1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

155 209 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

¾ Hoàn thành quá trình nghiên cứu luận án, người nghiên cứu thu được kết quả như sau: 9 Công tác giáo dục hướng nghiệp của các trường hiện nay chỉ có hai hình thức chính: dạy môn giáo dụ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN SƯ PHẠM KĨ THUẬT NÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Cử Nhân Sư Phạm Kĩ Thuật Nông Nghiệp

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

GVHD: ThS Vũ Minh Hùng SVTH: Nguyễn Thanh Bằng MSSV: 03132001

Tp.HCM tháng 04/2007

Trang 2

¾ Quý Thầy Cô Bộ môn Sư Phạm Kĩ Thuật Nông Nghiệp đã tận tình dạy

em trong suốt quá trình học

¾ Ban Giám Hiệu và quý thành cô Trường Trung Học Phổ Thông Tam Phú, Thủ Đức, Hiệp Bình– Quận Thủ Đức– Thành Phố Hồ Chí Minh

¾ Thầy Vũ Minh Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp

¾ Gia đình và các bạn sinh viên Bộ môn Sư Phạm Kĩ Thuật Nông Nghiệp

Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn Trong điều kiện hạn chế về thời gian và khả năng, đề tài không tránh khỏi những thiếu xót Người nghiên cứu rất mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô

và các bạn

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Bằng

Trang 3

TÓM TẮT

Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng

nghiệp ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại các trường Trung Học Phổ Thông

Tam Phú, Thủ Đức, Hiệp Bình– Quận Thủ Đức– Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 2/2007 đến tháng 5/2007

¾ Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp hiện nay trong một số trường trung học phổ thông và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục hướng nghiệp

¾ Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu đã

sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sưu tầm tài liệu, điều tra bằng phỏng vấn, điều tra bằng phiếu ý kiến và phương pháp thống kê toán học để

xử lý số liệu thu thập được

¾ Hoàn thành quá trình nghiên cứu luận án, người nghiên cứu thu được kết quả như sau:

9 Công tác giáo dục hướng nghiệp của các trường hiện nay chỉ có hai hình thức chính: dạy môn giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 10 và dạy nghề phổ thông cho học sinh khối 11 hoặc 12 Các hình thức còn lại tổ chức với mức độ rất thấp và có nhiều hình thức không được áp dụng ở một số trường

9 Nội dung của giáo dục hướng nghiệp hiện nay chỉ nhằm vào các chủ đề trong môn giáo dục hướng nghiệp và nội dung môn dạy nghề phổ thông

mà không có sự đa dạng, mở rộng hơn ra các nội dung khác

9 Hiệu quả giáo dục hướng nghiệp chỉ đạt mức trung bình ở các hình thức hướng nghiệp chính, được tổ chức với mức độ tương đối thường xuyên Các hình thức còn lại hiệu quả đạt được còn thấp

9 Phần đông các em học sinh có nguyện vọng muốn trang bị kiến thức nghề

và cho rằng việc học nghề chủ yếu để có kiến thức chọn nghề cho bản thân

Trang 4

9 Hầu hết các em có nguyện vọng thi đại học sau khio tốt nghiệp trung học phổ thông và có sự chọn nghề chủ yếu do nhận thức cá nhân của bản thân

¾ Xuất phát từ kết quả trên, người nghiên cứu đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường về:

9 Đa dạng các hình thức hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông

9 Tăng cường nội dung giáo dục hướng nghiệp

9 Có kế hoạch phân phối chương trình giáo dục hướng nghiệp

9 Nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên

9 Đổi mới phướng pháp giảng dạy

9 Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá

9 Tăng cường sự hỗ trợ cho công tác giáo dục hướng nghiệp

Trang 5

ABSTRAC

A theme of: “The real situations and measurements to vocational

education at some Hight Schools in Thu Duc District- Ho Chi Minh City”

surveyed at Tam Phu, Thu Duc and Hiep Binh High Schools in Thu Duc District-

Ho Chi Minh City from February to May in 2007

¾ Goals of study: In order to realize the real of vocational education these days

at some hight schools and represent some possiple resolutions to enhance more its effectiveness

¾ Methods of study: During study, some thyoretical methods applied such as: collet the related documental materials; do the survey with questionnairy- interviews and census of individual opinions and statistic data to work out the collected information

¾ After completion, some results as follow:

9 The vocational education word at mentioned school has two main forms: School only has a subject in vocational guidance to the Tenth Grades and subject of regular vocational trianing to the Elevanth or Twelfth Grade Some other forms are very poor- organizied and removed

9 The pratice of vocational education at present is so poor and limited only aiming at some topis in the published subjects in the guidance and education- not having verieties and lack of extendibility

9 There for, the resuft is so destitute, reaching mediocre level at on forms

of main vocational subject which are not often well- organizied by the school; some orthers are getting low results

9 Most pupils at school expect to have vocational background- not in practice and consider it as having a good judgment for personal choice

of their career in the future

Trang 6

9 Most of them hope to enroll in a university competition after finishing their high school level and choose the job in their own; individually- not any practical guidance from schools and others

¾ With all the collected results we would like to present some measurements to improve the situations of vocational education in:

9 Diversify all forms of vocational education at High Schools

9 Supplement some subject to the existing syllabus or programs

9 Have some on- job training to the class teachers

9 Amend the teaching methods

9 Innovate the existing methods of evaluating in tests and examinations

9 Call for any supports it possiple especially the finacial from the outsides

of the schools

Trang 7

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt Nội dung tương ứng

CTHN Công tác hướng nghiệp

GD Giáo dục

GDHN Giáo dục hướng nghiệp

GS.TS Giáo sư Tiến sĩ

Trang 8

MỤC LỤC Nội Dung Trang

Trang tựa

Lời cảm ơn i

Tóm tắt ii

Astract iv

Danh sách các chữ viết tắt vi

Mục lục vii

Danh sách các bảng ix

Danh sách các biểu đồ x

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5

6 Thời gian và phạm vi nghiên cứu 6

7 Cấu trúc đề tài 6

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HƯỚNG NGHIỆP 8

1.1 Khái niệm HN 8

1.2 HN trong hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS 8

1.3 Đặc điểm của công tác GDHN cho HS THPT 9

1.4 Mục tiêu và nhiệm vụ của công tác GDHN cho HS THPT 11

1.5 Cấu trúc của công tác HN 14

1.6 Một số điều kiện tổ chức GDHN cho HS THPT 21

1.7 Vận dụng lý thuyết hoạt động vào công tác GDHN 22

1.8 Công tác tư vấn HN trong nhà trường THPT 24

1.9 Một số vấn đề về GDHN ở nước ta nước ta trong giai đoạn hiện nay 27

Trang 9

1.9.1 Quan điểm về GDHN 27

1.9.2 Một số quy định về dạy nghề PT 28

1.9.3 GDHN và sự phân ban, phân luồng HS 29

Chương 2: THỰC TRẠNG GDHN CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC TP.HCM 32

2.1 Đặc điểm các Trường THPT tại Quận Thủ Đức- Tp.HCM 32

2.2 Kết quả khảo sát thực trạng GDHN ở Trường THPT Tam Phú Quận Thủ Đức Tp.HCM 33

2.3 Kết quả khảo sát thực trạng GDHN ở Trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức Tp.HCM 61

2.4 Kết quả khảo sát thực trạng GDHN ở Trường THPT Hiệp Bình Quận Thủ Đức Tp.HCM 83

2.5 So sánh kết quả khảo sát công tác GDHN ở các trường THPT Tam Phú, THPT Thủ Đức, THPT Hiệp Bình 100

Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GDHN HIỆN NAY Ở CÁC TRƯỜNG THPT 112

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp cho công tác GDHN 112

3.2 Nội dung các giải pháp 118

3.2.1 Đa dạng các hình thức HN trong trường THPT 118

3.2.2 Tăng cường nội dung GDHN 120

3.2.3 Phân phối cụ thể chương trình GDHN 121

3.2.4 Nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên giảng dạy GDHN 122

3.2.5 Đổi mới phương pháp giảng dạy 123

3.2.6 Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá 124

3.2.7 Tăng cường quan hệ bên ngoài nhà trường cho công tác GDHN 125

PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận 126

2 Kiến nghị 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

PHỤ LỤC 133

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng

2.1 Mức độ thông tin hỗ trợ HS trường THPT Tam Phú trong quá trình lựa chọn nghề

nghiệp 38

2.2 Mức độ thông tin có được thông qua hoạt động GDHN ở trường THPT Tam Phú 42 2.3 Mức độ tổ chức các hoạt động GDHN của trường THPT Tam Phú .46

2.4 Mức độ hiệu quả của các hình thức GDHN trường THPT Tam Phú 52

2.5 Mức độ thông tin hỗ trợ HS trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp 64

2.6 Mức độ thông tin có được thông qua hoạt động GDHN 67

2.7 Mức độ tổ chức các hoạt động GDHN ở trường THPT Thủ Đức .71

2.8 Mức độ hiệu quả của các hình thức GDHN của trường 76

2.9 Mức độ thông tin hỗ trợ HS trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp 86

2.10 Mức độ thông tin có được thông qua hoạt động GDHN .89

2.11 Mức độ tổ chức các hoạt động GDHN ở trường THPT Hiệp Bình 92

2.12 Mức độ hiệu quả của các hình thức GDHN của trường THPT Hiệp Bình 95

2.13 So sánh nguồn thông tin hỗ trợ HS trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp 101

2.14 So sánh mức độ thông tin có được thông qua hoạt động GDHN ở các trường THPT. 102

2.15 So sánh mức độ tổ chức các hoạt động GDHN ở các trường THPT ……… 103

2.16 Mức độ hiệu quả của các hình thức GDHN của các trường THPT .105

2.17 So sánh nguyện vọng muốn trang bị kiến thức nghề nghiệp của HS các trường THPT .106

2.18 So sánh thái độ đối với việc học nghề HN của HS trường THPT .107

2.19 So sánh dự định sau khi tốt nghiệp THPT của HS các trường THPT……… 108

2.20 So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của HS 109

2.21 So sánh những khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS các trường THPT. 110

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ

2.1 Nguyện vọng muốn trang bị kiến thức nghề nghiệp của HS trường THPT Tam Phú.

56

2.2 Thái độ đối với việc học nghề HN của HS trường THPT Tam Phú 57

2.3 Dự định sau khi tốt nghiệp THPT của HS trường THPT Tam Phú 58

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của HS trường THPT Tam Phú .59

