1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn nghiệp vụ ngân hàng thương mại sở hữu chéo tại ngân hàng thương mại

34 438 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Mối liên kết vốn chủ sở hữu thường đáp lại, tạo ra một hệ thống cổ phần chéo giữa các công ty với nhau và giữa các công ty và ngân hàng Theo Kobayashi Takao 19914 thì sở hữu chéo cổ phần

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BỘ MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trang 2

 Nghiên cứu 2 paper:

(i) The Unwinding of

Cross-shareholding in Japan: Causes, Effects, and Implications

(ii) Bank-firm Cross-shareholding in

Japan: What is it, why does it matter, is it winding down?

2 Ngô Lê Thùy Lynh

 Chỉnh sửa word và powerpoint

 Thuyết trình mục 2 – 3

 Nghiên cứu 2 paper:

(i) Cross-ownership, returns, and

voting in mergers

(ii) Corporate Governance and Firm

Value in Japan: Evidence from

1985 to 1998

3 Phạm Thị Quỳnh Như

 Thuyết trình mục 6

 Nghiên cứu 2 paper:

(i) Partial cross ownership and tacit

collusion

(ii) Ownership and control in

Germany: Do cross-shareholdings reflect bank control on large companies?

Trang 3

 Tổng hợp powerpoint

4 Bùi Thị Tuyết Nga

 Thuyết trình mục 5

 Nghiên cứu 2 paper:

(i) Cross ownership and interlocking

directorates between banks and listed firms: an empirical analysis

of the effects on debt leverage and cost of debt in the Italian case (ii) The Cross Holding of Company

Shares: A Preliminary Legal Study

of Japan and China

5 Phạm Viết Hiếu

 Thuyết trình mục 7

 Nghiên cứu paper:

Ownership structure and risk in publicly held and privately owned banks

6 Lương Trần Thanh Phong

 Thuyết trình mục 4

 Nghiên cứu 2 paper:

(i) Does cross-ownership affect

competition? Evidence from the Italian banking industry

(ii) Cross-Shareholdings and Equity

Valuation in Japan

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH



Bảng 1: Các cấu trúc khác nhau của cổ phần chéo 3

Bảng 2: Mô tả các biến về hiệu quả hoạt động công ty và quản trị doanh nghiệp 8

Bảng 3: Mười cổ đông lớn nhất tại BAC và FBF 11

Bảng 4: Lợi nhuận của 10 cổ đông lớn nhất của BAC 11

Trang 5

MỤC LỤC



1 SỞ HỮU CHÉO LÀ GÌ? LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA SỞ HỮU CHÉO? 1

1.1 Sở hữu chéo là gì? 1

1.2 Lợi ích của sở hữu chéo 3

1.3 Tác hại của sở hữu chéo 4

2 SỞ HỮU CHÉO CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP? 6

2.1 Tóm tắt nội dung bài nghiên cứu 6

2.2 Kết quả nghiên cứu 9

3 SỞ HỮU CHÉO CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THÂU TÓM, SÁP NHẬP CỦA CÔNG TY? 9

3.1 Tóm tắt nội dung bài nghiên cứu 9

3.2 Kết quả nghiên cứu 12

4 SỞ HỮU CHÉO CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN P/B, ROE? 12

4.1 Tóm tắt nội dung bài nghiên cứu 12

4.2 Kết quả nghiên cứu 16

5 SỞ HỮU CHÉO CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ SỬ DỤNG NỢ VÀ TỶ SỐ D/E? 16

5.1 Ảnh hưởng của sở hữu chéo đối với chi phí sử dụng nợ 16

5.2 Ảnh hưởng của sở hữu chéo đối với D/E (tỷ lệ giữa Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của cổ đông) 17

