Cơ sở lý thuyết của sự xuất hiện phổ phát xạ và hấp thụ của nguyên tử.Nguyên tắc cơ bản của hai phương pháp phân tích phổ nguyên tử.Một số ưu điểm của phương pháp phân tích phổ phát xạ và hấp thụ nguyên tử.Một số ứng dụng quan trọng của phân tích phổ nguyên tử trong các lĩnh vực nghiên cứu.Các máy phân tích phổ phát xạ và hấp thụ nguyên tử.
Trang 1MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ PHỔ NGUYÊN TỬ 3
1.1 Sự phân loại phổ 3
1.1.1 Sự phân chia theo đặc trưng phổ 3
1.1.2 Sự phân chia theo độ dài sóng 4
1.2 Sự xuất hiện phổ phát xạ và hấp thụ nguyên tử 4
1.2.1 Sự xuất hiện phổ phát xạ 4
1.2.2 Sự xuất hiện phổ hấp thụ 5
CHƯƠNG 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHỔ PHÁT XẠ VÀ HẤP THỤ 6
2 1 Đại cương về phương pháp phân tích phổ phát xạ 6
2.1.1 Nguyên tắc của phép đo phổ phát xạ 6
2.1.2 Đối tượng của phương pháp phân tích phổ phát xạ 7
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng trong phân tích phổ phát xạ 7
2 1 4 Ưu điểm và nhược điểm 8
2 1 5 Sự kích thích phổ phát xạ nguyên tử 9
2 1 5 1 Yêu cầu của nguồn kích thích 9
2 1 5 2 Các loại nguồn kích thích phổ phát xạ 9
2 1 5 3 Nguyên tắc và cách chọn nguồn kích thích phổ 16
2 1 6 Máy quang phổ phát xạ 17
2 1 6 1 Nguyên tắc cấu tạo của máy quang phổ phát xạ 17
2.1.6.2 Máy quang phổ phát xạ nguyên tử nguồn plasma cảm ứng cao tần (ICP – AES) 18
2 2 Đại cương về phương pháp phân tích phổ hấp thụ 21
2 2 1 Nguyên tắc của phép đo phổ hấp thụ 21
2.2.2 Đối tượng của phương pháp phân tích phổ hấp thụ 22
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng trong phép đo AAS: 22
2.2.4 Ưu điểm và nhược điểm 23
2.2.5 Nguồn phát bức xạ đơn sắc 24
2 2 5 1 Đèn catot rỗng 24
2 2 5 2 Đèn phóng điện không điện cực 25
2 2 5 3 Đèn phát phổ liên tục có biến điệu 27
2.2.6 Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
KẾT LUẬN 32
Trang 2MỞ ĐẦU
Phương pháp đo phổ là một kỹ thuật phân tích hóa lý đã và đang được phát triển vàphát triển rộng rãi trong nhiều ngành khoa học kỹ thuật, trong sản xuất nông nghiệp, côngnghiệp, y dược, địa chất, hóa học Nhất là ở các nước nước phát triển, phương pháp phântích theo phổ đã là một phương pháp tiêu chuẩn để phân tích lượng vết kim loại trongnhiều đối tượng mẫu khác nhau như: đất, nước, không khí, thực phẩm…Ở nước ta kỹthuật phân tích bằng phổ hấp phụ nguyên tử AAS cũng đã được chú ý và phát triển trongnhững năm gần đây đặc biệt là trong các trường đại học viện nghiên cứu hầu như đượctrang bị khá tốt những thiết bị này để phục vụ cho nghiên cứu giảng dạy và dịch vụ phântích Trong bài này chúng tôi tìm hiểu về hai phương pháp đo phổ là phổ phát xạ nguyên
tử và phổ hấp thụ nguyên tử
Trang 3CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ PHỔ NGUYÊN TỬ
1.1 Sự phân loại phổ
1.1.1 Sự phân chia theo đặc trưng phổ
Theo cách này người ta có những phương pháp phân tích quang học sau:
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, gồm có:
♦ Phổ phát xạ nguyên tử
♦ Phổ hấp thụ nguyên tử
♦ Phổ huỳnh quang nguyên tử
Đây là phổ do sự chuyển mức năng lượng của các điện tử hóa trị của nguyên tử ởtrạng thái khí (hơi) tự do, khi bị kích thích mà sinh ra
Phương pháp phân tích phổ phân tử, gồm có:
♦ Phổ hấp thụ phân tử trong vùng UV-VIS
♦ Phổ hồng ngoại
♦ Phổ tán xạ Raman
Phổ này được quyết định bởi các điện tử hóa trị của nguyên tử ở trong phân tử, đó lànhững điện tử hóa trị nằm trong liên kết hay một cặp còn tự do, chuyển mức năng lượngkhi bị kích thích
Phương pháp phân tích khối phổ: phổ này được quyết định bởi khối lượng của các
ion phân tử hay các mảnh ion của chất phân tích bị cắt ra
Đây là cách phân chia được sử dụng rộng rãi và được coi như là hợp lí nhất và tươngứng với ngay từng phép đo cụ thể