2.5 Những khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS trường THPT Tam Phú 59

2.6 Nguyện vọng muốn trang bị kiến thức nghề nghiệp của HS trường THPT Thủ Đức. 79

2.7 Thái độ đối với việc học nghề HN của HS trường THPT Thủ Đức 80

2.8 Dự định sau khi tốt nghiệp THPT của HS trường THPT Thủ Đức .80

2.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của HS trường 81

2.10 Những khó khăn của HS trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS trường THPT Thủ Đức 82

2.11 Nguyện vọng muốn trang bị kiến thức nghề nghiệp của HS trường THPT Hiệp Bình. 96

2.12 Thái độ đối với việc học nghề HN của HS trường Hiệp Bình 97

2.13 Dự định sau khi tốt nghiệp THPT của HS trường Hiệp Bình 97

2.14 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của HS trường THPT Hiệp Bình 98

2.15 Những khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS trường THPT Hiệp Bình. 99

2.16 So sánh nguyện vọng muốn trang bị kiến thức nghề nghiệp của ………106

2.17 So sánh thái độ đối với việc học nghề HN của HS trường THPT………107

2.18 So sánh dự định sau tốt nghiệp THPT của HS các trường THPT.……… 108

2.19 So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của HS các trường THPT 109

2.20 So sánh những khó khăn trong việc chọn nghề nghiệp của HS các trường THPT 110

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hằng năm nước ta có trên nửa triệu học sinh cấp II và 20 vạn học sinh (HS) cấp III ra trường, tạo cho nước ta một nguồn lao động dự trữ đông đảo, có văn hóa và một nguồn tuyển sinh lớn cho các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao bố trí nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển của đất nước về lĩnh vực, trình độ dựa trên nhận thức nghề nghiệp của mỗi cá nhân

Ngày nay giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được xác định trong Luật Giáo Dục Chiến lược phát triển giáo dục (GD) trong giai đoạn 2001-2010 và chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường GDHN nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng HS đi vào cuộc sống hoặc được tiếp tục đào tạo theo đúng năng lực bản thân và nhu cầu xã hội

Tuy vậy, GDHN hiện nay chưa được các cấp quản lý GD và các trường học quan tâm đúng mức; còn có nhiều địa phương và trường học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung GDHN; chất lượng GDHN chưa đáp ứng được nhu cầu của HS và xã hội; học sinh phổ thông (HSPT) cuối các cấp học và các bậc học chưa được chuẩn

bị chu đáo cho việc lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực bản thân và yêu cầu xã hội

Trong cuộc hội thảo: “Đối thoại Pháp – Á về các vấn đề HN cho GDHN tại Việt Nam” do Trường Đại Học Sư Phạm (Đại Học Quốc Gia Hà Nội) phối hợp với Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Về Lao Động và Hướng Nghiệp (Pháp) tổ chức tại Hà Nội, các đại biểu đã nhận định: “Chúng ta đang thiếu một khung chính sách về GDHN và tư vấn học đường” Điều này đã phản ánh một phần công tác GDHN hiện nay chưa định hướng tốt cho HS

Xét về góc độ tâm lý, HS trung học phổ thông (THPT) nói chung và HS lớp 12 nói riêng là lứa tuổi bước vào ngưỡng cữa cuộc đời; một tương lai hấp dẫn, lý thú

Trang 13

song cũng đầy bí ẩn đang chờ đợi các em Khác với lứa tuổi thiếu niên, thanh nhiên

HS có sự chuẩn bị về tâm thế nên suy nghĩ của các em chính chắn hơn khi quyết định kế hoạch tương lai của mình Tuy nhiên, trong thực tế việc có thể chọn được một nghề phù hợp đối với HS THPT không phải là một vấn đề đơn giản mà là cả một quá trình nhận thức và định hướng về sự đa dạng nghề nghiệp và biến đổi không ngừng của xã hội Vì vậy, câu hỏi: “Học gì, làm gì sau khi ra trường?” luôn

là vấn đề quan tâm của xã hội, gia đình mà hơn cả là bản thân các em HS Đây là vấn đề hóc búa vượt ra ngoài khả năng của các em Vậy ai sẽ giúp các em định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai phù hợp với năng lực và tính cách của mình, với yêu cầu xã hội ? Đây phải là việc làm chung của xã hội, của gia đình, nhà trường Trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo và tích cực

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay có một thực tế rằng đa số HS đã tốt nghiệp THPT mà chưa được HN và còn nhiều giáo viên chưa coi trọng hoặc thiếu năng lực

tổ chức hoạt động GDHN Đồng thời, GDHN đã đưa vào giảng dạy trong các trường PT nhưng rõ ràng là hiệu quả chưa cao do giáo viên dạy HN hầu như không được đào tạo bài bản, không hề có giáo viên chuyên trách mà chỉ là những giáo viên kiêm nhiệm Điều đó đã dẫn đến việc đa số HS lớp 12 đang chịu sự HN nặng nề của gia đình và ở mức độ nào đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc chọn nghề, chọn trường đại học của các em sau khi kết thúc bậc THPT

Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu đã thực hiện đề tài tốt nghiệp:

“Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng GDHN ở một số trường THPT trên địa bàn Quận Thủ Đức- Thành phố Hồ Chí Minh”

2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nhằm tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp hiện nay ở một số trường trung học phổ thông và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục hướng nghiệp

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề GDHN cho HS ở một số trường THPT trên địa bàn Quận Thủ Đức Tp.HCM

Trang 14

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

¾ Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: Nghiên cứu về HN trong hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS, đặc điểm của công tác GDHN, mục tiêu và nhiệm vụ của công tác GDHN, cấu trúc của công tác HN, vận dụng lý thuyết hoạt động vào công tác GDHN, công tác tư vấn HN trong nhà trường THPT và một số vấn đề về GDHN của nước ta trong giai đoạn hiện nay

¾ Nghiên cứu thực trạng HN ở một số Trường THPT Quận Thủ Đức- Tp.HCM

về các mặt: Hình thức, nội dung, hiệu quả và độ của HS đối với công tác GDHN

¾ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDHN ở một số trường

THPT

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

¾ Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu

Sưu tầm, tìm kiếm và chọn lọc những tài liệu có liên quan đến vấn đề HN, dạy nghề từ sách giáo khoa, tạp chí, sách chuyên ngành, interrnet…từ đó hệ thống lại tài liệu một cách logic

4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

¾ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ý kiến

Sử dụng bảng câu hỏi trắc nghiệm để phát hành rộng, lấy ý kiến đa số từ phía

HS sau đó tổng hợp số liệu và xử lý số liệu Bảng câu hỏi trắc nghiệm gồm các nội dung về :

9 Nguồn thông tin giúp HS lựa chọn nghề nghiệp của mình

9 Mức độ tổ chức, mức độ hiệu quả của các hình thức tổ chức GDHN của trường

9 Những thông tin về nghề nghiệp của HS có được từ công tác GDHN do trường tổ chức

9 Lựa chọn hướng đi của HS sau khi tốt nghiệp THPT

9 Những khó khăn của học sinh khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai

Trang 15

¾ Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn

Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn Ban Giám Hiệu nhà trường và các cán bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy GDHN trong nhà trường Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm các nội dung:

9 Thời gian bắt đầu áp dụng GDHN trong nhà trường

9 Đối tượng HS được GDHN

9 Thời gian tổ chức GDHN trong năm học

9 Hình thức tổ chức GDHN

9 Các hoạt động GDHN chính yếu

9 Đội ngũ và trình độ của cán bộ giáo viên dạy GDHN

9 Các môn dạy nghề truyền thống và hiện tại của trường

9 Việc bắt buộc học nghề đối với HS

9 Sự hỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài cho công tác GDHN trong nhà trường

9 Nguồn thông tin, tài liệu hỗ trợ học sinh trong việc tìm hiểu nghề nghiệp

4.3 Phương pháp thống kê toán học

Xử lý số liệu thu thập được bằng các phương pháp toán học đại số, thống kê

Để tìm hiểu về mức độ tổ chức của các hình thức GDHN, người nghiên cứu đưa

ra bốn mức độ: rất thường xuyên, thường xuyên, ít khi, không có Với các điểm tương ứng 4-3-2-1 Trung bình kỳ vọng M=2.5

Để tìm hiểu về mức độ hiệu quả của các hình thức GDHN, người nghiên cứu đưa

ra hai mức độ: cao và thấp Với các điểm tương ứng 2-1 Đối với những HS chọn

Trang 16

mức độ không có ở câu mức độ tổ chức sẽ không có sự lựa chọn trong câu hỏi này

và được tính điểm 0 Trung bình kỳ vọng M=1

Tính tần số, tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình khảo sát và so sánh với trung bình

kỳ vọng để đánh giá về từng nội dung

5 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong những năm gần đây có một số đề tài, báo cáo khoa học về các hoạt động

HN ở trường phổ thông trên phương diện lý luận, thực trạng và các giải pháp như: Năm 1983 Viện nghiên cứu Dạy nghề thực hiện đề tài: “Xây dựng phòng truyền thông HN”