6 SỞ HỮU CHÉO CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT CÔNG TY? 18

6.1 Mô hình nghiên cứu thứ nhất 18

6.2 Mô hình nghiên cứu thứ hai 19

6.3 Mô hình nghiên cứu thứ ba 20

7 THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TẠI NHTM VIỆT NAM 21

Trang 6

7.1 Nguyên nhân 21

7.2 Cơ sở pháp l quy định và đi u ch nh 22

7.3 Ngân hàng nào tại Việt N m đ ng có sự hiện diện củ sở hữu chéo? 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 7

1 SỞ HỮU CHÉO LÀ GÌ? LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA SỞ HỮU CHÉO?

B có cổ phần tại C, thì A sở hữu gián tiếp C), và (3) sở hữu vòng (circular ownership)

(khi A có cổ phẩn tại B, B có cố phần tại C, C lại có cổ phần tại A) (Temurshoev, 2011)2

Sở hữu chéo các công ty của Đức, cả công nghiệp và tài chính, đó là giữ lâu dài cổ phần trong các công ty khác Mối liên kết vốn chủ sở hữu thường đáp lại, tạo ra một hệ thống

cổ phần chéo giữa các công ty với nhau và giữa các công ty và ngân hàng

Theo Kobayashi Takao (1991)4 thì sở hữu chéo cổ phần là việc các tổ chức tài chính đại chúng và các công ty phi tài chính sở hữu cổ phần lẫn nhau Trong thực tế, đa số sở hữu chéo cổ phần không chỉ có hình thức là sở hữu cổ phần lẫn nhau giữa hai công ty, mà còn

có thể là một mạng lưới giữa ba hoặc nhiều các công ty hơn nữa

phương‖ và ―sở hữu chéo cổ phần lẫn nhau‖

1 Xem Bank-firm Cross-shareholding in Japan:What is it, why does it matter, is it winding down?

2 Xem Ownership relations in the presence of cross-shareholding

3 Xem The Modernization of the Entrepreneurship, in: Gerschenkron A (ed.), Continuity and History and Other Essays, Cambridge, Harvard University Press

4 Xem Kabushiki no jukyu to kabuka‖ parts 1 - 6

5 Xem Cross-shareholdings and equity valuation in Japan

Trang 8

 Mối quan hệ sở hữu cổ phần đơn phương (Unilateral shareholdings Relationship):

Công ty A đang sở hữu một số lượng cổ phần của công ty B, bất kể công ty B sở hữu cổ phiếu của công ty A hay không

Ví dụ: Nếu công ty A đang sở hữu 1.000.000 cổ phần của công ty B nhưng ông ty B không sở hữu bất kỳ cổ phần nào của công ty A, tổng số cổ phần sở hữu đơn phương là 1.000.000 cổ phiếu (1 triệu cổ phiếu cộng với 0 cổ phiếu)

 Mối quan hệ sở hữu chéo cổ phần (Mutual shareholdings relationship): Khi công

ty A và công ty B sở hữu cổ phiếu của nhau

Ví dụ: Nếu công ty A đang sở hữu 1.000.000 cổ phần trong công ty B, nhưng công ty B không sở hữu bất kỳ cổ phiếu tại công ty A, sau đó tổng số cổ phần sở hữu lẫn nhau là 0 (0 cổ phiếu cộng với 0 cổ phiếu) Mối quan hệ sở hữu chéo cổ phần lẫn nhau chỉ tồn tại nếu ví dụ công ty A sở hữu 1.000.000 cổ phiếu của công ty B và công ty B sở hữu một 500.000 cổ phiếu của công ty A

Trong trường hợp này, có rất nhiều cách khác nhau để tính toán tổng số cổ phần lẫn nhau Trong ví dụ tương tự, tổng số cổ phần lẫn nhau tổ chức có thể được coi là 1.500.000 cổ phiếu (0.5 triệu cổ phiếu của công ty A thuộc sở hữu của công ty B được coi là sở hữu chéo cổ phần lẫn nhau; 1 triệu cổ phiếu của công ty B thuộc sở hữu của Công ty A cũng được coi là sở hữu cổ phần lẫn nhau; và tổng số cổ phần lẫn nhau cho công ty A và B được coi là 1.500.000 cổ phiếu), hoặc nó có thể được coi là 500.000 cổ phiếu (0,5 triệu cổ phiếu được tổ chức lẫn nhau, trong khi mục đích của còn lại 0,5 triệu cổ phần của công ty

