1. PHÂN TÍCH TÌM KIẾM, LỰA CHỌN VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH: 1.1. Khái niệm về vấn đề chính sách: Hiện nay vấn đề chính sách có nhiều quan niệm khác nhau, tùy theo góc độ tiếp cận, nhưng có một khái niệm được nhiều nhà khoa học và quản lý ủng hộ: Vấn đề chính sách là những nhu cầu tương lai của đời sống xã hội cần đạt được bằng chính sách.
Trang 1CHƯƠNG 5 NỘI DUNG PHÂN TÍCH
CHÍNH SÁCH
PGS TS Văn Tất Thu Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Trang 2Chu trình chính sách bao gồm các bước từ phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống xã hội cần được giải quyết bằng chính sách cho đến khi hoàn thành những mục tiêu đề ra của chính sách Nội dung phân tích chính sách bao gồm:
Trang 31 PHÂN TÍCH TÌM KIẾM, LỰA CHỌN VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH:
1.1 Khái niệm về vấn đề chính sách:
- Hiện nay vấn đề chính sách có nhiều quan niệm khác nhau, tùy theo góc độ tiếp cận, nhưng có một khái niệm được nhiều nhà khoa học và quản lý ủng hộ: Vấn đề chính sách là những nhu cầu tương lai của đời sống xã hội cần đạt được bằng chính sách
Trang 4Về bản chất, nhu cầu tương lai của xã hội chính là khoảng cách giữa mức sống hiện tại
so với tương lai theo quy luật vận động phát triển Khoảng cách đó chính là một mâu thuẫn Nếu mâu thuẫn được giải quyết cũng coi như khoảng cách được lấp đầy Theo cách luận giải này thì vấn đề chính sách có thể được coi là những mâu thuẫn nảy sinh cần được Nhà nước giải quyết bằng chính sách Thực chất của vấn đề chính sách là các nhu cầu, các giá trị, các cơ hội cải thiện đời sống của người vẫn chưa được hiện thực hóa.
Trang 51.2 Phân tích nguồn gốc vấn đề chính sách:
- Để xác định vấn đề chính sách cần phải phân tích nguồn gốc vấn đề chính sách Có thể xác định được nguồn gốc của vấn đề chính sách:
- Vấn đề chính sách sinh ra từ các hoạt động thực tế trong xã hội.
- Vấn đề chính sách sinh ra từ những nguyện vọng của nhân dân.
Trang 6Vấn đề chính sách sinh ra từ những tác động của chủ thể quản lý xã hội là Nhà nước.
Vấn đề chính sách sinh ra từ những tác động của môi trường bên ngoài xã hội.
Phân tích các nội dung trên sẽ kết luận được tính tất yếu khách quan của vấn
đề chính sách.
Trang 71.3 Tìm kiếm vấn đề chính sách qua đặc trưng của nó:
- Để xác định đúng vấn đề chính sách cần phải phân tích, tìm kiếm trong số những vấn đề phát hiện được thông qua những đặc trưng
cơ bản của vấn đề nói chung sau đây:
Trang 81.3.1 Vấn đề chính sách có mối quan hệ biện chứng với môi trường tồn tại:
- Các yếu tố trong môi trường vận động sinh
ra các vấn đề, trong đó có vấn đề chính sách Trên thực tế, vấn đề chính sách chỉ có thể được giải quyết bằng chính sách mới làm cho xã hội phát triển Xã hội càng phát triển càng sinh ra nhiều vấn đề cần được giải quyết bằng chính sách Cứ theo quy luật vận động đó, chúng thúc đẩy nhau phát triển.
Trang 91.3.2 Vấn đề chính sách mang cả tính hiện thực và tương lai:
- Môi trường kinh tế - xã hội vận động liên tục thường xuyên tạo ra vấn đề chính sách Những vấn đề được tạo ra như vậy là mang tính hiện thực Theo quy luật vận động, các hiện tượng đang tồn tại thực tế trong môi trường sẽ làm nảy sinh những vấn đề trong tương lai, gọi là vấn đề mang tính tương lai.