Năm 1986-1987 Viện nghiên cứu Dạy nghề tiếp tục thực hiện đề tài: “Nghiên cứu động cơ, thái độ nghề nghiệp của HS”

Năm 1993-1994 Viện nghiên cứu Dạy nghề có công trình: “Nghiên cứu thái độ

và động cơ của HS học nghề và những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp”

do Phan Thị Ngọc Anh thực hiện

Năm 1998 có đề tài: “Tư vấn HN: thực trạng và giải pháp” một công trình nghiên cứu tập thể của các nhà nghiên cứu quản lý cấp bộ do Nguyễn Toàn làm chủ

đề tài, được thực hiện ở Tp.HCM

Luận văn Thạc sĩ: “HN cho HS THPT về một số nghề phù hợp và cần thiết phục

vụ sự phát triển kinh tế hiện nay” năm 1998 của Nguyễn Thị Thùy Vân, chuyên ngành Sư phạm kĩ thuật, Đại học Sư phạm kĩ thuật

Năm 1999 có đề tài: “GD nhận thức, thái độ cho HS chọn nghề” mã số U98-09

do Thạc sĩ Đỗ Thị Hòa chủ nhiệm Năm 2000, Thạc sĩ Đỗ Thị Hòa thực hiện báo cáo khoa học này tại Hà Nội

Đề tài: “Đề xuất giải pháp tăng cường tư vấn GD truyền thông về HN, triển khai ứng dụng và hoàn thiện một số trắc nghiệm HN cho HSPT theo yêu cầu của thị trường lao động” do Phó giáo sư Tiến sĩ Lý Ngọc Sáng làm chủ nhiệm

Luận văn Thạc sĩ Quản Lý GD của Lê Hồng Minh thuộc Viện Nghiên cứu phát triển GD: “Một số giải pháp tổ chức hoạt động tư vấn HN cho thanh thiếu niên trên địa bàn Tp.HCM” thực hiện năm 2001

Trang 17

Đề tài khoa học cấp nhà nước KX-05-09 mang tên: “GD phổ thông và HN- nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa hiện đại hóa” của Viện khoa học GD do Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Lê chủ nhiệm

¾ Những đề tài về HNPT chủ yếu tập trung vào lý luận tầm quan trọng của

HN đối với sự phát triển của đất nước Tập trung nghiên cứu về thực trạng HN mà chưa đưa ra giải pháp cụ thể

¾ Vấn đề HN chủ yếu giải quyết trên cơ sở lý thuyết trong các trắc nghiêm, đánh giá chủ quan của HS mà không có nghiên cứu về phương pháp thực hành

¾ Chưa có biện pháp thu hút HS vào các hoạt động HN

6 Thời gian và phạm vi nghiên cứu

6.1 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2007 đến tháng 05/2007 với tiến độ thực hiện:

¾ 01/02/2007- 01/03/2007: Sưu tầm tài liệu, viết đề cương nghiên cứu và xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo sát, chỉnh sửa đề cương với giáo viên hướng dẫn

¾ 02/03/2007- 20/03/2007: Điều tra khảo sát ở các trường THPT với Ban giám hiệu, cán bộ giáo viên dạy GDHN và HS các trường THPT

¾ 21/03/2007- 15/04/2007: Xử lý số liệu thu thập được, viết nội dung nghiên cứu và chỉnh sửa

¾ 16/04/2007- 02/05/2007: Hoàn chỉnh và nộp luận văn

¾ 03/05/2007- 07/05/2007: Tiến hành xây dựng báo cáo bằng power point

Trang 18

¾ 08/05/2007: Tiến hành bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

7 Cấu trúc của đề tài

Đề tài nghiên cứu 145 trang gồm:

¾ Phần mở đầu Gồm các nội dung:

9 Lý do chọn đề tài

9 Mục đích và đối tượng nghiên cứu

9 Nhiệm vụ nghiên cứu

9 Phương pháp nghiên cứu

9 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

9 Thời gian thực hiện và giới hạn đề tài

9 Cấu trúc của đề tài

¾ Phần nội dung nghiên cứu:

9 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về GDHN: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về các vấn đề cơ bản của công tác GDHN

9 Chương 2: Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác GDHN hiện nay ở một số trường THPT bằng việc xử lý kết quả phiếu điều tra bằng phiếu hỏi ý kiến và điều tra phỏng vấn

9 Chương 3: Đề xuất giải pháp: Người nghiên cứu đưa ra cơ sở cho việc

đề xuất giải pháp và đưa ra một vài giải pháp cụ thể

¾ Phần kết luận và đề nghị

¾ Tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 19

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

¾ Theo từ điển tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện: HN là giúp cho trẻ em và thanh thiếu niên tìm tuyến học và nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu, sở trường và hoàn cảnh riêng Gồm nhiều biện pháp khám nghiệm, điều tra sức khỏe, đặc điểm tâm lý – sinh lý, hoàn cảnh gia đình và xã hội Chỉ có thể tiến hành với một tập thể chuyên viên nhiều ngành [7, Trang 124]

1.2 HN trong hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS

Trong nhà trường, mọi công việc đều được qui tụ vào hoạt động Dạy ( nếu do giáo viên tiến hành) và hoạt động Học (nếu chủ thể là học sinh) Đây không chỉ là một cách nói, một cách dùng thuật ngữ đơn thuần mà là một quan điểm giáo dục Lên lớp giảng bài, hướng dẫn HS làm thí nghiệm, điều khiển HS lao động sản xuất… đều là hoạt động Dạy, bởi vì ở đây giáo viên là người tổ chức hoạt động, dẫn dắt học sinh làm việc theo những yêu cầu sư phạm nhất định Giáo viên lúc đó

là người mang những tư tưởng GD nhằm đạt những mục tiêu đào tạo đã được đề ra

Có nhiều quan điểm cho rằng, chỉ khi dạy bài mới là hoạt động Dạy Do đó, khi

tổ chức lao động sản xuất học phó mặc mọi việc cho HS Chính vì thế mà hoạt động Học của HS diễn ra rất lộn xộn thiếu tính chất sư phạm, thiếu tác dụng GD Cũng như vậy, mọi việc làm của HS dưới sự hướng dẫn của giáo viên phải được coi là

Trang 20

hoạt động Học, nghĩa là các em phải tuân thủ những yêu cầu về GD trí tuệ, đạo đức, sức khoẻ… nhất định

Với quan điểm nói trên, HN trong nhà trường PT là một công việc đặt trong nội dung của cả hoạt động Dạy của giáo viên và hoạt động Học của HS

¾ Ở bình diện thứ nhất HN là một hoạt động của tập thể sư phạm nhằm giúp HS chọn nghề một cách hợp lý Thực chất của công việc này là điều chỉnh hướng chọn nghề của HS theo hướng yêu cầu của xã hội HN được coi là một

bộ phận cấu thành trong toàn bộ công tác GD Việc chọn nghề không thể để nó diễn ra như một hiện tượng ngẫu nhiên mà phải là một quá trình có sự hướng dẫn của tư tưởng, quan điểm GD Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy rằng, trong sự tự phát, sự chọn nghề của thế thế hệ trẻ thường không đáp ứng được yêu cầu mà sự phát triển ngành nghề trong xã hội đặt ra Vì vậy, HN được tiến hành như một quá trình điều chỉnh hoạt động chọn nghề, làm cho hướng chọn nghề của thanh thiếu niên tiệm cận với hướng phát triển ngành nghề trong cuộc sống linh động luôn luôn biến đổi

¾ Ở bình diện thứ hai, HN được thực hiện bằng hàng loạt hành động của

HS, từ những định hướng ban đầu đến sự tự quyết định con đường đi và lao động sản xuất, đi vào nghề nghiệp tương lai với sự hướng dẫn của giáo viên chuyên môn và những cán bộ làm công tác HN với tư cách nhà GD

(Phạm Tất Dong, 1984) [10, Trang 5]

1.3 Đặc điểm của công tác GDHN cho HS THPT

HN là hoạt động trong trường phổ thông nhằm giúp HS có những hiểu biết thông thường để lựa chọn hướng phát triển, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội Trên cơ sở đó các em tiếp tục học tập, rèn luyện để phát triển trong hoạt động nghề nghiệp tương lai

HN cho HS THPT là biện pháp tích cực và hiệu quả mang tính GD và xã hội cao trong việc hướng HS vào những bậc học và ngành nghề, góp phần quan trọng trong việc phân bố nguồn nhân lực trong xã hội một cách hợp lý

HN cho HS THPT góp phần phát triển toàn diện nhân cách của HS Trong công tác giảng dạy ở bậc THPT hiện nay thường chú trọng đến việc truyền thụ kiến

Trang 21

thức mà ít chú ý đến vấn đề phát triển nhân cách Tất nhiên là ở một chừng mực nào

đó như việc ban hành và thực thi nội quy, quy chế, những môn sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, giáo dục công dân….vẫn đóng góp vào việc phát triển nhân cách của học sinh nhưng so với việc dạy tri thức thì nó là một sự so sánh chênh lệch

Trong nhà trường phổ thông thực chất công tác HN là quá trình điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của thế hệ trẻ nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, mối quan hệ giữa cá nhân với nghề, lựa chọn nghề một cách ý thức nhằm bảo đảm cho con người hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp và đạt năng suất lao động cao

HN cho HSPT là một hệ thống các biện pháp của gia đình, nhà trường và xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế

hệ trẻ cả về tâm thế lẫn kĩ năng để các em sẵn sàng đi vào lao động hoặc tự tạo việc làm ở các ngành nghề mà xã hội cần phát triển đồng thời phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân cũng như hoàn cảnh gia đình