A là không rõ ràng)

Các cấu trúc khác nhau của cổ phần chéo cũng có thể được miêu tả bằng sáu loại biểu đồ

sau đây (SHEN Le Ping, 2004)6

Trang 9

Dạng vòng

Dạng lưới

Dạng tỏa ra

Dạng tỏa ra biến đổi

Bảng 1: Các cấu trúc khác nhau của cổ phần chéo

(Nguồn: Theo SHEN Le Ping, 2004)

1.2 Lợi ích của sở hữu chéo

Theo Fuji Sogo Kenkyujo (1993)7, sở hữu chéo mang lại những lợi ích sau:

 Ngăn chặn sự thôn tính của các đối thủ

 Tăng cường các mối quan hệ kinh doanh

Trang 10

 Sở hữu chéo cung cấp một nguồn vốn ổn định cho kinh doanh vì được đảm bảo

bằng việc các đối tác – những nhà đầu tư ổn định sẽ mua những cổ phần mới phát hành bất cứ khi nào cần

 Sở hữu chéo giúp tăng cường sự ổn định về mặt quản lý doanh nghiệp, bởi nó giúp ngăn chặn sự thôn tính của các đối thủ

 Sở hữu chéo giúp ổn định và tăng cường các mối quan hệ kinh doanh giữa các

công ty

Sở hữu chéo có thể: (1) Củng cố và làm ổn định mối quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh, điều này giúp giảm chi phí giao dịch; (2) Hiệu quả trong việc tránh nguy cơ thôn

tính của đối thủ và giúp xây dựng một chiến lược dài hạn cho công ty; (3) Nó còn cung

cấp một nguồn tài chính ổn định cho việc kinh doanh bởi các đối tác là những nhà đầu tư

ổn định; (4) Nó cho phép công ty có được giá trị cổ phần cao hơn với ít sự phân bổ hơn

1.3 Tác hại của sở hữu chéo

Theo Cơ quan Hoạch định Chính sách kinh tế Nhật Bản (JEPA, 1992)10 thì:

Trên thực tế, các công ty trong cùng một nhóm có xu hướng kinh doanh chủ yếu với nhau cho nên những mối quan hệ sở hữu chéo hiện hữu giữa các thành viên trong nhóm có thể dẫn đến khả năng thao túng thị trường, kìm hãm cạnh tranh và làm giảm tính sáng tạo của nền kinh tế

Các học giả Nhật Bản từ lâu đã chỉ trích việc thực hiện sở hữu chéo Nó hạn chế khả

năng quản lý của cổ đông hay nói cách khác, các cổ đông không có sự giám sát hiệu quả

về hoạt động của công ty và những nhà quản lý thì thiếu động cơ tối đa hóa lợi nhuận để

thực hiện việc giám sát công ty trong tư cách là cổ đông (Ito, 1993)11

9 Xem The cross holding of company shares —A preliminary legal study of Japan and China

10 Xem Japan Economic Planning Agency [1992] White Paper: Economic Survey of Japan, 1991-92 Tokyo.

11―Kabushiki mochiai: sono rasenkei ‗logic‘‖(Cross-shareholding: a spiral logic), in T Itami, T Kagono and M

Ito, (eds) Nihon no kigyo system: dai-ichi kan — kigyo to nani-ka, (Japanese enterprise system: Series 1 - What is

an enterprise?) Tokyo: Yushikaku Publishing.