Trang 101.3.3 Vấn đề chính sách không linh động bằng các vấn đề chung:
- Do tác động lẫn nhau của các yếu tố cấu thành môi trường mà mâu thuẫn được sinh ra, vì thế vấn đề thường gắn với các yếu tố trong quá trình vận động Vấn đề phải chịu tác động thường xuyên của môi trường, nên chúng cũng sẽ biến đổi như các yếu tố vật chất khác
Trang 11Để tồn tại trong quá trình vận động, tự mỗi yếu tố phải chuyển hóa cho thích ứng với môi trường, đã kéo theo sự chuyển hóa của vấn đề Tuy nhiên, trong số đó có vấn đề chuyển hóa chậm làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển xã hội, cần có sự tác động của Nhà nước Như vậy, so với các vấn đề chung, vấn đề chính sách kém linh động hơn Phân tích các đặc trưng trên giúp lựa chọn được vấn đề chính sách.
Trang 121.4 Căn cứ lựa chọn vấn đề chính sách:
- Nghiên cứu đặc trưng của vấn đề chính sách cho phép chọn ra một số vấn đề mang đặc tính khá giống nhau cần phải có sự tác động của Nhà nước Nhưng Nhà nước không thể giải quyết cùng một lúc mọi vấn
đề, mà phải chọn trong số đó vấn đề cần giải quyết trước nhất Để chọn đúng vấn đề chính sách cần dựa trên một số căn cứ chủ yếu sau:
Trang 13- Căn cứ vào tính bức xúc của vấn đề chính sách so với nhu cầu xã hội.
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý Nhà nước đối với vấn đề chính sách.
- Căn cứ vào khả năng tổ chức giải quyết vấn đề chính sách của Nhà nước.
- Căn cứ vào khả năng tham gia giải quyết vấn đề của các đối tượng chính sách.
- Kết quả phân tích lựa chọn vấn đề chính sách được dùng làm cơ sở để Chính phủ hoạch định chính sách công.
Trang 142 PHÂN TÍCH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH:
2.1 Phân tích thời cơ ban hành chính sách: 2.1.1 Lý do phân tích thời cơ ban hành chính sách:
- Thời cơ ban hành chính sách được hiểu là thời điểm mà tại đó chính sách được ban hành
có những cơ hội để thực hiện gọi là đúng thời
cơ, còn ít cơ hội nhiều nguy cơ trong quá trình thực hiện gọi là không đúng thời cơ Trên thực tế cho thấy, việc chọn thời cơ ban hành chính sách có giá trị kinh tế, xã hội rất cao làm cho hiệu lực, hiệu quả chính sách được tăng cường.
Trang 152.1.2 Mục đích phân tích thời cơ ban hành chính sách:
- Mục đích phân tích thời cơ ban hành chính sách là đưa ra được kết luận khoa học về thời điểm ban hành chính sách thuận lợi nhất để cấp có thẩm quyền xem xét ra quyết định chính sách Để phân tích thời cơ ban hành chính sách, cần lựa chọn những nội dung và phương pháp thích hợp với mục tiêu phân tích và yêu cầu quản lý.
Trang 162.1.3 Nội dung phân tích thời cơ ban hành chính sách:
- Muốn có kết luận đúng đắn về thời cơ ban hành chính sách, cần phải phân tích một số nội dung chủ yếu sau:
- Phân tích nhu cầu của các nhóm lợi ích trong xã hội về vấn đề chính sách Trong đó quan tâm phân tích nhu cầu của nhóm lợi ích
cơ bản (thuộc thành phần giữ định hướng).
Trang 17- Phân tích tình hình vận động của các quy luật nội tại trong nền kinh tế
xã hội có liên quan đến việc giải quyết vấn đề chính sách.
- Phân tích các nhân tố bên ngoài nền kinh tế có ảnh hưởng đến vấn đề chính sách.
- Phân tích tình hình khai thác tiềm năng để giải quyết vấn đề chính sách.
Trang 182.1.4 Phương pháp phân tích:
- Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích chuẩn tắc (phân tích đánh giá) và thực hiện chứng (phân tích chứng minh), trong
đó chủ yếu là các phương pháp trong nhóm phân tích chuẩn xác.
2.2 Phân tích quy trình hoạch định chính sách:
- Quy trình hoạch định chính sách bao gồm các bước cần tiến hành để cho ra đời một chính sách kể từ khi lựa chọn được vấn đề chính sách.
Trang 192.2.1 Mục đích phân tích hoạch định chính sách:
- Phân tích hoạch định chính sách phải đi đến kết luận khoa học về tính khả thi của phương
án chính sách được lựa chọn ban hành.
