1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN sử LIỆU, PHÂN LOẠI sử LIỆU và ý NGHĨA đối với HOẠT ĐỘNG NGHIÊN cứu, GIẢNG dạy LỊCH sử ĐẢNG

16 2,6K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 259 KB

Nội dung

Khoa học lịch sử có nhiệm vụ cơ bản nhất là nghiên cứu những hoạt động của con người trong quá khứ. Những hoạt động đó được biểu hiện thông qua các sự kiện, biến cố lịch sử. Do vậy, trong nghiên cứu giảng dạy lịch sử bao giờ cũng phải bắt đầu đi từ nghiên cứu các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, sự kiện lịch sử là những cái nhà nghiên cứu không thể quan sát trực tiếp được, nó là cái đã xảy ra trong qúa khứ, cũng không thể dùng thí nghiệm hay thực nghiệm để tái hiện lại sự kiện lịch sử như nó vốn có trong quá khứ để nghiên cứu. Sự kiện lịch sử chỉ được ghi lại, dưới dạng này hay dạng khác, trong các tư liệu lịch sử.

Trang 1

SỬ LIỆU, PHÂN LOẠI SỬ LIỆU VÀ Ý NGHĨA VỚI HOẠT ĐỘNG

NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐẢNG

Khoa học lịch sử có nhiệm vụ cơ bản nhất là nghiên cứu những hoạt động của con người trong quá khứ Những hoạt động đó được biểu hiện thông qua các sự kiện, biến cố lịch sử Do vậy, trong nghiên cứu giảng dạy lịch sử bao giờ cũng phải bắt đầu đi từ nghiên cứu các sự kiện lịch sử Tuy nhiên, sự kiện lịch sử là những cái nhà nghiên cứu không thể quan sát trực tiếp được, nó

là cái đã xảy ra trong qúa khứ, cũng không thể dùng thí nghiệm hay thực nghiệm để tái hiện lại sự kiện lịch sử như nó vốn có trong quá khứ để nghiên cứu Sự kiện lịch sử chỉ được ghi lại, dưới dạng này hay dạng khác, trong các

tư liệu lịch sử Vì vậy, nhà nghiên cứu muốn khôi phục lại được bức tranh chân thực của lịch sử, không có cách nào khác phải dựa trên cơ sở các nguồn

sử liệu Nếu không có tư liệu lịch sử (sử liệu) về một sự kiện, một vấn đề lịch

sử nào đó thì không thể nghiên cứu về sự kiện đó, vấn đề đó một cách đầy đủ

và chính xác được, càng không thể khôi phục lại sự kiện lịch sử đó đúng như

nó vốn có trong hiện thực khách quan được Như vậy, sử liệu đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy lịch sử

1 Nhận thức về sử liệu và sử liệu học với hoạt động nghiên cứu lịch sử.

Trong quá trình ra đời, tồn tại và phát triển khoa học lịch sử khi nghiên cứu về sử liệu tồn tại nhiều quan niệm khác nhau, người ta đã chia ra thành ba nhóm định nghĩa khác nhau: nhóm định nghĩa một vế nhóm định nghĩa hai vế và nhóm định nghĩa tổng quát

Nhóm định nghĩa một vế chia thành hai trường phái cơ bản Trường phái sử học Pháp, đại biểu là Langloas cho rằng sử liệu là những dấu vết do tư tưởng và hoạt động của con người từ quá khứ để lại, nó bao gồm tư duy, nhận thức, hành động của con người được để lại từ quá khứ Trường phái sử học Ba Lan, đại biểu là Handeseman cho rằng sử liệu là dấu vết đời sống của con người trong quá khứ được duy trì và giữ lại Tức là tất cả những dấu tích, dấu