HN là hoạt động có tính chất xã hội rộng rãi Để tiến hành HN cho thế hệ trẻ cần có sự tham gia của gia đình, nhà trường, nhà máy và các cơ quan đoàn thể khác Thực tế đã cho thấy rằng, không thể riêng cơ quan nào đảm nhiệm công tác HN mà

có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội Điều này thể hiện trách nhiệm của xã hội, của mỗi cá nhân đối với tương lai của thế hệ trẻ, đối với tương lai của đất nước

HN là quá trình GD liên tục từ những năm đầu của trường phổ thông đến quá trình học nghề và hoạt động nghề nghiệp của con người GDHN không phải là chuyện một sớm một chiều mà là cả một quá trình lâu dài và có sự phối hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau

Quá trình GDHN cho HSPT là quá trình định hướng nghề nghiệp, là quá trình giáo dục liên tục, giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức , tư tưởng, giáo dục lao động, thông tin định hướng nghề nghiệp Đó là quá trình theo dõi, phát hiện, bồi dưỡng tri thức kĩ năng và thái độ cần biết; quá trình củng cố sức khỏe và khả năng tâm sinh lý

để định hướng cho các em

Bản thân hướng nghiệp là một quá trình dạy học phân hoá Dưới những tác động hướng nghiệp, học sinh sẽ từng bước xác định con đường nghề nghiệp tương

Trang 22

lai Công việc này đòi hỏi ở nhà trường sự công phu theo dõi học sinh trong quá trình học hành, đồng thời lại phải có năng lực để tư vấn cho học sinh Cái khó trong hướng nghiệp là không đóng khung cứng nhắc vào một nghề nào đó với một học sinh cụ thể, mà phải mở ra nhiều nghề khác nhau để học sinh tự chọn Trong hướng nghiệp, cần phải có sự động viên tinh thần và đạo đức để học sinh thấy được những hoạt động sản xuất, những nghề mà xã hội đang cần nhân lực Từ đó, các em học sinh sẽ xây dựng cho mình lý tưởng nghề nghiệp

1.4 Mục tiêu và nhiệm vụ của công tác GDHN cho HS THPT

Hướng nghiệp là một nhiệm vụ mang đầy tinh thần trách nhiệm của nhà giáo, của cán bộ quản lý giáo dục trước từng học sinh Trong quá trình hướng nghiệp, người ta phải nghiên cứu học sinh để phát hiện ra những tài năng, những thiên hướng phát triển khác nhau giữa chúng, dự báo sự phát triển nhân cách của từng học sinh trong tương lai, từ đó tư vấn cho từng em về nghề nên chọn

Một điều không kém phần quan trọng của giáo dục hướng nghiệp là giới thiệu cho học sinh về hệ thống nghề nghiệp trong xã hội để học sinh có được sự hiểu biết

về những nghề sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai, những nghề không có nhu cầu nhiều về nhân lực và những nghề mới xuất hiện Trong điều kiện tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà cơ cấu lao động - nghề nghiệp cũng thay đổi theo Những thông tin này hết sức cần thiết, có thể giúp cho học sinh định hướng vào những nghề mà đất nước đang cần phát triển Mục tiêu giáo dục của trường trung học không chỉ là đào tạo những học sinh tốt nghiệp được bậc học này, mà quan trọng hơn là sau khi rời nhà trường, mỗi học sinh phải tự khẳng định được hướng đi tiếp của mình Các em có thể đi học tiếp hoặc kiếm được việc làm Nói cho cùng, mỗi học sinh trước sau sẽ trở thành những người sống với nghề nghiệp mà mình đã chọn Tuy nhiên, không phải cứ thích nghề nào thì sẽ chọn nghề ấy, bởi điều này còn phụ thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân Do vậy, nhà trường phải có khả năng vẽ lên bức tranh rõ nét về năng lực của từng học sinh, giúp các em đối chiếu được những đặc điểm tâm - sinh lý của riêng mình với những yêu cầu về người lao động mà một nghề cụ thể đang đặt ra Đó là việc xác định sự phù hợp nghề

Trang 23

Trong giáo dục hướng nghiệp, để làm rõ mức độ phù hợp nghề của mỗi học sinh, nhà trường phải tiến hành nhiều công việc với nhiều phương pháp khác nhau, nhờ đó học sinh tự trả lời được 3 câu hỏi sau khi định chọn một nghề:

¾ Có thực là mình thích nghề này không (tức là có hứng thú với nghề đó không)?

¾ Cá nhân mình có thể theo đuổi nghề này không (tức là có năng lực về nghề đó không)?

¾ Hiện nay, nhu cầu nhân lực của nghề này như thế nào?

Thực tế hiện nay cho thấy, học sinh trung học của chúng ta quá ít thông tin về nghề nghiệp trong xã hội nên đã tỏ ra rất lúng túng khi viết đơn xin học tiếp một trường hoặc xin làm việc tại một cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nào đó sau khi tốt nghiệp Hiện tượng học sinh trung học đổ xô thi vào một trường đại học để rồi phải hứng chịu cảnh cả trăm người thi mà nhà trường chỉ chọn lấy một Chỉ riêng tình trạng này đã gây ra những phức tạp trong tâm lý thi cử: số người trúng tuyển vào các trường đại học trong mỗi kỳ thi chỉ khoảng ba, bốn trăm ngàn, số người bị gạt lại có tới trên dưới một triệu Người phấn khởi vui vẻ ít hơn người đau khổ bởi cảm giác thất bại Nhiều năm qua chúng ta chưa có cách nào khắc phục được hiện tượng nói trên Song, có thể nói một cách chắc chắn rằng, nếu làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp trong những năm học sinh ngồi trên ghế nhà trường trung học và nếu công tác tư vấn hướng nghiệp luôn luôn được coi trọng thì sẽ hạn chế được rất nhiều hiện tượng nêu lên trên đây

Bản thân hướng nghiệp là một quá trình dạy học phân hoá Dưới những tác động hướng nghiệp, học sinh sẽ từng bước xác định con đường nghề nghiệp tương lai Công việc này đòi hỏi ở nhà trường sự công phu theo dõi học sinh trong quá trình học hành, đồng thời lại phải có năng lực để tư vấn cho học sinh Cái khó trong hướng nghiệp là không đóng khung cứng nhắc vào một nghề nào đó với một học sinh cụ thể, mà phải mở ra nhiều nghề khác nhau để học sinh tự chọn Trong hướng nghiệp, cần phải có sự động viên tinh thần và đạo đức để học sinh thấy được những hoạt động sản xuất, những nghề mà xã hội đang cần nhân lực Từ đó, các em học sinh sẽ xây dựng cho mình lý tưởng nghề nghiệp Có rất nhiều việc ở vùng sâu,

Trang 24

vùng xa, ở những nơi mở ra các lĩnh vực sản xuất mới đang rất cần nhân lực Nếu thanh niên - học sinh chỉ chọn nơi làm việc mà không chọn nghề, chỉ tính đến những nghề để mà có việc làm, không có hoài bão về sự phát triển tương lai, ngại nói đến phấn đấu cho phù hợp với nghề v.v thì đất nước không thể tiến nhanh được

GDHN phải hướng vào mục tiêu "phát triển con người bền vững" Việc này đòi hỏi nhà trường phải tăng cường giáo dục giá trị, làm cho học sinh được quy chiếu về một hệ giá trị mới mà xã hội hướng tới Trong hệ thống giá trị cần được giáo dục cho học sinh, lao động nghề nghiệp một cách có văn hoá (văn hoá lao động) là một giá trị lớn Tuy nhiên, nếu chỉ giáo dục giá trị không thôi thì mới là điều kiện đủ Vấn đề phải là bảo đảm chất lượng giáo dục khoa học và công nghệ Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chương trình và sách giáo khoa mới

Học sinh có tri thức tốt hơn thì sẽ lao động nghề tốt hơn, và hệ quả tất yếu là có chất lượng cuộc sống cao hơn Nhà nghiên cứu Aleksandra Kornhauser cho rằng, tri thức gắn chặt với giá trị sẽ tạo thành sự thông thái Đó là ý kiến hoàn toàn đúng Nếu nhà trường của chúng ta có chương trình giáo dục hiện đại, có sách giáo khoa tốt và biết tích hợp trong mỗi học sinh những tri thức mới cùng với những giá trị lao động thì chúng ta sẽ chuẩn bị tốt những lao động tương lai có chất lượng cao, có đầy

đủ năng lực sáng tạo trong nghề nghiệp

GDHN phải gắn liền với lao động sản xuất, với cuộc sống xã hội đang sôi động bên ngoài Trường trung học của chúng ta đã có những lúc mở rộng hoạt động của học sinh ra khỏi bốn bức tường của mình cho các em được tiếp cận với lao động sản xuất của công, nông, được làm quen với những kỹ thuật và công nghệ đang được áp dụng trong xí nghiệp v.v Hiện nay, nhiều trường của chúng ta đã không làm được điều đó hoặc đã không muốn làm điều đó Hoạt động của nhà trường không lưu thông ra bên ngoài sẽ bế tắc trong việc chuẩn bị tốt cho học sinh đi vào cuộc sống lao động của người lớn

Trang 25

1.5 Cấu trúc của công tác HN

Cấu trúc của công tác hướng nghiệp (CTHN) được Giáo sư K.K Platônốp thể hiện rõ qua mô hình tam giác hướng nghiệp

Hình 1.1 Sơ đồ tam giác hướng nghiệp và các hình thức hướng nghiệp của

K.K Platônốp (Lê Hồng Minh, 2001) [4, Trang 32]

1.5.1 Nội dung của CTHN

1.5.1.1 Các nghề và yêu cầu của nghề

Ngày nay xã hội tồn tại rất nhiều ngành nghề khác nhau với những yêu cầu khác nhau tương ứng Do đó có rất nhiều cơ sở để các nhà nghiên cứu phân loại nghề như:

¾ Phân loại theo hình thức lao động

9 Lĩnh vực quản lý, lãnh đạo

9 Lĩnh vực sản xuất

¾ Phân loại theo sự đào tạo

9 Lao động đã qua đào tạo

9 Lao động không qua dào tạo

Trang 26

¾ Phân loại theo yêu cầu của nghề đối với người lao động Đây là cách phân loại sát với nội dung tam giác HN của K.K Platônốp Theo cách phân loại này các ngành nghề được chia thành:

9 Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính

Công việc trong lĩnh vực hành chính mang tính chất sắp đặt, bố trí, trình bày, phân loại, lưu trữ….các loại hồ sơ, giấy tờ Cán bộ nhân viên trong nghề này thường phải hệ thống hóa, phân loại, xử lý tài liệu, công văn, sổ sách Những chuyên môn thường gặp là chuyên viên văn phòng, thư kí đánh máy, kế toán, thống kê, lưu trữ, kiểm tra, chấm công…

Nghề hành chính đòi hỏi con người bình tĩnh, thận trọng chính chắn, chu đáo Người làm nghề hành chính phải có tinh thần kỉ luật trong việc chấp hành những công việc mang tính sự vụ, biết giữ trật tự, nghiêm túc khi làm việc Ngoài ra bản thân cũng phải thành thạo việc viết văn bản

9 Những nghề tiếp xúc với con người

Nhóm này bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau Đó là những thầy giáo, thầy thuốc, nhân viên bán hàng, nhân viên thư viên, hướng đẫn viên du lịch, cán bộ tổ chức….Tính chất nổi bật của nhóm nghề này là phục vụ trực tiếp các tầng lớp trong xã hội

Nghề tiếp xúc với con người đòi hỏi lao động có thái độ ân cần, cởi mở, chu đáo, có năng lực giao tiếp rộng rãi, óc quan sát tinh tế, cách tiếp xúc mềm dẽo, linh hoạt, tế nhị

Những người làm nghề này tuyệt đối không được có thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, thiếu nhiệt tình, thiếu thông cảm, tham lam, vụ lợi…

9 Những nghề thợ

Tính chất, nội dung lao động của nghề thợ rất đa dạng

Nghề thợ được coi là nghề cơ bản trong xã hội Nghề thợ luôn đại diện cho nền sản xuất công nghiệp Đó là những nghề đòi hỏi tinh thần kỉ luật lao động cao, ý thức chấp hành nghiêm túc kế hoạch của nhà máy, xí nghiệp

Trang 27

Người thợ cần có tinh thần trách nhiệm cao và lòng say mê với công việc kĩ thuật, có năng lực kĩ thuật (óc tưởng tượng kĩ thuật, tư duy, thao tác nhạy bén, hành động trực quan tốt và khéo tay…)

9 Nghề kĩ thuật

Nghề kĩ thuật rất gần với nghề thợ Đó là nghề của các kĩ sư thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất Sự kết hợp và gắn bó giữa hai nghề này sẽ làm cho nền sản xuất và xã hội ngày càng phát triển

Nghề kĩ thuật cần những con người say mê với công việc thiết kế kĩ thuật, nắm được những tri thức kĩ thuật một cách sâu sắc và rộng rãi, nhiệt tình và óc sáng tạo trong công việc

Người làm nghề kĩ thuật còn đóng vai trò tổ chức sản xuất Vì vậy năng lực tổ chức, chỉ đạo sản xuất là năng lực rất cơ bản

9 Những nghề trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật

Phần lớn những nghề này đòi hỏi con người phải có năng lực chuyên môn dặc biệt Do lĩnh vực văn học, nghệ thuật rất rộng rãi nên năng lực tương ứng với các nghề ở đây hết sức đa dạng

Người làm công tác văn học , nghệ thuật phải có hứng thú sáng tác, kiên trì trao dồi tài nghệ, sẵn sàng phục vụ quần chúng lao động

Ngoài hứng thú sáng tạo văn học, nghệ thuật, người làm nghề văn học, nghệ thuật phải có óc quan sát tinh tế, năng lực diễn đạt ý tưởng và tình cảm, năng lực tác động đến người khác bằng ngôn ngữ, năng lực thâm nhập vào quần chúng

9 Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Đó là những nghề nghiên cứu tìm tòi những quy luật trong đời sống xã hội, trong thế giới tự nhiên cững như trong tư duy con người Người làm công tác nghiên cứu khoa học phải say mê tìm kiếm chân lý, ham thích học hỏi, có ý thức trách nhiệm và thái độ hết sức khách quan trước các sự việc, các hiện tượng cần nghiên cứu

Để nâng cao chất lượng các công trình khoa học, người nghiên cứu phải luôn rèn luyện tư duy logic, tích lũy tri thức, cần cù, kiên trì, độc lập, sáng tạo….Đó là những phẩm chất hết sức cơ bản đối với họ

Trang 28

9 Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên

Lĩnh vực này thường là các nghề chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, thuần dưỡng súc vật, làm vườn….người muốn làm nghề này phải có lòng yêu thích thiên nhiên, say mê với thế giới động vật, thực vật Ngoài ra còn phải có những phẩm chất như: cần cù chịu dựng khó khăn, kiên trì theo đuổi mục đích, thận trọng và tỉ mỉ…

9 Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt

Đây là những nghề mà điều kiện môi trường làm việc “không bình thường” như: lái máy bay thí nghiệm, phi hành gia vũ trụ, khai thác tài nguyên dưới đáy biển, thám hiểm….đức tính không thể thiếu được khi làm nghề này là lòng quả cảm, ý chí kiên cường, say mê với công việc đầy mạo hiểm, sẵn sàng vực qua những khó khăn

to lớn Ngoài ra còn phải thích ứng với cuộc sống hay thay đổi, không ổn định Hiện nay, trong công tác GDHN ở các trường THPT người ta thường sử dụng bảng mô tả nghề để tư vấn HN cho HS Về thực chất đó là bản mô tả nội dung, tính chất, phương pháp, đặc điểm tâm sinh lý cần phải có, những điều cần tránh khi lao động nghề Được giải thích cặn cẽ về nghề, người chọn nghề sẽ có những định hướng ban đầu cho việc lựa chọn nghề của mình Trong bản mô tả nghề thường có các mục

¾ Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề Cùng với việc trình bày này, người ta còn giới thiệu qua về lịch sử của nghề

¾ Nội dung và tính chất lao động của nghề

¾ Những điều kiện cần thiết khi tham gia lao động nghề

¾ Những chống chỉ định y học: Những đặc điểm tâm lý và sinh lý không bảo đảm cho việc học nghề và hành nghề, những bệnh tật mà nghề không chấp nhận…

¾ Những điều kiện bảo đảm cho người lao động khi làm việc

¾ Những nơi có thể theo học nghề

¾ Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề

Trang 29

1.5.1.2 Nhân cách và năng lực cá nhân của người lao động

“Năng lực là sự tương xứng giữa một bên là những đặc điểm tâm lý và sinh lý của một con người với một bên là những yêu cầu của hoạt động đối với con người

đó Sự tương ứng ấy là điều kiện để con người người hoàn thành những công việc

mà hành động phải thực hiện” (John W Santrock, 2004) [2, Trang 86]

Con người ai cũng có năng lực, không có năng lực này thì có năng lực khác Một người thường có nhiều năng lực khác nhau Do đó người ta có thể làm những nghề này đồng thời cũng có thể làm những nghề khác Khi chọn nghề nếu không chọn được nghề mình yêu thích thì không nên vì thế mà đứng ngoài các nghề khác

Năng lực không có sẳn cho mọi người mà nó hình thành nhờ sự học hỏi và tập luyện Yếu tố rất quan trọng để con người có được năng lực nào đó là ý thức vươn lên Tất nhiên dựa trên nền tảng cở sở tâm lý, sinh lý và năng lực cá nhân

Trên cơ sở năng lực con người có thể hình thành nên tài năng Tài năng khác năng lực ở chổ: nếu năng lực giúp con người lao động kết quả thì tài năng sẽ mang lại cho hiệu động có chất lượng và hiệu quả cao, đạt thành tích xuất sắc Tài năng là kết quả của lao động kiên trì, không mệt mỏi với một lý tưởng kiên định

Trong thực tế người ta xét mối tương quan giữa những đặc điểm nhân cách, năng lực (về đặc điểm tâm lý và sinh lý) với yêu cầu của nghề (với tư cách là một hoạt động) Nếu tương quan này thể hiện rõ nét (có nhiều sự tương ứng) thì coi là phù hợp cao và ngược lại Đó là sự phù hợp nghề

Để tạo ra sự phù hợp nghề bắt buộc phải có sự rèn luyện bản thân, vì nó không phải tự nhiên, không phải bẩm sinh Sự rèn luyện đó sẽ giúp cho cá nhân có được những phẩm chất, những thuộc tính tâm sinh lý tương ứng với những yêu cầu của nghề định chọn

Yếu tố rất quan trọng để tạo nên sự phù hợp nghề là hứng thú Hứng thú nghề nghiệp là một động lực mạnh mẽ giúp con người vượt lên mọi trở ngại để nắm được nghề mà họ yêu thích

Học tập và rèn luyên bản thân để có được năng lực nghè cũng là điều kiện tạo

ra sự phù hợp nghề

Trang 30

Có một thông tin mà người chọn nghề phải nắm vững đó là những bệnh tật cần kiên tránh đối với những nghề cụ thể

1.5.1.3 Thị trường lao động

Nói đến thị trường có thể hình dung ngay đến việc mua và bán Ở đó thể hiện quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị Thị trường lao động không nằm ngoài những quy luật đó Trong thị trường lao động, lao động được thể hiện như một hàng hóa, nghĩa là nó được mua dưới hình thức tuyển chọn, kí hợp đồng ngắn hạn và dài hạn… và được bán – tức là được người có sức lao động thỏa thuận với bên yêu cầu nhân lực - ở các phương diện: tiền lương, các khoản phụ cấp, chế