Trang 11

Sở hữu chéo có thể gây thiệt hại cho các nhà đầu tư ở cả hai công ty vì nó pha loãng phần vốn mà họ sở hữu bởi số lượng cổ phiếu gia tăng không tương ứng với khả năng sinh lời

của cổ phiếu đó (Okumura, 1990)12

Cổ phần chéo có thể thổi phồng hoặc tính toán quá mức số vốn thực có và gây nguy hiểm cho những đối tượng bên ngoài như chủ nợ của công ty, nó có thể gây thiệt hại hoặc thậm chí lừa gạt các cổ đông hiện hữu vì cổ phần chéo đại điện cho sự trao đổi xê dịch cổ phần giữa các công ty, và trong đa số trường hợp dẫn đến việc nguồn vốn từ bên ngoài không

được bơm thêm, nó gây ra vấn đề liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp, chẳng hạn

như sự bất lực của những cổ đông nhỏ trong việc kiểm tra sự quản lý của công ty, kết quả dẫn đến khuyến khích sự quản trị nội bộ, và nó tác động tiêu cực trên thị trường vốn

Ngoài ra, bởi vì cổ phần chéo trong một công ty hiếm khi giao dịch trên thị trường chứng khoán, sự hiệu quả trong thị trường chứng khoán của mỗi công ty bị hạn chế trong một

phần của số cổ phiếu lưu hành trong công ty Vì vậy, các nhà đầu cơ có thể thao túng giá

thị trường dễ dàng hơn, dẫn đến viêc sụt giảm các nhà đầu tư bên ngoài (GUO Li &

Nghiên cứu của Laeven (1999)14 về vai trò của cấu trúc sở hữu đối với hành vi tín dụng

rủi ro tại các ngân hàng ở Đông Á và của Scher (2001)15 về sở hữu chéo tại Nhật Bản cho rằng sở hữu chéo là một trong những lý do quan trọng dẫn đến nợ xấu mang tính hệ thống

và gây đổ vỡ hệ thống tài chính tại các quốc gia châu Á và châu Mỹ Latin trong vài thời

gian qua Theo Forlin (2005) 16 về lịch sử mối quan hệ giữa sở hữu và kiểm soát doanh

nghiệp tại Đức thì mô hình sở hữu chéo, dù bộc lộ nhiều bất cập, vẫn khá thành công cho đến thập niên 1970 và được điều chỉnh giảm mạnh mối quan hệ sở hữu chéo giữa hệ thống ngân hàng và khu vực doanh nghiệp từ cuối thập niên 1980 Ngoài ra, theo

12Okumura Hiroshi [1990b] Kigyo baishu—M&A no jidai (Company buy outs in the M&A era) Tokyo: Iwanami

Shoten.

13 Xem The Cross holding of company shares: A Preliminary Legal Study of Japan and China

14 Xem Risk and Efficiency in East Asian Banks

15 Xem Bank-firm Cross-shareholding in Japan:What is it, why does it matter, is it winding down?

16 Xem The History of Corporate Ownership and Control in Germany

Trang 12

Donnato & Tiscini (2009)17 về sở hữu chéo giữa ngân hàng và các doanh nghiệp tại Ý thì

doanh nghiệp phải chịu chi phí về lãi vay cao hơn so với trường hợp không tham gia vào

sở hữu chéo

Theo nghiên cứu của Gilo và Spiedel (2000)18 thì sở hữu chéo có thể làm giảm cạnh tranh, vì các công ty có thể tạo ra các điều kiện ngầm thông đồng với nhau, tạo ra các mối quan hệ liên kết chặt chẽ, giúp tiếp cận các nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Như vậy sở hữu chéo làm giảm sự minh bạch, sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân

hàng thương mại và doanh nghiệp cũng như giảm động lực phát triển, dẫn đến những bất công nghịch lí trên thị trường do mối quan hệ chồng chéo, liên kết chặt chẽ với những

thỏa thuận ngầm

2 SỞ HỮU CHÉO CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP?

Phần nội dung tiếp theo chủ yếu dựa trên bài nghiên cứu ―Corporate Governance and

Firm Value in Japan: Evidence from 1985 to 1998‖ của Akitoshi Ito và cộng sự (2001)

