Mẹo khi thi starter giúp các em nhỏ từ 67 tuổi và phụ huynh nắm vững cấu trúc kì thi trước khi thi, giúp các em tự tin hơn khi làm bài, giúp phụ huynh dễ dàng ôn luyện cho các em. có hình ảnh minh họa và hướng dẫn bằng tiếng việt
Trang 1I/ GIỚI THIỆU
CAMBRIDGE ENGLISH : YOUNG LEARNERS TESTS
- Cambridge English : Young learners tests là kỳ thi dành cho những học viên tuổi từ 7 đến 12
- Các kỳ thi bao gồm 3 cấp độ : Starter, Mover và Flyer Những bài kiểm tra này chuẩn bị cho người học
từ trình độ cơ bản đến trình độ CEFR cấp độ A2
- Không có đậu hay rớt trong các kì thi này, học viên sẽ nhận được từ 1 đến 5 khiêng cho mỗi phần để đánh giá công nhận mức độ thành thạo của học viên trong từng phần
KÌ THI STARTER BAO GỒM NHỮNG PHẦN NÀO?
- Starter là mức độ đầu tiên trong hệ thống chứng chỉ, và kỳ thi này dành cho học viện lứa tuổi 7+
Những lời yêu cầu rất đơn giản, và nội dung của bài thi bao gồm từ vựng và cấu trúc trong giáo trình
Starters Từ vựng chính thức trong đề thi starter sẽ được đính kèm phía sau Bài thi starter bao gồm 3
phần
Độ dài bài thi Số phần Số lượng câu hỏi
II/ LISTENING : ( NGHE)
Tóm tắt :
Thời gian : 20 phút
Số lượng câu hỏi : 20 câu
Phần Tư liệu Kỹ năng Yêu cầu cần đạt Số câu hỏi
1 Hình ảnh và đọan hội
thoại
Lắng nghe từ vựng
và các vị trí trong hình
Thực hiện đúng yêu cầu, vẽ đường thằng tới vị trí chính xác trên hình vẽ
5
2 Hình ảnh minh họa câu
hỏi và đọan hội thoại
Lắng nghe số lượng (số tuổi, số nhà, số thành viên) và đánh phần (tên)
Viết chính xác số và tên 5
3 Trắc nghiệm hình 3 đáp
án và đọan hội thoại
Lắng nghe thông tin kỹ càng
Đánh dấu stick vào ô đúng 5
4 Bức tranh trắng và đọan
hội thoại
Lắng nghe từ, màu sắc và vị trí của vật cần tô màu
Lắng nghe yêu cầu, tìm và
tô màu theo yêu cầu
5
Lưu ý : cần chuẩn bị sẵn gôm bôi, viết chì và viết màu (tránh để mất thời gian tìm vật dụng vì máy sẽ đọc liên tục không dừng)
Trang 2CÁC MẸO CHUNG DÀNH CHO HỌC VIÊN:
- Lắng nghe tập trung và kỹ lưỡng từng lời hướng dẫn
- Nhớ rằng bạn sẽ được nghe một ví dụ ( hoặc 2 ví dụ) mỗi phần
- Bình tĩnh – nếu bạn chưa trả lời được một câu hỏi nào đó thì hãy bỏ qua câu hỏi tiếp theo, mỗi câu hội là một đọan hồi thoại riêng và các câu hỏi không liên quan tới nhau Bạn được nghe mỗi phần 2 lần, vì thế bạn vẫn còn cơ hội trả lời nó trong lần nghe thứ 2
- Nếu trong lần nghe đầu tiên bạn đã trả lời được hết câu hỏi thì trong lần nghe thứ 2 hãy cẩn thận kỹ càng dò lại Đừng vì chủ quan mà làm sai câu hỏi dễ
- Chắc chắn rằng bạn đã thuộc các từ vựng và cấu trúc trong giáo trình starter
PHẦN THỨ NHẤT TRONG BÀI THI NGHE
Học sinh sẽ được thấy một bức tranh lớn, xung quanh bức tranh là 7 đồ vật Học sinh sẽ được nghe 5 đọan hội thoại ngắn, trong mỗi đọan hội thoại 2 người sẽ nói về bức tranh Học sinh phải lắng nghe và
vẽ một đường thẳng từ đồ vật đến vị trí được miêu tả trong hình Dưới đây là 1 ví dụ
MẸO CHO HỌC VIÊN
- Lắng nghe kỹ vị trí để vẽ chính xác đến nơi yêu cầu
- Vẽ đường thằng chính xác và đẹp đẽ ( dùng thước để vẽ, không nên vẽ cong quẹo) đến nơi được yêu cầu
Trang 3PHẦN THỨ 2 TRONG BÀI THI NGHE
Học sinh sẽ nhìn thấy một bức tranh và lắng nghe một đọan hội thoại giữa một người lớn và một đứa trẻ Có 5 câu hỏi, học sinh sẽ trả lời 1 con số hoặc 1 cái tên cho mỗi câu hỏi Nếu câu trả lời là một cái tên, thì nó sẽ được đánh vần trong đọan hội thoại Nếu câu trả lời là một con số thì học sinh có thể
viết con số hoặc viết chữ số Dưới đây là 2 ví dụ :
MẸO DÀNH CHO HỌC SINH
- Chắc chắn rằng bạn biết tất cả các tên trong giáo trình starter và cách để đánh vần (Alex, Ann, Anna, Ben, Tom, Jim, Kim, Bill, Jill, Mr White, Mrs Green….)