độ phúc lợi, chế độ bảo hiểm…

Thông tin về thị trường lao động có ý nghĩa rất quan trọng đến việc định hướng chọn nghề Theo quy luật cung – cầu, nếu thị trường lao động không có nhu cầu về một loại hình lao động nào đó mà ta cứ cố tình nộp đơn xin được tuyển chọn hoặc kí hợp đồng lao động thì chắc chắn không bao giờ được thỏa mãn nguyện vọng Nhu cầu lao động phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tiêu dùng trong xã hội Xã hội không

có nhu cầu đối với một loại sản phẩm nào đó thì chuyên môn làm ra sản phẩm đó sẽ không có nhu cầu tuyển chọn lao động

Quy luật giá trị cũng có giá trị rất lớn đối với việc chọn nghề Học vấn cao, tư duy kĩ thuật linh hoạt, tay nghề vững chắc… là những giá trị bền vững trong lao động sản xuất và hoạt động nghề nhiệp Điều này liên quan chặc chẽ đến quy luật cạnh tranh

1.5.2 Hình thức GDHN

1.5.2.1 Tư vấn nghề

Đây là hình thức tác động nghề nghiệp thông qua sự góp ý và lời khuyên của những nhà chuyên môn đối với việc lựa chọn nghề Thông thường người ta thành lập những ban tư vấn nghề nghiệp trong trường học hoặc trung tâm tư vấn HN ngoài nhà trường Tại đó, người ta nghiên cứu, theo dõi sự phát triển và những đặc điểm tâm sinh lý của HS, đối chiếu những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề rồi giới thiệu một số nghề nên chọn

Trang 31

Tại các trung tâm tư vấn HN của nhiều nước, HS đến đó nhiều lần trong thời gian học tập một cấp học Người làm công tác tư vấn lập sổ HN cho từng HS trong

đó có đủ những mục cần thiết liên quan đến việc chọn nghề Sau mỗi lần tư vấn với

HS người làm tư vấn ghi lại những gì cần thiết để cuối cùng, trên cơ sở đó cho HS những lời khuyên chọn nghề cụ thể

Trong nhiều trường hợp, người làm công tác tư vấn đặt mối liên hệ mật thiết với gia đình để cùng phối hợp tác động tới HS

1.5.2.2 GD nghề nghiệp

Công việc chủ yếu của GD nghề nghiệp là cung cấp thông tin về sự phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là những nghề đang có nhu cầu nhân lực một cách cấp thiết, về những yêu cầu tâm lý và sinh lý mà mỗi nghề đặt ra, về tình hình phân công lao động xã hội, về hệ thống đào tạo nhân lực….Đối tượng tác động chủ yếu là HS nhưng đôi khi người ta cũng phải cung cấp thông tin cho cha mẹ HS nhằm mục đích phối hợp HN cho trẻ một cách thống nhất Các phòng HN của các trường PT hiện nay đang làm nhiệm vụ thông tin nghề nghiệp là chủ yếu

Sau khi cung cấp cho HS những thông tin nghề nghiệp người ta thường tiến hành một số biện pháp nhằm làm cho các em có điều kiện làm quen với một số nghề , tham gia lao động một số buổi với các nghề đó Đây là một cách thử sức cần thiết

để HS tự kiểm nghiệm hứng thú, năng lực của mình Từ đó, mỗi HS có thể hình thành sơ bộ về sự phù hợp nghề của mình

Quá trình thông tin nghề nghiệp cần phải tuân thủ, đáp ứng những yêu cầu sau:

¾ Giúp cho HS định hướng vào những nghề cần phát triển, đặc biệt những nghề ở địa phương

¾ Gây hứng thú nghề nghiệp ở HS, từng bước xóa bỏ những thiên kiến, những quan niệm lạc về một số nghề trong xã hội

¾ Tạo điều kiện để HS phát triển năng lực kĩ thuật tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đang hình thành

¾ Làm cho mỗi HS có thái độ đúng đắn đối với lao động nghề nghiệp, biết tôn trọng người lao động, có ý thức bảo vệ của công, bảo về thành quả lao động của người khác

Trang 32

1.5.2.3 Tuyển chọn nghề

Công việc này không thuộc chức năng của trường PT nhưng lại có quan hệ mật thiết với công việc định hướng cũng như tư vấn nghề nghiệp Thực chất của tuyển chọn nghề nghiệp là căn cứ vào nhu cầu nhân lực của một số nghề cụ thể mà đi tìm những người có đặc điểm nhân cách phù hợp Trong trường PT mọi việc thuộc lĩnh vực tư vấn nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp lại phải tạo ra những cứ liệu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển chọn nghề nghiệp sau này

(Phạm Tất Dong, 2005) [15, Trang 24]

1.6 Một số điều kiện tổ chức GDHN cho HS THPT

GDHN cho HS THPT được thực hiện chủ yếu tại các trường THPT và các Trung tâm Kĩ Thuật Tổng Hợp- HN

Việc tổ chức GDHN được thực hiện dựa trên một số điều kiện:

¾ Đội ngũ cán bộ giáo viên HN gồm:

9 Giáo viên chủ nhiệm lớp và những giáo viên có năng lực tổ chức hoạt động GDHN trong trường PT

9 Giáo viên giảng dạy những môn học nghề

9 Các chuyên gia tư vấn ở các trường Đại Học, cao Đẳng, THCN, Dạy Nghề hay các lĩnh vực khác

9 Những người trực tiếp sản xuất với vai trò trợ giảng

¾ Về cơ sở vật chất

9 Tài liệu GDHN cho giáo viên phải đầy đủ

9 Tài liệu tham khảo, nguồn thông tin, tư liệu cho nội dung GDHN cần được bổ sung thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của HS

9 Cơ sở vật chất để tiến hành tổ chức lớp học phải đảm bảo như: phòng học, bàn ghế, văn phòng tư vấn, …

9 Phương tiện, thiết bị, công cụ cần thiết dể trực tiếp thực hiện công tác giảng dạy phải đầy đủ

Ngoài ra còn có sự hổ trợ của các nguồn lực bên ngoài nhà trường cho hoạt động GDHN như: phụ huynh học sinh, các cơ quan đoàn thể , tổ chức xã hội, các cơ

sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan thông tin,…

Trang 33

1.7 Vận dụng lý thuyết hoạt động vào công tác GDHN

Kể từ khi bắt đầu cho việc nghiên cứu HN ở Việt Nam, từ những năm 1980 trở lại đây những công trình về HN thường vẫn theo cấu trúc được xác định từ tam giác

HN do Platônốp đề xuất Tuy nhiên, có một vấn đề lớn đặt ra là việc chọn nghề của thanh niên được gọi là hợp lý khi thõa mãn được 3 yêu cầu sau đây:

¾ Nghề đó phải thực sự là nguồn hứng thú của người chọn nghề

¾ Người chọn nghề phải có năng lực đáp ứng với yêu cầu của nghề

¾ Nghề được chọn phải là nghề đang cần được phát triển

Tuy nhiên trong thực tế tại phòng tư vấn nghề chẳng hạn, nếu dùng một số test

để đo lường hứng thú và năng lực của một số thanh niên cụ thể rồi căn cứ vào yêu cầu của nghề để kết luận về sự hợp nghề thì phòng tư vấn chẳng khác gì một phòng hành chính chỉ giải quyết những dữ liệu hiện tại Điều này hoàn toàn đặt khách hàng vào thế thụ động mà không chỉ ra được triển vọng phát triển của cá nhân

1983 GS.TS Phạm Tất Dong cùng nhóm nghiên cứu HN (Nguyễn Thế Tường, Phạm Ngọc Luân, Trần Thị Ánh Tuyết) đã thảo luận về vấn đề HN và đi đến kết luận rằng: hứng thú và năng lực kĩ thuật (hai yếu tố được nhóm suy nghĩ để hướng dẫn HS chọn nghề kĩ thuật) phải được tiến hành bằng những hoạt động trong các tiết học GDHN Song, không thể căn cứ vào lời tự bạch của học sinh về hứng thú kĩ thuật mà khẳng định các em có thực sự hứng thú với nghề kĩ thuật hay không ? Nhóm nghiên cứu đã thực hiện việc đo hứng thú kĩ thật thông qua các hoạt động:

¾ Hoạt động học tập môn kĩ thuật trên lớp

¾ Hoạt động đọc sách và tài liệu tham khảo về kĩ thuật có liên quan đến nội dung nghề kĩ thuật định lựa chọn

¾ Hoạt động ngoài giờ để có những ứng dụng kĩ thuật liên quan đến kĩ thuật mà HS đó lựa chọn

Công việc trên được tiến hành dựa trên việc thiết kế các test để làm bộc lộ được cái gọi là hứng thú qua các hoạt động, dựa trên số liệu thu được mà kết luận về hứng thú của các em

Về năng lực kĩ thuật ,nhóm nghiên cứu của GS.TS Phạm Tất Dong đã chú ý đến tổ hợp năng lực thành phần Đó là :

Trang 34

¾ Khả năng tưởng tượng kĩ thuật

¾ Khả năng thiết kế kĩ thuật

¾ Khả năng vận hành kĩ thuật

Sau khi đo đạt năng lực cụ thể sẽ đưa các em vào hoạt động cụ thể Sau khi HS nắm được cụ thể các hoạt động, phải chỉ ra cho HS những phương tiện cần thiết để làm ra sản phẩm trung gian

HS rất thích tham gia các hoạt động lao động để thử sức mình Trong quá trình thử sức, người làm HN phải chỉ cho HS những nghề có đối tượng lao động, mục đích lao động, phương tiện lao động, điều kiện lao động gần nhau hoặc giống nhau (theo E.A Climốp thì đó là những nghề có chung hoặc gần giống nhau về công thức)