Trang 2

vết của đời sống con người được giữ lại được coi là sử liệu Trường phái sử học Ba Lan đề cao vai trò chủ động của con người, trách nhiệm của con người

là phải giữ lại những dấu vết dấu tích của quá khứ Như vậy nhóm định nghĩa này mới chỉ đề cập đến một khía cạnh, một vế, họ cho sử liệu mới chỉ có yếu

tố khách quan mà chưa có yếu tố người sử dụng nó

Nhóm định nghĩa hai vế cũng có hai trường phái Trường phái sử học Đức, đại biểu là Bescnheim cho sử liệu là kết quả hoạt động của con người, (những kết quả này hoặc từ ý đồ có trước, hoặc từ bản thân sự tồn tại của nó), đặc biệt có ích cho nhận thức lịch sử và kiểm tra các sự kiện lịch sử, còn gọi

là kiểm tra trong lịch sử Trường phái sử học Ba Lan, đại biểu là Koslatskowsky cho sử liệu là dấu vết còn lại sau một sự kiện lịch sử phục vụ cho việc nhận thức lịch sử và khôi phục sự kiện lịch sử Nhóm định nghĩa hai

vế về sử liệu không chỉ phản ánh khách quan sự kiện lịch sử, vị trí, vai trò của

sự kiện lịch sử mà nó giúp con người nhận thức lịch sử và kiểm tra lịch sử

Nhóm định nghĩa tổng quát với quan điểm của hai đại biểu Sử gia Smitol cho rằng tất cả những gì mà từ đó người ta khai thác được những thông tin từ quá khứ thì đó là sử liệu Còn nhà sử học Tôpôxky thì đưa ra quan điểm: sử liệu là mọi thông tin về đời sống của con người trong quá khứ cùng với kênh thông tin Từ các khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát: sử liệu là mọi nguồn gốc của nhận thức lịch sử, mọi thông tin về quá khứ xã hội (dù là trực tiếp hay gián tiếp), bất kỳ chúng nằm ở đâu với những

gì mà chúng truyền đạt bằng kênh thông tin Tất cả những thông tin từ quá khứ của thế giới tự nhiên, xã hội, hoàn cảnh sống, phong tục tập quán của con người, cùng với những phương tiện chuyển tải những thông tin đó (hiện vật, văn bản, âm thanh, chữ viết…) là sử liệu Sử liệu là nguyên liệu để xây dựng lên đề tài, sử liệu có vai trò hết sức quan trọng trong nhận thức, nghiên cứu lịch sử

Trang 3

Nghiên cứu các định nghĩa về sử liệu thấy rằng cả ba nhóm định nghĩa đưa đến quan niệm về sử liệu là rất rộng, sử liệu là những dấu vết của con người trong quá khứ được lưu lại trong những điều kiện nhất định đó là cơ sở

để nhận thức, để kiểm tra lịch sử và để khôi phục sự kiện lịch sử Tuy nhiên, nhóm định nghĩa một vế chỉ cho ta sử liệu là vết tích để lại từ quá khứ, chỉ nhắc đến nguồn sử liệu là gì? Nhóm định nghĩa hai vế không những cho ta nguồn là gì mà còn cho biết tác dụng của nguồn là để nhận thức và kiểm tra lại sự kiện lịch sử, nhắc tới vấn đề sử dụng nguồn để làm gì? Mặc dù vậy, cả hai nhóm định nghĩa một vế và định nghĩa hai vế chỉ đề cập đến yếu tố dấu vết hoặc sản phẩm hoạt động của con người để lại từ quá khứ mà không đề cập đến yếu tố tự nhiên và môi trường sống của con người

Nhóm định nghĩa tổng quát không chỉ nói đến dấu vết, đến hoạt động

và tư tưởng của con người trong qúa khứ mà còn có thể khai thác những thông tin về đời sống của con người qua các yếu tố tự nhiên, đó là những kênh thông tin Đây là cơ sở xác định khái niệm nguồn sử liệu là gì, những nguồn đó phải gắn với lịch sử, là cơ sở gắn khái niệm nguồn sử liệu với khái niệm lịch sử Chúng ta đều biết rằng khoa học lịch sử bao gồm ba bộ phận cấu thành: một là, cái đã xảy ra (tức là lịch sử); hai là, đi tìm và khẳng định cái đã xảy ra trên thực tế (chính là hoạt động nghiên cứu của con người); ba là tri thức lại cái đã xảy ra (trình bày kết quả nghiên cứu) Do đó, theo Mác: lịch sử

là quá trình hoạt động có mục đích của con người đã diễn ra trong quá khứ Quá trình hoạt động của con người có hai phương thức chủ yếu để đạt mục đích đó là hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn Vì vậy, “muốn đi tìm và khẳng định cái đã xảy ra trên thực tế”, nói cách khác là muốn tiến hành hoạt động nghiên cứu của con người về các vấn đề trong lịch sử đòi hỏi phải có sử liệu, phải dựa trên cơ sở các nguồn sử liệu chân thực, có độ tin cậy cao

