1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản trị trước thử thách về năng lực quản trị vấn đề quản lý môi trường tại các làng nghề ở đồng bằng sông hồng (việt nam)

16 37 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Để cạnh tranh và giữ vị trí của mình trước quá trình ngoại thành hóa,các làng nghề ở ngoại ô Hà Nộiđã phải tăng năng lực sản xuất,và phát triển các chiến lược về không gian, gây nên nhữn

Trang 1

Quản trị trước thử thách về năng lực quản trị

Vấn đề quản lý môi trường tại các làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng (Việt Nam)

Duchère Yves1

Từ khoá:Làng nghề, quản lí môi trường, đô thị hóa, Đổi mới, các đơn vị hành

chính địa phương

Tóm tắt: Kể từ khi mở cửa kinh tế vào năm 1986, Việt Nam đã bước vào một thời

kì phát triển nhanh chóng thể hiện qua quá trình đô thị hóaở các thành phố Để cạnh tranh và giữ vị trí của mình trước quá trình ngoại thành hóa,các làng nghề ở ngoại ô Hà Nộiđã phải tăng năng lực sản xuất,và phát triển các chiến lược về không gian, gây nên những tác hại lớn đối với môi trường, mà chính quyền nhiềuđịa phương không có khả năng giải quyết

Về quản trị cho thấy các mối quan hệ quyền lực giữa chính quyền của thôn, với cơ cấu tổ chức đã tồn tại nhiều thế kỉ, và bộ máy Nhà nước phân cấp phải đối mặt với chính những mâu thuẫn của nó Đó là sự phát triển của quá trình chuyển đổi kinh

tế không phù hợp với sự cứng nhắc của hệ thống chính trị của một nền kinh tế quản lý tập trung bao cấp, trong khi từ hơn 20 năm nay, Việt Nam đã mở cửa cho

các thành phần kinh tế thị trường

Sự ô nhiễm của các làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng đã đạt đến những mức lịch

sử Theo Dang (2009), vào tháng 8 năm 2009, 90% số làng nghề của Việt Nam vượt quá các giới hạn ô nhiễm được pháp luật quy định Ngoài ra, tuổi thọ ở các làng nghề giảm 10 năm so với những nơi khác của Việt Nam2 Số lượng các khu vực sản xuất hàng hóa phục vụ đời sống hàng ngày không ngừng phát triển, đặc

biệt là từ khi Đổi mới 3 , các làng nghề đã tăng cường sản xuất nhằm đáp ứng yêu

cầu của thị trường quốc tế Nếu mức sống của người dân tại các làng nghề được cải thiện đáng kể thì tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trở thành một vấn đề cần quan tâm đặc biệt

Các làng nghề chủ yếu nằm ở các vùng ven đô4 Ở một số địa phương, hoạt động

2

3

4

Trang 2

nông nghiệp tại các làng nghề không được chú trọng, trong khi quá trình đô thị hóa đang dần mở rộng địa phận Tăng cường sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề này làm giảm sản lượng nông nghiệp và đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của con người

Tại sao những vấn đề về môi trường của các làng nghề lại cho thấy những mâu thuẫn của một đất nước đang trong quá trình phát triển? Sau khi trở lại xem xét một cách khái quát về nguồn gốc lịch sử của các làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng, chúng ta sẽ chứng minh được quá trình đô thị hóaở Hà Nội đe dọa đến sự tồn tại của các làng nghề Trong phần cuối cùng chúng ta sẽ quay lại bản chất của các mối quan hệ giữa Nhà nước và làng xã Việt Nam, và đặc biệt hơn là giữa xã và làng nghề

Có thể nói rằng, sự xuống cấp của môi trường và các chiến lược không gian xã hội khác nhau phản ánh sự đối lập giữa thôn và xã Đó thực sự là một đòi hỏi về năng lực quản trị

1 Các làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng: cao điểm sản xuất thủ công trong một không gian tập trung đông đúc dân cư

Từ nhiều thế kỷ các làng nghề5 đã cung cấp cho các thị trường ở thành thị và nông thôn những sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày Những khu vực này tạo ra nhiều việc làm và đạt một mức tăng trưởng mạnh mẽ trong sản xuất, đặc biệt là từ

khi tiến hành Đổi mới

1.1 Các làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng, với mật độ dân cư dày đặc, đạt 1.300 người/km² vào năm