Thời gian gần dây, do đáp ứng nhu cầu của HS trong việc chạy đua vào Đại Học- mà thường thì sự chạy đua này lại chính từ sự điều khiển của phụ huynh – nhiều trường đã bỏ giờ HN để đi theo con đường dạy thêm, luyện thi Đó là hiện tượng không bình thường trong đời sống học đường Trong khi đó quá trình công nghiệp hóa đang yêu cầu tập trung tích tụ ruộng đất và hàng triệu nhân công đi vào các nghề phi nông nghiệp Các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng tăng về số lượng, qui mô và chất lượng sản xuất; những công nghệ nước ngoài được nhập….Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tất yếu kéo theo sự chuyển dịch của cơ cấu lao động Vì vậy việc HN là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nếu không sự mất hướng chọn nghề sẽ diễn ra

GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng: càng đi vào công nghiệp hóa càng phải biết vận dụng lý thuyết hoạt động vào HN Lý do là, nói đến công nghiệp hóa là nói đến

sự đổi mới và trang bị lại những công nghệ mới, mà công nhệ mới bao giờ cũng đòi hỏi những con người có đủ năng lực làm chủ nó, nắm được bí quyết của từng công nghệ Hơn nữa, theo chủ trương của Đảng và nhà nước thì thanh niên cần phải biết

tự học, tự hoàn thiện tay nghề, tự tìm kiếm việc làm HN rồi sẽ chiếm lĩnh internet; yêu cầu thanh niên muốn biết yêu cầu của nghề, muốn biết thị trường lao động….phải nắm được internet Chỉ như vậy thôi thì HN đã trở thành một hoạt động

mà mỗi thanh niên phải tự tiến hành (Phạm Tất Dong, 2003) [9, Trang 6]

Trang 35

1.8 Công tác tư vấn HN trong nhà trường THPT

1.8.1 Khái ni ệ m về tư vấn nghề nghiệp

Công tác HN gồm ba bộ phận cấu thành

¾ Định hướng nghề nghiệp là việc xác định những nghề có thể tham gia, trong đó có sắp xếp thứ tự ưu tiên của sự lựa chọn Để định hướng đúng người ta phải có những thông tin cần thiết về những yêu cầu đối với con người mà nghề đặt ra cùng với những thông tin về thị trường lao dộng

¾ Tuyển chọn nghề nghiệp là việc xác định sự phù hợp nghề của một người

cụ thể trước khi nhận hay không nhận họ vào làm việc ở nơi cần nhân lực dựa trên những yêu cầu cụ thể

¾ Tư vấn nghề nghiệp là công việc “đứng giữa” hai công việc trên :qua tư vấn người ta có thể có sự định hướng nghề nghiệp đúng hơn hoặc có sự chuận bị tốt hơn đối với việc xin được tuyển vào làm việc ở một nghề nào

đó Thực chất của tư vấn chọn nghề là cho những lời khuyên chọn nghề đối với những ai muốn tìm cho mình một nghề yêu thích để cống hiến tài năng và trí tuệ, để có được tiến bộ nghề nghiệp…

Tư vấn HN là công việc mà đòi hỏi người làm việc này phải có tinh thần trách nhiệm rất cao trước việc đưa ra những lời khuyên Việc chọn nghề thiếu luận cứ khoa học sẽ gây ra những thiệt hại to lớn về phía HS ở giai đoạn chọn nghề cũng như với hoạt động lao động nghề nghiệp (Phạm Tất Dong, 2005) [14, Trang 89]

1.8.2 Vai trò của Công tác tư vấn HN trong nhà trường

Riêng trong hệ thống GD quốc dân, GDPT hiện nay đã được chuyển đổi mục tiêu từ nội dung đến phương pháp đào tạo, hòa nhập theo xu hướng chung của thế giới, đặt nặng tính thực nghiệm và GD tổng hợp –HN Một nền GDPT chú trọng bồi dưỡng sức lao động kĩ thuật sơ cấp (học nghề PT), sẳn sàng chuẩn bị cho một bộ phận lớn HS sẽ phải ra trường , tham gia vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu xã hội

GD Đại Học và chuyên nghiệp lại gắn chặt với yêu cầu chuyên môn HN, tư vấn nghề sẽ thực sự giúp HS hình thành các năng lực thích nghi được trong thế giới việc làm, thi trường lao động nhiều biến động…người học phải được đào tạo HN

Trang 36

sâu sắc, đầy đủ tri thức và sự trải nghiệm, cảm nhận được tư vấn nghề, hỗ trợ được

về mặt lý luận và thực tiển

Hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của xã hội, mỗi người lao động tương lai đều phải thông thạo một nghề và biết nhiều nghề để có thể dể dàng chuyển đổi nghề khi được yêu cầu Việc cho HSPT lời khuyên đi vào một nghề nhất định là rất khó và chưa phù hợp, bên cạnh những lời khuyên về hướng chọn nghề chúng ta cần phải cho HS những lời khuyên về học tập để đáp ứng nền tảng tri thức tiếp thu kiến thức nghề nghiệp

Tư vấn HN trong trường PT thể hiện ở lời khuyên của giáo viên đối với HS trong trường hợp các em chưa chưa xác định được dựa trên những hiểu biết về nhân cách, năng lực của các em cũng như yêu cầu nghề nghiệp, yêu cầu nhân lực xã hội

1.8.3 Quy trình tư vấn HN cho HS THPT

Khi nhận được nguyện vọng tư vấn chọn nghề do HS đề đạt, cơ quan tư vấn cần thực hiện theo quy trình sau;

¾ Nghiên cứu những tư liệu do HS gởi đến

¾ Nghiên cứu những họa đồ nghề nghiệp tương ứng với nguyện vọng chọn nghề của HS

¾ Tiến hành những trắc nghiệm để xác minh lại những đặc điểm tâm lý và sinh lý cần thiết phải có

¾ Nghiên cứu nhu cầu lao động của địa phương

¾ Đưa ra những lời khuyên chọn nghề

Để đảm bảo độ chính xác cao trong lời khuyên, cơ quan tư vấn nên có những thành viên sau đây tham gia: đại diện cơ sở GD, thầy thuốc, cán bộ phụ trách lao động, nhà tâm lý học, nhà xã hội học, nhà kinh tế học (Phạm Tất Dong, 2005) [15, Trang 94]

1.8.4 Những lưu ý cho HS trong quá trình tư vấn HN

1.8.4.1 Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm trong HN

Chỉ quan tâm đến những nghề được đào tạo trong các trường đại học Khi không trúng tuyển vào đại học thì mang mặc cảm thất bại hoặc luyện lại chờ mùa thi sau mà không chọn những nghề được đào tạo ở các trường THCN hay Dạy Nghề

Trang 37

Coi thường một số nghề, cho đó là những công việc thấp hèn , có thái độ không đúng với chính những người lao động trong nghề đó

Dựa vào ý kiến người khác khi lựa chọn nghề, không độc lập quyết định được

1.8.4.2 Đạo đức và lương tâm nghề nghiệp là yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động

Nghề nào cũng có những yêu cầu cao về đạo đức và lương tâm ở người lao động Đề cao đạo đức và lương tâm nghề nghiệp là nguyên tắc hành nghề

Đạo đức nghề nghiệp được đo bằng thái độ phục vụ, bằng năng suất lao động, bằng sự tuân thủ những nguyên tắc, hành vi trong lao động nghề nghiệp

Những người thừa nhận những quy tắc, hành vi, chuẩn mực đạo đức, đòi hỏi đồng nghiệp phải tuân thủ đầy đủ nhưng bản thân không chấp hành nghiêm túc thì được coi là người thiếu lương tâm

Đạo đức và lương tâm nghề nghiệp là yếu tố cốt lõi để con người lao động ứng xử

có văn hóa trong lúc hành nghề Chúng ta coi trọng tài năng nhưng phải giữ đúng nguyên tắc: “Đức là gốc” (Phạm Tất Dong, 2005) [14, Trang 96]

Trang 38

1.9 Một số vấn đề về GDHN của nước ta trong giai đoạn hiện nay

1.9.1 Quan điểm về GDHN

Tổ chức GD, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) coi HN như một quá trình cung cấp cho người học những thông tin về bản thân họ Tuy nhiên, trong xu thế mới HN không chỉ là cung cấp thông tin mà cần phải chỉ ra sự phát triển về mặt cá nhân, xã hội và nghề nghiệp của HS Theo đó HN phải bao gồm

cả 4 thành phần: chương trình hướng dẫn, kế hoạch cá nhân, dịch vụ giải thích và hệ thống hỗ trợ

Thông thường HN được hiểu là các biện pháp tác động của xã hội (bao gồm

cả gia đình và nhà trường) đến nhận thức, thái độ và hành vi lựa chọn nghề, chọn trường học của đối tượng theo chiều hướng phù hợp giữua sự lựa chọn cá nhân với các yêu cầu của nghề được chọn Qua đó đảm bảo tối đa lợi ích của cá nhân và xã hội; khai thác và sử dụng triệt để khả năng, tiềm năng và ưu thế của cá nhân trong việc hành nghề trong suốt cuộc đời và đảm bảo sự khai thác hợp lý nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế

Với cách hiểu như trên, nếu cho rằng công tác HN là chủ yếu hướng tới việc định hướng chọn nghề trong tương lai của thanh niên thì chưa đúng với chức năng của HN mà cần phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn, tức là không thể tác động vào nhận thức các nhân đối với nghề định chọn mà còn làm cho cá nhân hiếu được giá trị của nghề; hình thành hứng thú, say mê và tâm nguyện cống hiến cuộc đời cho nghề đã chọn HN là làm cho cá nhân lấy việc hành nghề làm lẽ sống chứ không phải là phương tiện kiếm sống Với cách hiểu đó HN là lĩnh vực hoạt động phức tạp, các biện pháp tác động phải được dựa trên cơ sở về tâm lý học, y học, sinh lý học,