Sử liệu có vai trò hết sức quan trọng, có thể được coi là nền tảng của hoạt động nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Vai trò của sử liệu được thể hiện

Trang 4

qua tính chất chức năng và mối liên hệ của nó với các hoạt động nghiên cứu lịch sử Với chức năng bản thể luận, sử liệu ra đời do nhu cầu cuộc sống và phục vụ cho đời sống của con người, thoả mãn nhu cầu của xã hội, trực tiếp tham gia vào quá trình vận động của xã hội Sử liệu là một mảnh, một bộ phận của hiện thực xã hội và như vậy một mảnh, một bộ phận của hiện thực đã tham gia vào sự kiện lịch sử Sử liệu là cơ sở để xem xét đánh giá, nhận thức, khôi phục sự kiện lịch sử Với chức năng nhận thức luận: sử liệu là một bộ phận của sự kiện lịch sử mà nó phản ánh, chứa đựng những phần mà nó tham gia, là cái còn lại của sự kiện lịch sử, là tiền đề để nhận thức quá trình lịch sử, sự kiện lịch sử và các qui luật của lịch sử Các nhà

sử học sử dụng sử liệu để khai thác thông tin, phục vụ cho các hoạt động nhận thức và nghiên cứu, cũng như giảng dạy lịch sử

Sử liệu có thể phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp sự kiện lịch sử, đó chính là tính chất của sử liệu Những thông tin từ nguồn sử liệu có thể trực tiếp phản ánh hiện thực lịch sử, quá trình lịch sử, các sự kiện lịch sử mà không qua một kênh, một khâu trung gian nào Ví dụ như những tài liệu ghi chép (được bảo mật) tại Hội nghị Bộ chính trị về mở chiến dịch Tây Nguyên (03/1975)… Khi sử liệu không ra đời cùng thời với sự kiện lịch sử,

sử liệu phản ánh gián tiếp sự kiện đó qua chủ thể trung gian thứ ba trở lên viết lại, thuật lại Ví dụ: như hiện nay (đầu thế kỷ XXI) có những tài liệu mới ra đời mà viết về Cách mạng Tháng Tám 1945…

Dựa trên cơ sở nhận thức về khái niệm, chức năng, tính chất của sử liệu có thể thấy vai trò của sử liệu là rất to lớn, giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với hoạt động nhận thức và nghiên cứu lịch sử Sử liệu là cơ sở, là điều kiện, tiền đề cho mọi quá trình nhận thức lịch sử Không có sử liệu nhận thức lịch sử sẽ thiếu tính khách quan chân thực và như vậy sẽ không thể khôi phục

sự kiện lịch sử đúng như nó vốn có trong hiện thực

Trang 5

Nhờ có sử liệu chúng ta mới có thể nhận thức được lịch sử, để rồi từ

sự nhận thức đó con người có thể giải đáp những yêu cầu mà thực tiễn xã hội đang đặt ra Lịch sử là dòng chảy tự nhiên nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai, sử liệu không những cung cấp cho chúng ta thông tin để nhận thức, nghiên cứu và khôi phục bức tranh chân thực của lịch sử mà còn cung cấp cho chúng

ta cơ sở quan trọng để xem xét, đánh giá, so sánh nhiều vấn đề giữa quá khứ với hiện tại, thông qua đó mà hiểu các vấn đề hiện tại, vận dụng thông tin từ quá khứ để giải quyết các vấn đề do hiện thực xã hội đặt ra Nghiên cứu lịch

sử mục đích chính là nhằm tìm ra qui luật phát triển, con đường đi lên của lịch sử xã hội, đúc rút những bài học, những kinh nghiệm hữu ích cho hoạt động thực tiễn trong hiện tại và tương lai Chính vì vậy mà người ta ví “lịch

sử là ngọn đuốc soi đường đưa ta đến tương lai”