2.1 Tóm tắt nội dung bài nghiên cứu

Các tác giả xem xét cơ chế quản trị doanh nghiệp tại Nhật Bản, sử dụng dữ liệu bảng về quyền sở hữu vốn và các khoản vay

Mô hình Main Bank ở Nhật

Cơ cấu quản trị doanh nghiệp tại Nhật Bản được đặt trưng bởi mô hình Main Bank Hầu hết các công ty Nhật Bản có một ―sợi dây liên kết‖ đặc biệt với một ngân hàng (gọi là Main Bank) Ngân hàng này cho công ty vay và đầu tư mua cổ phần của công ty Keiretsu (tập đoàn) ở Nhật (như Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Fuji, Daiichi Kangyo, Sanwa ) bao gồm một nhóm các ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác liên kết với một nhóm các công ty sản xuất công nghiệp bằng việc sở hữu cổ phần chéo giữa các tổ chức này với nhau

Trang 13

Quan điểm ủng hộ cho rằng cơ chế này giúp kiểm soát doanh nghiệp chặt chẽ hơn bằng

cách xem xét khả năng vững mạnh tài chính của các dự án đầu tư và hiệu quả quản lý

Quan điểm phản đối cho rằng mô hình này có xu hướng dẫn tới các quan hệ tín dụng

―không lành mạnh‖ giữa ngân hàng với các công ty trong cùng tập đoàn Từ đó, nợ xấu

sẽ rất dễ xảy ra và khó xử lý

Các biến nghiên cứu

Biến đại diện cho hiệu quả hoạt động:

(1) ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

(2) TOBINQ: Được tính bằng tỷ số giữa giá thị trường của tài sản với giá trị thay thế của tài sản R Bauer và các cộng sự đã đề xuất cách tính Tobin’s Q: giá thị trường của tài sản được tính bằng cách cộng giá sổ sách của tài sản với giá thị trường của cổ phiếu đang lưu hành, sau đó trừ đi giá sổ sách của cổ phiếu lưu hành, còn giá trị thay thế của tài sản được tính bằng giá sổ sách của tài sản

Các biến quản trị được phân thành ba loại:

(1) MAIN BANK

Main Bank được xác định là chủ nợ lớn nhất trong hầu hết các nghiên cứu trước đây

(Sheard (1989), Hoshi, Kashyap và Scharfstein (1990), Kang và Shivdasani (1997),

vay vốn ngân hàng sẽ tự động có một Main Bank Tuy nhiên, các Main Bank không chỉ

là các chủ nợ lớn nhất mà còn phải có một mối quan hệ chặt chẽ với công ty khách hàng

của mình Trong nghiên cứu của Akitoshi Ito và cộng sự (2001), Main Bank là các ngân

hàng đóng vai trò như những nhà cung cấp vốn vay lớn nhất và chiếm ít nhất 10% tổng

dư nợ vay ngân hàng của công ty Bài nghiên cứu dùng biến giả MAINBK (Công ty đó

19 Morck, R., and M Nakamura, Banks and corporate control in Japan, Journal of Finance 54 (1999), p319-39

Sheard, P., The main bank system and corporate monitoring and control in Japan, Journal of Economic Behavior

and Organization 11 (1989), p399-422 Kang, JK and A Shivdasani, Corporate restructuring during performance declines in Japan, Journal of Financial Economics 46 (1997), p29-65 Hoshi, T., A Kashyap, and D Sharfstein, The role of banks in reducing the costs of financial distree in Japan, Journal of Financial Economics 27 (1990), p67-88

Trang 14

có Main Bank hay không có) và sử dụng tỷ lệ của nợ vay từ Main Bank so với tổng tài

sản của công ty (MB/A) đo lường mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và công ty Bên cạnh đó, tổng nợ vay ngân hàng so với tổng tài sản cũng được đại diện bởi biến BOR/A (2) INTER-CORPORATE SHAREHOLDING