2009, là một trong những vùng tập trung đông dân cư nhất Sản xuất lúa gạo là hoạt động chính của Đồng bằng sông Hồng: vào năm 2002 sản lượng gạo tại đây chiếm 19,6 % (6.685.300 tấn) tổng sản lượng gạo của cả nước, trên 16 % diện tích trồng lúa (1.196.700 hecta) (Fanchette, Đào Thế Anh, 2008) Bên cạnh sự năng động trong sản xuất nông nghiệp là phát triển các ngành nghề phụ như sản xuất

5

Trang 3

hàng thủ công Như

vậy, từ thế kỷ XI

(Langlet Quách Thanh

Tâm, 1993), các hoạt

động thủ công nghiệp

đã hỗ trợ thêm cho

những khoản thu nhập

thấp từ sản xuất nông

nghiệp

Pierre Gourou đã

thống kê được, vào

năm 1930 có gần 800

nghề tại Đồng bằng sông Hồng (Gourou, 1936), trong đó chủ yếu là các nghề đan lát, dệt hay mộc Vào năm 2004, Bộ NNPTNT (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) ước tính có 2.000 làng nghề tại Việt Nam6 Vào năm 2009, Bộ NNPTNN thống kê có 2.790 làng nghề Ngành thủ công được phát triển chủ yếu ở các thôn mà người nông dân có thời gian nông nhàn

Kể từ khi Đổi mới, hoạt động thủ công được hồi sinh Sự tan rã và sụp đổ của Liên

Xô, cùng với sự tụt hậu của mô hình hợp tác xã Việt Nam và sự chuyển đổi nền kinh tế thị trường, đã dẫn đến sự trở lại của các hoạt động tư nhân

Tốc độ tăng trưởng của sản xuất thủ công nghiệp ở nông thôn đạt 9 % /năm kể từ cuối những năm 1990, và sản lượng xuất khẩu vượt 600 triệu USD năm 2003 Khu vực tư nhân đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế nông thôn, nếu căn cứ vào

sự phân bổ nguồn tạo ra của cải mà sản xuất thủ công hộ gia đình quy mô nhỏ được đặt lên hàng đầu7

Như vậy Đổi mới là điểm khởi đầu của một quá trình chuyển đổi kép (Quertamp,

2009) kinh tế và đô thị Sự tái cơ cấu kinh tế xã hội và không gian của các vùng ven đô thể hiện sự chuyển đổi nhanh chóng từ một xã hội chủ yếu mang tính nông thôn sang một xã hội đô thị hơn8 Các xã ngoại vi của các đô thị trung tâm thực sự trở thành những nơi thử nghiệm cho quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội Đất đai của các xã này rất được quan tâm bởi nhiều dự án nhà ở và công nghiệp đang dần thay thế đất nông nghiệp mà các doanh nghiệp tư nhân, với sự hỗ trợ của Nhà nước, chiếm đoạt và đền bù với giá rẻ

6

7

8

Hình1.Vị trí các làng được nghiên cứu

Trang 4

1.2 Tổ chức theo cụm của các làng nghề

Các làng nghề thường được tổ chức theo cụm Cách thức tổ chức này có nguồn gốc xuất phát từ thể kỉ thứ XV, kéo theo một sự gần gũi (về mặt không gian và xã hội) giữa những tác nhân khác nhau tham gia vào sản xuất một mặt hàng cụ thể Đối với cùng một hoạt động, nhiều thôn tập trung lại và tổ chức trao đổi, hợp tác giữa các thôn Cách thức tổ chức công việc này cho phép linh hoạt trong sản xuất, thu hút nhiều nhân tố đi từ sản xuất hộ gia đình theo hợp đồng phụ trở thành doanh nghiệp chính thức

Các cụm có quy mô thay đổi, từ quy mô liên xã đến các mạng lưới quốc tế đảm bảo các hoạt động xuất khẩu Trong bài viết này, đề cập đến xã Đại Bái, xã Phong Khê với bốn thôn (Dương Ô, Đào Xá, Châm Khê và Ngô Khê) nằm tại tỉnh Bắc Ninh9, và xã La Phù thuộc Hà Nội Ba làng nghề này mỗi làng chuyên về một nghề: đúc đồng nhôm, sản xuất giấy, dệt, và sản xuất bánh,mứt, kẹo