- Nhớ rằng chỉ viết tên hoặc con số Nếu câu trả lời là tên thì nó sẽ được đánh vần trong đọan hội thoại, nếu nó là con số thì bạn có thể ghi số hoặc ghi chữ số
Trang 4PHẦN THỨ 3 TRONG BÀI NGHE
Học sinh sẽ được nghe 5 đọan hội thoại ngắn giữa 2 người Với mỗi đọan hội thoại có một câu hỏi và một hàng 3 bức tranh Học sinh đánh dâu stick () vào ô của hình đúng Dưới đây là 1 ví dụ :
MẸO DÀNH CHO HỌC VIÊN :
- Nhìn kỹ 3 bức tranh của mỗi câu hỏi Tự miêu tả trước 3 bức tranh đó trong đầu, và tìm xem điểm
khác nhau giữa 3 bức tranh trước khi nghe
- Lắng nghe cả đọan văn trước, nhớ kỹ rằng bạn được nghe 2 lần vì thế bạn sẽ được nghe lần nữa để lựa chọn
PHẦN THỨ TƯ TRONG BÀI THI NGHE
Học sinh sẽ được nhìn thấy một bức tranh lớn Trong bức tranh có 7 vật giống nhau, ví dụ 7 quyển sách, 7 con búp bê, … Học sinh lắng nghe một đọan hội thoại giữa người lớn và trẻ em Người lớn sẽ kêu đứa trẻ tìm và tô màu 6 vật trong bức tranh Đã có một vật được tô màu làm ví dụ vì vậy học sinh
sẽ tô màu 5 vật
Đây là ví dụ :
Trang 5MẸO CHO HỌC SINH :
- Chuẩn bị sẵn màu ( xanh đỏ tím vàng nâu cam… )
- Lắng nghe kĩ vị trí của đồ vật và màu để tô đồ vật đó
Trang 6III/ ĐỌC VÀ VIẾT :
Thời gian : 20 phút
Số câu hỏi : 25 câu
Tư liệu Kỹ năng Yêu cầu cần đạt Số câu hỏi
1 Từ vựng, hình ảnh và
câu văn ngắn
Đọc câu ngắn và phân biệt từ vựng
Đánh dấu stick (cho câu đúng) hoặc dấu chéo (cho câu sai) vào ô
5
2 Hình ảnh và câu văn
ngắn
Đọc câu văn và nhìn hình ảnh sau đó viết câu trả lời
Chỉ viết “Yes” hoặc “No” 5
3 Hình ảnh và những ký
tự đảo lộn
Đánh vần từ theo hình Viết lại từ vựng theo hình
dựa trên những kí tự đảo lộn
5
4 Hình ảnh, đọan văn
có chỗ trống và từ để điền vào bên dưới
Đọc đọan văn và chọn
từ phía bên dưới để điền vào
Chọn và ghi đúng từ điền vào chỗ trống trong đọan văn
5
5 1 câu chuyện được
trình bày qua 3 bức tranh và 5 câu hỏi
Đọc câu hỏi về bức truyện hình sau đó viết câu trả lời
Viết đúng câu trả lời cho
câu hỏi ( 1 từ duy nhất)
5
MẸO CHUNG CHO PHẦN VIẾT :
- Viết từ rõ ràng và sạch đẹp, viết đúng chính tả (có thể bị trừ điểm nếu viết xấu, dơ, không rõ ràng)
- Đọc kỹ câu hỏi hoặc chỗ trống, viết đúng và đủ số lượng từ yêu câu cho mỗi phần
- Học thuộc từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trong giáo trình starter
ĐỌC VÀ VIẾT PHẦN THỨ NHẤT :
Học sinh sẽ thấy 5 bức tranh về những đồ vật và mỗi câu ngắn đi theo bức tranh Đọc câu văn ngắn mô tả
