Đặc điểm sản xuất, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên.
Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khoa kế toán LỜI MỞ ĐẦU Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, kế toán càng khẳng định được vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong công tác quản lý chung của Nhà nước và của từng doanh nghiệp nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì vấn đề chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là vô cùng quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất. Để tối đa hoá lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí, hạ giá thành của sản phẩm. Việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình như thế nào trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đều đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Chỉ các doanh nghiệp nào biết sử dụng tối đa các nguồn lực của mình trong quá trình sản xuất thì mới có thể đứng vững trên thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đã ra nhập ASEAN và đã kí kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ thì giá thành của sản phẩm chính là nhân tố quyết định đến cạnh tranh. Để có thể tiền hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn luôn phải bỏ ra những khoản chi phí để tổ chức sản xuất, điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Và để cho những chi phí bỏ ra thực sự có hiệu quả, thì đòi hỏi trước hết nó phải được hạch toán chính xác trong mỗi quá trình sản xuất. Vì vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công việc hết sức quan trọng. Nó cung cấp thường xuyên các thông tin cần thiết cho sự điều hành, quản lý, ra quyết định của các chủ doanh nghiệp. Trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp phải kiểm soát được sự SV: Trịnh Thị Hồng Phấn Lớp: Kế toán 1 1 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khoa kế toán vận động của nguồn vốn để điều chỉnh sao cho có hiệu quả nhất. Muốn vậy, doanh nghiệp phải quản lý chi phí sản xuất một cách chặt chẽ, hạch toán thành phẩm thật chính xác thông qua kế toán giá thành. Từ khi thành lập đến nay Công ty cổ phần Cơ khí Phổ Yên luôn chú trọng đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đây là khâu cơ bản trong công tác kế toán của Công ty. Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cơ khí Phổ Yên, trên cơ sở kiến thức đã được học em đã lựa chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cơ khí Phổ Yên” làm chuyên đề thực tập của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận thì kết cấu của đề tài bao gầm 3 chương chính như sau: Chương I: Đặc điểm sản xuất, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên. Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên. Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên. SV: Trịnh Thị Hồng Phấn Lớp: Kế toán 1 2 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khoa kế toán CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ PHỔ YÊN. 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty. Công ty Cổ phần Cơ khí Phổ Yên hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép số 111202 ngày 03/04/2002 của Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thái Nguyên. Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí phục vụ cho các ngành nghề cơ khí chế tạo máy, khai thác than, ngành cơ khí nông nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, cơ khí dệt và phục vụ cho những khách hàng đã quan hệ với công ty nhiều năm qua. Sản phẩm của công ty là các sản phẩm truyền thống, đã có uy tín trên thị trường trong nước. Trải qua nhiều năm sản xuất - kinh doanh đến nay, sản phẩm của công ty đã phong phú hơn cả về số lượng, chủng loại và chất lượng. Sản phẩm của công ty bao gồm : - Vòng bi . - Các loại dũa. - Các loại cân. - Phụ tùng Honda. - Các sản phẩm cơ khí khác. Sản phẩm của công ty dã được Nhà nước cấp Chứng chỉ ISO 9001:2000 và có sản phẩm được xuất ra nước ngoài để cạnh tranh với thị trường thế giới như Nga, Nhật Bản… SV: Trịnh Thị Hồng Phấn Lớp: Kế