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh, xã Phong Khê được coi là xã ô nhiễm nhất của tỉnh Bắc Ninh10 Trong khi xã Phong Khê, có 10.047 dân, nằm cách thành phố Bắc Ninh gần 5km, thì xã Đại Bái11có 8.810 dân vào năm 2010,và nằm sâu hơn bởi nó cách thành phố Bắc Ninh 30 km Tuy nhiên, hai địa bàn này có thể so sánh với nhau về cấu trúc tổ chức lao động, và đặc biệt là các ảnh hưởng tới môi trường mà họ gây ra

Xã La Phù đặt ra các vấn đề chủ yếu về đất đai Ở La Phù, có hai nghề chính là dệt

và sản xuất bánh kẹo, nhưng xã cũng là một thị trường bán buôn lớn thu hút nhiều thương nhân từ Hà Nội và những địa phương khác Sự tăng cường các hoạt động thủ công, giảm diện tích đất nông nghiệp và bố trí phát triển các dự án công nghiệp và/hoặc đô thị mới đặt ra câu hỏi về tương lai của các địa phương này và nghề thủ công của họ

2 Các hậu quả về không gian xã hội của quá trình đô thị hóa tại các làng nghề

Từ năm 1987, Nhà nước đưa ra một loạt các cải cách nhằm thúc đẩy kính tế khu vực ngoại thành bằng cách nâng tầm quan trọng của khu vực này, chính từ giai đoạn này mà quá trình đô thị hóa được công nhận và mong đợi như động lực kinh

tế của sự phát triển12 Trong những năm 90, các khu vực nông thôn bị thành thị

9

10

11

Trang 5

hóa Trong bối cảnh đó, các làng nghề cố gắng duy trì, đặc biệt bằng cách giảm các chi phí liên quan đến môi trường

2.1 Tổ chức lao động và các chiến lược không gian tại các làng nghề

Quá trình công nghiệp hóa cùng với sự phân đoạn và kéo dài các dây chuyền sản xuất giữa các thôn và trong các thôn Ở Phong Khê, nguyên liệu được lấy từ quá

trình tái chế giấy (hình 2), dây chuyền của những người thu gom rất dài, một số

thợ thủ công đầu tư vào máy móc để xử lí nguyên liệu trước khi bán lại cho những người khác, những người sẽ thực hiện công đoạn đầu tiên của quá trình xử lý nguyên liệu trước khi chuyển đến xưởng thực hiện công đoạn khác

Tại Đại Bái, từ công đoạn thu gom đến khi hoàn thiện sản phẩm, có khoảng mười khâu (thu thập, đúc, đổ thành tấm dày 1 - 2 cm, cắt, rèn bằng tay hoặc tự động, chế tạo và điều chỉnh các linh kiện, chi tiết rời, tẩy sạch gỉ bằng natri hidroxit, tái chế xỉ) Các loại khay, cồng chiềng, nồi được sản xuất như vậy tại Đại Bái

Việc cơ giới hóa sản xuất từ những năm 80 đã dẫn tới một sự thay đổi trong mối quan hệ với không gian, đặc biệt là ở ngành công nghiệp giấy phụ thuộc nhiều vào tài nguyên nước Nhờ cơ giới hóa, tại Phong Khê, một số xưởng có thể nằm ở cách

xa nguồn cấp nước do bơm nước ngầm bằng điện Sự phân chia lao động theo chiều ngang có liên quan đến sự phân bố các xưởng trong không gian Cách phân

bố không gian này được quy định bởi sự sẵn có của không gian Từ các ngõ quanh

co của Châm Khê đến những mảnh đất lớn của khu công nghiệp Dương Ô, các hoạt động thay đổi về cả bản chất và quy mô Tại Châm Khê, sự chật hẹp của không gian nhà ở không cho phép làm các ngành nghề khác ngoài làm giấy thủ công Trên thực tế, một khoảng sân rộng 20 m2 đủ để làm nghề này Các hộ gia đình khác, bị kẹt trong ngõ cụt hoặc ngõ nhỏ có chiều rộng không quá 2m, tham

gia vào công đoạn gấp giấy hàng mã (hình 3) Ở Châm Khê, chỉ có các khu vực ở

phía ngoàimới có đủ không gian cho hoạt động cơ giới hóa, đồng thời cũng gây ô nhiễm nặng13