GD học, xã hội học, kinh tế học và nhiều ngành khoa học khác Vì vậy cần có sự tham gia đồng bộ của các bộ phận xã hội

Theo TS Mai Ngọc Luông – Giám Đốc Trung Tâm Phổ Thông (Viện Nghiên Cứu GD) – vấn đề định hướng nghề nghiệp là tổ hợp các biện pháp tâm lý sư phạm nhằm hướng tới quá trình hình thành việc chọn nghề, chọn ngành, chọn trường tương ướng với năng khiếu, năng lực của HS

Trang 39

1.9.2 Một số quy định về dạy nghề PT

Hệ thống đào tạo nghề ở nước ta từ trung ương đến địa phương rất đa dạng Trong các trường dạy nghề hoặc THCN đều có nhiều hình thức đào tạo, những hình thức này sẽ tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội nâng cao chuyên môn của mình

¾ Hình thức chính qui tập trung: thời gian đào tạo 2 – 3 năm

¾ Hình thức ngắn hạn: thời gian đào tạo 3 -12 tháng

¾ Hình thức bồi dưỡng nâng bậc thợ: đào tạo dưới 6 tháng

Chỉ xét riêng trong chương trình THPT, bắt đầu từ năm học 2003 – 2004 đã có những đổi mới trong quy định và thí điểm về dạy học môn kĩ thuật nghề cho HS và được biên soạn với thời lượng dạy phần kĩ thuật nghề là 612 tiết Hiện nay, trên cả nước, các trường THPT căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của địa phương mà cho

HS học một số kĩ thuật nghề phổ biến tùy từng trường như: may công nghiệp, điện dân dụng, điện tử dân dụng, làm vườn, chăn nuôi heo, nuôi cá, trồng lúa, thú y….các trường địa phương có thể chọn kĩ thuật nghề phù hợp và tự soạn chương trình kĩ thuật nghề theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Đối với trường THPT kĩ thuật Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nhấn mạnh ba lĩnh vực đào taọ sâu trong lĩnh vực đào tạo nghề công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp và dịch

vụ, dây là cơ sở kĩ thuật của những lĩnh vực nghề khác Chương trình công nghệ cũng được sắp xếp theo thứ tự thực hiện các nội dung cho phù hợp với chương trình đào tạo nghề

Một trong những nội dung hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GD lao động HN cho

HS của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là thông qua dạy nghề PT để HN cho HS Đồng thời yêu cầu các Sở Giáo Dục và Đào Tạo giao chỉ tiêu kế hoạch học nghề PT cho các trường và các trung tâm kĩ thuật tổng hợp HN

Những trường PT dạy 2 buổi /ngày phải dành thời gian theo qui định cho HS lớp cuối cấp học nghề PT

Ở các trường THPT kĩ thuật, môn kĩ thuật nghề được tính hệ số 3

Ở chương trình THPT phân ban hiện nay đã có môn GDHN chính thức dành cho khối lớp 10

Trang 40

1.9.3 GDHN và sự phân ban

Công tác hướng nghiệp rất hoan nghênh chủ trương dạy học phân hoá của Đảng

và Nhà nước Chủ trương này đã có từ lâu Nghị quyết 14-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IV) về cải cách giáo dục đã ghi: "Nội dung giáo dục ở trường phổ thông trung học cũng mang tính chất toàn diện và kỹ thuật tổng hợp, nhưng có chú ý đến việc phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân … sẽ thực hiện việc phân ban một cách hợp lý trên cơ sở giáo dục toàn diện"

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII, 1993) một lần nữa khẳng định: "Hình thành bậc trung học mới nhằm chuẩn bị cho một bộ phận học sinh tiếp tục học lên và đa số tốt nghiệp có thể vào đời, giáo dục kỹ năng lao động và hướng nghiệp cho học sinh theo hướng liên kết giáo dục phổ thông với giáo dục chuyên nghiệp, hình thành cấp trung học chuyên ban"

Đến Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), chủ trương phân ban đã được điều chỉnh Ngày 1 tháng 9 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 30/1998/CT.TTG về điều chỉnh chủ trương phân ban theo tinh thần nghị quyết 02-NQ/TW của Đảng Đến năm 2004, Quốc hội đã có nghị quyết 37/2004/QH11 về điều chỉnh phương án phân ban trung học phổ thông, góp phần tích cực vào giáo dục hướng nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam Đến nay, vấn đề dạy học phân hoá đã được ghi vào Luật Giáo dục 2005: "Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học

cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh"

Qua các văn kiện của Đảng và Nhà nước, ta có thể thấy rằng, chủ trương dạy học phân hoá có đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý để thi hành Đáng tiếc là, cho đến nay, giáo dục vẫn còn lúng túng với dạy học phân hoá, đưa ra vấn đề phân ban tuy đã muộn mà vẫn chưa có được những ý kiến đồng thuận trong xã hội Mặc dù có nhiều

ý kiến khác nhau, chủ trương phân ban qua dạy học phân hoá mà Đảng và Nhà nước nêu lên từ Nghị quyết về cải cách giáo dục số 14/NQ/TW (1979) cho đến nay vẫn

Ngày đăng: 27/02/2019, 10:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Châu Kim Lang. 2002. Tổ Chức Quản Lý Quá Trình Đào Tạo. Trường Đại Học Sư Phạm Kĩ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ Chức Quản Lý Quá Trình Đào Tạo
2. John W.Santrock (Trần Thị Lan Hương biên bịch). 2004. Tìm Hiểu Thế Giới Tâm Lý Của Tuổi Vị Thành Niên. Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm Hiểu Thế Giới Tâm Lý Của Tuổi Vị Thành Niên
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Phụ Nữ
3. Hoàng Phê (Chủ Biên). 2006. Từ Điển Tiếng Việt. Nhà Xuất Bản Đà Nẳng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Đà Nẳng
4. Lê Hồng Minh. 2001. Một số giải pháp tổ chức hoạt động tư vấn HN cho thanh thiếu niên trên địa bàn Tp.HCM. Luận văn Thạc sĩ Quản Lý GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp tổ chức hoạt động tư vấn HN cho thanh thiếu niên trên địa bàn Tp.HCM
5. Lê Văn Phục. 2005. Việc Làm Cho Tân Cử Nhân. Giáo Dục Và Thời Đại Chủ Nhật. Số 3.6. Luật Giáo Dục 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc Làm Cho Tân Cử Nhân". Giáo Dục Và Thời Đại Chủ Nhật. Số 3. 6
7. Nguyễn Khắc Viện (Chủ Biên). 1991. Từ Điển Tâm Lý. Nhà Xuất Bản Ngoại Văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Điển Tâm Lý
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Ngoại Văn
8. Nguyễn Văn Đạm. 2004. Từ Điển Tường Giải Và Liên Tưởng Tiếng Việt. Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Điển Tường Giải Và Liên Tưởng Tiếng Việt
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin. Hà Nội
9. Phạm Tất Dong. 2003. Vận Dụng Lý Thuyết Hoạt Vào Công Tác Hướng Nghiệp. Tạp Chí Tâm Lý Học. Số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận Dụng Lý Thuyết Hoạt Vào Công Tác Hướng Nghiệp
10. Phạm Tất Dong, Phan Huy Thụ, Nguyễn Thế Quãng, Đoàn Chi, Lê Đức Phúc, Tô Bá Trọng và Nguyễn Thế Trường. 1984. Hoạt Động Hướng Nghiệp ở Trường Phổ Thông. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt Động Hướng Nghiệp ở Trường Phổ Thông
11. Phạm Tất Dong. Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Hải Khoát. 2001. Tâm Lý Học Đại Cương. Nhà Xuất Bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm Lý Học Đại Cương
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Thống Kê
12. Phạm Tất Dong, Nguyễn Như Ất. 2002. Sự Lựa Chọn Tương Lai. Nhà Xuất Bản Thanh Niên. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự Lựa Chọn Tương Lai
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Thanh Niên. Hà Nội
13. Phạm Tất Dong. 1989. Giúp Bạn Chọn Nghề. Nhà Xuất Bản Giáo Dục. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giúp Bạn Chọn Nghề
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Giáo Dục. Hà Nội
14. Phạm Tất Dong. 2003. Thực Trạng Năng Lực Cán Bộ Giáo Viên Hướng Nghiệp. Nhà Xuất Bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực Trạng Năng Lực Cán Bộ Giáo Viên Hướng Nghiệp
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Hà Nội
15. Phạm Tất Dong. Hà Để. Phạm Thị Thanh và Trân Mai Thu. 2005. Giáo Dục Hướng Nghiệp 9- Sách Giáo Viên. Nhà Xuất Bản Giáo Dục. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Dục Hướng Nghiệp 9- Sách Giáo Viên
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Giáo Dục. Hà Nội
16. Phan Chính Thúc. 2002. Chính Sách Dào Tạo Nghề Góp Phần Phát Triển Nguồn Nhân Lực. Từ Chiến Lược Phát Triển Giáo Dục Đến Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực. Nhà Xuất Bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính Sách Dào Tạo Nghề Góp Phần Phát Triển Nguồn Nhân Lực
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Giáo Dục
17. Trần Trọng Hà và La Thế Thượng. 2006. Giới Thiệu Giáo Án Hướng Nghiệp 10. Nhà Xuất Bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới Thiệu Giáo Án Hướng Nghiệp 10
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Hà Nội
19. Võ Thị Xuân. 2003. Bài Giảng Lịch Sử Phát Triển Giáo Dục Hướng Nghiệp Việt Nam. Trường Đại Học Sư Phạm Kĩ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài Giảng Lịch Sử Phát Triển Giáo Dục Hướng Nghiệp Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w