về bức tranh, đánh dấu stick () nếu câu văn mô tả đúng về bức tranh, đánh dâu chéo (X) nếu sai
Đây là 2 ví dụ
Trang 7MẸO CHO HỌC SINH :
- Nhìn kỹ bức tranh trước khi đánh dấu chọn
- Đánh dấu stick hoặc chéo rõ ràng để tránh bị mất điểm
ĐỌC VÀ VIẾT PHẦN 2 :
Học sinh sẽ nhìn một bức tranh lớn, có 5 câu về bức tranh đó Một vài câu đúng, một vài câu sai Học sinh
sẽ viết “Yes” nếu câu đó đúng Viết “No” nếu câu đó sai
Dưới đây là 2 ví dụ
MẸO CHO HỌC SINH :
- Nhớ rằng chỉ viết “Yes” hoặc “No” Nếu 1 phần nhỏ trong câu đó sai thì cả câu sẽ sai
- Tập trung chú ý vào danh từ, tính từ, động từ và vị trí để xác định câu đó đúng hay sai ( ví dụ : nhìn vào hình ta thấy câu đầu tiên “ There is a monkey in the tree”, “ có con khỉ trên cây” câu này sai vì trên cây là con chim ( sai danh từ) )
ĐỌC VÀ VIẾT PHẦN 3
Học sinh sẽ thấy một hình nhỏ, bên cạnh hình đó là những ký tự sắp xếp lộn xộn Có một dòng trống ở giữa hình và những ký tự, học sinh sẽ ghi từ vựng đúng về hình ở dòng đó Đưới đây là ví dụ
( Hình đầu tiên là con thuyền – Boat )
Trang 8MẸO DÀNH CHO HỌC SINH :
- Đếm sô từ cần sắp xếp trong khung, xác định từ đầu tiên của nó trước khi đánh vần
- Từ nào đã điền được ở phía trước rồi thì nên gạch đi ở trong khung để tranh bị nhầm ghi lại nó lần nữa ( đối với những từ dài, phức tạp dễ bị sai lỗi này )
ĐỌC VÀ VIẾT PHẦN THỨ 4
Học sinh sẽ nhìn thấy một bức tranh và bên dưới là một đọan văn ngắn miêu tả về bức tranh đó Có 5 chỗ trống trong đọan văn, Học sinh sẽ nhìn xuống phía dưới đọan văn, có 8 hình nhỏ kèm từ vựng Chọn 5 từ
8 từ đó điền lên để hoàn thành đọan văn
Dưới đây là ví dụ
Trang 9MẸO DÀNH CHO HỌC SINH :
- Đọc kỹ đọan văn trước, cố gắng đóan nghĩa của từ trống bằng cách nhìn vào hình và đóan dựa vào kiến thức thực tế của mình Sau đó tìm từ đó dưới khung
- Nhớ rằng chỉ điền một từ vào mỗi chỗ trống
- Ghi chính xác từ phía bên dưới lên trên đọan văn, chú ý số ít, số nhiều
Trang 10ĐỌC VÀ VIẾT PHẦN 5
Học sinh sẽ nhìn một câu chuyện bằng hình Mỗi bức hình có 1 hoặc 2 câu hỏi bên dưới Có tổng cộng 3 bức tranh và 5 câu hỏi Học sinh chỉ viết 1 từ vào câu trả lời Trong một số trường hợp, sẽ có sẵn vài từ ở câu trả lời, nhưng học sinh vẫn chỉ viết 1 từ để trả lời cho câu hỏi đó Từ trả lời có thể là danh từ, động từ, tính từ hoặc con số
Dưới đây là ví dụ
MẸO CHO HỌC SINH :
- Đọc kỹ xem câu hỏi, câu hỏi số lượng (how many) hay câu hỏi vị trí (where) hay câu hỏi màu sắc (what colour) hay câu hỏi tên của vật (what)
