LỜI MỞ ĐẦU 4 DANH MỤC CÁC BẢNG 6 DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ 7 DANH MỤC VIẾT TẮT 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 9 1.1.1 Khái niệm 9 1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 9 1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 9 1.1.2.2 Hoạt động tín dụng 10 1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 11 1.1.2.4. Hoạt động khác 12 1.2 Tổng quan về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 13 1.2.1. Khái niệm 13 1.2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng 14 1.2.2.1 Quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn 14 1.2.2.2 Các khoản vay tiêu dùng có lãi suất “cứng nhắc” 14 1.2.2.3. Các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao 14 1.2.2.4 Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn 15 1.2.2.5 Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục cho vay có khả năng sinh lời cao mà ngân hàng thực hiện 15 1.2.3 Phân loại cho vay tiêu dùng 15 1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích vay 15 1.2.3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả 16 1.2.3.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ 17 1.2.4 Đối tượng cho vay tiêu dùng 21 1.2.4.1. Phân theo mức thu nhập 21 1.2.4.2. Phân theo tình trạng công tác hoặc lao động 22 1.2.5 Vai trò cho vay tiêu dùng 22 1.2.5.1. Đối với người tiêu dùng 22 1.2.5.2. Đối với người sản xuất. 23 1.2.5.4. Đối với nền kinh tế 24 1.3. Chất lượng cho vay tiêu dùng 24 1.3.1 Khái niệm 24 1.3.2 Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng 26 1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính 26 1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng của NHTM. 27 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng 33 1.4.1 Nhân tố chủ quan triển cho vay tiêu dùng. 33 1.4.2 Nhân tố khách quan 35 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH 39 2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 39 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 39 2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh trong những năm gần đây. 40 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn. 41 2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn 43 2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh khác 46 2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 49 2.2 Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 50 2.2.1 Khái quát chung về cho vay tiêu dùng của ngân hàng Ngoại Thương 50 2.2.2. Khái quát chung về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần 2.2.3 Quy trình cho vay 52 2.2.3.1 Quy trình cho vay cán bộ công nhân viên không có bảo đảm bằng tài sản 52 2.2.3.2. Quy trình cho vay bán lẻ thế chấp bằng tài sản có giá trị thuộc quyền sở hữu của bên vay hoặc bên thứ 3 55 2.2.3.3. Quy trình cho vay du học 58 2.2.4 Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 60 2.2.4.1 Chỉ tiêu định tính 60 2.2.4.2 Chỉ tiêu định lượng 61 2.3. Đánh giá về chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 71 2.3.1 Kết quả đạt được 71 2.3.2.Hạn chế. 72 2.3.3 Nguyên nhân 73 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH 77 3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam 77 3.2 Định hướng phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 80 3.3 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 81 3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 82 3.4.1 Phát triển sản phẩm 82 3.4.1.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng hiện đang cung cấp 82 3.4.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn 84 3.4.1.3. Đa dạng hoá phương thức cho vay tiêu dùng 84 3.4.2 Mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng 85 3.4.3 Phát triển thị trường 85 3.4.3.1 Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch 85 3.4.3.2. Hoàn thiện chính sách khách hàng 86 3.4.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 87 3.4.5 Nhóm giải pháp về marketing. 88 3.4.6 Nhóm giải pháp về công tác thẩm định 89 3.4.7 Đổi mới công nghệ 90 3.5 Kiến nghị 90 3.5.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 90 3.5.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 91 3.5.3. Kiến nghị đối với ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 92 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 LỜI MỞ ĐẦU Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng xuất hiện từ lâu đời trên thế giới và hiện nay đang phát triển rất mạnh nhất là ở các nước đang có tiềm lực về kinh tế và cạnh tranh ngân hàng sôi động. Tuy nhiên tại Việt Nam dịch vụ này mới phát triển một vài năm gần đây khi các ngân hàng nắm bắt được một thực tế là không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cho mình do đó các ngân hàng đã đẩy mạnh phát triển cho vay tiêu dùng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng của mình thỏa mãn các nhu cầu mua sắm trước khi có khả năng thanh toán. Với kinh tế ngày một phát triển, thị trường hàng hóa sôi động, dân số đông trên dưới 85 triệu người, phần lớn là dân số trẻ, năng động có nhu cầu tiêu dùng cao, Việt Nam là một thị trường tiềm năng không chỉ đối với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng trong nước mà cả với nhiều định chế tài chính cung ứng dịch vụ tiêu dùng hàng đầu thế giới. Đứng trước thị trường có tiềm năng sinh lợi nhưng cũng đầy cạnh tranh đó, ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh nằm trong hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã nhanh chóng tham gia và phát triển một số sản phẩm cho vay tiêu dùng với lãi suất cho vay hấp dẫn, kỳ hạn cho vay dài,... như: cho vay mua nhà, cho vay mua xe ô tô, cho vay cán bộ công nhân viên chức không có tài sản đảm bảo… Trải qua một quá trình triển khai và rút kinh nghiệm, ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh đã thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng của cho vay tiêu dùng một cách an toàn và hiệu quả nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trong những chi nhánh ngân hàng có uy tín trong việc cung ứng sản phẩm cho vay tiêu dùng không phải là điều đơn giản. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, đồng thời mong muốn tìm hiểu về thực trạng và khả năng phát triển của cho vay tiêu dùng trong tương lai tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh, em đã lựa chọn: “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung chính được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh Trong quá trình nghiên cứu, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy, đồng thời là sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cán bộ Phòng Quan hệ khách hàng của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Quảng Ninh. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo và các cán bộ ngân hàng tại đơn vị thực tập đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ 7
DANH MỤC VIẾT TẮT 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 9
1.1.1 Khái niệm 9
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 9
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 9
1.1.2.2 Hoạt động tín dụng 10
1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 11
1.1.2.4 Hoạt động khác 12
1.2 Tổng quan về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 13
1.2.1 Khái niệm 13
1.2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng 14
1.2.2.1 Quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn 14
1.2.2.2 Các khoản vay tiêu dùng có lãi suất “cứng nhắc” 14
1.2.2.3 Các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao 14
1.2.2.4 Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn 15
1.2.2.5 Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục cho vay có khả năng sinh lời cao mà ngân hàng thực hiện 15
1.2.3 Phân loại cho vay tiêu dùng 15
1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích vay 15
1.2.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả 16
1.2.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ 17
1.2.4 Đối tượng cho vay tiêu dùng 21
1.2.4.1 Phân theo mức thu nhập 21
1.2.4.2 Phân theo tình trạng công tác hoặc lao động 22
1.2.5 Vai trò cho vay tiêu dùng 22
1.2.5.1 Đối với người tiêu dùng 22
1.2.5.2 Đối với người sản xuất 23
1.2.5.4 Đối với nền kinh tế 24
Trang 21.3 Chất lượng cho vay tiêu dùng 24
1.3.1 Khái niệm 24
1.3.2 Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng 26
1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính 26
1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng của NHTM 27
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng 33
1.4.1 Nhân tố chủ quan triển cho vay tiêu dùng 33
1.4.2 Nhân tố khách quan 35
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH 39
2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 39
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 39
2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh trong những năm gần đây 40
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn 41
2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn 43
2.1.2.3 Hoạt động kinh doanh khác 46
2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 49
2.2 Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 50
2.2.1 Khái quát chung về cho vay tiêu dùng của ngân hàng Ngoại Thương 50
2.2.2 Khái quát chung về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần 2.2.3 Quy trình cho vay 52
2.2.3.1 Quy trình cho vay cán bộ công nhân viên không có bảo đảm bằng tài sản 52
2.2.3.2 Quy trình cho vay bán lẻ thế chấp bằng tài sản có giá trị thuộc quyền sở hữu của bên vay hoặc bên thứ 3 55
2.2.3.3 Quy trình cho vay du học 58
2.2.4 Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 60
2.2.4.1 Chỉ tiêu định tính 60
2.2.4.2 Chỉ tiêu định lượng 61
Trang 32.3 Đánh giá về chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Ngoại Thương chi
nhánh Quảng Ninh 71
2.3.1 Kết quả đạt được 71
2.3.2.Hạn chế 72
2.3.3 Nguyên nhân 73
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH 77
3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam 77
3.2 Định hướng phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 80
3.3 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 81
3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 82
3.4.1 Phát triển sản phẩm 82
3.4.1.1 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng hiện đang cung cấp 82
3.4.1.2 Đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn 84
3.4.1.3 Đa dạng hoá phương thức cho vay tiêu dùng 84
3.4.2 Mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng 85
3.4.3 Phát triển thị trường 85
3.4.3.1 Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch 85
3.4.3.2 Hoàn thiện chính sách khách hàng 86
3.4.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 87
3.4.5 Nhóm giải pháp về marketing 88
3.4.6 Nhóm giải pháp về công tác thẩm định 89
3.4.7 Đổi mới công nghệ 90
3.5 Kiến nghị 90
3.5.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 90
3.5.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 91
3.5.3 Kiến nghị đối với ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 92
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng xuất hiện từ lâu đời trên thế giới và hiệnnay đang phát triển rất mạnh nhất là ở các nước đang có tiềm lực về kinh tế và cạnhtranh ngân hàng sôi động Tuy nhiên tại Việt Nam dịch vụ này mới phát triển mộtvài năm gần đây khi các ngân hàng nắm bắt được một thực tế là không phải lúc nàongười tiêu dùng cũng có thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cho mình do đócác ngân hàng đã đẩy mạnh phát triển cho vay tiêu dùng nhằm tạo điều kiện chokhách hàng của mình thỏa mãn các nhu cầu mua sắm trước khi có khả năng thanhtoán
Với kinh tế ngày một phát triển, thị trường hàng hóa sôi động, dân số đông trêndưới 85 triệu người, phần lớn là dân số trẻ, năng động có nhu cầu tiêu dùng cao,Việt Nam là một thị trường tiềm năng không chỉ đối với các ngân hàng nước ngoài,ngân hàng liên doanh, ngân hàng trong nước mà cả với nhiều định chế tài chínhcung ứng dịch vụ tiêu dùng hàng đầu thế giới Đứng trước thị trường có tiềm năngsinh lợi nhưng cũng đầy cạnh tranh đó, ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánhQuảng Ninh nằm trong hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đãnhanh chóng tham gia và phát triển một số sản phẩm cho vay tiêu dùng với lãi suấtcho vay hấp dẫn, kỳ hạn cho vay dài, như: cho vay mua nhà, cho vay mua xe ô