toán 1 3 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khoa kế toán Do thời gian đi thực tế tìm hiểu chưa nhiều nên em đã chọn sản phẩm vòng bi của phân xưởng vòng bi, một loại sản phẩm mang tính truyền thống của doanh nghiệp cũng là loại sản phẩm mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận cho Công ty làm đối tượng tính giá thành. Sản phẩm vòng bi được sản xuất trên dây truyền công nghệ sản xuất hiện đại, phức tạp, thời gian sản xuất dài. Sản phẩm được tổ chức sản xuất hàng loạt và kết hợp với đơn đặt hàng. Đặc điểm của sản phẩm dở dang: Do khối lượng sản phẩm dở dang trong kỳ là rất nhỏ nên không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty. Như chúng ta đã biết, Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên có cơ cấu tổ chức sản xuất theo phân xưởng, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm theo kiểu liên tục, khép kín, từ khâu đưa vật liệu vào đến khâu tạo ra sản phẩm sản xuất hoàn chỉnh. Do vậy đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian sản xuất cũng như chi phí sản xuất. Mỗi một phân xưởng sản xuất tạo ra một loại sản phẩm nhất định. Cụ thể có 4 phân xưởng như sau: - Phân xưởng cơ khí I: Chuyên sản xuất các phụ tùng, hàng khuôn cụ, gá lắp cho các phân xưởng trong Công ty. Ngoài ra còn nhận gia công và làm các mặt hàng như: Con lăn, băng tải cho các đơn vị khai thác đá, than và nhà máy xi măng. - Phân xưởng cơ khí II: Chuyên sản xuất các mặt hàng theo đơn đặt hàng của Công ty Honda như: Côn, nồi, bát phốt, đai ốc và bộ tay ga. - Phân xưởng cơ khí III: Chuyên sản xuất hàng kết cấu: con lăn, hộp số - Phân xưởng nhiệt luyện: Chuyên nhiệt luyện các mặt hàng trong Công ty và các đơn đặt hàng ngoài Công ty. SV: Trịnh Thị Hồng Phấn Lớp: Kế toán 1 4 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khoa kế toán - Phân xưởng vòng bi: Sản xuất các loại vòng bi phục vụ cho máy công cụ như: vòng bi 6205, 6206. Để sản phẩm vòng bi hoàn thành phải trải qua hai giai đoạn là rèn và nhiệt luyện. 1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty. Để điều hành công việc sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một bộ máy quản lý, giám sát mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên cũng vậy có bộ máy tổ chức, quản lý thống nhất, chặt chẽ và có quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể - Giám đốc: Là người đứng đầu đại diện hợp pháp của Công ty trước Pháp luật, phụ trách mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo cuộc sống cho CBCNV trong Công ty. - Phó giám đốc: Giúp giám đốc về công tác kinh doanh, đảm bảo về trật tự phục vụ cho công tác sản xuất. Ngoài ra còn giúp giám đốc về kế hoạch sản xuất và tiến độ kế hoạch. - Phòng quản trị điều hành sản xuất: Đảm nhiệm việc lập các kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng. - Phòng kinh doanh thị trường: Đáp ứng đủ vật tư cho các phân xưởng theo kế hoạch và tìm kiếm khách hàng để tiêu thụ sản phẩm trong nước và cả nước ngoài. - Phòng công nghệ thiết bị: Lập ra kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn đảm bảo yêu cầu của các phân xưởng về công nghệ chế tạo sản phẩm và nghiên cứu cải tiến công nghệ thiết bị. - Phòng giám sát kế hoạch chất lượng: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu mua về và sản phẩm trước khi xuất bán ra thị trường. - Phòng kế toán: Có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. SV: Trịnh Thị Hồng Phấn Lớp: Kế toán 1 5 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khoa kế toán Thông qua phòng kế toán kiểm tra được các định mức chi phí sản xuất, phát hiện ngăn ngừa tham ô lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho nhà quản lý trong việc quản lý, điều hành sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. SV: Trịnh Thị Hồng Phấn Lớp: Kế toán 1 6 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khoa kế toán CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ PHỔ YÊN. 