Sử liệu với tư cách là một phần của lịch sử luôn khẳng định vai trò hữu ích của nó với tương lai Lịch sử không phải là sự chấm hết đối với một vấn đề, một sự kiện, một hiện tượng xã hội Bản thân nguồn sử liệu cũng không phải chỉ là sự phản ánh thuần tuý các sự kiện, các hiện tượng và các quá trình lịch sử trong quá khứ Thông qua sử liệu, cho phép phát hiện ra khả năng tiềm tàng của các sự kiện hiện tượng của lịch sử bằng việc phát hiện ra các qui luật vận động và lôgíc phát triển nội tại của chúng Dựa vào các thông tin mà sử liệu cung cấp, chúng ta có thể dự báo được xu hướng vận động phát triển của các sự vật, hiện tượng của lịch sử trong tương lai Sử liệu với tư cách tồn tại khách quan, có vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức lịch sử, đồng thời cũng là yếu tố tham gia vào quá trình vận động phát triển của thực tiễn xã hội loài người

Vai trò của sử liệu còn được thể hiện qua vị trí của nó trong hệ thống nhận thức lịch sử đó là: Sự kiện lịch sử luôn được phản ánh trong sử liệu thông qua tác giả Tác giả và sử liệu đều tham gia tạo thành sự kiện lịch sử Sử liệu vốn là một bộ phận của sự kiện lịch sử Sử liệu cũng là biểu

Trang 6

hiện sự nhận thức và hoạt động của tác giả trong quá trình tạo ra sự kiện lịch sử Sự kiện sử học là hình ảnh của sự kiện lịch sử do nhà sử học tạo nên dựa trên cơ sở sử liệu Sử liệu và sự kiện lịch sử đều tồn tại khách quan không lệ thuộc vào nhà nghiên cứu nhưng trên cơ sở của các nguồn sử liệu

mà nhà nghiên cứu sử học có thể khôi phục sự kiện lịch sử Sử liệu và sự kiện sử học phản ánh về sự kiện lịch sử thông qua lăng kính của nhà sử học Sử liệu là nền tảng trong quá trình tái tạo khôi phục sự kiện lịch sử (khi sự kiện lịch sử được khôi phục thì nó chính là sự kiện sử học) Trong các mối quan hệ của quá trình nhận thức lịch sử bao giờ cũng có nhân tố sử liệu, sử liệu giữ vai trò là cơ sở nền tảng trong nhận thức lịch sử Mối quan

hệ của quá trình nhận thức lịch sử có thể hiểu rõ hơn qua sơ đồ sau:

Từ mối quan hệ trên cho thấy, sử liệu giữ vai trò là “hạt nhân” trong hoạt động nghiên cứu lịch sử, do đó, bản thân sử liệu cũng cần một khoa học nghiên cứu về nó, đó là những phương pháp khoa học trong phát hiện, nhận thức, phân loại và xử lý thông tin từ sử liệu

Qua nghiên cứu về khái niệm, chức năng, tính chất và vai trò của sử liệu đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về sử liệu học là một ngành của khoa học lịch sử, một bộ môn khoa học của khoa học lịch sử bổ trợ cho phần nghiên

Sử liệu

Trang 7

cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn, cung cấp những phương pháp sử dụng các nguồn sử liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu lịch sử Đối tượng nghiên cứu của sử liệu học là nguồn sử liệu với tư cách là căn cứ tư liệu của lịch sử (những dấu vết của con người trong lịch sử) Nhiệm vụ nghiên cứu của sử liệu học là nghiên cứu lý luận về sử liệu; xây dựng các phương pháp xử lý sử liệu; nghiên cứu tính xác thực, độ tin cậy của sử liệu

Đối với khoa học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tuy là một chuyên ngành khoa học mới ra đời nhưng nó cũng có đầy đủ các đặc trưng

cơ bản của ngành khoa học lịch sử Về vấn đề sử liệu lịch sử Đảng, phạm

vi của nó là tất cả những gì ra đời gắn với quá trình ra đời, tồn tại và hoạt động của Đảng để phục vụ cho việc nhận thức lịch sử Đảng, khôi phục sự kiện lịch sử Đảng Sử liệu lịch sử Đảng là mọi nguồn gốc của nhận thức lịch

sử Đảng, mọi thông tin về quá khứ ra đời, tồn tại, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng (dù là trực tiếp hay gián tiếp), bất kỳ chúng nằm ở đâu với những gì

mà chúng truyền đạt bằng kênh thông tin Sử liệu lịch sử Đảng “được hình thành trong quá trình hoạt động của Đảng, chuyển tải thông tin, phản ánh một cách sinh động và đầy đủ quá trình hoạt động, những bài học, kinh nghiệm qúi báu trong lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay”1 Sử liệu lịch sử Đảng gồm tất cả những