- 2.2.2 Nội dung phân tích hoạch định chính sách:
- Phân tích hoạch định chính sách cần tập trung vào những nội dung sau:
- Phân tích mục tiêu chính sách để khẳng định được tính hữu dụng hay không đối với yêu cầu của vấn đề chính sách và phù hợp với định hướng phát triển chung.
Trang 20- Phân tích hệ thống biện pháp chính sách
để kết luận về tính đồng bộ hay không giữa biện pháp và mục tiêu chính sách, giữa biện pháp với điều kiện thực tế và giữa các biện pháp với nhau.
- Phân tích tổ chức thực thi xây dựng các phương án chính sách Đây là nội dung phân tích phức tạp vì nó không có những mẫu hình nguyên lý nhất định Cần phải dựa vào quy trình tổ chức xây dựng phương
án chính sách để phân tích đánh giá.
Trang 21- Phân tích dự báo hiệu lực, hiệu quả chính sách Nội dung phân tích này mang tính tổng hợp cao nên các nhà phân tích cần chú ý Trên cơ sở kết quả phân tích các nội dung liên quan, tổng hợp thành những yếu tố của đầu vào và kết quả của đầu ra để đánh giá được toàn bộ phương án chính sách.
Trang 222.2.3 Phương pháp phân tích hoạch định chính sách:
- Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích cho từng nội dung một cách thích hợp.
- Áp dụng phương pháp mô hình hóa và phân tích mục tiêu chính sách.
- Sử dụng kết hợp phương pháp mô hình hóa hệ thống và chi phí - lợi ích để phân tích
hệ thống biện pháp chính sách.
- Kết hợp sử dụng phương pháp mô hình hóa và phương pháp chi phí - lợi ích để phân tích tính khả thi của phương án chính sách.
Trang 232.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách:
- Hoạch định chính sách là thể hiện một quyết định ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh Để có được quyết định ứng xử đúng, cơ quan dự thảo và quyết định chính sách phải trải qua một quá trình cân nhắc, lựa chọn Trong bối cảnh đó có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định
Trang 24- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách giúp tận dụng được những
ưu thế của các nhân tố tích cực,
né tránh những ảnh hưởng xấu của nhân tố tiêu cực để cho ra đời một chính sách tốt nhất.
Trang 25
- Yêu cầu đối với phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách là chỉ ra và phân loại được các yếu tố ảnh hưởng theo tính chất tích cực hay tiêu cực đến quá trình hoạch định chính sách, đồng thời phân tích được mức ảnh hưởng của từng nhân tố để có biện pháp đối phó thích hợp.
- Sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật hay mô hình hóa để tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng như phương pháp toán, phương pháp thay thế liên hoàn, so sánh.
Trang 263 PHÂN TÍCH TÍNH HỆ THỐNG CỦA CHÍNH SÁCH:
- Tính hệ thống của chính sách được hiểu là sự thống nhất của các loại chính sách trong hệ thống chính sách, sự thống nhất giữa mục tiêu chính sách với mục tiêu chung, thống nhất giữa mục tiêu và biện pháp chính sách, giữa chính sách với các công cụ quản lý khác.
Trang 27Phân tích tính hệ thống của chính sách nhằm tạo dựng sự thống nhất trong quản lý điều hành chính sách công theo định hướng quản
lý của Nhà nước Với mục đích đó phân tích tính hệ thống chính sách công cần phải phân tích các nội dung chủ yếu sau đây:
Trang 283.1 Phân tích tính hệ thống của mục tiêu chính sách công:
- Mục tiêu chính sách bao gồm những giá trị kinh tế, chính trị, xã hội nhân văn
và những nhu cầu cho cuộc sống mà xã hội cần phải đạt được trong tương lai Tính hệ thống của mục tiêu chính sách được hiểu là sự hợp nhất của những giá trị mà chính sách hướng tới thành một thể thống nhất.
Trang 29Phân tích tính hệ thống mục tiêu chính sách
là đi xem xét trạng thái về quan hệ giữa các bộ phận cấu trúc thành mục tiêu trong một môi trường cụ thể Nhiệm vụ phân tích là phải tiến hành phân giải được các mối quan hệ theo những nội dung sau:
- Phân tích tính thống nhất trong quan hệ giữa các bộ phận của mục tiêu chính sách.