Trang 41.1.2 Sự phân chia theo độ dài sóng
Như chúng ta đã biết, bức xạ điện từ có đủ mọi bước sóng, từ sóng dài hàng ngàn métđến sóng ngắn vài micromet hay nanomet Do đó phổ của bức xạ điện từ đầy đủ phảichứa hết tất cả các vùng sóng đó Nhưng trong thực tế không có một dụng cụ quang họcnào có thể có khả năng thu nhận, phân li hay phát hiện được toàn bộ vùng phổ như thế
Vì thế người ta chia phổ điện từ thành nhiều miền (vùng phổ) khác nhau Đó là nguyêntắc của cách chia thứ hai này
1.2 Sự xuất hiện phổ phát xạ và hấp thụ nguyên tử
1.2.1 Sự xuất hiện phổ phát xạ
Quá trình phát xạ và hấp thụ Phương pháp AES dựa vào việc đo bước sóng, cường độ và các đặc trưng khác củabức xạ điện từ do các nguyên tử hay các ion ở trạng thái hơi phát ra Việc phát các bức xạđiện từ do các nguyên tử hay các Ion ở trạng thái hơi phát ra là do sự thay đổi trạng tháinăng lượng của nguyên tử Trong điều kiện bình thường các nguyên tử ở trạng thái nănglượng thấp nhất E0 hay còn gọi là nguyên tử ở trạng thái cơ bản Khi đó nguyên tử sẽ ởtrạng thái bền vững, ở trạng thái này nguyên tử không thu và không phát năng lượng Nếucung cấp năng lượng cho nguyên tử thì các nguyên tử có thể chuyển động lên mức nănglượng cao hơn E1, E2, E3, , En, người ta nói các nguyên tử chuyển sang trạng tháikích thích hay còn gọi là bị kích thích Khi kích thích nguyên tử, thường thì một trongnhững điện tử ở quỹ đạo bên ngoài thay đổi trạng thái Nguyên tử chỉ tồn tại ở trạng tháinày trong một khoảng thời gian “sống” rất nhỏ (nhiều nhất là 10-8 s) Sau đó nó luônluôn có xu hướng trở về trạng thái cơ bản ban đầu, trạng thái bền vững, và giải phóng
Trang 5năng lượng mà chúng đã hấp thụ được trong quá trình trên dưới dạng của các bức xạquang học Bức xạ này chính là phổ phát xạ của nguyên tử, tần số được tính theo côngthức:
ΔE = (En – E0 ) = hν = h.c/λE = (En – E0 ) = hν = h.c/λλ
Trong đó: En và E0 là năng lượng của nguyên tử ở trạng thái cơ bản và trạng tháikích thích n
h là hằng số Plank (6,626.10-7 erk.s) hay h = 4,1.10-15 eV.s
c là tốc độ ánh sáng (3.108 m/λgy) - 2,99793.108 m/λgy
v là tần số của bức xạ đó
λ là bước sóng của bức xạ đó
Phổ phát xạ của vật mẫu luôn bao gồm ba thành phần:
a) Nhóm phổ vạch Đó là phổ của nguyên tử và Ion Nhóm phổ vạch này của các
nguyên tố hóa học hầu như thường nằm trong vùng phổ từ 190-1000nm (vùng UV-VIS).Chỉ có một vài nguyên tố á kim hay kim loại kiềm mới có một số vạch phổ nằm ngoàivùng này
b) Nhóm phổ đám Đó là phổ phát xạ của các phân tử và nhóm phân tử Ví dụ: phổ
của phân tử MeO, CO và nhóm phân tử CN Các đám phổ này xuất hiện thường có mộtđầu đậm và một đầu nhạt Đầu đậm ở phía sóng dài và nhạt ở phía sóng ngắn Trongvùng tử ngoại thì phổ này xuất hiện rất yếu và nhiều khi không thấy Nhưng trong vùngkhả kiến thì xuất hiện rất đậm, và làm khó khăn cho phép phân tích quang phổ vì nhiềuvạch phân tích của các nguyên tố khác bị các đám phổ này che lấp
c) Phổ nền liên tục Đây là phổ của vật rắn bị đốt nóng phát ra, phổ của ánh sáng
trắng và phổ do sự bức xạ riêng của điện tử Phổ này tạo thành một nền mờ liên tục trêntoàn dải phổ của mẫu Nhưng nhạt ở sóng ngắn và đậm dần về phía sóng dài Phổ này nếuquá đậm thì cũng sẽ cản trở phép phân tích
1.2.2 Sự xuất hiện phổ hấp thụ
Như chúng ta đã biết, trong điều kiện bình thường nguyên tử không thu và cũngkhông phát ra năng lượng dưới dạng các bức xạ, nguyên tử tồn tại ở trạng thái cơ bản Đó
Trang 6là trạng thái bền vững và nghèo năng lượng nhất của nguyên tử Nhưng khi nguyên tử ởtrạng thái hơi tự do, nếu ta chiếu một chùm tia sáng có những bước sóng (tần số) xác địnhvào đám hơi nguyên tử đó, thì các nguyên tử tự do đó sẽ hấp thụ các bức xạ có bước sóngnhất định ứng đúng với những tia bức xạ mà nó có thể phát ra được trong quá trình phát
