộc mạc, đơn so, giản dị
Bài 2: Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa: chết, hi sinh, tàuhỏa, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa,phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông
Đáp án: Trước hết hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ sau đó xếp vào 6 nhóm:
- Nhóm 1: chết, hi sinh, toi mạng, quy tiên
- Nhóm 2: tàu hỏa, xe hỏa, xe lửa
- Nhóm 3: máy bay, phi cơ, tàu bay
- Nhóm 4: ăn, xơi, ngốn, đớp
- Nhóm 5: nhỏ, bé, loắt choắt, bé bỏng
Trang 12- Nhóm 6: rộng, rộng rãi, bao la, bát ngát, mênh mông
Bài 3: Tìm thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩachung của từng nhóm:
a) chọn, lựa, …
b) diễn đạt, biểu đạt, …
c) đông đúc, tấp nập …
Hướng dẫn: Đối với từng trường hợp, trước hết tìm thêm các từ đồng nghĩa, sau
đó chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
a) chọn, lựa, lựa chọn, chọn lọc, kén, kén chọn, tuyển, tuyển chọn, lọc, sànglọc, …
Nghĩa chung: Tìm lấy cái đúng tiêu chuẩn trong nhiều vật cùng loại
b) diễn đạt, biểu đạt, biểu thị, diễn tả, bày tỏ, trình bày, giải bày, …
Nghĩa chung: Nói rõ ý kiến của mình bằng lời hoặc bằng chữ viết,
Bài 1: Trong các từ sau từ nào không cùng nhóm nghĩa?
A lạc quan B yêu đời C tốt đẹp D tin tưởng
Đáp án: Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ và tìm ra đáp án C
Bài 2: Gạch bỏ một từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa sau:
a) lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp lóa
A nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân dân
B nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu
C nhân quả, nhân tố, nhân chứng, nguyên nhân
Đáp án: A nhân đức B nhân vật C nhân chứng
- Khi dạy bài tập dạng này, sau khi chốt đáp án giáo viên cần mở rộng nghĩa củanhóm từ
Ví dụ: Trong dãy từ C nhân quả, nhân tố, nhân chứng, nguyên nhân
Từ “nhân chứng” có tiếng nhân không cùng nghĩa với những tiếng còn lại Các từ
“nhân quả, nhân tố, nguyên nhân” tiếng nhân có nghĩa là “cái sinh ra kết quả”
Dạng 5: Phân biệt hiện tượng đồng âm với hiện tượng nhiều nghĩa trong các văn cảnh cụ thể.
Trên cơ sở những dấu hiệu phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cáchnhận biết và mối liên hệ giữa nghĩa của từ nêu trên tôi hướng dẫn học sinh phát