- Phân tích tính thống nhất của mục tiêu chính sách về tính chất (mục tiêu trực tiếp, gián tiếp; mục tiêu trước mắt, lâu dài; mục tiêu chính sách với mục tiêu các chương trình
dự án…),
Trang 30- Phân tích tính thống nhất trong quan hệ giữa mục tiêu chính sách với mục tiêu định hướng.
- Phân tích tính thống nhất về mục tiêu của chính sách trong hệ thống chính sách.
- Kết quả phân tích các mối quan hệ trong mục tiêu chính sách trên đây tiếp tục qua bước phân tích tổng hợp sẽ cho kết luận về tính thống nhất của mục tiêu chính sách cần phân tích.
Trang 313.2 Phân tích tính hệ thống của biện pháp chính sách:
- Tính hệ thống của chính sách còn được phản ánh qua tính hệ thống của các biện pháp, giải pháp chính sách Phân tích tính
hệ thống của biện pháp chính sách được thực hiện trên các mặt:
- Phân tích tính thống nhất về tính chất của các biện pháp chính sách;
- Phân tính về tính phù hợp của các biện pháp với mục tiêu;
Trang 32- Phân tích tính phù hợp của hệ thống biện pháp với cơ chế vận hành;
- Phân tích tính hiện thực của chính sách.
- Kết quả phân tích tính hệ thống của biện pháp chính sách cho phép
đi đến kết luận về tính khoa học, hợp
lý của cơ cấu chính sách.
Trang 333.3 Phân tích tính hệ thống của chính sách với các công cụ quản lý vĩ mô:
- Nhà nước sử dụng công cụ quản lý vĩ
mô để tổ chức, điều hành các đối tượng trong nền kinh tế - xã hội Do tính năng, tác dụng khác nhau, nên mỗi công cụ được sử dụng vào một mục đích nhất định Có công cụ được dùng để quy định
về hành vi hoạt động của đối tượng
Trang 34Có công cụ dùng để khuyến khích đối tượng trong vận động, có công cụ dùng
để tạo lập môi trường cho đối tượng hoạt động v.v… Mặc dù được sử dụng với những mục đích khách nhau, nhưng các công cụ đều cùng tác động đến đối tượng theo một định hướng Yêu cầu này tạo ra
sự thống nhất trong việc ban hành và sử dụng công cụ quản lý của Nhà nước
Trang 354 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH:
- Triển khai thực hiện chính sách có vai trò quyết định đến sự thành, bại của một chính sách nên các nhà quản lý thường rất chú ý chỉ đạo, điều hành tốt bước này Muốn nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, ngoài các hoạt động tổ chức, quản lý ra còn phải thường xuyên phân tích tình hình triển khai thực hiện chính sách.
Trang 36
Qua phân tích sẽ cho thấy những bất cập trong kế hoạch triển khai và điều hành phối hợp thực hiện, giúp các cơ quan Nhà nước từng bước hoàn thiện công tác này
Trang 374.1 Phân tích kế hoạch triển khai:
- Trước khi đưa chính sách vào thực hiện, các cơ quan quản lý Nhà nước phải xây dựng kế hoạch triển khai cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ Tính khoa học, hợp lý của kế hoạch triển khai
có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực thi chính sách, bởi vậy nhà phân tích không thể bỏ qua nội dung phân tích này
Trang 38Khi tiến hành phân tích kế hoạch triển khai thực hiện chính sách cần chú ý đến mục tiêu của kế hoạch xem có phù hợp với mục tiêu của chính sách không Có thể mục tiêu kế hoạch được chia ra theo tiến
độ thực hiện hay theo các chương trình, dự
án cụ thể, nhưng tổng thể các mục tiêu của
kế hoạch triển khai thực hiện không được
xa rời mục tiêu chính sách.
Trang 39- Sau khi phân tích mục tiêu kế hoạch mới tiến hành phân tích các biện pháp thực hiện
đề ra trong kế hoạch Những biện pháp đề xuất trong kế hoạch là biện pháp tổ chức, điều hành của các cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách, nên tính chất của các biện pháp này không hoàn toàn giống với biện pháp trong chính sách
mà nó mang tính tổ chức, điều hành nhiều hơn
Trang 40- Thực chất, đó chỉ là cách vận dụng
cơ chế thực thi chính sách vào kế hoạch triển khai thực hiện chính sách của mỗi cơ quan Nhà nước.
- Khi phân tích kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, cần quan tâm nhiều đến tính khả thi của kế hoạch trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.