- Suy nghĩ kỹ câu trả lời, Nhớ là chỉ trả lời 1 từ có thể là danh từ, động từ hay tính từ hay số
Trang 11Thời gian : khoảng 3-5 phút
Tư liệu Kỹ năng Yêu cầu cần đạt
1 Bức tranh cảnh Hiểu và làm theo lời yêu
câu của giám khảo
Chỉ tay vào đúng phần (vật dụng) trong bức tranh theo yêu cầu giám khảo
2 Bức tranh cảnh và 8
tranh vật dụng nhỏ
Hiểu và làm theo lời yêu câu của giám khảo
Đặt các tranh vật dụng nhỏ vào bức tranh cảnh lớn theo yêu cầu của giám khảo
3 Bức tranh cảnh Hiểu và trả lời câu hỏi Trả lời câu hỏi ngắn gọn
4 3 bức tranh vật dụng Hiểu và trả lời câu hỏi Trả lời câu hỏi ngắn gọn
5 Không có Hiểu và trả lời câu hỏi về
bản thân của mình
Trả lời câu hỏi ngắn gọn
MẸO CHUNG CHO PHẦN NÓI :
- Nói lời chào “Hello” lúc bắt đầu, trả lời tên khi được hỏi, Nói cam ơn “ Thank you” và chào tạm biệt
“Goodbye” sau khi thi xong
- Nghe kỹ câu hỏi và chú ý kỹ giám khảo
- Có thể yêu cầu giám khảo hỏi lại nếu không nghe rõ và không hiểu
- Học thuộc từ vựng, ngữ pháp, và các cấu trúc nói trong giáo trình starter
PHẦN NÓI THỨ NHẤT
Giám khảo sẽ chào học sinh và hỏi tên học sinh Học sinh nói “Hello” và trả lời tên của mình Sau đó
học sinh nhìn vào bức tranh lớn Giám khảo sẽ chỉ vào một vài vật dụng trên bức tranh và yêu học sinh làm
tương tự Học sinh tìm đúng vật trên bức tranh theo yêu cầu của giám khảo và chỉ vào vật đó để thể hiện
mình hiểu câu hỏi và biết câu trả lời HỌC SINH KHÔNG PHẢI NÓI GÌ
Đây là ví dụ
Trang 12MẸO CHO HỌC SINH :
- Nhớ nói lời chào, lời cám ơn và lời tạm biệt
- Nhìn kỹ bức tranh, tìm người, con vật hoặc đồ vật, và vị trí của chúng
- Chú ý kỹ những gì giám khảo sẽ nói Giám khảo sẽ ví dụ cho học sinh bằng cách chỉ trước vào bức
tranh một vài lần sau đó học sinh làm tương tự
- Nhớ là học sinh không nói gì trong phần này
Trang 13Giám khảo cho học sinh xem vài tấm thẻ nhỏ có hình đồ vật Giám khảo đọc tên đồ vật và yêu cầu học
sinh chỉ vào hình của đồ vật vừa đọc tên Sau đó giám khảo yêu cầu học sinh để đồ vật vào vị trí trong
tranh Học sinh cứ làm theo yêu cầu cho dù nó hơi ngớ ngẩn ( ví dụ đặt cái bồn tắm ở trên giường ! )
Đây là ví dụ
MẸO CHO HỌC SINH :
- Lắng nghe kỹ lời yêu câu của giám khảo để biết chính xác vị trí cần đặt đồ vật Ví dụ : đặt đôi giày vào bên dưới cái ghế
- Đừng lo lắng nếu vị trí được yêu cầu hơi ngớ ngẩn Ví dụ : đặt con gà trên giường!
Trang 14PHẦN THI NÓI THỨ 3
Giám khảo sẽ đặt câu hỏi về bức tranh cảnh lớn Học sinh chỉ trả lời ngắn 1 từ
Ví dụ :
- Có bao nhiêu con búp bê trong hình? Trả lời : 2 (two)
- Cô gái đang làm gì? Trả lời : đọc sách (reading)
- Trái banh màu gì? Trả lời : đỏ (red)
MẸO DÀNH CHO HỌC SINH :
- Nghe kỹ câu hỏi xem nó là câu hỏi về tên đồ vật, hay vị trí, hay màu sắc hay số lượng
- Chỉ trả lời 1 từ duy nhất
Trang 15Giám khảo sẽ chọn ra 3 tấm thẻ đồ vật, và hỏi học sinh về thẻ đó Câu hỏi thứ nhất thường là hình trong thẻ là gì, sau đó câu hỏi tiếp theo thường là hỏi về cá nhân học sinh Ví dụ : hình con voi giám khảo sẽ hỏi : 1) [ chỉ vào tấm thẻ] đây là cái gì? Trả lời : Elephant ( con voi)
2) Bạn có thích con voi không? Trả lời : có hoặc không ( yes hoặc no)
3) Con vật yêu thích của bạn là gì? Trả lời : con chó (Dog)
MẸO CHO HỌC SINH :
- Nghe kỹ giám khảo Nhớ là giám khảo sẽ chọn một bức tranh và hỏi 3 câu về nó Một câu là tên đồ vật trong
tranh, 2 câu còn lại là về cá nhân thí sinh
- Nên suy nghĩ kỹ những điều cá nhân của mình trước ( ví dụ: suy nghĩ trước về sở thích của mình ở nhà để tránh mất thời gian suy nghĩ trả lời lâu khi đi thi)
Trang 16PHẦN THI NÓI THỨ 5
Giám khảo sẽ hỏi tự do một vài câu về bản thân thí sinh Ví dụ : tên, tuổi, có anh chị em hay không, trường học, gia đình, thích cái gì, không thích cái gì…
MẸO CHO HỌC SINH :
- Nhớ nói lời cám ơn và tạm biệt vào lúc cuối
- Nên chuẩn bị sẵn bảng “ Tóm tắt về bản thân” trước ở nhà
Dưới đây là một ví dụ về bản tóm tắt cá nhân :
Trang 17Sơ yếu về bản thân Câu hỏi giám khảo có thể hỏi
NAME (tên)
AGE (tuổi)
FAVORITE ANIMALS (thú cưng)
FAMILY (gia đình)
FRIEND (bạn bè)
CAN: (khả năng)
LIKE (thích)
DON’T LIKE (không thích)
What is your name?
How old are you?
What is your favorite animal? A dog
What is your father/mother/brother/sister’s name? (tên của ba/mẹ/anh/chị/em là gì?)
What is your friend’s name? (tên của bạn của bạn là gì?)
Can you ride a bike? (bạn chạy xe đạp được không?)
Can you swim? (bạn biết bơi không?)
Do you like… ? Yes I do/ No I don’t
- Do you like tomato? (bạn thích cà chua
không?)
- Do you like swimming? ( bạn thích bơi
lội không?)
- Do you like spider? ( bạn thích nhện
không?)
Trang 18TRƯỚC KHI ĐI THI :
- Chuốt viết chì, nên chuẩn bị 2 cây viết chì chuốt nhọn sẵn ( đừng để khi đi thì hồi hộp,
làm gãy ngòi bút, rồi mất thời gian chuốt) + cục tẩy + thước kẻ
- Chuẩn bị sẵn viết màu
- Đến sớm trước thời gian để ổn định tâm lý
KHI ĐI THI:
- Bình tĩnh, đừng lo lắng
- Đọc và lắng nghe kỹ hướng dẫn
- Nhớ rằng bạn sẽ nghe 2 lần nên đừng quá lo lắng khi bỏ lỡ 1 câu hỏi
- Suy nghĩ kỹ trước khi viết, viết sạch đẹp, rõ ràng và đúng chính tả
- Kiểm tra kĩ sau khi làm ( không chủ quan)
Trang 19CEFR
Khung CEFR là hệ thống đánh giá trình độ tiếng Anh được Thủ Tướng Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ
nghĩa Việt Nam phê duyệt làm chuẩn đào tạo tiêng Anh trong "Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2008- 2020" theo quyết định 1400/QĐ - TTg ngày 30/09/2008
Theo quyết định số 1400/QĐ - TTg đây là trình độ tối thiểu mà thí sinh cần phải đạt được khi hoàn
thành khoá học tương ứng Tuy nhiên học sinh ở các lớp thấp hơn nhưng có thời gian học nhiều hơn
vẫn có khả năng đạt được các trình độ trên
Tất cả các kỳ thi của Cambridge ESOL đều liên thông với khung đánh giá trình độ ngôn ngữ của Cộng Đồng Chung Châu Âu