Cụ thể, đối với mỗi công ty, các tác giả tính toán tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty thuộc

sở hữu của các ngân hàng và các tổ chức phi tài chính và phân biệt giữa sở hữu cổ phần

một chiều và sở hữu cổ phần lẫn nhau của các ngân hàng và công ty phi tài chính Do đó,

sử dụng bốn biến sau: (i) Quyền sở hữu của các ngân hàng có cổ phiếu không thuộc sở

hữu của công ty (FIN_ONE); (ii) Quyền sở hữu của các ngân hàng có cổ phiếu cũng thuộc sở hữu của công ty (FIN_CRS); (iii) Quyền sở hữu của các tập đoàn phi tài chính

có cổ phiếu không thuộc sở hữu của công ty (COR_ONE); (iv) Quyền sở hữu của các tập đoàn phi tài chính có cổ phiếu thuộc sở hữu của công ty (COR_CRS)

(3) MANAGERIAL EQUITY OWNERSHIP

Biến này được định nghĩa là tổng cổ phần thuộc sở hữu của hội đồng quản trị (được ký

hiệu là DIR)

Bảng 2: Mô tả các biến về hiệu quả hoạt động công ty và quản trị doanh nghiệp

(Nguồn: Theo Akitoshi Ito và cộng sự, 2001)

Trang 15

2.2 Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu chỉ ra, nếu ngân hàng và các công ty nắm giữ cổ phần của nhau (sở hữu chéo giữa ngân hàng và các công ty) thì ngân hàng sẽ có những tác động tiêu cực đến giá trị

công ty tại Nhật Bản trong thập niên 1980, tuy nhiên, tác động này là không đáng kể trong những năm tiếp theo (thập niên 1990) Có nghĩa là, nếu như ngân hàng chỉ sở hữu

cổ phần của công ty (sở hữu một chiều), nó sẽ tạo động lực để ngân hàng theo dõi các

khách hàng của mình Tuy nhiên, nếu như có sở hữu chéo giữa ngân hàng và các công ty thì có thể nó sẽ tạo sự cảntrở đối với các nhà quản lý ở cả ngân hàng và công ty, ảnh

hưởng đến hiệu quả quản lý, dẫn đến mối quan hệ tiêu cực giữa quyền sở hữu ngân hàng

và giá trị công ty Tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa các ngân hàng đóng vai trò là chủ nợ

và các công ty đóng vai trò là con nợ khi xuất hiện hiện tượng sở hữu chéo giữa các tổ

chức này Mối quan hệ (tiêu cực) giữa sở hữu ngân hàng và giá trị công ty được tìm thấy

ở trên cần được xem xét khi các công ty muốn sở hữu cổ phần của ngân hàng cho vay

3 SỞ HỮU CHÉO CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THÂU TÓM, SÁP NHẬP CỦA CÔNG TY?

Phần nội dung bên dưới chủ yếu dựa trên bài nghiên cứu ―Cross-ownership, returns, and

voting in mergers‖ của Gregor Matvos và Michael Ostrovsky (2008)

3.1 Tóm tắt nội dung bài nghiên cứu

Các tác giả dùng phương pháp nghiên cứu sự kiện, xem xét lợi nhuận bất thường của các

cổ đông ứng với khung sự kiện là (+5;-5) Ngày sự kiện là ngày công bố thông tin sẽ có

thương vụ sáp nhập (mua lại) ra công chúng

Bài nghiên cứu chỉ ra hai nhóm cổ đông với quyền lợi trái ngược nhau khi công bố thông tin sẽ có hiện tượng sáp nhập (mua lại):

 Nhóm cổ đông A – cổ đông chỉ sở hữu cổ phần tại công ty mua lại – có lợi nhuận

giảm khi thông tin về thương vụ mua lại được công khai

 Nhóm cổ đông B – cổ đông có sở hữu chéo, tức là vừa sở hữu cổ phần tại công ty

mua lại, vừa sở hữu cổ phần tại công ty được mua lại – có lợi nhuận tăng khi thông tin về thương vụ mua lại được công khai