xạ của nó Lúc này nguyên tử đã nhận năng lượng của các tia bức xạ chiếu vào nó và nóchuyển lên trạng thái kích thích có năng lượng cao hơn trạng thái cơ bản Quá trình đóđược gọi là quá trình hấp thụ năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi và tạo raphổ nguyên tử của nguyên tố đó Phổ sinh ra trong quá trình này gọi là phổ hấp thụnguyên tử
Nếu gọi năng lượng của tia sáng đã bị nguyên tử hấp thụ là E thì
2 1 Đại cương về phương pháp phân tích phổ phát xạ
2.1.1 Nguyên tắc của phép đo phổ phát xạ
Từ việc nghiên cứu nguyên nhân xuất hiện phổ phát xạ, chúng ta có thể khái quátphương pháp phân tích dựa trên cở sở đo phổ phát xạ của nguyên tử phải bao gồm cácbước:
Bước 1: mẫu phân tích cần được chuyển thành hơi (khí) của nguyên tử hay ion tự dotrong môi trường kích thích Đó là quá trình hóa hơi hay nguyên tử hóa mẫu Sau đó dùngnguồn năng lượng phù hợp để kích thích đám hơi đó để chúng phát xạ Đấy là quá trìnhkích thích phổ của mẫu
Bước 2: thu, phân li và ghi lại toàn bộ phổ phát xạ của vật mẫu nhờ máy quang phổ.Bước 3: đánh giá phổ đã ghi về mặt định tính và định lượng theo những yêu cầu đãđặt ra
Trang 72.1.2 Đối tượng của phương pháp phân tích phổ phát xạ
Bên cạnh mục đích nghiên cứu vật lý quang phổ nguyên tử, phép đo phổ phát xạnguyên tử là một phương pháp phân tích vật lý dựa trên tính chất phát xạ của nguyên tử ởtrạng thái hơi để xác định thành phần hóa học của các nguyên tố, các chất trong mẫu phântích Vì vậy nó có tên phân tích quang phổ hóa học Phương pháp này được sử dụng đểphân tích định tính và định lượng các nguyên tố hóa học chủ yếu là các kim loại trongmọi đối tượng mẫu khác nhau, như địa chất, hóa học, luyện kim, hóa dầu, nông nghiệp,thực phẩm, y dược, môi trường… thuộc các loại mẫu rắn, mẫu dung dịch, mẫu bột, mẫuquặng, mẫu khí Tuy phân tích nhiều đối tượng, nhưng thực chất xác định các kim loại làchính, nghĩa là các nguyên tố có phổ phát xạ nhạy khi được kích thích bằng một nguồnnăng lượng thích hợp; sau đó là một vài á kim như Si, P, C Vì vậy, đối tượng chính củaphương pháp phân tích dựa theo phép đo phổ phát xạ của nguyên tử là các kim loại nồng
độ nhỏ trong các loại mẫu khác nhau Với đối tượng á kim thì phương pháp này có nhiềunhược điểm và hạn chế về độ nhạy, cũng như những trang bị để thu, ghi phổ của chúng,
vì phổ của hầu hết các á kim lại nằm ngoài vùng tử ngoại và khả kiến, nghĩa là phải cóthêm những trang bị phức tạp mới có thể phân tích được các á kim
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng trong phân tích phổ phát xạ
Các yếu tố đó có thể chia thành 6 nhóm sau:
Nhóm 1 Các thông số của hệ máy đo phổ Các thông số này cần được khảo sát vàchọn cho từng trường hợp cụ thể Thực hiện công việc này chính là hiện, vì phổ nền trongvùng tử ngoại thường yếu Hơn nữa, sự phát xạ nền còn phụ thuộc rất nhiều vào thànhphần của mẫu phân tích, đặc biệt là matrix của mẫu, nghĩa là nguyên tố cơ sở của mẫu, vànguồn năng lượng kích thích phổ Để loại trừ phổ nền, ngày nay người ta lắp thêm vàomáy quang phổ nguyên tử hệ thống bổ chính nền Hoặc đưa vào mẫu các chất làm giảm
sự phát xạ nền mà tùy theo trường hợp cụ thể ta phải xem xét để tìm biện pháp loại trừNhóm 2 Các điều kiện hóa hơi, nguyên từ hóa mẫu và kích thích phổ Các yếu tố nàythể hiện rất khác nhau tùy thuộc vào kĩ thuật được chọn để thực hiện quá trình hóa hơi,nguyên tử hóa, kích thích phổ
Trang 8Nhóm 3 Kĩ thuật và phương pháp được chọn để xử lí mẫu Trong công việc này nếulàm không cẩn thận sẽ có thể làm mất hay làm nhiễm bẩn thêm nguyên tố phân tích vàomẫu Do đó kết quả phân tích thu được sẽ không đúng với thực tế của mẫu
Nhóm 4 Các ảnh hưởng về phổ
Nhóm 5 Các yếu tố ảnh hưởng vật lí
Nhóm 6 Các yếu tố hóa học
2 1 4 Ưu điểm và nhược điểm