13

Trang 6

Những thợ thủ công có nhiều khả năng mua thêm đất nhất là những người có tài sản thế chấp khi vay tiền ngân hàng; vậy những người không có sổ đỏ14 sẽ bị phạt Trên thực tế, trong những năm 1980 và 1990, do những khó khăn trong việc mua thêm đất, một số người dân đã không ngần ngại lấn chiếm và xây dựng trái phép trên đất phục vụ nông nghiệp Tại La Phù, do thiếu không gian, một số thợ thủ công đã buộc phải rời khỏi làng hoặc biến không gian sống của họ thành xưởng sản xuất

Ở phía Nam của xã, xóm Hoa Thám có trên 30% các công trình xây dựng trái phép Tại các khu vực mới không chính thức nơi tập trung nhiều xưởng sản xuất, sản xuất vẫn còn manh mún và các điều kiện sản xuất không được đảm bảo do thiếu không gian Gỗ, than và bột thường được lưu trữ trong cùng một phòng và bột nhào bánh có thể bị đặt tạm trên sàn nhà

Hình2Tổ chức lao động ở Dương Ô

Trang 7

2.2 Môi trường của các làng nghề trong tình trạng nguy hiểm

Với việc tăng cường vùng phân bố và xây dựng các xưởng sản xuất và nhà ở, hầu hết các ao nằm bên trong làng đã bị lấp và không còn thực hiện được vai trò thu trữ, thoát nước mùa mưa Ngành thủ công khi tìm kiếm các không gian mới để tiếp tục phát triển mở rộng cùng lúc ở trung tâm các thôn, cả ở khu vực ngoại vi, tiếp xúc với đất nông nghiệp, và dọc theo các kênh rạch và các ao hồ còn lại để xả nước thải vào các kênh, ao này Sự tồn tại lâu đời của các hoạt động nông nghiệp và các hoạt động thủ công đã tạo nên sự ô nhiễm nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng Tỷ suất lợi nhuận của các xưởng sản xuất của các làng nghề rất thấp, việc bảo vệ môi trường không được coi là một khoản đầu tư sinh lời

Các dự án đô thị được thiết lập trên những khoảng đất bồi lấp càng làm tình trạng môi trường của các thôn lân cận trở nên tồi tệ Ví dụ như trường hợp của các thôn nằm dọc đường cao tốc, các thôn này phải gánh chịu lũ lụt không những do vị trí địa hình của mình, mà còn vì các cơ sở hạ tầng mới làm phân đoạn các hệ thống tưới tiêu Các doanh nghiệp tư nhân được giao thi công xây dựng không đảm bảo

bố trí các hệ thống thoát nước Do đó các nguy cơ sụt lún và ngập lụt càng lớn

Có một hệ thống thứ bậc các khu vực bị ô nhiễm trùng với cách cấu tạo tổ chức của công trình (bản đồ 7) Tại trung tâm thôn Châm Khê, những ngõ nhỏ chật hẹp với những đặc tính khác nhau đan xen, nơi có các hoạt động thủ công ít ô nhiễm

như sản xuất giấy bản hay phân loại và gấp giấy vàng mã (hình 3) Mặt khác, việc

một doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp của địa phương không có nghĩa là tác động môi trường của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đó được kiểm soát hơn Ví dụ, năm 2009, chỉ có 4,7 % các xưởng sản xuất của khu công nghiệp và 2,2 % các xưởng nằm ở phần còn lại của xã được trang bị hệ thống xử lý nước thải trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung (Nguyễn Mậu Dũng, 2010) Hơn nữa, ông Nguyễn Mậu Dũng (2010) nêu rõ rằng chỉ 71,1 % các nhà máy của khu công nghiệp nộp thuế môi trường đối với nước thải trong khi chỉ 30% các nhà máy và xưởng sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp đóng các loại thuế này năm 2009 Hàng ngày mỗi xưởng cơ khí hóa thải vào môi trường 5 đến 15m3 nước thải công nghiệp chưa được xử lí (Theo điều tra của Ủy ban Nhân dân, Duchère Y., 2010) Theo báo cáo về tình trạng môi trường tại Bắc Ninh năm 2006 (DONRE, 2006), các xưởng sản xuất giấy ở Phong Khê tiêu thụ mỗi ngày hơn 200 tấn than và sử dụng từ 50 đến 100 m3 nước cho mỗi tấn giấy sản xuất ra Trong 2.000 đến 2.500

m3 nước thải ra mỗi ngày vào môi trường, có gần 20 tấn tro than cũng như các kim loại nặng15