tô, cho vay cán bộ công nhân viên chức không có tài sản đảm bảo… Trải qua mộtquá trình triển khai và rút kinh nghiệm, ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánhQuảng Ninh đã thu được những kết quả khả quan Tuy nhiên, để nâng cao chấtlượng của cho vay tiêu dùng một cách an toàn và hiệu quả nhằm hướng tới mụctiêu trở thành một trong những chi nhánh ngân hàng có uy tín trong việc cung ứngsản phẩm cho vay tiêu dùng không phải là điều đơn giản
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng,đồng thời mong muốn tìm hiểu về thực trạng và khả năng phát triển của cho vaytiêu dùng trong tương lai tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng
Ninh, em đã lựa chọn: “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh” làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn của mình
Trang 5Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung chính được chia làm 3chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh
Trong quá trình nghiên cứu, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được sựhướng dẫn nhiệt tình của thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy, đồng thời là sự giúp đỡ, chỉ bảo tậntình của các cán bộ Phòng Quan hệ khách hàng của Ngân hàng Ngoại thương chinhánh Quảng Ninh Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo và các cán bộ ngânhàng tại đơn vị thực tập đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Kết quả huy động vốn của chi nhánh Quảng Ninh năm 2007 - 2009 42
Bảng 2: Kết quả sử dụng vốn của chi nhánh Quảng Ninh năm 2007 - 2009 44
Bảng 3: Kết quả sử dụng vốn của chi nhánh Quảng Ninh năm 2007 - 2009 46
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Quảng Ninh năm 2007 - 2009 48
Bảng 5: Các chỉ tiêu về doanh số và dư nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh trong 3 năm qua 61
Bảng 6: Doanh số các loại hình cho vay tiêu dùng năm 2009 62
Bảng 7: Tình hình quản lý nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh trong ba năm qua 66
Bảng 8: Thu nhập từ cho vay tiêu dùng 70
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp ( cách 1) 18
Sơ đồ 2: Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp (cách 2) 19
Sơ đồ 3: Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp 20
Sơ đồ 4: Bộ máy tổ chức tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 40
Biểu đồ 1: Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh năm 2009 61
Biểu đồ 2: Doanh số cho vay và doanh số cho vay tiêu dùng trong ba năm qua của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 63
Biểu đồ 3: Tỷ lệ doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn,trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 64
Biểu đồ 4: Tỷ lệ thu nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 65
Biểu đồ 5: Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn,trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 65
Biểu đồ 6 : Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD trên tổng dư nợ CVTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 67
Biểu đồ 7: Dư nợ CVTD và nợ xấu CVTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh 69
Trang 8trade organization
Tổ chức thương mại thếgiới
CHƯƠNG 1:
Trang 9NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức trung gian tài chính có vị trí quan trọngnhất trong nền kinh tế thị trường Trung gian tài chính là một tổ chức, doanh nghiệphoặc cá nhân thực hiện các chức năng trung gian giữa hai hay nhiều bên trong mộthoạt động tài chính nhất định Hiện nay rất nhiều tổ chức trung gian tài chính bao gồm
cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ
và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng.Ngược lại ngân hàng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tài chính phingân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp về bất động sản và môi giới chứngkhoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch
vụ mới khác Do đó, các ngân hàng được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặcvai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế : Ngân hàng là các tổ chức tài chính cungcấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm,dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổchức kinh doanh nào trong nền kinh tế
Dưới giác độ nghiên cứu của một nhà quản lý, Luật các tổ chức tín dụng (được Quốchội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/12/1997 và có hiệu
lực từ 1/10/1998) thì “ NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn
bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” Trong đó,
tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng vàcung ứng dịch vụ thanh toán Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngânhàng gồm NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngânhàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Trang 10Để đảm bảo cho hoạt động cho vay, các ngân hàng buộc phải tìm mọi cách để huy độngnguồn vốn cho vay, đảm bảo cho “đầu vào” của ngân hàng Không có nghiệp vụ huy
động vốn xem như không có hoạt động của NHTM Nó không chỉ có ý nghĩa quan trọng
đối với ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng Nó cung cấpcấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm, một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn tạmthời nhàn rỗi
Theo Nghị định 49/2000/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM cóquy định NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau:
Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dướihình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn và các loại tiền gửikhác
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huyđộng vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi đượcThống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận
Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và củacác tổ chức tín dụng nước ngoài
Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của LuậtNgân hàng Nhà nước Việt Nam
Trong việc cạnh tranh để tăng nguồn vốn huy động, các ngân hàng cần phải xây dựngcho mình hình ảnh “một ngân hàng vững mạnh và uy tín”, nâng cao chất lượng dịch vụ.Điều này thúc đẩy hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phát triển vữngmạnh hơn nữa
1.1.2.2 Hoạt động tín dụng
NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấuthương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức kháctheo quy định của Ngân hàng Nhà nước Trong các hoạt động tín dụng, cho vay là hoạtđộng quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất
Cho vay: Là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải
hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định
Trang 11NHTM được cho vay các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau:
+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,dịch vụ và đời sống
+ Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống
Bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằngkhả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh Mức bảo lãnh đối với mộtkhách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NHTM không được vượt quá tỷ lệ so vớivốn tự có của NHTM
Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ
có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác Chiết khấu thương phiếu làviệc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếutrừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn
Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập
công ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty chothuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của công
ty cho thuê tài chính Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho kháchhàng theo những thỏa thuận nhất định Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cảgốc lẫn lãi cho ngân hàng
1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Để thực hiện các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng,NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước Để thực hiện thanhtoán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, NHTM phải mở tàikhoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi NHTM đó đặt trụ sở chính và duy trì tại đó
số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định Ngoài ra, chi nhánh của NHTM được
mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sởchính của chi nhánh Hoạt động ngân quỹ là hoạt động nhằm thúc đẩy khả năng thanhtoán thường xuyên của ngân hàng cho khách hàng Đây là tài sản không sinh lời hoặc
có sinh lời thì cũng rất thấp Bù lại khả năng thanh toán thường xuyên của một Ngânhàng được đảm bảo bằng những tài sản có tính thanh khoản cao như: Tiền mặt tại quỹ,tiền gửi tại các ngân hàng trung ương và các NHTM khác, tiền đang trong quá trình
Trang 12thu Tuy nhiên đây là loại tài sản có khả năng sinh lời rất thấp nên việc để lại nhiều tàisản sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.
Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau:
- Cung cấp các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhànước
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước chophép
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liênngân hàng trong nước
- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước chophép
1.1.2.4 Hoạt động khác
Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng, cung cấp dịch vụthanh toán và ngân quỹ, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt động khác, bao gồm:
o Kinh doanh ngoại hối: Một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy
một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ Hiện nay, kinh doanh ngoại hối thườngchỉ do ngân hàng lớn thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi rocao, đông thời yêu cầu có trình độ chuyên môn cao Các loại giao dịch kinhdoanh ngoại tệ mà các ngân hàng thường thực hiện bao gồm: giao dịch giaongay ngoại tệ, giao dịch kì hạn ngoại tệ, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịchgiao sau ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, giao dịch kinh doanh chênh lệchgiá…
o Góp vốn mua cổ phần: NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp
vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trongnước theo quy định của pháp luật Ngoài ra, NHTM còn được góp vốn, mua cổphần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liêndoanh
Trang 13o Tham gia thị trường tiền tệ: NHTM được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy
định
o Kinh doanh chứng khoán: Trên thị trường tài chính hiện nay, các NHTM
không ngừng phấn đấu để trở thành một “siêu thị tài chính” thực sự Thị trườngchứng khoán ra đời và phát triển là lý do khiến các ngân hàng bắt đầu bán cácdịch vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, quản lý các danh mụcđầu tư, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán
o Ngân hàng điện tử: Dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng có thể
truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập thông tin, thực hiện giao dịchthanh toán, đăng kí và sử dụng các dịch vụ mới Khả năng đáp ứng của dịch vụngân hàng điện tử dựa trên khả năng của từng ngân hàng trong việc ứng dụngcông nghệ tin học vào các sản phẩm dịch vụ của mình Nói cách khác, dịch vụngân hàng điện tử là một hệ thống phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìmhiểu hay mua dịch vụ ngân hàng thông qua việc kết nối mạng máy vi tính củamình với ngân hàng
Ngoài các hoạt động trên, NHTM có thể thực hiện một số hoạt động khác: Ủy thác vànhận ủy thác, Cung ứng dịch vụ bảo hiểm, Tư vấn tài chính, Bảo quản vật quý giá…
1.2 Tổng quan về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm
Có nhiều quan điểm khác nhau về cho vay tiêu dùng Có người cho rằng: “cho vay tiêudùng là hình thức cấp tín dụng đối với người tiêu dùng nhằm tài trợ cho chính sự tiêudùng”, người khác lại nói: “cho vay tiêu dùng là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngânhàng và một bên là cá nhân người tiêu dùng trong đó ngân hàng chuyển giao tiền chokhách hàng với nguyên tắc người đi vay (khách hàng) sẽ hoàn trả cả gốc lẫn lãi tại một
thời điểm xác định trong tương lai” Nhưng nhìn chung, ta có thể hiểu “cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng thỏa thuận để khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng một khoản tiền với mục đích tiêu dùng, với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định”.
Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng rất hữu ích nhằm tài trợ cho nhu cầu chitiêu của người tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình Đây là nguồn tài chínhquan trọng giúp họ trang trải cho nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ Bên cạnh
đó cho vay tiêu dùng còn đáp ứng những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế, du lịch
Trang 14Các khoản vay này giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ
có khả năng chi trả, tạo cho họ có được một cuộc sống có chất lượng cao hơn
1.2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng
1.2.2.1 Quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn
Các khách hàng khi tìm đến ngân hàng với mục đích vay tiêu dùng thường có nhu cầuvốn không cao vì nhu cầu của người tiêu dùng đối với các loại hàng hóa xa xỉ là khôngcao hoặc đã có tích lũy từ trước đối với những tài sản có giá trị lớn Mặt khác, do chovay tiêu dùng có độ rủi ro cao hơn nên ngân hàng cũng thường thận trọng hơn trongviệc quyết định số tiền cho vay căn cứ vào khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo củakhách hàng Song nếu xét về quy mô thì nhu cầu vay tiêu dùng là khá lớn do đối tượngcủa loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội, từ những người có thu nhập caođến những người có thu nhập trung bình và thấp với nhiều nhu cầu phong phú và đadạng Khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng cónhu cầu vay ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống Do đó, nền kinh tế càngphát triển, số lượng các khoản vay tiêu dùng sẽ càng nhiều
1.2.2.2 Các khoản vay tiêu dùng có lãi suất “cứng nhắc”
Không như hầu hết các khoản vay kinh doanh, lãi suất có thể thay đổi tùy theo điềukiện thị trường, các khoản vay tiêu dùng thường có lãi suất cố định, đặc biệt là trongcho vay tiêu dùng trả góp Ngay khi quan hệ tín dụng được xác lập thì mức lãi suất đãđược ấn định và duy trì trong suốt thời hạn vay Mặt khác, khi vay tiền, người tiêudùng thường không quan tâm nhiều tới lãi suất mà họ chỉ quan tâm tới khoản tiền phảitrả hàng kỳ, thời gian được giải ngân và khả năng trả nợ của mình bởi vì người tiêudùng thường coi vay mượn là công cụ để đạt được một cuộc sống thoải mái hơn chứkhông phải là một lựa chọn dùng trong tình trạng khẩn cấp hoặc để tạo ra lợi nhuận
1.2.2.3 Các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao
Vì đối tượng của cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình nên hoạt động nàykhông chỉ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan của người tiêu dùng mà còn chịutác động từ các yếu tố khách quan từ bên ngoài Ta có thể thấy một số nguyên nhânchủ yếu dẫn tới tình trạng này là:
- Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thường khó đầy đủ và rõ ràngnhư thông tin về doanh nghiệp (công khai thông qua báo cáo tài chính), dẫn đến rủi rođạo đức và rủi ro thông tin không cân xứng Các cá nhân có thể tìm cách trốn tránhkhông trả các khoản vay cho dù có khả năng thanh toán
Trang 15- Nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập ổn định tại thời điểm hiện tại của ngườivay Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khoẻ, mất việc làm hay gặp các biến cốbất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thu hồi
nợ Đây là rủi ro khó lường trước, khác với món vay kinh doanh ta có thể hạn chếđược thông qua nâng cao chất lượng thẩm định dự án
- Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì kinh tế Khi nền kinh tế mởrộng, người dân lạc quan về tương lai thì họ sẽ vay ngân hàng nhiều hơn, và khi nềnkinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp tăng thì họ sẽ hạn chế vay mượn ngân hàng
1.2.2.4 Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn
Do số lượng món vay tiêu dùng nhiều, khách hàng đông và đa dạng nhưng số lượngmỗi khoản vay lại nhỏ, ngân hàng phải huy động nhiều nhân lực cho hoạt động chovay, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, quyết định cho vay, giải ngâncũng như kiểm soát và thu nợ đối với khách hàng sau khi cho vay Mặt khác, ngânhàng cũng gặp không ít khó khăn để quản lý các khoản cho vay tiêu dùng với giá trịnhỏ nhưng số lượng lớn do đối với khách hàng cá nhân, thông tin về tình hình tàichính thường không công khai minh bạch như ở các công ty lớn Tất cả những điềunày kiến chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ cho vay tiêu dùng cao hơn so với các loạihình cho vay khác
1.2.2.5 Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục cho vay có khả năng sinh lời cao mà ngân hàng thực hiện
Do các khoản vay tiêu dùng thường được định giá cao, theo ước tính chỉ khi nào lãisuất vay vốn trên thị trường và tỉ lệ tổn thất tín dụng tăng lên đáng kể thì hầu hết cáckhoản tín dụng tiêu dùng mới không mang lại lợi nhuận Việc định giá cao là do chovay tiêu dùng có chi phí lớn và rủi ro cao, hơn nữa là do tâm lý người vay không quantâm tới lãi suất phải trả, họ thường quan tâm tới khoản tiền phải trả hàng tháng hơn làlãi suất Mặt khác, nếu như trong kinh doanh, người ta phải hạch toán lãi lỗ thì trongtiêu dùng người ta đặt yếu tố thỏa mãn lên hàng đầu dù có phải trả chi phí lớn hơn
1.2.3 Phân loại cho vay tiêu dùng
Có nhiều cách phân loại cho vay tiêu dùng, tuỳ theo tiêu thức chúng ta lựa chọn màcho vay tiêu dùng được phân chia thành:
1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích vay
Cho vay tiêu dùng bất động sản: Là khoản tín dụng được cấp nhằm tài trợ
cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà cửa của cá nhân hay hộ gia
Trang 16đình Những món vay thường có quy mô lớn và thời gian dài Việc đánh giágiá trị tài sản tài trợ có vai trò vô cùng quan trọng đối với ngân hàng Nếunhư trong cho vay tiêu dùng thông thường thì thu nhập tương lai của ngườivay là yếu tố quan trọng để ngân hàng quyết định có cho vay hay không thìtrong cho vay tiêu dùng bất động sản, giá trị và tình hình biến động giá củatài sản được tài trợ là yếu tố mà ngân hàng rất quan tâm Bởi vì khoản tíndụng tài trợ cho loại tài sản này có giá trị lớn, nên sự biến động theo hướngkhông có lợi của nó sẽ dẫn tới những thiệt hại rất lớn cho ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng thông thường: Đây là những khoản cho vay phục vụ nhu
cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng sinh hoạt,
du lịch, học hành, y tế hoặc giải trí Những khoản tín dụng thường có quy
mô nhỏ, thời gian tài trợ ngắn, do đó mà mức độ rủi ro đối với ngân hàng làthấp hơn những khoản cho vay tiêu dùng bất động sản Đối với loại cho vaynày, yếu tố quyết định cho vay hay không là khả năng trả nợ của người vay,sau đó mới xem xét đến giá trị tài sản đảm bảo Có thể thấy một số loại hìnhcho vay tiêu dùng thông thường như:
- Cho vay du học: Là khoản cho vay đối với thân nhân của những người đi duhọc nhằm mục đích hỗ trợ tài chính cho người đi du học (tại chỗ hoặc nước ngoài)
- Cho vay mua xe hơi: Là khoản cho vay đối với cá nhân có nhu cầu mua ô tôphục vụ cho nhu cầu cá nhân
- Cho vay hỗ trợ tiêu dùng khác: Là các khoản vay để phục vụ cho các mụcđích đa dạng khác như chữa bệnh, cưới hỏi, đi du lịch…
1.2.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay hoàn trả nhiều lần (cho vay tiêu dùng trả góp) : Theo hình thức tài
trợ này, thì người đi vay trả nợ cho ngân hàng (gồm cả gốc và lãi) theonhững kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định (tháng, quý ) Hình thứcnày áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn, thời hạn vay dài hoặc vớinhững khách hàng mà thu nhập định kỳ của họ không đủ để thanh toán hếtmột lần số nợ vay
Cho vay hoàn trả 1 lần: Là khoản vay ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình
để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời hoặc mua hàng hoá có giá trị khônglớn và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn
Trang 17 Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó
ngân hàng cho phép khách hàng vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn,theo một hạn mức tín dụng nhất định bằng cách sử dụng thẻ tín dụng hoặcphát hành séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai
1.2.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ
Xuất phát từ việc NHTM có thể thực hiện những khoản cho vay tiêu dùng trực tiếp vớikhách hàng xin vay tại ngân hàng hoặc dưới hình thức gián tiếp bằng cách mua cácphiếu tiêu dùng từ những người bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ tiêu dùng Ta có:
Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản
nợ phát sinh (phiếu bán hàng) do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch
vụ cho người tiêu dùng Như vậy, cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức NHTM tàitrợ cho các hãng bán lẻ hàng lâu bền, các công ty xây dựng để họ bán hàng trả góp chongười tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng gián tiếp có những ưu điểm như giúp ngân hàng tiếp cận được vớiđối tượng có nhu cầu vay cao, tiết kiệm được chi phí liên quan đến việc thẩm định vàđánh giá khách hàng (do có sự trợ giúp của phía nhà bán lẻ), gia tăng uy tín và mởrộng địa bàn hoạt động Tuy nhiên, cho vay gián tiếp cũng sẽ làm tăng rủi ro đối vớingân hàng do ngân hàng không thể tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, mặt khácnhân viên bán lẻ không được đào tạo về chuyên môn xét duyệt thẩm định các khoảnvay lớn Sự kết hợp đồng thời giữa 3 bên: ngân hàng, người bán lẻ và khách hàng cũngđòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng và một hợp đồng chặt chẽ về trách nhiệm các bên.Cho vay tiêu dùng gián tiếp sẽ được thực hiện bằng một trong 2 cách sau:
Cách 1: Ngân hàng, người bán hàng và người mua hàng phải thỏa thuận được với nhau
về số tiền vay, mức và thời hạn trả dần, sau đó ngân hàng cho người mua hàng vayphần tiền chưa trả đủ cho người bán hàng để giao cho người bán hàng và giữ lại giấy
tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho đến khi người mua trả góp đủ Có thể mô tảquy trình như sau:
Trang 18Sơ đồ 1: Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp ( cách 1)
Trong đó:
1 Người mua trả trước 20-30% giá trị của tài sản
2 Người bán giao tài sản cho người mua đồng thời giữ lại quyền sở hữu tài sản
3 Người bán giao quyền sở hữu tài sản cho ngân hàng làm thế chấp và phiếu bánhàng
4 Ngân hàng trả phần tiền còn thiếu cho người bán (70-80%)
5 Người mua trả góp cho ngân hàng theo mức và kì hạn được xác định
Cách 2: Được thực hiện với thời hạn và mức trả dần tương tự như trên nhưng khác ởmột số điểm: Người bán giao tài sản và giao sở hữu, người bán và người mua thựchiện hành vi mua bán chịu tài sản nên xuất hiện kì phiếu, ngân hàng chiết khấu kìphiếu của người bán…Trình tự như sau:
NHTM
(2)(1)
Trang 19Sơ đồ 2: Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp (cách 2)
1 Người mua mua chịu hàng hóa và có kì phiếu cho người bán
2 Người mua kí quỹ 20-30% giá trị tài sản và cam kết thế chấp tài sản
3 Ngân hàng chiết khấu kì phiếu từ người bán hàng
4 Người bán giao tài sản và quyền sở hữu cho người mua
5 Người mua tiến hành trả góp cho ngân hàng theo mức và kỳ hạn xác địnhTùy theo mức độ liên quan của công ty bán lẻ đối với những rủi ro mà ngân hàng sẽphải gánh chịu, ta cũng có 3 phương thức cho vay tiêu dùng gián tiếp:
Ở mức cao nhất, công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh toán cho ngân hàng toàn bộ cáckhoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng Đây làphương thức an toàn nhất đối với ngân hàng Theo phương thức thứ hai, trách nhiệmthanh toán của công ty bán lẻ đối với ngân hàng chỉ có giới hạn, phụ thuộc vào cácđiều khoản đã được thoả thuận Phương thức thứ ba thì ngân hàng sẽ phải chịu toàn bộrủi ro: sau khi bán các khoản nợ cho ngân hàng, công ty bán lẻ không còn trách nhiệmtrong việc chúng có được hoàn trả hay không Chỉ những công ty bán lẻ rất được ngânhàng tin cậy mới áp dụng hình thức này Ngoài ba phương thức trên, nếu người tiêudùng không trả được nợ thì ngân hàng có thể thanh lý tài sản bằng cách bán trở lại chocông ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán
Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Đây là hình thức trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc
với khách hàng của mình, thẩm định và đánh giá nhu cầu vay vốn của khách hàng và
NHTM
(4)(1)
Trang 20việc thu nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi chính ngân hàng Có thể hình dung quytrình cho vay tiêu dùng trực tiếp qua sơ đồ các bước sau:
Sơ đồ 3: Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp
(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng với nhau
(2) Người tiêu dùng trả trước nhà cung cấp một phần số tiền mua hàng hoá của mình.(3) Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho nhà cung cấp
(4) Nhà cung cấp giao hàng hoá cho người tiêu dùng
(5) Người tiêu dùng thanh toán khoản nợ cho ngân hàng
Ưu điểm của hình thức tài trợ này là: rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếp giữangân hàng và khách hàng, quyết định cho vay hay không hoàn toàn phụ thuộc vàongân hàng, ngoài ra ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ kiến thức kinh nghiệmcủa cán bộ tín dụng Hơn nữa, khi khách hàng quan hệ trực tiếp với ngân hàng, cónhiều khả năng họ sẽ sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như mở tài khoản tiềngửi tiết kiệm, dịch vụ chuyển tiền và như vậy quyền lợi của cả hai phía ngân hàng vàkhách hàng đều được thỏa mãn trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp của cả hai bên
Cho vay tiêu dùng trực tiếp bao gồm các phương thức sau:
Cho vay trả theo định kì: Là phương thức trong đó khách hàng vay và trả trựctiếp cho ngân hàng với mức trả và thời hạn trả mỗi lần được quy định khi chovay Khi được cấp tiền vay, toàn bộ số tiền vay được ghi nợ tài khoản cho vay
và ghi có tài khoản tiền gửi cá nhân hoặc giao tiền mặt cho khách hàng
Trang 21 Thấu chi: Là nghiệp vụ cho phép một khách hàng rút tiền từ tài khoản vãng laicủa họ vượt quá số dư có, tới một hạn mức đã được thỏa thuận Để có thể chovay thông thường giữa ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận về: hạn mức,lãi suất, yêu cầu đảm bảo phí các loại, bảo đảm tín dụng nếu cần, thời điểm táixét thời hạn có hiệu lực của hạn mức Trong nghiệp vụ này khách hàng phải trảlãi số tiền mà họ sử dụng theo mức lãi suất đã thỏa thuận, tức trên số dư nợ thực
tế của tài khoản vãng lai Nó không quy định cho các đối tượng là các mặt hàng
cụ thể nào và không đòi hỏi phải thanh toán nhiều lần bằng các phần bằng nhau
Thẻ tín dụng: Là nghiệp vụ tín dụng trong đó ngân hàng phát hành thẻ chonhững người có tài khoản ở ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giớihạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng Phương thức thẻ tíndụng bao gồm sự thỏa thuận 3 bên: người giữ thẻ, ngân hàng và người bánhàng Ở đây thẻ đã bảo đảm cho người bán hàng một điều là người giữ thẻ đãđược ngân hàng bảo lãnh một số tiền nhất định
1.2.4 Đối tượng cho vay tiêu dùng
Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay bán buôn đa số là doanh nghiệp, thì đốitượng dùng dịch vụ cho vay tiêu dùng (cho vay bán lẻ) chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình
có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng Các sản phẩm dùng cho dịch vụ chovay tiêu dùng đòi hỏi sự chuẩn hoá cao (chuẩn hoá về đặc tính sản phẩm, quy trình bánhàng, kênh phân phối, sản phẩm bán kèm và phương thức quản trị rủi ro) nhằm đápứng được nhu cầu của từng phân đoạn khách hàng Do đó sản phẩm cho vay tiêu dùngcủa ngân hàng không chỉ được xây dựng trên cơ sở tham khảo quy chuẩn của các ngânhàng nước ngoài mà còn phải phù hợp với điều kiện, văn hoá và tập quán của ngườiViệt Nam Việc phân loại các đối tượng vay tiêu dùng sẽ giúp các NHTM trong việcđưa ra những sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất Córất nhiều tiêu thức để phân loại đối tượng của cho vay tiêu dùng, dưới đây là các tiêuthức phổ biến thường gặp
1.2.4.1 Phân theo mức thu nhập
Những người có thu nhập thấp: họ là những người có hoàn cảnh khó khăn,rất muốn cải thiện đời sống của mình nhưng bị hạn chế do thu nhập không
đủ để thoả mãn nhu cầu đa dạng của họ Tuy nhiên, họ cũng có mong muốncuộc sống tốt hơn như bất kỳ những người có thu nhập cao hơn nào Do đó,ngân hàng cũng cần có các biện pháp phù hợp để thu hút những người nàyđến ngân hàng hiện tại và trong tương lai Xét trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt
Trang 22Nam thời gian này thì đây là những khách hàng tiềm năng đối với cácNHTM.
Những người có thu nhập trung bình: khi thu nhập tăng thì nhu cầu cải thiệnđiều kiện sống của người tiêu dùng cũng tăng Đối với những người thuộcnhóm này thì nhu cầu tín dụng tiêu dùng có hướng tăng trưởng ngày càngmạnh bởi khoản tích lũy của nhóm này tuy ít song thu nhập trong tương laicủa họ có phần ổn định để có thể chi trả cho những nhu cầu tiêu dùng hiệntại
Những người có thu nhập cao: những người thuộc nhóm này thường cần tớinhững khoản vay tiêu dùng với mục đích coi đó như là một khoản linh hoạt
để chi tiêu và trợ giúp thêm cho khả năng thanh toán, khi mà tiền vốn của họ
đã đem đầu tư trung và dài hạn Mặc dù khoản vay mượn nhằm mục đíchtiêu dùng của họ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số tài sản mà họ sởhữu nhưng lại là những món tiền lớn so với các nhóm khách hàng khác nênngân hàng tỏ ra quan tâm đặc biệt đến nhóm khách hàng này
1.2.4.2 Phân theo tình trạng công tác hoặc lao động
Nhu cầu vay tiêu dùng của cá nhân phụ thuộc vào tính chất công việc, nghề nghiệphoặc nơi công tác Xét theo đặc điểm phân loại trên, chúng ta có các nhóm khách hàngsau:
- Những khách hàng làm công ăn lương
- Những người có công việc kinh doanh riêng
- Những người hành nghề chuyên nghiệp (ca sĩ, luật sư, bác sĩ ……̣)
- Những người lao động tự do
Theo cách phân loại trên thì trên thực tế những người thuộc 3 nhóm đầu có thu nhập
ổn định và cao hơn so với nhóm cuối và nhu cầu vay tiêu dùng phân theo tình trạngcông tác hay lao động cũng chủ yếu xuất phát từ những nhóm đó
1.2.5 Vai trò cho vay tiêu dùng
1.2.5.1 Đối với người tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng có tác dụng đặc biệt với những người có thu nhập thấp và trungbình, họ sẽ được hưởng các dịch vụ, tiện ích trước khi có đủ khả năng về tài chính nhưmua sắm các hàng hoá thiết yếu có giá trị cao như nhà cửa, xe hơi… hay trong trườnghợp chi tiêu cấp bách như nhu cầu về y tế
Trang 23Có thể nói rằng bất cứ một người nào đều mong muốn được thoả mãn những nhu cầucủa riêng mình, bắt đầu từ những hàng hoá thiết yếu rồi đến những hàng hoá xa xỉ hơn.Tuy nhiên thực tế là một người trẻ lại chưa có đủ khả năng chi trả cho những nhu cầucủa mình mà họ cần thời gian tích luỹ tiền, người tiêu dùng sẽ khéo léo phối hợp giữathoả mãn nhu cầu cấp bách về vốn ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại vàtương lai, nghĩa là họ sẽ thụ hưởng phần thu nhập có trong tương lai.