Phương pháp phân tích quang phổ phát xạ nguyên tử sở dĩ được phát triển rất nhanh
và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của khoa học, kĩ thuật công nghiệp, nông nghiệp vàđời sống vì nó có những ưu điểm rất cơ bản:
a) Phương pháp này có độ nhạy rất cao
b) Phương pháp này giúp chúng ta có thể tiến hành phân tích đồng thời nhiều nguyên
tố trong một mẫu, mà không cần tách riêng chúng ra khỏi nhau Mặt khác lại không tốnnhiều thời gian, đặc biệt là phân tích định tính và bán định lượng
c) Với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện nay và với những trang bị hiện nay đãđạt được thì phương pháp phân tích theo phổ phát xạ nguyên tử là một phép đo chính xáctương đối cao
d) Phương pháp phân tích theo phổ phát xạ là một phương pháp phân tích tiêu tốn ítmẫu, chỉ cần từ một đến vài chục miligam mẫu là đủ
e) Phương pháp phân tích này có thể kiểm tra được độ đồng nhất về thành phần củavật mẫu ở những vị trí khác nhau Vì thế cũng được ứng dụng để kiểm tra độ đồng nhấtcủa bề mặt vật liệu
f) Trong nhiều trường hợp, phổ của mẫu nghiên cứu thường được ghi lại trên phimảnh, kính ảnh, hay trên băng giấy Nó là những tài liệu lưu trữ và khi cần thiết có thểđánh giá, xem xét lại mà không cần phải có mẫu phân tích
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu, phương pháp này cũng có một số nhược điểm vàhạn chế nhất định:
Trang 9♦ Chỉ biết được thành phần nguyên tố của mẫu phân tích, mà không chỉ ra được trạngthái liên kết của nó ở trong mẫu
♦ Độ chính xác của phép phân tích phụ thuộc vào nồng độ chính xác của thành phầncủa dãy mẫu đầu vì các kết quả định lượng đều phải dựa theo các đường chuẩn của cácdãy mẫu đầu đã được chế tạo sẵn trước
2 1 5 Sự kích thích phổ phát xạ nguyên tử
2 1 5 1 Yêu cầu của nguồn kích thích
- Yêu cầu đối với nguồn sáng trong quang phổ phát xạ là:
- Có khả năng chuyển toàn bộ mẫu thành nguyên tử tự do
- Có thể điều chỉnh được năng lượng kích thích
- Có đủ năng lượng để kích thích toàn bộ các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Không có phông liên tục
- Có độ lặp lại cao
- Ổn định khi chuyển mẫu thành nguyên tử tự do và kích thích
- Cho kết quả tin cậy và độ chính xác cao
2 1 5 2 Các loại nguồn kích thích phổ phát xạ
*) Ngọn lửa
Ngọn lửa là nguồn sáng không chỉ dùng trong quang phổ phát xạ mà còn dùng trongquang phổ hấp thụ nguyên tử Bunsen và Kirschoff là những người đầu tiên dùng nguồnsáng này để phân tích các kim loại kiềm và kiềm thổ
a) Đặc điểm
Ngọn lửa đèn khí có nhiệt độ không cao (1700 – 3200oC ), có cấu tạo đơn giản,nhưng ổn định và dễ lặp lại được các điều kiện làm việc Do có nhiệt độ thấp nên ngọnlửa đèn khí chỉ kích thích được các kim loại kiềm và kiềm thổ Và ứng với loại nguồnsáng này người ta có một phương pháp phân tích riêng Đó là phương pháp phân tíchquang phổ ngọn lửa Các chất khí đốt để tạo ra ngọn lửa của đèn khí thường là hỗn hợpcủa hai khí (khí oxy hóa và khí nhiên liệu) được trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định
b) Cấu tạo
Trang 10Về hình dáng cấu tạo, sự phân bố nhiệt của ngọn lửa đèn khí gồm ba phần như sau:
♦ Phần 1: là phần tối, trong cùng sát miệng đèn Trong phần này chất đốt được trộn
và nung nóng để chuẩn bị đốt cháy ở phần hai Nhiệt độ trong phần này thấp (dưới 700 –
1200oC )
♦ Phần 2: là lõi của ngọn lửa Trong phần này xảy ra các phản ứng đốt cháy chất khí
Nó không màu hay có màu xanh nhạt và nhiệt độ là cao nhất
♦ Phần 3: là vỏ của ngọn lửa Trong phần này thường xảy ra các phản ứng thứ cấp, cómàu vàng và nhiệt độ thấp Nó tạo thành đuôi và vỏ của ngọn lửa
c Đèn nguyên tử hóa mẫu (burner head)