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty. Công ty Cổ phần Cơ khí Phổ Yên là một doanh nghiệp sản xuất, ngoài đặc thù riêng là sản xuất các loại vòng bi thì Công ty còn sản xuất các loại dũa, các sản phẩm cơ khí, các sản phẩm phụ tùng Honda. Với những nét đặc thù về mặt hàng sản xuất của Công ty, ngoài yêu cầu quản lý và quy trình sản xuất công nghệ của mình thì chi phí sản xuất còn được tập hợp theo mục đích, công dụng của các chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Các loại thép, hợp kim, hoá chất, dầu mỡ… - Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Các khoản tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động trực tiếp và các khoản trích theo lương. - Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ sản xuất chung, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.1. Nội dung Công ty tiến hành sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng nên chủng loại vật tư khá đa dạng. Các loại vật tư chủ yếu là mua ngoài và được chia thành các loại như sau: - Nguyên vật liệu chính : Thép IIIC 15, các loại thép CP, . - Nguyên vật liệu phụ: Que hàn, sơn chống rỉ, đinh SV: Trịnh Thị Hồng Phấn Lớp: Kế toán 1 7 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khoa kế toán - Nhiên liệu: Than, xăng, dầu nhờn, mỡ . - Phụ tùng thay thế: Rơ le điện, tụ điện, hộp giảm thế . - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Gạch, ngói - Phế liệu: Phoi, sắt thép vụn Do chủng loại vật liệu đa dạng nên trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi Công ty phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, và dự trữ, sử dụng. 2.1.1.2. Tài khoản sử dụng Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm được tập hợp vào bên Nợ TK621- Chi phí NVL trực tiếp sản xuất. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng sử dụng. - TK 621 – Bộ phận rèn - TK 621 – Bộ phận nhiệt luyện Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Bên Có: Phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng không hết và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết SV: Trịnh Thị Hồng Phấn Lớp: Kế toán 1 8 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khoa kế toán Sơ đồ 2.1: Kế toán chi tiết về Chi phí NVL trực tiếp Để hạch toán chi phí NVL, căn cứ vào kế hoạch sản xuất do Phòng kế hoạch lập đã được Ban giám đốc duyệt, kế toán vật tư viết Phiếu xuất kho NVL đối với những loại NVL qua nhập kho theo định khoản: Nợ TK 6211 (chi tiết cho từng đối tượng) Có TK 152 Các phiếu xuất kho được tập hợp trực tiếp cho cho các đối tượng sử dụng để tính giá thành. Hàng ngày kế toán vật tư căn cứ vào Phiếu xuất kho NVL để vào Bảng kê xuất vật liệu, Bảng phân bổ NVL, Sổ chi tiết tài khoản 621… Cuối tháng kế toán vật tư vào các Sổ kế toán tổng hợp. Đối với vật liệu xuất kho sử dụng không hết sau khi được kế toán vật tư kiểm tra đối chiếu số liệu NVL thực làm với phiếu xuất kho NVL xác định số NVL sử dụng không hết, đối chiếu với bảng kê thừa vật liệu của bộ phận sản xuất để nhập kho vật tư thừa theo định khoản: SV: Trịnh Thị Hồng Phấn Lớp: Kế toán 1 9 PhiÕu xuÊt kho B¶ng kª xuÊt vËt liÖu B¶ng ph©n bæ NVL, CCDC Sæ chi tiÕt tµi kho¶n 621 Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khoa kế toán Nợ TK 152 Có TK 6211 Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo số lượng hàng tồn kho và đơn giá của những lô hàng nhập sau cùng. Đối với vật liệu xuất kho, giá NVL xuất kho tại Công ty được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp này dựa trên giả định lô hàng nào nhập trước thì xuất trước và tính hết số hàng nhập lần trước mới đến số hàng nhập lần sau. Công thức tính giá vật liệu xuất kho như sau: Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành theo định khoản: Nợ TK 154 Có TK 621 Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của bộ phận sản xuất sau khi được lãnh đạo duyệt, kế toán vật liệu lập phiếu xuất kho như sau: SV: Trịnh Thị Hồng Phấn Lớp: Kế toán 1 10 Trị giá thực tế của vật liệu xuất kho = Đơn giá thực tế của vật liệu nhập kho theo từng lần nhập x Số lượng vliệu xuất kho của từng lần nhập