15

Trang 8

Ngày nay, chính quyền xã Phong Khê đánh giá rằng gần 4 ha đất nông nghiệp ở Đào Xá và 8 ha đất nông nghiệp ở Dương Ô không thể canh tác được do sự ô nhiễm gia tăng (Theo điều tra của Duchère Y, Ủy ban Nhân dân xã Phong Khê, 2011) Các cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê tập trung chủ yếu ở thôn Dương Ô Toàn bộ nước thải công nghiệp16 của các xưởng này, qua các cống, đổ vào sông

Ngũ Huyện Khê mà nước được sử dụng để tưới cho các cánh đồng lúa

Sản lượng thóc ở xã Phong Khê năm 2011 là 1.814 tấn thóc/năm trong khi năm

2006 là 3.010 tấn Sản xuất lúa gạo đã giảm mỗi năm 430 tấn, nghĩa là giảm tổng cộng 142 kg/người17 Nhiều yếu tố có thể giải thích cho sự giảm năng suất này Đầu tiên, sự phát tán các chất ô nhiễm trong các cánh đồng ảnh hưởng đến năng suất lúa mà người ta không thể định lượng được chính xác Ngoài ra, diện tích nông nghiệp giảm rõ rệt và sự thiếu quan tâm đối với hoạt động có lợi nhuận thấp này ngày càng tăng Việc bảo dưỡng đê điều và các cánh đồng không đầy đủ (Fanchette, 2011) Cuối cùng, các lô đất tiếp tục bị khai thác bởi những công nhân hoặc nông dân của các xã lân cận để đổi lấy một khoản phí (phát canh thu tô) thường chỉ mang tính tượng trưng (các điều tra của hợp tác xã nông nghiệp Phong

16

17

Hình 3 : Sản xuất Giấy và môi trường ở Châm Khê

Trang 9

Khê, Duchère Y., 2010)

Ở xã Đại Bái, những tổn hại môi trường thuộc một loại khác Ô nhiễm không khí là vấn đề chính Các điều tra của chúng tôi tại Đại Bái cho thấy một tỉ lệ ung thư đáng báo động và ngày càng gia tăng Hàng ngày người dân và các công nhân hít vào các loại khói độc hại thải ra từ việc đốt và đúc kim loại (chủ yếu là đồng và nhôm) Năm 2009, người ta ước tính có ít hơn 15 trường hợp mắc ung thư; năm 2010 là 19 trưởng hợp; và từ tháng 1/2011 đến tháng 4/2011 là 20 ca ung thư trên tổng số dân 9.700 người (sổ theo dõi tử vong, phòng khám Đại Bái, Duchère Y., 2011)

3 Quản lí các làng nghề

Việc quản lí các làng nghề đang gặp nhiều khó khăn Sự yếu kém của các đơn vị hành chính địa phương kết hợp với nạn tham nhũng và sự thông đồng giữa các cơ quan của thôn và của khu công nghiệp, khiến các làng nghề bị điều hành bởi các tác nhân phức tạp và không minh bạch

3.1 Một bộ máy hành chính không thích ứng với các làng nghề

Một chục chỉ thị và quyết định ở cấp tỉnh và cấp huyện đã được ban hành kể từ khi

có luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 (sửa đổi năm 2005) Năm 2007, Bộ Môi trường và Bộ Nội vụ đã thiết lập cơ quan cảnh sát môi trường với mục đích chống lại các vi phạm trên thực địa