Là bộ phận để đốt cháy hỗn hợp khí để tạo ra ngọn lửa Tuy có nhiều kiểu khác nhau,nhưng đều có nguyên tắc cấu tạo giống nhau Đó là hệ thống nguyên tử hóa mẫu, và phảiđảm bảo trộn đều hỗn hợp khí trước khi đốt và ngọn lửa phải cháy ngoài miệng đèn
d Quá trình kích thích phổ trong ngọn lửa
Trong phân tích quang phổ phát xạ, nếu dùng ngọn lửa làm nguồn kích thích thì mẫuphân tích phải chuẩn bị ở dạng dung dịch Sau đó nhờ một hệ thống phun (Nebulizersystem) để đưa dung dịch này vào ngọn lửa dưới dạng thể sương mù cùng với hỗn hợpkhí đốt Khi vào ngọn lửa, dưới tác dụng của nhiệt độ, trước hết dung môi bay hơi, để lạicác hạt bột mẫu mịn của chất phân tích, rồi nó được đốt nóng và chuyển thành hơi củanguyên tử, phân tử Trong ngọn lửa các phần tử hơi này chuyển động, va chạm vào nhau
và trao đổi năng lượng cho nhau,… Kết quả của các quá trình đó làm các phần tử bị phân
li thành nguyên tử, bị ion hóa và bị kích thích Nguyên nhân gây ra sự kích thích phổ ởđây là sự va chạm của các nguyên tử với các điện tử có động năng lớn trong ngọn lửa
*) Hồ quang
a Đặc điểm và cấu tạo
Hồ quang là nguồn kích thích có năng lượng trung bình và cũng là nguồn kích thíchvạn năng Nó có khả năng kích thích được cả mẫu dẫn điện và không dẫn điện Tùythuộc vào các thông số (A, C, R) của máy phát hồ quang và loại điện cực ta chọn mà hồquang có nhiệt độ từ 3500 – 6000oC Với nhiệt độ này nhiều nguyên tố từ các nguyênliệu mẫu khác nhau có thể được hóa hơi, nguyên tử hóa và kích thích phổ phát xạ Nhiệt
Trang 11độ của hồ quang phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của nguyên liệu làm điện cực Vì thếtrong một điều kiện như nhau, hồ quang cực than (graphite) có nhiệt độ cao nhất.
Tuy có nhiều loại máy phát hồ quang khác nhau, nhưng về nguyên tắc cấu tạo, tất cảcác máy phát hồ quang đều gồm hai phần chính:
- Phần 1 là mạch phát hồ quang (mạch chính), nó có nhiệm vụ cung cấp năng lượng
để hóa hơi, nguyên tử hóa mẫu và kích thích đám hơi đó đi đến phát xạ
- Phần 2 là mạch chỉ huy (mạch điều khiển), có nhiệm vụ chỉ huy phần mạch chínhhoạt động theo những thông số đã được chọn cho một mục đích phân tích nhất định
b Hoạt động của hồ quang
Khi hồ quang làm việc, điên cực được đốt nóng đỏ và dưới tác dụng của điện trườngcác điện tử bật ra khỏi bề mặt điện cực âm, chúng được gia tốc và chuyển động về cựcdương Những điện tử này có động năng rất lớn, và khi chuyển động trong plasma giữahai điện cực, các điện tử va chạm vào các phần tử khác (nguyên tử, ion, phân tử,…), nótruyền năng lượng cho phần tử đó Khi đó trong plasma có phần tử bị ion hóa, bị phân li,
và bị kích thích Kết quả lại có thêm điện tử tự do nữa cùng với một số nguyên tử, ion,phân tử bị kích thích Như vậy chính các phần tử mang điện tích dương và âm duy trìdòng điện qua cột khí của plasma Giữa hai điện cực các phần tử đã bị kích thích sẽ sinh
ra phổ phát xạ của nó Trong hồ quang một chiều điện tử luôn luôn đập vào điện cựcdương, nên điện cực dương nóng đỏ hơn điện cực âm Còn ngược lại, trong hồ quangdòng xoay chiều hai điện cực lại được đốt nóng đỏ như nhau
c Nhiệt độ của plasma hồ quang
♦ Yếu tố thứ nhất, yếu tố chính ảnh hưởng đến nhiệt độ hồ quang là cường độ dòngđiện trong mạch hồ quang chính Trong một khoảng nhất định của nhiệt độ, khi tăngcường độ của dòng điện thì nhiệt độ của hồ quang cũng tăng theo Ta có: T = k I
Trong đó k là hệ số tỉ lệ, T là nhiệt độ của hồ quang ( oC ) Nhưng đến một giá trịnhất định của cường độ dòng điện I0 , thì nhiệt độ hồ quang tăng rất chậm theo sự tăngnhiệt độ Giá trị I0 được gọi là dòng điện giới hạn của hồ quang
♦ Yếu tố thứ hai quyết định nhiệt độ của hồ quang là bản chất của nguyên liệu làmđiện cực Nói chung, nguyên liệu nào khó bay hơi và cấu tạo từ những nguyên tố hóa học
Trang 12có thế ion hóa càng cao, thì hồ quang dùng điện cực nguyên tố đó sẽ cho nhiệt độ càngcao.