Trang 16

Tồn tại sự xung đột về lợi ích giữa hai loại cổ đông trên, cho nên phản ứng của họ là khác nhau Nhóm cổ đông B có xu hướng ủng hộ thương vụ sáp nhập (mua lại) vì nhận thấy

được những lợi ích sẽ có được từ thông tin này Đương nhiên sẽ không có sự khác biệt

trong hành vi giữa hai nhóm cổ đông này nếu thương vụ sáp nhập (mua lại) đi kèm với

lợi nhuận công bố tăng

Ngày 27/10/2003, Bank of America (BAC) công bố kế hoạch mua lại FleetBoston Financial (FBF) Trong tuần lễ sau đó, giá thị trường của BAC giảm 9 tỷ $ (122 tỷ $ xuống còn 113 tỷ $), trong khi giá thị trường của FBF lại tăng lên (33,5 tỷ $ lên 42,5 tỷ

$) 10 cổ đông lớn nhất của BAC (nắm giữ 24% cổ phần) tương ứng bị mất hơn 2 tỷ $

nhưng thương vụ sáp nhập vẫn được ủng hộ bởi các cổ đông của BAC (Gregor Matvos

thương vụ mua lại được công bố rộng rãi, thông thường lợi nhuận trung bình đối với cổ

đông của công ty mua lại thường giảm xuống, hoặc nếu có tăng cũng hiếm và ít; trong

khi lợi nhuận trung bình của công ty được mua lại thường tăng lên khá cao (Jensen and

Ruback, 1983; Jarrell, Brickley, and Netter, 1988; Morck, Shleifer, and Vishny, 1990;

Andrade, Mitchell, and Stafford, 2001; Moeller, Schlingemann, and Stulz, 2004,

ở cả hai phía – công ty mua lại và công ty được mua lại Sự bù trừ qua lại về lợi nhuận

công bố, cuối cùng vẫn giúp họ có lợi sau thương vụ này

Xem bảng minh họa dưới đây để rõ hơn về tác động tích cực của sở hữu chéo khi có

thương vụ sáp nhập 8/10 cổ đông lớn sở hữu cổ phần ở cả BAC và FBF

20 Xem Cross-ownership, returns, and voting in mergers

21 Jensen, M.C., Ruback, R.S., 1983 The market for corporate control: The scientific evidence Journal of Finance

11, 5–50 Jarrell, G.A., Brickley, J.A., Netter, J.M., 1988 The market for corporate control: The empirical evidence since 1980 Journal of Economic Perspectives 2, 49–68 Morck, R., Shleifer, A., Vishny, R.W., 1990 Do managerial objectives drive bad acquisitions? Journal of Finance 45, 31–48 Andrade, G., Mitchell, M., Stafford, E., 2001 New evidence and perspectives on mergers Journal of Economic Perspectives 15, 103–120 Moeller, S.B.,Schlingemann, F.P., Stulz, R.M., 2004 Firm size and the gains from acquisitions Journal of Financial Economics 73, 201–228

Moeller, S.B., Schlingemann, F.P., Stulz, R.M., 2005 Wealth destruction on a massive scale? A study of

acquiring-firm returns merger wave Journal of Finance 60, 757–782

Trang 17

Bảng 3: Mười cổ đông lớn nhất tại BAC và FBF

(Nguồn: Theo Gregor Matvos và Michael Ostrovsky 2008)

Thay vì mất hơn 2 tỷ $ như tính toán ban đầu vì thương vụ sáp nhập, các cổ đông lớn của BAC lại thu được khoảng 300 triệu $ Xem bảng thống kê dưới đây:

Bảng 4: Lợi nhuận của 10 cổ đông lớn nhất của BAC

(Nguồn: Theo Gregor Matvos và Michael Ostrovsky 2008)

Ngày đăng: 22/04/2016, 23:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w