di tích, di vật, tài liệu, tư liệu…liên quan đến các sự kiện, các quá trình lịch sử Đảng Tất cả những thông tin về quá khứ của Đảng cùng với những phương tiện chuyển tải những thông tin đó (hiện vật, văn bản, âm thanh, phim, ảnh…)

là sử liệu lịch sử Đảng

Sử liệu lịch sử Đảng bao gồm các dạng cơ bản là tài liệu, tư liệu và di tích, hiện vật lịch sử Đảng Tài liệu lịch sử Đảng là những vấn đề có liên quan đến Đảng, đến hoạt động lãnh đạo của Đảng, là những nội dung hoàn chỉnh

1 Vê phương pháp nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, H, 2008 tr268

Trang 8

về một vấn đề nào đó của hoạt động lãnh đạo của Đảng do từng tập thể hoặc

cá nhân nghiên cứu có sự tác động đến xã hội Tài liệu lịch sử Đảng phần lớn

do cơ quan Đảng, Nhà nước quản lý, sử dụng theo những qui chế nhất định, đặc biệt là những tài liệu gốc là những chứng tích lịch sử có giá trị pháp lý cao, là những di sản có giá trị đặc biệt không chỉ với Đảng ta mà còn với dân tộc ta Tư liệu lịch sử Đảng được khai thác từ tài liệu lịch sử Đảng, được sử dụng trong nghiên cứu một lĩnh vực nào đó, tư liệu là những mảnh, những bộ phận của tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu một lĩnh vực nhất định Tư liệu lịch sử Đảng được hình thành trong quá trình sưu tầm, tích luỹ của các nhân hoặc nhóm nghiên cứu Tư liệu lịch sử Đảng cũng được các cơ quan Đảng, Nhà nước lưu trữ và có những qui định về việc bảo quản và sử dụng Di tích, hiện vật lịch sử Đảng là những địa điểm (không gian), những vật chứng có liên quan trực tiếp đến sự ra đời, tồn tại, phát triển và các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo mang đậm dấu ấn của Đảng Ví dụ như: Cây đa Tân Trào nơi diễn ra những Hội nghị quan trọng của Đảng chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám 1945; lá cờ giải phóng cắm trên Dinh Độc Lập, xe tăng 390 trong chiến thắng

30 tháng 04 năm 1975;…

Trong khoa học lịch sử Đảng, sử liệu lịch sử Đảng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc khôi phục lại bức tranh chân thực của lịch

sử, phác họa toàn bộ lịch sử cách mạng sinh động và phong phú của Đảng

Sử liệu lịch sử Đảng là sản phẩm của trí tuệ tập thể, thể hiện khả năng, bản lĩnh, trình độ và nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng nói chung và của từng cấp bộ Đảng nói riêng Sử liệu lịch sử Đảng là nguồn thông tin chính thức của Đảng, là chứng cứ tin cậy phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổng kết công tác, nghiên cứu của các cơ quan và tổ chức Đảng, là nguồn

sử liệu quan trọng nhất, chính xác nhất phục vụ cho công tác nghiên cứu và biên soạn, giảng dạy lịch sử Đảng

2 Phương pháp phân loại sử liệu và sử liệu lịch sử Đảng

Trang 9

Trong quá trình nghiên cứu, để khai thác các thông tin có chứa trong sử liệu vào phục vụ cho việc khôi phục sự kiện lịch sử đúng như nó vốn có trong hiện thực, nhà nghiên cứu phải thực hiện nhiều công đoạn như phát hiện, sưu tầm, phân loại, lựa chọn, đọc và phê phán sử liệu… Trong các thao tác đó, phân loại sử liệu là một trong những công đoạn rất quan trọng hỗ trợ cho các công đoạn khác được thực hiện một cách chuẩn xác nhằm mục tiêu cuối cùng là lựa chọn được những sử liệu xác thực, có độ tin cậy cao phục vụ tốt cho hoạt động nghiên cứu

Nguồn sử liệu tồn tại trong thực tế rất đa dạng phong phú với nhiều đặc trưng, tính chất và loại hình khác nhau, việc phân loại sử liệu có thể dựa trên cơ sở những sự khác nhau đó Khi phân loại các nguồn sử liệu người ta thường tiến hành phân loại theo ba cách chủ yếu là: phân loại theo đặc trưng; phân loại theo tính chất phản ánh và phân loại theo loại hình