♦ Yếu tố thứ ba là thế ion hóa của các chất có trong mẫu phân tích, chủ yếu là chấtnền và những chất có nồng độ lớn
d Sự kích thích phổ trong plasma hồ quang điện
Trong plasma của hồ quang, sự kích thích phổ phát xạ có thể xảy ra theo các quátrình sau:
♦ Nếu mẫu là dung dịch, thì trước hết dung môi bay hơi, để lại các hạt bột mẫu Rồicác chất (cả mẫu bột và bã của dunsg dịch còn lại), bột mẫu bị nung nóng, nóng chảy.Sau đó là các quá trình nhiệt hóa của chất mẫu xảy ra theo tính chất của nó Cụ thể là cáchạt mẫu sẽ bay hơi hay chuyển khối vào plasma giữa hai điện cực Tại đây sẽ xảy ra cácquá trình chính và phụ khác nhau, tùy thuộc vào thành phần và bản chất của mẫu
♦ Nếu mẫu là dạng bột được nhồi vào trong lỗ điện cực mang thì có các quá trìnhtrong điện cực mang mẫu là:
+ Sự nung nóng và nóng chảy
+ Sự chuyển động nhiệt khuếch tán và đối lưu của các hạt trong lỗ điện cực
+ Các phản ứng hóa học phân hủy của các chất mẫu kém bền nhiệt
+ Sự bay hơi của các phân tử chất mẫu vào plasma
+ Sự vận chuyển của các hạt mẫu chưa hóa hơi vào plasma Bản chất và thành phầncủa mẫu trong lỗ điện cực và nhiệt độ của điện cực là yếu tố quyết định sự diễn biến củacác quá trình trên
Sau đó là các quá trình trong plasma Gồm hai quá trình chính sinh ra phổ phát xạnguyên tử (AES) và một số quá trình phụ
*) Tia điện
a Đặc điểm và tính chất
Tia lửa điện là nguồn kích thích phổ có năng lượng tương đối cao Tùy theo cácthông số của máy phát tia lửa điện (C, L, R, T) đã chọn, ta có thể đạt được nhiệt độ ở tâmplasma tia lửa điện từ 4000 – 6000oC Vì thế tia lửa điện được gọi là nguồn kích thích
Trang 13cứng (giàu năng lượng) nên phổ phát xạ của tia lửa điện chủ yếu là phổ của các ion bậc 1của các kim loại
Tia lửa điện là nguồn kích thích tương đối ổn định và có độ lặp lại cao Nhưng về độnhạy lại kém hồ quang điện, do đó thời gian ghi phổ cần phải dài hơn hồ quang
Về bản chất của sự phóng điện, tia điện là sự phóng điện giữa hai điện cực có thếhiệu rất cao (10000 - 20000 kV) và dòng điện rất thấp (< 1 A) Nó là sự phóng điện giánđoạn từ 50 – 300 chu kỳ trong một giây, tùy thuộc vào các thông số của máy phát tia lửađiện đã chọn Do đó điện cực không bị đốt nóng đỏ Do đặc điểm này mà tia lửa điện lànguồn kích thích phù hợp đối với phép phân tích các mẫu thép, hợp kim và dung dịch,nhưng lại không phù hợp cho việc phân tích các mẫu quặng, đất đá và bột vì không hóahơi tốt các mẫu loại này
b Nhiệt độ của plasma tia lửa điện
Yếu tố quyết định nhiệt độ plasma của tia lửa điện không phải là cường độ dòng điệnnhư trong hồ quang mà là mật độ dòng lúc xảy ra sự phóng tia điện giữa hai điện cực.Nhưng mật độ dòng điện lại thay đổi theo sự phóng điện Nó đạt được giá trị lớn nhất tạilúc bắt đầu có tia điện xảy ra giữa hai điện cực và sau đó lại giảm và là nhỏ nhất tại thờiđiểm nghỉ đánh lửa
c Sự kích thích phổ trong plasma của tia lửa điện
Trong plasma của tia lửa điện sự kích thích phổ phát xạ cũng xảy ra tương tự nhưtrong hồ quang điện Nhưng với mẫu bột thì sự hóa hơi diễn ra rất kém và không ổn định.Nhưng do nhiệt độ của plasma cao nên sự hình thành các hợp chất bền nhiệt ít gặp hơntrong hồ quang Mặt khác, tia lửa điện dùng chủ yếu để phân tích mẫu thép, hợp kim(mẫu rắn) và mẫu dung dịch nên các quá trình xảy ra chủ yếu chỉ trên bề mặt điện cựcmang Cụ thể là:
Nếu là mẫu dung dịch, thì trước hết dung môi bay hơi để lại các hạt bột mẫu Rồi cácchất (cả mẫu bột và bã của dung dịch còn lại), bột mẫu bị nung nóng, nóng chảy Sau đó
là các quá trình nhiệt hóa của chất mẫu xảy ra theo tính chất của nó
Nếu mẫu là dạng rắn, mẫu là chính điện cực mang, thì có các quá trình trong điện cựcmang mẫu là:
Trang 14+ Sự nung nóng bề mặt và bị bắn phá
+ Sự bay hơi của các phần tử chất mẫu vào plasma
+ Sự vận chuyển của các hạt mẫu chưa hóa hơi vào plasma
Bản chất của mẫu, thành phần của mẫu, thế phóng điện, và nhiệt độ bề mặt của điệncực là các yếu tố quyết định diễn biến của các quá trình trên
Sau đó là các quá trình trong plasma Gồm hai quá trình chính sinh ra phổ phát xạnguyên tử (AES) và một số quá trình phụ
d Các loại máy phát tia điện
Về nguyên tắc cấu tạo, máy phát tia lửa điện cũng có hai loại: máy phát tia lửa điện cóchỉ huy và máy phát tia lửa điện không chỉ huy Song trong mục đích phân tích quangphổ phát xạ, người ta chỉ dùng máy phát tia điện có chỉ huy Trong loại máy phát này,việc chỉ huy (điều khiển) cũng theo hai nguyên tắc và ứng với hai cách điều khiển nàyngười ta chế tạo hai loại máy phát tia điện khác nhau:
+ Máy phát tia điện dùng hai tia điện: tia điện chính và tia điện phụ
+ Máy phát tia điện dùng ngắt điện đồng bộ, nghĩa là điều khiển bằng mô tơ đồng bộ
*) Plasma cao tần cảm ứng (Inductivity Couple plasma – ICP)
ICP – AES là một trong những kỹ thuật dùng trong phân tích quang phổ nguyên tử.ICP – AES sử dụng plasma như nguồn nguyên tử hóa và kích thích nguyên tử Plasma làmiền trung hòa về điện, trong đó các khí bị ion hóa cao, nó bao gồm các ion, electron, vànguyên tử Mặt trời, tia chớp,… là những ví dụ về plasma được tìm thấy trong tự nhiên.Nguồn năng lượng duy trì plasma xuất phát từ điện trường hoặc từ trường Hầu hếtplasma dùng trong phân tích hoạt động với khí argon hoặc heli tinh khiết, khí mà khôngthể đốt cháy Plasma được đặc trưng bởi nhiệt độ của chúng, cũng như mật độ của ion vàelectron Nhiệt độ của plasma rất cao
a Đặc điểm và tính chất
Đây là nguồn năng lượng mới được sử dụng trong phép phân tích quang phổ phát xạnguyên tử khoảng 10 năm lại đây; song lại được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao vì
nó có những đặc điểm sau:
Trang 15- Nguồn năng lượng này có nhiệt độ cao Thông thường tâm của plasma có thể đạtđược nhiệt độ từ 5000 – 10000oC nên hóa hơi và nguyên tử hóa được hết mọi trạng tháicủa vật liệu mẫu với hiệu suất cao Với plasma này, mọi nguyên tố kim loại đều bị kíchthích để tạo ra phổ phát xạ của nó Các hợp chất bền nhiệt cũng bị hóa hơi và phân lithành nguyên tử tự do, nhưng trong nguồn năng lượng này phổ phát xạ của ion là chủyếu
- ICP (Inductivity Couple plasma) là nguồn năng lượng kích thích phổ phát xạ đảmbảo cho phép phân tích có độ nhạy rất cao; nói chung có thể đạt từ n 10-4 - n.10-6 % đốivới hầu hết các nguyên tố
- ICP là nguồn kích thích phổ không những có độ nhạy cao, mà còn có độ ổn địnhcao Nó hơn hẳn hồ quang và tia điện Vì thế phép phân tích dùng nguồn năng lượng nàycho sai số rất nhỏ