Mặt khác, việc thỏa mãn trước nhu cầu sẽ thúc đẩy người tiêu dùng phấn đấu để chi trảcho nhu cầu đó càng sớm càng tốt vì thông thường khi vay ngân hàng để mua sắm thìchính tài sản đó hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản sẽ trở thành vật đảmbảo đối với ngân hàng, mà tâm lý chung của nhiều người là không muốn nắm giữ tàisản mà không phải của mình Điều này gián tiếp đưa đến việc tăng thu nhập trongtương lai của người tiêu dùng
Chính vì những lý do trên mà ngày càng nhiều các cá nhân, hộ gia đình tìm đến ngânhàng với mong muốn ngân hàng sẽ giúp đỡ họ trong việc mua sắm hàng hóa thiết yếu,những hàng hóa có giá trị cao nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và nâng cao cuộc mứcsống của các cá nhân và hộ gia đình
1.2.5.2 Đối với người sản xuất.
Mục tiêu của tất cả các nhà sản xuất là tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất kinh doanh,tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ sản xuất cùng loại hàng hóa và đứng vữngtrên thị trường Để đạt được mục tiêu đó thì dù bằng cách này hay cách khác, các nhàsản xuất đều mong muốn tiêu thụ được càng nhiều hàng hóa càng tốt, họ sẵn sàng bánhàng hóa trả góp, thậm chí bán chịu trong một thời gian Do đó, đối với nhà sản xuất,cho vay tiêu dùng kéo nhu cầu tương lai về hiện tại, người tiêu dùng có thể mua hànghoá nhiều hơn và nhanh hơn, quy mô sản xuất tăng nhanh, bán được sản phẩm, quayvòng vốn nhanh hơn, mở rộng sản xuất, do đó lợi nhuận cũng tăng lên Đây cũng lànguyên do khiến càng ngày càng nhiều nhà sản xuất mong muốn hợp tác với ngânhàng để mở rộng cho vay tiêu dùng
1.2.5.3 Đối với ngân hàng thương mại
Trước hết, cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Như ta
đã biết, cho vay tiêu dùng có chi phí và rủi ro cao nhưng đồng thời cũng tạo ra lợinhuận lớn hơn nhiều trên một đồng vốn bỏ ra so với các hình thức cho vay khác Chovay tiêu dùng cũng giúp ngân hàng thu hút thêm khách hàng sử dụng các hình thứcdịch vụ khác, bởi vì thông thường khi cho vay tiêu dùng, ngân hàng thường có ràngbuộc khách hàng phải chuyển tiền hoặc sử dụng trả lương qua tài khoản tại ngân
Trang 24hàng… Tuy nhiên, khách hàng cũng có xu hướng sử dụng kèm các dịch vụ ngân hàng
cá nhân tại ngân hàng mình đã có quan hệ tín dụng Đây cũng là điều kiện tiên quyếtgiúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, tăng khả năng huy động các loại tiềngửi từ dân cư, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập với xu thế quốc tế
Ngoài ra, cho vay tiêu dùng tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinhdoanh, từ đó tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro cho ngân hàng
1.2.5.4 Đối với nền kinh tế
Có thể nói rằng hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, dù là trực tiếp hay gián tiếp cũngđều được hưởng những lợi ích do hoạt động của ngân hàng mang lại Việc ngân hàngthực hiện cho vay tiêu dùng không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu, nâng cao chấtlượng cuộc sống của người tiêu dùng mà việc cho vay này còn thúc đẩy sản xuất, tạocông ăn việc làm, tăng khả năng cạnh tranh của các hãng sản xuất kinh doanh, tạo ra
sự năng động cho nền kinh tế
Thông qua hoạt động cấp tín dụng cho người tiêu dùng, các NHTM đã góp phần kíchcầu trong nền kinh tế, tạo yếu tố kích thích sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, từ đó hỗ trợ nhà nướctrong việc đạt được các mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xãhội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội, nâng cao mức sốngcho người dân, đặc biệt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
1.3 Chất lượng cho vay tiêu dùng
1.3.1 Khái niệm
Chất lượng cho vay tiêu dùng là một khái niệm còn khá mới mẻ trong kinh doanhNgân hàng, nó phản ánh kết quả của cho vay tiêu dùng Chất lượng cho vay tiêu dùngđược xác định bằng một tổng thể các tiêu chí cả trừu tượng lẫn cụ thể Như ta đã biết,mỗi khoản cho vay tiêu dùng của NHTM khi được tài trợ ra nền kinh tế đều thu hút sựquan tâm của các bên, cụ thể là khách hàng- người đi vay, Ngân hàng- người cho vay,
và bên thứ ba là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Do đó chất lượng cho vay tiêudùng sẽ được xem xét từ nhiều phía theo các tiêu chí của mỗi bên
Thứ nhất, xét từ giác độ khách hàng:
Thuật ngữ “chất lượng” đã được sử dụng từ lâu để mô tả các thuộc tính như đẹp, tốtcủa sản phẩm Chất lượng có đặc điểm là:
Mang tính chủ quan
Trang 25 Không có chuẩn mực cụ thể
Thay đổi theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng
Không đồng nghĩa với “sự hoàn hảo”
Chất lượng gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì vậy nên sản phẩmdịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượngcho dù ngân hàng có đầu tư vào sản phẩm ấy nhiều thế nào đi nữa Trong bất kỳ nềnkinh tế cạnh tranh nào, ngân hàng muốn đứng vững trên thị trường thì việc quan tâmđến chất lượng là điều tất yếu, vì khi chất lượng được bảo đảm mới đáp ứng yêu cầungày càng cao cuả khách hàng, đồng thời giúp cho Ngân hàng nâng cao thị phần Cóthể nói, chất lượng cho vay tại NHTM là chất lượng của các khoản cho vay củaNHTM Các khoản cho vay có chất lượng khi vốn vay được khách hàng sử dụng hiệuquả, đúng mục đích, tạo ra số tìên lớn hơn, thông qua đó ngân hàng thu hồi được gốc
và lãi Chất lượng cho vay tiêu dùng đồng thời cũng là sự thoả mãn yêu cầu hợp lý của
cá nhân vay với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản đảm bảo thu hút khách hàng nhưngvẫn tuân thủ đúng những quy định của tín dụng, phù hợp với tốc độ phát triển của nềnkinh tế xã hội, góp phần lành mạnh tài chính ngân hàng, cải thiện hoạt động sản xuấtkinh doanh và duy trì sự tồn tại và phát triển cuả Ngân hàng
Thứ hai, xét từ giác độ nền kinh tế xã hội.
Ở nhiều nước trên thế giới chỉ số tiêu dùng được coi là dấu hiệu chủ chốt của tăngtrưởng kinh tế trong trung hạn Trong những năm gần đây, tại Việt Nam cho vay tiêudùng cũng phản ánh rõ nét sự tác động đối với nền kinh tế khi mà nhu cầu cho vay tiêudùng ngày một tăng cao
Cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình, tạo động lực,
là cầu chi trả về hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất kinh doanh Ngay cả các nhu cầu tiêudùng về ôtô, nhà ở, đồ gia dụng, thậm chí mỹ phẩm cũng liên quan mật thiết với nhaukhông thể tách rời thu nhập kỳ vọng và đó là động lực của sản xuất, tăng thêm sảnphẩm cho xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế Có thể nói, chất lượng tín dụng phảnánh sự hoạt động có hiệu qủa của nền kinh tế
Thứ ba, xét từ giác độ Ngân hàng.
Trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển nói chung và phát triển cho vay tiêu dùng nóiriêng là một chỉ tiêu rất tổng hợp, có liên quan chặt chẽ đến việc gia tăng về quy mô,đối tượng cho vay, sự thay đổi theo hướng tích cực trong cơ cấu các sản phẩm cho vaytiêu dùng đang cung cấp
Trang 26Chất lượng cho vay tiêu dùng thể hiện ở phạm vi mức độ giới hạn cho vay phải phùhợp với khả năng thực lực theo hướng tích cực của bản thân Ngân hàng và phải đảmbảo được sự cạnh tranh trên thị trường, tuân thủ nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và cólãi Chất lượng cho vay tiêu dùng phải thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận cao và gia tăng,mức dư nợ tăng, tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn, có liên quan chặtchẽ đến việc gia tăng về quy mô, đối tượng cho vay, sự thay đổi theo hướng tích cựctrong cơ cấu các sản phẩm cho vay tiêu dùng đang cung cấp Có thể khẳng định các lợiích mà cho vay tiêu dùng mang lại, thì việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng làviệc làm quan trọng và cần thiết của Ngân hàng.
Qua đó có thể rút ra:
- Chất lượng cho vay tiêu dùng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độthích nghi của Ngân hàng đối với sự thay đổi của môi trường, nó phản ánh sức mạnhcủa một Ngân hàng trong qúa trình cạnh tranh để tồn tại
- Chất lượng cho vay tiêu dùng được xác định qua nhiều yếu tố như khả năngthu hút khách hàng, mức độ an toàn của vốn tín dụng, chi phí tổng thể về lãi suất, chiphí nghiệp vụ
- Chất lượng cho vay không tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quy trình kếthợp hoạt động giữa con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì mộtmục đích chung Do đó, để đạt được chất lượng cần có sự quản lý khoa học chặt chẽ
Trên cơ sở quy chế cho vay của NHTM đó: Mỗi ngân hàng sẽ có các đường lối chiếnlược kinh doanh riêng Đó là điều kiện cần thiết cho hoạt động cho vay của ngân hàngđược thống nhất và mang lại lợi ích cao nhất cho ngân hàng Vì vậy khoản vay có chất
Trang 27lượng khi nó tuân thủ đúng các quy trình, quy chế cho vay của ngân hàng Ngân hàng nêntuân thủ đầy đủ và linh hoạt trong quy trình cho vay đối với từng khoản cho vay và vớitừng khách hàng khác nhau Nó sẽ giúp cho ngân hàng lựa chọn được các khoản cho vay
an toàn và có hiệu quả cao Đồng thời giảm bớt được các thiệt hại ngoài ý muốn
Trên cơ sở hoạt động cho vay: Trước khi cho vay ngân hàng và khách hàng phải thỏathuận với nhau về việc sử dụng vốn của khách hàng, thời gian trả nợ gốc và lãi, cách
xử lý nếu các tình huống xấu xảy ra Khoản cho vay đạt hiệu quả khi nó được thựchiện đúng hợp đồng vay
Ngoài ra uy tín của ngân hàng cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc thể hiện chấtlượng của các khoản vay Một ngân hàng càng phục vụ tốt khách hàng trong công táccho vay càng định vị được hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng Chất lượngcác khoản cho vay do đó cũng thể hiện thông qua chỉ tiêu này một cách rõ nét
Chỉ tiêu mức độ hài lòng của khách hàng cũng là 1 chỉ tiêu quan trọng, trong cácnhiệm vụ từ tiếp cận, chăm sóc khách hàng đến thẩm định và cho vay, nếu ngân hànglàm tốt thì khách hàng mới có độ hài lòng cao, chỉ tiêu này có thể được đánh giá thôngqua các bảng hỏi phát cho khách hàng
1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng của NHTM.
* Doanh số cho vay tiêu dùng:
Doanh số cho vay tiêu dùng là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay ra trong kỳ(tính cho ngày, tháng, quý, năm) Doanh số thu nợ trong kỳ là tổng các khoản thu nợcủa cho vay tiêu dùng phát sinh trong kỳ (tính cho ngày, tháng, quý, năm) Doanh sốcho vay tiêu dùng được hiểu là tổng số tiền ngân hàng cho khách hàng vay trong kỳnhằm mục đích tiêu dùng Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô cho vay tiêu dùngcủa ngân hàng qua các thời kỳ
Mặt khác doanh số cho vay tiêu dùng thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động tíndụng của ngân hàng, còn tốc độ tăng doanh số thể hiện khả năng mở rộng quy mô chovay qua các thời kỳ Doanh số cho vay tiêu dùng lớn và tốc độ tăng nhanh cho thấykhả năng mở rộng tín dụng cho vay tiêu dùng của ngân hàng là rất tốt
= x 100%
* Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng (CVTD)
Trang 28Là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng thu hồi được sau khi đã giải ngâncho khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình trong một thời kỳ qua đó ta biết được ngânhàng làm ăn có hiệu quả hay không, các khoản vay có an toàn hay không, các cá nhânhay hộ gia đình có sử dụng hiệu quả và đúng mục đích các khoản vay hay không
= x 100%
* Dư nợ cho vay tiêu dùng
Dư nợ cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu tích lũy qua các thời kỳ, đó là số tiền mà ngânhàng hiện đang cho vay tính đến một thời điểm cụ thể Dư nợ cho vay tiêu dùng đượchiểu là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho khách hàng vay nhằm mục đích tiêudùng tính đến một thời điểm cụ thể Ngân hàng tính lãi cho vay dựa trên dư nợ cho vayđến thời tính lãi, tức là lợi nhuận của ngân hàng có được từ hoạt động cho vay trong kỳphụ thuộc vào dư nợ chứ không phải là doanh số cho vay trong kỳ đó Vì vậy, số dư nợcàng lớn và dư nợ kỳ sau tăng hơn so với kỳ trước là chỉ tiêu đúng nhất phản ánh mức
độ mở rộng cho vay càng cao
Dư nợ cho vay tiêu dùng = Dư nợ cho vay tiêu dùng kì trước + Doanh số cho vay tiêu dùng trong kì – Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng trong kì
Dư nợ cho vay của khách hàng tăng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng tăng thu nhập.Thường thì lãi thu được là tích giữa lãi suất cho vay x thời hạn vay x dư nợ cho vay Vìvậy nếu dư nợ cho vay cao thì lợi nhuận mà ngân hàng thu được cũng tăng cao
* Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng
Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh quy mô các món vay tiêu dùng trong tổng số cácmón vay được ngân hàng giải ngân Sự tăng trưởng của chỉ tiêu này cho ta thấy chấtlượng của cho vay tiêu dùng
Công thức:
= x 100
Có 2 nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng:
- Thứ nhất, do dư nợ cho vay tiêu dùng tăng lên nhiều hơn so với mức tăng của
tổng dư nợ cho vay Điều này thể hiện chính sách mở rộng cho vay tiêu dùng
Trang 29- Thứ hai, do dư nợ cho vay tiêu dùng không tăng thậm chí còn giảm, nhưng mức
giảm của tổng dư nợ lại nhiều hơn Trường hợp này nghĩa là trong tình trạng thu hẹpcho vay chung của ngân hàng thì cho vay tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng cao
* Tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng (K)
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độnâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng nhanh hay chậm Chỉ tiêu này được xác địnhtheo công thức sau:
Công thức:
K = x 100
Nếu K > 0: cho thấy dư nợ cho vay tiêu dùng kỳ này lớn hơn kỳ trước, phản ánh sựnâng cao chất lượng đối với cho vay tiêu dùng
Nếu K <= 0: tức là dư nợ cho vay tiêu dùng kỳ này nhỏ hơn hoặc bằng kỳ trước
* Thu nhập từ cho vay tiêu dùng
Đây là chỉ tiêu phán ánh khả năng sinh lời của một món vay tiêu dùng hay một mónvay bất kỳ nào đó Thu nhập phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Lãi suất cho vay là nhân
tố quyết định đầu tiên đến lợi nhuận đạt được Khoản cho vay với lãi suất cao thì lãivay của ngân hàng cũng vì thế mà tăng thêm Tuy nhiên lãi vay cũng phải phù hợp, vìnếu cao quá sẽ làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng Trong khi đó các ngân hàngViệt Nam vẫn còn đang cạnh tranh với nhau về lãi suất Lãi suất cho vay cao làm hoạtđộng kinh doanh của nguời vay gặp khó khăn do chi phí trả lãi quá lớn
Thu nhập từ cho vay = Lãi suất cho vay * Dư nợ cho vay * Thời hạn cho vay
Dư nợ cho vay của khách hàng tăng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng tăng thu nhập Dư
nợ cho vay là hiệu số giữa khoản tiền khách hàng vay nợ và số mà khách hàng đã trảtrong kì Vì vậy nếu dư nợ cho vay cao thì lợi nhuận mà ngân hàng thu được cũng tăngcao Dư nợ cho vay tăng có thể là do độ lớn của món vay tăng, số lượng khách hàngtăng Ngân hàng thường khống chế mức cho vay đối với một khoản vay Với kháchhàng cá nhân món vay thường có giá trị thấp hơn rất nhiều so với độ lớn của món vayđối với khách hàng là doanh nghiệp Số lượng khách hàng tăng lên cũng là nhân tốquan trọng để dư nợ cho vay của ngân hàng tăng lên Đó cũng là một chỉ tiêu quan
Trang 30trọng thể hiện tính hiệu quả của cho vay tiêu dùng.
Tuy nhiên nếu chỉ đề cập đến lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay thì chúng tachưa thấy rõ được hiệu quả của món vay đó Chính vì thế trong mục này, ta có thêmmột chỉ tiêu phụ đó là : Tỉ lệ thu nhập lãi từ cho vay trên dư nợ bình quân Cho biếtmột đồng cho vay bình quân thu được bao nhiêu đồng lãi Chỉ tiêu này phản ánh khảnăng kiểm soát chi phí trong cho vay của ngân hàng và mức độ sinh lời từ cho vay
lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ, xếp hạntín dụng của người vay, đảm bảo tiền vay, quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và kháchhàng, môi trường hoạt động của người vay
* Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
- Nợ quá hạn : Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quáhạn thanh toán theo cam kết tại Khế ước cho vay/Hợp đồng tín dụng
- Thời điểm chuyển sang nợ quá hạn: Tính từ ngày tiếp theo ngay sau ngày đến
kỳ hạn trả nợ ghi trên Khế ước cho vay/Hợp đồng tín dụng
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn và/hoặc lãi nợ quá hạn:Được thực hiện theo thỏa thuận tại Khế ước cho vay/Hợp đồng tín dụng trên cơ sở phùhợp với quy định hiện hành của pháp luật
Công thức:
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100
Tỷ lệ nợ quá hạn cho ta biết tỷ trọng các khoản cho vay đã quá hạn trả cả gốc và lãitrên tổng số dư nợ của ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn chủ yếu phản ánh chất lượng củacác khoản vay của ngân hàng Đối với ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chấtlượng các khoản vay càng thấp, nguy cơ tiềm ẩn đối với ngân hàng là càng lớn Dù
Trang 31vậy, chỉ tiêu nợ quá hạn là chỉ tiêu mang tính thời điểm, không mang tính thời kỳ nênphản ánh chưa chính xác và đầy đủ độ an toàn của các khoản vay
* Tỷ lệ nợ khó đòi trên nợ quá hạn
Nợ khó đòi: là khoản công nợ có tuổi nợ cao nhưng chưa có khả năng thu hồi Đây làmột chỉ tiêu nợ thứ hai được dùng để đánh giá chất lượng và hiệu quả của món vay.Khi khách hàng quá hạn nợ của mình, ngân hàng sẽ xem xét và ký quyết định về thờigian gia hạn nợ cho khách hàng Nhưng khi hết thời gian gia hạn nợ,khách hàng vẫnkhông trả được nợ cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng thì khi đó,món vay đó sẽ được xếp vào
nợ khó đòi Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn sẽ cho ngân hàng biết được baonhiêu phần trăm nợ quá hạn là khó đòi Chỉ tiêu này sẽ giúp ngân hàng sẽ kiểm soát tốthơn về chất lượng các món vay của mình và cũng là một trong các chỉ tiêu nhằm đánhgiá hiệu quả cho vay của ngân hàng
Công thức:
Tỷ lệ nợ khó đòi = x 100
Theo Quyết Định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3 tháng 2 năm 2005 về quy chế chovay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã banhành một loạt quyết định và chỉ thị nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng vàkiểm soát rủi ro, trong đó có Quyết Định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4năm 2005 ban hành quy định về phân loại nợ và trích lập và sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Như ta đã biết,quyết định 493 phân loại nợ thành 5 nhóm:
• Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năngthu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai nhưcác khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán
• Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thờihạn trả nợ
• Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và
nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày
Trang 32• Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơcấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày
• Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơcấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý
Mục đích của việc sử dụng dự phòng là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của tổchức tín dụng Dự phòng rủi ro chỉ tính theo dư nợ gốc của khách hàng và được hạchtoán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng Dự phòng cụ thể là loại dự phòngđược trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ mà hiện nay các tổ chức tíndụng đang thực hiện như đã nêu ở trên Vậy chỉ tiêu phản ánh khả năng bù đắp và tríchlập rủi ro chính là dự phòng cụ thể và dự phòng chung
Công thức dự phòng chung = 0.75% * Tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1-4
Quyết Định 493 đưa ra cách tính số tiền dự phòng bằng công thức hoàn toàn mới khácvới cách tính dự phòng quy định tại các quy định trước đây Theo các quy định trướcđây, số tiền dự phòng chỉ đơn giản bằng tỷ lệ trích dự phòng nhân với tài sản có từngnhóm Trong khi đó, Quyết Định 493 đưa ra công thức tính số tiền dự phòng như sau:
Trang 331.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng
1.4.1 Nhân tố chủ quan triển cho vay tiêu dùng.
Sự phát triển cho vay tiêu dùng ở một NHTM chủ yếu do chính nội lực của ngân hàngquyết định Trong đó phải kể đến một số nhân tố chính như:
(1) Định hướng phát triển của ngân hàng, đây là điều kiện tiên quyết để phát triển
cho vay tiêu dùng Nếu trong kế hoạch phát triển của mình các ngân hàng không quantâm đến hoạt động này thì các khách hàng có nhu cầu về cho vay tiêu dùng cũng sẽkhông được quan tâm Ngược lại, nếu ngân hàng muốn phát triển cho vay tiêu dùng thì
họ sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể để thu hút những khách hàng có nhu cầu đến vớimình Và khi đó cung cầu sẽ có điều kiện thuận lợi để gặp nhau, cũng có nghĩa là chovay tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội phát triển
(2) Năng lực tài chính của ngân hàng, sẽ là một trong những yếu tố được các nhà
lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra các quyết định trong đó có các quyết định vềcho vay tiêu dùng Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu
tố như số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận năm sau so với năm trước, tỷtrọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ, số lượng tài sản thanh khoản Nếu ngân hàng có vốnchủ sở hữu lớn, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận lớn, nợ quá hạn thấp và có số lượng tài sảnthanh khoản lớn, khả năng huy động vốn lớn trong thời gian ngắn thì có thể coi là cósức mạnh về tài chính Khi ngân hàng có sức mạnh tài chính lớn thì ngân hàng có thểđầu tư vào các danh mục mà ngân hàng quan tâm hơn thì cho vay tiêu dùng có cơ hộiphát triển, nhưng ngược lại, nếu ngân hàng không có được số vốn cần thiết để tài trợcho cho các hoạt động được ưu tiên hơn thì cho vay tiêu dùng sẽ ít có cơ hội để mởrộng
(3) Chính sách tín dụng của ngân hàng, là hệ thống các chủ trương, định hướng
quy định chi phối hoạt động tín dụng do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệuquả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân Thông thườngchính sách tín dụng có các khoản mục sau: hạn mức tín dụng, các loại hình cho vay màngân hàng thực hiện, quy định về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của các khoản tín dụng,hướng giải quyết phần tín dụng vượt quá hạn mức cho vay, cách thức thanh toán nợ…Chính sách tín dụng vạch ra cho các cán bộ tín dụng hướng đi và khung tham chiếu rõràng về những căn cứ để xem xét các nhu cầu vay vốn Vì vậy, những yếu tố trongchính sách tín dụng đều tác động một cách mạnh mẽ tới việc mở rộng tín dụng nóichung và cho cho vay tiêu dùng nói riêng Nếu như có những hình thức cho vay tiêudùng không nằm trong chính sách cho vay của ngân hàng thì các khách hàng khó có thể
Trang 34vay được những khoản tiền từ ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của mình.Chẳng hạn như một ngân hàng không thực hiện cho vay theo thẻ tín dụng thì kháchhàng dù có đủ điều kiện cũng không được cấp tín dụng Mặt khác khi một ngân hàng đãsẵn có các hình thức cho vay tiêu dùng đa dạng với chất lượng tốt thì việc mở rộngcũng dễ dàng và thuận lợi hơn là các ngân hàng mới chỉ có các sản phẩm đơn giản Dotính chất cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt nên một chính sách tín dụngđúng đắn hợp lý là yếu tố thu hút khách hàng hiệu quả Ngân hàng càng đa dạng hoácác mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và cách xử lýđúng đắn các khoản nợ của khách hàng, có chính sách sản phẩm hấp dẫn thì càng thuhút được khách hàng đến với ngân hàng, từ đó thực hiện thành công việc mở rộng chovay tiêu dùng.
(4) Số lượng, trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng, có
ảnh hưởng không nhỏ tới cho vay tiêu dùng của các NHTM Nếu như đạo đức ngườivay được xếp vào vị trí hàng đầu trong các nhân tố khách quan thì đạo đức cán bộ tíndụng được xếp vào vị trí hàng đầu trong các nhân tố chủ quan Nếu các cán bộ tín dụngkhông có đạo đức nghề nghiệp thì dù giỏi đến mấy cũng vô giá trị, vì lợi ích cá nhân họsẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích của tập thể ngân hàng Tuy nhiên, đạo đức không thôichưa đủ, cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn cao, trình độ hiểu biết rộng thìmới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vay vốn, từ đó đưa ra các quyết địnhđúng đắn Một cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp, marketingtốt, trình độ ngoại ngữ, vi tính thành thạo, nhiệt tình trong công việc, có đạo đức nghềnghiệp sẽ tạo được ấn tượng đẹp trong khách hàng về ngân hàng, bởi dưới con mắt củakhách hàng thì cán bộ ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng Nếu khách hànggiao tiếp với cán bộ ngân hàng mà họ cảm thấy an tâm về trình độ nghiệp vụ, hài lòngvới phong cách giao tiếp của cán bộ ngân hàng, an toàn trong quan hệ với ngân hàng thì
họ chắc chắn sẽ còn tìm tới ngân hàng Hơn nữa, các cán bộ tín dụng có mối quan hệrộng trong xã hội cũng có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn Và một ngân hàngphải có số lượng cán bộ tín dụng hợp lý, phân công công việc cụ thể thì ngân hàng đómới có thể phát triển không chỉ mình cho vay tiêu dùng mà tất cả các hoạt động khácnữa
(5) Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng, cũng là
một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của cho vay tiêu dùngtại mỗi ngân hàng Nếu một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại thì họ cóthể tăng tiện ích cho khách hàng và các dịch vụ của họ sẽ được biết đến nhiều hơn Ví
dụ, một ngân hàng có điều kiện đầu tư vào dịch vụ thẻ thanh toán, đặt các máy rút tiền,
Trang 35có thể giao dịch với khách hàng thông qua mạng internet thì ngân hàng đó có thể mởrộng cho vay tiêu dùng của mình thông qua các tài khoản mà các khách hàng đã sửdụng dịch vụ trên của ngân hàng như cho vay thấu chi, thẻ tín dụng… Hơn nữa, ápdụng khoa học công nghệ tiên tiến các ngân hàng có thể quản lý danh sách khách hàngmột cách dễ dàng hơn, họ có thể tiết kiệm được nhân công cũng như chi phí quản lýgóp phần giảm giá thành dịch vụ Thêm vào đó, khi có các công nghệ hiện đại hỗ trợ thìviệc giải quyết các thủ tục của ngân hàng được nhanh chóng, chính xác, giảm bớt cácthủ tục rườm rà cho khách hàng.
1.4.2 Nhân tố khách quan
Những nhân tố thuộc về khách hàng như khả năng tài chính, đạo đức người vay và tàisản đảm bảo cũng ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng của các NHTM:
(1) Đạo đức người vay, được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm
của khách hàng vay vốn Đây là yếu tố tiên quyết để ngân hàng xem xét cho vay vìrằng ngay cả khi người vay có thu nhập cao, ổn định để trả nợ, thậm chí đưa ra cácđiều kiện đảm bảo tốt thì chưa chắc họ có thiện chí trả nợ Đạo đức người vay trongquan hệ tín dụng được đánh giá bằng độ tín nhiệm của khách hàng trên cơ sở tính thậtthà, sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng và ý muốn kiên quyết trong việc thực hiện tất cảcác giao ước trong hợp đồng tín dụng
(2) Khả năng tài chính, là nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng của
khách hàng Phần lớn các món cho vay tiêu dùng được quy định nguồn hoàn trả là thunhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai Khoản thu nhập này có ảnh hưởngquyết định đến nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng và quyết định việc có cho vayhay không của ngân hàng Do đó, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay tiêudùng của khách hàng, đến quy mô của khoản vay và đến việc phát triển cho vay tiêudùng của ngân hàng Nếu khách hàng có thu nhập cao và ổn định thì việc trả nợ ngânhàng thường ít ảnh hưởng đến các chi tiêu khác, đặc biệt là các chi tiêu thông thườnghay thiết yếu…Với những người vay này, họ sẵn sàng thanh toán tiền cho ngân hàng
và khoản tín dụng trở nên an toàn hơn
(3) Tài sản đảm bảo, là cơ sở pháp lý để có thêm nguồn trả nợ thứ hai cho ngân
hàng ngoài nguồn thu nợ thứ nhất, mang tính dự phòng rủi ro và tăng mức độ an toàncho khoản tín dụng của ngân hàng Mặc dù nắm giữ tài sản đảm bảo song nếu kháchhàng không trả nợ thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro giảm thu nhập vì muốn phátmại tài sản phải có thời gian và mất chi phí khác liên quan… Vì vậy, tài sản đảm bảo
Trang 36là một trong những tiêu chuẩn để xét duyệt cho vay nhưng không phải là tiêu chuẩnquan trọng nhất giữ vai trò quyết định trong việc cho vay của NHTM.
Bên cạnh những nhân tố chủ quan thuộc về bản thân ngân hàng và nhân tố khách quanthuộc về khách hàng thì một vài nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàngcũng có ảnh hưởng ít nhiều tới cho vay tiêu dùng của NHTM Các nhân tố thuộc vềmôi trường hoạt động có thể kể đến như: môi trường kinh tế xã hội, môi trường vănhóa, môi trường pháp lý, các chính sách kinh tế của nhà nước…
(1) Môi trường kinh tế: Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có
liên quan biện chứng, ràng buộc lẫn nhau Cho nên, bất kỳ sự biến động nào của nềnkinh tế cũng gây ra những biến động trong tất cả các lĩnh vực khác Sự ổn định hay bấtthường, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạtđộng ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng
Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm rất cao đối với những biến động của môi trườngkinh tế Khi nền kinh tế ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, ngườidân yên tâm và mức thu nhập của họ trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên,cho vay tiêu dùng của NHTM có cơ hội phát triển Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vàotình trạng suy thoái, mất ổn định thì phần lớn người tiêu dùng chỉ mong muốn đảm bảođược cuộc sống ở mức bình thường mà không nghĩ tới việc đi vay để thỏa mãn nhucầu cao hơn
(2) Môi trường xã hội: Môi trường xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố như:
tình hình trật tự xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc (thểhiện qua những nét tính cách tiêu biểu của người dân như niềm tin, tính cần cù,trung thực, ham lao động, thích tằn tiện và ưa thưởng thụ…) hoặc các yếu tố về nơi
ở, nơi làm việc cũng ảnh hưởng lớn đến thói quen tiêu dùng của người dân.Thông thường, nơi nào tập trung nhiều người có địa vị trong xã hội, trình độ cao thìchắc chắn nhu cầu tiêu dùng ở đó lớn, do vậy, nhu cầu vốn vay cao hơn nơi khác, từ
đó tạo ra khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng Còn phần lớn những người lao độngchân tay thì chỉ mong muốn đảm bảo cuộc sống ở mức bình thường, họ chưa nghĩtới chuyện đi vay để mua sắm hàng hóa, nâng cao mức sống
(3) Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn bản pháp luật
của Nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới cho vay tiêu dùng của NHTM.Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh nhưng phải nằm trong khuônkhổ của pháp luật Cho vay tiêu dùng của NHTM cũng phải tuân thủ các quy định củaNhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Dân sự và các quy định khác Nếu những
Trang 37văn bản quy định pháp luật nếu không rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo những khe hở pháp luậtgây rắc rối và tổn hại đến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tín dụng Ngược lại, sựchặt chẽ và đồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt độngkinh tế - xã hội nói chung được diễn ra thông suốt và hiệu quả.
(4) Hệ thống chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước, Các chủ trương,
chính sách của Nhà nước cũng có tác động đáng kể tới cho vay tiêu dùng Nếu Nhànước có chủ trương kích cầu, đưa ra các biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước,thu hút đầu tư nước ngoài như hạ lãi suất trần cho vay, giảm các thủ tục rườm rà, giảmthuế cho các công ty mới thành lập, tạo công ăn việc làm cho người lao động… sẽ tácdụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, GDP tăng, thất nghiệp giảm, từ đó làm tăng mứcsống của người dân Đây rõ ràng là tiền để thuận lợi để cho vay tiêu dùng phát triển.Mặt khác, các chính sách như giảm thuế thu nhập, áp dụng lãi suất ưu đãi đối với chovay hộ nông dân, hộ nghèo, các chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm thực hiện côngbằng xã hội, tạo sự phát triển cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn, rút ngắnkhoảng cách giàu nghèo… cũng sẽ có ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng của dân cư trướcmắt và lâu dài
(5) Sự liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống kinh tế: Sự liên hệ giữa các
thành phần trong hệ thống kinh tế mà cụ thể là mối liên hệ giữa các cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp… với ngân hàng cũng ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng Nếu mối liên
hệ này chặt chẽ, đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau sẽ tạo tạo điều kiện cho cho vay tiêu dùngcủa NHTM tiến hành hiệu quả Sự liên hệ này, trước hết phụ thuộc vào nỗ lực của cácbên tham gia trong việc xây dựng các mối quan hệ, các ràng buộc về quyền lợi vàtrách nhiệm Ngoài ra cũng cần có sự trợ lực từ phía Nhà nước và các định chế lớnkhác
Như vậy, ta có thể thấy cho vay tiêu dùng tuy mới ra đời nhưng đã có sự phát triểnmạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho người tiêu dùng mà cho cả những ngânhàng, các doanh nghiệp sản xuất và rộng hơn nữa là đối với cả nền kinh tế Bên cạnh
đó, hoạt động này chịu nhiều tác động của các nhân tố chủ quan thuộc về bản thânngân hàng và các nhân tố khách quan từ phía khách hàng hay môi trường kinh doanh.Việc nghiên cứu tìm hiểu sự tác động của các nhân tố đó tới cho vay tiêu dùng như thếnào có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định hướng cho sự phát triển của hoạtđộng này trong tương lai của các ngân hàng
Kết luận chương: Chương 1 đã nêu khái quát các khái niệm cơ bản, các chỉ tiêu định
tính, định lượng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng của
Trang 38NHTM Qua đó ta có được một cái nhìn tổng quan về cho vay tiêu dùng trên lý thuyết.
Về mặt thực tế, chương 2 sẽ cho ta thấy rõ hơn thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngânhàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh cũng như việc áp dụng các chỉ tiêuđịnh tính và định lượng của chi nhánh trong việc đánh giá chất lượng cho vay tiêudùng như thế nào
Trang 39CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH
QUẢNG NINH2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Những năm vừa qua, hòa cùng sự phát triển của đất nước, ngành Ngân hàng đã đạtđược nhiều chỉ tiêu quan trọng, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tếquốc dân Nỗ lực đó có sự đóng góp rất lớn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam màtrong hệ thống đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (nay là Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam) luôn là đầu tàu, là điển hình mẫu mực cho nỗ lực xây dựng nền kinh
tế thị trường trong thời kỳ mở cửa
Là Chi nhánh cấp I của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCPNgoại Thương chi nhánh Quảng Ninh đã kế thừa và phát huy những ưu điểm đã đượcxây dựng và duy trì tại hệ thống trong thời gian dài, ở đây có một đội ngũ cán bộ trẻtrung nhưng có chuyên môn tốt, tinh thần làm việc trách nhiệm, hăng say và khôngngừng sáng tạo, nguyên tắc nhưng cũng rất linh hoạt, kết hợp với đó là đội ngũ cán bộchủ chốt có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề Tất cả được đặt trong một môi trườnglàm việc với hệ thống trang thiết bị và công nghệ hiện đại, quy trình nghiệp vụ đượcphân cấp chặt chẽ và hợp lý giữa các phòng ban cũng như trong toàn hệ thống Ngânhàng Những yếu tố đó đã giúp Chi nhánh đạt được những thành tựu kinh doanh đáng
kể trong những năm qua trở thành Ngân hàng hàng đầu của tỉnh nhà Uy tín củathương hiệu Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam đã và đang được khẳng địnhngày càng vững chắc trên địa bàn tỉnh
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh với tiền thân là phòng ngoạihối trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước Quảng Ninh được thành lập vào ngày 1 tháng 4năm 1991 Đến tháng 6 năm 2008, ngân hàng ngoại thương Việt Nam chính thức cổphần hóa do đó ngân hàng ngoại thương Quảng Ninh chính thức trở thành ngân hàngTMCP ngoại thương Quảng Ninh Với chính sách luôn coi khách hàng là bạn đồnghành trên con đường phát triển của mình, ngân hàng TMCP ngoại thương Quảng Ninhđược đánh giá là ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn QuảngNinh và được rất nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân tín nhiệm Đạt được kết quảnhư ngày nay là do chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh có đội
Trang 40ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp,làm việc có hiệu quả,có trách nhiệm Độingũ cán bộ công nhân viên gồm hơn 130 người,làm viêc tại các phòng ban trong trụ sởchính Hòn Gai cũng như tại phòng giao dịch Cẩm Phả, Uông Bí và Bạch Đằng được
bố trí theo sơ đồ sau :
Sơ đồ 4: Bộ máy tổ chức tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh
( Báo cáo thường niên của phòng hành chính 2010)
2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh trong những năm gần đây.
Quảng Ninh là một thành phố lớn trong cả nước với dân số vào khoảng trên 1 triệungười, với những mỏ than, khoáng sản lớn nhất cả nước hàng năm đem lại nhữngkhoản thu nhập không lồ cho tỉnh nhà, bên cạnh đó là khu vực du lịch đẹp với rấtnhiều những danh lam tháng cảnh, hàng năm thu hút lượng khách du lịch rất lớn.Chính vì vậy mà Quảng Ninh trở thành một thành phố có tiềm năng phát triển rất lớn.Tận dụng những yếu tố khách quan đó, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánhQuảng Ninh đã có những chính sách phát triển hết sức hợp lý, hàng năm đem lại lợinhuận rất lớn cho ngân hàng Hòa cùng với sự phát triển của xu hướng xã hội trongnhững năm qua, hệ thống ngân hàng trên cả nước đang phát triển không ngừng, Ngânhàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Ninh cũng ngày càng khẳng định được vịthế nhất định trong hệ thống ngân hàng của địa bàn tỉnh cũng như hệ thống ngân hàng
P Giao dÞchU«ng BÝ
Chi nh¸nh
CÊp II (Mãng C¸i
& B·i Ch¸y)
Phòng giao dịch Cẩm Phả,Uông Bí