Nhà nghiên cứu có thể căn cứ vào đặc trưng của nguồn sử liệu để

phân thành hai loại: sử liệu thành văn và không thành văn Sử liệu thành văn

là nguồn sử liệu tồn tại dưới dạng chữ viết (cổ ngữ, quốc ngữ và chữ nước ngoài), là nguồn quan trọng hàng đầu của sử học vì nó cung cấp thông tin một cách cơ bản, hệ thống và đầy đủ và chính xác nhất Ví dụ: có nhiều nguồn, nhiều loại sử liệu về sự kiện Xô viết Nghệ tĩnh (1930-1931) nhưng các tài liệu thành văn trình bày một cách rõ ràng và đầy đủ nhất Sử liệu thành văn có thể

chia làm bốn loại: Một là, loại truyền đạt thông tin có mục đích, có giá trị ổn

định lâu dài như Cương lĩnh xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ

của Đảng cộng sản Việt Nam Hai là, loại truyền đạt thông tin có mục đích

nhưng chỉ có giá trị trong thời gian ngắn như các chỉ thị, nghị quyết của

Đảng, các loại văn bản của Nhà nước mang tính chất giải quyết tình thế Ba

là, loại trực tiếp phản ánh quá trình lịch sử, giai đoạn lịch sử như các chiếu, biểu, lời kêu gọi… Bốn là, loại gián tiếp phản ánh quá trình lịch sử, giai đoạn

lịch sử sự kiện lịch sử như các tác phẩm văn học, hồi ký của các nhân vật lịch

Trang 10

sử, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội Sử liệu không thành văn là

nguồn sử liệu không phải bằng chữ viết, truyền đạt thông tin bằng biểu cảm, như phim, tranh ảnh, hiện vật, di chỉ, di tích…Đây là nguồn sử liệu rất phong phú và ra đời sớm trước cả sử liệu thành văn Ví dụ như thông tin về quá trình hình thành dân tộc Việt Nam có rất nhiều sử liệu là hiện vật như: rìu đá, trống đồng…(được bảo tồn, lưu giữ trong Bảo tàng Lịch sử Dân tộc Việt Nam)

Trên cơ sở tính chất phản ánh của sử liệu người ta phân chia thành hai

loại là sử liệu trực tiếp và gián tiếp Sử liệu trực tiếp là những tài liệu trực tiếp

phản ánh một mặt, một bộ phận nào đó của sự kiện lịch sử Đây là nguồn sử liệu có tính chính xác cao, nhà sử học chỉ cần kiểm tra tính xác thực của sử liệu mà không cần phải xác minh độ tin cậy của kênh thông tin Ví dụ như:

“Chính cương sách lược vắn tắt” trong Hội nghị thành lập Đảng (02/1930) là

cơ sở để Đảng ta vạch ra đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam Sử liệu gián tiếp là những sử liệu không phải phản ánh trực tiếp từ sự kiện lịch sử đó,

mà qua người khác thông tin lại Ví dụ như: các bài báo, hồi ký…về sự kiện lịch sử đó hoặc về sự kiện khác có liên quan đến sự kiện lịch sử đang được nghiên cứu Muốn nhận thức được nguồn gián tiếp một cách chân thực, nhà nghiên cứu vừa phải xác minh độ tin cậy của nguồn thông tin, vừa phải xác minh tính xác thực của sử liệu

Dựa vào loại hình của nguồn sử liệu mà người ta phân chia sử liệu

thành sáu nhóm khác nhau: Nhóm sử liệu vật thực, là những di tích vật thực

được hình thành trong quá trình hoạt động của con người (nhà cửa, các công trình kiến trúc đền, chùa, các công cụ lao động sản xuất…) Đây là nhóm sử liệu có đầu tiên, có giá trị cao, cho đến hiện nay vẫn giữ được ý nghĩa của nó

trong quá trình nghiên cứu lịch sử Nhóm sử liệu chữ viết là nguồn tài liệu ra

đời do nhu cầu của lịch sử, thể hiện trình độ phát triển của con người và xã hội loài người So với sử liệu vật thực thì sử liệu chữ viết có khả năng cung cấp thông tin tổng hợp hơn về sự kiện lịch sử mà qua sử liệu hiện vật chưa

Ngày đăng: 02/12/2016, 21:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w