Tuy nhiên, các thiết chế chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề về môi trường rất đa

dạng và ít có sự phối hợp đồng bộ với nhau

Không có định nghĩa rõ ràng về trách nhiệm của các bộ ngành khác nhau trong lĩnh vực quản lý môi trường tại các làng nghề Trên lý thuyết, hai Bộ chịu trách nhiệm phát triển các làng nghề là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công nghiệp và Thương mại Bộ Tài nguyên và Môi trường phải quản lý môi trường của các làng nghề Sự phối hợp giữa các cơ quan khác nhau còn tương đối kém và phân quyền của từng cơ quan chưa được xác định rõ Thông qua hệ thống quản lý được thực hiện từ trên xuống dưới, có nghĩa là từ bộ đến tỉnh, từ tỉnh đến huyện và cuối cùng, từ huyện đến xã Mỗi cấp hành chính được tổ chức thành các phòng ban trực thuộc một bộ chủ quản

Ở cấp tỉnh, nhiều khu công nghiệp được thiết lập Sự phân bố các đặc quyền để quản lý các khu vực này không rõ ràng và kém hiệu quả Về mặt lí thuyết, các khu công nghiệp phải được quản lý bởi một Ủy ban quản lý trực thuộc huyện, nhưng trên thực tế người ta thấy rằng việc quản lý này thường được thực hiện bởi một ủy viên của Ủy ban Nhân dân (UBND) Xã phối hợp với các đại diện của cộng đồng thôn Những người này có nhiệm vụ thu thập chất thải và giải quyết các loại vấn đề

về môi trường mặc dù họ không được hưởng những khoản trợ cấp đặc biệt của

Trang 10

huyện Việc quản lý các khu công nghiệp cho thấy rõ các khó khăn gặp phải trong quản lý đất đai và môi trường tại Việt Nam

3.2 Các đơn vị hành chính địa phương với những năng lực và quyền hạn hạn chế

Sự thiết lập nên xã mang tính cách mạng vào năm 1945 là một trong những trụ cột cho sự hình thành một xã hội mới được xây dựng trên những tàn tích của chế độ phong kiến Trong nỗ lực đó, quyền lực của dòng họ cũng như hệ thống thứ bậc các ngôi thứ18 bị nhắm đến

Sự thành lập các UBND xã đã cho phép xóa bỏ quyền lực của các trưởng lão và, qua đó, thiết lập một hệ thống mới với những tham vọng bình quân hơn Một trong những mục tiêu của việc lập ra các xã là tập trung các thôn mà cho đến lúc bấy giờ chưa duy trì các mối quan hệ đặc biệt, hoặc thậm chí là có xung đột với nhau Lúc

đó tổ chức lãnh thổ theo hình tháp được hình thành Đơn vị hành chính địa phương

chính là Tỉnh (64), tương ứng với các tỉnh ở Pháp, sau đó là các Thành phố, trong

đó năm thành phố quan trọng nhất mang quy chế thành phố tương đương cấp tỉnh

Các tỉnh được chia thành các Huyện, các thành phố chia thành các quận Đơn vị hành chính cấp dưới là Xã, thường bao gồm nhiều Làng19

Ở Việt Nam, Nhà nước có toàn quyền quyết định trong việc quy hoạch lãnh thổ Các tỉnh không có quyền can thiệp vào các quyết định ở cấp quốc gia Mặt khác, như P Delalande đã nêu rõ điều này ( ) Sự vắng mặt của các tỉnh trưởng tại các tỉnh khiến cho việc thực hiện chính sách quốc gia trở nên phức tạp Trên thực tế, các hội đồng nhân dân, theo Điều 119 của Hiến pháp, là các « cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương », có nghĩa là, các hội đồng nhân dân phải thực thi các quyết định của Chính phủ, và đồng thời chịu trách nhiệm đối với các vấn đề đặt ra của riêng địa phương của họ Một số Chủ tịch của các UBND tự trao mình quyền kiểm soát các sở, phòng, ban của Nhà nước trong khu vực của họ, gây ra sự nhầm lẫn và xung đột về quyền hạn, đặc biệt là với các bộ ngành trung ương Mặt khác, xung đột này cũng liên quan đến các cơ cấu của Đảng có nhiệm vụ giám sát việc thực thi các chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương trong khi các Chủ tịch Xã thường là Đảng viên Nếu Chủ tịch Tỉnh là thành viên cao cấp của Bộ Chính trị của

18

Ngày đăng: 23/09/2019, 20:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w