- Với nguồn năng lượng này, người ta có thể định lượng được đồng thời nhiều nguyên
tố cùng một lúc, nên tốc độ phân tích rất cao (từ 40 – 120 mẫu/λgiờ)
- Đặc điểm cuối cùng là rất ít xuất hiện ảnh hưởng của chất nền Đó là điểm hơn hẳncác nguồn năng lượng cổ điển đã nêu
b Cấu tạo của hệ thống ICP
Về nguyên tắc cấu tạo, hệ thống trang bị để tạo ra nguồn năng lượng ICP gồm haiphần chính: máy phát cao tần HF và hệ thống tạo thể sợi khí và đèn nguyên tử hóa kíchthích phổ của mẫu phân tích
● Máy cao tần HF Các máy này làm việc ở tần số rất cao nhưng phổ biến là ở hai tần
số 27,12 MHz và 450 MHz Trong đó máy có tần số 27,12 MHz được sử dụng nhiều hơn
Đó là tần số sóng mang radio Máy phát cao tần HF có nhiệm vụ phát tần số cao để cungcấp năng lượng cho cuộn cảm cao tần ở đầu miệng đèn nguyên tử hóa mẫu, tạo ra plasmanhiệt độ cao cho sự hóa hơi mẫu, nguyên tử hóa và kích thích phổ
● Phần thứ hai của hệ thống ICP là bộ phận nguyên tử hóa mẫu, bao gồm bộ phận tạosợi khí mẫu và đèn nguyên tử hóa mẫu (nebuziner system và burner) Bộ phận burnerđược chế tạo bằng thạch anh chịu nhiệt Nó gồm ba ống lồng vào nhau, gắn chắc vàonhau ở phần đáy, và mỗi ống đều có đường dẫn khí vào Trong đó, ống trong cùng là một
Trang 16ống mao dẫn để dẫn mẫu vào plasma nhờ khí mang; ống thứ hai là để tạo ra khí plasma.Còn ống thứ ba là ống tạo khí làm lạnh cho đèn nguyên tử hóa Phía ngoài ống thứ ba vàngay ở đầu có cuộn cảm cao tần bằng đồng Cuộn cảm này được nối với máy phát cao tần
HF và luôn được làm lạnh bằng dòng nước chảy qua khi làm việc Đồng thời chính côngsuất làm việc của cuộn cảm này sẽ quyết định nhiệt độ của plasma kích thích phổ
● Khí dùng trong plasma của ICP là các khí trơ như argon, heli, nitơ; trong đó thì Arthường được sử dụng hơn
c Nhiệt độ plasma của ICP
ICP là nguồn năng lượng kích thích phổ có nhiệt độ cao, nhưng lại ổn định hơn so vớicác loại nguồn kích thích khác Nhiệt độ plasma của nguồn này được quyết định bởi dòngđiện cảm ứng trong cuộn cảm ở đầu của đèn nguyên tử hóa, tức là năng lượng cao tần củamáy phát HF Vì vậy, ứng với những thông số nhất định của máy phát HF thì ở plasmanày có một nhiệt độ xác định
d Sự kích thích phổ trong plasma
Khi ta đóng mạch điện của máy phát cao tần HF thì cuộn cảm ở đầu đèn sẽ xuất hiệntức khắc dòng điện cao tần cảm ứng có năng lượng lớn Năng lượng này được quyết địnhbởi các thông số của máy phát HF đã được chọn Đồng thời tia lửa cũng được bật, hỗnhợp khí và mẫu được đốt cháy, plasma nhiệt độ cao xuất hiện, nghĩa là ngọn lửa hìnhthành Trong ngọn lửa nhiệt độ cao này, trước hết dung môi bay hơi, để lại chất mẫu ởdạng hạt bột mịn Rồi các bột mẫu này bị nung nóng, nóng chảy, được hóa hơi, phân li, bịnguyên tử hóa và ion hóa để tạo ra trong plasma có đủ nguyên tử, phân tử, ion, điện tử ởtrạng thái khí Trong đó chủ yếu là các nguyên tử, ion, điện tử Sau đó các phần tử khínày có trong plasma sẽ bị kích thích và sinh ra phổ phát xạ của nó
2 1 5 3 Nguyên tắc và cách chọn nguồn kích thích phổ
Để chọn được những điều kiện, nguồn kích thích phổ phù hợp cho đối tượng phântích nào đó chúng ta phải dựa theo một số nguyên tắc cơ bản sau: